Ôn tập ngữ văn Lê THị Lan Anh – THCS Hà Đông – Hà Tây
ÔN TẬP NGỮ VĂN 6
PHẦN I: TIẾNG VIỆT.
1. Từ và cấu tạo từ của tiếng việt
- Từ chỉ có một tiếng là từ đơn: Nhà, đi, nhanh.
- Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức
+ Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa : Nhà cửa,
đi lại, ăn ở, câu lạc bộ…
+ Từ láy là từ phức có kiểu quan hệ láy âm giữa các tiếng: đẹp đẽ, lảo đảo, sạch sành sanh…
Có 3 cách láy: láy tiếng, láy vần, láy phụ âm đầu. Cần phân biệt được từ láy tượng thanh và từ láy
tượng hình.Có từ láy chỉ có 2 tiếng, có từ láy có 3,4 tiếng.
2. Từ thuần việt và từ mượn
- Từ thuần việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra: lúa, lúa gạo, sông, sông ngòi, dẻo thơm, đỏ…
- Từ mượn: là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà
tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
+ Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán việt):
Quốc vương, hoàng hậu, hoàng tử, thế tử, công chúa…
+ Bên cạnh đó, tiếng việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga….
- Xà phòng, xích, líp, tuốc-nơ-vít….
- Ra- đi –ô, ti- vi, in-tơ-nét….
3. Nghĩa của từ
* Từ có hai mặt : nội dung và hình thức.
* Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Nội dung đó có thể phản ánh sự vật hoặc tính chất, hoạt động,
quan hệ… của sự vật, sự việc.
VD: Thiếu nữ, thôn nữ, o, ả, phụ nữ, cô, bà…
* Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
VD: Từ "tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi
người làm theo.
- Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
VD: Từ "lẫm liệt" => có nghĩa là hùng dũng, oai nghiêm
Từ "nao núng" => có nghĩa là lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
- Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn và tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Nhờ đó, mà ngôn
ngữ dân tộc ta phát triển, ngày một thêm giàu có.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
VD: Lá (cây) => là phổi, lá gan, lá mỡ, lá mặt lá trái….
- Tay (người) => tay cày tay súng, chân lấm tay bùn, tay nải, tay lái, tay trắng, tay nghề, tay thước….
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Thông thường, trong câu, các từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ có
thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy. (Từ chạy : nghĩa gốc chỉ hoạt động của chân)
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi ( Từ "chạy" : nghĩa chuyển : chỉ sự lo toan, tính toán)
* Chú ý : phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Con ngựa đá con ngựa đá
Hoặc : con ruồi đậu mâm xôi đậu
5. Các lỗi dùng từ:
Lặp từ - Nguyên nhân: vốn từ nghèo nàn
1
Ôn tập ngữ văn Lê THị Lan Anh – THCS Hà Đông – Hà Tây
- Cách sửa: thay bằng từ đồng nghĩa
- Thế đại từ
- Lược bỏ từ ngữ thừa
Lẫn lộn các từ gần âm - Nguyên nhân: Nhớ không chính xác, hình thức ngữ âm của từ
- Cách sửa: + Hiểu chính xác nghĩa của từ.
+ Tra từ điển
Dùng từ không đúng
nghĩa.
- Nguyên nhân: Không hiểu đúng nghĩa của từ
- Cách sửa: + tra từ điển
+ Kiểm tra bằng từ đồng nghĩa, trãi nghĩa.
6. Từ loại và cụm từ
6a. Danh từ : là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm: Cha, mẹ, thầy giáo, bác sĩ, nông dân….
bàn, ghế, sách, vở, hoa cúc, hoa lan…; vòng tròn, đường thẳng, hình vuông….
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ
khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ "là" đứng trước.
VD: DT là chủ ngữ.
Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại
thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn
tăn, thuyền từ từ ra khơi.
DT làm vị ngữ.
Em là cô gái đồng trinh,
Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè…”
6b. Cụm danh từ
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ làm trung tâm, kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc, đứng trước
hoặc sau danh từ tạo thành.
- Mô hình cụm danh từ:
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
t 2 t 1 T 1 T 2 S 1 S 2
Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy
+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật
ấy trong không gian hay thời gian.
6c. Động từ : là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…. để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ.
VD: Hàng ngày, em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng.
- Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…..
VD: Học tập là nghĩa vụ của học sinh
Lao động là vẻ vang.
Các loại động từ
Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Gồm hai loại nhỏ:
+ Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi "làm gì?")
+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi "làm sao? Thế nào?")
6d. Cụm động từ
- CĐT là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ
ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
- CĐT có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu
giống như một động từ.
2
Ôn tập ngữ văn Lê THị Lan Anh – THCS Hà Đông – Hà Tây
- Mô hình cụm động từ:
Phần trước Phần trung tâm Phần sau
Cũng/ còn / đang / chưa tìm được /ngay /câu trả lời
Trong cụm động từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, sự
khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hành động…
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục
đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.
6e. Tính từ
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp
với các từ hãy, chớ, đừng, của tính từ rất hạn chế: Tốt, xấu, rắn, nát, xanh, đỏ, bé, to…
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động
từ.
VD: Duyên dáng là một nét đẹp của người con gái Việt Nam (Tính từ làm chủ ngữ)
- Bầu trời trong xanh hơn, chân trời bao la hơn. Mặt trời đỏ rực. Biển càng mênh mông. (TT làm VN)
Các loại tính từ
Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
6g. Cụm tính từ:
- CTT là một loại tổ hợp từ do một tính từ làm trung tâm, kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc (đứng trước
và đứng sau nó) tạo thành.
Mô hình cụm tính từ
phần trước Phần trung tâm Phần sau
Vẫn/ còn / đang trẻ
bụ bẫm/ thơm
như một thanh niên
như mùi mít chín
Trong cụm tính từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm,
tính chất, sự khẳng định hay phủ định….
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm,
tính chất….
7. Số từ và lượng từ.
- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước
danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
VD: Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Lần thứ ba thức dậy.
Anh hốt hoảng giật mình.
- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật: tất cả, từng , mỗi….
- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
8.Chỉ từ
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
( Hồi ấy; nhà nọ…)
VD: Sông Tương một dải nông sờ,
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3
Ôn tập ngữ văn Lê THị Lan Anh – THCS Hà Đông – Hà Tây
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ
trong câu.
9. phó từ.
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ: vẫn, sẽ, cứ,
rất, lắm…
VD: + Đẹp/ vô cùng Tổ quốc ta ơi!
+ ! Tôi sẽ/ nhớ/ mãi buổi học cuối cùng này.
+ Gió nồm vừa / thổi, dượng Hương Thư nhổ sào.
- Trong câu văn tiếng Việt, phó từ có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.
+ Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình.
Chị cũng/ xinh mà em cũng/ xinh.
+ Bức tranh sơn mài rất/ đẹp! => Bức tranh sơn mài đẹp lắm!.
10: Các kiểu cấu tạo câu
a Câu trần thuật đơn.
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc,
sự vật, hoặc để nêu một ý kiến.
VD: Tôi / về, không một chút bận tâm
C V
b. Câu trần thuật đơn có từ “Là”.
- Câu trần thuật đơn có từ “là” có kết cấu như sau:
+ C- V (là + cụm danh từ)
+ C – V (là + cụm động từ)
+ C- V (là + cụm tính từ)
VD: Bà đỡ Trần// là người huyện Đông Triều
Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ: Không phải là, chẳng phải là, chưa phải là….
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”:
+ Câu định nghĩa: Sừng sững// là cao to, dựng đứng như che hết tầm mắt.
+ Câu miêu tả: Trong rừng, con voi// là chiếc xe tăng cổ đại.
+ Câu đánh giá: Tre //còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Thơ của Bác// là câu hát của tình thương.
c. Câu trần thuật đơn không có từ “là”.
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành : C- V (động từ, cụm
động từ, tính từ, cụm tính từ…)
VD: Chúng tôi/ họp ở góc sân
C V
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ: không, chưa, chẳng.
11. Các dấu câu:
Dấu câu Tác dụng chủ yếu
- Dấu chấm (.)
- Dấu chầm hỏi (?)
- Dấu chấm than (!)
- Dấu phẩy (,)
- Dấu chấm phẩy (;)
- Dấu ngang cách ( _ )
- Kết thúc câu trần thuật. VD : Giời chớm hè.
- Kết thúc câu nghi vấn : VD : Con có nhận ra ta không ?
- Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán : Cá ơi ! giúp tôi với!
- Dùng bên trong câu để tách các từ hoặc tổ hợp từ cùng giữ một chức
vụ cú pháp ; tách bộ phận phụ của câu với nòng cốt câu ; tách các vế
trong câu ghép
- Dùng bên trong câu để tách các nhóm hoặc ý lớn trong một câu khi
chúng có sự khác biệt nào đó với nhau.
- Dùng để tách thành phần phụ chú trong câu; đánh dấu sự liên kết
những cái vốn độc lập với nhau ; gạch đầu dòng khi liệt kê sự vật, sự
việc; đánh dấu mỗi lượt hội thoại.
4
Ôn tập ngữ văn Lê THị Lan Anh – THCS Hà Đông – Hà Tây
- Dấu ngang nối ( -)
- Dấu ngoặc kép (“ ”)
- Dấu hai chấm (:)
- Dấu chấm lửng (…)
- Nối các âm tiết trong một tên gọi (thường là tiếng nước ngoài, trừ yếu
tố Hán Việt.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hoặc cách dùng từ, tổ hợp từ có lưu ý về
sắc thái ý nghĩa.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp ; đặt trước điều giải thích, minh hoạ, liệt
kê.
- Thay thế phần ý không được diễn đạt bằng lời ; diễn tả những trạng
thái của hiện thực khách quan như khoảng cách không gian, thời gian,
sự kéo dài / đứt quãng của âm thanh; diễn tả các trạng thái tâm lí tinh tế
hoặc tạo nên một sắc thái tu từ nào đó
12. Các phép tu từ về từ
a. So sánh:
- So sánh là phương pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: + Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vế A (Sự vật được so
sánh)
Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so
sánh)
Áo chàng
Chân trời, ngấn bể
đỏ
sạch
tựa
như
ráng pha
tấm kính lau hết mây,
hết bụi.
- Có hai kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng: Trẻ em như búp trên cành.
+ So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao sáng ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- Giá trị và ý nghĩa: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể,
sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Hầu như đọc những tác phẩm văn thơ hay,
ta bắt gặp bao hình ảnh so sánh, độc đáo, ý vị:
VD: Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này, bởi lẽ mảnh đất này là mẹ
của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông
hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.
=> Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép so sánh để thể hiện ý tưởng của mình. “Đất là mẹ”,
“bông hoa ngát hương là chị, là em”… Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất hội tụ lại thành gia đình, tổ
ấm. Hình ảnh so sánh trên đã cho thấy rõ sự gắn bó máu thịt tự ngàn đời của người da đỏ với thiên
nhiên. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quý, biết ơn, thái độ trân trọng nâng niu của người da đỏ đối
với đất đai, môi trường. Phải là người gắn bó thiết tha và am hiểu đất đai sâu sắc thì tác giả mới viết
nên những dòng chữ cảm động như thế.
b. Nhân hoá.
- Nhân hoá là biện pháp nghệ thuật biến sự vật cũng có tâm hồn, ý nghĩ, hành động … như con người.
VD:
+“Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt
Khép phòng đốt nến, nến rơi châu”.
+ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
- Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu….
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người.
5