Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài ghi lịch sử lớp 6. cả năm. Mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.18 KB, 17 trang )

CHỦ ĐỀ 1:XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
Tuần 1- Tiết 1- Bài 1
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

1. Xã hội loài người có sự hình thành và phát triển
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là một môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và
xã hội loài người.

2. Mục đích học lịch sử
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương,dân tộc.
- Để hiểu được quá trình đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc và của cả lòai người trong
quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

3. Phương pháp học tập Lịch sử: dựa vào
- Tư liệu truyền miệng .
- Tư liệu hiện vật
- Tư liệu chữ viết
- Tư liệu lịch sử

Tuần 2-Tiết 2- Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LS
1. Tại sao phải xác định thời gian?
-Lịch sử loài người gồm nhiều sự kiện xảy ra vào nhiều thời gian khác nhau .
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện đó theo trình tự thời gian.
- Cách tính thời gian là nguyên tắc của môn học lịch sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dựa vào chu kì vòng quay của trái đất quanh mặt trời và mặt trăng quanh trái, tạo nên
ngày đêm, tháng và mùa trong năm.
-Có hai loại lịch
+ Âm lịch (phương Đông)
+ Dương lịch (phương Tây)


- Dương lịch được hoàn chỉnh  gọi là công lịch.

Tuần 3-Tiết 3 -Bài 3: XÃ HỘI NGUYên THUY
1. Sự xuất hiện của con người trên trái đất
-Vượn cổ : sống cách nay khoảng 56 triệu năm
-Người tối cổ: xuất hiện khỏang 3 4 triệu năm trước
-Người tinh khôn :
+ Thời gian xuất hiện khoảng 4 vạn năm trước
+ Nơi tìm thấy di cốt: khắp các châu lục

2. Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn
- Người tối cổ: trán thấp bợt ra sau,u mày nổi cao,cơ thể còn phủ lông ngắn, dáng đi hơi còng
lao về trước, thể tích sọ não từ 850cm3 đến 1100 cm3
- Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lông, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ khéo léo,

1


thể tích sọ não lớn 1450cm3

3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
- Khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra kim loại ( đồng- quặng sắt) và dùng chế tạo
công cụ.
- Nhờ công cụ bằng kim loại con người có thể khai phá đất hoang, diện tích trồng trọt tăng, tạo
ra nhiều sản phẩm, xuất hiện của cải dư thừa.
-Một số người chiếm sản phẩm thừa trở nên giàu có Xã hội phân hóa giàu nghèoXã hội
nguyên thuỷ dần dần tan rã

CHỦ ĐÈ 2: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
TUẦN 4 Tiết 4. Bài 4:

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1.Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại Phương Đông và phương Tây
Thời gian: Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN.
Địa điểm: trên lưu vực những con sông lớn: Sông Nin (Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ
(vùng Lưỡng Hà), sông Hằng và sông Ấn (Ân Độ), sông Hoàng Hà và sông Trường Giang
(Trung Quốc).

2.Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội các quốc gia cổ đại Phương Đông
Kinh tế - Nền kinh tế chính là nông nghiệp: biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh dẫn
nước- thu họach lúa ổn định
Các tầng lớp xã hội:
-Quý tộc bao gồm Vua,quan lại và tăng lữ: có nhiều của cải và quyền thế.
- Nông dân công xã: đông nhấ ,là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xã hội
- Nô lệ: thấp kém, hầu hạ phục dịch cho quý tộc.
Tổ chức Xã hội
- Vua đứng đầu, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người
có tội..
- Giúp vua có bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương lo thu thuế, xây dựng cung
điện...

----------------------TuẦn 5Tiết 5. Bài 5:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1. Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?.
Thời gian: Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.
Địa điểm: trên các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a, hình thành 2 quốc gia Hi Lạp và Rôma, nơi
đây có ít đồng bằng, nhiều hải cảng thuận lợi buôn bán đường biển.

2.Sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây.
Kinh tế :- Kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

-Trồng cây lưu niên như nho, ô liu..
Các tầng lớp xã hội: (2 giai cấp)
- Giai cấp Chủ nô: gồm chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, các trang trại giàu có và có
thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ
- Giai cấp Nô lệ: số lượng đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội,bị chủ nô bóc lột và
đối xử tàn bạo.

2


Tổ chức Xã hội
-Giai cấp thống trị: chủ nô nắm mọi quyền hành
- Nhà nước do chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn
-Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ, chủ nô thống trị và bóc
lột nô lệ.

Tuần 6-Tiết 6. Bài 6 :
VĂN HOÁ CỔ ĐẠI

1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
- Biết làm lịch và dùng lịch âm lịch , làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng
- Sáng tạo chữ viết: Chữ tượng hình , viết trên giấy Pa pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét…
- Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số 1 đén 9 và số 0, tính được số pi bằng
3.14
- Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà), . . .

2. Các dân tộc phương Tây thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
-Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn
- Sáng tạo Hệ chữ cái a, b, c, . . có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái la tinh được dùng phổ biến
hiện nay

- Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học, Thiên văn, Vật lý, Sử
học, . .
- Kiến trúc và điêu khắc với những công trình nổi tiếng như: Đền Pác Tê-nông (Hi Lạp), đấu
trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ Nữ, . . .

Tuần 7 Tiết 7 - Bài 7
ÔN TẬP
--------------------------Phần hai:
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

CHỦ ĐÈ 1:
BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
Tuần 8 Tiết 8: KIỂM TRA 15 PHÚT
Bài 8
THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

1.Việt Nam là nơi đã có dấu tích của người tối cổ sinh sống
+ Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Bình Giã, Lạng Sơn) người ta đã tìm thấy những chiếc răng
của người tối cổ
+ Ở núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai), người ta phát hiện nhiều công cụ đá, được ghè
đẽo thô sơ.

2. Những dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ởViệt Nam.
- Cách đây khoảng 2 vạn đến 3 vạn năm người tối cổ trở dần thành người tinh khôn
- Di tích tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc
Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.
- Họ cải tiến việc chế tác công cụ đá, từ ghè đẽo thô sơ đến những chiếc rìu đá có mài nhẵn để đào

3



bới thức ăn dễ hơn.
- Họ sống ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu
Tró (Quảng Bình).

TUẦN 9-Tiết 9- bài 9
ĐỜI SỐNG NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
1. Đời sống vật chất.
- Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ
- Thời Sơn Vi, con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu;
-Thời Hoà Bình - Bắc Sơn, họ đã biết dùng nhiều loại đá khác nhau để mài thành các công cụ như
rìu, bôn, chày.
- Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ; biết làm đồ gốm; biết trồng trọt, chăn nuôi

2 . Tổ chức xã hội.
- Người tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ, thường định cư lâu dài ở một số nơi (Hoà Bình,
Bắc Sơn).
- Do công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển nên đời sống luôn được nâng cao, dân số ngày
càng tăng, dần dần hình thành mối quan hệ xã hội –> Chế độ thị tộc ra đời

3. Đời sống tinh thần.
- Hình thành một số phong tục tập quán, thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
- Con người đã bắt đầu quan tâm đến việc làm đẹp bản thân, họ biết chế tác và sử dụng đồ trang
sức; biết vẽ những hình mô tả cuộc sống của mình.
->Đó là một bước tiến đáng kể trong sự phát triển của loài người.

TUẦN10- TIẾT 10-KIỂM TRA 1 TIẾT

CHỦ ĐỀ 2
THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC: VĂN LANG – ÂU LẠC


TUẦN 11-Tiết 11- Bài 10:

NHỮNG BIẾN CHUYỂN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

1. Trình độ sản xuất, công cụ người Việt cổ.
- Công cụ lao động được cải tiến về kĩ thuật chế tác gồm có:
++Rìu đá, bôn đá mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.
++Đồ trang sức, đồ gốm có hoa văn đối xứng...
2. Phát minh ra Thuật luyện kim
- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát
minh ra thuật luyện kim .
-Kim loại dùng đầu tiên là đồng
.
4


Ý nghĩa: Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ sản xuất,
làm cho sản xuất phát triển.
3. Ý nghĩa tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa
-Ở di chỉ Phùng Nguyên- Hoa Lộc, đã tìm thấy gạo cháy, dấu dết thóc lúa bên cạnh
công cụ sản xuất.
- Cây lúa nước dần trở thành cây lương thực chính và trồng ở các vùng cư trú đồng
bằng, ven sông, ven biển,...--> chứng tỏ nghề nông trồng lúa nước đã ra đời trên đất
nước ta.
Ý nghĩa: Con người có thể định cư lâu dài, cuộc sống ổn định, phát triển cả vật chất
và tinh thần.

TUẦN 12-Tiết 12 - Bài 11
NHỮNG CHUYỂN BIẾN XỀ XÃ HỘI


1.Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
-Phụ nữ: Làm việc nhà, nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải.
- Nam giới: Một bộ phận làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá; một bộ phận chế tác công
cụ, làm đồ trang sức gọi là nghề thủ công.
2. Xã hội có gì đổi mới.
- Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống ngày ổn định, nên ở
các vùng đồng bằng ven sông, ở các vùng cao hình thành các làng bản, cụm chiềng, chạ ....
-Các chiềng chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc.
- Vị trí của người đàn ông trong gia đình, trong sản xuất, trong làng bản ngày càng cao hơn
Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

TUẦN 13-Tiết 13 - Bài 12
NƯỚC VĂN LANG
1. Điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang.
- Khoảng thế kỉ VIII-VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn Bắc bộ và Bắc
Trung bộ đã hình thành các bộ lạc lớn.
- Sản xuất phát triển, sự mấu thuẩn giữa người giàu và nghèo phát sinh
- Việc trồng lúa nước phải thường xuyên đối mặt với hạn hán, lụt lội, cần người chỉ
huy làng bản tổ chức thủy lợi bảo vệ mùa màng.
- Sự xung đột giữa các làng bản, tộc người phải sớm được chấm dứt.
2. Sơ lược về Nhà nước Văn Lang.
a. Thời gian địa bàn thành lập
-Thế kỷ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang (là bộ lạc hùng
mạnh nhất) rất tài năng đã khuất phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở
Bạch Hạc - Phú Thọ, đặt tên nước là Văn Lang.
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
-Vua nắm mọi quyền hành đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương (Vua Hùng)
- Chính quyền Trung ương gồm Vua-Lạc hầu-Lạc tướng
-Đơn vị hành chính: nước - bộ  cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu là Lạc tướng.

-Dưới Bộ là chiềng chạ, đứng đầu là Bồ chính.
5


Nhà nước tuy chưa có luật pháp và quân đội nhưng là một tổ chức chính quyền cai
quản đất nước

TUẦN 14-Bài 13 - Tiết 14
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA CƯ DÂN VĂN LANG

1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
Văn Lang là nước nông nghiệp: Thóc lúa là lương thực chính, trồng thêm khoai, đậu, trồng
dâu..; chăn tằm, đánh cá và nuôi gia súc phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
- Các nghề thủ công: làm gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá, đặc biệt
nghề luyện kim đạt trình độ cao, còn biết rèn sắt.
2. Đời sống vật chất
- Ở nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền, vật liệu: tre, lá
- Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
- Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, gia vị.
- Trang phục:
+Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất.
+Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức.
2. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới.
- Họ tổ chức lễ hội vui chơi...
- Có một số phong tục, tập quán..

TUẦN 15-Bài 14 -Tiết 15

NƯỚC ÂU LẠC

1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần
* Diễn biến:
- Năm 218 TCN - nhà Tần đánh xuống phương Nam
- Sau 4 năm, quân Tần kéo đến Bắc Văn Lang. Thủ lĩnh Tây Âu bị giết, nhưng người Tây
Âu- Lạc Việt không chịu đầu hàng. Họ tôn Thục Phán làm chủ tướng, ban ngày ở trong rừng
ban đêm xông ra đánh giặc.
- Năm 214TCN, người Việt đánh tan quân Tần, giết chết Hiệu úy Đồ Thư
->Kháng chiến thắng lợi
2. Nước Âu Lạc ra đời.
- Năm 207 (TCN), Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi và sát nhập 2 vùng đất ngườiTây
Âu - Lạc Việt thành nước mới: nước Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh -Hà Nội )
-Bộ máy nhà nước Âu Lạc:
+Không thay đổi so nhà nước Văn Lang
+Quyền hành nhà nước cao và chặt chẽ hơn, Vua có quyền thê hơn
3. Sự tiến bộ trong sản xuất
+Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng dùng phổ biến, lúa, gạo, rau, đậu nhiều hơn, chăn nuôi, đánh
cá, săn bắt phát triển.
+ Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ: đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức.
+Luyện kim, xây dựng phát triển.
6


+Giáo mác, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất nhiều hơn

TUẦN 16-Tiết 16: -Bài 15
NƯỚC ÂU LẠC( Tiếp )
4. Thành Cổ loa

- An Dương Vương cho xây dựng tại Phong Khê.
-Thành có 3 vòng khép kín, có hào bao quanh và thông nhau, chu vi: 1600 m , như hình trôn
ốc nên gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
- Bên trong thành Nội là nơi ở và làm việc của Vua và các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
 Thành Cổ Loa là biểu tượng văn minh của người Việt cổ.
5. Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN
- Năm 207 TCN, nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt 3 quận thành lập nước Nam Việt và đem
quân đánh Âu Lạc.
-Nhân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần dũng cảm đã đấu tranh giữ vững được độc lập
-Triệu Đà thấy không thể đánh bại Âu Lạc nên vờ cầu hòa và dùng kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc
- Năm 179 TCN, Triệu Đà tiến đánh nước ta, An Dương Vương chủ quan, thiếu đề phòng
nên Âu Lạc bị thất bại nhanh chóng, nước ta rơi vào ách thống trị nhà Triệu.
* Nguyên nhân thất bại:
- Do ADV thiếu cảnh giác, chủ quan, nội bộ mất đoàn kết.

TUẦN 17-Tiết 17
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa
điểm?
THỜI GIAN
XUẤT HIỆN
Hàng chục vạn năm
40 – 30 vạn năm
4 vạn năm
4000-3500 năm

ĐỊA ĐIỂM TÌM THẤY

DẤU TÍCH


Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai
(Lạng Sơn)
Núi Đọ (Thanh Hóa)
Hang Kéo Lèng (Lạng Sơn)

Chiếc răng người vượn cổ.

Phùng Nguyên, Cồn Chân, Bến
Đò, . . .

Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ.
Răng và mảnh xương trán của người
tinh khôn
Nhiều công cụ đồng thau

2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
Các giai đoạn
Người tối cổ: Sống
thành từng bầy

Thời gian xuất hiện
40 – 30 vạn năm

Ở giai đoạn đầu
Người tinh khôn:
Sống thành thị tộc
mẫu hệ
Giai đoạn phát
triển Người tinh
khôn: Sống thành

bộ lạc và liên minh

3-2 vạn năm

12.000 – 4.000 năm

Địa điểm tìm thấy
- Hang Thẩm Khuyên, Thẩm
Hai (Lạng Sơn)
- Núi Đọ (Thanh Hóa)
- Xuân Lộc (Đồng Nai)
- Mái đá Ngườm (Thái
Nguyên)
- Sơn Vi (Phú Thọ)

Công cụ chủ yếu
Công cụ đá được ghè đẽo
thô sơ.

- Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng
Sơn)
- Hạ Long, Bàu Tró
- Quỳnh Văn

Công cụ đá được mài
lưỡi, sắc bén hơn.
Công cụ bằng xương,
sừng.

Rìu bằng hòn cuội, có

hình thù rõ ràng

7


các thị tộc phụ hệ

4000 – 3500 năm

Đồ gốm
Kim loại: đồng, sắt
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Au Lạc:
- Sự hình thành các bộ lạc lớn, mâu thuẫn giữa giàu và nghèo đã nảy sinh.
- Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc, chống ngoại xâm.
- Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng.
-Vùng cư trú mở rộng.
-Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước đã trở thành nghành chinh, chăn nuôi cũng
phát triểnThủ công: Nghề luyện kim phát triển đạt đến trình độ cao
-Các quan hệ xã hội:
+ Dân cư ngày càng đông
+ Xuất hiện sự phân biệt giàu , nghèo ngày càng rõ
4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Au Lạc:
Trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa

TUẦN18- TIẾT 18

- Phùng Nguyên

---------------------------


LÀM BÀI TẬPLỊCH SỬ

TUẦN 19-Tiết 19: Kiểm tra học kì I

8


TUẦN 20-TIẾT 20


















LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 1: GIỚI THIỆU VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí, địa hình, thổ nhưỡng
Thành phố HCM có diện tích khoảng 2.095 Km2, giáp các tỉnh Tây
Ninh,Đồng Nai, Bình Dương,Long An
Thành phố HCM nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, hình thành trên lằn ranh giữa
hai vùng phù sa cũ và mới: phía Bắc thành phố là vùng phù sa cổ và đất đỏ ba-dan; phia nam là
vùng phù sa mới.
b. Khí hậu
TPHCM nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm, chỉ có 2 mùa mưa nắng riêng biệt,
với thời tiết điều hòa, nóng ẩm.
c. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái đa dạng: rừng ngập mặn vùng duyên hải với hệ động thực vật
phong phú, vùng biển phía đông nam và hệ thống sông ngòi đem lại nguồn thủy sản dồi dào..
d. Vị thế
Thành phố HCM có vị trí “ mở”: là đầu mối giao thông quan trọng giữa Đông
Nam bộ và Tây Nam bộ; với miền Trung, miền Bắc cũng như nước ngoài.
Là 1 thành phố trẻ và là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước.
2. Thành phố Hồ Chí Minh nơi “ đất lành chim đậu”
Dân số TPHCM có hơn 8,4 triệu người (2017) với nhiều thành phần dân tộc
khác nhau, cả ngoại kiều trên thế giới.
Mật dộ dân số: khoảng 3.888 người/ 1Km2 (2017)
Do có điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên TPHCM là điểm lập nghiệp và định
cư lí tưởng, nguồn lao động dồi dào giúp thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển.
II/ TỔ CHỨC CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TPCMH gồm 24 quận và huyện:
o 19 quận : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Thủ đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình,
Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Tân.
o 5 huyện; Hóc Môn, Củ chi, Bình chánh, Cần giờ, Nhà bè
Các đơn vị hành chính tại TPHCM: Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân
được thành lập từ cấp thành phố đến các quận, huyện, phường xã.


CHỦ ĐỀ 3
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH
ĐỘC LẬP
TUẦN 21-Tiết 21 - Bài 17
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40

1. Tình hình Nước Âu Lạc thế kỷ II (TCN) đến thế kỷ I .
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp chia Âu Lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam, cộng với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
-Đứng đầu châu là Thứ sử, Thái thú coi về chính trị, Đô uý coi việc quân sự và đều là
người Hán
-Đứng đầu huyện vẫn là Lạc tướng người Việt.
2. Chính sách thống trị tàn bạo của Phong kiến phương Bắc
9


- Bóc lột nhân dân ta bằng nhiều thứ thuế, nhất là thuế muối, sắt ; cống nạp sản vật quý
như sừng tê, ngà voi, ngọc trai, , . . .
- Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán, âm mưu đồng hóa
dân tộc ta
2. Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng.
* Nguyên nhân:
Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, hai gia đình lạc tướng bí mật liên kết với các thủ
lĩnh nổi dậy, nhưng Thi Sách bị quân Hán giết hại.
*Mục Tiêu khởi nghĩa:
- Giành lại độc lập cho dân tộc, nối tiếp sự nghiệp các vua Hùng
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát
Môn(Hà Nội), thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu.

-Tô Định hốt hoảng bỏ trốn về Trung Quốc, quân Hán ở các quận huyện khác bị
đánh tan ->Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

TUẦN 22-Tiết 22- Bài 18:

TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
1. Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập.
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
+Phong chức tước cho người có công.
+Các lạc tướng được quyền cai quản các huyện.
+Xá thuế cho dân 2 năm.
+Bãi bỏ pháp luật của chính quyền đô hộ
2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (tháng 4/42 - đến tháng11/43 )
-Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu
tấn công nước ta.
- Những trận đánh chính
+ Quân giặc tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp
Phố.
+ Hai Bà Trưng từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến.
+ Thế giặc mạnh ta lại về giữ Cổ Loa và Mê Linh, rồi về Cấm Khê
+ Tháng 3 – 43 (6 tháng 2 âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt ở Cấm Khê
+ Mùa thu năm 44, Mã Viện rút quân về nước, quân đi 10 phần về chỉ còn 4 - 5 phần.
* Ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của dân tộc

TUẦN 23-Tiết 23

KIỂM TRA 15 PHÚT
Bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
( Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI )

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI TK VI.
10


- Thế kỷ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Âu
Lạc cũ).
- Đưa người hán sang làm huyện lệnh.
- Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nộp nặng nề
- Tiếp tục thực hiện “đồng hoá” dân tộc ta
2. Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
a-Nông nghiệp:
- Biết trồng hai vụ lúa một năm
- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt.
b- Thủ công nghiệp:
- Dù còn hạn chế về kĩ thuật nhưng nghề sắt vẫn phát triển như: rìu, mai,cuốc, dao, kiếm,
giáo mác...
- Nghề gốm, dệt vải phát triển.
c- Thương nghiệp:
- Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp được trao đổi ở các chợ làng
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

TUẦN 24Tiết 24- Bài 20:
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
( Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI )
( Tiếp theo)

3. Sự phân hóa xã hội và văn hoá nước ta các TK I - VI.
* Những chuyển biến về xã hội: GV lập bảng theo chuẩn kiến thức (tham khảo
sgk/trang27)
 Xã hội phân hoá thành nhiều giai cấp, tầng lớp.

* Những chuyển biến về văn hoá.
- Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, đưa nho giáo, phật giáo, đạo giáo, luật lệ và
phong tục của người Hán vào nước ta nhằm đồng hóa dân tộc ta.
- Nhân dân ta kiên trì đấu tranh bảo vệ chữ viết, tiếng nói của tổ tiên, phong tục và nếp
sống của dân tộc ; biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm
phong phú thêm văn hóa Việt.
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
* Nguyên nhân:
- Nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ
* Diễn biến:
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
-Từ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá ), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành
ấp của quân Ngô ở Cửu Chân, Giao Châu..
11


* Kết quả: Nhà Ngô đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại, bà Triệu hi sinh trên
núi Tùng (Thanh Hóa)
* ý nghĩa:
- Khảng định ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

TUẦN 25 Tiết 25
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
--------------------

TUẦN 26Tiết 26 - Bài 21
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ, NƯỚC VẠN XUÂN ( 542 - 602 )
1. Chính sách đô hộ của nhà Lương
- Nhà lương chia nước ta thành các quận, huyện và đặt tên mới
- Chỉ tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng.

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
2. Khởi nghĩa Lí Bí nước Vạn Xuân thành lập.
* Nguyên nhân:
- Do căm ghét bọn đô hộ, Lí Bí từ quan, ngấm ngầm chuẩn bị khởi nghĩa.
* Diễn biến:
- Năm 542 , khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi hưởng ứng
- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về
Trung Quốc.
- Tháng 4 -542 và đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, ta chủ động đánh
giặc
-Kết quả: Khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí lên ngôi hòang đế, lập nước riêng
-Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần, ý chí độc lập
* Nước Vạn Xuân thành lập:
Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân,
niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình
gồm hai ban văn, võ.

TÙAN 27-Tiết 27- Bài 22
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN ( (542 - 602)
3. Lí Bí chống quân Lương xâm lược.
-Tháng 5/545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân lớn theo 2
đường thủy, bộ tiến vào nước ta.
- Lí Nam Đế kéo quân chặn đánh giặc, sau đó lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch. Thành
vỡ, Lí Nam Đế đem quân giữ thành ở Gia Ninh (Việt Trì - Phú Thọ ), rồi rút về hồ Điển
Triệt, sau về động Khúat Lão
- Năm 548, Lí Nam Đế mất
4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương .
12



-Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến, tổ chức đánh du kích
- Năm 550, Nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên về nước, nghĩa quân phản công đánh tan
quân xâm lược -> cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương ) và tổ chức lại chính quyền.
- Năm 571, Lí Phật Tử cướp ngôi vua.
- Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lí Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc

TUẦN 28Tiết 28. KIỂM TRA 1 TIẾT
----------------TUẦN 29 Tiết 29. Bài 23
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII - IX

1. Tình hình chính trị, kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường
a, Về chính trị:
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đô hộ đặt ở Tống
Bình.
- Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
- Ở miền núi do các tù trưởng cai trị.
- Các hương xã do người Việt tự cai quản.
- Lập thêm đường xá,xây thành, đắp luỹ, tăng cường quân số
b, Về kinh tế:
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều thứ thuế mới
- Bắt dân ta cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê.. đặc biệt là quả vải
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722 )
- Đến TK VIII, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu
- Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai
Hắc Đế (Vua Đen).
- Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình, đuổi
Viên đô hộ Giao Châu chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- Khoảng năm 776, khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ.
- Nghĩa quân bao vây đánh thành Tống Bình, viên đô hộ là Cao Chính Bình phải cố thủ
trong thành và sinh bệnh chết. Phùng Hưng vào thành và sắp đặt việc cai trị, ông tự xưng
Bố cái Đại Vương.
- Phùng Hưng mất, Phùng An nối nghiệp cha.
- Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra hàng.
Ý nghĩa: thể hiện ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc

TUẦN 30Tiết 30. Bài 24
NƯỚC CHAM PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X

1. Nước Chăm Pa độc lập ra đời.
* Hoàn cảnh ra đời.
13


- Nhà Hán chiếm đất người Chăm cổ, sát nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm
- Vào thế kỷ II, nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy
giành được độc lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
* Quá trình phát triển và mở rộng:
Quốc gia Lâm Ấp thường tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ, rồi đổi tên nước
thành Chăm Pa.
2. Tình hình kinh tế - Văn hoá Chăm Pa từ TK II – TK X.
* Kinh tế:
-Biết sử dụng công cụ bằng sắt, trâu bò kéo cày
-Trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ, làm ruộng bậc thang ở sườn núi
- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Đánh cá, khai thác lâm thổ sản
- Trao đổi buôn bán với nước ngoài: Giao Châu, Ấn Độ, Trung Quốc

* Văn hoá:
- Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Có tục hỏa táng người chết.
- Họ ở nhà sàn và ăn trầu cau.
-Có quan hệ gần gũi với người Việt.
- Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi, . . .

TUẦN 31Tiết 31. Bài TẬP LỊCH SỬ- KIỂM TRA 15 PHÚT
-----------------------

TUẦN 32TIẾT 32
Bài 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III
1.Ach thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta.
- Từ năm 179 TCN đến thế kỷ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của
triều đại phong kiến Phương Bắc.
- Trong thời kỳ bị Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, chia ra nhập vào với các quận, huyện
của Trung Quốc, với những tên gọi khác nhau như sau:
Thời gian
Năm 179 TCN
Năm 111 TCN

Tên nước
Nam Việt
Châu Giao

Đơn vị hành chính
Triệu Đà chia Au Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân
Nhà Hán chia Au Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam

Đầu thế kỷ III
Giao Châu
Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và
Giao Châu (Au Lạc cũ)
Đầu thế kỷ VI
Giao Châu
Nhà Lương chia Au Lạc thành 6 châu
679 – thế kỷ X
An Nam đô hộ Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và chia
phủ
Giao Châu thành 12 châu.
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn
bạo, thâm độc dẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẩn về mọi mặt.
- Chính sách thâm độc nhất là đồng hóa nhân dân ta.
2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc.

14


Số
TT

Thời
gian

1

Năm
40


2

Tên cuộckhởi
nghĩa chống
giặc phương
Bắc
Hai Bà Trưng
chống nhà Hán

Năm Kháng chiến
42 - 43 chống nhà Hán

Người
lãnh
đạo
Trưng
Trắc,
Trưng
Nhị
Trưng
Trắc,
Trưng
Nhị

Tóm tắt diễn biến chính

Ý nghĩa

Mùa Xuân năm 40, Hai Bà phát động
khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân

nhanh chóng chiếm toàn bộ Châu Giao.

Tinh
thần yêu
nước, ý
chí kiên
cường
bất
khuất
của dân
tộc ta.

Tháng 4/42, Mã Viện mang quân đánh
vào nước ta.Hai Bà Trưng kéo quân từ
Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh
chiến. Do yếu thế, quân ta lui về giữ Cổ
Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai
Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì – Hà Tây)
chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
Tháng 3/43, Hai Bà hy sinh trên đất
Cấm Khê.
3
Năm Bà Triệu chống
Triệu Thị Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú
248
nhà Ngô
Trinh
Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa) rồi lan
khắp Giao Châu.
4

542 - Lý Bí chống nhà Lý Bí
Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
548
Lương
Năm 542 và 543, quân Lương 2 lần
phản công nhưng thất bại. Mùa Xuân
năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý
Nam Đế), lập ra nước Vạn Xuân.
5
548 – Kháng chiến
Triệu
Chọn Dạ Trách làm căn cứ, ban ngày tắt
602
chống quân
Quang
hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm
Lương
Phục,
đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp
Lý Phật
trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.
Tử
Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá
Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa
quân phản công, cuộc kháng chiến kết
thúc thắng lợi.
6
Năm Mai Thúc Loan
Mai Thúc Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi
722

chống nhà
Loan
nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm
Đường
được Hoan Châu. Ong liên kết với nhân
dân khắp Giao Châu, Chăm-pa, chiếm
được thành Tống Bình.
7
776- Phùng Hưng
Phùng
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em
791
chống nhà
Hưng
là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở
Đường
Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng
chiếm được thành Tống Bình.
3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa, xã hội
- Về kinh tế:
+ Trồng lúa 2 vụ/năm, biết làm thủy lợi, dùng sức kéo trâu bò, công cụ sắt phát triển.
+ Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển: nghề gốm, dệt vải.
+ Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.
- Về văn hóa:
Chữ Hán truyền vào nước ta cùng với Nho, Đạo, Phật giáo và luật lệ, phong tục tập quán
của người Hán.
- Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, người Hán thâu tóm quyền lực,
trực tiếp cai quản đến các huyện, từ huyện trở xuống do người Việt cai quản.

15



 Nhân dân vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, vẫn giữ phong tục tập quán người Việt,
học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc riêng của mình.. . nhờ vào lòng yêu nước, tinh thần
sáng tạo trong lao động, ý thức vươn lên, ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
- Tổ tiên đã để lại cho chúng ta: Lòng yêu nước, tấm gương những anh hùng dân tộc, tinh
thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
--------------------

Chủ đề 4
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X
TUẦN 33-Tiết 33-Bài 26.
CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ
CỦA HỌ KHÚC HỌ DƯƠNG

1. Cuộc đấu tranh giành quỳen tự chủ của họ Khúc
-Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu.
- Giữa năm 905,Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ, được
sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Binh rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng
chính quyền tự chủ.
- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
2. Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa
- Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông
coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thừoi Bắc
thộc, lập lại sổ hộ khẩu…
Ý nghĩa: chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm
dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
3. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NAM HÁN
- Năm 917, Khúc Thừa Mĩ lên thay.


- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang đánh nước ta. Khúc Thứa Mĩ bị bắt.
- Nhà Nam Hán thiêt lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh chiếm thành Tống Bình, ông còn chủ động đón đánh
quân tiếp viện, tướng giặc bị giết tại trận.
- Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

TUẦN 34-Tiết 34-Bài 27
NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
1. Tình hình nước ta
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức, nghe tin Ngô Quyền kéo
quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.
-Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
- Năm 938, Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn,
chuẩn bị chống xâm lược: xây dựng trận địa cọc ngầm ở lòng sông Bạch Đằng
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
16


* Diễn biến:
-Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang
lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.
- Nhưng khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam
Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo bị
chết.
* Kết quả.
- Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
* ý nghĩa:
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, khẳng định nền độc lập lâu dài của

đất nước.

TUẦN 35 Tiết 35-Bài 28.ÔN TẬP
Tuần 36Tiết 36: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Tuần 37Tiết 37KIỂM TRA HỌC KÌ II

17



×