Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.79 KB, 24 trang )

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
PHẦN I - MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục việt nam giữ một vị trí quan trọng, là đòn bẩy để phát triển kinh tế, xã hội.
Vì vậy việc mở rộng quy mô, loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục là vô cùng
quan trọng. Chính vì vậy mà nghị quyết lần thứ hai BCH TW khoá VIII về phát triển giáo
dục đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH sẽ là: “Coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển, vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải quan
tâm thường xuyên đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo”. Vì vậy để
nâng cao chất lượng dậy và học môn hoá học cho giáo viên và học sinh phù hợp với yêu
cầu của sự nghiệp phát triển và đổi mới của nền giáo dục hiện nay, là loại bỏ bệnh thành
tích, tiêu cực trong thi cử và không để học sinh ngồi nhầm lớp mà Bộ Trưởng Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân đã ra chỉ thị quyết tâm loại bỏ chúng “ Căn bệnh
nan y, trầm kha của ngành giáo dục đào tạo việt nam” trong hàng chục năm qua tiến tới
để có “Chất lượng giáo dục thực chất” thì ngoài sự cải tiến đổi mới về sách giáo khoa,
chương trình học thì điều căn bản là người giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy,
kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
Người giáo viên là nhân tố trung tâm , quyết định chất lượng giáo dục. Nếu một
người thợ vụng về thì chỉ làm hỏng một số sản phẩm do chính người thợ đó tạo ra , rồi
người thợ đó không có khách hàng nữa. Nhưng một người thầy rốt thì sẽ làm hỏng nhiều
thế hệ học trò. Do đó người thầy giáo không những cần phải có một kiến thức tốt mà còn
phải có một tác phong sư phạm mẫu mực, một phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến
thức dễ hiểu, phù hợp với nhièu đối tượng học sinh trong một lớp, phải tuyệt đối tránh dạy
học theo kiểu “đọc chép”.
Một trong những nội dung để đánh giá việc áp dụng phương pháp giảng dạy của giáo
viên và việc củng cố hoàn thiện kiến thức đánh giá kết quả, khả năng tiếp thu của học sinh
là hệ thống bài tập hoá học. Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh vận
1
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
dụng kiến thức vào thực hành, sự vận dụng kiến thức thông qua các bài tập ở nhiều lĩnh


vực rất phong phú và đa dạng. Chính nhờ vận dụng kiến thức để giải bài tập mà kiến thức
được khắc sâu, mở rộng và nâng cao. Như vậy bài tập hoá học vừa là nội dung, vừa là
phương pháp là phương tiện để dạy tốt học tốt môn hoá học. Hệ thống hoá bài tập hoá học
rất đa dạng và phong phú trong đó phải nói đến bài tập trong việc kiểm tra, đánh giá kiến
thức và kỹ năng của học sinh. Tuy nhiên hệ thống các phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả của người học lại có nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp kiểm tra và
đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong
các cấp học của hệ thống giáo dục nước ta và trên thế giới, đó là phương pháp kiểm tra trắc
nghiệm “test”. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm có một số ưu điểm lớn đáp ứng nhu cầu
giáo dục theo phương pháp giảng dạy hiện nay, phù hợp với việc nâng cao chất lượng dạy
và học của giáo viên và học sinh.
Từ những vấn đề trình bày ở trên, với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc
tìm hiểu thêm để từ đó xây dựng và áp dụng phương pháp trắc nghiệm đạt hiệu quả cao
hơn trong công tác giảng dạy môn hoá học của bản thân tôi và đồng nghiệp bậc THCS hiện
nay. Tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá
học lớp 8 ở bậc THCS”.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống các phương pháp
quan trong nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đây cũng là một phương pháp
tích cực đối với học sinh ở trường THCS, giáo viên hoá học cần nắm vững khả năng học
tập của học sinh, nhưng không làm quá tải huặc nặng nề kiến thức của học sinh. Muốn làm
được điều này, trước hết người giáo viên hoá học cần nắm vững các tác dụng của từng bài
tập hoá học, phân loại chúng và tìm ra phương hướng để giải, hướng dẫn học sinh ở mức
độ cao hơn, cần phải biết trọn, chữa và xây dựng những bài tập mới.
2
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
Bài tập hoá học có tác dụng to lớn trong dạy và học hoá học, thể hiện ở các mặt sau
đây:
1. Làm chính xác hoá các khái niệm .

2. Củng cố các kiến thức cơ bản.
3. Rèn kỹ năng, kỹ xảo sử dụng ngôn ngữ hoá học.
4. Liên hệ với thực tiễn đời sống, sử dụng ngôn ngữ hoá học.
Ngoài ra còn sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến thức mới.
1. Bản chất, ưu điểm , nhược điểm của phương pháp kiểm tra bằng hệ thống bài
tập trắc nghiệm:
a) Bản chất:
Hiện nay su hướng của đa số những lý luận dạy học xem “Trắc nghiệm khách quan là
một phương pháp dạy học cùng những bài tập ngắn để kiểm tra và đánh giá hoạt động,
nhận thức năng lực trí tuệ, kỹ năng của học sinh”. Đó có thể coi là dấu hiệu bản chất của
trắc nghiệm trong quá trình dạy học mà cụ thể là coi trọng và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Vậy ta có thể hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ, huặc một câu hỏi có
kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng ký hiệu đơn giản đã quy ước
để trả lời .
b) Ưu điểm:
Phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm có những ưu điểm sau:
- Nhanh chóng, mất ít thời gian trong công việc tiến hành kiểm tra và chấm bài của
giáo viên dạy.
- Đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá các bài kiểm
tra, bài thi.
- Kiểm tra được một phạm vi kiến thức lớn về nội dung bài học, chương hay cả môn
học.
- Có nhận xét về độ đồng đều trong kiểm tra của học sinh.
3
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
- Cách tiến hành và phương pháp kiểm tra có thể đơn giản và rể dàng hơn các hình
thức kiểm tra truyền thống.
- Có thể chấm bài theo kiểu chấm đục lỗ hay máy tính, góp phần làm giảm thời
gian cho giáo viên chấm và công nghệ hoá việc dạy học.
c) Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm trên, các nhà sư phạm đã tìm thấy ở hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm còn có những nhược điểm sau:
- Trắc nghiệm chủ yếu là những câu hỏi với các câu trả lời sẵn, điều này đã hạn chế
phần nào tư duy sáng tạo của học sinh.
- Trắc nghiệm chỉ có giáo viên biết được kêt quả suy nghĩ của học sinh mà không
cho giáo viên biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình hứng thú của học sinh đối với nội dung
kiểm tra. Điều này nhiều khi khiến học sinh ghi nhớ bài tập một cách máy móc, không hiểu
rõ bản chất của vấn đề.
- Trắc nghiệm nói chung yêu cầu kết quả lựa trọn, dó đó ít góp phần phát triển ngôn
ngữ và chữ viết của học sinh khi trình bày câu trả lời, lời giải
- Trắc nghiệm không thể tránh khỏi những trường hợp học sinh trả lời ngẫu nhiên do
học sinh không nắm được bài, mất bình tĩnh, thiếu thời gian lựa chọn, nên lựa chọn câu trả
lời một cách ngẫu nhiên cho xong.
- Không thể dùng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra tất các dạng bài tập hoá học được,
đặc biệt là kiểm tra kỹ năng thực hành hoá học…
Chính vì thế phương pháp trắc nghiệm không thể là một dạng câu hỏi, bài tập kiểm
tra hoàn mỹ được, tuy nhiên nó có khá nhiều ưu thế , đặc biệt nó tỏ ra là một phương pháp
kiểm tra thuận lợi nhất “kiểm tra nhanh nhất, nhiều nhất, trong khoảng thời gian ngắn
nhất” có thể vận dụng toán học vào kiểm tra đánh giá kết quả người học.
2. Phân loại bài tập trắc nghiệm:
Bài tập trắc nghiệm gồm 2 loại:
4
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
* Bài tập trắc nghiệm tự luận.
* Bài tập trắc nghiệm khách quan.
Sự tương đồng giữa hai loại bài tập trắc nghiệm:
- Đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập của học sinh mà bài viết có thể
khảo sát được.
- Đều được dùng để khuyến khích học sinh học tập nhằm nâng cao sự hiểu biết, tổ
chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề.

- Đều đòi hỏi những sự vận dụng, những sự phán đoán chủ quan.
- Giá trị của mỗi loại đều phụ thuộc vào tính khách quan và sự tin cậy của chúng.
Sự khác nhau giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan:
Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan
Học sinh tự do tương đối soạn câu trả lời
và diễn đạt.
HS phải lựa trọn một trong nhiều câu trả
lời sẵn đã cho.
Số câu hỏi tương đói ít, nhưng tổng quát. Thường gồm nhiều câu hỏi có tính
chuyên biệt.
Chất lượng tuỳ thuộc chủ yếu vào kỹ
năng của người chấm bài.
Chất lượng tuỳ thuộc chủ yếu vào kỹ
năng người soạn thảo.
Dễ soạn, khó chấm, khó cho điểm chính
xác.
Khó soạn, dễ chấm, cho điểm dễ và chính
xác.
Sự phân bố điểm có thể do người chấm
ấn định (xác định điểm tối đa và điểm tối
thiểu).
Sự phân bố điểm chủ yếu quyết định do
bài tập trắc nghiệm.
a) Các bài tập trắc nghiệm tự luận:
Trắc nghiệm tự luận ngược với trắc nghiệm khách quan, cho phép sự tự do tương đối
nào đó để trả lời một số vấn đề đặt ra, đồng thời đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hơn là nhận
biết thông tin và phải biết sắp xếp, diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và sáng
sủa. Trong một chừng mực nào đó, bài tập trắc nghiệm được chấm điểm một cách chủ
quan và các điểm cho bởi các ban giám khảo khác nhau và có thể chênh lệch nhau. Thông
5

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
thường một bài tập tự luận ít câu hỏi hơn một bài tập trắc nghiệm khách quan do cần nhiều
thời gian hơn để trả lời một câu hỏi.
Phân loại bài tập trắc nghiệm tự luận:
Bài tập trắc nghiệm tự luận gồm các dạng sau:
- Loại điền thêm một từ, một cụm từ: Đó là một nhận định được viết dưới dạng một
mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra trước học sinh mà học sinh phải trả lời
bằng một từ hay một cụm từ.
- Loại tự trả lời: Bằng một câu hỏi hay một số câu trong giới hạn của giáo viên.
- Loại bài tập có liên quan đến số từ: Bài toán này ó thể áp dụng công thức, định luật
nào đó vào những tình huống mới với các điều kiện thay đổi, đòi hỏi học sinh phải có năng
lực phân tích, tổng hợp, đánh giá và quyết định khi xây dựng câu hỏi như vậy nên tránh các
bài toán chỉ cần nhớ công thức và thay số vào là xong huặc bài toán chỉ thay số khác bằng
cách gấp các số tuyệt đối tương ứng lên phần nào đó. Học sinh phải tự mình xây dựng lấy
câu hỏi và câu trả lời.
- Loại trả lời bằng tiểu luận: Đây là những câu kiểm tra đòi hỏi học sinh viết thành
đáp án hoàn chỉnh, loại bài tập này đòi hỏi học sinh bộc lộ những tư duy khả năng sáng
tạo, khả năng diễn đạt của mình.
b) Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan:
Bài tập trắc nghiệm khách quan có một số ưu điểm nổi bật hơn bài tập trắc nghiệm tự
luận, đặc biệt là đánh giá kết quả học tập của học sinh là khách quan chứ không phải bài
tập trắc nghiệm tự luận.
Thông thường bài tập trắc nghiệm khách quan gồm nhiều câu hỏi và mỗi câu hỏi có
thể trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản.
Phân loại bài tập trắc nghiệm khách quan:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan điền khuyết(hay điền vào chỗ trống).
6
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
- Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan điền khuyết này đòi hỏi học sinh phải nhớ
lại, trả lời bằng một từ hay một số từ do một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy

đủ, các câu hỏi này còn gọi là câu điền vào chỗ trống.
Loại bài tập này có ưu thế hơn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác là ở chỗ đòi hỏi
học sinh phài tìm kiếm câu trả lời đúng, hơn là nhận ra các câu trả lời đúng từ các thông
tin đã cho.
- Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan “ đúng – sai huặc có – không”:
Người ta gọi câu hỏi đúng sai là cách lựa chọn liên tiếp. Đó có thể là những phát biểu được
đánh giá là đúng hay sai và học sinh được hỏi để xác định đó là đúng hay sai, có hay
không. Các phương án trả lời thích hợp để học sinh gợi nhớ lại kiến thức đáng kể, có thể
được kiểm tra một cách nhanh chóng.
- Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:
Loại bài tập này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi
có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải lựa chọn, câu trả lời tốt
nhất trong nhiều câu hợp lý, câu trả lời kém nhất hay câu trả lời không có liên quan gì nhất
hay có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp.
Một câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn bao gồm 4 bộ phận cơ bản là:
+ Câu dẫn.
+ Câu chọn.
+ Câu “đúng” huặc “sai” phải chọn.
+ Các câu nhiễu.
Câu dẫn: Thường ở đầu câu kiểm tra, có thể viết dưới dạng một câu hỏi trực tiếp
huặc một cách phát biểu không đầy đủ.
Điều đó có thể tác động như cách phát biểu để tạo ra một kích thích gợi cho học sinh
câu trả lời.
Câu chọn: Thường có từ 4-5 khả năng, học sinh phải chọn ra được câu trả lời theo
yêu cầu trong các câu này, số câu chọn không nên quá ít (2 – 3 câu) huặc quá nhiều (6 câu
7
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
trở lên). Câu dựa theo các quy luật tâm lý của sự học và quy luật tâm lý của sự học và cá
quy luật xác xuất thống kê.
Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu đã chọn.

Câu sai: Là câu kém nhất trong các câu chọn.
Câu nhiễu: Là câu trả lời khác với câu trắc nghiệm , câu chọn đúng, cũng là câu trả
lời khác với câu sai trong trắc nghiệm chọn câu sai. Đây là câu quyết định mức độ khó hay
rễ của dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan ghép đôi:
Đối với loại câu này thường có 2 dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp, chúng
được ghép với nhau theo một câu dẫn ghép với một câu đáp, học sinh phải ghép chúng
thành câu đúng.
Ngoài ra chúng ta còn phối hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan này thành những
câu hỏi mang tính chất phức tạp, có “trình độ cao dần”, có thể xem chúng là các biến thể
của các loại trắc nghiệm cơ bản thuộc cả bốn loại trắc nghiệm khách quan kể trên.
3/ Một số chỉ dẫn khi soạn câu hỏi trăc nghiệm:
Để giúp chúng ta xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dành để kiểm tra học sinh,
các nhà sư phạm đã tổng kết được nhiều điều bổ ích chỉ dẫn chung về phương pháp soạn
câu hỏi trắc nghiệm như sau:
- Diễn đạt câu hỏi, câu dẫn càng rõ ràng càng tốt, phải chú ý tới cấu trúc ngữ pháp,
chọn từ chính sác.
- Dùng câu đơn giản, thử nhiều cách chọn câu hỏi và chọn cách đơn giản nhất.
- Đưa tất cả những thông tin cần thiết vào câu dẫn nếu có thể được.
- Đừng cố gắng tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu hỏi bằng cách
phức tạp hơn (trừ khi người soạn câu hỏi muốn kiểm tra về mặt đọc hiểu), tránh cung cấp
những đầu mối dẫn đến câu trả lời.
8
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
- Thói quen xây dưng những câu trả lời đúng dài hơn những câu nhiễu cũng sẽ xớm
bị học sinh phát hiện. Câu dẫn của câu hỏi có thể chứa đựng chính thông tin cần thiết để trả
lời một câu hỏi khác.
- Tránh gây ra những tác dụng không mong muốn về mặt giáo dục, chẳng hạn một số
câu hỏi trắc nghiệm không nên khuyến khích lối học vẹt .
- Tránh những “câu” hay “từ” giúp gián đoạn câu trả lời, tránh những “từ thừa” hay

“câu thừa”.
- Trong một bộ câu hỏi sắp xếp câu trả lời đúng theo cách ngẫu nhiên.
- Đề phòng những câu thừa giả thuyết.
4/ Cách đánh giá bài tập trắc nghiệm:
- Một câu hỏi có nhiều học sinh trả lời kém có thể cho đấy là câu hỏi được xây dưng
chưa tốt, đó có thể là do thiếu hiểu biết về phía học sinh, do giảng dạy hạn chế… phải tìm
rõ nguyên nhân để khắc phục.
- Việc phân tích –xem xét các câu nhiễu được trả lời như thế nào trong các câu hỏi
trắc nghiệm khách quan kiểu nhiều lựa chọn rất có ích, một câu nhiễu không thu hút sự chú
ý của một học sinh nào cả cần phải soạn lại cho hấp dẫn hơn. Một câu nhiễu thu hút được
nhiều học sinh giỏi, nhưng ít thu hút được được học sinh kém có thể là do sự tối nghĩa nào
đó trong câu hỏi mà học sinh kém chưa nhận thấy, nhưng lại làm cho học sinh giỏi bị thiệt
thòi.
- Sự phân bố điểm theo câu hỏi có thể thấy những mục tiêu tương ứng đã được giảng
dạy như thế nào? Từ đó cần phải xác định lại một cách thực tế hơn.
5/ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm:
Khái niệm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là quan trong cải cách về kiểm tra, thi cử.
Một ngân hàng câu hỏi là việc tạo dựng, góp chung, sắp xếp hoàn chỉnh các câu hỏi có giá
trị nhất.
Khái niệm về ngân hàng câu hỏi:
9
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
- Ngân hàng câu hỏi là một khái niệm quan trọng trong việc cải cách và kiểm tra thi
cử.
- Một ngân hàng câu hỏi là sự đóng góp chung các câu hỏi kiểm tra phù hợp với việc
áp dụng đối với lớp học sinh nào đó và đã được công nhận có giá trị về mặt kỹ thuật.
- Một ngân hành câu hỏi sẽ giúp cho giáo viên và các tổ chức kiểm tra chất lượng
giáo dục rút ra từ sự thu thập rộng rãi các câu hỏi được giữ trong câu hỏi được giữ trong
ngân hàng để xây dựng những đề kiểm tra và những đề thi của họ.
- Một số câu hỏi được đưa vào một cách đều đặn và một số câu khác không “hoạt

động ” tốt thì tỏ ra thừa và rễ bị loại thải. Chất lượng kiểm tra sẽ được tăng cường do việc
duy trì theo rõi từng câu hỏi dựa trên sự phân tích các câu hỏi đó.
- Các câu hỏi kiểm tra sau sẽ được chọn lọc, cắt xén, thêm bớt, kiểm tra thử và phân
tích các câu trả lời của mỗi câu trả lời riêng biệt đem in vào các khổ giấy bìa cỡ thích hợp
để lưu giữ và được cất cẩn thận.
Đối với các trường có máy vi tính, có máy in thì tất cả các công việc đó được xây
dựng sửa đổi, lưu giữ hêt sức thuận tiện. Như vậy nếu có sự ra đời của ngân hàng câu hỏi
kiểm tra hoá học bậc THCS sẽ có một ý nghĩa hết sức to lớn trong sự nghiệp cải cách kiểm
tra thi cử hiện nay.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Hiện nay phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh đang được phổ biến
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này đang được sử dụng trong các lần thi
cuối học kỳ, cuối năm, huặc các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh…
Chính vì vậy việc xây dựng ngân hàng đề thi theo phương pháp trắc nghiệm ở nước ta là rất
cần thiết và cấp bách. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đang được
quan tâm và có nhiều ứng dụng trong công tác giảng dạy của giáo viên ở các bậc học, cấp
học và đã có hiệu quả bước đầu trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học.
10
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
Trên thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều quyển sách về bài tập trắc nghiệm của một
số môn ở các cấp học phổ thông, tuy nhiên đối với môn hoá học ở bậc THCS còn hạn chế.
Do vây trong đề tài này tôi quyết định góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng hệ thống bài
tập trắc nghiệm hoá học cho bậc THCS.
III/ CÁC GIẢI PHÁP :
1/ Sơ lược về nội dung chương trình hoá học THCS:
Môn Hoá học THCS là môn học sinh được học muộn nhất so với tất cả các môn học
khác bắt đầu từ lớp 8. Với thời lượng cả 2 khối là 70 tiết.
Nội dung môn hoá học lớp 8 được tóm tắt như sau:
Môn hoá học lớp 8: Có 6 chương:
Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử

Chương 2: Phản ứng hoá học
Chương 3: Mol và tính toán hoá học.
Chương 4: Oxi – Không khí.
Chương 5: Hiđro – Nước.
Chương 6: Dung dịch.
2/ Nguyên tắc soạn các bài tập trắc nghiệm trong đề tài:
- Hệ thống bài tập trắc nghiệm được soạn thảo lần lượt theo trình tự của chương trình
hoá học THCS, kiến thức cơ bản được giới thiệu ở từng chương trong hệ thống chương
trình THCS.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở mỗi chương có đầy đủ 4 loại câu hỏi trắc nghiệm
khách quan cơ bản: Điền khuyết, đúng – sai huặc có không, nhiều lựa trọn, ghép đôi.
- Sau các câu hỏi là phần đáp án.
3/ Hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm:
Chương 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
Câu 1: Chọn các từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
11
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
“Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được…… Dùng dụng cụ đo mới xác đinh được
…… của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn điện hay không thì phải… ”
Câu 2: Câu sau đây gồm 2 phần: “Nước cất là một hợp chất vì nước cất sôi ở đúng 100
o
C”.
Hãy chọn phương pháp đúng trong số các phương án sau:
A. ý trong phần I đúng, ý trong phần II sai.
B. ý trong phần I sai, ý trong phần II đúng.
C. Cả hai ý đều đúng và ý phần II giải thích ý phần I.
D. Cả hai ý đều đúng và ý phần II không giải thích ý phần I.
Câu 3: Cho công thức hoá học của một số chất sau:
- Clo Cl
2

- Sắt Fe - Đồng(II) oxit CuO
- Axit sunfuric H
2
SO
4
- Kali hiđroxit KOH - Nhôm clorua AlCl
3
Số đơn chất và hợp chất đã cho:
A. 1 đơn chất và 5 hợp chất B. 2 đơn chất và 4 hợp chất
C. 3 đon chất và 3 hợp chất D. 4 đơn chất và 2 hợp chất
Câu 4: Theo hoá trị của sắt trong hợp chất hoá học là Fe
2
O
3
. Hãy chọn công thức hoá
học đúng của hợp chất gồm Fe liên kết với nhóm nguyên tử SO
4
(có hoá trị II ).
A. Fe
2
(SO
4
)
3
B. FeSO
4
C. Fe
3
(SO
4

)
2
D. Fe
2
SO
4
Câu 5: Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp của nguyên
tố Y với H là ( X; Y là những nguyên tố nào đó): XO; YH
3
.
Công thức đúng của hợp chất XY là:
A. X
2
Y
3
B. XY
C. X
3
Y
4
D. X
3
Y
2
Câu 6: Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H,
trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:
A. CH
4
B. C
2

H
4
12
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
C. C
4
H
8
D. C
4
H
10
Câu 7: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tố M liên kết với 4 nguyên tử H và nặng
bằng nguyên tử O. Nguyên tử khối của nguyên tố M là:
A. 13 đv C. B. 14 đv C. C. 12 đv C. D. 16 đv C
Câu 8: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện
tượng hoá học, trong đó có phản ứng hoá học sảy ra?
A. Nhiệt đọ phản ứng B. Tốc độ phản ứng
C. Chất mới sinh ra D. Tất cả đều sai
Chương 2: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1: Trong số những quá trình và sự việc dưới đây, đâu là hiện tượng vật lý:
a) Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn.
b) Có thể lặp lại thí nghiệm với chất vừa dùng để làm thí nghiệm trước đó.
c) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
d) Nước bị đóng băng ở hai cực trái đất.
e) Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước.
A. a, b, c, d. B. a, b, d.
C. b, c, d. D. a, d, e.
Câu 2: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học?
a) Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

b) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
c) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
d) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
e) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.
A. a, b, c, d B. a, b, d, e.
13
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
C. b, c D. a, c, d, e.
Câu 3: Chọn các từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống:
“Trước khi cháy chất parafin ở thể … còn khi cháy ở thể …
Các … parafin phản ứng với các … khí oxi”

Câu 4: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hoá học, chỉ phân tử biến đổi còn
các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn ”.
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng, nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2;
D. Cả 2 ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2;
E. Cả 2 ý đều sai.
Câu 5: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon oxit CO tác dụng với chất
sắt (III) oxit Fe
2
O
3
.
Khối lượng của kim loại sắt thu được khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg
Fe2O3 thì có 26,4 kg CO2 sinh ra là:
a) 2,24 kg b) 22,4 kg
c) 29,4 kg d) 18,6 kg

Chương 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
Câu 1: Phát biếu nào dưới đây là đúng?
A. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối
lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
B. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước nhỏ hơn thành phần % khối
lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
14
rắn; lỏng; hơi
phân tử;
nguyên tử
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
C. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước bằng thành phần % khối
lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
D. Không xác định được.
Câu 2: Số mol nguyên tử oxi có trong 36 g nước là:
A. 1 mol B. 1,5 mol C. 2 mol D. 2,5 mol
Câu 3: Phương trình nào đã được viết và cân bằng đúng?
A. 3Fe + 2O
2


Fe
3
O
4
B. 3S + 3O
2


2SO

3
C. 2Mg + O
2


MgO D. 2P + 2O
2


P
2
O
5
Câu 4 : Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với oxi là
0,5. Khối lượng mol của khí A là:
A. 33 B. 34 C. 68 D. 34,5
Câu 5: Cho những khí sau: O
3
, N
2
, H
2
, CO
2
, SO
3
, CH
4
, C
4

H
10
. Những khí trên, khí nào
nặng hơn không khí?
A. O
3
, N
2
, H
2
, CO
2
B. CO
2
, SO
3
, CH
4
, C
4
H
10
C. CO
2
, SO
3
, O
3
, C
4

H
10
D. H
2
, CO
2
, SO
3
, CH
4
Câu 6: Cho 65 g kim loại kẽm tác dụng với axit clohiđric cho 136 g ZnCl
2
và giải phóng
22,4 lit khí hiđro (đktc). Khối lượng axit HCl cần dùng là:
A. 73 gam B. 72 gam C. 36,5 gam D. 71 gam
Câu 7: Đốt cháy 6,2 gam phốt pho trong bình chứa 6,72 lit khí oxi (đktc). Hãy cho biết
sau khi cháy:
Phot pho hay oxi, chất nào còn thừa cà khối lượng là bao nhiêu?
A. Phốt pho thừa 2 gam. B. Oxi thiếu
C. Phót pho thiếu D. Oxi thừa 1,6 gam.
15
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
Câu 8: Bỏ 13 gam kẽm vào dung dịch có chứa 10,95 gam axit clohiđric. Dùng khí hiđro
sinh ra để khử đồng (II) oxit.
Các phương trình phản ứng xảy ra:
Zn + 2HCl

ZnCl
2
+ H

2
; H
2
+ CuO

Cu + H
2
O
Hỏi lượng hiđro sinh ra có thể khử được bao nhiêu mol CuO?
A. 0,1 mol; B. 0,15 mol. C. 0,2 mol D. 0,3 mol
Chương 4: OXI – KHÔNG KHÍ
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi nhẹ hơn không khí . B. Khí oxi nặng hơn không khí.
C. C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí D. Khí oxi tan trong nước.
Câu 2: Có 3 oxit sau: MgO, SO
3
, Na
2
O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử
sau đây không?
A. Chỉ dùng nước. B. Chỉ dùng dung dịch kiềm.
C. Chỉ dùng axit. D. Dùng nước và giấy quỳ tím.
Câu 3: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỷ lệ khối lượng giữa sắt và
oxi là 7/3. Công thức phân tử của oxit đó là:
A. FeO B. Fe
2
O
3
C. F
3

O
4
D. FeO
2
Câu 4: Trong giờ thực hành thí nghiệm, một học sinh đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong
1,12 lít oxi (đktc). Thí nghiệm sẽ:
A. Lưu huỳnh dư B. Oxi thiếu
C. Lưu huỳnh thừa D. Oxi dư
Câu 5: Bột nhôm cháy theo phản ứng:
Nhôm + khí oxi

Nhôm oxit (Al
2
O
3
)
Cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng là 54 gam và khối lượng nhôm oxit sinh ra là 102
gam. Vậy thể tích khí oxi đã dùng là thể tích nào đây?
16
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
A. 33 lít B. 34 lít. C. 33,6 lít D. 40,6 lít
Câu 6: Số gam kali pemamganat KMnO
4
cần dùng để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc)
là:
A. 20,7 gam B. 42,8 gam C. 14,3 gam D. 31,6 gam
Câu 7: Có 4 lọ mất nhãn đựng bốn chất bột màu trắng gồm: CaO, Na
2
O, MgO và
P

2
O
5
.
Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?
A. Dùng nước và dung dịch axit H
2
SO
4
.
B. Dùng dung dịch axit H
2
SO
4
và phenolphtalein.
C. Dùng nước và giấy quỳ tím.
D. Không có chất nào khử được.
Câu 8: Khi đốt cháy 1 mol chất Y cần 6,5 mol O
2
và thu được 4 mol CO
2
và 5 mol H
2
O.
Chất Y có công thức phân tử nào sau đây ?
A. C
4
H
10
B. C

4
H
8
C. C
4
H
6
D. C
5
H
12
Câu 9: Nếu cho 210 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước thì khối lượng Ca(OH)
2
thu
được theo lí thuyết là bao nhiêu? (Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với
nước).
A. 249 kg B. 42,8 kg C. 14,3 kg D. 31,6 kg
Câu 10: Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi (CaCO
3
). Lượng vôi
sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là 0,45 tấn. Hiệu suất phản ứng là:
A. 89% B. 90% C. 98% D. 89,28%
Chương 5: HIĐRO – NƯỚC
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Trong các chất khí, hiđro là khí ………… Khí hiđro có………
17
Tính oxi hoá;
tính khử;
chiếm oxi;
nhường oxi;

nhẹ nhất
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
Trong phản ứng giữa H
2
và CuO, H
2
có ………… vì……………
của chất khác; CuO có ……………vì………… cho chất khác.
Câu 2: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:
A. 2KClO
3


2KCl + O
2
B. SO
3
+ H
2
O

H
2
SO
4
C. Fe + 2HCl

FeCl
2
+ H

2
D. Fe
3
O
4
+ 4H
2


3Fe + 4H
2
O
Câu 3: Cho CuO tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau:
A. Chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh.
B. Chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Dung dịch có màu xanh.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 4: Trong số những chất dưới đây, chất nào làm cho quỳ tím không đổi màu?
A. HNO
3
B. NaOH C. Ca(OH)
2
D. NaCl
Câu 5: Có những chất rắn sau: CaO, P
2
O
5
, MgO, Na
2
SO

4
. Dùng những thuốc thử nào để
có thể phân biệt được các chất trên?
A. Dùng axit và giấy quỳ tím B. Dùng axit H
2
SO
4
và phenolphtalein.
C. Dùng nước và giấy quỳ tím D. Dùng dung dịch NaOH
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magê, các dung dịch axit sunfuric
loãng H
2
SO
4
và axit clohiđric HCl.
Muốn điều chế được 1,12 lit khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ
cần một khối lượng nhỏ nhất?
A. Mg và H
2
SO
4
B. Mg và HCl C. Zn và H
2
SO
4
D. Zn và HCl
Câu 7: Người ta cho kẽm huặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl để điều chế
khí hiđro. Nếu muốn điều chế 2,24 lít khí hiđro (đktc) thì phải dùng số gam kẽm huặc sắt
lần lượt là:
18

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
A. 6,5 gam và 5,6 gam B. 16 gam và gam
C. 13 gam và 11,2 gam D. 7,95 gam và 8,4 gam
Câu 8: Cho 8,125 gam Zn tác dung với dung dịch loãng có chứa 18,25 gam axit clohiđric
HCl. Thể tích khí H
2
(ở đktc) sinh ra là:
A. 2,8 lít B. 2,75 lít C. 2,81 lít D. 3,85 lít
Chương 6: DUNG DỊCH
Câu 1: Dung dịch là:
A. Hỗn hợp gồm dung môi và chất tan
B. Hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. Hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan
D. Hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan
Câu 2: Nồng độ phần trăm của dung dịch là:
A. Số gam chất tan trong 100 gam dung môi.
B. Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.
C. Số gam chất tan trong 1 lit dung dịch.
D. Số gam chất tan trong 1 lit dung môi.
Câu 3: Nồng độ mol/lít của dung dịch :
A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. B. Số gam chất tan trong 1 lit dung môi.
C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.
Câu 4: Độ tan của một chất trong nước ở một nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100gam dung dịch.
19
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g dung môi để tạo thành dd bão hoà.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g nước để tạo thành dd bão hoà.
Câu 5: Cô cạn 150 ml dd CuSO

4
có khối lượng riêng là 1,2 g/ml thu được 56,25 gam
CuSO
4
.5H
2
O. Nồng độ % của dung dịch CuSO
4
là.
A. 5,61% B. 20% C. 17,8% D. 23,4%.
Câu 6: Trong giờ thực hành thí nghiệm về pha chế nồng độ, phòng thí nghiệm có dung
dịch NaOH 2M (D = 1,08 g/ml). Nếu chuyển sang nồng độ phần trăm thì nồng độ là bao
nhiêu?
A. 7,39% B. 7,4% C. 8% D. 7,5%
Câu 7: Hoà tan 224 ml khí HCl (đktc) trong 200 ml nước. Biết rằng thể tích của dung
dịch thay đổi không đáng kể. Dung dịch HCl thu được sau phản ứng có nồng độ mol/lít là:
A. 0,5 mol/l B. 0,05 mol/l C. 0,3 mol/l D. 0,03 mol/l
Câu 8: Độ tan của KNO3 ở 40
o
là 70gam. Số gam KNO3 có trong 340 gam dung dịch ở
nhiệt độ trên là:
A. 140 gam B. 130 gam C. 120 gam D. 110 gam
Câu 9: Để pha chế thành 5 lít dung dịch axit HCl có nồng độ 0,5 M, cần phải lấy bao
nhiêu lít dung dịch HCl có nồng độ 36% (D = 1,19 g/ml) ?
A. 0,21 lít B. 0,214 lít C. 0,295 lít D. 0,25 lít
Câu 10: Trộn 150 gam dung dịch NaOH 10% vào 460 gam dung dịch NaOH x% để tạo
thành dung dịch 6%. X có giá trị là:
A. 4,7 B. 4,65 C. 4,71 D. 6
Câu 11: Cần phải dùng bao nhiêu lít H
2

SO
4
có tỷ khối d = 1,84 và bao nhiêu lít nước cất
để pha thành 10 lít dung dịch H
2
SO
4
có d = 1,28?
20
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
A. 6,66 lít H
2
SO
4
và 3,34 lít H
2
O B. 6,67 lít H
2
SO
4
và 3,33 lít H
2
O
C. 6,65 lít H
2
SO
4
và 3,35 lít H
2
O D. 7 lít H

2
SO
4
và 3 lít H
2
O
4/ Đáp án
Ch¬ng
C©u
hái
§¸p ¸n
A B C D
I
1
2 x
3 x
4 x
5 x
6 x
7 x
8 x
II
1 x
2 x
3
4 x
5 x
III
1 x
2 x

3 x
4 x
5 x
6 x
7 x
8 x
1 x
2 x
3 x
x
Ch¬ng §¸p ¸n
Câu hỏi
A B C D
5 x
6 x
7 x
8 x
9 x
10 x
1
2 x
3 x
4 x
5 x
6 x
7 x
8 x
VI
1 x
2 x

3 x
4 x
5 x
6 x
7 x
8 x
9 x
10 x
11 x
21
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
Đáp án (tiếp)
Chương 1: Câu 1: … tính chất… nhiệt độ n/c, nhiệt độ sôi …… làm thí nghiệm.
Chương 2: Câu 3: … rắn……. hơi…… phân tử…… phân tử.
Chương 5: Câu 1: … nhẹ nhất…. tính oxi hoá…. tính oxi hoá…. tính khử….
nhường oxi
IV/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
1/ Nội dung của đề tài đã được áp dụng cho học sinh khối 8 mà hiện nay tôi đang
trực tiếp phụ trách giảng dạy:
- Qua kiểm tra đánh giá thực nghiệm sư phạm áp dụng phương pháp trắc nghiệm
khách quan tôi thấy những đối tượng học sinh được áp dụng phương pháp này có
nhiều tiến bộ, khối lượng kiến thức dạy được tăng lên, kiểm tra được nhiều học sinh,
thời gian kiểm tra được rút ngắn, phát huy đựơc khả năng tư duy độc lập, khả năng
phán đoán suy luận của học sinh. Do vậy chất lượng học sinh tăng lên so với lớp
không áp dụng phương pháp này.
2/ Kiểm tra, đánh giá đề tài:
Thời gian kiểm tra : 15 phút
a/ Lớp áp dụng kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm kiểm tra được nhiều kiến
thức, thời gian đảm bảo và có thể chia lớp học ra làm 2 nhóm đề khác nhau ngồi xen
kẽ tạo được tính chính xác, khách quan và trung thực. Học sinh có tính tự giác cao

trong học tập tìm tòi kiến thức.
b/ Lớp áp dụng kiểm tra theo phương pháp cổ truyền thì chỉ ra được khoảng 2 bài
tập nhỏ và khó chia các nhóm đề. Vì vậy trao đổi nhìn bài của nhau nên đánh giá học
sinh còn chưa chính xác, không thúc đẩy được khả năng tự giác học tập của học sinh.
3/ Phân tích kết quả:
a. Điểm mạnh :
22
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
- Phát huy được tính tích cực, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của
học sinh, khả năng phán đoán vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi.
- Rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong học tập, tính trung thực trong kiểm
tra, hạn chế việc trao đổi, quay cóp bài của bạn.
b. Điểm còn tồn tại :
- Phương pháp trắc nghiệm thường là những câu hỏi nhỏ và chọn đáp án đúng
nên học sinh dễ coi bài của nhau. Học sinh khi không hiểu bài nên “chọn bừa” một
đáp án.
PHẦN III - KẾT LUẬN :
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp trắc nghiệm khách quan
để xây dựng hệ thống các bai tập trắc nghiệm nôm hoá học cho học sinh lớp 8 bậc
THCS dùng trong việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Hệ thống câu hỏi được biên soạn theo nội dung và chương trình sách giáo khoa
hiện hành và theo nội dung từ rễ đến khó.
Bên cạnh đó, qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế bằng thực nghiệm sư
phạm trong quá trình giảng dạy bộ môn hoá học về phương pháp kiểm tra bằng trắc
nghiệm, tôi rút ra được một số nhận xét và đề xuất sau đây:
- Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra và đánhgiá chất lượng
học tập của học sinh có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp kiểm tra tự luận
truyền thống.
- Tuy nhiên bài tập trắc nghiệm khách quan không phải là có không ít nhược điểm
( như đã nói ở phần II). Do vậy để đánh giá kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh

nên làm như sau:
+ Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong các lần hỏi đáp xây dựng bài, kiểm
tra cuối giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và
kiểm tra cuối năm.
23
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc THCS
+ Sử dụng phối hợp với bài kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1
tiết, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối năm.
+ Đề bài thi có những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận riêng biệt,
độc lập và có sự phân bố điểm một cách hợp lý.
Để đạt kết quả cao hơn trong việc áp dụng giảng dạy và kiểm tra bằng phương
pháp trắc nghiệm khách quan thì giáo viên phải là người đóng vai trò quan trọng
trong việc hướng dẫn học sinh, giáo viên phải luôn luôn chủ động và áp dụng bài tập
trắc nghiệm linh hoạt trong mọi tình huống sư phạm để không ngừng nâng cao chất
lượng giảng dạy của mình.
24

×