Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRỰC QUAN và THỰC TIỄN LAO ĐỘNG sản XUẤT vào dạy TIẾT 2, bài ANCOL lớp 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.78 KB, 25 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông và đặc biệt sự phát triển công nghệ 4.0 trên toàn cầu đã và đang ảnh
hưởng mạnh mẽ, sâu sắc vào mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nước ta
trong đó có giáo dục THPT. Theo đó việc định hướng đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) đã đang và sẽ được Nhà nước, Bộ giáo dục và đào
tạo thực hiện nhằm phù hợp với xu thế phát triển và bắt nhịp với nền giáo
dục của thế giới. [4]
Ở nước ta hiện nay học sinh học rất nhiều nhưng chỉ được học trên lí
thuyết, sách vở, các em dành nhiều thời gian cho việc học thuộc, nhớ
nhiều nhưng lại không được gắn kiến thức đó với thực tiễn đời sống sản
xuất do vậy sinh viên tốt nghiệp bằng khá giỏi nhưng khi đi làm thì gặp
rất nhiều khó khăn. Tôi thiết nghĩ việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ
nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư
duy độc lập. Không chỉ học chỉ trong sách vở, qua tài liệu mà phải học
qua nhiều hình thức khác nhau như qua trò chơi, liên hệ tương tác, cung
ứng đám đông, học bằng dự án, trải nhiệm thực tế.
Học sinh học xong bài học trên lớp nhưng nếu được hỏi bài đó học để làm
gì? Có giúp ích gì được không? Và thực tế có gặp hay không? Có lẽ hầu
hết các em đều không trả lời hoặc rất ấp úng. Do vậy tôi thiết nghĩ việc
dạy học phải được gắn liền với thực tế sản xuất, tăng cường khả năng
thực hành giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức học vào đời sống, các
hoạt động nghiên cứu bài học cần được tự giác, giáo viên chỉ là người
định hướng, lấy học sinh làm trung tâm.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy học này ở các trường THPT
còn chưa nhiều, mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa mang tính hệ thống. Phần
lớn các trường THPT mới chỉ áp dụng việc ứng dụng CNTT vào dạy học
nhưng vẫn còn nặng lý thuyết.
Từ những phân tích trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
tăng khả năng thực hành, vận dụng vào thực tế về môn Hoá học ở THPT,


tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Sử dụng hình ảnh trực quan và thực tiễn
lao động sản xuất vào dạy tiết 2, bài ancol lớp 11- Cơ bản ”
II. Mục đích của nghiên cứu.
- Vận dụng kiến thức thực tế sản xuất vào dạy bài ancol nhằm nâng cao
chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
- Giúp học sinh có khả năng thực hành ngay sau khi học bài ancol.
- Giúp học sinh học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn, thu được kết quả cao hơn.
1


- Gây hứng thú học tập đối với bộ môn. Từ đó học sinh say mê học tập và có
kết quả học tập tốt hơn với bộ môn Hóa học.
III . Nhiệm vụ của nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo quan
điểm ứng dụng công nghệ 4.0 . [3]
- Sưu tầm & xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và các đề
thi phần ancol nhằm hỗ trợ việc đổi mới kiểm tra, đánh giá.
- Thực nghiệm sư phạm và xử lý số liệu thực nghiệm để đánh giá chất
lượng, hiệu qủa và tính khả thi của việc ứng dụng kiến thức thực tiễn hoạt
động sản xuất, kinh doanh vào dạy phần điều chế và ứng dụng ancol.
IV. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Gắn thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh vào dạy phần điều chế
và ứng dụng ancol.
Thực hiện với học sinh lớp 11B5, 11B8 và lớp đối chứng là 11B4, 11B6
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Do sự phát triển mạnh của cuộc CMCN 4.0, khi đó nhiều lĩnh vực
công nghiệp được tự động hóa thay thế con người và các yêu cầu về kỹ
năng của người lao động sẽ cao. Đòi hỏi người lao động phải không
ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đổi của

sản xuất. Với yêu cầu đó đã tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục, cần đổi
mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực.
Với giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm, đưa tình huống thực tiễn
lao động sản xuất vào bài học, đặt ra những câu hỏi bám sát nội dung bài
học và hiện tượng thực tế quan sát được, sau đó chia nhóm và yêu cầu
hoạt động nhóm để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Còn đối với học
sinh tham quan quy trình sản xuất rượu thủ công và công nghiệp, ghi chép
sổ sách, có thể tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, sự tương tác hai chiều
được thiết lập, học sinh có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học. Đây
cũng là hướng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, đào
tạo ra những con người có trình độ, có khả năng thích nghi với sự phát
triển của đất nước và trên thế giới
II. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong
khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự
thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng
được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. Chính vì vậy, câu
hỏi đặt ra không chỉ với nền giáo dục (GD) Việt Nam mà của cả thế giới
2


là làm thế nào đào tạo ra nguồn nhân lực lao động để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong bối cảnh mới của thế giới.
Hiện tại học sinh Việt Nam nhìn chung học rất giỏi nhưng hầu hết chỉ
mang tính lí thuyết, hơn nữa đề thi mang lượng kiến thức nặng nên hầu
hết thời gian các em dành cho học và học, học ở trường, ở nhà, học thêm
để đáp ứng được kiến thức cho kì thi, ít có điều kiện thực hành, học sinh
rất xa lạ với những hoạt động sản xuất ngay ở đời sống các em thường
gặp, trong sách vở các em đã từng học nhưng lại không áp dụng lý thuyết
đó vào thực tiễn được.

Học sinh trường Yên Định 2 chúng tôi cũng vậy, khi được hỏi về
những kiến thức thực tiễn đời sống thì lúng túng, khó trả lời. Do vậy tôi
thiết nghĩ cần cho các em trải nghiệm thực tế, lồng ghép hoạt động thực
tiễn sản xuất có liên quan vào bài học để tạo hứng thú học tập đối với bộ
môn . Đặc biệt học sinh sẽ có kĩ năng thực hành, nghiên cứu, đặt vấn đề và
giải quyết các vấn đề có liên quan đễn thực tiễn sản xuất.
Từ những thực trạng trên học kì II năm học 2017-2018 tôi đã thực hiện
đề tài: “ Sử dụng hình ảnh trực quan và thực tiễn lao động sản xuất
vào dạy tiết 2 bài ancol lớp 11- Cơ bản” khi dạy tiết 2 bài ancol trên lớp
11B5, 11B8. Song song với việc thực hiện đề tài ở 11B 5, 11B8 tôi đã dùng
lớp 11B4 , 11B6 làm lớp đối chứng. Việc thực hiện đề tài đã cho tôi kết quả
thực sự khả quan.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề:
1. Tiến hành soạn giáo dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng:
BÀI 40 : ANCOL (tiết 2)
1.1. Mục tiêu bài học:
1.1. 1. Kiến thức:
Nêu được:
- Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm – OH ( thế H, thế nhóm –OH),
phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete; phản ứng oxi hoá ancol bậc
I, II thành anđehit, xeton; phản ứng cháy.
- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều
chế glixerol.
- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với
Cu(OH)2)
- Quy trình SX ancol etylic bằng phương pháp thủ công và trong công
nghiệp .
- Ứng dụng của etanol.
1.1.2. Kĩ năng:
3



- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và
glixerol.
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá
học.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
1.1.3. Về tình cảm thái độ.
- Yêu thích môn học, thêm tinh thần ham học hỏi về hợp chất hữu cơ.
1.2. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của GV và HS
GV: Cho học sinh thăm quan cơ sở sản xuất rượu etylic. Video về cơ sở
SX ancol etylic trong công nghiệp. Chia hs lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu
học sinh tìm hiểu trước quy trình sản xuất ancol etylic, sổ để ghi chép
cách làm, chuẩn bị tài liệu, tranh ảnh, mô phỏng, các thí nghiệm có liên
quan; hóa chất (C2H5OH, Na, C3H5(OH)3, NaOH, CuO, H2SO4 đđ, nước
Br2 đèn cồn và các dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm)
HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học và tìm hiểu trước quy trình sản
xuất ancol etylic bằng phương pháp thủ công
1.3. Phương pháp chủ yếu:
Đàm thoại – gợi mở- trực quan- đặt vấn đề
1.4. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật đồ dùng tư duy, tận dụng kiến thức cũ, khăn phủ bàn, kĩ thuật
tia chớp.
1.5. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.5.1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:
1.5.2. Kiểm tra bài cũ: Viết tất cả các đồng phân ancol có thể có ứng với
CTPT C4H10O? Gọi tên thay thế ?
(1 học sinh lên bảng)

1.5.3. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm thực tế
- Giáo viên cho học sinh quan sát video quy trình sản xuất ancol etylic
trong công nghiệp hiện đại nhất từ tinh bột.
- Xem hình ảnh thực tiễn:
+ Một số hình ảnh được ghi lại trong quá trình sản xuất ancol etylic bằng
phương pháp thủ công.

4


[4]
1. Mục đích hoạt động.
- Học sinh được quan sát quy trình sản xuất ancol thủ công và công
nghiệp cơ bản đều theo những bước giống nhau, tầm quan trọng của ancol
etylic đối với đời sống nhằm tao sự hứng thú học tập cho học sinh.
- Học sinh nêu được quy trình sản xuất ancol
- Nêu được các chất tạo thành sau mỗi quá trình
- Quy trình sản xuất rượu vang
2. Nội dung hoạt động.
- Học sinh quan sát video, xem thực tế trải nghiệm, tranh ảnh, .....Nguồn
nguyên liệu là gì?
- Sản xuất như thế nào? Dùng để làm gì?
- Tầm quan trọng của ancol mà em biết.
- Viết được sơ đồ biến đổi chất hóa học.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động.
- Hs hoạt động nhóm: mỗi nhóm mô tả từng công đoạn?
- Nêu sản phẩm chính thu được ở mỗi công đoạn.
- Viết được các phản ứng hóa học
4. Sản phẩm học tập.

- HS nêu được quy trình sản xuất ancol thủ công và công nghiệp cơ bản:
nấu cơm- để nguội , trộn đều men-ủ kín trong thời gian 20 – 24 tiếng,
ngâm nước 2 ngày , cuối cùng đem nấu chưng cất thu được ancol
- Tầm quan trọng của ancol etylic đối với đời sống nhằm tao sự hứng thú
học tập cho học sinh.
- Viết được sơ đồ biến đổi:
enzim
O , xt ,t
(C6H10O5)n  H 
  C6H12O6    C2H5OH
- Viết phân tích được đặc điểm cấu tạo của ancol nói chung và ancol
etylic nói riêng
Nghiên cứu kiến thức mới:
Hoạt động 2: IV. Tính chất hóa học của ancol
2

o

5


[4]
1. Mục đích hoạt động.
- Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo trong phân tử có liên kết C-OH, OH là những liên kết phân cực, đặc biệt là liên kết O-H
- Nêu được những liên kết dễ đứt khi tham gia phản ứng hóa học, dự đoán
được các phản ứng có thể xảy ra trong ancol.
- Luyện kĩ năng thực hành cho học sinh qua 2 thí nghiệm : ancol tác dụng
với Na; ancol etylic, glixerol tác dụng với đồng (II) hiđroxit.
- Học sinh nêu được hiện tượng thí nghiệm, giải thích hiện tượng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.

- Biết cách phân biệt ancol đa chức có 2 nhóm -OH liên tiếp với ancol
đơn chức.
- Luyện kĩ năng thực hành cho học sinh qua thí nghiệm : Tách nước của
ancol, đốt cháy cồn.
- Học sinh nêu được hiện tượng thí nghiệm, giải thích hiện tượng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. Khái quát
phản ứng chung?
- Biết ancol nào tách nước, sản phẩm thu được là gì? Điều kiện xảy ra
phản ứng? Hướng ưu tiên tách?
- Khi đốt cháy cồn thì sản phẩm thu được sẽ là gì? So sánh số mol của sản
phẩm từ đó suy ra công thức tính nhanh ancol no đơn chức dựa vào sản
phẩm cháy.
2. Nội dung hoạt động.
Nhóm 1:
-Học sinh quan sát được mô hình đặc và rỗng của phân tử ancol etylic
bằng hình ảnh, từ đó nêu được tính chất hóa học của ancol
- Học sinh làm thí nghiệm ancol etylic tác dụng với Na, quan sát và giải
thích hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.

6


- Học sinh làm thí nghiệm ancol etylic, glixerol tác dụng với Cu(OH) 2,
quan sát, giải thích hiện tượng. Viết phương trình phản ứng. Nêu cách
phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có 2 nhóm OH liền kề.
Nhóm 2:
-Nghiên cứu phản ứng với axit vô cơ, phản ứng với ancol . Hiểu được bản
chất liên kết C-OH bị đứt khi tham gia phản ứng. Viết phương trình phản
ứng hóa học
Nhóm 3:

- Làm thí nghiệm : Tách nước của ancol và sục sản phẩm vào dung dịch
Br2, quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm và giải thích. Ứng dụng của phản
ứng.
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm? phản ứng
chung?
- Tìm hiểu sản phẩm sinh ra từ phản ứng tách nước của ancol metylic ở
cùng điều kiện.
- Giáo viên lấy ví dụ về ancol butilic, học sinh dự kiến được các sản phẩm
tạo ra từ đó hoàn thành phản ứng.
- Hoạt động nhóm để tìm ra sản phẩm chính, từ đó rút ra quy tắc tách Zaixep
Nhóm 4:
- Làm thí nghiệm : CuO + C2H5OH, quan sát, viết phương trình hóa học.
- Nghiên cứu tiếp về ancol bậc 2,3 khi bị oxi hóa.
- Khi đốt cháy cồn thì sản phẩm thu được là CO 2 và H2O. So sánh số mol
của sản phẩm từ đó suy ra công thức tính nhanh ancol no đơn chức dựa
vào sản phẩm cháy.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động.
- Giáo viên chia tập thể lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm quan sát hình ảnh về phân tử ancol etylic.
- Tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa, làm thí nghiệm đã được chuẩn bị
theo sự phân công từng nhóm.
- Quan sát, ghi chép hiện tượng thí nghiệm
- Tiến hành thảo luận nhóm: để tìm ra nội dung của hoạt động.
- Giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm và hỗ trợ kịp thời khi cần
thiết
- Sau 10 phút các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại sẽ theo dõi kết quả thí nghiệm và nội dung nhóm đang
trình bày

7



- Giáo viên sẽ tổng kết lại kiến thức các em đã tìm được và bổ sung kiến
thức còn thiếu hoặc lỗi.
4. Sản phẩm học tập.
Nhóm 1:
Học sinh nêu được những liên kết dễ đứt khi tham gia phản ứng hóa
học đó là liên kết O-H và C-OH, do đó ancol có phản ứng đặc trưng: thế
H của nhóm OH, thế nhóm OH, phản ứng tách nước.
- Học sinh nghiên cứu trước bài học nên các thành viên trong nhóm bổ
sung thêm phản ứng oxi hóa.
- Nêu hiện tượng:
Thí nghiệm 1: Có khí không màu thoát ra, giải thích hiện tượng thí
nghiệm. Viết được các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm và
phản ứng với ancol, với axit.
- Biết được bản chất liên kết O-H bị đứt khi tham gia phản ứng
- Ancol có trung tâm pư là nhóm -OH → có các loại pư là: thế ngtử H
của nhóm -OH, thế nhóm OH, tách nhóm –OH.
- Nhận xét được tỉ lệ số mol của ancol giúp suy ra số lượng nhóm chức
OH
Thí nghiệm 2: ancol etylic: không làm tan Cu(OH)2; glixerol hòa tan
Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, giải thích hiện tượng. Viết phương
trình phản ứng. Nêu được cách phân biệt ancol đơn chức với ancol đa
chức có 2 nhóm OH liền kề.
1. Phản ứng thế H của nhóm –OH [2]
a. Pư chung của ancol
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2 H2
CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + 1/2 Na
CH2 - CH2
OH


CH2 - CH2

OH + 2Na → ONa ONa + H
2

Tổng quát: R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2 H2
b.Tính chất đặc trưng của glixerol ( và các ancol có 2 nhóm -OH liên tiếp)
Glixerol hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức chất tan, màu xanh da trời
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Vận dụng: Phân biệt ancol etylic với glixerol bằng Cu(OH)2
Nhóm 2:
-Nghiên cứu phản ứng với axit vô cơ, phản ứng với ancol . Hiểu được bản
chất liên kết C-OH bị đứt khi tham gia phản ứng. Viết phương trình phản
ứng hóa học.
8


- Biết cách viết công thức của các ête khác nhau khi cho các ancol khác
nhau phản ứng với nhau.
2. Phản ứng thế nhóm OH[1]
a. Pư với axit vô cơ
C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O
Tổng quát: R - OH + HA → R-A + H2O
b. Pư với ancol
C2H5-OH + HO-C2H5  HSOd ,140C  C2H5OC2H5 + H2O
CH3-O-H + H-O-C2H5  HSOd ,140C  CH3OCH3 + C2H5OCH3 +
C2H5OC2H5 + H2O
2


2

o

4

4

o

n( n  1)
ete được tạo thành.
2

Lưu ý: Khi tách nước của n ancol có

Nhóm 3:
- Tách nước của ancol và sục sản phẩm vào dung dịch Br 2 : Khí thoát ra
làm mất màu dung dịch Br2
- Biết phản ứng dùng điều chế etilen.
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm? phản ứng
chung?
- Tìm hiểu sản phẩm sinh ra từ phản ứng tách nước của ancol metylic ở
cùng điều kiện.
3. Phản ứng tách nước tạo anken[1]
H SO d ,170 C
C2H5OH  
    CH2 = CH2 + H2O
2


OH

4

o

H2SO4

CH3 - CH - CH3 170oC CH2 = CH - CH3 +H2O

CH3-CH2-CH(OH)-CH3

CH3-CH=CH-CH3 +
CH3-CH2-CH=CH2 + H2O
Spc
spp
- Quy tắc tách Zai-xep nhóm OH bị tách cùng ngtử H ở ngtử C có bậc cao
hơn tạo sp chính
H SO d ,170 C
Riêng CH3OH:
2CH3-O-H  
    CH3-O-CH3 + H2O
Nhóm 4:
- Làm thí nghiệm : CuO + C2H5OH, quan sát, viết phương trình hóa học.
- Nghiên cứu tiếp về ancol bậc 2,3 khi bị oxi hóa.
o

H 2 SO4 d ,170 C

  


2

4

o

9


- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm và phản
ứng dạng tổng quát chung, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn và phản
ứng oxi hóa hoàn toàn
- Khi đốt cháy cồn thì sản phẩm thu được nCO2 < nH2O, từ đó suy ra
công thức tính nhanh ancol no đơn chức dựa vào sản phẩm cháy.
4. Phản ứng oxh[1]
a. Phản ứng oxh không hoàn toàn
Ancol bậc 1 (R - CH2 - OH) + CuO t  anđehit (R - CHO) + Cu + H2O
Vd: CH3-CH2-OH + CuO t  CH3-CHO + Cu + H2O
Ancol bậc 2: R-C(R1)H-OH + CuO t  xeton (R-CO-R1) + Cu + H2O
Vd: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO t  CH3-CO- CH3 + Cu + H2O
Ancol bậc 3 khó bị oxh, khi bị oxi hóa cho xeton và axit
o

o

o

o


b. Pư cháy :CnH2n+1OH+

3n
o
O2 t  nCO2+(n+1)H2O
2

(tỏa nhiều nhiệt: dùng để sát trùng dụng cụ y tế, làm nhiên liệu...)
- Từ phản ứng cháy học sinh nhận xét về số mol của CO2 và H2O.
- Viết được công thức tính nhanh xác định ancol no, đơn chức:
Số nguyên tử C = nCO2/ (nH2O-nCO2)
Hoạt động 3: V. Điều chế và ứng dụng
1. Mục đích hoạt động.
- Học sinh nêu được điều chế ancol etylic, nguyên liệu điều chế, điều kiện
phản ứng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng tổng quát chung.
- Học sinh nêu được điều chế glixerol, nguyên liệu điều chế, điều kiện
phản ứng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra.
- Ngoài phương pháp này còn có phương pháp khác điều chế glixerol
- Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
10


- Các bước thực hiện trong quá trình sản xuất, biết tạp chất có thể có.
- Nồng độ cho phép của tạp chất, rượu sản xuất được kiểm nghiệm có độ
tạp chất là bao nhiêu
- Viết phương trình phản ứng.
- Nêu được những ứng dụng của ancol.
2. Nội dung hoạt động.

Nhóm 1:
- Học sinh nêu được điều chế ancol etylic bằng phương pháp tổng hợp,
nguyên liệu điều chế, điều kiện phản ứng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng tổng quát chung.
- Học sinh nêu được điều chế glixerol, nguyên liệu điều chế, điều kiện
phản ứng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra.
- Ngoài phương pháp này còn có phương pháp khác điều chế glixerol, nêu
phương pháp đó
Nhóm 2:
- Nguyên liệu sản xuất ancol etylic sạch trong công nghiệp bằng dây
chuyền hiện đại nhất Việt Nam .
- Các bước thực hiện trong quá trình sản xuất, biết tạp chất có thể có.
- Nồng độ cho phép của tạp chất, rượu sản xuất được kiểm nghiệm có độ
tạp chất là bao nhiêu?
- Mô tả cơ bản những điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất ancol.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Nhóm 3:
- Nguyên liệu sản xuất ancol etylic bằng phương pháp thủ công.
- Các bước thực hiện trong quá trình sản xuất.
- Mô tả cơ bản những điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất ancol.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Nhóm 4: [1]

11


- Quan sát hình ảnh, tranh để nêu ứng dụng của ancol.
- Cho ví dụ thực tế đã gặp.
- Cách tính độ rượu, ứng dụng của rượu ở những nồng độ khác nhau.

3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động.
- Giáo viên chia tập thể lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm quan sát lại video.
- Tiến hành thảo luận nhóm: để tìm ra nội dung của hoạt động.
- Giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm và hỗ trợ kịp thời khi cần
thiết
- Sau 7 phút các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại sẽ theo dõi kết quả thí nghiệm và nội dung nhóm đang
trình bày
- Giáo viên sẽ tổng kết lại kiến thức các em đã tìm được và bổ sung kiến
thức còn thiếu hoặc lỗi.
4. Sản phẩm học tập.
Nhóm 1:
- Học sinh nêu được điều chế ancol etylic bằng phương pháp tổng hợp,
nguyên liệu điều chế, điều kiện phản ứng.
- Viết được các phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng tổng quát chung.
- Học sinh nêu được điều chế glixerol, nguyên liệu điều chế, điều kiện
phản ứng.Viết được các phương trình phản ứng xảy ra.
- Ngoài phương pháp này, glixerol còn được điều chế từ phản ứng thủy
phân chất béo.
12


V. Điều chế
1. Phương pháp tổng hợp
H SO d , t C

  ancol
Anken + H2O  
H SO d , t C

C2H4 + H2O      C2H5OH
Dẫn xuất hal + NaOH
C2H5Cl + NaOH t  C2H5OH + NaCl
●Tổng hợp glixerol
2

2

4

o

4

o

o

CH2 = CH - CH3

+Cl2
500oC

CH2 = CH - CH2Cl

CH2 - CH - CH2 +NaOH CH2 - CH - CH2
OH OH
OH
glixerol


Cl

OH Cl

+Cl2 + H2O

[1]

Nhóm 2:
- Nguyên liệu sản xuất ancol etylic sạch trong công nghiệp bằng dây
chuyền hiện đại nhất Việt Nam .
- Các bước thực hiện trong quá trình sản xuất rất nghiêm ngặt, sạch sẽ,
hoạt động trên dây chuyền hoàn toàn tự động, ít sử dụng sức lao động
- Rượu thô được lọc qua 7 tầng, rượu nguyên liệu có nồng độ lên đến 960
- Nồng độ cho phép của tạp chất dưới 100mg/l , rượu sản xuất được kiểm
nghiệm có độ tạp chất là 3mg/l
- Mô tả cơ bản những điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất ancol.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Phương pháp sinh hóa
enzim
O , xt ,t
(C6H10O5)n  H 
C2H5OH
  C6H12O6   
Nhóm 3:
- Nguyên liệu sản xuất ancol etylic bằng phương pháp thủ công.
- Các bước thực hiện trong quá trình sản xuất.
- Mô tả cơ bản những điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất ancol.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Phương pháp sinh hóa

enzim
O , xt ,t
(C6H10O5)n  H 
C2H5OH [1]
  C6H12O6   
- Học sinh biết cách nấu rượu thành phẩm
Nhóm 4:
- Quan sát hình ảnh, tranh để nêu được ứng dụng của ancol.
- Cho ví dụ thực tế đã gặp.
- D0 = Vrượunc / Vdd rượu
- 100 dùng làm rượu uống, sản xuất giấm ăn,.....
Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập
2

2

o

o

13


1.Mục đích hoạt động.
Củng cố, rèn luyện các kỹ năng thực hành, thí nghiệm. Tính chất hóa
học, ứng dụng và điều chế ancol trong công nghiệp và trong đời sống.
2. Nội dung hoạt động.
HS giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm sách giáo khoa
3. Kĩ thuật tổ chức dạy học
Giáo viên ra nhiệm vụ tổng hợp, bao trùm 1 số nội dung trọng tâm của cả

4 nhóm để củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời có thể kiểm tra mức
độ nắm bắt bài học của các nhóm, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của
bài học.
Giáo viên kết luận các nội dung chính của bài học, những kiến thức, kỹ
năng, thái độ học sinh cần đạt được qua các bài học
Yêu cầu học sinh thảo luận, trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung
4. Sản phẩm học tập
Học sinh giải quyết các bài tập sách giáo khoa. Nắm vững nội dung về
ancol
Hoạt động 5: Vận dụng và mở rộng kiến thức
1. Mục đích :
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huỗng
thực tiễn như: làm xăng sinh học, đồ uống, dung môi…..
Etanol - Dược phẩm và thuốc độc
Etanol có tác động đến thần kinh trung ương. Tác dụng của nó ( khi
uống) giống như chất gây tê thần kinh.
Khi hàm lượng etanol trong máu là 0,1 – 0,3 % thì khả năng phối hợp
các khả năng của con người bị ảnh hưởng gây nên sự mất thăng bằng, nói
líu nhíu và hay quên.
Khi hàm lượng etanol trong máu cao lên 0,3 – 0,4 % sẽ có hiện tượng
nôn và mất tỉnh táo.
Nếu hàm lượng này đến 0,6 % thì sự điều hòa của tim bị ảnh hưởng có
thể dẫn đến tử vong.
Trong cơ thể người, etanol được hấp thu ở đại tràng và trong ruột non
sau đó đến nhanh các cơ quan nội tạng, trong dạ dày etanol kích thích quá
trình sinh ra axit, gây đau dạ dày.
Trong cơ thể người nghiện rượu, etanol gây nên sự phá hủy gan do gan
là nơi trao đổi etanol nhiều nhất và etanol làm hỏng quá trình trao đổi
chất.
Metanol, axeton… là thủ phạm?

TS Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học hình
14


sự, Giám đốc Trung tâm tư vấn giám định dân sự phân tích: “Nhiều khả
năng xăng dầu bị pha chất axeton, metanol. Đây là những phụ gia phản
ứng rất mạnh, hòa tan tốt trong xăng, rất dễ cháy. Khi pha các phụ gia
này gây ra các tác dụng: làm cho dây dẫn và những kim loại giãn ra, hở
ra ăn mòn nên hở nhiên liệu, nhiệt độ đến một ngưỡng đủ nó sẽ phát nổ.
12 hãng ô tô lớn trên thế giới đã khuyến cáo không nên pha metanol vào
nhiên liệu xăng”. [3]
TS Hùng còn lập luận: Trung Quốc, một trong những nước sản xuất
methanol nhiều nhất thế giới, sát Việt Nam nên giá methanol rất rẻ chỉ có
9.000-10.000 đồng/lít. Pha phụ gia rẻ tiền, tiết kiệm, bán lãi hơn, đó là lý
do những người bán hàng đã pha phụ gia vào xăng.
- Học sinh có thể thực hành nấu rượu
- Làm các dạng bài tập có liên quan.
VD 1. Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO 2 và 3,6
gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5OH
B. CH3OH
C. C3H5OH
D. C3H7OH
VD 2. Đốt cháy hoàn toàn 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng thu được 4,48lít CO 2(đktc) và 4,95 gam H2O. Công thức phân
tử của 2 ancol là:
A.C2H5OH và C3H7OH
B. C3H7OH và C4H9OH
C. CH3OH và C2H5OH
D. C3H5OH và C4H7OH

2. Nội dung hoạt động
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi liên quan đến thực tế như:
+ Uống rượu nhiều có ảnh như thế nào?
+ Em và gia đình có thường dùng đến ancol etylic không? Làm gì?
+ Tại sao khi uống rượu hay bị ngộ độc.
+ Tại sao xe máy, ô tô bị bốc cháy.
- Giao cho học sinh thực hành và mang sản phẩm sau 3 ngày
- Giáo viên đưa ra bài tập có liên quan
3. Kỹ thuật tổ chứ choạt động
Giáo viên giao cho HS làm việc cá nhân, ngoài giờ lên lớp, có thể trao
đổi với giáo viên thông qua điện thoại, email…Học sinh có thể tìm hiểu
thực tế cuộc sống
4. Sản phẩm học tập
Có thể yêu cầu học sinh giải quyết các nhiệm vụ trong tiết luyện tập
2. Hình thức đánh giá giờ dạy.
- Xin ý kiến nhận xét, đánh giá giờ dạy sử dụng hình ảnh trực quan và
thực tiễn lao động sản xuất vào bài dạy.
15


- Đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh sau mỗi giờ dạy
thực nghiệm bằng bài tập kiểm tra kiến thức (bài tập kiểm tra kiến thức
được chúng tôi xây dựng bằng các bài tập TNKQ với số lượng phong
phú, đa dạng rất sát với nội dung lý thuyết của giờ học).
- Đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh sau tất cả các giờ
dạy thực nghiệm bằng các bài kiểm tra với hình thức kiểm tra trắc nghiệm
45 phút (trên giấy ).
Ở mỗi lớp này, tôi đã:
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về số lượng
học sinh, trình độ nhận thức, đồng đều về thời gian và nội dung bài dạy.

Lớp sử dụng hình ảnh trực quan và thực tiễn lao động sản xuất vào bài
dạy, lớp đối chứng dạy theo giáo án thông thường.
* Đối với giáo viên dự giờ, xin ý kiến góp ý riêng và sau mỗi tiết dạy tôi
phát
* Đối với học sinh, sau mỗi tiết học phát bài kiểm tra nhanh dạng trắc
nghiệm ( khoảng 5 phút), nhằm đánh giá kiến thức sau mỗi bài học.
C. KẾT QUẢ THỰC NGIỆM
I. Đối với giáo viên dự giờ.
1. Ý kiến của giáo viên:
Tôi đã dạy hai lớp mỗi lớp 1 tiết với 10 lượt GV dự giờ, đánh giá giờ dạy
thực nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan và thực tiễn lao động sản xuất
vào bài dạy ở hai lớp 11B5 và 11B8 . Hầu hết giáo viên đều cho rằng:
1) Bài dạy logic, chặt chẽ, có hệ thống, đảm bảo tính khoa học và tính
thực tiễn, ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng.
2) Bài dạy thể hiện được đầy đủ nội dung và khắc họa được kiến thức
trọng tâm, khá phong phú, rất sinh động, liên hệ thực tiễn nhiều, học sinh
hiểu được bản chất và các hiện tượng thực tiễn.
3) Giờ học sử dụng hình ảnh trực quan và thực tiễn lao động sản xuất vào
bài dạy đã làm giờ học trở nên đa dạng, sinh động và hấp dẫn hơn rất
nhiều, học sinh rất tích cực trao đổi, thảo luận và rất hứng thú học tập,
giáo viên dành được nhiều thời gian điều khiển hoạt động nhận thức của
học sinh, do đó chất lượng giờ học được nâng cao.
4) Khi sử dụng hình ảnh trực quan và thực tiễn lao động sản xuất vào bài
dạy, kết hợp với phương pháp dạy học tích cực thì thu được hiệu quả cao
hơn rất nhiều, càng làm tăng thêm tính sinh động của giờ học.
5) Những vướng mắc trong việc thực hiện giờ dạy là:
- Giáo viên mất nhiều thời gian trong việc tìm tư liệu hình ảnh, video
- Các trang thiết bị trợ giúp cho tiết dạy học còn thiếu thốn.
16



- Tính tự giác của một số học sinh còn kém.
- Thời gian cho tiết học có thể bị kéo dài hơn quy định.
- Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế là việc khó khăn nhất khi áp
dụng bài giảng này.
Đề xuất: Các trường THPT cần trang bị tất cả các phòng học đa năng,
nối mạng internet, công nghệ thông tin và truyền thông. Trang thiết bị và
hóa chất cần được bổ sung thường xuyên. Tổng hợp tư liệu được thực
hiện đồng đều ở các giáo viên và bổ sung cho nhau.
2. Kết quả điều tra thông qua phiếu.
Phiếu số 1.(Phiếu dành cho giáo viên)
a) - Sử lí số liệu: Thu số phiếu của mỗi giáo viên đã dự giờ và thống kê, ta
thu được 10 phiếu cho kết quả ở bảng sau:
Bảng 1. Kết quả câu 1
Sự cần thiết sử dụng hình ảnh trực quan
Số lượt GV Tỷ lệ %
và thực tiễn lao động sản xuất vào bài dạy
Rất cần thiết
3
30%
Cần thiết
5
50
Chưa cần thiết
2
20%
Bảng 2. Kết quả câu 2
Đồng ý
Không đồng ý
Đánh giá giờ học sử dụng hình ảnh

Số
lượt
trực quan và thực tiễn lao động sản Số
%
lượt
%
GV
xuất vào bài dạy
GV
Giúp HS tích cực nhận thức hơn
9
90
1
10
Kích tích hứng thú học tập của HS
8
80
2
20
Truyền đạt được nhiều kiến thức hơn
9
90
1
10
Giờ học sinh động hơn, hấp dẫn hơn
9
90
1
10
HS dễ hiểu bài và tiếp thu bài nhanh

8
80
2
20
Chất lượng giờ học được nâng cao
7
70
3
30
3. Nhận xét: Qua kết quả trên ta thấy rằng việc sử dụng hình ảnh trực
quan và thực tiễn lao động sản xuất vào bài dạy là cần thiết, và nó mang
lại kết cao trong việc dạy học, góp phần đổi mới dạy học hiện nay. Qua
câu hỏi 2 ta thấy % giáo viên đánh giá giờ dạy hiệu quả, học sinh tích cực
dễ hiểu khoảng 90%.
II. Đối với học sinh:
1. Thông qua phiếu số 2.
a) Sử lí số liệu:

17


- Sau những tiết dạy, tôi tiến hành lấy ý kiến của học sinh ở hai lớp thực
nghiệm là lớp 11B5 và lớp 11B8, với tổng số 80 phiếu thu được kết quả
như sau:
Bảng 3. Kết quả câu 1
Ý kiến HS về giờ học có sử dụng hình
ảnh trực quan và thực tiễn lao động Số HS
Tỷ lệ %
sản xuất vào bài dạy
Rất thích

67
83,75
Bình thường
11
13,75
Không thích
2
2,5
Bảng 4. Kết quả câu 2
Đánh giá việc dạy học
Số HS
Tỷ lệ %
Khó tiếp thu
2
2,5
Bình thường
12
15
Dễ tiếp thu
40
50
Rất dễ tiếp thu
26
32,5
Bảng 5. Kết quả câu 3
Số học sinh có thể thực hành sau bài học
Số HS
Tỷ lệ %
Thực hành tốt
28/80

35,0
Thực hành được
37/80
46,25
Thực hành nhưng không tự tin
8/80
10,0
Không thực hành được
7/80
8,75
Bảng 6. Kết quả câu 4
Sự cần thiết phải sử dụng hình ảnh trực quan
Số HS
Tỷ lệ %
và thực tiễn lao động sản xuất vào bài dạy
Rất cần thiết
37
46,25
Cần thiết
40
50,0
Chưa cần thiết
3
3,75
b) Nhận xét. Qua câu hỏi số 1, ta thấy 83,75% học sinh rất thích giờ
giảng.
Qua câu hỏi 2, dễ và rất dễ tiếp thu trên 80%;
Câu 3 trên 80% là thực hành được sau bài học.
Qua câu hỏi 4 gần 50% là rất cần thiết sử dụng hình ảnh trực quan và liên
hệ thực tế.

Cho thấy : sau bài học các em đã nhận thức được ý nghĩa của việc học
môn Hóa học
2. Thông qua kết quả kiểm tra ngắn.

18


a) Kết quả điểm kiểm tra ngắn. Các lớp thực nghiệm(TN) (11B 5, 11B8)
và các lớp đối chứng (ĐC) (11B 4, 11B6) các giờ dạy được thống kê theo
bảng sau:
Bảng 7. Kết qủa điểm kiểm tra bài ancol
Điểm
0–4
5–6
7–8
9 – 10

số
Phương ĐC
TN ĐC
TN ĐC
TN
ĐC TN
ĐC TN
án
Số HS
6
2
38
13

38
54
2
11
84
80
Tỷ lệ % 7,2
2,5 45,2 16,3 45,2 67,5 2,4 13,7 100 100
b) Nhận xét: Qua các bài kiểm tra ngắn ta thấy rằng, điểm thi của HS ở
các lớp TN (11B5, 11B8) cao hơn hẳn so với các lớp ĐC (11B 4, 11B6). Cụ
thể HS giỏi lớp TN(13,7%) trong khi đó lớp ĐC (2,4%), HS khá lớp
TN(67,5%) lớp ĐC( 45,2%), điểm thi lớp thực nghiệm có % HS đạt điểm
khá và giỏi cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, còn % HS đạt điểm trung
bình và yếu thì kém hơn hẳn so với lớp đối chứng. Qua đó chứng tỏ bài
giảng đã nâng cao được chất lượng giáo dục.
3. Thông qua bài kiểm tra 45’.
a) Kết quả.
Bảng 9. Kết qủa điểm kiểm tra 45’
Điểm
0–4
5–6
7–8
9 – 10

số
Phương ĐC TN ĐC TN
ĐC TN
ĐC TN
ĐC TN
án

Số HS
6
1
38
13
38
55
2
11
84 80
Tỷ lệ 7,2 1,3 45, 16,3 45,2 68,7 2,4 13,7 100 100
%
2
b) Nhận xét: Qua kết kiểm tra 45’, ta thấy HS ở lớp TN là bài tốt hơn
ở lớp ĐC cụ thể, lớp TN có 82,4% HS khá giỏi, còn lớp ĐC chỉ có 47,6%
HS Qua đó chứng tỏ bài giảng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
D. KẾT LUẬN.
Vậy thông qua đề tài này tôi muốn khẳng vai trò của việc sử dụng hình
ảnh trực quan nói chung và việc gắn thực tiễn lao động sản xuất vào bài
dạy nói riêng, để ứng dụng trong dạy học là rất cần thiết. Và nó mang lại
hiệu quả cao trong giáo dục, góp phần phát triển ngành giáo dục nước
nhà.
Thuận lợi của đề tài là đã mang lại hiệu cao trong giáo dục tuy nhiên
để áp dụng được thì phải có phòng máy, máy chiếu, GV phải đầu tư
19


nhiều việc soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, đặc biệt nếu có thể thì cần cho
học sinh tham quan thực tế về lao động sản xuất. GV phải áp dụng linh
hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế trong việc sử dụng bài giảng, không

xem bài giảng như là công cụ hữu hiệu giúp GV hoàn thành mục tiêu giáo
dục của mình.
E. ĐỀ NGHỊ
Do thời gian có hạn nên ở đây tôi mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp,
hi vọng trong thời gian tới tôi có thể nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn với
số lượng học sinh nhiều hơn và các bài học khác của chương trình THPT,
chứ không dừng lại ở bài ancol.
Để thuận lợi cho việc thực hiện đề tài, thì các trường phải có máy
chiếu, phòng chức năng, kết nối internet, điều kiện và thời gian tham quan
thực tế. Mở rộng ra có thể áp dụng cho các môn học khác và các lớp học
khác ở cả những bậc học khác như THCS, tiểu học , đặc biệt là ở đại
học… Vì vậy mỗi trường phải có chiến lược phát triển riêng cho mình, rất
mong các trường, các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa đến việc đầu
tư trang thiết bị, phương tiện dạy học, điều kiện kinh tế.
Yên định, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Người viết bài.

Mai Thị Hợi

* Tài liệu tham khảo.
[1]. Sách giáo khoa hóa 11 – chương trình chuẩn
[2]. Sách giáo khoa hóa 11 nâng cao
[3]. Tài liệu trên internet
[4]. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH - STEM của Bộ giáo dục và đào tạo
năm 2018
[5]. Chuẩn kiến thức kĩ năng.
20


* Các từ viết tắt trong bài:

THPT: Trung học phổ thông
PPDH: Phương pháp dạy học
GV: Giáo viên ; HS: Học sinh
ĐC: đối chứng; TN: Thực nghiệm
CMCN: Cách mạng công nhiệp.

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU. ...................................................................................................
1
I. Lí do chọn đề tài............................................................................................
1
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................
1
III.Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................
2
21


IV. Giới hạn của đề tài.......................................................................................
2
B. NỘI DUNG..................................................................................................
2
I. Cơ sở lí luận...................................................................................................
2
II. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................
2
III. Giải pháp giải quyết vấn đề.........................................................................
3
1. Tiến hành soạn giáo án dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng.............................
3

1.1 Mục tiêu bài học..........................................................................................
3
1.2 Chuẩn bị......................................................................................................
4
1.3 Phương pháp chủ yếu..................................................................................
4
1.4 Kĩ thuật dạy học..........................................................................................
4
2 Hình thức đánh giá giờ dạy .........................................................................
16
C. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.....................................................................
16
I. Đối với GV dự giờ.........................................................................................
16
1. Ý kiến của GV...............................................................................................
16
2. Kết quả điều tra thông qua phiếu...................................................................
17
3. Nhận xét........................................................................................................
18
II. Đối với HS....................................................................................................
18
1. Thông qua phiếu số 2....................................................................................
18
2. Thông qua kết quả kiểm tra ngắn..................................................................
19
22


3. Thông qua kiểm tra 45’.................................................................................

19
D. KẾT LUẬN.................................................................................................
20
E. ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................
20
* Tài liệu tham khảo..........................................................................................
21
Mục lục .............................................................................................................
22

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh đi kèm trong quá trình giảng dạy:
Quy trình sản xuất ancol etylic đi từ bột sắn:

23


Dây chuyền sản xuất rượu vang:

Dây chuyền sản xuất rượu trắng:
24


25


×