Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở trường THPT như thanh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục phổ thơng giữ vai trị hết sức quan
trọng nó đặt nền móng cho hoạt động nhận thức của con người ở thời kì trưởng
thành. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) có khả năng nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện, giáo dục lí tưởng, năng lực và kĩ năng thực hành, giúp vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
Hiện nay, trong kỉ ngun bùng nổ thơng tin thì xu hướng dạy học cung cấp
nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp dạy học cần phải đổi
mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, để có thể hình
thành những kĩ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt vai trị của người
thầy thì việc lựa chọn phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực của
người học trong đó có hoạt động TNST là vơ cùng quan trọng. Bởi lẽ trong các
phương pháp đã áp dụng tơi nhận thấy TNST là hoạt động có thể kết hợp nhiều
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong dạy học TNST, người dạy là người
tổ chức, điều khiển người học tiến hành hoạt động học, người học trực tiếp tham gia
vào các hoạt động đó. Vì vậy TNST phát triển năng lực người học một cách toàn
diện, tạo hứng thú học tập, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát
huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Là một giáo viên giảng dạy sinh học phổ thơng, tơi ln trăn trở làm sao đó để
khi học các em có đam mê và sự yêu thích mơn sinh học và trên con đường lập
nghiệm trong tương lai các em có thể trở thành những con người có kĩ năng làm việc
tốt nhất, sáng tạo và gắn liền thực tế với cuộc sống và tôi đã tìm ra được giải pháp đó
là:
“Tổ chức hoạt động trải nghiêm sáng tạo vào chương trình sinh học 11 ở
trường THPT Như Thanh 2, nhằm khơi dậy đam mê học tập và hình thành cho
HS một số kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp”
Do giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ đưa ra một giáo án minh
họa có tiến hành triển khai thực nghiệm tại trường THPT Như Thanh 2 và thấy có


hiệu quả. Đó là giáo án áp dụng cho bài “tuần hoàn máu (t2)” - SH 11 Cơ bản.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động TNST, sự hình thành những kỹ
năng cần thiết khi lập nghiệp.
- Tìm hiểu quy trình xây dựng và sử dụng hoạt động TNST để dạy bài
“tuần hoàn máu-t2 ” nhằm phát triển sớm nhóm kĩ năng cần thiết khi các em ra
trường đi làm, đó là nhóm kĩ năng cơ bản sau : Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng hoạt động nhóm, kĩ năng sáng tạo trong công việc, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng lắng nghe, kĩ năng lập trình vi tính...
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng hoạt động TNST
giúp học sinh phát triển năng lực tự học.
Giáo viên: Lường Thị Mùi

1


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu và áp dụng hoạt động TNST trong dạy học sinh học 11 nhằm
khơi dậy đam mê học tập và hành thành kĩ năng cơ bản khi lập nghiệp.
- Tổ chức hoạt động TNST trong dạy học bài “tuần hoàn máu (t2)”
1.4.Phương pháp nghiên cứu
SKKN sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Áp dụng hoạt động TNST trong bài “tuần hoàn máu t2”-sinh học 11, cơ bản cho
lớp thực nghiệm 11A5
2. NỘI DUNG SÁNG CỦA KIẾN KINH NGHIỆM

2.1.Cơ sở lí luận
- Theo cơng văn 791 của Bộ GD&ĐT: Chương trình nhà trường gắn với phát
triển nghề nghiệp, gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh.
- Chỉ thị số 3031 năm 2016 Bộ GD&ĐT: Hoạt động dạy học gắn với sản
xuất, kinh doanh tại địa phương. Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội
dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ
sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Công văn 5555 năm 2014 về xây dựng chủ đề dạy học gắn với nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật trong các trường trung học.
Gắn với ngành nghề tiêu biểu của địa phương, nghề truyền thống của gia đình
- Cơng văn số 4325 năm 2016 Bộ GD&ĐT: Đa dạng hóa các hình thức dạy
học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tăng cường thời lượng cho các
hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải
nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
Như vậy hoạt động TNST là mô hình được bộ GD-DDT và rất nhiều các q
thầy cơ quan tâm vì nó phát triển năng lực tồn diện cho HS.
2.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động TNST cho học sinh trong dạy học tại
trường THPT Như Thanh 2
Trường THPT Như Thanh 2 là một ngôi trường nằm trong vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn,trình độ dân trí rất hạn chế, điểm đầu vào của các em lại rất
thấp, vì vậy khả năng đam mê với các mơn học và các nâng lực khác của các em
tương đối kém, các em còn thụ động, phụ thuộc vào thầy cô giáo.
Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra 2 lớp là 11A5, 11A3, kết quả điều tra
cho thấy: Môn sinh học chưa thực sự được u thích, có thể một trong những
nguyên nhân là do hoạt động dạy học của giáo viên chưa lôi cuốn được học sinh.
Các em chủ yếu tham gia vào các hoạt động lắng nghe giảng lý thuyết, trả lời câu
hỏi và làm bài tập, các hoạt động thực hành, liên hệ kiến thức thực tế còn rất hạn
chế. Đa số các em là con em dân tộc, ít được giao lưu học hỏi, các em còn e ngại
Giáo viên: Lường Thị Mùi


2


Sáng kiến kinh nghiệm mơn sinh học
trình bày các ý kiến của mình trước đám đơng mà đây là năng lực quan trọng để
các em hòa nhập xã hội. Chứng tỏ giáo viên mới chỉ chú trọng hình thành và dạy
cho học sinh nội dung, chứ chưa quan tâm đến việc hình thành và phát triển năng
lực cho học sinh. Nên việc thay đổi các hoạt động trên lớp là rất cần thiết để lôi
cuốn học sinh vào môn học này.
Để lơi cuốn được học sinh thì các em cần phải tích cực học tập, đặc biệt là
phải có khả năng tự học, tìm tịi và lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú nhất.
Dạy học theo hoạt động TNST là phương pháp giúp học sinh đam mê và yêu thích
mơn sinh đồng thời phát triển sớm cho người học nhóm năng lực cần thiết đẻ
hồn thiện con người hiện đại, nhưng trên thực tế tại trường THPT Như Thanh 2
các giáo viên rất ít sử dụng phương pháp này.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tổ chức hoạt động TNST có 2 giải pháp:
Giải pháp 1: Hoạt động TNST theo bài học (thời gian 45’)
Giải pháp 2: Hoạt động TNST ngoài giờ lên lớp: Tham quan, ngoại khóa, CLB…
2.3.1. Khái niệm trải nghiệm
Sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với
thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt
động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kĩ thuật và kĩ năng, cả những nguyên tắc
hoạt động và phát triển thế giới khách quan.
Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm
kiến thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và
thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.3.2 Khái niệm sáng tạo
Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là
năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ

sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo.
Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự
nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các qui
luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính khơng lặp lại, tính
độc đáo và tính duy nhất.
Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người.
Tiềm năng sáng tạo có ở mọi HS bình thường và được huy động trong từng hoàn
cảnh sống cụ thể .
2.3.3.Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ
chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn
trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục,
qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ
kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
2.3. 4. Khái niệm kĩ năng
Giáo viên: Lường Thị Mùi

3


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra
kết quả mong đợi.
2. 3.5. Nhóm kĩ năng cần thiết khi lập nghiệp
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng hoạt động nhóm
Kĩ năng sáng tạo trong công việc
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng lắng nghe

Kĩ năng lập trình vi tính
Kĩ năng lập kế hoạch
Kĩ năng thực hành....
2.3.6. Mối quan hệ giữa hoạt động TNST và nhóm kĩ năng cần thiết khi lập
nghiệp
Bảng 1 : Mối quan hệ giữa hoạt động TNST và nhóm kĩ năng cần thiết khi đi làm
STT
TNST
Kĩ năng
Lập kế hoạch học tập
Kĩ năng lập kế hoạch
( Phân chia công việc cho các thành viên Kĩ năng hoạt động nhóm,
1 trong nhóm, dự kiến thời gian hồn thành,
lập thời gian biểu hợp lí, dự kiến địa điểm
thực hiện, nội dung học tập cần đạt)
Tổ chức hoạt động học tập
Kĩ năng thực hành
(Thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, tổng Kĩ năng giao tiếp
hợp thông tin, thực hiện đúng nội qui, Kĩ năng giải quyết vấn đề
2 quản lí được thời gian học tập, sử dụng Kĩ năng lập trình vi tính
cơng nghệ thơng tin trong q trình thực Kĩ năng lập kế hoạch...
hiện hoạt động học tập, biết phối hợp các
bên có liên quan)
Vận dụng kiến thức liên mơn, kinh Kĩ năng giải quyết vấn đề
nghiệm của bản thân để giải quyết vấn Khả năng sáng tạo
3 đề thực tiễn
( đưa ra ý kiến)

4


Tạo ra được sản phẩm học tập có ý nghĩa Kĩ năng thực hành
thực tiễn và chứa đựng một phần nội dung Khả năng sáng tạo (tính độc
tri thức trong chương trình giáo dục
đáo của sản phẩm)

Giáo viên: Lường Thị Mùi

4


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học

5

Thực hiện được nhiều hình thức đánh giá Tự điều chỉnh trong học tập
(Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh (Rút kinh nghiệm sau khi được
đánh giá học sinh)
đánh giá hoặc tự đánh giá)
Môi trường học tập đa dạng

6

Kĩ năng thực hành
(Được thử đúng sai nhiều lần,
nhiều môi trường khác nhau)
Khả năng sáng tạo
(Có cơ hội để thể hiện ý tưởng)

2.3.7. Giải pháp 1. Hoạt động TNST theo bài học
Trong chương trình sách giáo khoa hiện tại có thể tổ chức dạy học trải

nghiệm sáng tạo cho học sinh ở rất nhiều nội dung và bài học. Nhưng trong sáng
kiến kinh nghiệm của mình, tơi chọn 1 nội dung để tổ chức hoạt động TNST theo
bài học: Đó là nội dung bài 19- sinh học 11- Cơ bản: “Tuần hoàn máu -t2”
Minh họa các bước tổ chức hoạt động sáng tạo theo bài học
*BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO) - SINH HỌC 11
Bước 1: Lên kế hoạch bài dạy
Nội dung của công việc này được thể hiện trong giáo án, trong đó giáo viên
dự kiến thiết kế chi tiết các hoạt động, dự kiến các phương án, kịch bản của các
hoạt động học tập hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Lựa chọn nội dung trải nghiệm
trong bài này có 2 nội dung tổ chức cho học sinh trải nghiệm đó là:
- Nội dung kiến thức “Tim có tính tự động”: Tổ chức hoạt động mổ lấy tim
ếch giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có thể tự thực hành mổ lấy tim ếch
sau đó học sinh mổ tại lớp cho các bạn quan sát.
- Nội dung kiến thức về “Huyết áp”: Hướng dẫn cho học sinh học tập trải
nghiệm đo huyết áp; Tìm hiểu cách phịng chống bệnh cao, thấp huyết áp; Cách
sơ cứu bệnh nhân đột quỵ do cao hoặc thấp huyết áp tại trạm y tế địa phương sau
đó báo cáo trải nghiệm bằng thuyết trình minh họa bằng video phỏng vấn tại lớp.
Bước 2: Giao nhiệm vụ: Giáo viên phân cơng nhiệm vụ học tập cho các nhóm.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ( mỗi nhóm 9 học sinh) thực hiện nhiệm
vụ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về tính tự động của tim.
Nhóm 2: Tìm hiểu về chu kì hoạt động của tim
Nhóm 3: Tìm hiểu về hệ mạch và vận tốc máu
Nhóm 4: Tìm hiểu về huyết áp.

Giáo viên: Lường Thị Mùi

5



Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
Bước 3: Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
giờ học trên lớp có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào bước này. Giáo
viên hỗ trợ, tư vấn, định hướng hoạt động trải nghiệm của các em.
Nhóm 1: Giáo viên định hướng, hỗ trợ các em trong việc thực hiện nhiệm vụ
chung của nhóm.
Nhóm 2: Học sinh có ý tưởng sân khấu hóa nội dung kiến thức chu kì hoạt động
của tim người. Giáo viên đóng góp ý kiến cho vở kịch. Tư vấn, trả lời một số thắc
mắc của các em như: tại sao trái tim là biểu tượng của tình yêu, khi hồi hộp, lo
lắng tim đập nhanh…
Nhóm 3: Học sinh nhờ giáo viên tư về một số vấn đề mà các em thắc mắc như tại
sao khi tiêm người ta lại phải xả hết bọt khí ra, tại sao phải tiêm hoặc truyền vào
tĩnh mạch chứ khơng phải động mạch…
Nhóm 4: Học sinh có ý tưởng đóng kịch về tình huống sơ cứu bệnh nhân không
đúng cách để đặt vấn đề cho nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu.
Học sinh đến phịng y tế của trường để nhờ cơ Nguyệt là cán bộ y tế đo và hướng
dẫn đo huyết áp đúng.
Phỏng vấn quay video ghi hình nội dung học tập trải nghiệm đo huyết áp; tìm
hiểu cách phịng chống bệnh cao, thấp huyết áp; Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
do cao hoặc thấp huyết áp.
Bước 4: Hoạt động học trên lớp
Trong q trình dạy học người giáo viên có vai trò là người định hướng, tổ chức
các hoạt động học còn bản thân các em mới là người trực tiếp tham gia vào các
hoạt động này (giáo viên nhường bục giảng cho học sinh). Lần lượt các nhóm
thực hiện hoạt động học tập theo nội dung bài học. Giáo viên điều chỉnh, nhận xét
các hoạt động này.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TNST VÀO TIẾT HỌC MINH HỌA
Thời
Hoạt động thầy trò
Nội dung

gian
10
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tự III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
phút động của tim.
1. Tính tự động của tim
HS nhóm 1:
- Tim co dãn tự động theo chu kì do
tim có hệ dẫn truyền tim.
- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các
+ 2 học sinh mổ lấy tim ếch cho lớp sợi đặc biệt trong thành tim.
quan sát tính tự động của tim.
- Hệ dẫn truyền tim bao gồm: Nút
xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và
mạng Puốc kin.
- Cơ chế hoạt động:
Nút xoang nhĩ tự động phát xung
=> lan ra cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co
Giáo viên: Lường Thị Mùi

6


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
=> lan đến nút nhĩ thất, đến bó hix
rồi theo mạng Pckin lan ra khắp
cơ tâm thất làm tâm thất co.

Học sinh mổ lấy tim ếch

HS quan sát tính tự động của tim

ếch
+ 1 học sinh thuyết trình
về tính tự động của tim.
+ Các em cịn lại trong nhóm điều
hành về việc mời các nhóm khác đặt
câu hỏi thắc mắc và giải thích thắc
mắc.
Giáo viên: Định hướng, dẫn dắt các
hoạt động của học sinh, điều hành
chung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chu kì
Giáo viên: Lường Thị Mùi

2. Chu kì hoạt động của tim
- Chu kì tim là một lần co và dãn
7


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học

10
phút

hoạt động của tim.
HS nhóm 2:
+ 2 học sinh diễn kịch về chu kì
hoạt động của tim mà các em tự sáng
tác.
+ Các em cịn lại trong nhóm điều
hành về việc mời các nhóm khác đặt

câu hỏi thắc mắc và giải thích thắc
mắc.
Giáo viên: Định hướng, dẫn dắt các
hoạt động của học sinh, điều hành
chung.

nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co
tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất
và cuối cùng là pha giãn chung.

- Kịch bản sân khấu hóa nội dung “chu kì hoạt động của tim của người
trưởng thành” của học sinh nhóm 2.
Dạ dày: (đi vào) Kìa ai trơng như chị Chim....ấy chết ... chị Tim ấy nhỉ?
Tim: Ôi chị dạ dày! Sao đi đâu mà lang thang ra đây thế?
Dạ dày: Tơi đi hít thở khơng khí chút ít, làm việc nhiều... mệt lắm chị ạ!
Tim: Thế lũ con nhà chị đâu?
Dạ dày: Ôi dào ơi! Chúng nó chỉ biết ăn no rồi ngủ kĩ, chứ có biết, tơi phải
làm việc vất vả để phân giải các chất thế nào đâu. Không như 2 con nhà chị,
chăm chỉ có tiếng mà lại cịn thơng minh, biết xếp thời gian biểu!
Tim: Chuyện...con nhà tôi mà lại! Nói thế cho oai thơi chứ, chúng cũng
chẳng biết gì đâu. Là tôi phải phân cho chúng mỗi phút phải co bóp sao cho đủ
85 nhịp,vậy là đi khoảng 0.8s một nhịp.
Dạ dày: Ơ … ơ...thế ... thế sao tôi thấy cái Nhĩ nó chỉ làm có 0.1s mà thằng
Thất cũng chỉ có 0.3s là thế nào?
Tim: Chả là tơi thấy cái Nhĩ nó bé hơn nên cho nó làm 0.1s đầu rồi nghỉ,
thằng Thất làm 0.3s kế tiếp rồi hai đứa nó cùng nghỉ 0.4s đấy chị ạ!
Dạ dày: À ra thế! Các con chị vừa làm, vừa nghỉ hèn gì làm việc suốt đời
mà khơng mệt mỏi. Đấy các bạn học sinh thấy chưa, học tập là phải kết hợp với
vui chơi và nghỉ ngơi một cách khoa học thì mới đạt được kết quả cao này, rồi

sức khỏe tốt này, tinh thần vui vẻ này... nhớ chưa?
Tim: Đúng như lời chị nói đấy, cứ phải giống như họ nhà tim chúng tôi ấy!
Giáo viên: Lường Thị Mùi

8


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
Dạ dày: Ấy chết! Sao tơi thấy nặng mình q! Chắc thằng Miệng nó lại lơi
gì về đây mà! Có lẽ phải xin phép chị tôi đi về trước thôi!
Tim: Dạ vâng chị đi thong thả...... khổ quá cơ!
- Kịch bản sân khấu hóa tình huống người bị huyết áp đột quỵ
(Dẫn truyện): Ngày thứ 2 tại công ty trách nhiệm hữu hạng Hùng Vương
Giám đốc: Bước vào với một tâm trạng ủ rũ, lo lắng cùng lúc đó thư kí
cũng bước vào.
Thư kí: Chào Giám đốc ! Em đến rồi ạ !
Giám đốc : Ừ! Hơm nay có việc gì quan trọng đọc cho tơi biết ? (giọng nói
yếu đuối )
Thư kí : Dạ! 9h hôm nay chúng ta sẽ đi giải quyết số nợ ngân hàng tháng
này cho nhà nước. Công ty chúng ta đã bị thiệt hại quá nhiều sau vụ khủng hoảng
tài chính. Các mặt hàng khơng tiêu thụ ra ngoài thị trường được và cả vấn đề tiền
lương của công nhân nữa. Chúng ta phải làm sao đây sếp ? ( tâm trạng lo lắng ).
Giám đốc: Ây gu! Để tôi xem xét, cô đừng rối lên vậy!( mặt lo lắng tột
cùng, tay để lên trán, nhắm mắt, suy nghĩ).
(Sau đó giám đốc đứng lên, ơng bỗng dưng thấy đau đầu, chóng mặt, bước
lệch, một tay túm vào ghế tay kia để lên đầu => ông ngã lăn ra đất).
Thư kí : (Hốt hoảng) Giám… giám đốc …. Ơng có sao khơng ạ? Ơi! Làm
sao bây giờ?
(Cơ thư kí vừa lay mạnh vào người giám đốc vừa vỗ mạnh vào mặt ơng,
lấy dầu gió xoa vào vùng mặt tay, chân. Sau đó, cơ thư kí lấy điện thoại ra.)

Thư kí: À ! gọi 114 … nhầm 115 chứ.
Tại bệnh viện:
Thư kí: Giám đốc tơi có sao khơng bác sĩ? Bác sĩ mau nói đi! (giọng run run lo
lắng).
Bác sĩ : Bệnh nhân bị huyết áp cao gây vỡ mạch máu não hiện tại vẫn đang
hôn mê. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức!
Thư kí : (Ngã khụy xuống đất, gương mặt tái nhợt, yếu đuối).
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc của IV. HOẠT ĐỘNG CỦA
hệ mạch và vận tốc máu.
HỆ MẠCH.
HS nhóm 3:
Các em cùng nhau xây dựng bài báo cáo 1. Cấu trúc của hệ mạch.
trên giấyA o.
- Hệ mạch bao gồm: hệ
5
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 1 em lên thuyết thống động mạch, hệ thống
phút
trình bài báo cáo, sau đó chuẩn hóa kiến mao mạch và hệ thống tĩnh
thức.
mạch.
- Hệ thống động mạch: Động
mạch chủ
→ Động mạch
nhỏ dần → Tiểu động mạch.
- Hệ thống mao mạch: là
Giáo viên: Lường Thị Mùi

9



Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học

HS báo cáo và GV chuẩn kiến thức

10
phút

Hoạt động 4: Tìm hiểu về huyết áp.
1 học sinh trong nhóm điều hành hoạt
động học tìm hiểu về huyết áp.
+ 4 học sinh diễn kịch tình huống sơ cứu
người bị đột quỵ do huyết áp cao.
Học sinh điều hành hoạt động nhóm đặt
vấn đề cách sơ cứu người bị đột quỵ trong
tình huống trên của cơ thư kí trong vở kịch
đúng hay sai.
+ Mở video phỏng vấn cách sơ cứu người
bị đột quỵ do huyết áp cao hoặc thấp.( HS
thực hiện tại phòng y tế của trường THPT
Như Thanh 2)
Giáo viên kết luận cách sơ cứu và phòng
ngừa bệnh cao hoặc thấp huyết áp.

Giáo viên: Lường Thị Mùi

mạch máu nhỏ nối giữa động
mạch và tĩnh mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu
động mạch→ Các tĩnh mạch
lớn dần → Tỉnh mạch chủ.

2. Vận tốc máu:
- Vận tốc máu là tốc độ máu
chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch
phụ thuộc vào tổng tiết diện
của mạch và chênh lệch
huyết áp giữa hai đầu đoạn
mạch.
3. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác
dụng lên thành mạch.
- Huyết áp bao gồm: Huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm
trương.
- Huyết áp giảm dần trong hệ
mạch.

10


Sáng kiến kinh nghiệm mơn sinh học

HS tìm hiểu về cách đo huyết áp

HS tự thực hành đo hyết áp
Bước 5: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Cuối giờ học (thời gian củng cố bài) giáo viên tổ chức đánh giá học sinh về
năng lực khoa học và năng lực hợp tác nhóm. Hoạt động này giáo viên cần tổ
chức sáng tạo tạo hứng thú của các em và cũng tạo động lực để các em luôn sẵn
sàng, mong muốn thể hiện khả năng của mình trong các giờ học sau.

Trong bài này giáo viên tổ chức thi giữa các đội bằng cách bốc thăm và trả
lời một gói câu hỏi bất kỳ. Thời gian làm bài cho mỗi đại diện của các nhóm là 5
phút sau đó giáo viên đánh giá nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm thơng
qua buổi học để tổng kết và cho điểm hoặc phần thưởng cho các nhóm, cá nhân
có thành tích đặc biệt.
GĨI CÂU HỎI 1: TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM
Câu 1: Khả năng co dãn tự động của tim được gọi là gì?
Câu 2: Tim co dãn tự động theo chu kì là do tim có gì?
Giáo viên: Lường Thị Mùi

11


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
Câu 3: Hệ dẫn truyền tim bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất và bộ phận nào?
Câu 4: Cơ tâm nhĩ co là do nhận được xung điện trực tiếp từ đâu?
Câu 5: Cơ tâm thất co là do nhận được xung điện trực tiếp từ đâu?
Câu 6: Hãy giải thích tại sao khi lao động năng, khi tập thể dục, khi hồi hộp lo
lắng nhịp tim lại tăng lên so với bình thường đó có phải là bệnh lí hay khơng?
GĨI CÂU HỎI 2: CHU KÌ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
Câu 1: Một chu kì tim có mấy pha?Ở người trưởng thành :
Câu 2: Chu kì tim kéo dài bao lâu?
Câu 3: Tâm nhĩ hoạt động bao lâu?
Câu 4:Tâm thất hoạt động bao lâu?
Câu 5: Một phút có khoảng bao nhiêu nhịp tim?
Câu 6: Giải thích tại sao tim chuột đập nhanh hơn tim trâu?
GÓI CÂU HỎI 3: CẤU TRÚC HỆ MẠCH VÀ VẬN TỐC MÁU
Câu 1: Cấu trúc hệ mạch bao gồm bộ phận nào?
Câu 2: Nằm giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch là hệ thống mạch nào?
Câu 3:Tốc độ máu chảy trong một giây được gọi là gì?

Câu 4:Trong hệ mạch tổng tiết diện loại mạch nào lớn nhất?
Câu 5:Trong hệ mạch tổng tiết diện loại mạch nào lớn nhất?
Câu 6: Tại sao khi tiêm và truyền người ta tiêm truyền vào tĩnh mạch mà khơng
phải là động mạch?
GĨI CÂU HỎI 4: HUYẾT ÁP
Câu 1: Áp lực của máu tác dụng lên thành mạch được gọi là?
Câu 2: Huyết áp tối đa tạo ra khi hoạt động của tim như thế nào?
Câu 3: Huyết áp tối thiểu tạo ra khi hoạt động của tim như thế nào?
Câu 4: Ở người huyết áp được đo ở vị trí nào?
Câu 5: Ở trâu, bò, ngựa huyết áp được đo ở vị trí nào?
Câu 6: Hãy giải thích tại sao người cao huyết áp nên ăn nhạt?
BIỂU ĐIỂM: Tổng 10 điểm.
Câu 1, 2, 3, 4, 5 mỗi câu đúng được 1.5 điểm
Câu 6 đúng được 2,5 điểm
2.3.8. Giải pháp 2: Hoạt động TNST ngồi giờ lên lớp.
Ví Dụ 1: Hoạt động mang tính cống hiến
- Đó là những hoạt động trải nghiệm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động
tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng,…)

Giáo viên: Lường Thị Mùi

12


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học

GV và HS trường THPT Như Thanh 2-tham gia hiến máu nhân đạo
- Hoạt động này là 1 nghĩa cử vô cùng đẹp đẽ, khơng những cứu người mà
cịn giáo dục sâu sắc về tính nhân đạo, tình u thương con người vơ bờ bến. Các
em trưởng thành hơn, thấy mình có ích cho xã hội hơn rất nhiều.

Ví Dụ 2: Hoạt động mang tính khám phá.
Đó những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại,…

Hs Sơn và các em lớp 11A3 đi thực tế tại vùng núi Thanh cao- xã Thanh kỳ

Giáo viên: Lường Thị Mùi

13


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
- Hoạt động trải nghiệm này sẽ giúp HS không những lĩnh hội được kiến thức của
bộ mơn sinh học mà các em cịn hình thành được rất nhiều kỷ năng trong cuộc
sống như: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hoạt động
nhóm, kĩ năng thực hành…
Ví Dụ 3: Hoạt động mang tính thử nghiệm.
Các em được trải nghiệm và thử nghiệm mình ln qua các hoạt động giao lưu,
đóng kịch, sân khấu hóa…

Sân khấu hóa vở kịch”Rừng xanh kêu cứu” của lớp 12b1
- Đây là dự trải nghiệm hết sức thú vị, để các em có thể tự kiểm tra năng lực của
mình, tự thể hiện những đề tài mình quan tâm, những vấn đề của xã hội… Và hơn
hết trải nghiệm này còn giúp các em phát triển toàn diện các kỷ năng cần thiết để
các em có thể chững chạc hơn, tự tin hơn bước vào cuộc sống lập nghiệp sau này.
Ví Dụ 4: Hoạt động mang tính nghiên cứu và phân hóa

Tái hiện lịch sử - Chiếc xe tăng huyền thoại 390
Giáo viên: Lường Thị Mùi

14



Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
Để làm ra chiếc xe tăng mơ hình này phải cần đến rất nhiều cơng sức,kĩ năng của
các học trị thân u 12b1- Một lớp chọn tự nhiên. Qua hoạt động trải nghiệm đó,
các em của khối tự nhiên có cái nhìn u thích mơn lịch sử và trân trọng những
ngày tháng hịa bình đang có để rồi những cảm nhận về năm tháng hào hùng của
dân tộc sẽ ngấm vào máu thịt lớp trẻ hơm nay biến nó thành hành động thành lý
tưởng sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi triển khai tổ chức các hoạt động TNST thành công, tôi cảm nhận
được sự hồ hởi phấn khích trên khn mặt các em. Mỗi nhiệm vụ học tập khơng
cịn khó khăn cứng nhắc nữa mà trở thành những trải nghiệm thú vị, những nhiệm
vụ học tập sau khi được sáng tạo hóa được các em đón nhận một cách thích thú và
hồn thành một cách say mê.
Trong q trình tổ chức hoạt động TNST, năng lực tự học của các em được
khẳng định rõ nét. Các em trở thành những diễn viên, những đạo diễn, nhà biên
kịch, MC... tự lập kế hoạch để thực hiện những hoạt động học một cách sáng tạo
và đầy đủ nhất.
Khi GV giao nhiệm vụ mỗi học sinh cũng ý thức được nhiệm vụ của mình và
hồn thành đúng tín độ, đồng thời các em biết hợp tác trong làm việc nhóm. Các
em háo hức thực hiện hoạt động và chuẩn bị sản phẩm để báo cáo. Tiết học giờ
đây khơng cịn là tiết học khơ khan, gượng ép nữa mà thực sự là một tiết học các
em được trình bày quan điểm, được thể hiện cái tơi, bản lĩnh của mình trước đám
đơng.
Như vậy sau khi tổ chức hoạt động TNST tôi nhận được kết quả rất đáng
mừng từ phía học sinh,các em rất thích và rất đam mê với môn sinh của tôi. Đồng
thời trong quá trình thực hiện các hoạt động TNST các em đã dần hình thành được
nhiều kỷ năng cần thiết giúp ích cho cuộc sống tương lai sau này.
Kết quả thu được về lí do sở thích của phương pháp học này, đa số các em HS đều cho

rằng phương pháp này rất hay, bổ ích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học,
giúp cho các em được tranh luận, thảo luận và rèn khả năng nói trước đám đơng.
Sau khi kết thúc bài lên lớp, tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng,
đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS ở các
lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm bài tuần
hoàn máu – t2 sinh 11-cơ bản bằng phương pháp tổ chức hoạt động TNST ở lớp
11A5. Còn ở lớp 11A3 tôi không sử dụng phương pháp này. Tổng số học sinh ở
các lớp xấp xỉ bằng nhau, lứa tuổi và trình độ nhận thức ngang nhau. Để kiểm
chứng kết quả tôi đã cho học sinh làm câu hỏi kiểm tra 1 tiết .
Kết quả thực nghiệm thu được như sau:
Lớp

Tổng

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại yếu

SL

SL

SL

SL


Giáo viên: Lường Thị Mùi

%

%

%

%

15


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
11A3-TN

40 hs

11A5-ĐC 40hs

5

12,5

10

25

15


37,5 10

25

15

35,5

20

50

5

12,5 0

0

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy kết quả học tập của học sinh lớp thực
nghiệm 11A5 cao hơn lớp đối chứng 11A3. Điều đó chứng tỏ tính hiệu quả của
bài dạy sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động TNST
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo các em sẽ phát triển
phẩm chất, năng lực người học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. không chỉ phát huy
năng lực, phẩm chất học trong một thời gian ngắn mà nó mang lại hiệu quả lâu
dài, khơng chỉ trong năng lực riêng ( mơn Sinh) mà cịn giúp các em phát triển
năng lực chung.
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động lao động cùng bố mẹ. Qua hoạt động
học tập trải nghiệm học sinh biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã

học vào thực tiễn cuộc sống hiện tại trong gia đình các em.
Học sinh yêu thích lao động, khơng ngại tham gia các hoạt động lao động tại gia
đình, địa phương hạn chế được tình trạng các em sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Sau khi ra trường các em tiết kiệm được thời gian để tìm hiểu lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với bản thân. Qua hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ bộc lộ năng
lực chuyên biệt, năng lực chung và niềm đam mê, sở trường của các em. Nhận
thức rõ nhu cầu ngành nghề cơng việc trong xã hội, địi hỏi yêu cầu của công
việc.
Đối với giáo viên hoạt động TNST phát huy được năng lực chuyên biệt và
năng lực chung của mỗi giáo viên. Đồng thời qua việc tổ chức các hoạt động dạy
học trải nghiệm bản thân mỗi giáo viên có cơ hội học tập từ đồng nghiệp, học
sinh, chuyên gia, nhà khoa học … để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
kĩ năng mềm…một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
3.2. Kiến nghị:
Để tiến hành tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo đối với mơn Sinh
học thành cơng, tơi có 1 số kiến nghị sau:
- Giáo viên phải có ý thức trách nhiệm với công việc cao, nhận thức đầy đủ
về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Giáo viên phải có năng lực sư phạm và kiến thức vững vàng, có khả năng
tổ chức sự kiện; biết cách thúc đẩy con người tinh thần, giá trị con người cá nhân
học sinh bộc lộ và phát huy. Giáo viên và học sinh phải có một số năng lực chung,
năng lực chuyên biệt trong chủ đề lựa chọn, hoặc trong bài có tổ chức hoạt động
trải nghiệm.
-Việc chuẩn bị các khâu của giáo viên và học sinh phải cụ thể, chu đáo theo
các bước, đúng kế hoạch, trên cơ sở hợp tác, cộng tác hiệu quả giữa các thành
Giáo viên: Lường Thị Mùi

16



Sáng kiến kinh nghiệm mơn sinh học
viên, các nhóm. Học sinh tự tin, chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của giáo viên, chấp
hành nghiêm túc kỉ luật học tập.
Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi, có kế hoạch quản lí
hoạt động dạy học trải nghiệm.
Được sự đồng tình, đồng hành, ủng hộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lường Thị Mùi

Giáo viên: Lường Thị Mùi

17


Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học
PHỤ LỤC:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn 791, công văn 43251, chỉ thị 3013.
2. Chuẩn kiến thức kỷ năng sinh 11
3. Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2010), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.3.
Học tập tự định hướng hướng dẫn cho người học và giáo viên, Knowls,
Ms( 1975)
4. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nguyễn Đức Thành (2014), Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Sách giáo khoa Sinh học 11, Nguyễn Thành Đạt – Phạm Văn Lập. Nhà
xuất bản giáo dục.
6. Sách giáo viên Sinh học 11, Nguyễn Thành Đạt, Nhà xuất bản Giáo dục.

Giáo viên: Lường Thị Mùi

18



×