Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.77 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV
------- * ------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
VẤN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM QUA HAI ĐOẠN TRÍCH TRONG
MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI ( THỂ LOẠI VĂN XUÔI)
THEO HƯỚNG ĐỀ THI THPTQG

Người thực hiện: Lê Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa IV
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu ……………………………………..…………….……… .…1
1.1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………….1
1.2. Mục đích nghiên cứu ………………………….…………..… …….2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………..……………...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..………3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm …………………..…… ….………3
2.1. Cơ sở lí luận …………………………..………………………….……4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm …………5
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn


đề …………………………………………………….…………………….6
2.3.1. Đối với khâu dạy- học………………….……………………………6
2.3.2. Đối với khâu ra đề, kiểm tra, đánh giá ……………………………7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ….…………..………....……….13
3. Kết luận, kiến nghị.…………………………..……………………..….14
3.1. Kết luận ………………………………………………………….……14
3.2. Kiến nghị ………………………..…………………………………… 14
Tài liệu tham khảo ………………………….……….……………………..15


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Cái khó của người dạy văn là làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh được
trọn vẹn kiến thức được truyền tải trong văn bản. Cái khó nhất của người
học văn là làm thế nào để biến kiến thức mà thầy cô truyền đạt thành tri thức
của bản thân. Tất cả gói trọn trong hai chữ “ phương pháp”. Anh không có
phương pháp, tất nhiên việc khai thác và chiếm lĩnh tri thức sẽ là vô cùng
khó, vậy phải tìm ra phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu
của từng môn học. Muốn đạt được điều đó, người giáo viên cần căn cứ vào
mục đích yêu cầu của bộ môn để tìm tòi phương pháp tối ưu nhất, đáp ứng
đích học tập và thi cử cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay
Trong nhiều năm trước, các đề thi văn của chúng ta còn khá khô cứng,
những nhân vật và vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong đề thì thường trùng
lặp nhau quá nhiều. Việc chuyển trọng tâm từ truyền thụ kiến thức sang phát
triển năng lực sẽ làm thay đổi cách dạy và học, thay đổi các chuẩn đánh giá
kết quả học tập. Khi ấy, các bài văn trong sách giáo khoa chỉ chủ yếu là
phương tiện để hình thành năng lực văn cho học sinh. Dạy, học và kiểm tra,
đánh giá là những khâu liên hoàn có quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhà
trường. Cố nhiên, kết quả của việc học tập chỉ được đánh giá chính xác và
toàn diện trong việc vận dụng vào thực tiễn, khi người học vào đời, nhưng

trong nhà trường thì kiểm tra, thi cử vẫn là cách đánh giá quan trọng, thậm
chí có khi còn là duy nhất. Thông thường thì kiểm tra, thi cử phải phù hợp
với nội dung và cách thức dạy, học và yêu cầu cần đạt được của chương
trình. Nhưng trong thực tế ở nước ta, lại có điều tưởng như nghịch lý mà đã
thành quy luật: thi thế nào sẽ dạy và học thế ấy. Vì thế, muốn thay đổi cách
dạy và học ngữ văn, theo tôi cần tác động vào khâu then chốt là thay đổi
cách thi, đề thi.
Những năm trước đây, những bộ đề thi và hướng dẫn làm bài của các
môn học có thi đại học, được biên soạn như một tài liệu chính thức, theo chủ
trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc ấy. Phải nói là bộ đề thi môn văn
được biên soạn khá công phu, đã có tác dụng định hướng rất cơ bản cho việc
dạy và học môn văn ở lớp 11 và 12. Từ người dạy đến người học, rồi người
ra đề thi, các nhà quản lý giáo dục đều hiểu là nội dung và yêu cầu của bài
thi môn văn là nằm trong bộ đề ấy. Thậm chí, trong một số năm đầu, Bộ
Giáo dục và Đào tạo còn khuyến khích các trường ra đề theo cách rút thăm
ngẫu nhiên các câu trong bộ đề thi. Và thế là, ngay lập tức các cuốn sách bài
văn mẫu được biên soạn và tung ra thị trường, bán rất chạy bởi nó đáp ứng
một yêu cầu mang tính thực dụng của người đi thi. Những năm gần đây, bộ
đề thi đã không còn được coi là tài liệu chính thức nữa. Việc ra đề cũng có


một số cải tiến, ví như đề thi chung cho toàn quốc, tăng thêm số lượng câu
từ hai lên ba câu v.v... Nhưng tất cả những thay đổi đó không mang ý nghĩa
cơ bản.
Mặt khác, tất cả mọi người - từ thầy đến trò đến nhà quản lý giáo dục,
từ phụ huynh học sinh đến các cơ quan ngôn luận... đều quan niệm rằng đề
thi môn văn nhất thiết chỉ có thể nằm trong các văn bản ở sách giáo khoa.
Không một ai, không một trường nào lại dám đưa vào đề thi một bài văn hay
thậm chí chỉ một đoạn thơ không có trong sách giáo khoa, vì điều đó bị coi
là ở ngoài chương trình. Nhưng hiểu như thế nào là nằm trong chương trình

đối với môn ngữ văn? Có phải là đề thi chỉ được hỏi về các văn bản được
học chính (không tính phần đọc thêm trong sách giáo khoa)? Chính từ cách
hiểu như thế, cách ra đề như thế, đã dẫn đến cách học thi như lâu nay. Nghĩa
là, thí sinh chỉ cần thuộc cho kỹ những mẫu phân tích, bình giảng về các tác
phẩm, hay về một đoạn trong tác phẩm ấy, đã được cung cấp trong bài giảng
của thầy, trong các sách văn mẫu. Thậm chí, có trường hợp một bài thi được
điểm 10, sau đó đã bị phát hiện là giống hệt với một bài mẫu nào đó trong
sách luyện thi. Lối học tầm chương, trích cú, cử tử, không coi trọng tính
thực tiễn, thực nghiệp vốn là một nhược điểm nặng nề của giáo dục ở nước
ta, tồn tại dai dẳng hàng nghìn năm, nay vẫn tiếp tục theo cách ấy ở trong
việc học và thi môn văn. Và như thế, môn văn ngày càng xa rời đời sống,
không coi trọng việc phát triển năng lực của người học, còn các kỳ thi thì lại
chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ, thuộc bài, viết lại theo mẫu của thí sinh.
Cách dạy học và thi như thế tất sẽ dẫn đến tình trạng chán học văn của số
đông học sinh. Theo TS Nguyễn Văn Long, cần có ngay những sự thay đổi
trong cách ra đề, trong việc đánh giá kết quả học tập về môn học này, đó là
điểm then chốt sẽ tác động lại toàn bộ hệ thống, từ dạy, học, đến biên soạn
sách giáo khoa, chương trình môn học.
Trong năm học 2019- 2019 , đề thi THPTQG sẽ chuyển hướng theo
dạng tìm những ngữ liệu văn học, những khía cạnh của một nhân vật hay
tình tiết trong chính một tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm
văn xuôi , hoặc 2 đoạn thơ trong tác phẩm thơ .( Đề minh họa lần 1, lần 2
của Bộ Giáo Dục ) .Đây là một kiểu bài mới khiến nhiều giáo viên và học
sinh còn lúng túng trong việc xác định đề và các bước làm bài , do đó đã
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình
định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.
Từ lý do trên thôi thúc tôi chọn đề tài: Phương pháp làm bài văn nghị
luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm
văn xuôi” (thể loại văn xuôi) theo hướng đề thi THPTQG năm 2019.
1.2 Mục đích nghiên cứu.



Với đề tài này mực đích của tôi là trao đổi cùng đồng nghiệp và cung
cấp cho học sinh Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của
tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi (thể loại văn
xuôi) theo hướng đề thi THPTQG năm 2019 hi vọng phần nào góp sức cùng
các đồng nghiệp, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu
quả dạy-học và thi cử hiện nay.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đây là dạng bài khá mới mẻ đối với học sinh nhất là học sinh lớp
12 năm nay, bởi vì các em đã quen với các dạng đề của những năm học
trước .Vì vậy, trong đề tài này tôi sẽ tập trung trình bày: Phương pháp
làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong
một tác phẩm văn xuôi” .(thể loại văn xuôi) theo hướng đề thi THPTQG
năm 2019.
1.4 . phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí thuyết : Đọc và nghiên cứu các tài liệu về môn Ngữ Văn.
Các văn bản học trong chương trình lớp 12. Các thao tác lập luận, hình
thức nghị luận.. trong phân môn làm văn.
Nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện hướng dẫn học sinh thực hành một
số đề trong các tác phẩm khác nhau.So sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy ở
các lớp khác. Đánh giá kết quả, mức độ tiến bộ và kết quả bài thi của học
sinh qua các kì thi học kì, thi thử THPTQG và các bài thực hành.
1.5 Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Những năm trước, câu hỏi nghị luận văn học thường thể hiện sự tổng hợp
kiến thức, biết vận dụng so sánh, tìm nét tương đồng và khác biệt ở 2 tác
phẩm. Trong năm nay, đề thi mẫu là tìm những ngữ liệu văn học, những khía
cạnh của một nhân vật hay tình tiết trong chính một tác phẩm. Học sinh gần

như không thể học vẹt, hay chép y nguyên một bài văn mẫu. Đánh giá các
dạng câu hỏi này là phát huy tính sáng tạo của học sinh, theo đó các em cần
phải nhớ dẫn chứng quan trọng , dùng dẫn chứng sáng tạo. Tuy nhiên dạng
đề thi này đối với hs yếu, trung bình, các em sẽ gặp rất nhiều khăn khi làm
bài. Cụ thể là các em thường viết sơ sài, hoặc không sát với yêu cầu của đề
bài.
Dạng đề nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích
trong một tác phẩm văn xuôi” ( Đề minh họa lần 1, lần 2 của Bộ Giáo Dục )
là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong


chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều
đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập
cho học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, bài
viết này xin đưa ra một số gợi ý để cùng các em khắc phục khó khăn, từng
bước chinh phục tri thức.
Dạng câu hỏi thường là cho hai đoạn trích trong một tác phẩm văn
xuôi . Từ đó yêu cầu người viết bàn luận về một khía cạnh của nhân vật hay
tình tiết trong tác phẩm đó. Cần phải hiểu :
Đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi bao giờ cũng nằm trong chỉnh
thể của một tác phẩm, hể hiện một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm. Những đoạn trích được lựa chọn ra đề bao giờ cũng là những đoạn
tiêu biểu tập trung thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả. Nghị
luận về 2 đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi có thể là yêu cầu về giá trị nội
dung, giá trị nghệ thuật, nhân vật hoặc cũng có thể là tổng hợp của các khía
cạnh ấy
Dạng câu hỏi thường là : Cho hai đoạn trích trong một tác phẩm
văn xuôi. Từ đó yêu cầu người viết bàn luận về một khía cạnh của nhân vật
hay tình tiết trong tác phẩm đó. Nhưng học sinh cần phải tinh ý nhận ra câu
hỏi chỉ nằm trọn trong 1 tác phẩm nhưng vẫn ẩn chứa sự so sánh trong nội

tại. Vì thế, cần phải hiểu về thao tác so sánh
Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác
nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho
câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác
lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa
Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức
trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các
kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn
trích, tác phẩm văn xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên, so sánh
văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một
bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục
đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, môn văn thực sự không còn là niềm yêu thích
với học sinh. Đa số các em không còn hứng thú học và rất ngại học văn.
Chât lượng học ngày càng giảm sút. Mặt khác, trong xu thế đổi mới dạy,
học, kiểm tra đánh giá đối với các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói
riêng, tôi nhận thấy, hầu như với dạng bài còn mới mẻ, học sinh vẫn còn
chưa có được định hướng đúng đắn khi triển khai bài viết. Việc lựa chọn
dung lượng và nội dung kiến thức như thế nào trong bài viết đối với các em
cũng là một vấn đề đáng được quan tâm và cần được định hướng cụ thể. Mặt


khác ,với dạng đề mới này, hầu hết học sinh tỏ ra lúng túng, không biết cách
giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài như thế nào, đặc biệt đối với hs yếu,
trung bình, các em sẽ gặp rất nhiều khăn khi làm bài. Cụ thể là các em
thường viết sơ sài, hoặc không đáp ứng được với yêu cầu của đề bài.
Điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề
tài:
kết quả bài kiểm tra môn ngữ văn

Khối


số

12A1

42

12A4

39

12A6

39

12A5 40
Tổng

15
0

Số hs đạt điểm Số hs đạt
8,0 trở lên
điểm 6,5 ->
7,9
SL
%
SL

%
1
2,4
4
9,5

Số hs đạtđiểm Số hs đạt dưới
5-> dưới 6,5
4,5
SL
9

1

2,7

3

7,7 8

0

0

2

5,1 5

0


0

2

5,0 7

2

1,3

11

7,3 29

%
21,
4
20,
5
12,
8
17,
5
19,
3

SL
28

%

66,7

27

69,1

32

82

31

77,5

89

59,3

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Đối với khâu dạy – học

Theo truyền thống dạy, học văn lâu nay, đới với các văn bản, giáo viên
thướng hướng dẫn học sinh cảm nhận một cách chung nhất các giá trị lớn
trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Hiện nay, để đáp ứng được
những yêu cầu về kiến thức đối với dạng đề mới , cách dạy “bình quân chủ
nghĩa” như vậy, theo tôi, không còn hợp lí nữa.Thêm vào đó, nếu giảng văn
mà chỉ chú trọng vào dung lượng kiến thức mang tính đại khái như vậy, vô
tình sẽ làm mất đi tính chất văn chương của một người giảng văn. Vì thế,
theo ý kiến của cá nhân tôi, đối với khâu dạy - học văn, cần có sự thay đổi
ít nhiều.

Bản thân tôi nhận thấy nên có sự thay đổi trong một số vấn đề sau:
(1) Đảm bảo về 2 phương diện:


Một là những kiến thức cơ bản, trọng tâm, thiết yếu nhất học sinh cần
nắm được đối với văn bản cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Hai là nói về những điểm mấu chốt, điểm nhấn, có ý nghĩa như
những “nhãn tự” trong một bài thơ. Trước bất kì một tác phẩm văn học nào,
người giáo viên cũng cần tích cực tìm hiểu,xem xét, cảm nhận trên nhiều
phương diện. Quan trọng nhất là phải nhìn ra những “điểm sáng” của văn
bản đó, từ đó có định hướng giảng dạy đối với học sinh.
Đối với các tác phẩm văn xuôi trong chương trình THPT hiện nay, từ
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy cần tập trung xem xét
trên một vài điểm như: tình huống truyện, nghệ thuật giới thiệu nhân vật,
những đặc sắc trong phần mở đầu tác phẩm, chi tiết nghệ thuật liên quan đến
sự phát triển có tính chất bước ngoặt của nhân vật…
(2) Phát huy tích cực tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Vấn đề này đã không còn xa lạ gì đối với phương pháp dạy học trong
những năm gần đây trong mục tiêu xây dựng nền giáo dục mới, phát huy
tính chủ động tích cực của người dạy.Nhưng trên thực tế, đối với bộ môn
ngữ văn nói riêng, việc thực hiện không hề đơn giản. Vì thế, lâu nay, hầu
như đó vẫn chỉ là khẩu hiệu để phấn đấu mà rất ít khi trở thành thực tế giảng
dạy. Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ cả 2 phía. Về phía người
dạy, sở dĩ chưa có điều kiện thực hiện tốt phương pháp dạy học này là bởi
một bộ phận còn quá quen thuộc với phương pháp cũ, chưa thể thay đổi; một
bộ phận chưa tìm thấy hướng thay đổi cho phù hợp. Phía học sinh: đa phần
chưa thể tiếp cận ngay với phương pháp mới, vẫn tâm lí quen ỷ lại vào giáo
viên; cũng có bộ phận lười học, không chấp nhận sự thay đổi hoặc không có
ý thức học bộ môn…Vì thế, để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi sự nỗ
lực cố gắng từ cả hai phía.

2.3.2. Đối với khâu ra đề, kiểm tra, đánh giá:

Cần đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá học sinh, tránh
tình trạng học tủ, học sơ sài mà vẫn có điểm. Nội dung kiểm tra đánh giá
cấn tích cực hướng vào phất triển năng lực cảm thụ văn bản một cách độc
lập, tập trung vào nhận thức được các vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa xâu chuỗi
ở từng văn bản.
Đối với dạng đề nghị luận về một vấn đề qua hai đoạn trích trong một
tác phẩm văn xuôi, tôi mạnh dạn giới thiệu một số đề và đáp án tham khảo
sau: (gồm các đề sưu tầm và đề của cá nhân)
2.3.2.1. Dàn ý khái quát đối với dạng bài nghị luận về một vấn đề của
tác phảm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi


Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn nghị luận về một vấn
đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi cũng có ba
phần như một bài nghị luận thông thường. Tuy nhiên chức năng cụ thể của
từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận khác.
Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau
Phần mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề qua hai đoạn trích
Thân bài:
Bước 1. Khái quát về tác phẩm, về vấn đề cần bàn luận
Bước 2. Làm rõ vấn đề qua 2 đoạn trích
Luận điểm 1. Đoạn trích thứ nhất (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Khái quát vấn đề trong đoạn trích.
- Dùng các luận cứ để làm rõ luận điểm
* Đánh giá vấn đề qua đoạn trích

Luận điểm 2. Đoạn trích thứ hai ( bước này thực hiện các thao tác như phần
trên)
Bước 3 . So sánh : Rút ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn trích
trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này cần vận
dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và
thao tác lập luận so sánh)
Phần kết bài:
-Đánh giá vấn đề qua hai đoạn văn
- Nêu những cảm nghĩ của bản thân
2.3.2.2. Một số dạng đề bài và đáp án
Đề 1: Trong tùy bút người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân đã khám
phá được “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc đặc biệt qua 2
đoạn văn:
“Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. mà nó còn là cảnh
đá bờ sông , dựng vách thành , mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có
mặt trời. Có chỗ vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên
này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách . Có quãng con nai con hổ có lầ
vọt từ bờ này sang bờ kia . Ngồi trong khoang dò khoảng ấy mùa hè cũng
thấy lạnh, cảm thấy như mình đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng
lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đền điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lóong, dài hàng ngàn cây số nước xô
đá, đá xô sóng, sóng xô gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt


bất cứ ngườ lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh
suất tay lái thì cũng dễ bị lật ngữ bùng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.Trên sông bỗng có
những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị
làm móng cầu .Nước ở đây thở và kêu cửa cống cái bị sặc .Trên mặt cái hút
xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn, không thuyền nào

dám men gần những cái hút nước ấy, Thuyền nào qua cũng chèo nhanh để
lướt quãng sông, y như là o tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một
quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.”

…“sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc
ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói Mèo đót nương xuân.Tôi đã say sưa nhìn làn mây mùa xuân
bay trên sông Đà, Tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng
nước sông Đà. Mùa xuân dòng sông ngọc bích, chứ nước SĐ không xanh
màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ
chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ
ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy
dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực
tây vào mà gọi bằng cái tên Tây lếu láo rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai
chữ .
…Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân.Chuyến ấy đi rừng ở núi
cũng đã howim lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. mãi bám gót anh lien lạc quên
mất mình sắp đổ ra sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang
loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn
cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường Thi “ Yên hoa tam
nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm
bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau
kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng….nó đắm đằm ấm ấm như
gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm
chứng, chốc dịu dàng đáy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay
đấy.”
(Trích” Người lái đò Sông Đà, SGK ngữ văn12, tập 1 NXB GD)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của sông Đà qua 2 đoạn văn trên . Từ đó
nhận xét về nghệ thuật của tùy bút .
Mục đích và yêu cầu của kiểu bài này là người viết trên cơ sở cảm

nhận được vẻ đẹp của hình tượng nghệ thật qua hai đoạn văn, so sánh để
thấy được sự khác nhau của hai đoạn văn đó trên cả bình diện nội dung và


nghệ thuật để từ đó thấy được những phát hiện và cảm nhận khác nhau về
một đối tượng, cách thể hiệnn và tài năng nghệ thuật của tác giả.
Đáp án:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, vị trí, xuất xứ , hoàn
cảnh ra đời của tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
Giới thiệu khái quát về hình tượng Sông Đà trong tùy bút và qua 2
đoạn văn
Thân bài:
1.Khái quát chung về tùy bút “Người lái đò sông Đà” và hình tượng sông
Đà
2. Lần lượt phân tích , cảm nhận về Sông Đà qua 2 đoạn văn.
2. 1. Làm rõ hình tượng sông Đà trong văn thứ nhất :
- Sông Đà hùng vĩ , hung bạo dữ dội.
+Cảnh đá bờ sông dựng vách thành và độ hẹp của lòng sông(dẫn chứng)
+Khung cảnh dữ dội của sông Đà ở quãng mặt ghềnh Hát Loong…(dẫn
chứng)
+ Những cái hút nước chết người .(dẫn chứng)
- Khái quát sự hung bạo ,dữ dội của Sông Đà qua đoạn văn và đặc sắc nghệ
thuật
2. 2. Làm rõ hình tượng sông Đà trong văn thứ hai .
- Sông Đà thơ mộng, trữ tình
+Từ trên cao nhìn xuống Nguyễn Tuân đã có những khám phá thú vị, bất
ngờ về hình dáng và sắc nước sông Đà .Dáng sông mềm mại, kiều diễm..sắc
nước sông Đà thay đổi theo mùa ..(dẫn chứng)
+ Từ điểm nhìn của người đi rừng lâu ngày bắt gặp sông Đà lại thấy

dòng nước ánh lên màu nắng tháng ba Đường Thi, mang lại cảm giác đằm
đằm ấm ấm như một cố nhân,một tình nhân chưa quen biết.. cảm giác ấm áp,
gần gũi..
- Khái quá sông Đà thơ mộng, trữ tình, và làm rõ nét đặc sắc nghệ
thuật trong đoạn văn.
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn trên cả
hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật :
- Tương đồng Cả 2 đều thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây
Bắc qua sông Đà, vẻ đẹp ấy được viết nên bởi cảm hứng ngợi ca, tự hào
của tác giả về dòng sông đất nước
+ Nghệ thuật. cả 2 đều cho thấy sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân
trong việc vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, trí trưởng tượng, ngôn từ
linh hoạt, phối hợp các biện pháp tu từ…


- Khác biệt : Ở đoạn thứ nhất là vẻ đẹp hùng hiểm, đoạn văn thứhai
là vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng, trữ tình .
+ Nghệ thuật: Đoạn 1: ngôn ngữ góc cạnh, gân guốc, nét bút chắc
khỏe như những nhát khắc kì vĩ. Đoạn 2. ngôn ngữ mềm mại, tinh tế, tài
hoa ..
4 . Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm qua 2 đoạn trích .
- Rút ra đặc sắc nghệ thuật của 2 đoạn trích từ đó khẳng định nét đặc
sắc nghệ thuật đó tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm .
+ Vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để làm nổi bật
hình tượng sông Đà.
+Quan sát tinh tế, liên tưởng, tưởng tượng phong phú, táo bạo.
+Ngôn ngữ, phối kết hợp nhiều biện pháp tu từ..
Kết bài:
- Khái quát vẻ đẹp của sông Đà. Tư tưởng của nhà văn và đặc sắc nghệ
thuật.

Đề 2 : Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Nhà văn Tô Hoài đã hai
lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị .
“Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuồng mờ
mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột
nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm , Mị vẫn
còn trẻ. Mị muốn đi chơi. bao nhiêu người có chồng như Mị cũng đi
chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà
vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay, chứ không thèm nhớ lại nữa. nhớ lại , chỉ thấy nước
mắt ứa ra, mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...”
-“Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè
từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây
trói oqr người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được
một tiếng “Đi ngay”…Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng
Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn, chạy, chạy xuống với
lưng dốc”.
( Tô Hoài, ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục, 2015)
Anh, chị hãy phân tích nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả trên, từ đó hãy
nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
Kiểu bài này được cụ thể hóa bằng một hệ thống dàn ý chi tiết sau :
a/ Yêu cầu về kĩ năng :
Sử dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích bình luận.


b/ Yêu cầu về kiến thức :
- Cần chỉ ra Diễn biến tâm lí của Mị qua 2 đoạn văn từ đó thấy được sức
sống tiềm tàng của nhân vật Mở bài :
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Mị qua 2 đoạn trích
Thân bài :
1. Khái quát giá trị chung của tác phẩm, khái quát chung về nhân vật
2. Phân tích 2 đoạn văn.
* Luận điểm 1: Đoạn văn thứ nhất:
* Hoàn cảnh: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí mùa
xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi . Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu ,
tâm hồn Mị đã có sự hồi sinh, phản kháng với hiện tại
* Tâm trạng Mị:
-Đột nhiên vui sướng
-Mị thấy mình còn trẻ lắm…
- Thấm thía nỗi đau thực tại
- Ý thức phản kháng với hoàn cảnh
-Tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngòi đường đã trở thành nốt nhạc trong
tâm hồn Mị
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật qua miêu tả diển biễn tâm lí , ngôn ngữ,
hành động.
b. Đoạn văn thứ 2:
* Hoàn cảnh:
- Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống của con rùa trong xó cửa,
chỉ biết làm bạn với ngọn lửa..
- Những đêm đầu tiên khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng Mị Vẫn thản nhiên
lạnh lùng .
- Dòng nước mắt của A phủ đâc đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ, Mị ý
thức được tội ác của kẻ yhuf, thường mình, thương người..
- Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ.
* Tâm trạng Mị:
- “ Lúc ấy trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt,
nhưng Mị tưởng A Phủ biết có người đương bước lại
_ MỊ rút dao nhỏ cắt lúa , cắt nút dây mây.

+ Đây là hành động táo bạo, là sự phản kháng tất yếu của một con người đã
bị áp bức , bóc lột tàn nhẫn.
+ Hành động thể hiện sự đồng cảm yêu thương của những con người cùng
cảnh ngộ …


+ Là kết quả tất yếu của quá trình hồi sinh trong tâm hồn Mị , thee hiện cho
sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
- Lần lần gỡ được dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, , Mị
chỉ thì thào được một tiếng “ Đi ngay” …
+ mị ý thức được việc làm của mình, cô hốt hoảng bởi lo cho A Phủ và
chính mình . Chính Mị cũng không thể nghĩ mình lại có thể làm được
như vậy.
+ Dẫu vượt qua nỗi sợ hãi cường quyền nhưng Mị vẫn bị ám ảnh bởi thế
lực thần quyền.
- Nghệ thuât: Xây dựng nhân vật qua việc miêu tả tâm lý, ngôn ngữ và
hành động
4 .Nhận xét:
Giống : Cả 2 đoạn văn đều tập trung làm nổi bật sức sống tiềm tàng của
nhân vạt Mị qua hành động trỗi dậy thật quyết liệt. Sức sống tiềm tàng
của Mị chỉ tạm thời bị che lấp chứ không bị dập tắt và khi có cơ hội sẽ
bùng lên mạnh mẽ.
Khác.+ Nếu đoạn thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của mị trong đêm
tình mùa xuân với khát vọng vượt thoát khỏi hiện thưc, khao khát tự do,
được hưởng tình yêu hạnh phúc thì đoạn thứ 2 thể hiện những chuyển
biến mạnh mẽ trong tư towngr và hành động của Mị trong đêm cởi trói
cho A Phủ với vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của
nhân vật.
+ Nếu khát vọng đó ở đoạn 1 mới chỉ dừng lại ở diễn biến tâm trạng, ở
sự hồi sinh trong tâm hồn nhưng rồi nhanh chóng bị dập tắt bởi nghịch

cảnh. Còn sức sống tiềm tàng của Mị ở đoạn 2 đã chuyển hóa thành hành
động cụ thể, cắt dây cởi trói cho A Phủ và sau đó là tự giải thoát cho cuộc
đời mình.
5. Đánh giá:
* Nội dung.
- Vẻ đẹp của nhân vật Mị: là người có sức sống tiềm tàng, khát vọng tự
do mãnh liệt ..
- Tư tưởng của nhà văn: Tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của nhà văn:
Khẳng định trân trọng vẻ đẹp và khát vọng chính đáng của người lao
động…
* Nghệ thuật. Nghệ thuật phân tích , miêu tả tâm lí nhân vật
-Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
- Ngôn ngữ ….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Những biện pháp ở trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có thực hiện
đối với học sinh ở các lớp 12. Thực tế cho thấy, khi thực hiện giảng dạy theo


hướng này, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với các yêu cầu của dạng nghị luận
về 2 đoan trích trong một tác phẩm văn xuôi . Các em có hứng thú và tự
xác định được tương đối chính xác các vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
Kết quả khảo sát từ kì thi học kì, thi KSCL THPTQG lần 2 sau khi
áp dụng đề tài.
Kết quả thi học kì I,II và KSCL THPTQG lần 2
Khối


số

12A1


42

12A4

39

12A6

39

12A5 40
Tổng

15
0

Số hs đạt điểm Số hs đạt
8,0 trở lên
điểm 6,5 ->
7,9
SL
%
SL
%
10
23,8
10
23,
8

7
17,9
12
30,
8
6
15,4
12
30,
8
5
12,5
12
30

Số hs đạtđiểm Số hs đạt dưới
5-> dưới 6,5
4,5

27

64

18

46

30,
7


SL
14
18
15
17

%
33,
4
46,
2
38,
5
42,
5
42,
7

SL
8

%
19

2

5,1

7


17,9

6

15

23

15,3

3 . KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận :
Với đề tài : “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm cho
học sinh lớp 12 với dạng bài nghị luận về 2 đoạn trích trong một tác phẩm
(đối với tác phẩm văn xuôi) trong kì thi THPT quôc gia ” , tôi hi vọng phần
nào chia sẻ cùng các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm cá nhân, cùng nhau
học hỏi để nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
trong xu thế đổi mới hiện nay.
3.2. Kiến nghị :
Để tạo điều kiện thực hiện tốt những biện pháp mà chúng tôi đã nêu ở
trên, chúng tôi mạnh dạn có một số kiến nghị sau:
Tích cực bổ sung tài liệu bộ môn cho giáo viên, giúp giáo viên cập
nhật thông tin cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới.
Cần nâng cao ý thức học tập bộ môn Ngữ văn cho học sinh, giúp học
sinh thấy được tầm quan trong và ý nghĩa của bộ môn đối với mỗi cá nhân


Nên hình thành những thư viện internet cho giáo viên, tạo điều kiện
cho giáo viên tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu để nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, phát huy cao nhất chất lượng dạy học bộ môn.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm
VỊ
2019

CAM KẾT KHÔNG COPY.

Lê Thị Hải
1.
2.
3.
4.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 10, 11, 12 của NXG GD
Nguyễn Duy Bình: Dạy văn, dạy cái hay- cái đẹp, NXB GD, 1983
Phan Trọng Luận: Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHSP, 2006
Một số bài viết trên các trang báo điện tử


Phụ lục
Một số đề khảo sát môn ngữ văn dạng : nghị luận về một vấn đề của
tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi” .(thể loại văn
xuôi) theo hướng đề thi THPTQG năm 2019.
1. Bài khảo sát số 1. Thời gian làm bài 90 phút
Đề 1: Trong tùy bút người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân đã khám phá
được “chất vàng mười đã qua thử lửa ” của con người lao động trên
thượng nguồn Tây Bắc đặc biệt qua 2 đoạn văn:
“Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá,
nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm

liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải
xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn đá khác lùi lại một chút và
thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo
khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la
vang dậy quanh mình, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình.
Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào
bụng và hông thuyền. Có lúc chúng dội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền
như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang
trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả
cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt
sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà
châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp
chặt cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh
đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của
nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ
huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch
trận vòng thứ nhất.


“. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều
là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu
vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền
vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa
trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác…”
(Nguyễn Tuân, Người lái đó sông Đà)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò sông Đà
trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận những nét đặc sắc trong phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
-----------HẾT--------Đáp án:

Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, vị trí, xuất xứ , hoàn
cảnh ra đời của tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
Giới thiệu khái quát về hình tượng người lái đò trong tùy bút và qua 2
đoạn văn
Thân bài:
1.Khái quát chung về tùy bút “Người lái đò sông Đà” và hình tượng người
lái đò.
- Ngoại hình, lai lịch.
- Vẻ đẹp trí dũng , tài hoa
2. Lần lượt phân tích , cảm nhận người lái đò qua 2 đoạn văn.
2. 1. Làm rõ hình tượng người lái đò trong văn thứ nhất :
- Cuộc vượt thác lần 1:
+ Sông Đà lộ rõ tâm địa kẻ thù số một của con người : các lực lượng thiên
nhiên tương giao với nhau cùng uy hiếp và tấn công ông đò( dẫn chứng)
+ Người lái đò sông Đà vẫn bình tĩnh, tự tin, dũng cảm điều khiển con
thuyền . Ông lái đò đã chiến đấu và chiến thắng dòng sông bằng sức mạnh
phi thường, bản lĩnh kiên cường.( dãn chứng)
+ Nghệ thuật : Vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, khai thác kho từ vựng
phong phú, kết hợp nhiều biện pháp tu từ..
2. 2. Làm rõ hình tượng người lái sông Đà trong văn thứ hai .


- Nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh: ( cuộc vượt thác
lần 3)
+ Sự điêu luyện, tài tình, siêu phàm trong việc điều khiển con thuyền
vượt trùng vi thạch trận lần thứ 3.( dẫn chứng)
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn trên cả
hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật :
- Tương đồng +Cả 2 đều thể hiện được vẻ đẹp của người lái đò sông

Đà.Đó là vẻ đẹp của những con người lao động bình dị âm thầm trên miền
Tây Bắc xa xôi qua cảm hứng ngợi ca, tự hào của nhà văn.
+ Nghệ thuật. cả 2 đều cho thấy sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân
trong việc vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, trí trưởng tượng, ngôn từ
linh hoạt, phối hợp các biện pháp tu từ…
- Khác biệt : Ở đoạn thứ nhất là vẻ đẹp trí dũng, đoạn 2 vẻ đẹp tài
hoa nghệ sĩ .
4 . Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm qua 2 đoạn trích .
- Rút ra đặc sắc nghệ thuật của 2 đoạn trích từ đó khẳng định nét đặc
sắc nghệ thuật đó tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm .
+ Vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để làm nổi bật
hình tượng sông Đà.
+Quan sát tinh tế, liên tưởng, tưởng tượng phong phú, táo bạo.
+Ngôn ngữ, phối kết hợp nhiều biện pháp tu từ..
Kết bài:
- Khái quát vẻ đẹp của người lái đò sông Đà. Tư tưởng của nhà văn và
đặc sắc nghệ thuật.
(Phụ lục 1)
kết quả bài kiểm tra môn ngữ văn
Khối

12A1


số

42

Số hs đạt điểm Số hs đạt
8,0 trở lên

điểm 6,5 ->
7,9
SL
%
SL
%
1
2,4
4
9,5

Số hs đạtđiểm Số hs đạt dưới
5-> dưới 6,5
4,5
SL
9

%
21,
4

SL
28

%
66,7


12A4


39

12A6

39

12A5 40
Tổng

15
0

1

2,7

3

7,7 8

0

0

2

5,1 5

0


0

2

5,0 7

2

1,3

11

7,3 29

20,
5
12,
8
17,
5
19,
3

27

69,1

32

82


31

77,5

89

59,3

2. Bài khảo khát số 2.
Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
có những khám phá thú vị về Sông Hương :
“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của
rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn , mãnh liệt qua những ghềnh
thác , cuộn xoáy như những cơn lốc vào những vực đáy bí ẩn, và có lúc nó
trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài của hoa đỗ quyên rừng. Giữa
lòng trường sơn sông Hương đã sống một nữa cuộc đời như một cô gái DiGan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh
gan dạ , một tâm hồn tự do trong sáng . Nhưng chính rừng già nơi đây, với
cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học đã chế ngự sức mạnh
bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng sông Hương nhanh
chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở.”

‘.Ra khỏi kinh thanh Huế Sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy
cồn Hến mơ màng quanh năm trong sương khói đang xa dần thành phố để
lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau vùng
ngoại ô VĨ Dạ . Và rồi sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói , nó đột ngột đổi
dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị
trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế đây chính là chỗ chia tay dõi xa mười
dặm trường đình . Riêng với sông Hương , vốn đang xuôi chảy giữa cánh

đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thật bất ngờ biết bao. Có một cái
gì rất lạ với tự nhiên và giống như con người ở đây ; và để nhân cách hóa n'ó
lên, tôi gọi đấy là nỗi vấn vương , cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.


Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của sông Hương qua 2 đoạn văn
trên. Từ đó nhận xét về cái Tôi của Hoàng PHủ Ngọc Tường
Đáp án.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, vị trí, xuất
xứ , hoàn cảnh ra đời của bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông ”
Giới thiệu khái quát về hình tượng sông Hương trong bút kí và qua
2 đoạn văn
Thân bài:
1.Khái quát chung về bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông
‘ về hình tượng sông Hương .
2. Lần lượt phân tích , cảm nhận về sông Hương qua 2 đoạn văn.
2. 1. Làm rõ về vẻ đẹp của sông Hương trong văn thứ nhất :
- Sông Hương ở khúc thượng nguồn : có quan hệ chặt chẽ với dãy Trường
Sơn, mang vẻ đẹp hùng vĩ, mạnh mẽ, cá tính , tự do…( dẫn chứng).
- Nghệ thuật: Câu văn linh hoạt, nhiều vế, ngôn ngữ giàu chất thơ, trí tưởng
tượng, liên tưởng độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
2. 2. Làm rõ vẻ đẹp của Sông Hương trong văn thứ hai .
- Sông Hương khi ra khỏ Huế . Như người tình dịu dàng, chung thủy, lưu
luyến, bịn rịn trước lúc chia xa.( dẫn chứng).
- Ngôn ngữ giàu chất thơ…..
3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật :
- Tương đồng +Cả 2 đều thể hiện được vẻ đẹp của Sông Hương Với
cảm hứng ngợi ca, tự hào.

+ Nghệ thuật. cả 2 đều cho thấy sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân
trong việc vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, trí trưởng tượng, ngôn từ
linh hoạt, phối hợp các biện pháp tu từ, hành văn hướng nội, mê đắm tài hoa
của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Khác biệt : Ở đoạn thứ nhất là vẻ đẹp hùng vĩ, mãnh liệt., đoạn 2 vẻ
đẹp mềm mại, dịu dàng… .


4 . Nhận xét về Cái Tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Cái tôi tài hoa trong nghệ thuật viết kí..
- Cái tôi trong cảm xúc, tư tưởng của nhà văn. Gắn bó với Huế, yêu
thiên nhiên, đất nước….
Kết bài:
- Khái quát vẻ đẹp của Sông Hương qua 2 đoạn văn và toàn bộ tác
phẩm . Tư tưởng của nhà văn và đặc sắc nghệ thuật.
Bài khảo sát số 3 . Đề thi thử THPTQG lần 2.( câu nghị luận văn học)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Nhà văn Tô Hoài đã hai lần
miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị .
“Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuồng
mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị
trẻ lắm , Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. bao nhiêu người có
chồng như Mị cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị,
không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm
lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không
thèm nhớ lại nữa. nhớ lại , chỉ thấy nước mắt ứa ra, mà tiếng
sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...”
-“Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở

phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ
được hết dây trói oqr người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị
chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay”…Rồi Mị cũng vụt chạy
ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã
lăn, chạy, chạy xuống với lưng dốc”.
( Tô Hoài, ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục, 2015)
Anh, chị hãy phân tích nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả trên, từ
đó hãy nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
Mở bài :


- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Mị qua 2 đoạn trích
Thân bài :
1. Khái quát giá trị chung của tác phẩm, khái quát chung về nhân vật
2. Phân tích 2 đoạn văn.
* Luận điểm 1: Đoạn văn thứ nhất:
* Hoàn cảnh: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí mùa
xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi . Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu ,
tâm hồn Mị đã có sự hồi sinh, phản kháng với hiện tại
* Tâm trạng Mị:
-Đột nhiên vui sướng
-Mị thấy mình còn trẻ lắm…
- Thấm thía nỗi đau thực tại
- Ý thức phản kháng với hoàn cảnh
-Tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngòi đường đã trở thành nốt nhạc trong
tâm hồn Mị
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật qua miêu tả diển biễn tâm lí , ngôn ngữ,
hành động.
b. Đoạn văn thứ 2:

* Hoàn cảnh:
- Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống của con rùa trong xó cửa,
chỉ biết làm bạn với ngọn lửa..
- Những đêm đầu tiên khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng Mị Vẫn thản nhiên
lạnh lùng .
- Dòng nước mắt của A phủ đâc đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ, Mị ý
thức được tội ác của kẻ yhuf, thường mình, thương người..
- Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ.
* Tâm trạng Mị:
- “ Lúc ấy trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt,
nhưng Mị tưởng A Phủ biết có người đương bước lại
_ MỊ rút dao nhỏ cắt lúa , cắt nút dây mây.


+ Đây là hành động táo bạo, là sự phản kháng tất yếu của một con người đã
bị áp bức , bóc lột tàn nhẫn.
+ Hành động thể hiện sự đồng cảm yêu thương của những con người cùng
cảnh ngộ …
+ Là kết quả tất yếu của quá trình hồi sinh trong tâm hồn Mị , thee hiện cho
sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
- Lần lần gỡ được dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, , Mị
chỉ thì thào được một tiếng “ Đi ngay” …
+ mị ý thức được việc làm của mình, cô hốt hoảng bởi lo cho A Phủ và
chính mình . Chính Mị cũng không thể nghĩ mình lại có thể làm được
như vậy.
+ Dẫu vượt qua nỗi sợ hãi cường quyền nhưng Mị vẫn bị ám ảnh bởi thế
lực thần quyền.
- Nghệ thuât: Xây dựng nhân vật qua việc miêu tả tâm lý, ngôn ngữ và
hành động
4 .Nhận xét:

Giống : Cả 2 đoạn văn đều tập trung làm nổi bật sức sống tiềm tàng của
nhân vạt Mị qua hành động trỗi dậy thật quyết liệt. Sức sống tiềm tàng
của Mị chỉ tạm thời bị che lấp chứ không bị dập tắt và khi có cơ hội sẽ
bùng lên mạnh mẽ.
Khác.+ Nếu đoạn thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của mị trong đêm
tình mùa xuân với khát vọng vượt thoát khỏi hiện thưc, khao khát tự do,
được hưởng tình yêu hạnh phúc thì đoạn thứ 2 thể hiện những chuyển
biến mạnh mẽ trong tư towngr và hành động của Mị trong đêm cởi trói
cho A Phủ với vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của
nhân vật.
+ Nếu khát vọng đó ở đoạn 1 mới chỉ dừng lại ở diễn biến tâm trạng, ở
sự hồi sinh trong tâm hồn nhưng rồi nhanh chóng bị dập tắt bởi nghịch
cảnh. Còn sức sống tiềm tàng của Mị ở đoạn 2 đã chuyển hóa thành hành
động cụ thể, cắt dây cởi trói cho A Phủ và sau đó là tự giải thoát cho cuộc
đời mình.
5. Đánh giá:


* Nội dung.
- Vẻ đẹp của nhân vật Mị: là người có sức sống tiềm tàng, khát vọng tự
do mãnh liệt ..
- Tư tưởng của nhà văn: Tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của nhà văn:
Khẳng định trân trọng vẻ đẹp và khát vọng chính đáng của người lao
động…
* Nghệ thuật. Nghệ thuật phân tích , miêu tả tâm lí nhân vật
-Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
- Ngôn ngữ ….

(Phụ lục 2)
Kết quả thi học kì II và KSCL THPTQG lần 2

Khối


số

12A1

42

12A4

39

12A6

39

12A5 40
Tổng

15
0

Số hs đạt điểm Số hs đạt
8,0 trở lên
điểm 6,5 ->
7,9
SL
%
SL

%
10
23,8
10
23,
8
7
17,9
12
30,
8
6
15,4
12
30,
8
5
12,5
12
30

Số hs đạtđiểm Số hs đạt dưới
5-> dưới 6,5
4,5

27

64

18


46

30,
7

SL
14
18
15
17

%
33,
4
46,
2
38,
5
42,
5
42,
7

SL
8

%
19


2

5,1

7

17,9

6

15

23

15,3


×