Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong ôn luyện học sinh mũi nhọn môn lịch sử ở trường THPT như thanh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC
TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG ÔN LUYỆN
HỌC SINH MŨI NHỌN MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ : Giáo viên
Môn : Lịch sử

THANH HÓA, THÁNG 5/2019


Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC

TT
1

2

3

Nội dung


1. Mở đầu

Trang
1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

1.5 Điểm mới của đề tài

2

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

2
3

2. 2.1. Thực trạng chung

3

2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Như Thanh 2

3

2.2.2.1. Về học sinh

3

2.2.2.2. Về giáo viên
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4
4

2.3.1 Tìm hiểu về năng lực tự học

4

2.3.1.1. Khái niệm
2.3.1.2. Các hình thức của hoạt động tự học


4
5

2.3.2. Biện pháp thực hiện và ví dụ minh họa

5

2.4. Hiệu quả của SKKN

17

2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bộ môn lịch sử
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Những kiến nghị

17
17
17
17
17


Sáng kiến kinh nghiệm
3.3. Rút kinh nghiệm

18



Sáng kiến kinh nghiệm
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Luật Giáo dục (2005) điều 28.2 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi việc phát huy năng lực tự học
rất quan trọng, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh tự học. Sau
những năm ôn luyện đội tuyển, tôi thấy học sinh thường học theo lối học thụ
động, chỉ biết học thuộc lòng mà không biết đặt vấn đề, giáo viên cung cấp
được nội dung nào thì học sinh tiếp thu ít vận động trong tư duy, suy nghĩ. Do
vậy, cần tìm ra những biện pháp thích hợp để phát huy được năng lực tự học
cho học sinh và giáo viên cũng nhàn hơn trong dạy học.
Xuất phát từ tình hình trên, để có thể phát huy hết năng lực tự học của học
sinh và đạt được kết quả cao trong học tập và ôn luyện HS mũi nhọn đã thúc
đẩy tôi suy nghĩ và tìm tòi “một số biện pháp nhằm phát huy năng lực tự
học của HS trong ôn luyện học sinh mũi nhọn môn lịch sử ở trường THPT
Như Thanh 2”. Đó là lí do để tôi lựa chọn đề tài này
1.2. Mục đích nghiên cứu.
+ Hướng dẫn học sinh làm quen và thuần thục với các phương pháp dạy
học mà giáo viên đưa ra từ đó có ý thức trong làm việc cá nhân cũng như
nhóm, tổ để phát huy năng lực tự học.
+ Từ việc học sinh tiếp cận được phương pháp tự học học sinh sẽ phát
triển khả năng tư duy, học hỏi và cạnh tranh nhau trong quá trình học tập.
+ Giúp cho giáo viên đổi mới được phương pháp dạy hoc tích cực là lấy
học sinh làm trung tâm, chống HS học thụ động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên trong việc giảng dạy học sinh giỏi lớp 11.

- Học sinh ôn luyện học sinh giỏi lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

1


Sáng kiến kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm thực tế trong việc ôn luyện học sinh giỏi ở trường THPT
Như Thanh 2 tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả đạt được từ thực tiễn ôn luyện
học sinh giỏi trong năm qua.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng
nghiệp.
+ Phương pháp thử nghiệm.
+ Phương pháp điều tra.
+ Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đề tài có thể sử dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch sử
nói chung và ôn luyện học sinh giỏi nói riêng.
- Khả năng áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong ôn luyện học sinh giỏi
từ đó nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cho nhà trường.
- Đề tài có sức lan tỏa lớn và có thể áp dụng rộng rãi không chỉ dành cho
môn lịch sử mà có thể áp dụng cho các môn học khác.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thời gian gần đây ngành giáo dục đã nói nhiều đến việc đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục như Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày
09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông đã khẳng định: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những
mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn,
kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội
và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù
hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ... Đổi mới nội dung chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc
nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử,
chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lí
giáo dục”.
2


Sáng kiến kinh nghiệm
Do vậy yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học luôn được
ngành chú trọng. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay Sở giáo dục Thanh Hóa đã
tổ chức rất nhiều đợt tập huấn về đổi mới các kĩ thuật dạy học tích cực lấy
học sinh làm trung tâm. Đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học mới tạo
ra sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra những lớp
người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh
nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Một trong
những yêu cầu của đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học là dạy học chú
trọng đến việc kết hợp các kĩ thuật dạy học hiện đại với sử dụng có hiệu
quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt
lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Để đảm bảo những yêu cầu trên thì việc áp dụng các kĩ thuật dạy học
hiện đại sẽ đảm bảo sự tin cậy cao về mặt khoa học trong việc học tập đặc
biệt là trong ôn thi học sinh giỏi.
Từ năm học 2017 - 2018 nghành giáo dục Thanh hóa tổ chức thi học
sinh giỏi lớp 11. Do vậy đòi hỏi người dạy phải vận dụng tổng hợp các biện
pháp dạy học tích cực một cách khéo léo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng

học sinh, từng thời điểm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
Trong hai năm học vừa qua Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ
chức thi học sinh giỏi lớp 11, do vậy đã gây khá nhiều lúng túng cho giáo
viên trong ôn luyện, từ trước đến nay chủ yếu thi chương trình 12. Đây là
thời điểm mà ngành nói chung và giáo viên ôn luyện học sinh giỏi vừa thực
hiện vừa rút kinh nghiệm. Thực trạng trên thiết nghĩ bản thân là người trực
tiếp ôn luyện nên đòi hỏi phải không ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới.
Mặt khác nhiều giáo viên không quan tâm đến việc đổi mới phương pháp
và kĩ thuật dạy học nên ngại ôn đội tuyển và đùn đẩy nhau, trốn tránh trách
nhiệm.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT như Thanh 2
2.2.2.1. Về học sinh

3


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Như Thanh 2 là ngôi trường trước đây đóng ở địa bàn
Thị trấn Như Thanh, nhưng từ năm 2008 đến nay trường đã chuyển về địa
bàn thôn Hợp Nhất - xã Thanh Tân - huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa.
Đây là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (135) của tỉnh. Học sinh ở đây
có tới hơn 60% hộ nghèo, hơn 70% là con em dân tộc, địa hình đi lại cách
trở, nhiều sông suối, nhận thức của đại bộ phận học sinh, phụ huynh còn
chưa tốt. Tất cả đã gây cản trở rất lớn cho giáo dục nhà trường, đặc biệt là
giáo dục mũi nhọn. Đầu vào gần đây là năm học vừa qua điểm cao nhất của
học sinh bao gồm cả điểm cộng là 20 điểm, còn lại đa phần điểm rất thấp.
Mặt khác, môn Lịch sử cấp THCS không được chú trọng và coi là
môn phụ nên gần như học sinh không có phương pháp và rời rạc không

hiểu rõ vấn đề vì nhiều trường còn thiếu giáo viên Lịch sử. Đây là cản trở
lớn trong tuyển chọn học sinh giỏi. Tuy nhiên do đặc thù vùng 135 nên học
sinh chủ yếu theo khối C và một bộ phận học sinh nhất là học sinh thuộc
vùng tuyển sinh Nông Cống, Tĩnh Gia có chút tố chất và đây là thuận lợi cơ
bản để giáo viên áp dụng "Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực tự
học của HS trong ôn luyện HS mũi nhọn môn lịch sử ở trường THPT
Như Thanh 2" vào ôn luyện.
2.2.2.2. Về giáo viên.
- Giáo viên 100% đạt chuẩn, trẻ và có lòng yêu nghề, không ngừng học hỏi
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên công tác lớn hơn 9
năm nên cơ bản có đủ kinh nghiệm ôn luyện.
- Tuy nhiên còn bộ phận không nhỏ giáo viên chậm và ngại đổi mới, không
muốn thay đổi, thỏa mãn với những gì mình có, chất lượng học sinh thấp
nên không có tâm huyết đổi mới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tìm hiểu về “năng lực tự học".
2.3.1.1. Khái niệm
- Năng lực: Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là
phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một
loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
4


Sáng kiến kinh nghiệm
- Năng lực tự học: Theo Nguyễn Cảnh Toản: “ Năng lực tự học được hiểu
là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần
gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp
ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra”.
- Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung

học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác
động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau”.
- Tự học là một bộ phận không thể tách rời của quá trình học tập, là quá
trình mà: “Người học tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn
luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và
sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo. Đây là phương thức học
tập cơ bản của giáo dục học không chính quy, giáo dục thường xuyên, đồng
thời là một bộ phận không thể tách rời của quá trình học tập có hệ thống
trong các trường học nhằm đào sâu, mở rộng để nhằm nắm vững kiến thức
của học sinh”.
- Như vậy, tự học tự học phải là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến
một mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân
loại. Người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ nhằm tăng
cường hiệu quả của việc học. Trong việc ôn thi học sinh giỏi, vai trò của
người thầy càng giảm dần, cho đến lúc HS hoàn toàn đảm nhận được việc
học của mình
2.3.1.2. Các hình thức của hoạt động tự học.
Hoạt động tự học được coi là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo và diễn ra dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau:
- Hình thức 1: Tự học có sự điều khiển trực tiếp của người dạy và những
phương tiện kỹ thuật trên lớp
- Hình thức 2: Tự học không có sự điều khiển trực tiếp của người dạy.
- Hình thức 3: Người học tự tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu
hiểu biết của mình bằng cách tự tìm tài liệu, tự rút kinh nghiệm về tư duy,
tự phân tích, đánh giá… đây là hoạt động tự học có mức độ khó khăn cao
nhất.
2.3.2. Biện pháp thực hiện và ví dụ minh họa.
5



Sáng kiến kinh nghiệm
* Biện pháp 1: Xác định mục đích, động cơ của người học.
Là một ngôi trường miền núi, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn,
học sinh không có chí hướng, không có mục tiêu và động cơ trong học tập.
Vì vậy, vận động học sinh đi ôn thi đội tuyển quả là một bài “ toán khó” với
chúng tôi. Tuy nhiên, đánh vào “tâm lí” tôi đã tìm cách khích lệ học sinh,
tạo ra miền đam mê và động cơ để các em không chỉ yêu thích môn học mà
còn tự giác trong việc học.
Trước hết: tôi lắng nghe học sinh chia sẽ tâm tư nguyện vọng như:
học môn sử rất khó, nhiều sự kiện, khó có giải hơn môn Địa hay gia đình
em khó khăn phải tranh thủ thời gian giúp bố mẹ hay nhà có em nhỏ phải ở
nhà trông em.... Từ đó, tôi phải phân tích, giảng giải để các em hiểu được ý
nghĩa và vai trò của việc học. Đặc biệt là không quên nhấn mạnh đến phần
thưởng mà các em có thể nhận được nếu đạt được giải( khuyến khích được
500 ngàn, từ giải 3 trở lên được 1 triệu tiền thưởng của trường và khuyến
học của huyện và hiệu trưởng sẽ thưởng nóng từ giải 3 với mức thưởng 500
ngàn và tăng theo chất lượng giải) từ đó có thể giúp đỡ được gia đình. Xuất
phát từ đó mà trong năm học vừa qua học sinh đội tuyển rất tự giác trong
việc tự học để nâng cao hiệu quả và chất lượng trong ôn luyện.

Hình ảnh GV gặp gỡ đội tuyển HS giỏi
6


Sáng kiến kinh nghiệm
Thứ hai: Đến thăm gia đình – kết hợp với phụ huynh học sinh: Khi
tiếp xúc với học sinh trong đội tuyển, tôi được biết là trong đội tuyển có 2
HS thuộc diện hộ nghèo, 3 HS có em nhỏ vì thế để có thời gian tự học ở
nhà là quả khó khăn. Vì vậy, tôi có biện pháp và mang lại hiệu quả cao đó
là đến thăm, gặp gỡ giai đình HS với mong muốn gia đình tạo điều kiện

thuận lợi cho HS trong việc tự học ở nhà. Tâm sự với chúng tôi phụ huynh
nói: Chúng tôi cũng muốn cho con cái đi học cho bằng bạn bằng bè, sau
này cho nó đỡ khổ, nhưng gia đình quá khó khăn, mong thầy cô thông cảm.

Hình ảnh GV gặp gỡ phụ huynh HS
Nói đến đây tôi ngắt lời phụ huynh và hứa với gia đình sẽ đề xuất với
GV, nhà trường sẽ miễn các khoản đóng góp cho HS và sẽ tạo mọi điều
kiện cho em đi học và rằng muốn cho các em thoát nghèo không còn con
đường nào khác là con đường học hành và tôi cũng không quên lấy một
dẫn chứng tiêu biểu về một HS vượt khó của trường nằm trong đội tuyển sử
và nay đã thành công đó là em Lương Thị Chiều em là HS dân tộc Thái có
7


Sáng kiến kinh nghiệm
hoàn cảnh gia đình khó khăn mẹ bị bệnh tim ốm đau liên miên bố thì sức
khỏe cũng không ổn định không đi làm được nhưng được GV động viên
cùng sự giúp đỡ của nhà trường ngay từ năm lớp 11 em đã đạt giải 3 HS
giỏi môn lịch sử, năm 12 em là HS giỏi toàn diện và đặc biệt em là 1 trong
56 HS được sở GD và ĐT khen thưởng vinh danh trong năm học 2017 –
2018 với số điểm thi 26 tổng điểm 3 môn và em đậu vào khoa Sử chất
lượng cao của Đại học Hồng Đức. Với việc kết hợp nguyên tắc: cứng rắn
và mền dẻo, tình thương và trách nhiệm tôi đã động viên được đội tuyển
HS của mình tích cực tự giác trong việc học.
* Biện pháp 2: Phát huy năng lực tự học thông qua bài học cụ thể.
- Đây là một biện pháp tốt để có thể phát huy được năng lực tự học của học
sinh. Trước khi cung câp kiến thức cho học sinh tôi thường đặt ra những
câu hỏi học sinh cần phải trả lời được trong bài học và HS hoàn thành qua
sơ đồ tư duy mà GV đã cho sẵn.
- Ví dụ: Khi dạy bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm

lược từ 1858 đến 1873. Trước khi cung cấp kiến thức cho HS giáo viên đặt
một số câu hỏi và HS phải trả lời thông qua hoàn thành sơ đồ tư duy: 1.
Tình hình nước ta trước khi pháp xâm lược? 2. Tại sao Pháp đánh chiếm
Đà Nẵng đầu tiên; cuộc kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng diễn ra như thế
nào? Kết quả - ý nghĩa. 3. Kháng chiến ở Gia Định và các tỉnh Nam kì như
thế nào? Thái độ của triều đình. 4. Rút ra đặc điểm của cuộc kháng chiến ở
Nam kì. Và yêu cầu HS làm theo sơ đồ tư duy
- Sau khi học sinh làm bài xong tôi yêu cầu từng học sinh lên bảng trình
bày theo "sơ đồ tư duy ".

8


Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ
năm 1858 – 1873
Chính trị
Tình hình
VN trước
Kinh tế
khi Pháp
xâm lược.
Xã hội
TDP
đánh
chiếm
Đà Nẵng

Thời gian
Mục đích

Cuộc KC của
quân dân ta.
Hoàn cảnh

Bài
19

Kháng
chiến ở
Gia Định
1859

Nhân dân
3 tỉnh
m.Đ KC
sau hiệp
ước Nhâm
Tuất 1862
Nhân dân
3 tỉnh m.
Tây KC
chống TD
Pháp
Đặc điểm
Sơ đồ tư duy bài 19
9

Quá trình
Cuộc KC
của quân

dân ta
Nguyên nhân
Hình thức
Tiểu biểu
Nguyên nhân
Hình thức
Tiêu biểu

Nhân dân
Triều đình


Sáng kiến kinh nghiệm

HS lên trình bày theo sơ đồ
- Trong quá trình học sinh lên bảng trình bày tôi đã áp dụng kĩ thuật lắng
nghe và phản hồi tích cực: Trước tiên yêu cầu cả nhóm phải thực sự chú ý
và giữ im lặng. Sau đó yêu cầu học sinh khác nhận xét phần trình bày của
bạn một cách chân thành. Nếu thiếu cần bổ sung, giáo viên quán triệt học
sinh không được chê bai bạn mà chỉ góp ý, xây dựng.

Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
10


Sáng kiến kinh nghiệm
- Cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh. Trong
quá trình nhận xét tôi chủ yếu đưa ra những lời khen trước, tuyệt đối không
chê bai học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thiện hơn. Sau đó tôi đưa ra một
số câu hỏi khó. Đối với những câu hỏi khó tôi buộc phải có "thần thái'' tốt

để học sinh bớt căng thẳng và sợ kiến thức bằng cách chỉ địa chỉ kiến thức
ở đâu và nhẹ nhàng chỉ bảo cho học sinh..
* Biện pháp 3: Sử dụng hoạt động nhóm để phát huy năng lực tự học
của học sinh.

GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm

HS hoạt động nhóm

- Hình thức này được sử dụng khi dạy học những bài có nhiều đơn vị kiến
thức, nó được thực hiện trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới hay trong
củng cố, sơ kết, ôn tập, so sánh.
- Trong quá trình làm việc nhóm tôi yêu cầu học sinh phải hợp tác với
nhau. Mỗi buổi học thường xuyên thay đổi nhóm trưởng và thư ký, sau khi
hoạt động nhóm xong tôi yêu cầu học sinh tự trình bày sản phẩm và trao
đổi với nhau. Theo sơ đồ: Bạn trình bày - mình nhận xét - bổ sung - bạn
cuối phải chốt được kiến thức cho giáo viên
11


Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ: Sau khi học xong bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống
Pháp xâm lược 1858 -1873. GV chia học sinh thành nhóm và hoàn thành
vào bảng so sánh theo yêu cầu của GV: Chiến sự, thái độ của nhân dân, thái
độ của triều đình.
PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM

Chiến sự

Thái độ của triều đình


Cuộc kháng chiến của nhân dân

Đà Nẵng

Gia Định và
3 tỉnh miền
Đông
3 tỉnh miền
Tây

- Khi học sinh làm việc nhóm với nhau sẽ thúc đẩy sự đoàn kết trong nhóm,
các bạn biết lắng nghe và trao đổi với nhau một cách tích cực. Tôi quán
triệt không đi tranh cãi mà chỉ nhận xét và bổ sung cho nhau, đích cuối
cùng là hoàn thành bài học một cách trọn vẹn. Đa phần học sinh có thái độ
phản hồi tích cực với nhau và gần như không có sự mâu thuẫn và cách tiếp
thu bài dễ hiểu..
* Biện pháp 4: Phát huy năng lực tự học qua khai thác kênh hình (lược
đồ) trong SGK.
- Khai thác nội dung kênh hình trong SGK là một phần phát huy tính tích
cực học tập của học sinh vì trong dạy học lịch sử ngoài kênh chữ còn có
kênh hình hỗ trợ để HS có thể học tập một cách tốt nhất. Làm thế nào để
học sinh tìm hiểu kiến thức qua kênh hình, từ đó giúp các em nắm chắc,
12


Sáng kiến kinh nghiệm
nhớ lâu, tự giác chủ động lĩnh hội kiến thức, tăng thêm sự hứng thú trong
học tập.
- Ví dụ: khi dạy bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) thì việc

sử dụng lược đồ chiến tranh thế giới thứ 2 là biện pháp hiêu quả nhất để
học sinh nắm được nhanh nhất diễn biến của chiến tranh thế giới.
+ Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ diễn biến của chiến tranh thế giới
thứ 2 (màu sắc, hướng tiến công....) và xác định nội dung cần khai thác qua
hình ảnh
+ Bước 2: HS tự tìm hiểu nội dung sau khi GV hướng dẫn quan sát lược
đồ.
+ Bước 3: Học sinh lên trình bày – bạn bổ sung
+ Bước 4: GV nhận xét – bổ sung.

Hình ảnh HS khai thác kênh hình trong SGK

13


Sáng kiến kinh nghiệm

HS lên trình bày theo lược đồ
* Biện pháp 5: Sử dụng hoạt động cặp đôi
- Hoạt động này tôi thường sử dụng trong ôn luyện phần điền vào bảng sự
kiện nằm trong cấu trúc của đề thi HS giỏi. Trong mỗi bài học này tôi
thường giao nhóm gồm 2 HS mỗi bạn tìm một dữ kiện (thời gian hoặc sự
kiện) theo hình thức hỏi đáp.
- Ví dụ: Khi dạy bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”, GV
sẽ lập 1 bảng sự kiện yêu cầu HS hoàn thành bảng sự kiện.

Bảng sự kiện
14



Sáng kiến kinh nghiệm

Hoạt động cặp đôi của HS
- Sau khi HS điền xong GV sẽ gọi từng cặp nhóm 1 lên trình bày và để phát
huy tốt nhất trong phần học này tôi sẽ phân thời gian, các nhóm sẽ thực
hiện theo kiểu trò chơi tiếp sức. Nhóm nào làm nhanh và đúng nhất sẽ có
phần thưởng (chủ yếu là gói bim bim), nhưng cũng khích lệ HS rất nhiều
và tôi đã đạt được kết quả khả quan khi trong câu điền vào bảng sự kiện
của kì thi HS giỏi cấp tỉnh vừa qua 3/HS đạt điểm tuyệt đối 3 điểm, 2 HS
đạt 2,75 điểm. Theo quan điểm của tôi đây là phần thi dễ lấy điểm nhất và
đạt điểm tuyệt đối nên HS phải hết sức cố gắng ở nội dung này.

HS trình bày bảng sự kiện
15


Sáng kiến kinh nghiệm
* Biện pháp 6: Tự kiểm tra, tự đánh giá của HS
- Đây là một biện pháp mới mà trong năm học vừa qua tôi áp dụng trong
quá trình ôn luyện và thấy có hiệu quả rất cao. Sau khi học xong một bài tôi
thường giao nhiệm vụ cho HS. Mỗi HS sẽ tự tìm ra trong bài những câu hỏi
và giao cho bạn mình làm, sau đó tự chấm bài và nhận xét, phần cuối cùng
là GV sẽ nhận xét.
Để làm được điều
này đòi hỏi bạn đặt
câu hỏi phải nắm
vững kiến thức mới
có thể đưa ra được
câu hỏi cho bạn
mình. Bạn trả lời thì

cũng phải nắm vững
kiến thức thì mới đáp
ứng được yêu cầu
của đối phương.
Hệ thống câu hỏi HS đặt cho bạn
- Đối với phương pháp
này tôi thường yêu cầu
HS kết hợp với kĩ thuật
lắng nghe và phản hồi
tích cực trong quá trình
nhận xét, đánh giá bài của
bạn nghiêm cấm việc chê
bai, dè biểu mà phải nhận
xét trên tinh thần góp ý để
tất cả các bạn cùng tiến
bộ.

HS nhận xét bài làm của bạn
16


Sáng kiến kinh nghiệm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
- Việc áp dụng những biện pháp trên đã góp phần không nhỏ vào nâng cao
chất lượng giáo dục mũi nhọn.
- Thực hiện đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
2.4.2. Đối với bộ môn lịch sử
- Nếu như trong các năm học trước:
+ Năm học: 2013 – 2014: 4 giải khuyến khích

+ Năm học: 2014 – 2015: 1 giải ba
+ Năm học: 2016 - 2017: 1giải khuyến khích
+ Năm học: 2017 – 2018: 1 giải ba.
+ Năm học: 2018 – 2019: 1 giải nhì, 2 ba và 1 khuyến khích
Đặc biệt, năm học 2018 – 2019, lần đầu tiên bộ môn lịch sử có 1 giải
nhì. Với kết quả đạt được như vậy nên tôi được vinh dự được nhà thưởng
nóng vì có thành tích đột phá trong ôn luyện HS giỏi. Cũng trong năm học
này các trường THPT của 2 huyện Nông Cống và Như Thanh tổ chức kì thi
giao lưu học sinh giỏi khối 10 lần đầu tiên HS môn sử đạt giải nhất (cả 7
trường có 2/40 HS đạt giải nhất) đây cũng có thể xem là thành tích nổi bật
làm bước đệm cho năm học sau đạt kết quả cao trong kì thi cấp tỉnh.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Việc áp dụng "Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực tự học
của HS trong ôn luyện mũi nhọn môn lịch sử ở trường THPT Như
Thanh 2" là rất cần thiết và quan trọng trong việc ôn luyện học sinh giỏi
môn Lịch sử. Đối với học sinh lớp 11 phương pháp này có tác dụng thúc
đẩy tính tích cực, tự giác trong học tập, giúp các em chủ động, sáng tạo,
độc lập tự mình phân tích khai thác kiến thức. Ngoài việc chủ động trong
học tập, các em còn biết tự mình trau dồi kĩ năng sống cho bản thân, biết
lắng nghe và phản hồi tích cực, biết tự tin đứng trước đám đông. Giáo viên
có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tìm ra phương pháp dạy học phù
hợp, phát huy được năng lực của HS để đạt kết quả cao trong ôn luyện

17


Sáng kiến kinh nghiệm
Từ kết quả đạt được như trên theo tôi là rất khả quan nên trong thời
gian tới sẽ tiếp tục áp dụng “Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực

tự học của HS trong ôn luyện HS mũi nhọn môn lịch sử ở trường THPT
Như Thanh 2" trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi.
3.2. Những kiến nghị
- Từ những việc làm được cũng như những tồn tại do điều kiện khách quan
tôi có một số kiến nghị sau đây:
- Đề nghị ban giám hiệu, ban chuyên môn, sở giáo dục và đào tạo quan tâm
nhiều hơn nữa đến những vấn đề có liên quan đến đổi mới phương pháp và
kĩ thuật trong dạy học.
- Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí và đặc biệt là tinh thần tới giáo
viên và học sinh ôn thi trong đội tuyển.
- Có chế tài khen thưởng kịp thời và cao hơn nữa để giáo viên và học sinh
có thêm động lực.
3.3. Rút kinh nghiệm
- Giáo viên ôn đội tuyển cần phải linh hoạt, rõ ràng về thời gian, cách thức
tổ chức, cách khai thác kiến thức để học sinh có thể rèn luyện thêm phương
pháp tự học
- Cần phải thật nhịp nhàng, uyển chuyển, khéo léo trong tất cả các khâu nếu
không kết quả sẽ ngược lại.
- Trong quá trình thực hiện cần phải có "niềm tin và hy vọng" bởi chỉ có
"niềm tin" mới cho chúng ta "đòn bẩy" để đi tiếp.
Trên đây là việc "một số biện pháp nhằm phát huy năng lực tự học
của HS trong ôn luyện HS mũi nhọn môn lịch sử trường THPT Như
Thanh 2 " mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua. Với trình độ và kinh
nghiệm có hạn cá nhân xin mạo muội đưa ra một số biện pháp trên, rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành từ đồng nghiệp. Xin trân thành
cảm ơn!

18



Sáng kiến kinh nghiệm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hoá, ngày 10 tháng 05 năm
ĐƠN VỊ
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thủy

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


Sáng kiến kinh nghiệm
1. Dạy và học tích cực – Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án Việt - Bỉ.
2. Các tài liệu có liên quan đến lí luận dạy học.
3. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10,11- Bộ giáo dục
4. Tài liệu về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy
học- Sở GD và ĐT Thanh Hoá.
5. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử 10,11 - Nhà xuất
bản ĐHSP
6. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông - Nhà
xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo - năm 2007.

DANH MỤC
20



Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Như Thanh 2 - huyện
Như Thanh - Thanh Hóa.

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Dạy học một số thành
tựu văn hóa thông bài
học lịch sử 10 nhằm
giáo dục truyền thống
cho HS ở trường THPT
Như Thanh 2 trong thời
kì hội nhập.

21

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Cấp tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
20142015



×