Tải bản đầy đủ (.pdf) (422 trang)

Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu ô đầu, ý dĩ, tam thất, đan sâm ở vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.82 MB, 422 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"

Mã số: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:
“Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm
từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
Mã số: KHCN-TB.05C/13-18

Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, ĐHQGHN
Chủ trì đề tài: PGS.TS.Nguyễn Thanh Hải

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"

Mã số: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm
từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
Mã số: KHCN-TB.05C/13-18

Chủ nhiệm đề tài:



Cơ quan chủ trì đề tài:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải

PGS.TS. Đinh Đoàn Long

Hà Nội - 2017


THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế
phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
Mã số đề tài: KHCN-TB.05C/13-18
Thuộc: Chương trình (tên, mã số chương trình): Khoa học và Công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước, giai đoạn 2013-2018: “ Khoa và Công nghệ phục vụ phát
triển bền vững vùng Tây Bắc” . Mã số chương trình: KHCN-TB/13-18

2. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thanh Hải
Ngày, tháng, năm sinh: 11/08/1965

Giới tính: Nam 

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn:

Phó giáo sư, tiến sĩ Dược học

Chức danh khoa học: Tiến sĩ
Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Chủ

nhiệm Bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Khoa Y Dược
Điện thoại:
Tổ chức : (04)37450166

Nhà riêng: (04)39710634

Mobile: 0913512599

Fax: 0437450188 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác:

Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ tổ chức:

144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội

Địa chỉ nhà riêng: Số 26/666, Đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, tp.Hà Nội

3. Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: 0485876452
E-mail:

Fax: 0437450188
Website: smp.vnu.edu.vn

Địa chỉ: 144 Xuân Thủy- Cầu Giấy - Hà Nội
Tên tổ chức chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải
Số tài khoản: 3713 MSNS 1109888 tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy-Hà Nội
Cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

: Aconitin

ACN

: Acetonitril

AUC

: Diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (Area Under the
Curve)

DLTW

: Dược liệu trung ương

FDA

: Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kì (Food and Drug
Administration)

HPLC


: Sắc



lỏng

hiệu

năng

cao

(High

Performance

Liquid

Chromatography)
LC/MS
GC/MS

: Sắc ký lỏng – Khối phổ (Liquid Chromatography – Mass spectrometry)
: Sắc ký khí/ detector khối phổ (Gas Chromatography/Mass
Spectrometry)

LD50

: Lượng chất cần thiết để giết một nửa số lượng động vật thí nghiệm
sau một quãng thời gian định sẵn (Lethal dose)


MeOH

: Methanol

RSD

: Độ lệch chuẩn tương đối ( Relative Standard Deviation)

UV- Vis

: Tử ngoại – khả kiến (Ultra Violet-Visible)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Tên Bảng

Trang

Một số alcaloid thuộc nhóm khác phân lập từ chi Aconitum

11

Bảng 1.2.

Các hợp chất flavonoid phân lập từ ý dĩ


24

Bảng 1.3.

Các hợp chất lignan phân lập từ ý dĩ

26

Bảng 1.4.

Các hợp chất phenolic phân lập từ ý dĩ

26

Bảng 1.5.

Nhóm hoạt chất phenol và acid phenolicphân lập từ rễ chi

35

Salvia L.
Bảng 1.6.

Nhóm hoạt chất diterpen trong chi Salvia L.

36

Bảng 1.7.

Các thành phần hoạt chất khác có trong chi Salvia L.


37

Bảng 1.8.

Một số Saponin thuộc nhóm PPD phân lập từ chi Panax

48

Bảng 1.9.

Một số Saponin thuộc nhóm PPT phân lập từ chi Panax

49

Bảng 1.10.

Một số Saponin thuộc nhóm Octillol phân lập từ chi Panax

50

Bảng 1.11.

Một số Saponin thuộc nhóm OA phân lập từ chi Panax

51

Bảng 1.12.

Sơ đồ chiết xuất phân lập saponin từ rễ tam thất


52

Bảng 2.1.

Phân loại thành phần cấp hạt

62

Bảng 2.2.

Các chỉ tiêu tiêu chuẩn sản phẩm theo DĐVN4

79

Bảng 3.1.

Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Quản Bạ

83

Bảng 3.2.

Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Đồng Văn

85

Bảng 3.3.

Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Mù Cang Chải


89

Bảng 3.4.

Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Bắc Hà

94

Bảng 3.5.

Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Si Ma Cai

97

Bảng 3.6.

Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Sa Pa

101

Bảng 3.7.

Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ô đầu tại vùng

102

trồng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
Bảng 3.8.


Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ô đầu tại vùng

102

trồng huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang
Bảng 3.9.

Giống gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và
chất lượng của Ý dĩ tại vùng trồng huyện Bắc Hà, Lào Cai

103


Bảng 3.10.

Giống gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và

103

chất lượng của Ý dĩ tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Bảng 3.11.

Khả năng sinh trưởng của cây đan sâm

104

Bảng 3.12.

Khả năng phát triển của cây Đan sâm


104

Bảng 3.13.

Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Tam thất tại vùng

105

trồng huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.14.

Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Tam thất tại vùng

105

trồng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
Bảng 3.15.

Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và phổ DEPT của chất OD7

125

Bảng 3.16.

Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất OD5

128

Bảng 3.17.


Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất OD8

130

Bảng 3.18.

Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất OD9

132

Bảng 3.19.

Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất OD10

134

Bảng 3.20.

Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất OD6

139

Bảng 3.21.

Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn D

142

Bảng 3.22.


Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn E

143

Bảng 3.23.

Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống PĐ I

144

Bảng 3.24.

Ảnh hưởng của PĐ E lên thời gian phản ứng với nhiệt độ của

146

chuột nhắt trắng
Bảng 3.25.

Tác dụng giảm đau của PĐ E trên chuột nhắt trắng bằng

147

phương pháp gây đau bởi máy tail-flick
Bảng 3.26.

Ảnh hưởng của PĐ E lên số cơn quặn đau của chuột nhắt

148


trắng
Bảng 3.27.

Ảnh hưởng của thuốc thử lên trọng lượng tuyến ức tương đối

150

Bảng 3.28.

Ảnh hưởng của thuốc thử lên số lượng bạch cầu

150

Bảng 3.29.

Ảnh hưởng của thuốc thử lên nồng độ IgG máu ngoại vi

151


Bảng 3.30

Ảnh hưởng của thuốc thử đến phản ứng bì với kháng nguyên

151

OA
Bảng 3.31.

Ảnh hưởng của thuốc thử đến nồng độ IL-2


152

Bảng 3.32.

Ảnh hưởng của thuốc thử đến nồng độ TNF-α

153

Bảng 3.33.

Kết quả giải phẫu vi thể tuyến ức

153

Bảng 3.34.

Số liệu phổ NMR của chất PG1

158

Bảng 3.35.

Số liệu phổ NMR của hợp chất PG2

159

Bảng 3.36.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ Ý


167


Bảng 3.37.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ Ý


167

Bảng 3.38.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Ý dĩ

168

Bảng 3.39.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Ý dĩ

168

Bảng 3.40.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Ý dĩ

168

Bảng 3.41.


Phần trăm ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn dịch
chiết ý dĩ

172

Bảng 3.42.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ

185

Đan sâm
Bảng 3.43.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ

185

Đan sâm
Bảng 3.44.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Đan
sâm

185

Bảng 3.45.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Đan sâm


186

Bảng 3.46.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Đan
sâm

186

Bảng 3.47.

Kết quả ly giải huyết khối trên in vitro

187

Bảng 3.48.

Kết quả thời gian APPT, PT và TT của các phân đoạn chiết từ

188

Đan sâm trên in vivo


Bảng 3.49.

Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn dịch chiết cây

189


Đan sâm
Bảng 3.50.

IC50 của các phân đoạn dịch chiết từ rễ cây Đan sâm

190

Bảng 3.51.

Kích thước khối u ở các nhóm chuột theo thời gian

190

Bảng 3.52.

Trọng lượng cơ thể của các nhóm chuột

192

Bảng 3.53.

Trọng lượng khối u khi kết thúc thí nghiệm

192

Bảng 3.54.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-1


197

Bảng 3.55.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần đường của hợp chất GC-1

198

Bảng 3.56.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-2

200

Bảng 3.57.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần đường của hợp chất GC-2

201

Bảng 3.58.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-3

203

Bảng 3.59.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần đường của hợp chấtGC-3


204

Bảng 3.60.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-4

206

Bảng 3.61.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần đường của hợp chất GC-4

206

Bảng 3.62.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-5

208

Bảng 3.63.

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR phần đường của hợp chất GC-5

209

Bảng 3.64.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ


210

Tam thất
Bảng 3.65.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ
Tam thất

210

Bảng 3.66.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Tam
thất

210

Bảng 3.67.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Tam thất

211

Bảng 3.68.

Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Tam
thất

211


Bảng 3.69.

Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá
trị IC50

216


Bảng 3.70.

Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá

216

trị IC50 của Saponin và Paclitaxel trên dòng TB ung thư
HCT116
Bảng 3.71.

Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá

217

trị IC50 của phân đoạn saponin và Paclitaxel trên dòng TB
ung thư H460
Bảng 3.72.

Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá

218


trị IC50 của phân đoạn saponin và Paclitaxel trên dòng TB
ung thư BT474
Bảng 3.73.

Kích thước khối u ở các nhóm chuột theo thời gian

219

Bảng 3.74.

Trọng lượng cơ thể của các nhóm chuột (g)

220

Bảng 3.75.

Trọng lượng khối u

221

Bảng 3.76.

Tác dụng của Saponin lên các chỉ số công thức máu (n=5)

227

Bảng 3.77.

Đánh giá tiêu chuẩn cồn thuốc chứa Ô đầu bảo quản trong


235

điều kiện thường
Bảng 3.78.

Đánh giá tiêu chuẩn cồn thuốc chứa Ô đầu bảo quản trong
điều kiện lão hóa cấp tốc

236

Bảng 3.79.

Đánh giá tiêu chuẩn cao ý dĩ Ý bảo quản trong điều kiện
thường

239

Bảng 3.80.

Đánh giá tiêu chuẩn cao ý dĩ bảo quản trong điều kiện lão hóa
cấp tốc

240

Bảng 3.81.

Ảnh hưởng của yếu tố số lần chiết đến quá trình chiết

257


Bảng 3.82.

Ảnh hưởng của yếu tố thời gian chiết đến quá trình chiết

257

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1.

Cấu trúc alcaloid C18-diterpenoid

6

Hình 1.2.

Cấu trúc khung C19-diterpenoid alcaloid

7

Hình 1.3.

Hình 1.3. Một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid

8

alcaloid
Hình 1.4.


Khung C20-diterpenoid alcaloid

8


Hình 1.5.

Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C20-diterpen alcaloid

10

Hình 1.6.

Khung cấu trúc của nhóm Alcaloid bisditerpenoid

11

Hình 1.7.

Khung cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và
kaempferol

12

Hình 1.8.

Một số hình ảnh về thuốc sản xuất từ một số loài thuộc chi

19


Aconitum
Hình 1.9.

Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi

20

Hình 1.10.

Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf

21

Hình 1.11.

Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf

21

Hình 1.12.

Cấu tạo vỏ hạt ý dĩ

22

Hình 1.13.

Một số hình ảnh về sản phẩm chứa ý dĩ


32

Hình 1.14.

Một số hình ảnh sản phẩm chứa đan sâm

43

Hình 1.15.

Cấu trúc nhóm PPD

48

Hình 1.16.

Cấu trúc nhóm PPT

49

Hình 1.17.

Sơ đồ chiết xuất phân lập saponin từ rễ tam thất

53

Hình 1.18.

Một số hình ảnh về sản phẩm chứa tam thất


58

Hình 2.1.

Sơ đồ nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch

68

Hình 3.1.

Bản đồ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

81

Hình 3.2.

Bản đồ Huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang

84

Hình 3.3.

Bản đồ Huyện Mù Cang Chải – Tỉnh Yên Bái

87

Hình 3.4.

Bản đồ Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai


91

Hình 3.5.

Bản đồ Huyện Si Ma Cai – Tỉnh Lào Cai

95

Hình 3.6.

Bản đồ Huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai

99

Hình 3.7.

Một số hình ảnh về cây ô đầu

108

Hình 3.8.

Một số hình ảnh về cây ý dĩ

110


Hình 3.9.

Một số hình ảnh của Salvia miltiorrhiza


111

Hình 3.10.

Một số hình ảnh cây tam thất

113

Hình 3.11.

Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Phụ tử

121

Hình 3.12.

Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Ô đầu

123

Hình 3.13.

Sơ đồ chiết xuất polysaccharid từ Phụ tử

124

Hình 3.14.

Cấu trúc của hợp chất OD7: Benzoylmesaconitin


125

Hình 3.15.

Cấu trúc của hợp chất OD5: Hokbusin A

129

Hình 3.16.

Cấu trúc của Chất OD8: Fuzilin

131

Hình 3.17.

Cấu trúc của hợp chất OD9: Delcosin

133

Hình 3.18.

Cấu trúc của hợp chất OD10: Karacolin

135

Hình 3.19.

Cấu


trúc

của

chất

OD4:

3-hydroxypropan-1,2-diyl

136

dihenicosanoat
Hình 3.20.

Cấu trúc của chất OD3: acid 8-clorohexadecanoic

137

Hình 3.21.

Cấu trúc của chất OD2: acid 3-cloroicosanoic

138

Hình 3.22.

Cấu trúc của chất OD1: acid 9-clorooctadecanoic


139

Hình 3.23.

Cấu trúc của hợp chất OD6: daucosterol

141

Hình 3.24.

Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn D với tỉ lệ chuột

143

chết
Hình 3.25.

Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn E với tỉ lệ chuột

144

chết
Hình 3.26.

Sơ đồ chiết xuất Vỏ hạt ý dĩ

154

Hình 3.27.


Sắc ký đồ các phân đoạn cao n-hexan

155

Hình 3.28.

Sắc ký đồ của hợp chất CLH1, CLH2 và CLH3

156

Hình 3.29.

Sắc ký đồ của hợp chất CLH4 và CLH5

156

Hình 3.30.

Sơ đồ chiết các phân đoạn từ hạt ý dĩ

157


Hình 3.31.

Cấu trúc chất PG1

159

Hình 3.32.


Cấu trúc của hợp PG2

162

Hình 3.33

Cấu trúc của các hợp chất CLH1-CLH5

167

Hình 3.34

Sàng lọc tác dụng biểu hiện protein p53 trên tế bào MCF-7

170

của vỏ hạt, cám hạt và nhân hạt ý dĩ ở nồng độ 1 mg/ml
Hình 3.35.

Sàng lọc tác dụng kích hoạt protein p53 trên tế bào MCF-7

170

của cao n-hexan, cao ethyl acetat và cao nước của vỏ hạt ý dĩ
ở nồng độ 1 mg/ml
Hình 3.36.

Tác dụng kích hoạt protein p53 trên tế bào MCF-7 của các


171

hợp chất
Hình 3.37.

Đồ thị khả năng ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn

173

dịch chiết ý dĩ
Hình 3.38.

Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất (1-8) phân lập được từ đan

175

sâm
Hình 3.39.

Cấu trúc hóa học của hợp chất 1

178

Hình 3.40.

Cấu trúc hóa học của hợp chất 2

179

Hình 3.41.


Cấu trúc hóa học của hợp chất 3

180

Hình 3.42.

Cấu trúc hóa học của hợp chất 4

181

Hình 3.43.

Cấu trúc hóa học của hợp chất 5

181

Hình 3.44.

Cấu trúc hóa học của hợp chất 6

182

Hình 3.45.

Cấu trúc hóa học của hợp chất 7

183

Hình 3.46.


Cấu trúc hóa học của hợp chất 8

184

Hình 3.47.

Sự phát triển kích thước khối u theo thời gian

191

Hình 3.48.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam

193

thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vitro
Hình 3.49.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vivo

193


Hình 3.50.

Sơ đồ quy trình chiết xuất saponin từ tam thất


195

Hình 3.51.

Sơ đồ phân lập các saponin từ cắn Buthanol

196

Hình 3.52.

Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-1

196

Hình 3.53.

Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-2

199

Hình 3.54.

Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-3

202

Hình 3.55.

Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-4


205

Hình 3.56.

Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-5

207

Hình 3.57.

Hình ảnh tế bào HepG2 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM

212

(B)(100x5.6)
Hình 3.58.

Hình ảnh tế bào BT474 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM

213

(B)(100x5.6)
Hình 3.59.

Hình ảnh tế bào H460 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM

213

(B)(100x5.6)
Hình 3.60.


Hình ảnh tế bào HCT116 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM

213

(B)(100x5.6)
Hình 3.61.

Hình ảnh tế bào HepG2 dưới tác dụng của phân đoạn Saponin

214

(A)1000µg và Paclitaxel (B)5µg(100x5.6)
Hình 3.62.

Hình ảnh tế bào HCT116 dưới tác dụng của phân đoạn

214

saponin (A)1000µg và Paclitaxel(B)5µg(100x5.6)
Hình 3.63.

Hình ảnh tế bào H460 dưới tác dụng của phân đoạn Saponin

215

(A)1000µg và Paclitaxel (C)5µg(100x5.6)
Hình 3.64.

Hình ảnh tế bào BT474 dưới tác dụng của thuốc Saponin


215

(A)1000µg và Paclitaxel (B)5µg(100x5.6)
Hình 3.65.

Hình ảnh tế bào HepG2 dưới tác dụng của thuố c chứng

215

dương Paclitaxel ở các nồ ng đô ̣ khác nhau(100x5.6)
Hình 3.66.

Sự phát triển kích thước khối u theo thời gian

215

Hình 3.67.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam

220


thất trên in vitro
Hình 3.68.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam

222


thất trên in vivo
Hình 3.69.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam

222

thất trên in vivo
Hình 3.70.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam

223

thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vitro
Hình 3.71.

Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam

224

thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vivo
Hình 3.72.

Tác dụng tan huyết khối của Saponin.

224

Hình 3.73.


Tác dụng chống hình thành cục máu đông của Saponin

225

Hình 3.74.

Tác dụng của saponin lên quá trình đông máu (PT và APTT).

227

Hình 3.75.

Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế cồn giảm đau

233

Hình 3.76.

Sơ đồ quy trình bào chế cốm

242

Hình 3.77.

Sơ đồ quy trình bào chế gel mỹ phẩm

244

Hình 3.78.


Sắc ký đồ TLC của sản phẩm cao chiết khô đan sâm, dược

250

liệu đan sâm
Hình 3.79.

Sắc ký đồ TLC của sản phẩm cao chiết khô đan sâm, dược

250

liệu đan sâm
Hình 3.80.

Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế viên hoàn giọt

252

Hình 3.81.

Sắc ký đồ TLC của mẫu saponin toàn phần tam thất thu được

258

Hình 3.82.

Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế thuốc tiêm

259


Hình 4.1

Một số thành phần hóa học được phân lập từ hạt ý dĩ

281


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Tình hình dược liệu Việt Nam và vùng Tây Bắc .................................................3
1.2. Tổng quan về cây Ô đầu.......................................................................................4
1.2.1.Vị trí phân loại ...................................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm thực vật .............................................................................................4
1.2.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L....................................4
1.2.4. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới ...........5
1.2.5. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam ...................................13
1.2.6. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum ...13
1.2.7. Công dụng .......................................................................................................18
1.2.8. Một số sản phẩm sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum L. ...................18
1.3. Tổng quan về cây Ý dĩ .......................................................................................19
1.3.1. Thực vật học ....................................................................................................19
1.3.2. Thành phần hóa học ........................................................................................22
1.3.3. Tác dụng dược lý .............................................................................................27
1.3.4. Công dụng ......................................................................................................31
1.3.5.Một số sản phẩm chứa Ý dĩ .............................................................................32
1.4. Tổng quan về cây Đan sâm ................................................................................32
1.4.1.Đặc điểm thực vật và phân bố chi Salvia .........................................................32
1.4.2.Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Salvia L. ................................34

1.4.3.Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Salvia L. ....................................38
1.4.4.Một số sản phẩm từ cây Đan sâm ....................................................................43
1.5. Tổng quan về cây Tam thất ................................................................................44
1.5.1. Vị trí phân loại cây Tam thất ..........................................................................44
1.5.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................44
1.5.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Panax trên thế giới .....................44
1.5.4. Cây Tam thất tại Việt Nam ..............................................................................44
1.5.5. Thành phần hóa học cây Tam thất ..................................................................45


1.5.6. Về tác dụng sinh học, công dụng của Tam thất ..............................................54
1.5.7.Một số sản phẩm từ cây Tam thất ...................................................................57
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................59
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị .................................................................................59
2.1.1. Nguyên vật liệu ................................................................................................59
2.1.2. Hóa chất, dung môi .........................................................................................59
2.1.3. Động vật nghiên cứu .......................................................................................60
2.1.4. Trang thiết bị, dụng cụ ....................................................................................60
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................62
2.2.1.Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn .................................62
2.2.2.Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ,
Tam thất, Đan sâm ....................................................................................................64
2.3.Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất,
Đan sâm .....................................................................................................................78
2.4. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam
thất, Đan sâm .............................................................................................................80
2.5.Phương pháp xử lý số liệu…………………..………………………………….80
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................81
3.1. Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn ....................................81
3.1.1.Khảo sát đánh giá điều kiện thổ nhưỡng vùng trồng .......................................81

3.1.2. Cây giống ......................................................................................................102
3.1.3.Nghiên cứu đặc điểm thực vật ........................................................................106
3.1.4. Nghiên cứu sơ chế và tiêu chuẩn hóa dược liệu ...........................................113
3.2. Kết quả xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng các dược liệu .................119
3.2.1. Cây Ô đầu .....................................................................................................119
3.2.2. Cây Ý dĩ .........................................................................................................154
3.2.3. Cây Đan sâm .................................................................................................173
3.2.4. Cây Tam thất .................................................................................................193
3.3. Kết quả xây dựng phương thức sử dụng dược liệu ..........................................228
3.3.1. Cây Ô đầu .....................................................................................................228


3.3.2. Cây Ý dĩ .........................................................................................................235
3.3.3. Cây Đan sâm .................................................................................................245
3.3.4. Cây Tam thất .................................................................................................253
3.4. Kết quả xây dựng mô hình phát triển các cây dược liệu bền vững ..................260
3.4.1. Mô hình chung để phát triển bền vững cây dược liệu ...................................260
3.4.2. Mô hình phát triển đối với các cây Tam thất, Đan sâm, Ô đầu, Ý dĩ ...........261
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................267
4.1. Về phát triển nguồn dược liệu chuẩn ...............................................................267
4.2. Về xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu ................................268
4.3. Về nghiên cứu phương thức sử dụng dược liệu ...............................................299
4.4. Về mô hình phát triển bền vững dược liệu.......................................................301
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................304
Kết luận ...................................................................................................................304
Kiến nghị .................................................................................................................305


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây bắc với điều kiện tự nhiên phù hợp nhiều cây dược liệu quý đã

được biết đến như: Ô đầu, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, phòng phong, cốt toái
bổ....[18], [24]. Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng
giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân
tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và
khoáng vật làm thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà khoa học coi là một tiềm
năng, trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều
trị cao trong tương lai.
Mặc dù có nhiều lợi thế về phát triển cây dược liệu, nhưng Vùng Tây Bắc
chưa khai thác mạnh mẽ thế mạnh này để phục vụ cho công cuộc xóa đói, giảm
nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh, các loại cây dược liệu được trồng nhỏ lẻ manh
mún, chưa quy hoạch phân vùng cụ thể để phát triển mạnh mẽ, quy trình trồng,
chăm sóc, thu hái chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống chưa theo các quy chuẩn của
Bộ Nông nghiệp và Bộ y tế. Quá trình tiêu thụ chủ yếu phơi khô và bán cho các
người thu gom nhỏ, giá trị thấp, giá cả bấp bênh, cạnh tranh mua bán, ép giá, ép
cấp, chất lượng không có kiểm soát... dẫn đến uy tín các sản phẩm ngày càng mất
dần trên thị trường [11].
Nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát
triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên
nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như cháy rừng, sự khai thác tràn lan, trình độ
nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên
sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta
đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn
tài nguyên quý giá này [19].
Vì vậy cần có nghiên cứu thực hiện tạo ra sự liên kết từ khâu trồng dược liệu,
bảo tồn, phát triển dược liệu tạo nguồn nguyên liệu chất lượng, tiếp đến là tạo ra các
1



sản phẩm trung gian như dược liệu sạch, cao dược liệu...và tạo ra sản phẩm là
thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm được lưu thông phân phối trên thị trường sử
dụng trong y dược học cổ truyền và y dược học hiện đại. Đây chính là cơ sở quan
trọng cho sự phát triển một cách bền vững dược liệu tại Việt Nam.
Tại Vùng núi Tây Bắc, có một số loại cây dược liệu quý như Ô đầu, Ý dĩ, Đan
sâm, Tam thất, đã được di thực trồng từ những năm 70 của thế kỷ trước [2], [9],
[18]. Các cây thuốc này đều có giá trị cao trong phòng, điều trị bệnh [17], [18] cũng
như có giá trị kinh tế cao.
Để đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn và góp phần giải quyết những vấn
đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một
số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
được thực hiện nhằm 4 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn (theo hướng GACP) cho
một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc (Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm) phục vụ
nhu cầu làm thuốc và xuất khẩu.
2. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ,
Tam thất, Đan sâm.
3. Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan
sâm làm thuốc.
4. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất,
Đan sâm.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình dược liệu Việt Nam và vùng Tây Bắc
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Trong đó có nhiều loài làm thuốc,

vùng Tây bắc với điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều cây dược liệu quý đã được
biết đến như: Ô đầu, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, phòng phong, cốt toái
bổ....[3], [4]. Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng
giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Vì vậy Dược liệu mang lại tiềm
năng để nghiên cứu phát triển tạo ra các sản phẩm thuốc, cũng như mang đến hiệu
quả kinh tế xã hội.
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây
dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ tài
nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng
sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa, ... Hơn
nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao
thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự
nhiên. Đến nay, tại Việt Nam đã triển khai xây dựng mô hình trồng dược liệu theo
hướng dẫn GACP-WHO đối với một số dược liệu là: đinh lăng, trinh nữ hoàng
cung, dây thìa canh...nhằm hướng tới cung cấp các dược liệu đạt chuẩn quốc tế.
Trước tình hình nêu trên, ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [24]. Quan điểm quy hoạch là phát triển
bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam; phát triển dược liệu theo hướng
sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên
cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen,
khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược
liệu; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược
liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

3



1.2. Tổng quan về cây Ô đầu
1.2.1.Vị trí phân loại
Theo các tài liệu [2], [6], [9] cây Ô đầu ở Việt Nam có tên khoa học là Aconitum
carmichaeli Debx., vị trí của chi Aconitum L. trong hệ thống phân loại thực vật
được tóm tắt như sau:
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta)
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae)
Bộ Hoàng liên (Ranunculales)
Họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
Chi Aconitum L.
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Theo tài liệu [9], [11], [18], [26] cây Ô đầu có những đặc điểm chính như
sau: Thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm. Lá có màu xanh đậm và không có lá
kèm. Lá hình bàn tay chia thùy hoặc thùy sâu với 5-7 phần. Mỗi phần lại chia thành
3 thùy với hình răng cưa. Lá có một sự sắp xếp xoắn ốc. Lá ở dưới có cuống dài.
Hoa mọc thẳng đứng, có thể có màu: xanh đậm, tím, trắng, vàng, hồng với nhiều
nhị hoa. Hoa được phân biệt bởi có một trong năm đài hoa, hoa có hình mũ. Hoa có
2-10 cánh hoa. Hai cánh hoa trên to và đặt dưới các đài thân dài. Hoa có túi rỗng ở
đỉnh chứa mật hoa. Những cánh hoa khác nhỏ hoặc không hình thành, có 3-5 lá
noãn được hợp nhất một phần. Quả là một tổ hợp các nang, mỗi nang có chứa nhiều
hạt.
1.2.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L
Trên thế giới:
Theo Wei Wang, Yang Liu, Sheng-Xiang Yu, Tian-Gang Gao & Zhi-Duan
Chen, họ Ranunculaceae với 59 chi và khoảng 2500 loài, chi Aconitum với hơn
300 loài được phân thành 3 phân chi là: A. subg. Lycoctonum (DC.) Peterm., A.
subg. Aconitum (Stapf.) Rapaics, và A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics.
Phân chi A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics chỉ có 1 loài là: A. gymnarum


4


Maxim. Phân chi A. subg. Gymnaconitum đã được phát hiện vào năm 2013 tại cao
nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Trung Quốc [26].
Ở Nepal có 38 loài, trong đó 16 loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ
yếu ở phía đông Nepal, khu vực ẩm, có độ cao 1800-4200 m. Ở Buthan có 19 loài
thuộc chi Aconitum [46]. Ở Rumani có 10 loài. Ở Uckraina phát hiện có 12 loài
thuộc chi Aconitum, phân thành 3 phân chi là: Aconitum, Lycoctonum và Anthora
đã được mô tả về củ và hoa. Trong đó phân chi Aconitum nhiều nhất với 2 phân
nhánh là: Aconitum, Cammarum DC. với 10 loài. Hai phân chi còn lại chỉ mới tìm
thấy 1 loài [48].
Số loài thuộc chi Aconitum đã được ghi nhận đến nay trên thế giới là 992 loài
tuy nhiên do có sự trùng lặp về cách đặt tên nên thực chất chỉ có 337 loài được chấp
nhận [80]
Tại Việt Nam:
Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc nhập nội từ 2 nguồn:
Nguồn thứ nhất do ngành Y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc được trồng
đầu tiên ở Sapa - Lào Cai từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, sau còn được
trồng ở Bắc Hà - Lào Cai và Sìn Hồ - Lai Châu. Nguồn thứ 2 do cộng đồng người
Hoa ở huyện Quản Bạ, huyện Đồng Văn – Hà Giang tự nhập giống Ô đầu từ bên
kia biên giới về trồng ở vườn nhà và nương rẫy [2], [4].
Thành phần hóa học các loài thuộc chi Aconitum thường có 3 nhóm chất đó là
alcaloid, polysaccharid, flavonoid, trong đó alcaloid là thành phần chính. Ngoài ra
còn có acid hữu cơ, đường tự do, acid amin, sterol, carotenoid. Sự phân bố các
nhóm chất này, khác nhau trong các bộ phận: củ, lá, hoa, quả, hạt, thân cây [11],
[22].
1.2.4. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới
1.2.4.1. Alcaloid
Căn cứ vào cấu trúc của khung diterpenoid, số lượng nguyên tử C chia các alcaloid

này thành các nhóm chính [52], [60]:
- Khung C18- diterpenoid alcaloid
- Khung C19- diterpenoid alcaloid
5


- Khung C20- diterpenoid alcaloid
- Nhóm Bisditerpenoid
- Nhóm alcaloid khác
Dựa vào số liên kết ester với khung diterpenoid, các nhóm chính này được
chia thành 3 nhóm: alcaloid diester (aconitin, mesaconitin...), alcaloid monoester
(benzoylaconin, benzoylmesaconin), alcaloid alkamin [11]
* Alcaloid C18-diterpenoid
Các C18-diterpen alcaloid có nguồn gốc từ các C19- diterpen alcaloid, khung carbon
có chứa 18C do mất đi C18. Trong các hợp chất này, C4 được thay thế bởi 1 nguyên
tử hydrogen, hoặc một nhóm ester hoặc nhóm 3,4-epoxid. Đến nay có hàng trăm
alcaloid đã được phân lập từ các loài thuộc chi Aconitum như: lappaconitin,
ranaconitin, sepaconitin, aconosin, acoseptrin, dolaconin, finaconitin, puberanin,
kirimin…[37], [38], [51]. Các alcaloid này được chia thành 2 nhóm là: lappaconitin
và ranaconitin. Nhóm lappaconitin có cấu trúc đặc trưng bởi sự hiện diện của 1
nguyên tử carbon ở vị trí C-4. Nhóm ranaconitin cấu trúc đặc trưng bởi một nguyên
tử oxy ở vị trí C-7.
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C18-diterpenoid và của lappaconitin, ranaconitin
được trình bày ở hình 1.1.

16
13
12
14
17

10

1

R

2

N

8

3
4

15

9

11

5

6

7

18

Khung C18- diterpenoid


Lappaconitin

Hình 1.1. Cấu trúc alcaloid C18-diterpenoid
* Alcaloid C19-diterpenoid

6

Ranaconitin


Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C19-diterpenoid được trình bày ở hình 1.2.
12

17

10

1
2

16

13
14

9

15


11

R

8

N

3
4

5

6

7

19
18

Hình 1.2. Cấu trúc khung C19-diterpenoid alcaloid
C19-diterpenoid alcaloid hình thành dựa trên khung hexacyclic carbon.
Những hợp chất này thường chứa nhiều nguyên tử oxy, có ít nhất 5 nguyên tử oxy
hoạt động, 1 hoặc 2 trong số đó có thể bị ester hóa bởi acid thơm hoặc acid acetic.
Những alcaloid này được coi như dẫn xuất của aconitin. Các alcaloid C19diterpenoid được tìm thấy trong nhiều loài Aconitum spp., đã có trên 250 hợp chất
được công bố như: aconitin, mesaconitin, hypaconitin, delcosin, karacolin, hokbusin
A, fuzilin, neolin… [80]. Những hợp chất này chia làm 6 nhóm chính [38] là:
+ Nhóm aconitin: Hợp chất aconitin lần đầu tiên phân lập được từ loài A. napellus
vào năm 1821 bởi Peschier, tuy nhiên đến 1959 mới xác định được cấu trúc của nó.
Cấu trúc của nhóm này không có nguyên tử oxy ở vị trí C-7, có 1 nhóm α-OH ở vị

trí C-6. Dựa vào nguyên tử nitơ có thể phân thành 4 nhóm nhỏ là: amin, imin, hỗn
hợp acetal N-O, amid. Chất đại diện cho nhóm như: aconitin, mesaconitin,
hypaconitin… phân lập từ một số loài như: A. carmichaeli, A. napellus, A. jaluense,
A. kusnezoffii…
+ Nhóm lycoctonin: Cấu trúc đặc trưng bởi sự có mặt nguyên tử oxy ở vị trí C-7.
Chất đại diện như lycaconitin, lycoctonin phân lập từ A. lycoctonum.
+ Nhóm pyrodelphinin: cấu trúc so sánh với nhóm aconitin thì không có nhóm
thế ở vị trí C-8 chất đại diện như: pyrodelphynin, flaconitin phân lập từ A.
tuberosum, Aconitum falconeri Stapf
+ Nhóm lacton: trong cấu trúc có 1 vòng δ-lacton, chất đại diện như heterophyllidin,
heterophyllisin, heterophyllin phân lập từ A. heterophyllum.
+ Nhóm có nguồn gốc sinh tổng hợp từ nhóm aconitin và thường có nguyên tử nitơ
nối với C-17. Chất đại diện secokaraconitin phân lập từ A. karacolincum.
7


+ Nhóm cấu trúc đặc trưng bởi cầu nối bất thường giữa C-8 với C-17, C-8 với C-10,
C-7 với C-17. Chất đại diện vilmoraconitin phân lập từ A. vilmorinianum.
Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid được trình bày ở hình 1.3.

Aconitin

Lycoctonin

Pyrodelphynin

Heterophyllin

Secokaraconitin


Vilmoraconitin

Hình 1.3. Một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid alcaloid

* Alcaloid C20-diterpenoid
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C20-diterpenoid được trình bày ở hình 1.4.
17
12

13
14

20
10

1
2

R

9

16

15

11
8

N

3
4

5

6
7

19

18

Hình 1.4. Khung C20-diterpenoid alcaloid

8


×