Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.92 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM


Vũ Đình Triển








MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐẨY MẠNH
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC NINH








LUẬN VĂN THẠC SĨ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS. TSKH. Nguyễn Minh Đường











Hà Nội – 2003
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU TRANG
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
5. Phạm vi nghiên cứu 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ VẤN ĐỂ HƯỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH PHỔ THÔNG
1. Khái niệm hướng nghiệp 9
2. Cơ sở khoa học của hướng nghiệp 11
3. Nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp 14
4. Nội dung của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông. 17
5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hướng nghiệp cho học

sinh phổ thông 20
6. Hướng nghiệp cho học sinh là bước khởi đầu quan
trọng để phát triển nguồn nhân lực 24
7. Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỂ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH BẤC NINH
1. Thực trạng về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông trong cả nước trong những năm qua 33
2. Một số nét về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của
tỉnh Bắc Ninh. 37
2
3. Những tồn tại trong việc quản lý tổ chức thực hiện
hướng nghiệp cho học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh
ưong những Hãm qua và nguyên nhân.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ G IẢ I PHÁP QUẢN LÝ NHẢM ĐAY m ạ n h
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT
TỈNH BẤC NINH
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng cùa hướng
nghiệp đối với học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh, làm tốt
công tác XHH giáo dục
2. Giải pháp về đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ hướng
nghiệp.
3. Những giải pháp về cơ sở vật chất cho hoạt động
hướng nghiệp.
4. Đổi mới về quản lý, tổ chức hoạt động hướng nghiệp
cho học sinh THPT.
5. Thành lập ban tư vấn nghé nghiệp cho học sinh
6. Mối quan hệ giữa các giải pháp để đẩy mạnh công tác
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

40
50
52
57
60
64
65
3
KẾT LUẬN 68
1. Một số kết luận 68
2. Một số kiến nghị 69
Danh mục tài liệu tham khảo 72
Một số mẫu phiếu điều tra 74
4
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ T À I
DÙ ở thời đại nào hay ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, con người chính là
giá trị lớn nhất sản sinh ra mọi giá trị, là động lực và là mục tiêu của phát triển
kinh tế xã hội, vì con người là chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi quá trình
biến đổi xã hội. Trong thòi kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, nguồn
nhân lực càng đóng một vai trò quan trọng.
Công cuộc đổi mới đất nước nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước
công nghiệp, mở ra những khả năng mới để con người được hưởng tự do, hạnh
phúc trong một đất nước văn minh, dân giẩu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ đòi hỏi con người phải phát triển cao về năng lực lao động, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức, những con
người có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Tạo ra những con người
đó chính là nhiệm vụ của công tác Giáo dục- Đào tạo và hướng nghiệp.
Nước ta hàng năm có khoảng hơn 20 vạn học sinh tốt nghiệp THPT. Trừ
những em có hoàn cảnh quá khó khăn hoặc học lực quá yếu, còn lại đa số các

em đều đăng ký thi vào Đại học và Cao đẳng và nếu thi ưượt năm đầu, các em
thường ôn tiếp để năm sau lại thi. Chỉ có số ít em chọn nghề lao động phổ
thông và công nhân kỹ thuật. Đó là do số đông các em cùng phụ huynh chưa
hoặc không am hiểu về cơ cấu phát triển kinh tế và phẩn nào do công tác
hướng nghiệp chưa được làm tốt. Điểu đó tạo nên sự bất hợp lý giữa đào tạo
đội ngũ lao động và nhu cầu xã hội.
V ì vậy hướng nghiệp vói chức năng điều chỉnh động cơ chọn nghề cho
học sinh nhằm tạo ra một đội ngũ nhân lực đồng bộ về ngành nghề, cân đối
vẻ cơ cấu để phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế của đất nước.
Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề trên, ngày 19/3/1981 Hội đổng
chính phủ đã ra quyết định 126/CP về “ công tác hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh THPT sau khi tốt nghiệp ra
trirờng,'
6
Ngay sau đó, ngày 17/11/1981 Bộ Giáo dục đã ra thông tư số 31/TT
hướng dăn các cơ quan, trường học thực hiện quyết định này.
Tiếp theo, ngày 27/4/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành thông tư số
48/BT quy định rõ nhiệm vụ của các cấp, ngành và Bộ Giáo dục trong việc
thực hiện quyết định 126/CP.
Kể từ đó công tác hướng nghiệp đã chính thức trở thành một nội dung
giáo dục trong nhà trường phổ thông ở nước ta với những nội dung, mục tiêu
cụ thể. Cho đến nay hoạt động hướng nghiộp đã được tổ chức ở hầu hết các
trường THPT trong cả nước. Mặc dù vậy, với nhiểu lý do khác nhau mà chất
lượng và hiệu quả của công tác hướng nghiệp còn thấp. Công tác hướng
nghiệp hđu như chỉ dừng lại ở việc dậy cho học sinh một số nghề đơn giản như
nghề mộc, điện dân đụng, nghề may, nghề thêu V V. Còn thực chất việc hướng
nghiệp chưa được thể hiện rõ, chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình
*}
ơ tỉnh Bắc Ninh, một tỉnh có gần 1 triệu dân, và hàng năm có khoảng
13 000 học sinh tốt nghiệp THPT, một tỉnh trong những năm tới được Nhà

nước dầu lư phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, cho nên đất nông nghiệp
ngày càng Ihu liẹp lại, lực lượng lao động sẽ dư thừa. Trong khi đó, dội ngũ
công nhân, lao động phổ thông và công nhân có tay nghề cao ngày càng cán
nhiều hơn. V ới mục đích nhằm góp phẩn giải quyết tốt công tác hướng nghiệp
cho học sinh của tỉnh Bắc ninh trong những năm tới, chúng tôi xin chọn đề tài
((M ộ t s ố g iả i ph áp quả n lý nhằm đẩy m ạnh côn g tác hư ớng ng hiệp
cho học sin h T H P T tỉn h B ắc N in h '
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứ u .
Mục đích của luận văn là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý
nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của tỉnh Bắc Ninh,
góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN c ứ u .
Luận văn tập trung giải quyết 3 vấn đề chính sau:
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về hướng nghiệp cho học sinh THPT.
- Thu thập thông tin, khảo sát thực lế và đánh giá thực trạng công tác hướng
nghiệp cho học sinh THPT của tỉnh Bắc Ninh.
-7-
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đẩy' mạnh cồng tác hướng nghiệp cho
học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u .
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học
sinh THPT tỉnh Bắc Ninh.
5. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u .
Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông chỉ là một bộ phận trong
toàn bộ hệ thống hướng nghiệp xã hội. Các trường dạy nghề, các trường Trung
học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học vẫn phải tiếp tục hướng nghiệp cho học
sinh của mình. Các cơ quan tuyên truyền, văn hoá, các lực lượng kinh tế, các

tổ chức chính trị và xã hội V V cũng có nhiệm vụ hướng nghiệp. Trong trường
phổ thông hướng nghiệp được thực hiện từ bộc Tiểu học đến bậc Trung học.
Nhưng tuỳ theo nhu cầu và điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm tâm sinh lý
của người học mà nội dung hướng nghiệp khác nhau.
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý nhằm
đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cú u .
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu

ý

uậiL
- Phân tích.
- So sánh.
- Tổng hợp.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra thực tế hướng nghiệp.
- Quan sát sư phạm.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
- Lấy ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
CHƯƠNG 1: Cơ SỎ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN CỦA GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1. KHÁI NIỆM HƯỚNG NGHIỆP
Trong cuộc đời mỗi người, việc lựa chọn cho mình một nghề nghiêp vừa
phù hợp vói khả năng, nguyện vọng của bản thân và vừa đáp ứng được nhu
cầu của xã hội không phải đơn giản. Hầu hết đến tuổi thanh niên, mỗi người
đều có suy nghĩ về tương lai, về việc chọn nghề. Ước nguyện thật nhiều và thế
giới nghề nghiệp cũng vô cùng phong phú. Trên thế giới có khoảng 65 000
nghề song khả năng của mỗi người có hạn. Vậy mình sẽ chọn nghề gì ? Có rất
ít người ở độ tuổi thành niên trả lời chính xác được câu hỏi này. Đó là những

người đã có một trình độ nhận thức, sự hiểu biết về các đối tượng nghề, biết
tự đánh giá mình và có khả năng xem xét, so sánh đánh giá sự khác nhau của
các hoạt động lao động và những năng lực của bản thân.
Để giúp mọi người nhận thức được như trên, đó là trách nhiệm của nhà
trường, ngành giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp, gia đình và xã hội, trong đó
nhà trường với việc hướng nghiệp cho học sinh có tính quyết định hơn cả.
Nếu nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp thì sẽ mang lại lợi ích
kinh tế cao cho gia đình và cho xã hội. Do đó có thể khẳng định việc hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông là điếu không thể thiếu trong nhà trường. Nó
điều chinh, hướng dẫn, và phát triển sự lựa chọn nghề nghiệp cho mỗi người.
Vậy thực chất hướng nghiệp là gì ?
Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 hướng nghiệp là một đề tài được
nhìn dưới nhiéu góc độ khác nhau do cách quan sát khác nhau và chuyên môn
khác nhau.
Các nhà giáo dục cho rằng: Hướng nghiệp là một hoạt động của cả tập
thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau được tiến
hành với mục đích giúp cho học sinh chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng
lực, hứng thú, thể lực và tâm sinh lý của mõi cá nhân, trước nhu cầu nhân lực
của xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành bởi quá trình giáo dục -
học tập trong nhà trường. [4,tr 93]
Các nhà tâm lý học lại coi hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tùm
lý sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề trong đó có tính đến nhu
cẩu của xã hội và năng lực của bản thân.
Các niu、kinh tế lại hiổu hướng nghiệp là những mối quan hộ kiu li tế,
giúp cho mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực lao động và đưa họ
vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với sự phân bổ lực lượng lao động
xã hội.
Mặc dù có sự khác nhau đổi chút về đối tượng của công tác hướng
nghiệp, sòng các quan điểm trên cơ bản đều thống nhất coi hướng nghiệp là
một loại hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau nhằm giúp cho con người

chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội và nguyện vọng, sở trường của từng
cá nhân.
Tuy nhiên, đến những năm cuối của thế kỷ 20, khi mà cuộc cách mạng
khoa học công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin
phát triển như vũ bão làm cho các ngành nghề thay đổi liên tục thì công tác
hướng nghiệp không chỉ diễn ra ở nhà trường phổ thông trong khâu chọn nghề
mà còn kéo dài ở các trường chuyên nghiệp, Đại học và các cơ sở sản xuất
kinh doanh cho học sinh, sinh viên của trường và cho những người mới ra
trường về lì\m tại các cơ sở, vì thế trong hơn hai mươi năm gđn đây, một số
nhà khoa học cho rằng: “ Nếu coi con người là trọng tâm của mọi hoạt động
giáo dục- học tập và sản xuất thì phải xem xét lại các công tác hướng nghiệp
dưới góc độ mới, đó là hướng nghiệp cần được tiến hành trong cả quá trình
phát triển nghề nghiệp của con người, ở tất cả các giai đoạn của nó có tính
đến những ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ
,,
[1]
Hội nghị lẩn thứ IX của những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề
nghiệp của các nước XHCN họp tại LA H A B A N A thủ đô của Cu Ba, vào
tháng 10 năm 1980 đã thống nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau :
“ Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh
lý h ọ c ,y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp
với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với
những năng lực, sở Irường và diều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích
- 10-
phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng dự trữ cổ sẵn của đất
nước” [9,tr 54]
Đây là một khái niộm hoàn chỉnh nhất vì nó bao gồm cả nội dung, cấu
trúc, đặc trưng cơ bản, phương pháp tiến hành và mục đích hướng nghiệp.
2. Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA HƯỚNG NGHIỆP
Theo các nhà khoa học, con người chỉ có thể sáng tạo trong công việc

và bảo đảm lao động có năng suất cao hơn khi lao động trở thành niềm vui,
niềm hạnh phúc đối với họ khi họ được quyền chọn nghề mà nghể đó phù hợp
với năng lực, sở trường và hứng thú của bản thân.
•}
ơ đây, sự phù hợp nghề cần được hiểu rộng hơn, đó là sự phù hợp giữa
cá nhân với nhu cầu xã hội hay nói một cách khác là sự phù hợp giữa những
đặc điểm nhân cách với hệ thống những yêu cầu do từng nghề dặt ra cho con
người. Điều này chỉ đạt được tốt thông qua công tác hướng nghiệp. Đồng thời
mối tương quan giữa hai yếu tố đó chính là đối tượng nghiên cứu của hướng
nghiệp. Đối với nghề nghiệp, các nhà tam lý học đã cãn cứ vào đối tượng lao
động cùa nghề đã phân chia ra thành năm loại với những yêu cầu đặc điểm
tâm sinh lý riêng biệt sau: [8,tr 34]
NHÓM
NGHỀ
ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG CHỦ
YẾU
MỘT SỐ V Í DỤ VỀ CÁC
NGHỀ VÀ CHUYÊN MÔN
Người
thiên nhiên
Các tổ chức hữu cơ, các quá trình
vi sinh vật và sinh vật
Trồng lúa, chăn nuôi, nuôi
ong, thú y, trồng rừng, khai
thác gỗ
Người - kỹ
thuật
Hệ thống các thiết bị kỹ thuật,
các đối tượng vật chất, nguyên
vật liệu, năng lượng.

Thợ rèn, thợ nguội, thợ
điện,thợ xây, thợ may, lái xe,
thợ cơ khí
Người -
Người
Con người, nhóm người,tập thể
Giáo viên, bác sĩ, bán hàng,
ytá, nhà giáo đục, sĩ quan
quân đội
Người -
Dấu hiệu.
Những dấu hiệu, con số, mâ số,
công thức, ngôn ngữ
Thủ quỹ, kế toán, đánh máy,thợ
xếp chữ in, nhà kinh tế V V
I
Người -
Các hình ảnh nghệ thuật, các bộ
Nhạc, hoạ, điêu khắc, thêu,
Nghệ thuật
phận và các thuộc tính của
sơn mài, nhạc sĩ, nhà văn, nhà
chúng.
th ơ
Bảng 1.1 : phân lo ạ i n g h ề th eo m ối quan h ệ N g ư ời- Đ ối tượng lao động.
Tâm lý học hướng nghiệp coi nhân cách bao gồm bốn cấu trúc nhỏ sau:
- Xu hướng: Gồm những thuộc tính, những phẩm chất như hứng thú,
Khuynh hướng, nguyên vọng, lý tưởng, niềm tin thế giới quan, chúng đóng vai
trò là động cơ thúc đẩy con người vươn tới mục đích đã định. Khi tiến hành
hướng nghiộp, cần hết sức coi trọng giáo dục xu hướng nghề nghiệp cho học

sinh, đặc biệt ỉà hứng thú nghề nghiệp và lý tưởng nghề nghiệp.
- Kinh nghiệm : Bao gồm một tổng thể tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thói
quen. Xét vế phương diện lao động nghề nghiệp thì trong nhân cách của người
lao động khổng thể thiếu những tri thức về quá trình công nghệ, những kỹ
năng kỹ xảo nghề nghiệp, thói quen lao động cần thiết V V
- Những đặc điểm của quá trình phản ánh tâm lý : Là những đặc điểm của
các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ V V. Khi hướng
nghiệp, cẩn lưu ý phát hiện và phát triển những đặc điểm này ở mỗi học sinh,
để hướng các em đi vào những nghề phù hợp trong tương lai.
- Đặc điểm về khí chất, giới tính, lứa tuổi và bệnh lý: Là những đặc điểm
chịu sự chế ước sinh vật. Không thể bỏ qua vai trò của cấu trúc nhân cách này
trong quá trình hướng nghiệp. K hi hướng dẫn chọn nghề, khi tuyển lao động,
nhất thiết phải xét đến g iớ i tính, tuổi tác, bệnh tật V V.
Nhà tâm lý học PavLop đã căn cứ vào khí chất mà chia thế giới loài
người thành 4 nhóm:
+ Nhóm Flex: Có ưu điểm là chín chắn, điềm đạm, kín đáo, cẩn thận nhưng
có nhược điểm là chậm chạp, trầm lăng, ít cởi mở, hay thành kiến, kém nhạy
bén và kém năng động.
+ Nhóm .Xăng- ganh: Ưu điểm là nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, nhiệt tình,
hiếu động. Tuy nhiên, có nhược điểm là thiếu chín chắn, bồng bột, thiếu sâu
sắc V V.
-12-
+ Nhóm Cô - Lê: Có ưu điểm là nhanh nhẹn, kiên quyết, sôi nổi, thẳng thắn
nhưng có các nhược điểm là thiếu chín chắn, hay bốc đồng, nóng nẩy, hay cáu
g ắ t V V .
+ Nhóm Mê - Lan- Cô L i : Giàu tưởng tượng, hoà nhã, kín đáo nhưng hay
trám tư, uỷ mỵ, bay bổng, xa thực tế V V.
Sự phân loại này chỉ là tương đối, trên thực tế có những người thuộc loại
trung gian giữa các loại trên.
Sự phù hợp nghề của một con người cụ thể trong tương lai bao giờ cũng

thể hiện sự phù hợp đồng bộ những đặc điểm trong cả bốn cấu trúc nhân cách
trên với những yêu cầu của một nghề nào đó. Song công tác hướng nghiệp
không phải chỉ dựa vào một sự phù hợp ngẫu nhiên, mà điều quan trọng hơn
là tạo ra sự phù hợp nghề. N ói khác đi, công tác hướng nghiệp phải giành lấy
quyền chủ động trong việc điều chỉnh sự chọn nghề của học sinh, tạo ra sự
phù hợp nghề trên cơ sở giáo dục và dạy học, mở ra khả năng sử dụng hợp lý
nguồn lao động cùa đất nước.
Theo quan điểm điều khiển học, bản chất của công tác hướng nghiệp là
một hệ thống điều khiển các động cơ chọn nghề của thanh thiếu niên, học
sinh. Hộ thống này bao gồm:
+ Đò'i tượng điều khiển: Các động cơ và định hướng vị trí nghề nghiệp tương
lai của học sinh .
+ Chù thé điều khiển: Nhà trường, gia đình, các trung tâm KTTH-HN, các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhóm không chính thức của học
sinh.
+ Các phương tiện và phương pháp điều khiển : Công tác hướng nghiệp trong
nhà trường, sự giáo dục định hướng của gia đình, thông tin nghề nghiệp của cơ
quan chuyên môn, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận
nhóm và dư luận xã hội, hoạt động tư vấn nghề nghiệp của các trung tâm tư
vấn nghề nghiệp.
+ Kết quả điều khiển: Sự sẩn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp của
học sinh. Học sinh có khả năng chọn nghề phù hợp với đòi hỏi của nghề, đúng
với khả năng nguyện vọng bản thân và hợp với yêu cầu xã hội.
Ngoài ra, tham gia vào hộ thống này còn có các kênh thông tin và liên
hệ ngược về thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của nền kinh tế quốc dân
cũng như thông tin về hiệu quả của những tác động hướng nghiệp.
Sơ đồ hệ thống điều khiển các động cơ chọn nghề có thể được mô hình hoá
như sau:
+ c


Chủ thể điều khiển
+ p

Phương pháp, phương tiện điều khiển
+ Đ: Đối tượng điều khiển
+ T: Thông tin nhu cầu của thị trưèmglao
động, sự thích ứng nghề nghiệp
+ N: Các nghiên cứu xã hội học và kết quả
thống kê.
+ K Kết quả điều khiển
Sơ đổ 1.1 : S ơ đ ồ hệ th ốn g điều kh iển cấc động c ơ chọn n ghề
Tóm lại, hướng nghiệp dựa trên những nghiên cứu khoa học về tâm sinh
lý con người, về những yêu cầu đòi hỏi của hệ thống các ngành nghề, bằng
nhiều con đường, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, giúp học sinh định
hướng và có thái độ đúng đắn trong việc chọn nghề để có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ của m ình, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
3. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP.
Những nãm trước mắt, nhiệm vụ hướng nghiệp được ghi trong quyết
định số 126/CP “ Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông” gồm :
- Giáo dục thái độ lao động đúng dắn .
- Tổ chức cho học sinh thực tập và làm quen với một số nghề .
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để
khuyên khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nơi đang cần lao động trẻ, có
Để làm tốt nhiệm vụ hướng nghiệp cần tiến hành 3 hình thức có liên
quan chặt chẽ với nhau, đó là :
- Định hướng nghé nghiệp
- Tư vấn nghề nghiệp .
- Tuyển chọn nghề nghiệp
4. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ

THÔNG :
Dưới góc độ giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự ìác động của một
tổ hợp các lực lượng xã hội vào thế hệ trẻ, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư
phạm làm trung tâm, giúp cho các em quen biết với một số ngành nghề phổ
biến để khi tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức
nghề nghiệp cho tương lai.
Theo quan điểm mới, nội dung của công tác hướng nghiệp gồm 4 vấn đề
- Làm cho học sinh có được những hiểu biết vé thế giới nghề nghiệp và
nội dung hoạt động của một số nghề và những yêu cầu của nghề đối với người
lao động.
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
- Giúp các em lựa chọn nghề
- Giúp các em nắm vững nghề và hình thành khả năng thích ứng nghề.
Nội dung trôn được phản ánh qua tam giác hướng nghiệp :
văn hoá
GIÁO DỤC VÀ TUYÊN
CÁC YÊU CẦU
CỦA NGHỀ
THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG
ĐẶC ĐIỂM
NHÂN CÁCH
(Sơ đồ ỉ. 2 ) T iìin g iá c hư ớn g n ghiệp
- 15-
Theo sơ đồ này,
- Giáo dục và tuyên truyền nghề thực chất là giúp cho học sinh làm quen với
các ngành nghề của nền kinh tế Quốc dân và các nghề phổ biến. Nội đung của
của giáo dục và tuyên truyền nghề bao gồm:
+ Thông tin về thế giới nghề nghiệp theo phân loại nghề (Người- Người,
Người-Tự nhiên, Người- Kỹ thuật )

+ Thông tin về nghề cụ thể, hiện có trong nước và ở địa phương: Tầm quan
trọng của nghề, đối tượng lao động, nội dung lao động, sản phẩm lao động,
những yê.u cầu tâm sinh lý và chống chỉ định Y học, triển vọng của nghề và
nơi đào tạo nghề đó. .
+ Thông tin về hộ thống trường đào tạo bao gồm trường đạy nghể, trường
Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học song phải hướng các em theo
con đường học nghề. Ngoài ra cần thông báo cho các em về các loại hình đào
tạo ngắn hạn khác hiện có ở địa phương.
+ Thông tin về thị trường lao động: Thông tin vể nhu cầu nhân lực các loại
của tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất
và các loại doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác.
Nhiệm vụ của giáo dục và tuyên truyền nghề là tạo dư luận tích cực đối với
các nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, giao thông
vận tải, dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục kích thích vào tư tưởng, tình cảm của
các em, giúp các em có hứng thú vào việc học một nghề cụ thổ nào đó sau khi
học xong phổ thông.
- Tư vấn nghề thực chất là điều chỉnh động cơ chọn nghề cho học sinh phổ
thông qua hai dạng hoạt động.
+ Tư vấn sơ bộ: Do thày cô giáo thực hiện trên cơ sở nắm bắt được những
yêu cáu đòi hỏi của một số ngành nghề một số trường hoặc ở địa phương về
nhu cẩu nhân lực, về năng lực của cá nhân học sinh để khuyên học sinh nên
học nghề gì và ở đâu. Nói cách khác, qua những bài giảng, qua sự trao đổi
giữa thày và trò giúp các em tự tự trả lờ i những câu hỏi: Em có muốn học
nghề đó không? Em có khả năng làm nghề đó không ? Xã hội và địa phương
đang có nhu cầu về ngành nghề gì ?.
- 16-
+ Tư vấn chuyên SÛU: Đây là tư vấn đòi hỏi cẩn phải có đội ngũ chuyôn
gia gồm các nhà tam lý học, giáo dục học, bác sĩ được huấn luyện nghiêm
chỉnh và có kinh nghiệm với các kiến thức về nghể nghiệp, về nền kinh tế và
nhu cầu nhân lực, nhân cách và tâm sinh lý của học sinh. Đồng thời đội ngũ

này phải biết điều tra, đánh giá về nhân cách, trí tuệ và hệ tâm lý vận động của
lứa tuổi học sinh. Loại tư vấn này đòi hỏi phải có cả những trang thiết bị kỹ
thuật phù hợp.
- Tuyển chọn nghề: Đây là bước cuối cùng của quá trình thực hiện hướng
nghiệp cho học sinh nhằm giúp các em lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp
nhất trên cơ sở :
+ Những hiểu biết vể đặc điểm nhân cách và tâm sinh lý của bản thân. Các
em cần nhạn thức rõ mình là ai, mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào về
năng lực, nhân cách V V.
+ Những hiểu biết về thế giới nghề nghiệp và những yêu cíiu đòi hỏi của
nghề đối với người lao động.
+ Những hiểu biết về thị trường lao động trong nước và địa phương cùng
nhu cáu nhân lực của xã hội.
Như vậy, trước hết cần giáo dục và tuyên truyền nghề cho các em. Thông
tin cập nhạp và chính xác được cung cấp đến các em không chỉ qua lớp học
mà còn qua mạng, qua các cơ quan truyền thông đại chúng, các hoạt động
ngoại khoá như câu lạc bộ, thực nghiệm, thăm quan V V. Nguồn thông tin gồm
các nội dung như tình hình thị trường lao động, yêu cầu của nghề, nhân lực,
xu thế và sự phát triển của từng nghề nghiệp V V.
Từ việc cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về sự phân cồng lao động
nghề nghiệp làm cơ sở cho việc áp dụng các phương pháp tư vấn tâm lý giúp
cho mỗi cá nhân lự đánh giá, phân tích, đối chiếu những đặc điểm cá nhân so
với yêu cáu của nghề nghiệp, tự ý thức, đánh giá trong việc lựa chọn, tự điều
chỉnh, tự thích ứng, đạt tới sự ổn định với sự phát triển hài hoà trong các quan
hệ lao động, quan hệ xã hội.
- 17-
Nội dung công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình thí
điểm của tài liệu hoạt động hướng nghiệp đã được Bộ Giáo đục- Đào tạo ban
hành năm 2002 cho lớp 10 bao gồm các chủ đề sau đây:
THÁN

G
CHỦ ĐỀ Mực TIÊU
NỘI DUNG VÀ HlNH THỨC HOẠT
ĐỘNG
9 Lựa chọn
n g hề
ngh iệp
tương la i
-Biết cơ sở khoa học của sự
phù hợp nghề.
-Biết cách thức lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực
bản thân và nhu cầu thị trường
lao động của xã hội.
- Tìm hiểu về cơ sở tâm lý
học của sự phù hợp nghề.
- Thảo luận về cách lựa chọn
nghề nghiệp tương lai.
- Trắc nghiệm xu hướng nghề
nghiệp.
10
N ăng
lực

bản thân
và truyền
thống gia
đình
- Biết được năng lực bản thân
thổ hiện qua quá trình học tập

và lao động.
- Biết được điều kiện và truyền
thống gia đình trong việc
quyết định chọn nghề tương
ỉai.
- Thảo luận nhóm về mối
tương quan giữa năng lực học
tập và lao động với nghề
nghiệp.
- Trắc nghiệm về năng lực
chung.
i l Tỉm h iểu
ng hề h ọ c
- Hiểu được đặc điểm , yêu câù
của nghề dậy học.
- Có ý thức tôn trọng nghề dậy
học.
Nghe giới thiệu về nghề dậy
học.
- Viết đề tài về nghề dậy học
(những hiểu biết vé nghề, kỷ
niệm sâu sắc về Thầy, Cô
giáo)
12
G iới
tín h

v ớ i ng h ề

ng hiệp

- Biết được những đặc điểm
của giới tính với nghề nghiộp.
- Biết yếu tố giới tính khi chọn
nghề.
- Giao lưu, trao đổi với m ội
điển hình nữ lao động giỏi về
vấn đề giới tính khi chọn
nghề.
1 Tìm h iể u
m ộ t s ố
- Hiểu được vị trí xã hội,
hướng phát triển của lĩnh vực
- Tìm hiểu nghề qua phương
tiện thông tin đại chúng và
f8
I
n ghé
N ông-
L âm -N gư
nghiệp
Nông-Lâm-Ngư nghiệp.
- Biết được đặc điểm, yêu cầu
nơi đào tạo của một số lĩnh
vực nghề.
bản mô tả nghề.
- Giao lưu với điển hình lao
động thuộc lĩnh vực Nông-
Lâm-Ngư nghiệp.
- Liên hệ với bản thân để
chọn nghề.

2 Tìm h iể u
m ộ t s ố
n ghê
thuôc

ngành Y,
Dược
- Hiểu được những đặc điểm,
yêu cầu của nghề Y-Dược.
- Liên hệ với bản thân để có ý
thức phấn đấu trong học tập và
tu dưỡng.
- Thảo luân vẻ đặc điểm, yêu
cầu của nghề Y-Dược.
- Xác định những điểm
mạnh, yếu của bản thân và
liên hệ với những yêu cầu
của nghề.
3 Tham
quan m ộ t
đơn vị sản
xu ấ t cô ng
hoặc nô ng
nghiệp.
- Thấy được điều kiện làm
việc, môi trường của nghề:
- Mồ tả được: Điều kiện làm
việc, sản phẩm lao động, yêu
cầu nghề.
- Trao đổi với những người

lao động tại nơi làm việc.
- Viết báo cáo thu hoạch.
4
Tìm hiểu
m ột s ố
n g h ề
th uộc
ngành x â y
dựng
- Hiểu được vai trò, vị trí xã
hội, nhu cầu thị trường lao
động của địa phương của
nghề.
- Biết dược đặc điểm, yêu cầu
nơi đào tạo của nghề.
- Tìm hiểu nghề qua điều tra,
phỏng vấnngười làm nghề đó.
- Nghe giới thiệu về nơi đào
tạo, nhu cầu của thị trường
lao động của địa phương.
- Liên hệ với bản thdn dổ
chọn nghề.
5 N gh é
tương la i
cùa tô i
- Nói lên ước mơ nghề nghiệp
tương lai.
- Có kế hoạch thực hiện ước
mơ đó
- Thảo luận về ước mơ nghề

nghiệp tương ỉai và những cố
gắng để thực hiện ước mơ đó.
Qua nội dung chương trình trên ỉa thấy nó giúp học sinh nắm được những
thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, khu vực, địa
phương, về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp và hệ thống đào tạo.
Đồng thời nó cũng giúp học sinh tự đánh gỉá bản thân và lựa chọn nghề một
cách có ý thức, trên cơ sở có sự phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản
thân, hoàn cảnh gia đình và yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, của
đất nước.
5. NHŨNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG
Quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chịu rất nhiều
ảnh hưởng của các yếu tố như điểu kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.
5.1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước: Đảng và Nhà nước ngày
càng quan tAm hơn đến sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo và công tác hướng
nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế phát triển đất nước hiện nay, Giáo
dục được coi là “ Quốc sách hàng đầu” Bên cạnh đó công tác hướng nghiệp
cũng đã giành được sự chú ý đặc biệt. Những cuộc hội thảo cấp Quốc gia đã
được tổ chức để bàn về công tác hướng nghiệp (Cơ sở khoa học của hướng
nghiệp, những vấn đề lý luận và thực tiễn của hướng nghiệp và những giải
pháp cho hướng nghiệp) nhằm làm tốt công tác hướng nghiệp, góp plìđn chuẩn
bị nguồn nhân lực để đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển của đất
nước trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục phổ
thông và Giáo dục-Hướng nghiệp trong sự nghiệp đó. Phirơng chAm “ Học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn lién với
xã hội, coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh THPT chuẩn
bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp, phù hợp với sự chuyển
dịch kinh tế trong cả nước và từng địa phương xây dựng quy hoạch đào tạo
nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua mạng” đã

được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IX của
Đảng. Việc thành lập và mở rộng các Trung tâm KTTH -H N ở các địa phương
- 20-
sự đầu tư trang thiết bị dạy học và đào tạo đội ngũ giáo viôn ở các bậc học
ngày càng được chú trọng hơn .
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên chúng ta hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông cũng gặp không ít những khó khăn .
5.2. Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước: Sự nghiệp CNH-HĐH với vấn
đề then chốt là chuyển giao công nghệ, chuyển từ lao động đơn giản sang lao
động với những phương tiện hiện đại và cồng nghệ mới như công nghệ điện
tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới Sự
liên kết giữa các lĩnh vực công nghệ tạo thành một hộ thống cồng nghệ thời
đại và tạo ra nhiều ngành nghề mới trong xã hội, giúp cho con người có
nhiều khả năng lựa chọn ngành nghề hơn.
Cuộc cách mạng CNH-HĐH đất nước đã tạo nên chuyển đổi cơ cấu kinh
tế đo vậy nó cũng kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu lao động (Sự thay đổi cơ cấu
trình độ lao động và tỷ lệ lao động giữa các ngành nghề) Đặc biệt là ở các
vùng nông thôn các ngành nghề phi nông sẽ được hồi phục và mở mang để
đảm bảo tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 71% năm 1993 sẽ giảm còn 30% năm
2020 tlico kế hoạch. [7,tr 22]
Tuy nhiên, người nông dân vốn gắn chặt với nơi “ Chôn rau cắt rốn” của
mình, họ có quan điểm “ Ly nông bất ly thôn” nên việc dạy nghề phi nông trở
nên rất quan trọng và cấp thiết ở các vùng nông thôn.
Với nền kinh tế nhiều thành phần làm cho nhu cầu của thị trường lao
động thay đổi nhanh chóng cho nên công tác hướng nghiệp phải nhanh nhạy
và linh hoạt để nắm bắt và đáp ứng được sự thay đổi này ở mức cao nhất.
CNH-HĐH với việc ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại đã cho ra
đời nhiều ngành nghề mới có thu nhập cao khiến cho học sinh có xu hướng
chọn nghề theo “ Mốt thời đại” mà ít hoặc không quan tâm đến năng lực bản
thân, những đòi hỏi của nghề và nhu cầu của xã hội.

5.3. Cơ chế thị trường:
Trong cơ chế thị trường với đặc tính cạnh tranh về mọi mặt mà trong
đó có sự chênh lệch về chế độ đãi ngộ giữa một số ngành nghề đã gây ảnh
hưởng đên thái độ, động cơ chọn nghề của học sinh là muốn tìm nghề có thu
nhập cao.
5.4. Quan điểm của nhân dân về nghề nghiệp: Đó là quan điểm của
những con người sống trong một nước đã nhiều năm bị chế độ Phong kiến
cai trị nõn quan đicm về ngliẻ nghiệp còn nhiều hạn chế. Coi trọng ciịa vị,
bằng cấp. Mặc dù chúng ta đang sống trong chế độ XHCN với tính nhan văn
cao, song còn không ít những tàn dư của chế độ Phong kiến nửa thuộc điạ
nôn trong nếp nghĩ của mọi người văn còn giữ những quan niệm cổ hủ, lạc
hậu, về nghề nghiệp. Họ vẫn cho là có nghề sang, hèn, nghề giẩu có, nghề
nghèo khó Ví dụ có thời nghề Y, nghề Dược đã từng được coi là có giá
“ nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa ” Còn giới nghệ sĩ thì lại bị coi là
<4Xướng ca vô loài” Tuy rằng trong vài năm qua, mọi người cũng đã có
một chút ít thay đổi về cách nhìn nghề nghiệp, một số nghề đã được đổi
ngôi như ca s ĩ, nghề sư phạm, nghề người mẫu vv. Song điểu đó không có
nghĩa ỉà tất cả các nghề đều được nhìn nhận một cách đúng mức. Do chiụ
ảnh hưởng của gia đình, các em thường vẫn chọn nghề theo mìmh là sang, là
giàu như cái nhìn nhận cũ mà không quan tam đến sở thích, nguyện vọng,
khả năng của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội.
Còn nữa, đó là vấn đề bằng cấp. Có nhiều ý kiến cho rằng bây giờ là thời
đại của bằng cấp. Người ta đánh giá một con người dựa trên những tấm bằng
mà anh ta có. Người có bằng đại học thì hơn bằng cao đẳng, trung học, người
có bằng tiến sĩ thì hơn người có bằng thạc sĩ, đại học và trong tham tâm người
ta không tôn trọng đúng mức những người lao động như công nhân, nông
dân mặc dù những con người này đã trực tiếị3 sản xuất ra của cải vật chất cho
xã hội. Bản thân những người đang lao động thì nhiều khi vẫn còn tự ty, thiếu
tự tin vào công việc mình đang làm, nên nhiều khi không phát huy được hết
khả năng của mình.

Tất cả những điều nêu trên đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp
của các em vì đại đa số các em đều muốn đạt được một cái chuẩn tối thiểu về
“ Bằng cấp” để mọi người nhìn vào, đó là một tấm bằng Đại học hoặc Cao
đầníỊ. Từ đó dãn đến tình trạng xã hội “Thừa” lao động có bằng cấp và thiếu
-22-
trđm trọng lao động có chuyên môn ở trình độ trung cấp, lao động có tay
nghề.
Để khắc phục tình trạng này, hướng nghiệp phải làm tốt các công tác
giáo dục và tuyên truyền nghề cho chính các em cũng như cho những đối
tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn nghề của các em, hướng các
em vào việc chọn nghề theo nhu cầu, khả năng của bản thân và nhu cầu của
xã hội.
5.5. Hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập:
Mặc dù trong văn kiện Đại hội Đảng IX, Đảng ta đã nhấn mạnh phải
‘‘Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị
cho thanh thiếu niên đi vào lao động hướng nghiệp” . Nhưng trong thực tế,
cổng tác giáo dục vẫn chỉ tập trung vào một luồng để học lên ở bậc Đại học,
Cao đẳng. Luồng vào học nghề coi như ngõ cụt vì tuyển sinh học nghề được
tiến hành chủ yếu từ sau cấp học THCS (Sau lớp 9) nên học sinh tốt nghiệp
nghề không có hướng đổ học lên do không đủ điều kiện tối thiểu là tốt nghiệp
THPT. Trong khi đó học sinh tốt nghiệp THPT ra trường hầu như chỉ được
trang bị kiến thức văn hoá để tiếp tục học ở bậc cao hơn chứ chưa có được kĩ
năng tối thiểu để lao động.
Do vậy, hàng năm có trên 60 % học sinh tốt nghiệp THPT muốn được học
ờ bậc Đại học, một số ít còn lại mới chấp nhân học nghề ở bậc Trung cấp, Sơ
cấp hay bất kỳ nghề kiếm sống nào khác khộng kể cao thấp.
Điều đó chứng tỏ rằng trong hệ thống giáo dục nước ta, hệ dạy nghề chưa
được quan tâm thoả đáng và công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp
THPT làm chưa tốt.
Tóm lại, công tác hướng nghiệp cần phải khắc phục được những khó khăn

nêu trôn bằng sự nỗ lực của các ngành, các cấp và của toàn xã hội để có thể
thực hiên nhiệm vụ của mình là phân luồng học sinh phổ thông tạo bước khởi
đầu quan trọng để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
6. HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU QUAN TRỌNG ĐỂ
PH

T TRIỂN NGUỔN NHÂN Lực .
Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong những năm đầu của thiên niên
kỷ mới đã và đang đòi hỏi các trường phổ thông phải không ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời phải tăng cường giáo dục hướng
nghiệp để thế hệ trẻ có thể biết cách định hướng cho mình về nghề nghiệp
trong tương lai sao cho phù hợp với khả năng nguyện vọng của cá nhân và yêu
cầu khách quan của xã hội bởi vì giáo dục phổ thông và hướng nghiệp chính
là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực, là động lực của sự phát triển kinh tế
xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc
cho mọi người. Do vậy trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX Đảng ta đã
nhấn mạnh phải ‘Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, coi trọng công tác
hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên,
thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp, phù hợp với sự chuyển hoá cơ cấu
kinh tế trong cả nước và từng địa phương” . [1,tr 109]
Hiện nay vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhìn chung đã được
các cấp quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và một số tổ chức đoàn thể xã
hội quan tâm đến. Vấn đê hoạt động hướng nghiệp được thực hiện qua hoạt
động dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản, qua các môn kỹ thuật, sinh
hoạt hướng nghiệp, thông qua hoạt động ngoại khoá và các phương tiện thông
tin đại chúng.
6.1. Mục tiêu của công tác hướng nghiệp.
Công tác hướng nghiệp cơ bản nhằm đạt được hai mục tiôu.
- Mục tiêu thứ nhất :

Trên bình diện cá nhân, hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa
trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học
khác để giúp cho học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, đồng
thời thoả mãn tối đa nguyên vọng, thích hợp với nãng lực, sở trường và điều
kiện tAm sinh lý cá nhân, để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề
-24-
nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt
cho bản than.
- Mục tiêu thứ hai:
Trên bình diện vĩ mô toàn xã hội, hướng nghiệp nhằm góp phần phân
bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước,
để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, mang lai sự phồn vinh cho đất
nước [8, tr 33]
Để đạt được những mục tiêu đó, việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá
nhân cẩn được tiến hành hết sức nghiêm túc và có trách nhiệm.Theo quan
điểm của C.Mác về quyển tự do chọn nghề: “ Khá năng lựa chọn nghề nghiệp
là một ưu việt của con người trước những tồn tại khác của thế giới, nhưng
đồng thời việc lựa chọn ấy cũng là một hành động có thể tiêu diệt cuộc sống
của họ, làm tiêu tan mọi dự định của họ và làm cho họ bất hạnh. Do vậy, việc
lựa chọn này cần phải đắn đo suy nghĩ, đổ là trách nhiệm đầu tiên của thanh
niên khi bước vào đời” . [16, tr 25]
Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng “ con người chỉ có thể sáng tạo trong
công việc khi lao động trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc đối với họ, khi họ
đã được quyền chọn nghề, chọn việc phù hợp với năng lực, sở trường và hứng
thú của bản thân mình” [4]
Tuy nhiôn việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp không đơn giản bởi vì thế
giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng và luôn luôn biến động. Chính
vì vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường càng
trở nôn cần thiết và đáng quan tâm, để chuẩn bị tốt cho nguồn nhân lực trong
thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập Quốc tế, nhằm góp phần đưa đất nước phát

triển bén vững theo định hướng XHCN .
6.2. Thực trạng đội ngũ nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
• •
ơ • C 9 • • • V
Theo tổng cục thống kê Việt Nam: Nguồn nhan lực gồm những người
đủ 15 tuổi trử lèn có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả
nănặ lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia
-25-
đình không có nhu cầu làm việc và những người thuộc các tình trạng khác như
nghỉ hưu trước tuổi. [8,tr 5]
Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nguồn nhân lực
như thế nào có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do
đó, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực để tác động tích cực vào nó là vấn
đề quan trọng trong công tác hướng nghiệp.
Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 nước ta có trên 4,1 triệu người
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong đó có 2,5 ngàn tiến sĩ khoa
học; 8,8 ngàn tiến sĩ chuyên ngành; 17,2 ngàn thạc sĩ; 936 ngàn người có
trình độ Đại học; 379,2 ngàn người có trình độ Cao đẳng; 1526,2 ngàn người
có trình độ Trung học chuyên nghiệp; 1239,8 ngàn người có trình độ công
nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật, có bằng, chứng chỉ. Chiếm 8,1 % tổng
người lao động từ 15 tuổi trở lên [9,tr 153]
Phổn lớn lực lượng lao động của ta chưa qua đào tạo nghề vă tỷ lệ này
lại được phân chia không đồng đều theo khu vực nông thôn và thành thị, khu
vực lao động truyền thống và khu vực công nghiệp.
Hiện nay đại bộ phận thanh, thiếu niên sau khi rời ghế nhà trường để đi
vào thị trường lao động mới chỉ được trang bị các tri thức văn hoá phục vụ cho
việc học tập lên các bậc tiếp theo chứ hầu như chưa có kiến thức cũng như kỹ
năng nghề nghiệp ở trinh độ tối thiểu .
Hàng năm nước ta có khoảng 1,6 triệu thanh niên ở độ tuổi 16-17 sẩn
sàng tham gia lao động, lực lượng lao động này có khoảng 60% là không được

học nghề.
Mõi năm có klioảng 40 vạn học sinh TI.ICS vào học THPT sau 3 năm
học có khoảng 20 vạn thanh niên bước vào lao động sản xuất mà không qua
đào tạo nghề. Trước thực trạng đó giáo dục đào tạo nước ta đã đề ra những
mục.liêu cụ Ihổ là :
- Chất lượng giáo dục phải phù hợp với thị trường lao động.
- Giáo dục năng lực tự tìm việc làm, tự lập nghiệp. [10,ư 155]
- Trong đó giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy,Giáo
dục và Đào tạo ở nước ta đã có những nỗ lực đáng kể như

Cải cách chương
-26-

×