Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.35 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 THPT

Người thực hiện: Tạ Thu Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.1.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 THPT
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM THỰC NGHIỆM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.2.1. Thực trạng về chương trình


2.2.2.Thực trạng về giáo viên
2.2.3. Thực trạng về học sinh
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Thời gian thực hiện:
2.3.2. Cách tổ chức thực hiện
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ
NHÀ TRƯỜNG
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với đồng nghiệp
2.4.4. Đối với nhà trường
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Những việc đã hoàn thành của đề tài
3.2. Hướng phát triển của đề tài
3.3. Một số kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang
1
1
1
1
2
3
3
3
3
15

15
15
15
15
15
15
16
16
16
16
16
17
17
17
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Hoá học là môn khoa
học có tính thực nghiệm cao, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học ngày càng
rộng rãi và vô cùng cấp thiết. Thông qua thí nghiệm, học sinh chủ động tìm tòi,
phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến
thức, kĩ năng từ đó phát triển năng lực nhận thức kiến thức môn học. Sử dụng thí
nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, rèn luyện tính
cẩn thận, kiên trì, tiết kiệm, chính xác từ đó hình thành và phát triển nhân cách
cho mỗi học sinh.
Đi đôi với việc sử dụng thí nghiệm hóa học, tôi nhận thấy bài tập thực
nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng: vừa củng cố lí thuyết, vừa rèn luyện kĩ

năng thực hành. Muốn giải đúng loại bài tập này, học sinh cần phải nắm vững
kiến lí thuyết, biết cách phân tích thí nghiệm và có kĩ năng thực hành thí nghiệm.
Thông qua việc giải bài tập thực nghiệm, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí
thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. [1]
Trong kì thi THPT quốc gia những năm vừa qua, thường xuất hiện dạng bài
tập mang tính thực nghiệm như: hình vẽ điều chế các chất, cách thu khí, tính chất
hóa học của chất, bài tập tách chiết,... mặc dù đây là dạng bài tập dễ, nhưng do
tính mới mẻ, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu nên học sinh chưa hệ thống được
dạng bài tập này, cùng với tâm lí chủ quan khi học bộ môn, học sinh thường bỏ
qua các hình vẽ thí nghiệm trong sách giáo khoa, nên nhiều học sinh bị mất điểm
trong quá trình làm bài. Mặt khác, thực tế nhiều nhà trường phổ thông, các trang
thiết bị thí nghiệm và hóa chất còn thiếu thốn, đặc biệt là các trường miền núi,
vùng sâu, vùng xa, các em học sinh còn chưa có cơ hội thực hành thí nghiệm, lí
thuyết chưa gắn liền với thực tiễn, đang còn có hiện tượng “dạy chay-học chay”
dẫn tới việc lĩnh hội kiến thức môn học còn rất nhiều hạn chế.
Để dạng bài tập này được đi vào hệ thống, gần gũi hơn, dễ hiểu hơn với
học sinh tôi nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong
chương trình Hóa học 11 THPT”, nhằm củng cố kiến thức cho học sinh lớp 11,
đồng thời là nguồn tài liệu bổ ích đối với học sinh đang ôn thi THPT quốc gia
2018, góp phần chuẩn bị trước cho các em một hành trang trong tương lai.
Với những lí do trên tôi thấy đề tài này là rất cấp thiết, với hi vọng đề tài sẽ
là nguồn tài liệu hữu ích cho học sinh THPT và các anh chị đồng nghiệp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài trên giúp học sinh hiểu được bản chất của mỗi thí nghiệm, hiểu rõ
cách lắp thí nghiệm hợp lí nhằm các mục đích: an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, chống
ô nhiễm môi trường.
Đề tài giúp học sinh hiểu rõ các hiện tượng hóa học từ đó kích thích tính chủ
động, sáng tạo, khơi dậy hứng thú trong học tập môn hóa học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Các bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa học 11 THPT.

- Quá trình học tập môn Hóa học ở học sinh 2 lớp 11B9 (lớp đối chứng: quá trình
dạy học bình thường, việc ôn tập, luyện tập chủ yếu bài tập lấy trong sách giáo
1


khoa) và 11B6 (lớp thực nghiệm: tôi tiến hành thực hiện các học bài mới, tiết ôn
tập, luyện tập, các bài kiểm tra có sử dụng các bài tập bằng hình vẽ đã biên
soạn)
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong sách giáo khoa Hóa học lớp 10, 11
và các tài liệu khác có liên quan như: các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm của
đồng nghiệp, đề thi thử THPT quốc gia của các trường phổ thông,...
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu tình hình thực tiễn học
tập của học sinh các lớp 11B6, 11B9 để nắm được mức độ nhận thức của học sinh
về dạng bài tập thực nghiệm này.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu toán học.

2


2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Hóa học là một môn học có tính đặc thù: là môn khoa học vừa có tính lí
thuyết, vừa có tính thực nghiệm. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy
lí thuyết thì việc đổi mới phương pháp dạy học phần thực nghiệm cũng vô cùng
cấp thiết.[2]
Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học sẽ mang lại một số
tác dụng tích cực sau đây :
- Giúp học sinh tích cực tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới, học

sinh học tập chủ động, tích cực, tăng hứng thú học tập, giúp giáo viên nâng cao
hiệu quả dạy học.
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực
hành và ngược lại, từ đó xác nhận những thao tác, kĩ năng thực hành hợp lí.
Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng: không phải tiết học
nào có thí nghiệm cũng đều được thực hiện trên lớp, một tiết học chỉ có 45 phút
mà phải nghiên cứu rất nhiều vấn đề liên quan như vị trí, cấu hình electron, tính
chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế… thì việc tiến hành lắp ráp
thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của một chất hay điều chế chất đó bị hạn chế.
Do đó, bài tập dạng thực nghiệm có hình vẽ minh họa có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc củng cố bài học, giúp học sinh dễ dàng tưởng tượng ra cách tiến
hành thí nghiệm cho dù giáo viên và học sinh chưa kịp tiến hành thí nghiệm trên
tiết học đó. Việc biên soạn dạng bài tập mang tính thực nghiệm là hết sức cần
thiết giúp hoàn thiện các năng lực nhận thức của học sinh.[1]
2.1.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 THPT
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ.
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục
rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ
sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
A. Ban đầu mờ dần đi rồi lại sáng dần lên.
B. Mờ dần đi rồi sau đó tắt hẳn.
C. Ban đầu không đổi, sau đó sáng dần lên.
D. Mờ dần đi sau đó vẫn mờ mờ.[6]
Phân tích thí nghiệm:
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong, là chất điện li mạnh tạo thành dung dịch
dẫn điện nên đèn sáng.
Phương trình điện li: Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OHKhi sục rất từ từ khí CO2 vào cốc, xảy ra phản ứng sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Do phản ứng tạo ra kết tủa làm cho nồng độ của các ion trong dung dịch giảm, độ

sáng của đèn giảm, đèn mờ dần.
Khi CO2 dư, xảy ra quá trình hòa tan kết tủa :
2CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
3


Ca(HCO3)2 là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn ra ion làm đèn sáng dần lên
giống ban đầu. Phương trình điện li: Ca(HCO3)2 → Ca2+ + 2HCO3Đáp án đúng : A
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm khí X được
điều chế và thu vào bình tương ứng với hình vẽ
bên. Khí X là
A. HCl .
B. SO2.
C. N2 .
D. NH3
[17]
Phân tích thí nghiệm:
Đây là thí nghiệm biểu diễn cách thu khí bằng phương pháp đẩy nước. Chỉ áp
dụng đối với chất khí tan ít hoặc không tan trong nước.
HCl: tan rất nhiều trong nước (ở 20OC, 1 lít nước hòa tan tới gần 500 lít khí HCl)
SO2: tan nhiều trong nước (ở 20OC, 1 lít nước hòa tan được 40 lít SO2) [5]
N2: tan rất ít trong nước (ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được 0,015 lít N2)
NH3: tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được
khoảng 800 lít khí NH3) [4]
Đáp án đúng: C
Câu 3: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế
khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào
trong các khí sau:
A. SO2
B. HCl

C. CO2
D. NH3 [7]

Phân tích thí nghiệm:
Đây là thí nghiệm biểu diễn cách thu khí bằng phương pháp đẩy không khí –
miệng ống nghiệm úp xuống: áp dụng thu đối với khí nhẹ hơn không khí
(Mkk = 29)
Trong 4 khí trên thì 3 khí SO2 (M=64), HCl (M= 36,5) , CO2 (M=44) đều nặng
hơn không khí, chỉ có NH3 nhẹ hơn không khí (M = 17)
Phương trình phản ứng điều chế NH3:
t
2NH4Cl + Ca(OH)2 
→ CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Đáp án đúng: D
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối
amoni tác dụng với kiềm (ví dụ Ca(OH)2) và đun nóng nhẹ. Hình vẽ nào sau đây
biểu diễn đúng phương pháp thu khí NH3? [8]
o

4


A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4


Phân tích thí nghiệm:
Khí NH3 tan nhiều trong nước nên không thu bằng phương pháp đẩy nước, loại
C và D
Khí NH3 nhẹ hơn không khí nên thu bằng phương pháp đẩy không khí – úp
ngược ống nghiệm.
Đáp án đúng: A
Câu 5: Nạp đầy khí X vào bình thuỷ tinh trong
suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh
vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng đầu ống thuỷ tinh
vào chậu thuỷ tinh chứa nước có pha vài giọt
phenolphtalein. Một lát sau nước trong chậu
phun vào bình thành những tia có màu hồng
(hình vẽ minh họa ở bên). Khí X là
A. Cl2.
B. SO2.
C. HCl.
D. NH3. [12]
Phân tích thí nghiệm:
Phenolphtalein chuyển thành màu hồng chứng tỏ dung dịch có tính bazơ. Nước
trong chậu phun vào bình thành những tia màu hồng là do khí NH 3 tan nhiều
trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình.
NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OHĐáp án đúng: D
Vận dụng: các bài tập trên có thể được vận dụng khi nghiên cứu về tính chất của
amoniac – Bài 8: Amoniac và muối amoni

5


Câu 6: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên.
Chất rắn X là

A. Na2CO3.
B. NH4NO2.
C. NaCl.
D. NH4Cl. [17]

Phân tích thí nghiệm:
Ở đáp án A, phân tử Na2CO3 rất bền, khó bị nhiệt phân.
Ở đáp án B, phân tử NH4NO2 bị nhiệt phân tạo thành N2 và H2O.
Ở đáp án C, phân tử NaCl không bị nhiệt phân.
Vậy X là NH4Cl.
Tinh thể NH4Cl khi được đun nóng trong ống nghiệm sẽ phân hủy thành khí NH 3
và HCl:
tC
NH4Cl(r) 
→ NH3(r) + HCl (r)
Khi bay lên miệng ống nghiệm gặp nhiệt độ thấp hơn, hai khí này hóa hợp với
nhau tạo lại tinh thể NH4Cl màu trắng bám lên tấm kính. [4]
Đáp án đúng: D
Vận dụng: Bài tập trên giáo viên sử dụng khi dạy phần phản ứng nhiệt phân
muối amoni – Bài 8 – Amoniac và muối amoni
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, một số axit có thể điều chế bằng cách cho tinh
thể muối tương ứng tác dụng với axit sunfuric đặc, đun nóng.
t

Hình vẽ trên đây sử dụng để điều chế axit nào?
A. HCl.
B. HF.
C. H3PO4.
D. HNO3.
[2]

Phân tích thí nghiệm:
Thí nghiệm trên mô tả cách điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm, người ta
đun hỗn hợp natri nitrat hoặc kali nitrat rắn với axit sufuric đặc :
tC
NaNO3(r) + H2SO4(đ) 
→ NaHSO4 + HNO3
HNO3 được sinh ra dưới dạng hơi, nhiệt độ sôi thấp (83°C), dễ bị bay hơi nên
cần làm lạnh để ngưng tụ.
Đáp án đúng : D
Vận dụng: Giáo viên có thể đưa bài tập này vào phần củng cố sau khi dạy xong
bài 9 - Axit nitric và muối nitrat
t

6


Câu 8: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm
chứng minh:
A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ
hơn P đỏ.
B. Khả năng bay hơi của P trắng dễ
hơn P đỏ.
C. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn
P trắng.
D. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P
trắng.[11]
Phân tích thí nghiệm:
Thí nghiệm trên mô tả khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
P trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ, P trắng có khả năng bốc cháy trong không
khí ở nhiệt độ trên 40OC.

Đáp án đúng: A
Giải thích:
Dựa vào cấu trúc phân tử:
Photpho trắng

Photpho đỏ

- Có cấu trúc mạng tinh thể - Có cấu trúc polime, các phân tử photpho đỏ
phân tử. Trong tinh thể, liên kết với nhau bền vững hơn nên khả năng
những phân tử P4 nằm ở nút hoạt động kém hơn.[4]
mạng và liên kết với nhau
bằng lực liên kết yếu
-

Cấu trúc polime của P đỏ
Mô hình phân tử P4
Câu 9: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái
đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước
sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà
không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí
dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu
ứng nhà kính là
A. N2
B. H2
C. CO2
D. O2

7



Phân tích: Sự gia tăng của các khí CO 2, CFC, CH4, O3, NOx (NO2 và N2O) do
hoạt động công nghiệp của con người là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Tỉ
lệ % về vai trò của các khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính như sau:
Khí
%

CO2
47

CFC
19

NOx
12

CH4 O3
15
7

[13]
Từ số liệu trên ta thấy CO2 là khí chiếm tỉ lệ % cao nhất gây ra hiện tượng hiệu
ứng nhà kính.
Các khí N2, H2, O2 không gây ra hiện tượng trên
Đáp án đúng: C
Áp dụng: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang là mối hiểm họa toàn cầu, giáo
viên có thể lồng ghép nội dung này khi học về cacbon đioxit - Bài 16 – Hợp chất
của cacbon.
Câu 10: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm
điều chế khí B trong phòng thí nghiệm.
B là khí nào trong các khí sau:

A. NH3
B. CO2
C. HCl
D. N2 [11]

Phân tích thí nghiệm:
Từ cách thu khí ta thây khí B tan ít trong nước, loại đáp án A và C
Khí B được điều chế từ một dung dịch tác dụng với chất rắn nên B là CO2
Phương trình phản ứng: CaCO3(r) + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
tC
Điều chế khí nitơ: NH4NO2 (dd bão hòa) 
→ N2 + 2H2O
Đáp án đúng: B
Áp dụng: giáo viên có thể lồng ghép nội dung bài tập này khi dạy về cacbon
đioxit - Bài 16 – Hợp chất của cacbon.
Câu 11: Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết 2
chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Phát biểu
nào sau đây không đúng?
Phễu chiết
A. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước
B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu
chiết
C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy
phễu chiết
D. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước. [11]
Phân tích thí nghiệm:
Đây là hình vẽ mô tả phương pháp chiết hai chất lỏng không trộn lẫn được vào
nhau, chất lỏng nào có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ tách thành lớp trên, chất
lỏng nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ nằm ở phía dưới. Dùng phễu chiết sẽ
tách riêng được hai lớp chất lỏng đó.

t

8


Đáp án đúng: D
Câu 12: Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ
A. Cacbon.
B. Hiđro và oxi.
C. Cacbon và hiđro.
D. Cacbon và oxi. [14]
Phân tích thí nghiệm:
Trong phòng thí nghiệm, để xác định định tính cacbon và hiđro, người ta nung
hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển nguyên tố C thành CO 2, nguyên tố H thành
H2O.
- Khi sản phẩm đi qua bông trộn CuSO 4 khan, màu trắng của CuSO4 chuyển
thành màu xanh của muối ngậm nước CuSO4.5H2O, xác nhận có H trong
glucozơ.
- Dẫn tiếp sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư, sự thành kết tủa trắng của
CaCO3 xác nhận có C trong glucozơ.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Áp dụng: Bài tập trên giáo viên có thể sử dụng trong phần Sơ lược về phân tích
nguyên tố - Bài 20 - Mở đầu về hóa học hữu cơ.
Câu 13: Nhằm đạt lợi ích kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã bất chấp
thủ đoạn dùng một số hóa chất cấm để trộn vào thức ăn với liều lượng cao trong
đó có Salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh, tỉ lệ nạc cao. Màu sắc thịt đỏ
hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng Salbutamol thì sẽ gây
ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình

thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau :

Salbutamol có công thức phân tử là
B. C13H19O3N
C. C13H20O3N

A. C3H22O3N
D. C13H21O3N [15]
Nhận xét:
Đáp án đúng: D
“Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước ta đang gây ra nhiều lo lắng cho người
dân. Nhiều vấn đề như tình trạng sử dụng những hoá chất cấm dùng trong chăn
nuôi, chế biến thực phẩm; việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc
9


do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng
xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng.” [16].
Việc đưa bài tập này vào bài giảng là hết sức cần thiết, giúp học sinh hiểu rõ hơn
về bột tăng trọng để các em truyên truyền tới gia đình không sử dụng chất này
trong chăn nuôi.
Câu 14: Methadone (có công thức cấu tạo như hình
bên) là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn
các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn
nên được dùng trong cai nghiện ma túy. Công thức
phân tử của methadone là
A. C17H22NO.
B. C21H29NO.
C. C21H27NO.
D. C17H27NO. [15]

Nhận xét:
Đáp án đúng: C
Hiện nay, tệ nạn ma túy ở nước ta đã đến mức báo động. Nó thật sự trở thành
hiểm họa, đe dọa đến cuộc sống bình yên của mọi người, mọi nhà và toàn xã
hội. Việc cai nghiện ma túy là một vấn đề nan giải đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ
lực rất lớn của người bị nghiện, gia đình, người thân, các ngành, các cấp.
Bài tập này được đưa vào tiết học mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học
sinh, giáo viên vừa dạy kiến thức hóa học, vừa tuyên truyền cách phòng chống
ma túy cho học sinh.
Áp dụng: Hai bài tập trên giáo viên có thể lồng ghép vào phần củng cố bài khi
dạy bài 22 – Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 15: Cho hình vẽ thí nghiệm như sau:

Biết hỗn hợp rắn X gồm CH3COONa khan, NaOH rắn và CaO. Khí Y là:
A. CH4.
B. C2H6.
C. C2H4.
D. C2H2.
Phân tích thí nghiệm:
Dựa vào hình vẽ thí nghiệm kết hợp với hỗn hợp chất rắn X ban đầu, dễ dàng
nhận biết được khí Y là CH4.
CaO ,t
→ Na 2 CO3 + CH 4
Phương trình phản ứng: CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) 
Lưu ý : tỉ lệ khối lượng của CaO : NaOH là 1,5 : 1. Ta dùng vôi tôi trộn xút là để
ngăn không cho NaOH làm thủng ống nghiệm bằng thủy tinh (SiO2) dẫn đến
nguy hiểm theo phản ứng: SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Đồng thời muối CH 3COONa thường không khan phản ứng với NaOH là
chất hút ẩmmạnh sẽ gây cản trở do đó trước khi tiến hành phải được làm khan
0


10


để loại nước. Thu khí mêtan qua nước để làm giảm bớt tạp chất khí do khi
qua nước bị nước hấpthụ → thu khí mêtan tinh khiết hơn.
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung
nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút. Hình vẽ nào sau đây lắp đúng? [17]
A. (1)
B. (2) và (4)
C. (3)
D. (4)

Phân tích thí nghiệm:
Trong quá trình điều chế khí metan, ngoài lưu ý ở bài tập trên ra chúng ta cần
chú ý hai điểm sau:
+ Khí metan là khí không màu, không mùi nếu sử dụng thí nghiệm (4) – thu
bằng phương pháp đẩy không khí thì sẽ không xác định được khi nào đầy khí.
Vì vậy nên thu khí metan bằng phương pháp đẩy nước.
+ Khi tiến hành thí nghiệm, hơi để chúc miệng ống nghiệm xuống để tránh hơi
nước hút lên ống nghiệm, gặp thủy tinh đang nóng sẽ gây nứt, vỡ ống nghiệm.
Đáp án đúng: A
Vận dụng: Giáo viên có thể sử dụng hai bài tập này khi học về điều chế metan
trong phòng thí nghiệm – Bài 25 - Ankan.
Câu 17: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?
t
→ NaCl + NH 3 + H 2O
A. NH 4 Cl + NaOH 

0

(đặc)

0

H 2SO4
,t
B. C 2 H 5OH 
→ C 2 H 4 + H 2O
0

t
→ NaHSO 4 + HCl
C. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) 
0

CaO ,t
→ Na 2 CO3 + CH 4 .
D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) 
[9]
Phân tích thí nghiệm:
Khí Y được thu bằng phương pháp đẩy nước nên Y tan rất ít trong nước. Loại A
và C.
Khí Y được điều chế từ dung dịch X nên ta loại D

11


Đáp án đúng: B

Vận dụng: Giáo viên có thể sử dụng bài tập này khi học về điều chế etilen trong
phòng thí nghiệm – Bài 29 - Anken.
Câu 18: Cho hình vẽ bên mô tả thí
nghiệm điều chế khí X. Khí X là
A. C2H2.
B. C3H8.
C. H2.
D. CH4.
[10]
Phân tích thí nghiệm:
Từ hình vẽ thí nghiệm ta dễ dàng nhận ra khí X là C2H2
Phương trình phản ứng: CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
Đáp án đúng: A
Câu 19: Thí nghiệm nào sau đây chứng minh nguyên tử H trong ank–1– in linh
động hơn anken, ankađien và các ankin khác? [11]

A.

B.

C.

D.

Phân tích thí nghiệm:
Thí nghiệm A: phản ứng cộng brom: anken, ankađien, ankin đều làm mất màu
dung dịch nước brom.
Thí nghiệm B: phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: anken, ankađien, ankin đều
làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Thí nghiệm C: phản ứng đốt cháy: rất khó phân biệt

“Đối với các ank-1-in, nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon
12


liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có
thể bị thay thế bằng ion kim loại”. [4]
Phương trình phản ứng:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-C ≡ C-Ag↓(vàng nhạt) + 2NH4NO3
Vì vậy ta dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt ank-1-in với anken và ankin
khác.
Vận dụng: Giáo viên có thể sử dụng hai bài tập trên cho học sinh trả lời sau khi
dạy xong phần điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm – Bài 32 - Ankin.
Câu 20: Tầng ozon hoạt động như một
tấm lá chắn ngăn chặn phần lớn các tia cực
tím không cho chúng đến bề mặt Trái Đất.
Tuy nhiên, ở một số nơi có hiện tượng
thủng tầng ozon do một số tác nhân phá
hủy, trong đó tác nhân đóng vai trò chủ
yếu là
A. CFC (cloflocacbon).
B. Cacbon đioxit.
C. Lưu huỳnh đioxit.
D. mêtan
Nhận xét:
Tầng ozon là dải khí quyển cách mặt đất từ 20 – 40 km, có vai trò rất quan
trọng: bảo vệ mặt đất khỏi tia cực tím. Nếu tầng ozon suy giảm, tia cực tím
chiếu xuống trái đất sẽ gây bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể.
Thủ phạm chính gây ra lỗ thủng tầng ozon là các chất CFC (cloflocacbon)
như CF2Cl2, CFCl3,… Trước đây, các chất CFC được dùng làm chất sinh hàn
trong tủ lạnh. Bản thân chúng không độc, nhưng khi chđi vào khí quyển, các

chất CFC bốc thẳng lên tầng ozon và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ
khí ozon. Hiện nay chất này đã được cấm sử dụng. [4]
Đáp án đúng: A
Vận dụng: Giáo viên có thể sử dụng bài tập này khi hướng dẫn học sinh đọc
thêm bài 39 – Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, nhằm nhấn mạnh cho học sinh
tính cấp thiết mang tính chất toàn cầu của sự suy giảm tầng ozon.
Câu 21: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y
theo sơ đồ hình vẽ sau:

Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
13


C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.
[3]
Phân tích thí nghiệm :
Từ hình vẽ ta nhận thấy: ancol X bị oxi hóa bởi CuO tạo thành anđehit Y nên X là
ancol bậc I, X có dạng : R–CH2OH
Hai ancol không phải là ancol bậc I trong các đáp án trên là propan-2-ol và butan-2-ol.
Đáp án đúng : D
Vận dụng : bài tập này giáo viên có thể sử dụng khi dạy về tính oxi hóa của
ancol– Bài 40 – Ancol.
Câu 22: Đồ thị dưới đây biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất.
Chất A, B, C lần lượt là
A.C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B.CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C.CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

D.CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.[11]

Phân tích đồ thị:
Đáp án đúng: B
+ CH3CHO có nhiệt độ sôi thấp nhất do không có liên kết hiđro
+ C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro
- Liên kết hiđro giữa ancol – ancol: (R là C2H5-)
O-H

O-H

R

R

O-H
R

O-H
R

- Liên kết hiđro giữa ancol – nước:
O-H
R

O-H
H

O-H
R


O-H
H

+ CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của ancol tương ứng do giữa
các phân tử axit có liên kết hiđro bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.
- Sự tạo thành liên kết hiđro giữa axit - axit
...O

H

H3C

C=O...H -O
CH3

C =O...H - O

C =O...

CH3

- Sự tạo thành liên kết hiđro giữa axit – H2O
H
H

H3C
O...H -O

C =O...H


O...

H

14


Vận dụng : Bài tập trên có thể được vận dụng khi học về tính chất vật lí của axit
cacboxylic – Bài 45 – Axit cacboxylic, giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học
khi so sánh nhiệt độ sôi của các chất có cùng nguyên tử cacbon.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
THỰC NGHIỆM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.2.1. Thực trạng về chương trình
Hệ thống bài tập thực nghiệm trong sách giáo khoa còn rất ít, đặc biệt bài
tập bằng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm chỉ xuất hiện trong một số ít bài thực
hành. Các tài liệu tham khảo về bài tập thực nghiệm chưa hệ thống, rất khó khăn
cho việc nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
2.2.2. Thực trạng về giáo viên
Do dạng bài tập này còn mới mẻ, chưa có nhiều tài liệu đi sâu nên nhiều
giáo viên chưa kịp thời cho học sinh trải nghiệm.
2.2.3. Thực trạng về học sinh
- Đối với học sinh khối 12 đang chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới,
khi gặp dạng bài tập này thường lúng túng một phần vì đã học từ lớp 11 nên quên
kiến thức, phần khác chưa được tiếp xúc thường xuyên, do đó các em thường bị
mất điểm.
- Đối với học sinh khối 11 kĩ năng phân tích thí nghiệm còn rất nhiều hạn
chế, nhiều em còn chưa hiểu rõ vai trò của các thiết bị, hóa chất thí nghiệm, thậm
chí các em cảm thấy chán nản và ngại học môn Hóa học.

Từ những thực trạng trên tôi thấy việc xây dựng các bài tập thực nghiệm
không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà còn làm cho học
sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành, cho dù không
được thực hành các em cũng có thể tưởng tượng được các thao tác thực hành,
diễn biến và kết quả của thí nghiệm.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Thời gian thực hiện:
Sử dụng bài tập đã biên soạn để giảng dạy kiến thức thực nghiệm trong chương
trình hóa học 11 năm học 2017-2018.
2.3.2. Cách tổ chức thực hiện
- Đối với giáo viên: Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm như một nguồi tài liệu để
đồng nghiệp trong tổ bộ môn trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
- Đối với lớp đối chứng 11B9, tôi giảng dạy theo bài tập sách giáo khoa bình
thường trong các tiết luyện tập, ôn tập, thực hành.
- Đối với lớp thử nghiệm11B6, tôi tiến hành giảng dạy có sử dụng các bài tập
thực nghiệm bằng hình vẽ đã biên soạn trong các loại bài lên lớp như sau:
+ Sử dụng bài tập để hình thành kiến thức mới: chủ yếu dạy phần tính
chất, điều chế các chất.
+ Sử dụng bài tập trong tiết ôn tập và thực hành: sử dụng bài tập để kiểm
tra sự chuẩn bị trước buổi thực hành của HS hoặc sử dụng sau buổi thực hành để
kiểm tra xem HS đã thực hiện thao tác đúng hay chưa.
+ Sử dụng bài tập trong bài kiểm tra để đánh giá việc nắm bắt kiến thức
của học sinh.
15


2.5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ
NHÀ TRƯỜNG
2.5.1. Đối với hoạt động giáo dục

- Sau một năm nghiên cứu và vận dụng trong thực tiễn giảng dạy, tôi thấy sáng
kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình
Hóa học 11 THPT” rất có ý nghĩa trong hoạt động giáo dục, giúp cho học sinh có
niềm tin vào khoa học, khơi dạy hứng thú học tập đối với bộ môn được cho là khó
với học sinh, hình thành cho các em lối tư duy logic, cách phân tích vấn đề, và sự
sáng tạo trong học tập, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. Cụ thể như sau:
Điểm kiểm tra học kỳ II
Lớp
Học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tổng

Lớp đối chứng

Lớp Thử nghiệm

11B9

11B6

Số lượng
2
13
14
8
37


Tỉ lệ %
5.4
35.1
37.8
21.7
100

Số lượng
10
15
9
4
38

Tỉ lệ %
26.3
39.4
23.7
10.6
100

2.5.2. Đối với bản thân
- Năm học 2015 – 2016 tôi đã nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm có nội dung
thuộc kiến thức Hóa học lớp 10, với lòng say mê khoa học, tôi đã không
ngừng tìm kiếm tài liệu để hoàn thành đề tài này với hi vọng bản thân sẽ tự
xây dựng một hệ thống tài liệu thiết thực nhất cho bản thân, đồng nghiệp và
các em học sinh.
- Khi sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được vận dụng có hiệu quả, thấy các
em học sinh say mê học tập đã làm tăng lòng yêu nghề, tăng thêm tinh thần nhiệt
huyết để làm động lực cho tôi phấn đấu hơn.

2.5.3. Đối với đồng nghiệp
Sáng kiến kinh nghiệm là nguồn tài liệu thiết thực được các anh chị đồng nghiệp
ủng hộ và cùng sử dụng trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
2.5.4. Đối với nhà trường
Khi kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt, nhà trường tin tưởng vào đội
ngũ giáo viên giảng dạy, và luôn luôn khuyến khích phong trào thi đua nghiên
cứu khoa học trong nhà trường.

3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
16


3.1. Những việc đã hoàn thành của đề tài
Đề tài đã thực hiện được những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu: nêu tầm quan trọng của bài tập
thực nghiệm đối với học sinh.
- Tuyển chọn được 22 bài tập trắc nghiệm thực nghiệm có hình vẽ minh họa
trong phạm vi kiến thức Hóa học lớp 11 THPT.
- Mỗi bài tập đều có phân tích thí nghiệm cụ thể để học sinh dễ hiểu, tiếp thu
vấn đề nhanh nhất.
3.2. Hướng phát triển của đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu, tôi lựa chọn ra 22 câu bài tập dạng thực nghiệm
thuộc chương trình Hóa học 11, tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu mở rộng để
xây dựng dạng bài tập này trong chương trình cấp THPT, làm tài liệu bổ ích cho
các em học sinh.
3.3. Một số kiến nghị
- Để đạt hiệu quả cao nhất trong bộ môn Hóa học, mỗi nhà trường cần cung cấp
trang thiết bị một cách đầy đủ cho giáo viên và học sinh như: dụng cụ thí
nghiệm, hóa chất,... để giáo viên và học sinh tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật

và với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường
trung học phổ thông.
- Giáo viên cần tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học trên các tiết dạy để học
sinh hiểu được chức năng, vai trò của dụng cụ hóa chất thí nghiệm.
- Sau mỗi tiết sử dụng thí nghiệm biểu diễn, giáo viên cần cho học sinh tự vẽ lại
mô hình thí nghiệm, vừa giúp các em nhớ lâu, vừa hình thành kĩ năng phân tích
ghi nhớ thí nghiệm, phát triển tư duy trong môn hóa học của học sinh.
- Tăng cường bài tập thực nghiệm trong các bài kiểm tra định kì để học sinh thấy
được tầm quan trọng của dạng bài tập này.
Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ kinh nghiệm còn ít, đề tài này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong những nhận xét đóng
góp quý báu của quý thầy cô giáo và các anh chị đồng nghiệp nhằm hoàn thiện
và bổ sung vào đề tài nghiên cứu.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Tạ Thu Nguyệt

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạ Thu Nguyệt, GV Trường THPT Hoằng Hóa 3, Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh
Thanh Hóa – “Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa
học 11 THPT”- SKKN năm học 2015-2016.

[2] “Bài tập hình vẽ trong hóa học” – Nguyễn Văn Hải – ĐHSP Hà Nội - 2015
[3] “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học phần hóa
học phi kim ở trường phổ thông” – Nguyễn Thị Hồng Quyên – Trường ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
[4] Sách giáo khoa Hoá học 11, Nguyễn Xuân Trường - Lê Mậu Quyền - Phạm
Văn Hoan - Lê Chí Kiên, Nhà xuất bản giáo dục, 2006
[5] Sách giáo khoa Hoá học 10, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê
Mậu Quyền – Lê Xuân Trọng, Nhà xuất bản giáo dục, 2006
[6] Đề thi thử THPT quốc gia – Trường THPT Diễn Châu 5 – Nghệ An -2016
[7] Đề thi thử THPT quốc gia - Trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An-2018
[8] Đề thi thử THPT quốc gia - Trường THPT Thanh Oai – Hà Nội - 2016
[9] Đề thi tuyển sinh đại học môn Hóa học - khối A năm 2014
[10] Đề thi thử THPT quốc gia – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ
- 2018
[11] Mô hình thí nghiệm, Th.S Phạm Văn Quân, Trường THPT Nguyễn Thông
[12] Đề thi thử THPT quốc gia -THPT Chuyên–ĐH Vinh - Nghệ An - 2018
[13] Bài thi tích hợp kiến thức liên môn “Sự ô nhiễm môi trường không khí” –
Tạ Thu Nguyệt – Trường THPT Hoằng Hóa 3 - 2017
[14] Đề thi thử THPT quốc gia– Trường THPT chuyên Bạc Liêu – Tỉnh Bạc
Liêu - 2017
[15] Đề thi thử THPT quốc gia – Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu – An
Giang – 2017
[16] Một số vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – TS Lưu Hoài Chuẩn – Hội
KHKT Y tế Việt Nam – 2012
[17] webside: www.google.vn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Tạ Thu Nguyệt
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Hoằng Hóa 3

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Xây dựng hệ thống bài tập
thực nghiệm trong chương
trình Hóa học 10 THPT

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở
Loại C

Năm học
đánh giá xếp
loại
2015 - 2016




×