Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thu hút học sinh đến với thư viện trường THPT lê hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HOÀN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THU HÚT HỌC SINH ĐẾN VỚI THƯ VIỆN TRƯỜNG
THPT LÊ HOÀN

Người thực hiện: Đỗ Thị Hảo
Chức vụ: CB Thư viện
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện trường học

THANH HOÁ NĂM 2017
0


1


Mục lục
Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Thực trạng tại trường THPT Lê Hoàn
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN


2.2.1. Thuận lợi
2.2.1. Khó khăn
2.3. Giải pháp
2.3.1. Tham khảo và phân loại các loại sách và đầu sách học
sinh hứng thú đọc.
2.3.2. Nâng cao nghiệp vụ của CBTV trong công tác phục vụ.
2.3.3. Kết hợp CBTV với BGH – BCH Đoàn trường- GVCN.
2.3.4.Kết hợp CBTV- giáo viên dạy bồi dưỡng đội tuyển học
sinh giỏi
2.3.5. Xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng đọc sách”
2.3.6. Phát đông phong trào “Ngày hội đọc sách”

2
2
2
2

9
10

2.4. Hiệu quả của SKKN

11

3
4
5
5
6
8

8
9

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

13

3.2. Kiến nghị

13

Tài liệu tham khảo

14

Danh mục các chữ viết tắt

15

2


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở trọng yếu, trung tâm sinh
hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện trường học là nơi lưu giữ
nhiều sách báo, tài liệu để tổ chức cho giáo viên, học sinh mượn đọc. Thư viện
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ
bản về khoa học thư viện, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo

viên, học sinh trong trường, tạo cơ sở từng bước cải tiến phương pháp dạy học,
đồng thời thư viện trường học tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng
chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá cho các thành viên trong nhà trường 1 .
Nhưng ngày nay do ảnh hưởng của công nghệ thông tin mạng xã hội như
lướt web, facebook, với những trò chơi game, …với nhiều trò chơi ngày càng đa
dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều, làm cho
học sinh đến thư viện đọc sách báo, tìm tòi kiến thức ngày càng hạn chế. Là một
cán bộ chuyên trách về thư viện tại trường THPT Lê Hoàn tôi luôn trăn trở làm
sao để có thể đưa học sinh đến với thư viện? để học sinh yêu thích đọc sách? Và
giúp cho việc hoạt động thư viện một cách hiệu quả đó. Vì vậy trong năm học
2016- 2017 với nhiệm vụ là cán bộ thư viện chuyên trách tại trường THPT Lê
Hoàn đã luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn
đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc ham muốn đọc sách của
học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Từ cơ sở lí luận thực tiễn đó, dựa trên
những việc đã làm được và cũng chính là lí do tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Thu hút học sinh đến với thư viện trường THPT Lê Hoàn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện
- Tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi và giúp các em có một sân chơi bổ
ích, lí thú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
- Khơi dậy niềm đam mê đọc sách của học sinh, thu hút các em đến với
thư viện nhà trường.
- Đề xuất một số giải pháp để thu hút các em đến với thư viện nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Toàn thể học sinh trường THPT Lê Hoàn trong năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo
- Phương pháp quan sát : Quan sát hoạt động của học sinh
- Phương pháp điều tra : Tìm hiểu thực trạng đọc sách ở trường của HS.
- Phương pháp thực nghiệm : Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách bằng

các phương pháp khác nhau.

3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
- Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức,
sách, báo, tài liệu các loại ấn phẩm định kì cán bộ thư viện có trách nhiệm tổ
chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin giáo dục và giải trí  2
.
- Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư
viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy giá trị thực khi nó được bạn đọc. Phục vụ
bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện. Hoạt động của thư viện
nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp
đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn một cách thích hợp.
- Ở trường học thư viện là một bộ phận quan trọng, là trung tâm sinh hoạt
văn hóa và khoa học của nhà trường. Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục
vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên đồng thời bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa
học và xây dựng thói quen tự học của mỗi học sinh. Đối với nhà trường nguồn
sách, báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là người bạn gần gủi nhất là tài
liệu cần thiết của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách
tham khảo để học tập và rèn luyện.
- Để thu hút học sinh đến với thư viện trường học ngày một đông cần
đảm bảo tốt công tác phục vụ bạn đọc phải thường xuyên liên tục, phải luôn thay
đổi cách thức phục vụ, nghiên cứu nhu cầu hứng thú của học sinh, hướng dẫn
học sinh sử dụng thư viện và đọc tài liệu đồng thời phải kết hợp các bộ phận
chức năng trong trường để nâng cao việc tuyên truyền để thu hút học sinh đến
với thư viện ngày càng đông.

2.1.1. Thực trạng tại trường THPT Lê Hoàn:
Thư viện trường THPT Lê Hoàn được xây dựng vào năm thành lập
trường 1967. Thư viện được đặt trong khuôn viên trường phòng chứa sách và
đọc sách phục vụ cho toàn thể nhà trường rộng trên 120m 2 được trưng bày gọn
gàng hợp lý.
Thư viện được trang bị máy tính, máy in, nội quy hướng dẫn sử dụng
sách theo đúng nghiệp vụ thư viện. Thư viện phục vụ cho toàn trường.
Vốn tài liệu ban đầu chỉ có vài chục đầu sách đến nay gần 50 năm thì thư
viện đã có vốn tài liệu cơ bản để đi vào hoạt động: cụ thể sách giáo khoa của
giáo viên và học sinh là hơn 1500 quyển, sách tham khảo cho học sinh 1230
quyển, sách truyện 750 quyển và tủ sách pháp luật 950 quyển. Nhà trường bố trí
một cán bộ thư viện chuyên trách. Tuy nhiên số lượt học sinh đến đọc và mượn
sách còn hạn chế.
- Với tổng số 1084 học sinh toàn trường nhưng chủ yếu rất ít chưa đến 5%
học sinh đến thư viện trường hằng năm, nếu có đến thì chỉ là học sinh con em
gia đình lao động nghèo, ít được sự quan tâm của cha mẹ hơn nữa các em còn
4


nhỏ tuổi, ham chơi, chưa có ý thức và nhận thức về tài liệu, một số thích đọc các
loại truyện mang tính giải trí.
- Thời gian học sinh dành cho việc học tập quá nhiều học sinh không có
lúc nào đến thư viện để đọc sách, đây là một vấn đề báo động.
- Học sinh nhận biết về đầu sách còn hạn chế (học sinh không biết đọc
sách gì? tên gì? lĩnh vực gì?).
- Trong khi đó đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư
giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng học sinh ngày
nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng với thông tin hiện
đại họ không cần tới sách nữa? Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách
vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách

đen” vẫn được giới trẻ tuyên truyền nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại rồi các
bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu
- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa
không tốn kém. Đó là tư tưởng sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong
phú nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu bao nhiêu? Bạn có thể
“ngẫm nghĩ”, “ nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào
đó không? Vì thế thói quen học sinh của trường không có thói quen bổ sung kiến
thức qua việc đọc sách.
- Một vấn đề quan trọng nữa ảnh hưởng đến việc đọc sách của học sinh đó
là việc bố mẹ học sinh không khuyến khích con cái đọc sách vì muốn con mình
chỉ dành thời gian cho việc học tập. Đôi khi con ngồi đọc sách bố mẹ còn
nghiêm cấm, chửi mắng vì cho rằng mất thời gian, ảnh hưởng việc học.
Với đời sống kinh tế phát triển mạnh đi đôi với công nghệ thông tin như
vũ bão nên hầu như học sinh chỉ có thói quen tìm kiếm thông tin trên mạng chứ
chưa có thói quen tìm kiếm thông tin qua việc đọc sách số lượng học sinh vào
thư viện đọc sách chưa nhiều, lượt đọc của học sinh trên thư viện còn rải rác,
chưa có tính hệ thống, có lớp còn chưa có học sinh tham gia. Mặc dù được sự
quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường đã đầu tư kinh phí bổ sung tài liệu và
cơ sở vật chất nhằm thu hút bạn đọc đến với phòng thư viện. Trăn trở trước thực
trạng đó, tôi tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu, tâm lí lứa tuổi và tìm hiểu
những hoạt động truyền thống của thư viện nhằm phát huy những điểm đã và
đang khắc phục, bổ sung tạo cho hoạt động thu hút bạn đọc một cách hiệu quả
Vấn đề này là mối trăn trở rất lớn của BGH, CBTV chuyên trách của nhà
trường cần phải có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để nâng cao lượt học sinh
đến thư viện đọc sách.
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên:
a. Vế phía bạn đọc (nguyên nhân chủ quan)
- Với thời kỳ công nghệ thông tin bùng nổ mạng xã hội tràn lan như games,
chát,… với nhiều trò chơi đa dạng phong phú hấp dẫn giới trẻ vào tham gia rất nhiều.
Với thực tế hiện nay nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game

online đang cướp rất nhiều thời gian và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và
5


đạo đức của học sinh. Ngoài các trò chơi đa dạng thì bên cạnh đó khi cần tìm kiếm
tới bất kỳ kiến thức hay một thông tin nào đó chỉ cần dùng mạng Internet, điện thoại,
máy tính, Ipad,… là có thể truy cập hết thông tin, nên việc để đến thư viện đọc sách
chưa được bạn đọc quan tâm nhiều.
- Hơn nữa giới trẻ ngày nay lười đọc, không biết chọn sách, phương pháp đọc
sách chưa thấy hết giá trị tầm quan trọng của từng cuốn sách có những bạn chạy theo
phong trào để đọc sách. Các em đến với thư viện với niềm say mê, tìm tòi học hỏi
còn hạn chế. Chủ yếu mới thu hút được một số bạn đọc có lòng ham mê đọc sách.
- Hiện nay khi mà nhà hàng , quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày
càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn. Trong khi thư viện, hiệu sách, vắng
bóng đang làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ… lãng quên”.
- Do ít đọc, ít tìm hiểu, cập nhật thông tin qua sách báo, nên vốn hiểu biết văn
chương, lịch sử của lớp trẻ bây giờ “nông cạn” lắm. Khi chấm những bài thi tốt
nghiệp và bài thi đại học “0 điểm” mới thấy rõ điều này. Những câu văn ngô nghê,
những cột mốc lịch sử bị sai lệch, rồi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia… đang gióng
lên hồi chuông về văn hóa đọc hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp đến học tập của các
em.
b. Về phía nhà trường (nguyên nhân khách quan)
- Thư viện nhà trường về điều kiện kinh tế còn eo hẹp, thiếu vốn tài liệu
hay và quý. Số lượng sách cũ không phù hợp với chương trình thi còn nhiều dẫn
đến chưa thu hút được bạn đọc đến thư viện.
- Thư viện còn nhiều sách cũ, thiếu sách nội dung mới thu hút bạn đọc.
- Thư viện chưa có phòng chứa sách và phòng đọc riêng.
- Cán bộ thư viện chưa tổ chức được nhiều các hoạt động tuyên truyền về
sách.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

2.2.1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất.
Tích cực tham mưu các nhà tài trợ, các tập thể lớp ủng hộ sách cho thư viện
phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh tương đối đầy đủ.
- Chủng loại sách chưa nhiều nhưng cũng có một số sách hay và thu hút
nhiều bạn đọc. Đặc biệt là đội ngủ cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường
đa phần là trẻ ham mê đọc sách rất quan tâm đến hoạt động thư viện
- Cán bộ phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường
xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn học hỏi đổi mới hình thức phục vụ
vì thế bạn đọc rất ham, muốn đến thư viện.
2.2.2. Khó khăn:
- Do điều kiện kinh phí còn eo hẹp nên việc bổ sung vốn tài liệu hàng năm
ít, kinh phí mua sách báo không cố định và chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ
chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong lĩnh vực thư viện.
- Hình thức hoạt động kém hiệu quả, đơn điệu… do đó chưa thu hút được
bạn đọc đến với thư viện.
6


- Đa số chưa biết sử dụng thư viện, chưa biết khai thác sách báo, chưa biết
tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo.
- Học sinh không đến thư viện đọc sách.
- Do tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của lứa tuổi học sinh khác nhau.
- Việc tổ chức tuyên truyền về sách báo chưa thường xuyên.
- Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng đọc, mượn còn dùng chung.
- Phần mềm thư viện chưa được áp dụng vào thực tế.

Bạn đọc

Học sinh


Tổng số

Số lượt đến thư viện đọc sách của học sinh trong
tháng 10/2016

1064

125 lượt

Số liệu khảo sát về lượt bạn đọc đến thư viện đọc sách tại trường Lê
Hoàn trong tháng 10 năm 2016.
2.3. Giải pháp
Được sự quan tâm ủng hộ của ban lãnh đạo nhà trường và tập thể cán bộ
giáo viên tôi đã đưa ra một số giải pháp để thu hút bạn đọc, có thói quen đến với
thư viện, phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư
viện được luân chuyển thường xuyên liên tục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của hoạt động công tác thư viện và nâng cao chất lượng học tập. Đây chính là
vấn đề quan trọng gắn liền với nhiệm vụ được giao. Sau đây là một số giải pháp
tôi áp dụng khi thực hiện đề tài:
2.3.1. Tham khảo và phân loại các loại sách và đầu sách học sinh hứng thú
đọc.
- Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017 tôi đã xin ý kiến của BGH trường tìm
hiểu các loại sách và các đầu sách mà học sinh hứng thú đọc. Bằng cách phối
hợp giáo viên chủ nhiệm phát 2 loại mẫu phiếu: “Phiếu điều tra nhu cầu đọc
các loại sách yêu thích” và “Phiếu điều tra 10 đầu sách mà em thích đọc
nhất” cho học sinh.

7



Phiếu điều tra nhu cầu đọc các loại sách yêu thích
(Chọn x vào ô trống thể loại sách em yêu thích)
Sách tham khảo
Sách pháp luật
Sách giáo khoa
Sách truyện
Sách khác

HS:……….……………..Lớp ……..

Phiếu điều tra 10 đầu sách mà em thích đọc nhất
STT

Tên sách

NXB

Ghi chú

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

HS:…….. …..Lớp ……….

- Kết quả thu được các loại sách học sinh đọc là:
+ Có
+ Có
+ Có
+ Có
+ Có

542
 50% ( học sinh) thích đọc loại sách tham khảo.
1084
216
 19,93% ( học sinh) thích đọc các loại sách giáo khoa.
1084
190
 17,53% ( học sinh) thích đọc các loại sách truyện.
1084
100
 9, 23% ( học sinh) thích đọc các loại sách pháp luật.
1084
35
 3.31% ( học sinh) thích đọc các loại sách khác.
1084

- Kết quả thu được 10 đầu sách các em thích đọc nhất là:
8


+ Số đầu sách tham khảo các môn khoa học tự nhiên chiếm 45%.

+ Số đầu sách tham khảo các môn khoa học chiếm 30%.
+ Số đầu sách truyện chiếm 15%.
+ Số đầu sách pháp luật chiếm 7%
+ Số đầu sách khác chiếm 3%.
- Sau khi có kết quả của 2 loại phiếu điều tra tôi sắp xếp các loại đầu sách
theo từng môn, từng khối và niêm yết các loại đầu sách đã có mà học sinh thích
đọc và thông báo tại bảng tin của nhà trường để học sinh theo dõi.
2.3.2. Nâng cao nghiệp vụ của CBTV trong công tác phục vụ.
- Tôi luôn có thái độ niềm nở và giúp đỡ nhiệt tình khi học sinh đến mượn
và đọc tài liệu.
- Luôn sẵn sàng học hỏi nâng cao trình độ quản lý phòng thư viện bằng
phần mềm tin học, sắp xếp các loại sách, bố trí phòng đọc thoáng mát, thuận lợi
cho học sinh mượn và đọc tài liệu.
- Luôn tạo không gian thoải mái nhất có thể để học sinh có hứng thú với
việc đọc sách: tạo các Stick ngộ nghĩnh đáng yêu, có một bàn để kẹo mút, nước
uống ngay ở lối vào thư viện,…
- Tham mưu BGH nhà trường lắp đặt hệ thống quạt và hệ thống ánh sáng
trong phòng thư viện để đảm bảo không gian cho học sinh đọc tài liệu.
- Tham mưu BGH trang bị các đầu sách đang còn thiếu mà học sinh thích
đọc.
2.3.3. Kết hợp CBTV với BGH – BCH Đoàn trường- GVCN.
- Trước đây nhà trường Lê Hoàn chỉ giới thiệu sách qua thông báo trên
bảng tin, nay tôi tham mưu cho BCH Đoàn trường giới thiệu các loại đầu sách
trong các buổi sinh hoạt tập thể NGLL, trong tiết chào cờ đầu tuần và trong buổi
sinh hoạt giao ban của Đoàn trường.

Một buổi giới thiệu sách của CBTV – GV trường THPT Lê Hoàn

9



- Thông qua GVCN tôi phát cho mỗi lớp bảng niêm yết các đầu sách để
học sinh dễ theo dõi và tham mưu giáo viên chủ nhiệm thông qua các tiết sinh
hoạt lớp giáo dục học sinh lợi ích của việc đọc sách và giới thiệu về nội dung
của 1 số cuốn sách hay ….
- Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo
viên, học sinh biết đến để mượn sách. Cán bộ thư viện luôn gợi mở hướng dẫn
bạn đọc tìm sách rồi phân tích nội dung từng cuốn sách, khơi dậy tò mò cho
người đọc
2.3.4. Kết hợp CBTV- giáo viên dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
- Ngay từ đầu năm học tôi phối hợp giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi
đưa ra tên các đầu sách thiết thực để học sinh trong đội tuyển ôn tập bằng cách
phát phiếu thăm dò các đầu sách phục vụ ôn tập học sinh giỏi.
Phiếu thăm dò đầu sách ôn tập học sinh giỏi
Môn………..Khối………….
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên sách tham khảo

NXB


Ghi chú

Giáo viên dạy đội tuyển
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………………………..

- Sau khi lượng phiếu thăm dò được thu về tôi đã lưu ý những đầu sách
mà học sinh nhắc tới nhiều nhất của tất cả các môn trong việc ôn tập để
nắm bắt nhu cầu của học sinh trong việc đọc sách.
- Đồng thời thông qua giáo viên dạy bồi dưỡng đội tuyển giúp cho cán bộ
thư viện có thể xác minh những đầu sách này là cần có để đọc.
- Căn cứ vào phiếu thăm dò tôi tổng hợp các đầu sách đã có trong thư
viện nhà trường, sắp xếp các đầu sách ôn tập học sinh giỏi theo từng bộ môn,
từng khối , tham mưu cho BGH phát hành loại thẻ ưu tiên cho các em trong đội
tuyển HSG và tạo không gian tốt nhất để các em đến thư viện để đọc tài liệu.
2.3.5. Xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng đọc sách”

10


- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi tham mưu cho BCH Đoàn
trường, các giáo viên tổ chức hoạt động lồng ghép cuộc thi đôi bạn viết tham
luận về các chủ đề.
- Tôi giới thiệu các đầu sách liên quan đến từng chủ đề để các em đến thư
viện để đọc và lấy tư liệu cho bài dự thi.
- Khi đôi bạn đạt giải nhất, nhì, ba của cuộc thi thì đôi bạn được mượn
một cuốn sách bồi dưỡng tham khảo trong một tháng. Đôi bạn đạt giải xuất sắc
nhất sẽ được tặng mỗi bạn một quyển sách phục vụ học tập và lưu giữ.


2.3.6. Phát động phong trào “ngày hội đọc sách”.
- Hòa chung với không khí cả nước tổ chức long trọng “ngày hội đọc
sách” ngày 23/4 hàng năm tôi với trách nhiệm là người cán bộ thư viện tham
mưu với BGH, BCH Đoàn trường tổ chức cho học sinh đến với ngày hội đọc
sách của trường.
- Bằng những hình ảnh sinh động, tạo các mô hình ngộ nghĩnh, vẽ và dán
những hình ảnh yêu thích với các đề tài khác nhau tạo cảm giác cho bạn đọc như
đang bước vào một thế giới sách. Ở giải pháp này học sinh có thể đi lại tự do,
trao đổi thông tin về các cuốn sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn.
- Học sinh đến với ngày này nhà trường tổ chức lồng ghép các chương
trình như văn nghệ, hái hoa dân chủ tặng quà cho những bạn trả lời các câu hỏi
về sách đúng tạo không khí hứng khởi cho học sinh vừa được tuyên truyền nhiều
hơn về ý nghĩa của việc đọc sách.
- Trong ngày này nhà trường còn khuyến khích tặng các bạn học sinh có
thành tích cao trong học tập thẻ thư viện.
- Với giải pháp này nhà trường đã truyền bá đến từng học sinh đọc sách
có ý nghĩa như thế nào? Dẫn đến lối suy nghĩ học sinh tích cực hơn, hào hứng.
hơn khi đến thư viện đọc sách để nhớ lâu thông tin chứ không phải phụ thuộc
qua mạng Internet để tra thông tin khi cần.
- Phong trào này thu hút lượng rất lớn học sinh trong trường tham gia. Số
lượng sách được đem ra trưng bày sẽ giúp cho việc bạn đọc nhìn ngắm được gần
11


hơn, và lựa chọn cho mình những quyển sách mình yêu thích đọc. Có thể nói
rằng thông qua phong trào “ngày hội đọc sách” thu hút rất lớn lượt bạn đọc và
cũng đã dậy lên tinh thần đọc sách của học sinh trường Lê Hoàn sau một thời
gian dài “ngủ quên” với việc bổ sung kiến thức của mình bằng cách đọc sách,
báo. Làm giảm bớt thói quen dựa dẫm vào công nghệ thông tin với cách nhớ

chóng vánh, hời hợt.
Một vài hình ảnh của ngày hội đọc sách tại trường

Ngày hội Sách được đem ra trưng bày và giới thiệu

2.4. Hiệu quả của SKKN
Với tất cả tình yêu và sự nhiệt tình với nghề bản thân tôi là cán bộ thư
viện với sự ủng hộ của BGH, Đoàn trường và tất cả cán bộ giáo viên nhân viên
trong nhà trường cũng như sự cộng tác của học sinh đã giúp cho thư viện trường
THPT Lê Hoàn khởi sắc đã và đang thu hút bạn đọc đến với thư viện nâng cao
rõ rệt, cụ thể được đánh giá như sau:

12


Tổng số
Bạn đọc

Học sinh

Số lượt đến thư viện đọc sách của học sinh
trongtháng 10/2016
1064

125 lượt

Bạn đọc

Tổng


Số lượt đến thư viện đọc sách của học sinh trong
tháng 3/2017

Học sinh

1084

1650 lượt

Hình ảnh học sinh đọc sách tại thư viện trường Lê Hoàn.

13


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với nội dung đề tài “ Thu hút học sinh đến với thư viện trường THPT Lê
Hoàn” cho thấy đây là một trong số công việc hết sức quan trọng trong hoạt
động thư viện nhằm phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học
sinh. Giúp việc nâng cao chất lượng toàn diện cải thiện thói quen tự đọc sách
của học sinh.
Khẳng định rõ từ khi áp dụng các giải pháp thu hút học sinh đến thư viện
đọc sách thì số lượt bạn đọc đến với thư viện tăng vọt, chất lượng của hoạt động
thư viện ngày càng mạnh.
3.2. Kiến nghị
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của thư viện nhà trường đặc biệt là nâng cao
chất lượng bạn đọc tôi cũng xin có một số kiến nghị như sau:
1.
Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho thư viện.
2.

Bổ sung các đầu sách tham khảo có nội dung phục vụ tốt.
3.
Mỗi năm mở ra các lớp tập huấn về thư viện cho cán bộ phụ trách
thư viện giúp đổi mới, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về thư viện.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 01 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Hảo

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông- NXB GDVN, 2009
1 ;  2 .
2. Sự ra đời và phát triển của trường THPT Lê Hoàn (tài liệu lưu hành nội bộ).
3. Phần mềm quản lý thư viện trường học.
4. Thông tin mạng Internet.
5. Trang website: .

15



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

-

CBTV: Cán bộ thư viện
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
GVBM: Giáo viên bộ môn
THPT: Trung học phổ thông
BGH: Ban giám hiệu
BCH: Ban chấp hành
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
CNTT: Công nghệ thông tin
NXB GDVN: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
NXB: Nhà xuất bản
HS: Học sinh

16


17



×