Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.3 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ “TỎ LÒNG”
CỦA PHẠM NGŨ LÃO
(SGK - Ngữ văn 10, tập 1)

Người thực hiện: Đỗ Thị Thúy
Chức vụ: TTCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc I
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC


Nội dung
1. Mở đầu

Trang
3

1.1. Lí do chọn đề tài

3

1.2. Mục đích nghiên cứu



3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

4

2.1. Cơ sở lí luận

4

2.2. Thực trạng

5

2.3. Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ

6


lòng của Phạm Ngũ Lão
2.3.1 Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học môn

6

Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông.
2.3.2 Phương pháp và hình thức thực hiện

8

2.3.3 Giáo án thực nghiệm bài giảng văn Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão

11

2.3.4 Hiệu quả thực tiễn

18

3. Kết luận, kiến nghị

19

3.1. Kết luận

19

3.2. Kiến nghị

20


1. MỞ ĐẦU
2


1.1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động dạy và học là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu trong các
nhà trường phổ thông. Đây là một hoạt động lao động sáng tạo đặc thù vì sản
phẩm tạo ra rất đặc biệt - con người cho xã hội. Ngành giáo dục đang có những
nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất
lượng công tác, đào tạo ra “những sản phẩm chất lượng cao”, đáp ứng nhu cầu
của xã hội, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Dạy học theo kiểu truyền thống
đã tồn tại từ rất lâu, có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận, kế thừa song cũng còn
những hạn chế như: chưa chú trọng đến vai trò tích cực của người học, nặng về
lí thuyết,...Bởi vậy cần có những thay đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình
thời đại hiện nay.
Dạy học theo định hướng đổi mới đã trở thành chủ trương chung của toàn
ngành trong nhiều năm trở lại đây. Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục
đào tạo Thanh Hóa đã có những chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đổi mới này tới
từng nhà trường và các giáo viên. Các thầy cô đã được nghiên cứu, tập huấn rất
cụ thể về nội dung đổi mới. Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, chúng tôi đã được
học tập từ năm học trước. Đến năm học 2017- 2018 này, các trường đã tiến hành
Hội thảo, soạn giáo án và dạy minh họa một số tiết của các môn theo định hướng
đổi mới để cùng phân tích, trao đổi, rút kinh nghiệm...Từ đó mỗi giáo viên sẽ
vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình.
Ngoài ra, từ năm học 2018- 2019, chương trình sách giáo khoa bậc trung
học phổ thông sẽ đổi mới bắt đầu từ lớp 10. Thế nên việc tiếp thu và thực hiện
những định hướng đổi mới cũng là để thích nghi được với chương trình và kiến
thức mới...
Trên đây là một số lí do cơ bản trong thực tiễn của ngành giáo dục và xã

hội, thời đại đặt ra yêu cầu phải đổi mới trong dạy học. Là một giáo viên được
tiếp thu tinh thần chỉ đạo và nội dung đổi mới, tôi mạnh dạn lựa chọn trình bày
một vài suy nghĩ về việc Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học
bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT
Hậu Lộc I.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được sự cần thiết cũng như những ưu điểm của việc vận dụng những
định hướng đổi mới trong dạy học.
- Thông qua việc vận dụng vào một bài học cụ thể để cùng phân tích, trao
đổi, rút kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy để đạt được hiệu quả cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

3


Học sinh lớp 10 trung học phổ thông, cụ thể là các lớp10A3, 10A9 của nhà
trường năm học 2017- 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ các văn bản, tài liệu hướng dẫn , tập huấn về đổi
mới dạy học.
- Vận dụng soạn giáo án theo định hướng đổi mới và thực hiện giảng dạy
cụ thể ở một số lớp 10.
- Trọng tâm là sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu,
thống kê, tổng hợp... để đánh giá kết quả dạy và học của hày và trò.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Những định hướng đổi mới trong soạn giáo án và tổ chức các hoạt động
học tập trên lớp cho học sinh.
- Vận dụng cụ thể vào bài giảng văn Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trong
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 ban cơ bản, tập 1.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận
Định hướng đổi mới giáo dục có thể hiểu là những tư tưởng, quan điểm chỉ
đạo, hướng dẫn của cấp trên về việc bổ sung, thay đổi, sử dụng những cái mới
trong công tác giáo dục nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với tình
hình, xu thế phát triển của xã hội và thời đại. Đổi mới đã, đang và sẽ được triển
khai toàn diện trong nhiều phạm vi: dạy và học; kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh vào các trường
chuyên nghiệp; chương trình sách giáo khoa;...Tất nhiên đổi mới không phải là
phủ định hoàn toàn những cái cũ, những cái truyền thống- những cái đã có, đã
sử dụng mang lại hiệu quả sẽ vẫn được kế thừa, phát huy cùng với những yếu tố
mới để tạo ra hiệu quả vừa thúc đẩy vừa bền vững cho ngành giáo dục của
chúng ta.
Trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi
mới đồng bộ, sâu sắc, toàn diện các hoạt động của ngành nhằm tạo ra sự chuyển
biến cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ
thông; trong chủ trương chung đó, đổi mới hoạt động dạy học là một nội dung
rất quan trọng. Luật Giáo dục số 38/ 2005/ QH 11, Điều 28 đã quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”.
4


Ngoài ra, Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục và đào tạo đã có
những văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về việc đổi mới trong
soạn giảng và thực hiện dạy học theo năm hoạt động chú trọng kết hợp với các
phương pháp dạy học mới là:
1. Hoạt động khởi động

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Các văn bản và tài liệu hướng dẫn này đã được triển khai cụ thể tới từng
trường trung học phổ thông và các giáo viên để nắm bắt và thực hiện nghiêm túc
Như vậy đổi mới trong dạy học đã được đặt ra từ lâu và đang được tích cực
chỉ đạo trong những năm gần đây. Do đó việc nhận thức sâu sắc và vận dụng
hiệu quả vào hoạt động dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề
Là một giáo viên, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc đổi
mới cũng như vai trò của người dạy trong việc vận dụng vào dẫn dắt học sinh
của mình. Qua thực tiễn giảng dạy, tôi cũng thấy rằng sự thay đổi, sử dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học sẽ tạo ra hứng thú học tập, phát huy tính tích cực,
chủ động trong chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, rèn khả năng tự học cho các em, gắn
lí thuyết với thực tiễn,...nhằm đạt được kết quả giáo dục toàn diện.
Hơn nữa, ở góc độ bộ môn, một thực tế hiện nay là học sinh quan tâm, chú
trọng nhiều hơn tới các môn khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa,...do xu thế
chọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp. Môn Ngữ văn là một môn học mang
tính nhân văn cao, nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em, lại rèn
cho các em các kĩ năng tư duy, diễn đạt, giao tiếp rất cần thiết trong đời sống và
công việc. Song để các em thích học văn, thấy được cái hay, cái đẹp của bộ môn,
người dạy không thể truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, “đọc- chép”,...cho
học sinh mà cần phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, khơi dậy,
trân trọng những cảm thụ cá nhân đúng đắn, liên hệ chặt chẽ môn học với đời
sống,...Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học nói chung, môn Ngữ
văn nói riêng chính là cách để môn học “đến gần” hơn với các em, đạt được hiệu
quả cao hơn trong dạy và học của thầy và trò.
Trong năm học 2017- 2018, giáo viên môn Ngữ văn trong toàn tỉnh đã
được tập huấn về đổi mới trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Không

những thế, vào đầu năm học, theo chỉ đạo, giáo viên môn Ngữ văn các trường
khuyến khích dạy 1 vài tiết theo định hướng đổi mới trong năm học. Chúng tôi
5


đã làm và hiểu ra: công cuộc đổi mới là rất quan trọng, cần thiết, có những ưu
việt lớn để tạo ra sự đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục và nhất định phải
thực hiện bằng được.
Bản thân tôi có một số năm liên tục giảng dạy khối lớp 10, hơn nữa, việc
đổi mới chương trình sách giáo khoa sau này cũng sẽ bắt đàu từ khối 10. Do vậy,
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy
học vào một bài giảng văn cụ thể là bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trong
sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 để trao đổi cùng các đồng nghiệp. Chắc chắn
những trao đổi chủ quan của tôi sẽ còn những thiếu sót, chưa hoàn thiện nhưng
hi vọng qua đây sẽ được nâng cao chuyên môn, vững vàng hơn trong thực hiện
đổi mới công tác dạy học trong toàn ngành.
2.3. VẬN DỤNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG DẠY
HỌC BÀI THƠ TỎ LÒNG- PHẠM NGŨ LÃO (NGỮ VĂN 10, TẬP 1)
2.3.1. Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học môn Ngữ
văn ở nhà trường phổ thông
a. Soạn giáo án theo quy trình mới
Soạn giáo án theo quy trình mới là cách soạn mỗi bài học hoặc chủ đề theo
một quy trình năm hoạt động, cụ thể như sau:
* Hoạt động khởi động:
* Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động luyện tập:
* Hoạt động vận dụng:
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
b. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức
các hoạt động học tập cho học sinh

Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống và theo đặc trưng của
bộ môn, việc phát huy các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực cũng góp
phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả..
Phương pháp dạy học tích cực gắn với bốn đặc trưng:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phống hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
b.1. Các phương pháp dạy học tích cực
* Thảo luận nhóm
* Đóng vai
* Nghiên cứu tình huống
6


* Dạy học theo dự án
b.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực
Sử dụng phối hợp, hỗ trợ cho các phương pháp dạy học tích cực là các kĩ
thuật dạy học tích cực. Chúng bao gồm một số kĩ thuật thường dùng như:
- Kĩ thuật chia nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật “Phòng tranh”
- Kĩ thuật “Trình bày một phút”
- Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
- Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”...
Nói chung từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, giáo viên không còn
đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự
lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng,

thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Trên đây là quy trình soạn giáo án và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực theo định hướng đổi mới. Từ đó tôi đã vận dụng vào việc soạn
giáo án và giảng dạy bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão trong sách Ngữ văn
10, ban cơ bản, tập 1.
2. 3.2 Phương pháp và hình thức thực hiện
Bài học này được thực hiện đối với học sinh lớp 10 ban cơ bản, cụ thể là
học sinh của ba lớp 10A3, 10A9 (là các lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy
trong năm học 2017- 2018 của nhà trường); thực hiện đúng theo phân phối
chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo là dạy trong thời lượng một tiết, vào
tuần 13 của học kì I. Đây là một bài học rất quan trọng, là một trong bốn bài thơ
trung đại trọng tâm của các em trong nửa cuối học kì I.
Dựa trên mục đích, yêu cầu đã xác định và nội dung giáo án đã chuẩn bị,
giờ học được triển khai ở các lớp theo năm hoạt động mới hiện nay là:
1. Hoạt động khởi động (còn gọi là Tình huống xuất phát).
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Cùng với đó, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đã
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực với học sinh như phương pháp đóng
vai, thảo luận nhóm; kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy,...Hình thức tổ chức dạy học là dạy
7


học trong lớp , chủ yếu bằng các cách: học theo cá nhân và học theo nhóm. Giờ
học thực sự là những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, hấp dẫn, “vừa lạ- vừa quen”
cho cả thày và trò.
Cụ thể diễn biến của một giờ học đã được tiến hành như sau:
* Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)

Sau một vài câu hỏi gợi mở nhanh về văn học đời Trần để định hướng cho
học sinh, giáo viên cho các em xem một đoạn phim tư liệu giới thiệu về tác giả
Phạm Ngũ Lão. Đây là một đoạn phim được sưu tầm trên mạng In- ter- net kéo
dài trong khoảng hai phút. Nội dung bắt đầu từ giai thoại về chàng trai đan sọt
làng Phù Ủng, trở thành một vị tướng giỏi của nhà Trần, tham gia các trận đánh
nổi tiếng, đóng góp công lao vào những chiến thắng trong chống giặc Nguyên
Mông của dân tộc; ca ngợi đức độ của ông đã tạo ra được một đội quân
mà”Quân lính coi tướng sĩ như đầu óc, tướng sĩ coi quân lính như tay chân”; từ
đó dẫn tới bài thơ Tỏ lòng nổi tiếng của ông. Nội dung phong phú, cơ bản, súc
tích được kết hợp với hình ảnh đẹp, hào hùng và giọng thuyết minh rất hay,
truyền cảm. Ngay từ những câu nói đầu tiên “Cuộc gặp gỡ giữa Trần Hưng Đạo
và Phạm Ngũ Lão tuy không được ghi trong chính sử nhưng lại được dân gian
truyền tụng với đầy lòng ngưỡng mộ. Khi Trần Hưng Đạo ngang qua làng quê
của ông thì ông đang ngồi bên vệ đường đan sọt...” đã làm cho học sinh rất
thích thú, chăm chú lắng nghe. Về hoạt động đầu tiên này, tôi cảm thấy đoạn
phim đã đạt được mục đích là tạo một tâm thế hào hứng, sẵn sàng tìm hiểu về
tác giả và bài thơ của ông.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) .
Trong phần một, Tìm hiểu chung, trước hết để hướng dẫn học sinh tìm
hiểu chung về tác giả, tôi lựa chọn một phương pháp dạy học mới là phương
pháp đóng vai. Hai học sinh được thông báo để chuẩn bị trước sẽ đóng vai một
phóng viên của kênh truyền hình “Tôi yêu văn học” phỏng vấn một nhà nghiên
cứu văn học về tác giả Phạm Ngũ Lão. Ở lớp 10A3, em lớp trưởng Bùi Lê Trà
My đã kết hợp với em Phạm Bích Ngọc thực hiện các vai này. Hai em đã có sự
chuẩn bị rất cẩn thận, trách nhiệm về nội dung và tập dượt công phu, nghiêm túc
khiến cho màn đóng vai diễn ra ngắn gọn song rất sinh động. Những kiến thức
cơ bản được lựa chọn về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão được chuyển
tải rất nhẹ nhàng, tự nhiên khiến cho các bạn ngồi dưới rất thích thú và dễ nhớ.
Cá nhân tôi cảm thấy trong phần này, phương pháp đóng vai đã được sử dụng
phù hợp, hiệu quả.


8


Ở phần tìm hiểu chung về tác phẩm, tôi sử dụng các phương pháp dạy học
truyền thống như vấn đáp, gợi mở, thuyết giảng để giới thiệu cho học sinh một
số nét chính như hoàn cảnh ra đời, nhan đề, bố cục của bài thơ.
Sang phần nội dung trọng tâm của bài học là phần hai, Đọc- hiểu, về
mặt kiến thức, tôi hướng dẫn học sinh đọc hiểu cụ thể bài thơ theo bố cục hai
phần đã xác định ở trên là Hình tượng trang nam nhi và quân đội thời Trần (Hai
câu thơ đầu) và Nỗi lòng của tác giả (Hai câu thơ sau). Về mặt phương pháp, tôi
vẫn tiếp tục phát huy các phương pháp dạy học cơ bản như phát vấn, thuyết
trình, phân tích, bình giảng,...khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những giá trị nội
dung, nghệ thuật cụ thể của bốn câu thơ trong bài. Trên cơ sở giáo án đã chuẩn
bị, tôi cố gắng tạo ra sự tương tác hoạt động giữa thầy và trò thật hài hòa, tự
nhiên; một không khí lớp học tích cực, sôi nổi; khai thác năng lực cảm thụ văn
chương của học trò và vai trò dẫn dắt của người thầy để các em chiếm lĩnh được
tri thức.
Bên cạnh đó, tôi còn lựa chọn một phương pháp dạy học mới là phương
pháp thảo luận nhóm khi phân tích câu thơ cuối cùng của bài thơ “Tu thính nhân
gian thuyết Vũ hầu” (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Tôi chia lớp học
thành bốn nhóm và giao câu hỏi thảo luận chung là: Có hai ý kiến đánh giá khác
nhau về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ thứ tư (như đã nêu trong giáo
án và ý kiến của em. Ở lớp 10A3, với đặc trưng học sinh là nhận thức khá
nhanh, tính cách sôi nổi, thích những cái mới lạ nên các em rất bất ngờ và hứng
thú với hai ý kiến đã cho. Qua quan sát hoạt động thảo luận nhóm, tôi thấy học
sinh các nhóm thực sự làm việc rất tích cực, nghiêm túc khi tranh luận với nhau
về các ý kiến, khẳng định quan điểm của bản thân và bảo vệ nó. Khi hết thời
gian thảo luận, được mời trình bày, đại diện của các nhóm đều đồng tình với với
ý kiến thứ hai cho rằng nỗi thẹn là biểu hiện cho cái tâm ngời sáng của người

anh hùng. Các em lập luận khẳng định đây là cách nói khiêm tốn, thường thấy
trong văn học trung đại, có sự liên kết lôgic chặt chẽ với câu thơ trên (coi những
gì mình làm được là nhỏ bé, chưa trả xong nợ công danh...). Qua đó bộc lộ cái
tâm của người anh hùng là muốn đem tài năng “tận trung báo quốc”, giúp dân
giúp nước, hết lòng vì nhà Trần để sánh ngang được với người xưa...Ở lớp
10A9, các em cũng chung ý kiến như vậy tuy lập luận chưa thật chặt chẽ, toàn
diện bằng. Nhìn chung học sinh các lớp đều có thể nhận ra được ý kiến nào là
đúng song điều quan trọng là biết vận dụng khả năng tư duy, cảm thụ văn học
của mình để lí giải cho ý kiến đúng. Khi ấy, các em đã hiểu đúng về ý nghĩa nỗi
thẹn của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ, đó cũng là điều tôi cần các em đạt được.
Có thể nói hoạt động thảo luận nhóm trong bài này đã “kích” được vào tâm lí
9


muốn khám phá, tìm hiểu, lí giải, chinh phục của học sinh nên được các em rất
chú ý và hưởng ứng. Sau giờ dạy, một số giáo viên cũng nói rằng đây là một câu
thảo luận rất hay.
Nhìn chung trong hoạt động hình thành kiến thức mới này, bên cạnh việc
phát huy ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống, tôi cảm các
phương pháp dạy học mới được sử dụng là phù hợp, ít nhiều đã thành công
trong việc phát huy tính tích cực của học sinh và góp phần đạt được kết quả của
giờ học. Qua đây bản thân tôi cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm trong
việc vận dụng những phương pháp dạy học mới, đặc biệt hoạt động thảo luận
nhóm cần có sự chuẩn bị và kĩ năng tổ chức tốt, phù hợp với từng đối tượng học
sinh mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
* Hoạt động 3. Luyện tập (9 phút)
Ở hoạt động này, tôi lựa chọn một cách luyện tập nhẹ nhàng, thoải mái yêu
cầu học sinh thi vẽ tranh minh họa cho bài thơ theo bốn nhóm. Tôi dự kiến là
học sinh sẽ vẽ tranh về trang nam nhi đời Trần, quân đội thời Trần hoặc cả hai.
Khi các em thể hiện được vẻ đẹp của các hình tượng thì cũng có nghĩa là các em

đã hiểu bài. Điều làm tôi bất ngờ ở lóp 10A3 là có nhiều học sinh có tài vẽ tranh
đến vậy và vẽ rất đẹp, có thần, đúng nội dung, tư tưởng của bài thơ. Cách luyện
tập theo kiểu “Học mà chơi- chơi mà học” này làm các em rất vui vẻ, thích thú,
tham gia nhiệt tình, phối hợp tích cực với nhau, có phần đua tranh thi tài để hoàn
thành tốt công việc của nhóm mình. Bởi thế khi đánh giá sản phẩm của bốn
nhóm, tôi đã hơi khó khăn để xếp loại các bức tranh. Hình thức hoạt động này
đã góp phần để lại ấn tượng rất tích cực với học sinh về bài học. Nói chung hoạt
động luyện tập nhằm củng cố những kiến thức, kĩ năng các em vừa học trong bài
nên rất quan trọng, cần được chú ý hơn nữa và dành thời gian thích hợp trong
các giờ học cùng với sự đa dạng, sáng tạo về hình thức thực hiện của giáo viên.
* Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)
Từ nội dung bài học, tôi yêu cầu học sinh vận dụng vào đời sống bằng
cách: Viết đoạn văn 7- 10 dòng liên hệ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất
nước. Hoạt động này nhằm gắn bài học với thực tế cuộc sống, không khó làm
với các em, không chỉ rèn kĩ năng viết đoạn văn mà còn nâng cao ý thức trách
nhiệm công dân. Có thể nói đây là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu đậm với
các em về vẻ đẹp của con người thời đại Đông A. Bởi thế học sinh có thể nêu
những suy nghĩ rất nghiêm túc, sâu sắc, chân thành về trách nhiệm của bản thân
với đất nước. Đó cũng là điều tôi cần truyền đạt đến các em.
* Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng (1 phút)

10


Hoạt động này tôi hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà bằng cách khuyến
khích các em tìm hiểu thêm về văn học đời Trần qua các kênh thông tin khác
nhau (thư viện, in- ter- net, sách vở,...). Đây là cách để học sinh không chỉ khắc
sâu nội dung bài học mà còn mở rộng hiểu biết, so sánh với các tác giả, tác
phẩm khác cùng thời. Đồng thời các em có thể chia sẻ, trao đổi với nhau để đa
dạng về tài liệu và thấy hứng thú hơn.

Trên đây là quy trình một tiết dạy bài Tỏ Lòng- Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn
10, tập 1) theo năm hoạt động mới và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy
học truyền thống với các phương pháp dạy học mới. Có thể đây mới chỉ là
những thể nghiệm, bước đi ban đầu nhưng là những cố gắng, nỗ lực của những
người giáo viên như chúng tôi trong việc vận dụng những định hướng đổi mới
vào dạy học. Qua việc thực hiện, bên cạnh những kết quả bước đầu, bản thân tôi
cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích cho mình sau này.
2.3.3 Giáo án thực nghiệm bài giảng văn Tỏ lòng – Phạm Ngữ Lão:
Tuần 13 Tiết 37 - ĐỌC VĂN: TỎ

LÒNG
- Phạm Ngũ Lão -

1. MỤC TIÊU
1.1. Về kiến thức
Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp con người - thời đại, từ đó hiểu được hào khí Đông- A
của thời Trần.
- Cảm nhận những đặc sắc nghệ thuật: thể thơ, hình ảnh, bút pháp.
1.2. Về kĩ năng
Đọc- hiểu một bài thơ Đường luật theo thể loại.
1.3. Về tư tưởng
Bồi dưỡng cách sống có nhân cách, trách nhiệm, lí tưởng có quyết tâm thực
hiện lí tưởng.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1. Chuẩn bị của gv
- SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ
năng, các tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
- Các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy rô-ki, bút dạ,...
2.2. Chuẩn bị của hs

SGK, vở ghi, các tài liệu tham khảo, soạn bài, tranh ảnh minh họa
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Tiến trình bài học
11


Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Có thể khởi động bằng một số câu hỏi về văn học thời Trần, thời đại nhà
Trần…; sau đó cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu ngắn về tác giả Phạm
Ngũ Lão, từ đó dẫn vào bài học.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (30’)
(1) Phương pháp / Kĩ thuật dạy học: phát vấn, gợi mở,đóng vai, thảo luận,
phân tích, thuyết giảng, bình giảng.
(2) Hình thức tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Bước 1. Tìm hiểu chung về tác giả, I. Tìm hiểu chung
tác phẩm
Hai học sinh đóng vai phóng viên và 1. Tác giả
nhà nghiên cứu văn học phỏng vấn, trao - Phạm Ngũ Lão (1255- 1320), quê
đổi về tác giả Phạm Ngũ Lão.
Hưng Yên, thuộc tầng lớp bình dân;
Gv nhấn mạnh một số nét chính:
được Trần Hưng Đạo tin dùng, trước
+ Xuất thân
là gia khách, sau là con rể.
+ Công lao
- Có công lớn trong kháng chiến
+ Sở thích…

chống quân Mông- Nguyên; Làm
Từ đó nêu được nhận xét chung về tác đến chức Điện súy…
giả này.
- Thích đọc sách, ngâm thơ; hiện
còn hai bài thơ.
=> Phạm Ngũ Lão là một con người
văn võ toàn tài: anh hùng dân tộctác gia có vị trí quan trọng trong văn
Gv cung cấp, giới thiệu cho học sinh về học Việt Nam.
hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề của 2. Tác phẩm
bài thơ.
a. Hoàn cảnh ra đời:
Ra đời khi nhà Trần chuẩn bị cuộc
kháng chiến chống quân Mông
Nguyên lần 2
(khoảng cuối 1284- 30 tuổi).
b. Nhan đề:
- Thuật: kể, bày tỏ.
? Đọc bài thơ và xác định bố cục?
- Hoài: nỗi lòng
Gv hướng dẫn cách đọc…
-> Bày tỏ nỗi niềm, khát vọng, hoài
Hs đọc và trả lời: đây là một bài thơ tứ bão trong lòng.
tuyệt Đường luật-> chọn cách chia bố c. Bố cục bài thơ
cục làm 2 phần…
-> 2 phần:
12


Bước 2. Hướng dẫn đọc- hiểu cụ thể - Hai câu đầu- Hình tượng con
văn bản.

người và quân đội nhà Trần.
- Hai câu sau- Nỗi lòng của tác giả.
II. Đọc - hiểu
? Câu thơ đầu tiên “Múa giáo non sông 1. Vẻ đẹp của trang nam nhi và
trải mấy thu” cho em biết gì về trang quân đội nhà Trần (2 câu thơ đầu)
nam nhi thời Trần?
a. Hình ảnh trang nam nhi
-> Hs suy nghĩ, phát biểu cá nhân, thấy - Hành động:
được:
cầm ngang ngọn # múa giáo+ Hành động-> ý nghĩa. So sánh với câu giáo
bản dịch thơ
-> Hành động -> Tư thế
thơ nguyên tác.
+ Đặt trong bối cảnh không gian, thời trấn giữ non sông động thiên về
gian cụ thể-> tôn lên tầm vóc con lớn lao, cao đẹp; phô trương,
tư thế hiên ngang, biểu diễn.
người.
Gv chốt lại kiến thức cơ bản: chú ý việc lẫm liệt- tư thế
so sánh; phân tích từ ngữ, hình ảnh tĩnh, ẩn chứa sức
mạnh, ý chí, niềm
thơ…
tin.
- Bối cảnh:
+ Không gian: non sông-> rộng lớn
+ Thời gian: mấy thu-> không phải
? Câu thơ tiếp theo khắc họa vẻ đẹp của là ngắn ngủi, chốc lát.
quân đội nhà Trần bằng những biện -> Bối cảnh dài rộng, kì vĩ tôn lên
pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của tầm vóc lớn lao, vũ trụ của con
người.
chúng?

-> Hs cần căn cứ vào câu thơ dịch nghĩa b. Hình ảnh quân đội thời Trần
để phát hiện được hai biện pháp nghệ - So sánh:
Ba quân
- như hổ báo
thuật so sánh, phóng đại và tác dụng
Gồm
tiền Loài thú dũng
của chúng trong việc thể hiện những vẻ
quân…
mãnh, có sức
đẹp của quân đội nhà Trần.
-> Chỉ quân đội mạnh ở chốn
Gv ghi bảng ngắn gọn và lưu ý các em
thời Trần, quân rừng xanh.
tiếp tục đối chiếu hai bản dịch thơ và
dân cả nước nói
dịch nghĩa ở câu thơ thứ hai này.
chung.
-> Cụ thể hóa sức mạnh to lớn, ghê
Gv: + Bình giảng: Câu thơ gây ấn tượng gớm của quân dân nhà Trần. Bản
mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh dịch thơ Ba quân khí mạnh… đã làm
khách quan và cảm nhận chủ quan, hiện mất ý này.
13


thực và lãng mạn. Phạm Ngũ Lão nói
về quân đội thời Trần mà ông là một
trong những vị tướng chỉ huy với niềm
tự hào chính đáng. Đội quân ấy cùng
với nhân dân cả nước đã và sẽ đánh tan

đội quân xâm lược nhà nghề hung hãn
bậc nhất thế giới bấy giờ.
+ Mở rộng: Sinh ra vào thời Trần, ai
cũng có cơ hội trở thành anh hùng.
Điều ấy được minh chứng bằng những
sự kiện lịch sử như: Những người lính
thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ
Sát Thát; người thiếu niên Trần Quốc
Toản đã bóp nát quả cam vua ban khi
không được dự bàn hội nghị Bình Than
và lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường
địch, báo Hoàng Ân”…Tất cả đã tập
họp thành “tam quân tì hổ” sẵn sàng
lăn xả vào bọn giặc dữ một khi chúng
tràn đến.
? Em hãy phát hiện mối liên hệ giữa hai
hình ảnh trong hai câu thơ đầu của bài
thơ ?
Hs đọc kĩ lại hai câu thơ để thấy được
chúng phản ánh hai đối tượng nhưng có
mối quan hệ lôgic chặt chẽ.
Gv dẫn dắt, chuyển ý: Tên bài thơ này
là Thuật hoài (Tỏ lòng). Trong hai câu
thơ đầu, chúng ta đã thấy được vẻ đẹp
của trang nam nhi và quân đội thời Trần
và niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão. Vậy
nỗi lòng của vị tướng ở đây là gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu hai câu thơ
cuối:
Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
Gv: Câu thơ “Công danh…” thể hiện

- Phóng đại: nuốt trôi trâu
-> Khái quát hóa khí thế hào hùng,
dũng mãnh, quyết chiến quyết thắng
quân xâm lược Mông Nguyên.

=> Hai hình ảnh gắn bó hài hòa,
sung cho nhau. Đó là mối quan
giữa tướng giỏi và quân mạnh,
nhân và cộng đồng, con người
thời đại.

bổ
hệ



2. Nỗi lòng của tác giả (2 câu sau):
- Cái chí làm trai:
+ Quan niệm nợ công danh thời
phong kiến mang tư tưởng tích cực
của Nho giáo gồm:
Lập công: để lại công tích, sự
nghiệp
14


cái chí làm trai của nhà thơ qua quan

niệm về nợ công danh
-> giới thiệu quan niệm thời phong
kiến:
+ Thời loạn: ra trận, lập công; thời bình:
đỗ đạt, làm quan, giúp vua, nước. Công
danh được coi là món nợ đòi phải trả
của kẻ làm trai. Chí làm trai thời bấy
giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ
lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng
cống hiến cho đất nước, nhân dân để
cùng trời đất ‘muôn đời bất hủ”.
+ Chí làm trai đã được nói tới ở văn học
dân gian, trong bài ca dao “Làm trai
cho đáng nên trai- Xuống đông, đông
tĩnh, lên đoài, đoài, đoài yên ”. Đến
văn học trung đại, có một dòng thơ nói
chí: Nguyễn Công Trứ “Đã mang tiếng
ở trong trời đất- Phải có danh gì với
núi sông ”, Phan Bội Châu “Làm trai
phải lạ ở trên đời- Há để càn khôn tự
chuyển dời” -> Phạm Ngũ Lão cũng từ
cái chí nam nhi đó mà cùng dân tộc
chiến đấu chống ngoại xâm bền bỉ bao
năm.
Phạm Ngũ Lão quan niệm về nợ công
danh của mình như thế nào, cho thấy
điều gì về ông?
* Câu hỏi thảo luận:
Gv chia lớp làm 4 nhóm và nêu các
đánh giá về nỗi thẹn của Phạm Ngũ

Lão trong câu thơ thứ 4:
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
+ Ý kiến 1: Nỗi thẹn của tác giả là thái
quá, kiêu kì, không đáng có
+ Ý kiến 2: Nỗi thẹn là biểu hiện cái
tâm ngời sáng của người anh hùng với

Lập danh: để lại tên tuổi, tiếng
thơm.
-> Lí tưởng sống lớn lao, cao cả,
tích cực.

+ Quan niệm của Phạm Ngũ Lão: tự
cho rằng mình chưa trả xong nợ
công danh cho đời.
-> Khát vọng lập công danh, sự
nghiệp để “thỏa chí nam nhi” -> Nỗi
băn khoăn thường trực về nghĩa vụ
với dân tộc.
- Cái tâm của người anh hùng: nỗi
thẹn khi nghe chuyện Gia Cát
Lượng .
+ Thẹn với Vũ hầu
+ Thẹn về tài năng, công trạng->
chưa trả xong nợ công danh
-> Cách nói khiêm tốn gắn chí làm
trai với sự nghiệp cứu nước ,thể hiện
cái tâm ngời sáng của người anh
hùng là đem tài trí “tận trung báo
quốc”, được cống hiến nhiều hơn

nữa cho đất nước. Nỗi thẹn nâng cao
nhân cách con người, khẳng định, đề
cao ý thức trách nhiệm với đất nước,
nhân dân.

15


đất nước.
Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
Hs thảo luận theo các nhóm và đại diện
một vài nhóm trình bày quan điểm cùng
lí lẽ của mình: thấy được ý kiến thứ hai
là đúng-> đây là cách nói khiêm tốn thể
hiện mong muốn được cống hiến cho
nhà Trần
Gv nhận xét, đánh giá chung, khẳng
định cách hiểu đúng và chốt lại vấn đề.
Gv mở rộng: + Xưa nay những người có
nhân cách vẫn thường mang trg mình
nỗi thẹn như thế. Nguyễn Khuyến trong
bài Thu vịnh từng viết: “Nhân hứng
cũng vừa toan cất bút- Nghĩ ra lại thẹn
với ông Đào ”. Đó là thẹn với Đào
Tiềm- đời Tấn (Trung Quốc) về khí tiết.
Cái thẹn của Phạm Ngũ Lão lớn hơn:
chưa khôi phục được giang sơn. Cái
thẹn đốt lên trog lòng người khát vọng
vươn tới cái cao cả, lớn lao.
+ Điều đáng nói ở đây là nhà thơ đã gắn

chí nam nhi với lí tưởng yêu nước, với
sự nghiệp cứu nước. Chí làm trai vừa
mang tư tưởng tích cực của Nho giáo
vừa mang tinh thần thời đại.
? Đặc trưng của văn học đời Trần là
thể hiện hào khí Đông A. Vậy hào khí
Đông A trong bài thơ này là gì?
-> Gv hướng dẫn hs rút ra.
=> Hào khí Đông A: là sức mạnh to
Bước 3. Tổng kết bài học
lớn, khí thế xung thiên hào hùng của
Gv vấn đáp, hướng dẫn học sinh đánh quân dân nhà Trần quyết chiến
giá khái quát những giá trị nội dung và quyết thắng quân xâm lược; tư thế
nghệ thuật của bài thơ.
hiên ngang, tầm vóc hoàng tráng,
hoài bão lập công danh sự nghiệp
của người anh hùng.
16


III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng,
hàm súc, dồn nén về cảm xúc.
- Bút pháp nghệ thuật thiên về gợi
hơn là tả.
- Hình ảnh thơ hoành tráng, chọn
lọc.
2. Nội dung
Vẻ đẹp của người anh hùng thời

Trần có lí tưởng, nhân cách lớn lao
trong một thời kì lịch sử oanh liệt,
hào hùng.
Hoạt động 3. Luyện tập (9 phút)
Phương án 1. Chia lớp làm 4 nhóm thi vẽ tranh minh họa cho bài Tỏ
lòng và thuyết minh ngắn gọn.
-> Dựa trên nội dung bài thơ, hs có thể vẽ tranh về hình tượng trang nam
nhi hoặc quân dân thời Trần. Từ đó thuyết minh ý tưởng ngắn gọn, phù hợp…
Phương án 2. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức chính của bài học và đại
diện khoàng hai nhóm lên bảng thể hiện.
-> Hs biết cách vẽ sơ đồ tư duy và tóm tắt được những nội dung lớn cùng
những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ một cách ngắn gọn, chính xác.
Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)
Từ hình tượng trang nam nhi thời Trần trong bài thơ, viết đoạn văn
khoảng 7-10 dòng liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với đất nước.
-> Hs thực hiện ở nhà.
Gv hướng dẫn:
- Về hình thức:
+ Viết đúng một đoạn văn, theo số dòng quy định.
+ Trình bày sạch sẽ, diễn đạt trong sáng,…
- Về nội dung:
+ Khái quát ngắn gọn vẻ đẹp của trang nam nhi trong bài thơ
+ Liên hệ trách nhiệm: Nỗ lực học tập, tu dưỡng nhân cách; sống có lí
tưởng, hoài bão cao đẹp, gắn sự nghiệp cá nhân với sự nghiệp của nhân dân, đất
nước…
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng (1 phút)
Qua thư viện, in-ter- net, sách vở, em hãy tìm đọc thêm về văn thơ thời
Trần để hiểu rõ hơn về văn học và thời đại anh hùng này.
17



Gv khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà và trao đổi với nhau…
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết
Gv khái quát lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng
cao cả; Vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết
thắng và sức mạnh to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước.
- Nghệ thuật: Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm; thể
thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; các biện pháp tu từ;…
4.2. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc bản dịch thơ, đọc kĩ phần dịch nghĩa phần dịch nghĩa.
- Nắm được những kiến thức chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2.3.4. Hiệu quả thực tiễn
Như đã nói ở trên, việc tiến hành tiết dạy được thực hiện ở một số lớp 10.
Các giờ học có thể chưa thật sự hoàn hảo như ý tưởng của người dạy. Việc đổi
mới giờ dạy còn cần nhiều sự cố gắng , nỗ lực và có thêm thời gian nữa để hoàn
thiện. Song về cơ bản đã mang đến cho học sinh một không khí mới mẻ, hứng
thú hơn. Thực ra các nội dung như khởi động, luyện tập, vận dụng,...vẫn được
lồng ghép trong các bài học trước đây. Nhưng bây giờ chúng được tách riêng
thành các hoạt động với vai trò, chức năng riêng, rất quan trọng trong giờ học.
Học sinh được chú trọng tạo tâm thế mở đầu để phải học bài để giải quyết được
vấn đề đặt ra; chú trọng tạo luyện tập để củng cố ngay những kiến thức, kĩ năng
vừa học; chú trọng việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống, lí thuyết và thực tiễn.
Bên cạnh đó không thể phủ nhận vai trò của các phương pháp dạy học truyền
thống, việc đổi mới không tách rời, vẫn cần kết hợp, phát huy cùng với những
phương pháp dạy học đó để đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên sử dụng các
phương pháp dạy học mới là rất cần thiết để phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong học tập, góp phần quan trọng vào vào việc đổi mới
dạy học.

Thực tế, sau khi áp dụng bài học trên theo hướng đổi mới ở các lớp, tôi
thống kê được kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Số HS hứng thú
Số học sinh hiểu bài
10A3
47
45 (96%)
47(100%)
10A9
40
37 (93%)
40 (100 %)
Một số học sinh học lực khá ở các lớp 10A3 như các em Minh Phương,
Tố Uyên, Như Quỳnh, ...rất quan tâm tới cách thức đổi mới giờ học này, đã chia
sẻ với giáo viên một số ý kiến rằng:
18


- Em rất thích đoạn phim tư liệu được đưa vào đầu bài học và các hoạt
động như đóng vai, vẽ tranh. Những điều đó làm cho giờ học sinh động, hứng
thú, thoải mài hơn nhiều.
- Trong giờ học, chúng em được hoạt động, được phối hợp với nhau và
thấy mình tích cực, chủ động hơn trong giờ học, không phải tiếp nhận một chiều
từ thày cô.
- Chúng em mong muốn được học nhiều hơn những giờ học đổi mới như
thế này. Các hoạt động luyện tập, vận dụng sẽ được chú trọng, đa dạng và thực
tế hơn sau mỗi bài học...
Riêng giờ học ở lớp 10A3 có một số thầy cô dự giờ, các thầy cô không chỉ

có những đóng góp quý báu cho tôi về giờ dạy mà cũng đã ghi nhận những kết
quả đạt được. Nhiều thầy cô cũng rất tâm đắc với các hoạt động trong giờ dạy
như đóng vai, thảo luận nhóm, vẽ tranh,...Qua những nhận xét, đánh giá ấy, tôi
hiểu rằng để thực sự đổi mới được tiết học, người giáo viên phải có sự chuẩn bị
cẩn thận, công phu, sáng tạo về giáo án và có kĩ năng, kinh nghiệm trong việc tổ
chức tiết học, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Việc đổi mới có
những ưu điểm, tác dụng không thể phủ nhận được và nhất định phải làm được;
song cũng cần có thời gian để làm quen, hoàn thiện và vững vàng hơn.
Những hiệu quả, ưu điểm của việc dạy học theo định hướng đổi mới là rất
rõ ràng. Song chúng ta đã quen với cách dạy học truyền thống trong một thời
gian dài. Qua việc thực hiện một giờ dạy theo định hướng đổi mới, tôi nhận thấy
vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như:
- Chất lượng học sinh giữa các lớp không đồng đều (các lớp Ban tự nhiên
đầu khối thường tập trung nhiều học sinh khá, giỏi nhận thức nhanh, ý thức học
tập cũng cao hơn; các lớp Ban cơ bản thường có những học sinh học lực yếu,
thiếu cố gắng trong học tập...). Bởi vậy việc đổi mới dạy học ở mỗi lớp có
những khó khăn, thuận lợi khác nhau, không phải lúc nào các em cũng sẵn sàng
phối hợp với thày cô và các bạn, thậm chí có tâm lí trông chờ, ỉ nại vào thày cô
và những bạn học tốt hơn, chăm hơn.
- Nội dung chương trình hiện nay vẫn là chương trình cũ, chưa đổi mới
(việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đến năm 2018- 2019 mới bắt đầu
thực hiện dần ở từng khối lớp). Nhiều bài học hiện nay kiến thức còn rất nặng,
việc chuyển tải được hết cũng mất nhiều thời gian. Bởi vậy việc phân phối thời
gian cho năm hoạt động (ít nhất triển khai thực hiện được ba hoạt động đầu trên
lớp, còn hai hoạt động sau có thể hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà) có khi rất
khó khăn.

19



Tuy vậy, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa trong tương
lai trong thời gian sắp tới, mong rằng các thày cô sẽ tích lũy được nhiều kinh
nghiệm hơn trong việc vận dụng những định hướng đổi mới vào thực tiễn giảng
dạy của mình. Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung, đổi
mới dạy học nói riêng là rất đúng đắn và cần thiết, người thày có vai trò rất quan
trọng trong việc thực hiện để “Tất cả vì học sinh thân yêu ”.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là một chủ trương lớn,
đúng đắn, kịp thời của Nhà nước ta. Bởi vậy việc vận dụng những định hướng
đổi mới vào thực tiễn dạy học của giáo viên là một việc làm tất yếu, nhất định
phải thực hiện được.
Những định hướng đổi trong giảng dạy tập trung vào việc đổi mới giáo án
và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, chú trọng sử dụng những phương
pháp và kĩ thuật dạy học mới. Đổi mới không chỉ coi trọng việc dạy học của
giáo viên mà phải coi trọng cả việc học của học sinh, phát huy được tính tích
cực, chủ động của các em trong việc chiếm lĩnh các tri thức và kĩ năng cần thiết,
liên hệ chặt chẽ và vận dụng vào thực tiễn đời sống để trưởng thành, chung sống
và làm việc sau này, đúng như Unesco đã đã đề xướng “Học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Thực tiễn giảng dạy bài Tỏ lòng đã cho thấy việc đổi mới tiết học đã mang
lại một bầu không khí học tập mới, một “làn gió mới” trong hoạt động dạy và
học của cả thầy và trò.. Qua quan sát, tôi thấy học sinh rất hứng thú với cách làm
này, có sự hưởng ứng, hợp tác rất tích cực với nhau. Có thể nói các phương pháp
này đã được thực hiện khá thành công, mang lại hiệu quả cho giờ học. Sau tiết
học, học sinh đều hiểu bài, nắm vững, khắc sâu được kiến thức cơ bản...
Qua giờ dạy, bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, tôi cũng rút ra
được một số kinh nghiệm cho bản thân khi vận dụng các định hướng đổi mới
trong dạy học như là: để thực hiện đúng và phát huy được hiệu quả của sự đổi
mới thì trước hết người GV phải nghiên cứu, nắm vững các nội dung đổi mới;

Việc chuẩn bị giáo án phải có sự đầu tư về thời gian, công sức để tìm ra các
phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh;
Đặc biệt đặc trưng của bộ môn Ngữ văn thường mất nhiều thời gian cho việc
truyền đạt kiến thức mới nên việc tính toán các nội dung hoạt động, phân chia
thời gian cho những hoạt động đó phải thật chính xác, hợp lí mới đảm bảo tính
khả thi...
3.2. Kiến nghị
20


Việc vận dụng các định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của
Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn 10, tập 1) nói riêng và các bài học khác nói chung
trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông là rất quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên để việc vận dụng được hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, chủ trương
chung của toàn ngành, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
- Các cấp quản lí cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn việc đổi mới cho từng giai
đoạn bởi hiện nay chương trình sách giáo khoa vẫn là cũ, chưa có sự đổi mới.
Có những bài học còn nặng về kiến thức, việc thực hiện theo các hoạt động đôi
khi còn khó khăn.
- Cần biên soạn thêm các tài liệu tham khảo và tổ chức, tập hợp thêm các
dạy giờ minh họa ở các khối lớp, các phân môn, các thể loại của một bộ môn để
giáo viên được học hỏi, rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế giảng dạy của
mình.
- Mỗi giáo viên cần nâng cao ý thức đổi mới, quán triệt thực hiện trong
công tác giảng dạy, có sự nghiên cứu, đầu tư đúng mức cho việc vận dụng vào
các bài học theo đúng yêu cầu chung.
Nhìn chung, công cuộc đổi mới ngành giáo dục nói chung, đổi mới dạy
học nói riêng cần có thời gian, có lộ trình, kế hoạch cụ thể. Người giáo viên
cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, làm quen với cách dạy mới.
Tuy nhiên cái mới đương nhiên là phải làm quen, rèn luyện cho vững vàng. Khi

đó sẽ thấy dễ dàng, thấy được những ưu điểm của nó. Đó cũng là một niềm tin
cho mỗi thầy cô giáo tích cực trong việc đổi mới giờ dạy của chính mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2018.

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Đỗ Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013) , Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI).
2. Luật Giáo dục (2005).
21


3. PGS.TS Vũ Hồng Tiến (2009), Một số phương pháp dạy học tích cực,
mạng In- ter-net.
4. Vụ giáo dục Trung học- Chương trình Phát triển giáo dục Trung học
(2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp Trung học phổ
thông.
5. Vũ Quốc Anh – Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Khắc Đàm – Bùi Minh
Đức – Nguyễn Duy Kha – Trần Đăng Nghĩa – Bùi Xuân Tân – Bùi
Minh Toán – Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10, NXB Giáo Dục Việt Nam.

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNGKIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO XẾP LOẠI
22


Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: TTCM - Trường THPT Hậu Lộc
1

STT

Tên sáng kiến

Cấp
Kết quả
đánh
đánh
giá, xếp giá xếp
loại
loại
Ngành
GD cấp
tỉnh

C

2

Suy nghĩ về giải pháp

Ngành
nâng cao chất lượng dạy GD cấp
làm văn trong giờ trả bài
tỉnh

C

3

Hiệu quả của một số bài
lí luận văn học và phần
tri thức đọc hiểu trong
sách giáo khoa ngữ văn
11 và 12.

Ngành
GD cấp
tỉnh

C

4

Một số biện pháp đổi
Ngành
mới kiểm tra miệng môn
GD cấp
Ngữ văn ở trường THPT
tỉnh
Hậu Lộc I


C

1

Từ tiếp cận đến tiếp
nhận văn học

Năm học đánh giá, xếp
loại
2003- 2004
Số 132/ QĐKH-GDCN
ngày 19 tháng 4 năm
2005 của Giám đốc sở
GD & ĐT Thanh Hóa
2007- 2008
Số 932/ QĐ- SGD ngày
11 tháng 12 năm 2008
của Giám đốc sở GD &
ĐT Thanh Hóa
2011- 2012
Số 871/ QĐ-SGD&ĐT
ngày 18 tháng 12 năm
2012 của Giám đốc sở
GD & ĐT Thanh Hóa.
2014-2015
Số 988/ QĐ-SGD&ĐT
ngày 03 tháng 11 năm
2015 của Giám đốc sở
GD & ĐT Thanh Hóa.


23



×