Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Áp dụng một số giải pháp để nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT quảng xương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.99 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
TT

A. PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG

1

I. Lý do chọn đề tài

2

2

II. Mục đích nghiên cứu

3

3

III. Đối tượng nghiên cứu

4

4

IV. Phương pháp nghiên cứu

4


5

B. PHẦN NỘI DUNG

5

6

I. Cơ sở lý luận

5

7

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

5

8

III. Các giải pháp đề giải quyết vấn đề

6

9

1. Giải pháp cũ thường làm

6


10

2. Phương pháp mới cải tiến

7

11

3. Giải quyết các nhiệm vụ

7

12

IV. Kết quả nghiên cứu

10

13

1. Phương pháp thực nghiệm và đối chứng

10

14

2. Nội dung và biện pháp thực hiện

10


15

3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn

10

16

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13

17

I. Kết luận

13

18

II. Kiến nghị

13

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài
người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách
khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự


1


ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống
tương lai, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.
Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Cho nên muốn khoẻ để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi
người phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập
thể dục của Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “ Dân cường
nước thịnh” làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức
được tầm quan trọng của sức khoẻ ”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây
đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Hồ Chủ Tịch đã gắn
vận mệnh đất nước với sức khoẻ của từng người dân vì ” Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ,
tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Từ đó Hồ Chủ Tịch đã xác định
“Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”
Bác kêu gọi “ Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” Và “Tự tôi
ngày nào cũng tập”[4]
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con
người là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có
con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo
dục cần phải g công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho con người về
mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà cũng đóng góp một vai trò quan
trọng.
Ở Trường trung học phổ thông, nhiệm vụ của giáo dục thể chất là những
giờ học chính khoá và ngoại khoá, trong đó có những môn tự chọn như Bóng
chuyền, Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bàn… với nhiều nội dung thi đấu tại các kỳ hội
khoẻ phù động. Mặc dù quan trọng nhưng thực tế cho thấy thành tích và kỹ năng
của các vận động viên tại các cuộc thi đấu của cấp huyện cấp tỉnh vẫn còn thấp,
lý do vì ở các trường phổ thông chưa coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, những

em có năng khiếu hoặc có quan tâm nhưng các biện pháp đưa ra chưa hợp lý,
chưa nâng cao được thành tích, mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu
thốn, kinh phí thì hạn hẹp nên việc lựa chọn các phương pháp để tập luyện cho
phù hợp là rất khó.
Là giáo viên trực tiếp làm công tác Giáo dục thể chất ở bậc trung học.
Trong quá trình nhiều năm giảng dạy các môn thể dục cũng như huấn luyện các
đội tuyển thi đấu. Tôi đánh giá môn Bóng chuyền là môn học đòi hỏi phát triển
các tố chất toàn diện, vận động đòi hỏi sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm
dẻo, khéo léo. Nhằm phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ của học sinh ở lứa tuổi
này. Đối với học sinh ở lứa tuổi này cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh

2


về mọi mặt, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nên các em hiếu động ham chơi,
nhưng nhanh nhàm chán, làm ảnh hưởng đến thành tích của môn học.[3]
Hiện nay trong quá trình giảng dạy hầu hết các giáo viên cũng đều giới
thiệu tất cả các kỹ thuật cơ bản cho học sinh theo quy định của phân phối
chương trình nhưng đến khi tập luyện thì học sinh lại chủ yếu tập và chơi tự do
theo phản xạ tự nhiên với những động tác dễ như chuyền, đệm, phát qua lại, rất
ít tập và sử dụng các kỹ thuật khó.[7]
Qua thực tế quan sát cũng như là trực tiếp giảng dạy nội dung Bóng chuyền
ở các lớp tôi đều nhận thấy có những ưu điểm và nhược điểm như sau
Ưu điểm: là môn học dễ học, dễ chơi, là môn mang tính tập thể cao nhiều
người chơi cùng một lúc, tạo được nhiều hứng thú cho người chơi và đặc biệt dễ
thi đấu nên hầu hết các em đều thích được thi đấu. Mặt khác chi phí để sắm
những quả bóng không tốn kém nhiều mà có thể chơi lâu dài được.
Nhược điểm: Trong quá trình học đối với nhiều em khi chơi đánh vài lần
mà không tốt là dễ gây nhàm chán. Một số ban Nữ khi đánh điểm tiếp xúc giữa
Bóng với tay không đúng dẫn đến đau tay nên có cảm giác sợ Bóng. Mặt khác

nội dung Bóng chuyền có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, có kỹ thuật khó, có kỹ
thuật dễ, mà khi cá em chơi thường chơi theo bản năng tự nhiên, ngẫu hứng nên
rất ít sử dụng kỹ thuật khó hoặc có sử dụng thì sử dụng một cách tự do không
đúng kỹ thuật nên hiệu quả không cao.
Vậy để phát triển được các tố chất của các em cũng như giúp các em tự tin
sử dụng các kỹ thuật một cách chính xác và hiệu quả hơn để từ đó phát hiện
những em có triển vọng năng khiếu thể thao đưa vào huấn luyện bổ sung lực
lượng vận động viên kế cận, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Áp dụng một số giải
pháp để nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh Nữ lớp 10
trường THPT Quảng Xương 4”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về
mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ
học vui vẻ bổ ích cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều
hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc
biệt là đối với học sinh Nữ lớp 10 là học sinh ở đầu cấp cần nắm vững những kĩ
thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho
việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương

3


pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng
dạy và học môn Bóng chuyền.
Chính vì thế, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “Áp dụng một số giải
pháp để nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh Nữ lớp 10
trường THPT Quảng Xương 4” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn.
Giúp học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần
làm tốt hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh,

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1) Tìm hiểu những thực trạng hiện nay của học sinh nữ khi chơi môn thể
thao Bóng chuyền.
2) Áp dụng một số giải pháp nhằm năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay
cho học sinh Nữ lớp 10
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi cấp trường và được áp dụng
đối với học sinh khối 10 ở trường THPT Quảng Xương 4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết hai nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng
những phương pháp sau:
1. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
2. Phương pháp quan sát sư phạm:
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
4. Phương pháp Đối chứng:
Để thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ của đề tài không đòi hỏi phải chi phí
nhiều kinh phí mà chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng những điều kiện cơ sở vật chất
có sẵn như những giờ học bình thường. Ở đây chỉ đòi hỏi giáo viên dành nhiều
thời gian hơn cho việc sửa chữa những động tác và kỹ thuật sai của học sinh
cũng như áp dụng nhiều các bài tập bổ trợ, còn đối với học sinh phải tập bổ trợ
nhiều các động tác cho thuần thục, thành kỹ năng, kỹ xảo thì đến khi tiếp xúc
với Bóng mới tránh bị sai kỹ thuật và đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó thúc đẩy
phong trào phát triển rộng khắp mọi nơi giúp người chơi luôn có hứng thú tham
gia các hoạt động vui tươi lành mạnh, tạo tinh thần sảng khoái, rèn luyện sức
khỏe, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập.
Khi các em làm tốt những động tác kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật chuyền
bóng cao tay thì sẽ đỡ mất sức hơn, sẽ không còn cảm giác đau tay, nên có thể
chơi được nhiều hơn, lâu hơn tạo ra sự hứng thú trong quá trình chơi.

4



Khi thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên thì lúc này các em đã chơi Bóng
được tốt hơn, khi thi đấu thì hiệu quả và hấp dẫn hơn chính vì thế mà sẽ tạo cho
các em có hứng thú thích tập và thích chơi môn này từ đó các em sẽ chơi thường
xuyên hơn ở mọi lúc mọi nơi có thể và lôi kéo được nhiều người cùng tham gia
tập luyện và chơi môn này tạo nên phong trào rộng khắp, từ đó thúc đẩy sự phát
triển của môn Bóng chuyền ở khắp mọi nơi. Giúp người chơi luôn có hứng thú
tham gia các hoạt động vui tươi lành mạnh bổ ích tránh xa các tệ nạn xã hội.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường
nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo “Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất
cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng
một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể
dục để giúp cho con người khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao
động trí óc, lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng
cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng,
thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy,
muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần làm cho môn thể dục trở
thành môn yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy đa phần học
sinh còn xem nhẹ môn thể dục và coi thể dục chỉ là môn phụ, còn e ngại và lười
biếng trong luyện tập. Chính vì thế, chất lượng giáo dục thể chất vẫn chưa cao.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các
cấp học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự
chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà
trường
Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu

thích của học sinh, và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó thể thao tự chọn
được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn
(Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Đẩy tạ…) thì môn Bóng chuyền là môn
thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của
nhiều nhà trường.
Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về
mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ
học vui vẻ bổ ích cho học sinh.

5


Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều
hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc
biệt là đối với học sinh Nữ lớp 10 là học sinh ở đầu cấp cần nắm vững những kĩ
thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho
việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương
pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng
dạy và học môn Bóng chuyền.
Trước khi thực hiện đề tài, năng lực học sinh Nữ thực hiện kĩ thuật Bóng
chuyền còn rất yếu. đặc biệt là kỹ thuật chuyền bước 2, nên trong quá trình học
kĩ thuật các em thường mất tự tin dẫn đến những sai lầm như: Phối hợp các động
tác còn gò bó, chưa phán đoán được điểm tiếp xúc giữa tay với bóng, phối hợp
để phát lực chưa hợp lý, … Lý do đó dẫn đến học sinh không thích học hoặc
chơi kém. Vì điều kiện tập luyện của học sinh còn quá ít, không có người hướng
dẫn thường xuyên.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp cũ thường làm.
- Giáo viên phân tích giảng giải kỹ thuật sau đó hướng dẫn cho học sinh
tập luyện chung theo các bài tập của phân phối chương trình.

- Cho học sinh tập luyện tập trung cả lớp nên số lượng hơi đông khó bao
quát học sinh. Chủ yếu học sinh tập một cách tự phát, chưa có những phương
pháp và bài tập để rèn kỹ năng.
- Ít có các hoạt động trò chơi vào tiết học.
- Tập luyện theo yêu cầu lần lượt. Dẫn đến học sinh chỉ tập cho xong lượt
của mình.
* Ưu điểm:
- Bước đầu học sinh nắm được lý thuyết cơ bản của môn học, các bài tập
đơn giản học sinh dễ thực hiện.
- Giáo viên dạy nhàn, tổ chức lớp dễ quản lý học sinh hơn, học sinh tập
một cách tự do.
* Nhược điểm:
- Các bài tập đơn giản không tạo được hứng thú cho học sinh trong quá
trình tập luyện.
- Không phát huy được năng lực thể thao của học sinh.
- Nội dung giờ học đơn điệu, không khí giờ học căng thẳng…

6


- Giáo viên khó xác định được phản ứng vận động thông qua việc tập
luyện của học sinh..
- Học sinh chỉ cần thực hiện được mức Đạt.
2- Phương pháp mới cải tiến:
- Trước tiên tôi tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh, phân nhóm theo
trình độ và sức khỏe của học sinh
- Nêu một số kỹ thuật cơ bản và phương pháp giảng dạy kỹ thuật ngắn gọn,
then chốt yêu cầu học sinh dành thời gia tìm hiểu nghiên cứu qua tranh ảnh, các
tư liệu trên sách báo và trên mạng.
- Một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh, bổ trợ kỹ thuật, kết hợp chơi trò

chơi và thi đấu nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh đặc biệt là các em
học sinh trong nhóm thực nghiệm…
* Ưu điểm:
- Khi tìm hiểu thực trạng, giáo viên đưa ra các bài tập nhằm khắc phục những
tồn tại, đồng thời phát huy tinh thần tích cực, tự giác học tập của học sinh
- Thông qua các bài tập, trò chơi và thi đấu giúp học sinh yêu thích môn học
hơn. Từ đó có quyết tâm vượt khó để khẳng định mình.
- Giờ học sôi nổi, giải tỏa căng thẳng cho các em, có thể tận dụng địa điểm
tập ở nhiều nơi khác nhau.
- Phân loại được trình độ học sinh tạo điều kiện cho việc lựa chọn đội tuyển
TDTT của trường.
* Nhược điểm:
- Các bài tập, hình thức tổ chức tập luyện mang tính chất ganh đua, thường có
những em cổ vũ cho bạn mình nên phần nào làm ảnh hưởng đến các lớp học
xung quanh.
- Kết hợp nhiều bài tập nên hầu như các em tập luyện thường xuyên, thời gian
nghỉ ít hơn.
3. Giải quyết các nhiệm vụ:
3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1.
a) Tìm hiểu những thực trạng hiện nay của học sinh nữ khi chơi môn thể
thao Bóng chuyền.

7


- Qua quá trình giảng dạy môn Bóng chuyền nhiều năm tôi có thể kết luận
kỹ năng chuyền bóng cao tay của các học sinh Nữ nói chung và học sinh Nữ lớp
10 nói riêng là rất yếu.
- Để kiểm định lại những quan điểm và suy nghĩ của bản thân tôi đã tiến
hành trao đổi phỏng vấn những đồng nghiệp cùng dạy môn thể dục ở trong và

ngoài trường. Kết quả hầu hết mọi người đều có chung đánh giá như tôi.
3.2. Giải quyết nhiệm vụ 2:
Áp dụng một số giải pháp nhằm năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay
cho học sinh Nữ lớp 10
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra cần tiến hành hai vấn đề:
- Định hướng lựa chọn các bài tập phát triển ký năng cho học sinh nữ khối
lớp 10 .
-Xác định các bài tập cụ thể phất triển kỹ năng cho họ sinh nữ lớp 10.
Các bài phải có tác dụng trực tiếp đến đối tượng tập luyện.
Các bài tập phải phù hợp với tâm lí tuổi cũng như quá trình phát triển thể
lực của học sinh.
Các bài tập phải hình thành được kĩ năng - kĩ xảo hành động.
Các bài tập phải đa dạng hóa các hình thức tập luyện, đơn giản về những
dụng cụ bỏ trợ.
Đê có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập cụ thể nhằm mục đích
phát triển các kĩ năng cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Quảng xương 4,
bằng phương pháp tham khảo tài liệu cũng như quan sát các buổi trên lớp của
các giáo viên và qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã tổng hợp đc 05 bài tập có liên
quan đến việc phát triển kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh, đó là:
● Nghiên cứu về nhiệm vụ môn học.
- Bước đầu các em có một số kiến thức cơ bản đơn giản thiết thực về các bài thể
dục, các động tác. Tên gọi và các thành phần và kết quả của các bài tập. Mối
quan hệ của các bài tập và các môn tự chọn liên quan với nhau.
- Hình thành và vận dụng các kĩ năng về các động tác cơ bản. Thực hiện một số
động tác cơ bản, biết cách Thực hiện chuyền bóng cao tay, thể lực. Nhận biết
được một số kĩ thuật đập bóng, chắn bóng, chiến thuật.....
- Các em tự phát hiện, tự tìm tòi và tự chiếm lĩnh kĩ thuật mới chăm chỉ
luyện tập hứng thú với giờ học, bài học.
●Nghiên cứu về chương trình.


8


- Chương trình thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường Trung học
phổ thông là bộ phận của chưong trình Thể dục. Chương trình này kế thừa và
phát triển thành tựu về dạy học.
* Thời lượng chương trình dạy Thể thao tự chọn môn boùng chuyeàn
-Lớp 10 : Học kỳ I 16 tiết
Học kỳ II 16 tiết
- Mỗi tiết học 45 phút.
- Tổng số thời lượng môn tự chọn cả năm là: 32 tiết
- Mỗi tuần 2 tiết => Tổng thời gian là 16 tuần
* Kiến thức: Gồm các mạch kiến thức là.
- Trò chơi phát triển thể lực.
- Các kĩ thuật cơ bản của môn bóng chuyền là: đệm bóng, chuyền bóng và
phát bóng thấp tay, cao tay, chiến thuật.....
- Các yếu tố thể lực cũng rất quan trọng cho các em khi tập môn thể thao
này vì thể thao rèn cho các em một thể lực dồi dào và sung mãn, giúp cho các
em phát triển về sức khỏe.
● Nghiên cứu về phương pháp dạy môn tự chọn.
a.1 : Phương pháp dạy học bài mới
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các kĩ thuật và chiến thuật cho
phù hợp với bộ môn và nêu được cách thực hiện.
- Sau khi học sinh tìm ra được kĩ thuật, giáo viên tổ chức cho học sinh
thực hiện kĩ thuật đó để từ đó học sinh rèn luyện thành kĩ năng, kĩ xảo.
- Từ đó giáo viên tập cho học sinh tái hiện các kiến thức đó bằng cách vừa
hấp dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập. Các em thường xuyên thực hành
luyện tập kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập trong đời
sống.
- Áp dụng phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết phát hiện chiếm

lĩnh kiến thức mới và cách giải các vấn đề gần gũi đời sống.
- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và nhận biết
được những ý định của phân phối trường trình thì có thể có nhiều điều kiện ôn
tập củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động chúng để phát hiện, chiếm
lĩnh, vận dụng kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong bài học.
a.2. Phương pháp dạy học và các nội dung luyện tập.

9


Nhiệm vụ chủ yếu là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương
trình. Rèn luyện các năng lực giúp học sinh hiểu ra rằng học không để biết mà
học còn để rèn luyện và vận dụng kĩ năng đó vào thực tiễn.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thực nghiệm và đối chứng.
Tiến hành dạy hai tiết thực nghiệm làm cơ sở thực tế cho những lý luận
đưa ra.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện:
Trong quá trình thực nghiệm tôi áp dụng trên 4 lớp 10 là 10A, 10D, 10C, 10E
2 lớp 10A và 10C là nhóm thực nghiệm với tổng số 40 học sinh Nữ, còn 2 lớp
10D, 10E là nhóm Đối chứng với tổng số 38 học sinh Nữ.
Trong qua trình học trên lớp đối với nhóm đối chứng là lớp 10D, 10E thì
vẫn tập luyện bình thường theo kế hoạch và chương trình của bầu cử. Còn nhóm
thực nhiệm trong quá rình luyện tập sử dụng các nhóm bài tập bổ trợ để rèn kỹ
năng cho học sinh
Trước khi áp dụng tôi tiến hành kiểm tra một lượt cả 2 nhóm sau đó so
sánh kết quả giữa 2 nhóm. Đánh giá ở mức độ học sinh thực hiện Giỏi, Khá,
Trung bình và Yếu.
Kết quả cụ thể :


Đối tượng

Nhóm Đối chứng

Tỷ lệ

Nhóm Thực Nghiệm

Tỷ lệ

Mức độ

n= 40

%

n= 38

%

Giỏi

5

12.5

4

10.5


Khá

10

25

8

21.2

TB

20

50

17

44.7

Yếu

3

12.5

9

23.7


Dựa vào kết quả trên có thể thấy được kỹ năng chuyền bóng cao tay của
học sinh Nữ là còn rất yếu ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
Để nắm rõ hơn về thực trạng dùng phương pháp vào bài dạy có hiệu quả
không, tôi đã tiến hành trao đổi với học sinh tại trường.
* Em có thích môn thể thao tự chọn bóng chuyền không ? Tại sao ?
Một số em học sinh trả lời : Em không thích lắm vì học khó lắm.

10


Số ít học sinh trả lời : Em thích học vì môn bóng chuyeàn cho em sức
khỏe và sự khéo léo hơn và thấy thích bài học hơn.
Sử dụng các bài tập bổ trợ để năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho
học sinh Nứ lớp 10
Để góp phần vào việc khắc phục các mặt còn tồn tại và để phát huy được
tác dụng của phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong
trường Trung học phổ thông, tôi xin phép đưa ra một số đề xuất phương pháp
như sau :
* Đối với giáo viên :
- Nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học Thể dục nhằm giải quyết các
nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, hình thành kĩ năng, góp phần giữ gìn sức khỏe,
nâng cao thể lực.
+ Nhóm phương pháp sử dụng lời nói : gồm có các hình thức ; phân tích,
giảng giải, kể chuyện và thảo luận (đàm thoại).
+ Nhóm phương pháp trực quan : trực quan là tiền đề cần thiết và không
thể thiếu được trong dạy học thể dục, tính trực quan trong dạy học thể dục biểu
hiện ở việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các thụ cảm của nhiều giác quan,
giúp học sinh nhanh chóng có khái niện, biểu tượng về động tác hoặc mô tả
tượng trưng.

+ Nhóm phương pháp luyện tập: là phương pháp luyện tập động tác toàn
vẹn với kết cấu của nó. Trên cơ sở tập luyện nhiều các bài tập bổ trợ để hình
thành động tác và thói quen động tác đúng cho học sinh như sử dụng bài tập :
BT1. Theo từng cặp 1 em cầm bóng đưa lên cao trên đầu trước trán của
người kia, người tập cứ thế tạo hình tay và tiếp súc với bóng chuyền đẩy bóng đi
lên cao và ra trước.
BT2. Hai người đứng đối diện tung bóng cho nhau tập.
BT3. Mỗi người cầm 1 quả bóng đứng quay mặt vào bờ tường tạo hình tay
sau đó để bóng vào lòng bàn tay và tập đẩy vào tường cứ như vậy tăng lực dần
và lùi xa dần đến khoảng cách với tường 2-3 m là vừa.
BT4 Sử dụng các kỹ năng chuyền bóng để đấu tập
BT5 Một số trò chơi vận động vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa rèn kỹ
năng cho các em
Luyện tập để đạt mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát
triển tố chất vận động. Để tích cực hóa giáo viên cần có những thông tin nhận
xét đánh giá kịp thời sẽ có tác dụng đối với người tập.

11


* Đối với học sinh :
- đưa ra những phương pháp phù hợp vận dung đối với các em để phù
hợp với lứa tuổi ví dụ như : ở lứa tuổi Trung học phổ thông các em rất hiếu
động các em luôn có sự ganh đua nhau trong mọi lĩnh vực. Đó chính là hình
thức tổ chức sao cho hoạt động các em đạt hiệu quả cao.
Nói chung các phương pháp giáo viên đưa ra phải phù hợp với tiết học
từng nội dung cụ thể, từ đó mới thu hút học sinh mới phát huy được tính tích cực
trong học tập, nâng cao chất lượng.
Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những giải pháp cụ
thể trong các giờ học để năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho các em.

Kết quả như sau :
Đối tượng

Nhóm Đối chứng

Tỷ lệ

Nhóm Thực Nghiệm

Tỷ lệ

Mức độ

n= 40

%

n= 38

%

Giỏi

8

20

10

26.3


Khá

15

37.5

15

39.5

TB

14

35

10

26.3

Yếu

3

7.5

3

7.9


Qua số liệu ta thấy tỉ lệ khá, giỏi đã có sự nâng lên rõ rệt so với kết quả
trước thực nghiệm. Trước thực nghệm tỷ lệ giỏi chỉ là 10.5% nhưng sau thực
nghiệm đã lên tới 26.3%.
Với bảng kết quả này, so với thực trạng nhiều năm trước của trường thì đã
có sự tiến bộ. Điều này cho thấy : việc đưa các bài tập mà chúng tôi đẫ lựa chọn
vào áp dụng trong quá trình giảng dạy môn bóng chuyền trong trường trung học
phổ thông sẽ đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao kỹ năng
chuyền bóng cao tay cho các em cũng như nâng cao kỹ năng chơi bóng của các
em.

12


C. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
Khi giáo viên dạy bất cứ môn tự chọn nào trong chương trình Thể dục
giáo viên rất cần đến phương pháp dạy. Tuy nhiên, không phải bất cứ giáo viên
nào khi sử dụng cũng đều sử dụng tốt các phương pháp, đạt hiệu quả như mong
muốn. Qua dạy thực nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên và học
sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp áp dụng cho môn bóng chuyền cho
học sinh trong giờ Thể dục, đặc biệt là học sinh Nữ Trung phổ thông là vấn đề
hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi
giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì giáo
viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần
nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng
nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy
học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Mặt khác, khi
sử dụng phương pháp này phải có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các phương
pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lô gíc cho bài giảng. Thông qua việc đưa

phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường Trung
học phổ thông giúp cho học sinh phải nắm bắt được kiến thức giáo vên chuyền
đạt.
II/ KIẾN NGHỊ
Là giáo viên dạy Thể dục, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nói
riêng và tất cả các em học sinh nói chung sẽ học tốt mọi môn học. Việc đưa
phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường trung học
phổ thông giúp các em tiếp thu tốt kiến thức ở lớp cũng như ở trường đặc biệt là
đối với những em học sinh nữ.
Để đạt được chất lượng giáo dục như mong muốn, theo tôi người giáo
viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi
với đồng nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối
nhà trường. Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải
có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con
em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh
học tập tốt hơn.
Về phía nhà trường cần đảm bảo đủ về cơ sở vật chất như sân bãi, cột
lưới, bóng và những điều kiện khác để các em có đầy đủ điều kiện tôt nhất
trong quá trình học tập và luyện tập.

13


Về phía học sinh : Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý
thức, khả năng ngôn ngữ sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục.
Về phía cha mẹ học sinh : Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt
về thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên
con em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả
năng cũng như kết quả học tập của các em.
Với những điều kiện như thế, tôi tin chắc các em học sinh sẽ tiếp thu tốt

tất cả các môn học.
Trên đây là một số công việc mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện
trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo những lớp người mới, những chủ nhân của đất
nước mai sau.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa ngày 20/5/2018
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết không sao chép nội
dung của người khác. Và có tham khảo
ý kiến của các đồng nghiệp
Người thực hiện
Lê Anh Tùng

14


Tài Liệu Tham Khảo

Stt

1

Tên tài liệu

Tác giả

Lê văn Lẫm
Trần Đồng Tâm


2004

3

Đảng và nhà nước với thể dục thể
thao.
Đặng Đức Thao
Đại cương tâm lý học
NXBGD

1984
2001

4

Hồ Chí Minh toàn tập

1999

5

Một số vấn đề đổi mới phương pháp Nhóm
tác
giả
dạy học ở trường THPT
NXBGD
2004
Sách giáo viên thÓ dôc 10,11,12
Vò §øc Thu

TR¬ng Anh TuÊn
2005
Thể dục và phương pháp dạy học tập Vũ Đào Hùng
1
Trần Đồng Lâm
1995
Đặng Đức Thao
Thể dục và phương pháp dạy học tập Vũ Đào Hùng
2
Trần Đồng Lâm
1997
Đặng Đức Thao
Thể dục và phương pháp dạy học tập Vũ Đào Hùng
2
Trần Đồng Lâm
1997
Đặng Đức Thao

2

6
7
8

9

Bước đầu đổi mới kiểm tra đấnh giá.

Năm
xuất bản


NXBGD

15



×