Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hoàn thiện tư duy và phát triển kỹ năng giải bài tập hóa học bằng phép quy đổi đưa hỗn hợp về các nguyên tố hoặc cụm nguyên tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
II 1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Quy đổi là gì?
2.1.2 Các nguyên tắc khi thực hiện phép quy đổi
2.1.3. Các hướng quy đổi chính sử dụng khi giải toán hóa học
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các định luật cần nắm vững
2.3. 2. Vận dụng phép quy đổi vào giải bài tập hóa học
Dạng 1: Quy đổi hỗn hợp về các nguyên tố tương ứng

Trang
2
2
3
3
3
3
3
3
4
5
5
5
7


7

Dạng 2: Quy đổi hỗn hợp về các cụm nguyên tố

10

Bài tập vận dụng

12

Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết

15

2.4. Tính hiệu quả của SKKN

18

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

3.1. Kết luận

20

3.2. Kiến nghị

20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đến nay, với phần lớn các môn thi
theo hình thức trắc nghiệm cùng với việc chuyển thi các môn riêng rẽ thành thi
các bài tổ hợp : Khoa học tự nhiên (tổ hợp Lý- Hóa - Sinh) và Khoa học xã hội
(tổ hợp Sử - Địa - GDCD). Yêu cầu đặt ra đối với các trường THPT là thay đổi
cách dạy và học một cách tích cực , linh hoạt phù hợp với nội dung , hình thức
1


thi của bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động dạy
học nói chung và với môn Hóa học nói riêng.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, sử dụng các phương pháp giải toán để
giải quyết một bài toán hóa học (câu vận dụng cao) một cách nhanh gọn, chính
xác nhưng vẫn giúp học sinh hiểu rõ được bản chất của hóa học trong bài toán
đó thực sự là điều không phải dễ dàng. Trong khi đó, học sinh chỉ được phép sử
dụng trung bình 1,25 phút/1 câu trong các bài thi, cùng với áp lực phải thi ba
môn liên tục trong một buổi thi đã tạo cho học sinh những rào cản vô cùng lớn
khi học các môn khoa học tự nhiên. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa
học, tôi đã thấy học sinh hàng này phải đối mặt với những khó khăn trong việc
giải các bài toán hóa học, đặc biệt các câu lấy điểm 8 trở lên. Vì vậy, việc đưa ra
những hướng giải bài tập mới, kỹ thuật mới giúp cho học sinh vừa nắm vững
kiến thức, vừa phát triển kỹ năng giải bài tập là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
của người thầy.
Mấy năm gần đây, với sự phát triển với tốc độ vũ bão của "internet" kèm
với sự phổ biến quá mức của mạng xã hội các nguồn tài liệu trở nên kếch xù, các
nhóm học tập trên facebook phát triển lớn mạnh thu hút số đông... Đề thi đại học
theo đó trở nên "phát phì", khi những câu hỏi bắt đầu dài hơn, phức tạp hơn và
nặng "toán học" hơn. Tất yếu xảy ra là cuộc chạy đua tạo ra các "phương pháp
mới" để đối phó với đề thi ngày càng chóng mặt. Tất cả đã tạo nên một bức

tranh muôn màu muôn vẻ và "phương pháp quy đổi" cũng là một phần trong bức
tranh ấy.
Trên thực tế, phép quy đổi hay phương pháp quy đổi đã xuất hiện khá
nhiều trong các tài liệu. Nhưng việc hiểu rõ bản chất của quy đổi và vận dụng
linh hoạt, sang tạo quy đổi vào các bài toán hóa học để đem lại kết quả nhanh
gọn, chính xác mới là việc mà thầy trò phải làm để chinh phục điểm cao trong
các kỳ thi. Với các lí do trên, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn viết đề tài :" Hoàn
thiện tư duy và phát triển kỹ năng giải bài tập hóa học bằng phép quy đổi
đưa hỗn hợp về các nguyên tố hoặc cụm nguyên tố " làm sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
1.2 . Mục đích nghiên cứu
- Đề tài giúp học sinh hiểu rõ khái niệm, bản chất của phép quy đổi và các dạng
quy đổi thường gặp, biết điều kiện để thực hiện phép quy đổi trong một bài toán;
đặc biệt là nhận dạng được, áp dụng được mỗi phép quy đổi vào từng bài toán
sao cho phù hợp nhất, để có cách làm ngắn gọn nhất nhưng vẫn tìm ra đáp số
đúng.
- Hoàn thiện tư duy và phát triển kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh sau
khi áp dụng phép quy đổi qua các ví dụ và hệ thống bài tập điển hình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp quy đổi gồm khái niệm, các cách
quy đổi, dấu hiệu và điều kiện của quy đổi, lịch sử của quy đổi...
- Nội dung, phương pháp và phạm vi áp dụng của phép quy đổi, phân tích mộtsố
các bài toán điển hình để học sinh hiểu bản chất của phép quy đổi.
2


- Phương pháp để phát triển kỹ năng giải bài tập Hóa học của học sinh học các
khối A1, B1, A7 có nhu cầu thi vào Đại Học.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
của phép quy đổi trong các tài liệu chuyên ngành.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Quan sát và làm phiếu điều tra về thực
trạng vấn đề cần nghiên cứu (nội dung, phương pháp, kỹ năng giải bài tập... của
học sinh)
- Phương pháp thống kê: xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng đề tài
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Quy đổi là gì?
- Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học Việt Nam thì " quy đổi là
chuyển đổi sang một hệ đơn vị khác". Đây là khái niệm nghe qua thì có vẻ chưa
thực sự thỏa đáng. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy qua lịch sử phát triển của nhân
loại, con người luôn sáng tạo và đơn giản hóa mọi công việc. Vậy ta có thể hiểu
" Quy đổi là một công cụ để biến những vấn đề phức tạp thành đơn giản hơn"
- Trong hóa học, quy đổi là phép toán được sử dụng phổ biến, vẫn theo định
nghĩa trên chúng ta có thể hiểu : "Quy đổi là một phương pháp biến đổi toán học
nhằm đưa bài toán ban đầu là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua
đó làm phép tính trở nên dễ dàng, thuận tiện và chính xác"
2.1.2 Các nguyên tắc khi thực hiện phép quy đổi
- Một phép toán được gọi là phép quy đổi khi thỏa mãn định nghĩa của quy đổi.
nhưng không phải phép quy đổi nào cũng hữu ích chứ chưa nói tới là sự lựa
chọn tốt nhất. Không ai muốn chọn một phép quy đổi "lạc đề" hay " vô dụng".
Một phép quy đổi được coi là "hữu dụng" khi thỏa mãn 3 điều kiện lớn sau:
Một là: Tính toàn vẹn về mol, nguyên tố
Các nguyên tố được nhắc tới là thành phần nguyên tố hóa học tạo nên hỗn
hợp mẹ. Còn số mol có thể là mol nguyên tố hay mol hỗn hợp.
Ví dụ :
(1)
1 mol C4H6

(2)
(1)
chính là kiểu quy đổi truyền thống và cổ xưa bằng việc đưa hỗn hợp về
các nguyên tố, hỗn hợp con lúc này chỉ mang theo được số mol của các nguyên
tố.
(2)
là cách quy đổi mạnh hơn (1) bởi vì (2) không chỉ bao gồm các nhân tố
của (1) mà còn bảo toàn được số mol của hỗn hợp mẹ. Thậm chí cách quy đổi
này còn bảo toàn được số liên kết π trong chất ban đầu.
Hai là, tính toàn vẹn về phản ứng hóa học
Một phép quy đổi sẽ càng triển vọng nếu hỗn hợp con mang theo được
càng nhiều phản ứng hóa học của hỗn hợp mẹ. Hay nói cách khác, hỗn hợp con
có thể đại diện cho hỗn hợp mẹ, giữ nguyên bản chất của hóa học trong bài toán.
3


Ví dụ: Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 hãy so sánh 2 phép quy đổi sau:
X
(1) tạo ra một hỗn hợp con hoàn toàn trơ về mặt hóa học, không bảo toàn được
các phản ứng hóa học trong hỗn hợp ban đầu, không thể dùng hỗn hợp mới thay
thế hỗn hợp cũ trong các phản ứng.
(2) bảo toàn được khá nhiều phản ứng: với axit đặc, axit loãng, với oxi...; tất cả
đều có thể dùng hỗn hợp mới thay thế hỗn hợp ban đầu.
Vì vậy: Tính toàn vẹn của phản ứng hóa học là nhân tố quan trọng nhất
quyết định mức độ mạnh của một phép quy đổi và sự khéo léo của người giải đề.
Ba là, vấn đề về tốc độ
- Mục đích lớn của quy đổi vẫn là giải quyết vấn đề đơn giản hơn, ngắn gọn hơn
và nhanh hơn so với cách truyền thống khác. Chính vì vậy, vấn đề tốc độ là một
khía cạnh không thể bỏ sót. Vậy theo hai điều kiện trên chúng ta có nhiều cách
để thực hiện quy đổi một hỗn hợp nhưng ta chỉ được chọn một và chọn ra sao

cho hiệu quả nhất, hợp lí nhất mới là vấn đề cần suy xét.
Một phép quy đổi sẽ “thất bại” hay “ bất hợp lí” nếu:
- Phải sử dụng từ 3 ẩn số trở lên để giải
- Lựa chọn thành phần nguyên tố phức tạp
- Thua thiệt quá nhiều so với cách giải truyền thống.
2.1.3 Các hướng quy đổi chính sử dụng khi giải toán
- Có nhiều hướng để đưa một hỗn hợp phức tạp chuyển thành đơn giản hơn,
thuận lợi hơn để giải bài toán. Tuy nhiên ta có thể đưa phép quy đổi về 2 hướng
chính:
2.1.3.1 Quy đổi hỗn hợp về các nguyên tố tương ứng
- Là phép quy đổi đưa hỗn hợp mẹ về hỗn hợp con gồm các nguyên tố cấu tạo
nên hỗn hợp mẹ. Việc quy đổi trong trường hợp này làm gọn các chất trong hỗn
hợp gốc và thuận tiện hơn trong tính toán.
Dấu hiệu:
- Thứ nhất, kiểu quy đổi này được sử dụng ưu thế hơn trong các bài toán vô cơ.
- Thứ hai, sử dụng khi số lượng nguyên tố hạn chế.
- Thứ ba, tính bảo toàn phản ứng hóa học cực thấp. Vì vậy, người ta lấy sản
phẩm phản ứng của hỗn hợp mẹ nhưng tính toán qua hỗn hợp con.
2.1.3.2 Quy đổi hỗn hợp về các cụm nguyên tố
- Là tách hỗn hợp mẹ về các phần riêng rẽ để giải, mỗi phần (nguyên tố hoặc
cụm nguyên tố) có đặc điểm riêng hay phản ứng riêng... có thể "lợi dụng" được.
Dấu hiệu:
- Thứ nhất, quy đổi về cụm nguyên tố được sử dụng ưu thế hơn trong các bài
toán hóa học hữu cơ.
- Thứ hai, khả năng giữ lại phản ứng cao hơn hẳn so với quy đổi về các nguyên
tố. Đa phần các nhóm chức đều được bảo toàn.
(Trọn bộ về quy đổi – Đỗ Văn Khang)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4



- Trở thành sinh viên các trường Đại học hàng đầu luôn là ước mơ của nhiều học
sinh THPT. Tuy nhiên, ước muốn đó sẽ là quá “xa vời” đối với những học sinh
học không tốt bộ môn Hóa học. Đa số học sinh luôn “sợ hãi” trước một bài toán
trắc nghiệm với quá nhiều chất tác dụng với nhau, quá nhiều các phương trình
phản ứng phức tạp trong khi thời gian dành cho một câu trắc nghiệm trung bình
chỉ khoảng 1,25 phút.
- Với vốn kiến thức hiện có của một học sinh THPT, các em không thể đọc sách
rồi tự mình rút ra phương pháp để giải quyết khó khăn trên. Thêm vào đó trong
sách giáo khoa cũng như các sách tham khảo rất ít những ví dụ minh họa một
cách chi tiết, rõ ràng để giúp học sinh làm những bài toán có sự đòi hỏi một tư
duy mới và kỹ năng giải toán tốt.
- Đa số học sinh còn thụ động, còn bị những tư duy cũ, những phương pháp
“truyền thống”, phụ thuộc nhiều vào sơ đồ phản ứng... gây hạn chế kỹ năng
phân tích, tổng hợp hay cao hơn là kỹ năng phát triển bài toán. Thực tế này gây
ra tình trạng, mỗi lần làm bài thi học sinh chưa kịp đọc xong đề thì đã hết giờ
làm bài khiến cho kết quả học tập không như ý muốn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1 Các định luật cần nắm vững
- Trước khi học và vận dụng phép quy đổi tôi phải “ xây móng” thật chắc cho
học sinh bằng cách nắm vững các định luật cơ bản trong hóa học và cách vận
dụng chúng vào các bài toán. Học sinh của chúng ta không nhận ra rằng những
công cụ truyền thống quanh mình vốn là bản nguyên của tất cả mọi thứ. Đó là
những giá trị vốn có và không bao giờ thay đổi. Hãy giúp các em hãy nhớ rằng :
“Đứng trước mỗi bài tập hãy bắt đầu từ những điều giản dị nhất”
2.3.1.1 Định luật bảo toàn khối lượng:
Nội dung: Khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng các chất
được tạo thành sau phản ứng.
Trong đó chúng ta cần vận dụng các hệ quả:

Hệ quả 1: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, m s là khối lượng
các chất sau phản ứng. Dù phản ứng xảy ra với hiệu suất bất kỳ ta đều có:
mT = mS.
Hệ quả 2: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp chất
ta luôn có: Khối lượng chất = khối lượng của cation+khối lượng anion. Khối
lượng của cation hoặc anion ta coi như bằng khối lượng của nguyên tử cấu tạo
thành.
2.3.1.2 Định luật bảo toàn nguyên tố:
Nội dung : Tổng khối lượng một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối
lượng của nguyên tố đó sau phản ứng. Nội dung định luật có thể hiểu là tổng số
mol của một nguyên tố được bảo toàn trong phản ứng.
2.3.1.3 Định luật bảo toàn electron:

5


Trong phản ứng oxi hóa khử: Số mol electron mà chất khử cho đi bằng số mol
electron mà chất oxi hóa nhận về.
Khi vận dụng định luật bảo toàn electron vào dạng toán này cần lưu ý:
- Trong phản ứng hoặc một hệ phản ứng chỉ cần quan tâm đến trạng thái đầu và
trạng thái cuối mà không cần quan tâm đến trạng thái trung gian.
- Nếu có nhiều chất oxi hóa và chất khử thì số mol electron trao đổi là tổng số mol
của tất cả chất nhường hoặc nhận electron.
2.3.1.4 Định luật bảo toàn điện tích:
Dung dịch luôn trung hòa về điện nên:
Hay:
2.3.2. Vận dụng phép quy đổi vào giải bài tập hóa học
- Khi quy đổi hỗn hợp các chất về nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố thì thường
tuân theo các bước như sau:
Bước 1: quy đổi hỗn hợp các chất về các nguyên tố hoặc các nhóm

nguyên tố tạo thành hỗn hợp đó
Bước 2: đặt ẩn số thích hợp cho số mol nguyên tử các nguyên tố trong
hỗn hợp.
Bước 3: Lập các phương trình dựa vào các định luật bảo toàn khối lượng,
bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron…
Bước 4: Lập các phương trình dựa vào các giả thiết của bài toán nếu có.
Bước 5: Giải các phương trình và tính toán để tìm ra đáp án
- Để chọn được hướng quy đổi “hữu ích” cho mỗi bài toán thì học sinh phải
nhận dạng bài toán nhanh, ta có thể dựa vào những dấu hiệu có trong đề bài
cộng với các dấu hiệu của từng phép quy đổi để phân loại và định hướng bài
toán.
- Ở đề tài này tôi chỉ áp dụng phép quy đổi “ Đưa hỗn hợp về các nguyên tố và
cụm nguyên tố” để giải một số bài tập tổng hợp vô cơ ( bài toán hỗn hợp kim
loại và hợp chất tác dụng với dung dịch HNO 3) và hữu cơ lớp 11(Tổng hợp
hiđrocacbon và các hợp chất chứa nhóm chức). Thông qua đó phân tích, định
hướng và phát triển tư duy về mặt hóa học, đặc biệt tạo kỹ năng giải toán nhanh,
chính xác...cho học sinh.
Dạng 1: Quy đổi hỗn hợp về các nguyên tố tương ứng
Ví dụ 1: Nung m gam bột sắt trong oxi thu đựơc 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà
tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra 0,56 lít NO (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:
A. 2,52 gam
B. 1,96 gam
C. 3,36 gam
D. 2,1 gam
Bài giải
Cách 1: Quy hỗn hợp chất rắn X về nguyên tử là Fe và O
Hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4) 
Ta có: mhh = 56x+16y =3 (1).
Áp dụng đinh luật bảo toàn electron: ne cho = ne nhận

6


3.nFe = 2nO + 3nNO
3x = 2y + 0,075 (2)
Từ (1) và (2) suy ra Fe = 0,045 mol =>mFe = 56.0,045 = 2,52 gam
→ A đúng
- Cách này rất đơn giản và quen thuộc, nhưng có một điều đáng lưu tâm, không
chỉ trong việc học hóa mà còn nhiều việc khác nữa. Nếu muốn rèn luyện tư duy
và kĩ năng tốt hơn chúng ta hãy suy nghĩ không ngừng và tạo ra những phương
pháp tối ưu.
Cách 2: Quy hỗn hợp chất rắn X về hai chất Fe, Fe2O3
X
Trong trường hợp này , Fe2O3 không tham gia phản ứng oxi hóa – khử. Vì vậy:


n NO =

0, 56
= 0, 025mol
22, 4

3nFe = 3nNO⇒ nFe = 0,025 mol ⇒

n Fe(trong Fe2O3 ) = 2.

m Fe2O3

= 3 - 0,025 .56 = 1,6gam


1,6
= 0,02mol
160


Bảo toàn nguyên tố Fe ⇒ mFe = 56(0,025 + 0,02) = 2,52 gam ⇒ A đúng
Nhận xét: Qua 2 cách quy đổi ở trên chúng ta thấy cách 2 đảm bảo được cả 3
điều kiện của quy đổi, làm ngắn gọn, chính xác, không phải đặt ẩn số rườm rà
mà vẫn đảm bảo bản chất của phản ứng.
Ví dụ 2: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 phản ứng hết
với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung
dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các
phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
A. 0,54 mol
B. 0,78 mol
C. 0,50 mol
D. 0,44 mol
(Đề THPT quốc gia năm 2015)
Bài giải
Cách 1: Quy hỗn hợp chất rắn X và 5,04 gam Fe về nguyên tử là Fe và O
Hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4) 

Ta có nO = 0,09 mol => nFe = (8,16+5,04-16.0,09)/56 = 0,21 mol
Bảo toàn electron: ⇒nNO = (2.nFe – 2nO)/3 = 0,08 mol
⇒ nHNO3 = 4nNO + 2nO = 0,5 mol
⇒Đáp án C
Cách 2: Quy đổi hỗn hợp X thành Fe, Fe2O3
nFe = nNO = 0,06 mol ⇒=
Khi thêm 0,09 mol Fe vào dung dịch Z, gộp cả 2 quá trình ta chỉ xét đầu và cuối
ta có:

Vì cuối quá trình sắt chỉ tồn tại ở dạng Fe (II) nên ta có:
7


X’↔

⇒ nNO = = 0,08 mol

⇒Đáp án C
Nhận xét: Khi đã nắm chắc quy luật phản ứng rõ ràng ta thấy cách quy đổi 2 có
sức mạnh hơn hẳn cách 1. Bởi vậy việc lựa chọn cách quy đổi nó quyết định sự
thành công của người giải đề.
Ví dụ 3: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO và Al 2O3 bằng dung dịch
HCl vừa đủ thì được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho m gam hỗn
hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 13,328 lít SO2 (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư, thu được 3,808 lit hỗn hợp khí NO và N 2O (đktc) có tỉ khối so
với hiđro là và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 162,15 gam muối khan.
Giá trị của m là:
A. 30,99
B. 40,08
C. 29,88
D. 36,18
Bài giải
- Nếu sử dụng cách thông thường, đó là đặt x, y, z, t ứng với số mol của các
chất trong A. Rồi dựa vào giả thiết và áp dụng các định luật bảo toàn lập hệ
phương trình! Bài toán trở nên phức tạp với rất nhiều ẩn số.
- Để bài toán đơn giản hơn ta quy đổi hỗn hợp A gồm Mg, Al, O
Mg : x mol
- =2x+3y

A  Al : y mol

O : z mol
2x+ 3y = 2z + 2=2z + 2. 0,595
= 0,09 mol ; nNO= 0,08 mol ; = 0,595 mol
- = 2,21 mol; = 0,51 mol
Áp dụng bảo toàn e: 2,21= 3nNO + 8+ 8+ 2nO

⇒ mKL= 162,15 - 80.0,02875 –62.2,21= 22,83 gam
⇒ m= 22,83 + 16.0,51 = 30,99 gam ⇒ Chọn đáp án A.
Ví dụ 4: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M chứa Mg, MgCO 3 và FeCO3 trong dung
dịch HCl loãng dư, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch chứa các chất tan có
cùng nồng độ mol. Mặt khác, m gam hỗn hợp trên phản ứng hoàn toàn với dung
dịch chứa 1,02 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít
(đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H 2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận
dung dịch Y thu được (2m + 17,8) gam muối khan. Giá trị m là :
A. 54,0.
B. 40,5.
C. 27,0.
D. 39,15.
Bài giải
3+

2+



Ta thấy : Dung dịch Y gồm các ion Fe , Mg , NO3 , có thể có
kim loại có số mol bằng nhau. Hai khí là CO2 và N2O.
Sử dụng phép quy đổi


NH4+

và hai ion

8


+ Sơ đồphả
n ứ
ng:
 Mg2+ : x mol 
 Mg: x mol 
 3+




Fe: x mol  HNO3  Fe : x mol  CO2 : y mol
quy đổ
i

→

→
 
+ 

 
1,02 mol

+
O: y mol 
 NH4 :z
  N2O : (0,25− y) mol 

CO : y mol 


 2

3
1NO

4 4 2 4 43
dd Y

 BT N vàBTĐT trong Y : 5x + z = 1,02 − z − 2(0,25 − y)

+  BT E : 5x = 2y + 8z + 8(0,25− y)
 m − 2m = 62[1,02 − z − 2(0,25 − y)] + 18z − 2(44 + 16)y − 80x = 17,8
M
 muối
x = 0,18

⇒ y = 0,21⇒ m = 27
z = 0,02


Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở
(hơn kém nhau 3 ngun tử C) cần dùng vừa đủ 14 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ

sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,3
gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu. Mặt khác, cho 8,55 gam X
trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 19,8.
B. 36,0.
C. 54,0.
D. 13,2.
Bài giải

4.14
BTE : 4x + y =

C: x mol  O2 CO2 : x mol  
x = 0,4
22,4
quy đổi
+ X →
⇒

 → 
⇒
H2O: 0,5y mol  mdd giảm = mkếttủa − mCO2 − mH2O y = 0,9
H : y mol 
142 43 1 2 3 {
{
 4,3
44x
9y

30

0,4
= 1,6
CX =
CH : a mol  a + 4b = 0,4 a = 0,2
0,25
⇒
⇒ X gồm  4
⇒
⇒
0,9
C
H
:
b
mol
4a
+
2b
=
0,9



b = 0,05
H X =
 4 2

= 3,6


0,25
+ Khi mX = 8,55⇒ 0,2x.16 + 0,05x.50 = 8,55⇒ x = 1,5
CH : 0,3mol  AgNO3 /NH3
⇒ 4
→ 0,075mol C4Ag2 ↓⇒ mC Ag = 19,8gam
 
4 2
C4H2 : 0,075 mol 
Dạng 2: Quy đổi hỗn hợp về các cụm ngun tố

9


Dạng quy đổi này chiếm ưu thế ở bài toán hữu cơ, tôi đưa vào vận dụng và phân
tích một số ví dụ về hợp chất hữu cơ có chức.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm hai anđehit thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khử hoàn toàn
0,06 mol X cần 0,12 mol H2, thu được hỗn hợp ancol Y. Cho Y phản ứng với Na
dư thu được 0,12 gam H2. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X thì thu được
11,88 gam CO2. Khối lượng của 0,12 mol X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5
B.6
C.11
D. 12
Bài giải
Theo bài ra, số nhóm CHO trong hỗn hợp là 0,12 mol, đó cũng chính là mol H 2
phản ứng tối đa với X. Vì vậy anđehit no, 2 chức có dạng: CHO-(CH2)n-CHO
Quy đổi: X 
 a= - nCHO = 0,27- 0,12 = 0,15 mol
⇒ mX = mCHO + = 0,12.29+ 0,15.14=5,58 gam

0,12 Mol X: m = 5,58.2 = 11,16 gam ⇒ Chọn C
Ví dụ 2: X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡ C-CHO,
OHC-C ≡ C-COOH; Y là axit caboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m
gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu
cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 dư thì thu được 0,07 mol CO 2. Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O 2 thu được 0,785
mol CO2. Giá trị gần nhất của M là:
A. 8,9
B. 4,5
C. 6,1
D. 7,3
(Đề thi thử chuyên Lê Quý Đôn năm 2016)
Bài giải
Ta có:
nCHO/X = 0,11=nAg; nCOOH/X = 0,07 =
Đưa hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y về hỗn hợp :
⇒= -2x – 0,055- 0,035 = 0,695 – 2x
BTKL: 2m+ 0,805.32 = 0,785.44+ 18.(0,695 – 2x)
(1)
Mà: m= 0,11.29+ 0,07.45 + 24x
(2)
Từ (1) và (2): m= 8,8 gam
⇒ Chọn đáp án A.
Ví dụ 3: Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H 2O và 2,688
lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO 3 dư, thu được
1,568 lít CO2 (đktc). Mặt khác,cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 4,6
B. 4,8

C. 5,2
D. 4,4
(Đề minh họa năm 2015)
Bài giải
Ta có: 50Theo bài ra: nCHO = 0,05 mol = nAg
nCOOH = 0,07 mol =
Mặt khác: = 0,12 = nCHO + nCOOH
10


Điều đó có là hỗn hợp sẽ không chứa C tự do, tất cả nguyên tử Cacbon đều đi
kèm với một nhóm chức nhất định.
Quy đổi T 
⇒ mT = mCHO + mCOOH = 0,05.29 + 0,07.45= 4,6g ⇒Chọn đáp án A
Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm anđehit không no A và các chất hữu cơ no B, C trong
phân tử chỉ chứa nhóm chức – CHO; - COOH (58Chia 37,4 gam X thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng vừa đủ với 145 ml dung dịch NaOH 2M
- Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 22,88 gam CO2 và 4,14 gam H2O.
Biết trong X không có chất nào quá 5 nguyên tử Cacbon. Hiệu khối lượng của B
và C trong 37,4 gam X là:
A. 0,02 gam
B. 0,04 gam
C. 0,06 gam D. 0,08 gam
Bài giải
Gấp đôi dữ kiện ở mỗi phần, ta có:
nCOOH = 0,58= 2nNaOH
nO/hh = = 1,5 mol  nCHO = 0,34 mol
⇒ nCHO =1,5- 0,58.2 = 0,34 mol = nO/CHO

⇒ nCHO + nCOOH = 0,58 + 0,34=0,92 mol = 2
(điều này có nghĩa là số nguyên tử C không nằm trong nhóm chức đều không
liên kết với nguyên tử H và ở dạng - C≡C-)
Quy đổi:
X
Bảo toàn C: = () = =0,06 mol
Mặt khác: B, C là các chất hữu cơ no nên chỉ A chứa dạng liên kết ba này. Mà
không có hợp chất nào quá 5C nên A có dạng: HOC- C≡C- CHO và nA= 0,06
mol
Theo bài ra: 58Suy ra: B: HOC- COOH và C: HOOC- COOH
⇒ nB = 0,34-0,06.2 = 0,22 mol ⇒ mB – mC = 0,22.74 - 0,18.90 = 0,08 gam
nC = = 0,18 mol
⇒ Chọn đáp án D
Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi
hóa không hoàn toàn một lượng X bằngCuO nung nóng, sau một thời gian thu
được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn
toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2 thu được H2O và 1,35 mol CO2. Mặt khác
cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 đun
nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam A. Giá trị của m
là:A. 32,4
B. 64,8
C. 43,2
D. 27,0
(Đề thi thử chuyên Đại học Vinh 2018)
Bài giải
Hỗn hợp Y gồm 4 anđehit và 4 ancol no, đơn chức, mạch hở
CnH2n+1OH (CH2)n
11



CmH2m+1 CHO
Quy đổi: Y = 1,875.2 –1,35.2 = 1,05 =
Mà: nC = nCHO/Y = - = 0,3 ⇒ m = 0,2.3. 108 = 64,8 gam
⇒ chọn đáp án B.
Phép quy đổi về cụm nguyên tố đã hữu ích vô cùng, bài toán rắc rối với nhiều
quá trình chuyển hóa về tính chất trở nên vô cùng đơn giản và được xử lý gọn
gàng. Chúng ta đã được thay đổi tư duy và hãy tiếp tục vận dụng chúng trong
phần bài tập sau đây.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca, CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung
dịch HCl vừ đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35
gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là:
A. 33,3
B. 15,54
C. 13,32
D. 19,98
Câu 2: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X
vào nước thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam
Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,5M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,96
B. 29,52
C. 36,51
D. 1,50
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X
vào nước, thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12
gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí CO 2 (đktc) vào Y, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 141,84

B. 94,95
C. 131,52
D. 236,40
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm
18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch
HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N 2 có
tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá
trị của m là:
A. 60,272
B. 51,242
C. 46,888
D. 62,124
Câu 5:Hòa tan hết 8,16 gam hỗn hợp E gồm Fe và hai oxit sắt trong dung dịch
HCl dư, thu được dung dịch X. Sục khí Clo đến dư vào dung dịch X, thu được
dung dịch Y chứa 19,5 gam muối. Mặt khác, cho 8,16 gam E tan hết trong 340
ml dung dịch HNO3 1M thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5,
ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,672
B. 0,896
C. 1,792
D. 2,688
Câu 6: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe 2O3 vào 1 lít dung
dịch HNO3 1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5, ở
đktc) và dung dịch Y. Biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát
ra. Giá trị của V là:
A. 6,72
B. 9,52
C. 3,92
D. 4,48
Câu 7: Hòa tan hết m gam chất rắn A gồm Fe, FeS, FeS 2 bằng dung dịch HNO3

đặc, nóng, dư. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí màu nâu duy nhất
12


và dung dịch Y. Cho một ít bột đồng vào Y. Đun nóng không có khí thoát ra. Giá
trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,22
B. 3,24
C. 6,12
D. 5,22
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm S, FeS, FeS 2 trong dung dịch
HNO3 dư thu được V lít NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y.
Cho Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch Y thu được (4m + 16,14) gam kết tủa, lọc
phần kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được (3m + 35,93) gam
chất rắn. Giá trị gần nhất của V là:
A. 21
B. 23
C. 24
D. 26
Câu 9: Hỗn hợp X gồm nhiều ancol, anđehit và axit cacboxylic đều mạch hở.
Cho NaOH dư vào m gam X thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng. Nếu cho Na dư
vào m gam X thì thấy xuất hiện 12,32 lít khí H 2 (đktc). Cho m gam X vào dung
dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 43,2 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn m gam X thu được 57,2 gam CO 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, tổng số mol các ancol trong X là 0,4 mol, trong X không chứa HCHO và
HCOOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43
B. 41
C. 40
D. 42

Câu 10: X là hỗn hợp gồm HOOC- COOH; HOC- COOH, HOOC-C≡C-COOH,
OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡ C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch
hở. Đun nóng m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3, thu được
6,48 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 dư thì thu được 0,08 mol
CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và a gam Y, thu được 11 gam
CO2 và 3,15 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,6
B. 4,6
C. 5,3
D. 6,2
Câu 11: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, CnH2n-2(CHO)2, CnH2n-2(COOH)2,
CnH2n-3 (CHO)(COOH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hòa m gam hỗn hợp X cần 30
gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt cháy m gam hỗn hợp X
cần (m + 7,92) gam O2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 19,8
B. 20,2
C. 19,3
D. 20,5
Câu 12: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho
m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO 3 thu được 1,568 lít CO2 (đktc).
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O 2 (đktc), thu được 5,72 gam CO 2 và 1,8
gam H2O. Giá trị của V là
A. 2,688 lít.
B. 2,016 lít.
C. 2,464 lít.
D. 2,912 lít.
Câu 13: Đốt cháy hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn
chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng ½ số mol metan) cần vừa đủ
0,41 mol O2 thu được 0,54 mol CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với

200 ml dung dịch KOH 1,5M, rồi cô cạn thì thu được m’ gam chất rắn khan. Giá
trị m’ gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 25.
B. 33.
C. 31.
D. 29.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và
C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O 2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X
13


trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì khi kết thúc các
phản ứng, khối lượng Ag thu được là:
A. 43,2 gam.
B. 16,2 gam.
C. 27,0 gam.
D. 32,4 gam.
Câu 15: Hỗn hợp X chứa 5 chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau
(trong phân tử chỉ chứa nhóm chức –CHO hoặc –COOH). Chia X thành 4 phần
bằng nhau:
o
- Phần 1: tác dụng vừa đủ 0,896 lít H2 ở (đktc) trong Ni, t .
- Phần 2: tác dụng vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M.
- Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,52 gam CO2
- Phần 4: tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng đến phản ứng hoàn
toàn thu được m gam Ag.
Giá trị của m là:
A. 17,28.
B. 8,64.
C. 10,8.

D. 12,96.

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
1. B
6.A
11.C

2.B
7.D
12.C

3.B
8.C
13.A

4.C
9.A
14.D

5.B
10.B
15.A

Câu 1:
nMg/X= 0,13 mol
quy đổi X  ta có
⇒  m = 0,14.111= 15,54 gam  Chọn B
Câu 2: Quy đổi
X  ta có
⇒  nOH-/Y = 0,14 + 0,12.2 = 0,38 mol

⇒= - nOH-/Y = 4.0,1 – 0,38 = 0,02 mol
Mà: ⇒ m = 0,02.78 + 0,12.233 = 29,52 gam  Chọn B
Câu 3: Quy đổi
X  ta có
⇒  nOH-/Y = 0,84 + 0,72.2 = 2,28 mol
⇒ = - = 2,28 – 1,8 = 0,48 mol  m= 0,48.197 = 94,56 gam
 Chọn B
Câu 4: Hai khí trong Z có cùng số mol 0,01
Quy đổi:
X

Ta có: + 12+10 + 2nO = 0,6275
⇒ = 0,01675 mol
14


Bảo toàn N: = 0,6275 – 0,01- 0,01.2- 0,01675 = 0,58075 mol
 m = mKL + +
= 10,58 + 0,58075.62+ 0,01675.18 = 46,888 gam
 Chọn C
Câu 5: Quy đổi E 
Bảo toàn e ta có: = 0,06 mol

Vậy: =0,896 lít  Chọn B
Câu 6: Quy đổi sản phẩm
Hỗn hợp X gồm  56x + 72y = 32 (1)

Mặt khác:
Mà: = 1,7 = 4nNO + 2nO = (2)
Từ (1) và (2) ⇒ ⇒ V= 6,72 lít  Chọn Azxxn

Câu 7: Quy đổi
Hỗn hợp A gồm
Theo đề bài thì dung dịch Y không chứa ion nitrat.
Vì vậy: = 0,6 mol
Mà: = 2 = 0,6.2 = 0,6 + 8nS/A ⇒ nS/A = 0,075 mol
⇒ nFe/A = = 0,05 mol
m = 0,05.56 + 0,075.32 = 5,2 gam  Chọn D
Câu 8: Quy đổi
Hỗn hợp X gồm  

Vậy sau khi nung khối lượng chất rắn giảm chính bằng khối lượng nước
 + 3H2O
⇒ = = nFe/X
⇒ m = 32 + 56. (1)

Mặt khác: m = +
 (2)
Từ (1) và (2) ta có: ⇒

⇒ V = 22,4. = 23,52 (lít)
Câu 9: Theo bài ra ta có
X gồm  = 1,3 = + +

 chọn C

Vậy: trong X không có nguyên tử C tự do. Mà X không chứa HCHO và
HCOOH nên X chứa (CHO)2: 0,1 mol và (COOH)2: 0,1 mol
Ancol trong X có dạng: : 0,4 mol với
Vậy: m = 0,1.58 + 0,1.90 + 0,4.69,5 = 42,6 gam  chọn A
Câu 10: Quy đổi

Hỗn hợp X, Y gồm

Nguyên tử H trong X chỉ có trong nhóm chức CHO hoặc COOH
15


⇒ nH/Y = 2=

2.0,175 – 0,08 – 0,03 = 0,24 mol
⇒ nC/Y = 0,12 mol ⇒ nC/X = 0,25- 0,12 = 0,13 mol ⇒ x = 0,01 mol
Vậy: m = 0,08.45 + 0,03.29 + 0,01.24 = 4,71 gam  chọn B
Câu 11: quy đổi
Hỗn hợp X 
⇒ ⇒ nO/X= 0,5 mol
Mặt khác:
Bảo toàn khối lượng: m + m + 7,92 = 44(x + 0,38) + 18x (1)
Bảo toàn nguyên tố O: 0,5 + =2(x +0,38) + x
(2)
Từ (1) và (2) ta được:  chọn C
Câu 12:
 HCOOH

 COOH : 0, 07 
CH = CH − COOH 
 2
 NaHCO3

÷

 → CO 2 : 0, 07 mol ⇒  C

÷
(COOH)
2


H
÷


CH 3COOH


 Đáp án C
Câu 13: Nhận xét: Trong hỗn hợp X số mol của metan gấp hai lần số mol của
glixerol, quy đổi hỗn hợp thành ancol no đơn chức và axit no đơn chức.
C3H5 (OH)3 : a
CH : 2a
O : x 0,41molO 2 0,54 molCO 2
C H

QD
X: 4

→  m 2m+ 2

→
C
H
OH
C

H
O
:
y
2
5

n
2n
2
H 2O : 0,54 + x

Cn H 2n O2
BTNT.O

→ x + 2y + 0,82 = 1, 08 + 0,54 + x ⇒ y = 0, 4 mol

 Đáp án A
Câu 14:
a + bn = 0, 45
⇒
⇒ b = 0,15 mol
1,5a + 1,5bn − 0,5b = 0, 6
n Ag = 0,3mol ⇒ m Ag = 32, 4 g

 Đáp án D

Câu 15:

16



HCHO : 0, 01
n = 0, 04 

n
=
0,04
HCOOH : 0, 01
CHO
 H2


→ n COOH = 0, 04 → HOC − CHO : 0, 01
n NaOH = 0, 04 
n
HOC − COOH : 0,01
= 0, 08
 CO2


HOOC − COOH : 0, 01
Ta có:

→ n Ag = 0, 01.4 + 0, 01.2 + 0, 01.4 + 0, 01.2 = 0,12 → m Ag = 12,96

 Đáp án D
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
-Tính hiệu quả và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm được thể hiện qua kết quả

thực nghiệm tại các lớp 11A1, 12C1 trường THPT Thọ Xuân 5
+ Đối tượng áp dụng : Học sinh khá giỏi về môn Hoá học do đó các bài tập vận
dụng được dùng để kiểm tra phần vận dụng thấp và vận dụng cao. Học sinh có
nguyện vọng thi vào Đại học - Cao đẳng các khối A1, B1, A7.
+ Thời gian thực hiện : 3 buổi ( khoảng 9 tiết )
+ Đề bài kiểm tra thực nghiệm gồm 10 bài tập vận dụng thấp và 05 bài tập vận
dụng cao.( Thời gian làm bài 20 phút/ bài thi)
+ Kết quả thật khả quan , hầu hết các em đều tiếp cận nhanh vấn đề và giải quyết
tốt các bài tập tương tự .
Kết quả cụ thể :
+ Kiểm tra ở lớp 11A1 năm học 2018- 2019
Thời
điểm
Trước
khi
học
Sau
khi
học


số

Điểm giỏi
(8đ 10đ)

Điểm khá
(6,5 <8)

Điểm Yếu

(dưới 5đ)

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

27

02

7,40

03


11,11

09

33,3
3

13

48,16

27

09

33,3
3

11

40,7
4

06

22,2
3

01


3,7

+ Kiểm tra ở lớp 12C1 năm học 2018- 2019
Điểm giỏi
Điểm khá
Thời

(8đ 10đ)
(6,5 <8)
điểm số
Số
Số
lượng

Trước
khi

Điểm TB
(5 < 6,5)

20

2

%

10

lượng


04

Điểm TB
(5 < 6,5)

Điểm Yếu
(dưới 5đ)

%

Số lượng

%

Số
lượng

%

20

10

50

04

20

17



học
Sau
khi
học

20

8

40

8

40

4

20

0

0

- Học sinh được hướng dẫn về phương pháp quy đổi thì áp dụng một cách nhuần
nhuyễn, sáng tạo. Vì vậy, hiệu quả học tập và độ khắc sâu kiến thức của học sinh
cao hơn học sinh không được hướng dẫn. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh yêu
thích môn hóa học, có khả năng thi đạt điểm 8 trở lên cao.
- Những nội dung trong SKKN của mình đã giúp học sinh hoàn thiện tư duy và

phát triển kỹ năng giải bài tập hóa học. Từ đó phần nào làm cho các em tự tin
hơn, sáng tạo hơn khi gặp các dạng bài tập tương tự. Bên cạnh đó giúp các thầy
cô đỡ vất vả hơn khi dạy những phần bài tập vận dụng cao cho học sinh.
- Giải bài tập theo phương pháp quy đổi là hướng giải bài tập Hóa mang tính
thông minh, sáng tạo sẽ giúp cho học sinh có cách học với tư duy mới và hiệu
quả cao hơn. Phương pháp giải bài toán Hóa theo phương pháp quy đổi mà tôi
tìm hiểu đã được thực nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi, tính hiệu quả của
phương pháp trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên và học
sinh trong toàn trường. Trong thời gian tiếp theo, tôi sẽ cố gắng nghiên cứu
nhiều hơn nữa về các phép quy đổi hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng
của học sinh mà được quan tâm hơn cả là học sinh khối lớp 12.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã hệ thống lại toàn bộ tri thức một cách khoa học, rõ
ràng về phép quy đổi trong hóa học nói chung và cách quy đổi “ đưa hỗn hợp về
nguyên và cụm nguyên tố” nói riêng.
- Đề tài đã vận dụng linh hoạt phép quy đổi “đưa hỗn hợp về nguyên và cụm
nguyên tố” vào các ví dụ cụ thể, phân tích các hướng phát triển của mỗi bài tập.
Qua đó đã giúp học sinh hoàn thiện kiến thức về mặt hóa học đồng thời phát
triển kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm hóa học, giải quyết được hiện trạng của
vấn đề học tập của các em hiện nay, tạo sự hứng thú cho học sinh học tập.
- Chuyên đề đã hệ thống được 15 bài tập điển hình cho phương pháp để học sinh
vận dụng và tự giải quyết vấn đề. Sau khi học sinh hoàn chỉnh được hệ thống ví
dụ và bài tập này thì phép quy đổi thực sự đã trở thành “bảo bối” vô cùng lợi hại
cho các em xử lý các bài tập khó trong các đề thi.
3.2. Kiến nghị.
- Trong đề tài này tôi mới chỉ phát triển được hai dạng quy đổi quan trọng và sử
dụng nhiều nhất trong các đề thi . Vì vậy, rất mong các bạn đồng nghiệp cũng như
những người yêu thích môn hoá học tiếp tục khai thác để đề tài này được phát triển
về chiều rộng lẫn chiều sâu .

18


- Đề tài được vận dụng hiệu quả thì giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ nội dung
của đề tài trước khi đưa vào dạy cho học sinh. Mặt khác, học sinh phải nắm
vững các kiến thức trọng tâm về tính chất hóa học, các định luật cơ bản thì mới
có thể học và vận dụng các nội dung trên.
- Mặc dù đã tham khảo nhiều tài liệu hiện nay để vừa viết, vừa đi giảng dạy trên
lớp để kiểm nghiệm thực tế, song vì năng lực và thời gian còn hạn chế, rất mong
được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để SKKN của tôi có ý nghĩa thiết
thực hơn trong nhà trường, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục phổ thông .
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Hoàng Diệu Linh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toàn tập về quy đổi (Nhóm BOOKGOL)
2. Tiếp cận 23 phương pháp giải nhanh hiện đại Hóa học (Trần Văn Thanh)
3. Công phá bài tập Hóa học (Trần Phương Duy)
4. Các tài liệu trên mạng Internet, các nhóm học online, Facebook...



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Diệu Linh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Thọ Xuân 5

T
T

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm
học
đánh
giá xếp
loại


Giải nhanh bài toán kim loại tác
1.

2.
3.

dụng với dung dịch H2SO4 đặc và
dung dịch HNO3
Phương pháp giải bài toán về
hirocacbon thơm
Giải nhanh bài toán về hiệu suất
của phản ứng tổng hợp amoniac

Cấp tỉnh

B

20082009

Cấp tỉnh

C

20192010

Cấp tỉnh

C


20122013

----------------------------------------------------



×