Tải bản đầy đủ (.doc) (245 trang)

Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ việt nam với xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.94 KB, 245 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

H TH H

GIá TRị ĐạO ĐứC TRUYềN THốNG PHụ Nữ VIệT
NAM
VớI XÂY DựNG LốI SốNG CủA NGƯờI PHụ Nữ
NÔNG THÔN
HIệN NAY

LUN N TIN S TRIT HC


HÀ NỘI - 2019


B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

H TH H

GIá TRị ĐạO ĐứC TRUYềN THốNG PHụ Nữ VIệT
NAM
VớI XÂY DựNG LốI SốNG CủA NGƯờI PHụ Nữ
NÔNG THÔN
HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Ch ngha duy vt bin chng v duy vt lch s
Mó s
: 92 29 002



LUN N TIN S TRIT HC

NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS, TS Nguyn Hựng Oanh


2. PGS, TS Lương Thanh Hân

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, tài liệu được
trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ
trong danh mục tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hồ Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
1.1.
1.2.
1.3.

Chương 2

2.1.
2.2.
2.3.
Chương 3

3.1.
3.2.
Chương 4

4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phụ nữ Việt
Nam, phụ nữ nông thôn Việt Nam và giá trị đạo đức truyền
thống của phụ nữ Việt Nam
Công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quan hệ giữa
đạo đức và lối sống, giá trị đạo đức truyền thống với xây
dựng lối sống
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ VIỆT NAM
VỚI XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ
NỮ NÔNG THÔN

Đặc trưng giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam và
quan niệm lối sống của người phụ nữ nông thôn
Quan niệm xây dựng lối sống người phụ nữ nông thôn và
vai trò của giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam đối
với xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn
Nhân tố cơ bản quy định vai trò giá trị đạo đức truyền thống
phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của phụ nữ nông thôn
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ VIỆT
NAM VỚI XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ
NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam
trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay
Những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò giá trị đạo đức
truyền thống phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của
người phụ nữ nông thôn hiện nay
GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ VIỆT
NAM TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI
PHỤ NỮ NÔNG THÔN HIỆN NAY
Nâng cao nhận thức và vai trò của các chủ thể nhằm phát huy
vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam trong xây
dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay
Đổi mới nội dung, phương thức phát huy vai trò giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng lối sống người phụ nữ
nông thôn hiện nay
Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh ở nông
thôn nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng lối sống của người
phụ nữ nông thôn hiện nay
Tích cực hóa vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát huy

vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam với
xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
5
9
9
16
24

31
31
45
63

78
78
109

124
124
132
141
150

164
166
167
178


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chữ viết đầy đủ
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kinh tế thị trường
Khoa học xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ

Chữ viết tắt
CNXH
CNH, HĐH
KTTT
KHXH

XHCN
Bộ LĐTBXH
Hội LHPN


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ nông thôn Việt Nam nói riêng là lực
lượng xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của gia đình và xã
hội. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã tạo nên những nét đẹp,
những phẩm chất và giá trị đạo đức truyền thống riêng có của mình. Những giá trị
đó là tài sản vô giá để phụ nữ Việt Nam hôm nay tiếp tục kế thừa, phát huy trong
giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng. Đây là cơ sở nền tảng để xây dựng lối
sống mới, là động lực, ngọn nguồn phát triển, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản
lĩnh; đồng thời, giúp người phụ nữ đứng vững trước tác động tiêu cực của kinh tế
thị trường và xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Những năm gần đây, cùng với những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội của đất nước, trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập
quốc tế về mọi mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là quá trình đô thị hóa, đời sống
đạo đức cũng có những thay đổi to lớn, nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp được hình
thành và phát triển. Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh
tế thị trường “nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã
hội. Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp” [35, tr.257], “hiện nay phụ nữ gặp nhiều
khó khăn thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con
người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Phẩm chất
đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực
dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ” [13]. Điều đó có liên quan
mật thiết đến việc giữ gìn, phát huy hệ giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt
Nam với xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.



6
Phụ nữ nông thôn là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ
cấu lao động ở nông thôn; một bộ phận phụ nữ nông thôn hiện nay là nạn
nhân của những hủ tục, tập quán truyền thống lạc hậu, của tệ phân biệt đối xử
trọng nam, khinh nữ; vừa là người sản xuất, kinh doanh nuôi sống gia đình,
người nội trợ, vừa là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộng
đồng; chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình; trình độ học vấn
thấp, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế... Trong quá trình hội nhập, mở
cửa hiện nay, đặc biệt là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, không chỉ
có những tác động thuận chiều, tích cực mà còn có cả những tác động tiêu cực
ảnh hưởng đến lối sống người phụ nữ nông thôn. Hiện tượng suy thoái về đạo
đức, lối sống trong xã hội và trong người phụ nữ nông thôn đã và đang diễn ra
phức tạp. Lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ có xu hướng gia tăng, gây nhức
nhối đời sống xã hội. Thực trạng đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tìm hiểu
giá trị đạo đức truyền thống trong quan hệ với lối sống của người phụ nữ Việt
Nam, tìm kiếm các giải pháp để kết nối giữa truyền thống và hiện đại, góp
phần gìn giữ, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong
thời kỳ mới cũng như xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện
nay. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề "Giá trị đạo đức truyền thống phụ
nữ Việt Nam với xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống phụ nữ Việt Nam với xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn;
trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
nhằm xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống, quan niệm về lối
sống; vai trò và nhân tố quy định vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ
Việt Nam trong việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.


7
Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ
nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay và
những vấn đề đặt ra.
Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây
dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò
giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của
người phụ nữ nông thôn hiện nay. Đối tượng khảo sát tập trung vào lực lượng
phụ nữ ở nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng; các số liệu, tư liệu nghiên
cứu, khảo sát tập trung từ năm 2007 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người,
nhân tố con người, văn hóa, về phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống của
phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào tình hình đạo đức và lối sống của phụ nữ nông thôn

hiện nay; các báo cáo đánh giá, tổng kết của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý về phát
huy giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, luận
án dựa vào kết quả điều tra xã hội học, khảo sát thực tế của tác giả ở một số
địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.


8
Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như: Phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc, hệ thống và cấu trúc, tổng kết
thực tiễn, điều tra xã hội học… để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt
Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.
- Luận chứng nhân tố cơ bản quy định vai trò giá trị đạo đức truyền
thống phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn
hiện nay.
- Đánh giá thực trạng, luận chứng những vấn đề đặt ra và đề xuất các
giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ
Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý
luận và thực tiễn vấn đề vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam
trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, hoạch định chính sách về phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn ở

nước ta hiện nay; đồng thời, làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập trong các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng
về những nội dung liên quan đến vấn đề vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ
nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án


9
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, danh
mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam,
phụ nữ nông thôn Việt Nam và giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ
Việt Nam
1.1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu
về phụ nữ Việt Nam
Nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam có các công trình tiêu biểu như: "Phụ
nữ Việt Nam qua các thời đại" [134] của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết. Tác giả
đã phân tích những phẩm chất tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau, từ thời đại nguyên thủy cho đến năm 1968, những
vấn đề được đề cập trong “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” rất gần với đời
sống xã hội hôm nay.
Cũng bàn về vấn đề đó, công trình "Truyền thống phụ nữ Việt Nam"
[138] của tác giả Trần Quốc Vượng đã đem lại nhiều tư liệu quý giá trong quá

trình tìm hiểu truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam từ thời đại Hùng
Vương dựng nước cho đến trước thời kỳ thành lập Đảng.
Công trình: “Phụ nữ, giới và phát triển” [2] của tác giả Trần Thị Vân
Anh - Lê Ngọc Hùng đã cung cấp một hệ thống những khái niệm cơ bản về
các vấn đề phụ nữ, giới và phát triển; làm rõ vị trí, vai trò người phụ nữ trong
sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.


11
Dưới góc độ tiếp cận về phụ nữ và gia đình, có các công trình khoa
học tiêu biểu như: “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp” [81] của tác giả Đặng Thị Linh, “Gia đình Việt
Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” [85] của tác
giả Dương Thị Minh; “Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [11] của nhóm tác giả
Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu. Ở các công trình này,
các tác giả đã phân tích vai trò, chức năng của người phụ nữ trong gia
đình và xã hội, chỉ ra thực trạng cũng như những bất cập, khó khăn để
thực hiện vai trò của người phụ nữ trong gia đình trong giai đoạn hiện
nay; đề xuất những giải pháp để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong
xây dựng mái ấm gia đình.
Công trình: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn
2010 - 2015)” [58] của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chỉ ra vai trò, tầm
quan trọng của người phụ nữ đối với gia đình, đất nước trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc, trong quá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; công trình cũng đã luận giải những phẩm chất đạo đức cần có của phụ
nữ trong thời đại ngày nay cũng như các hình thức, biện pháp để tuyên truyền,
giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015).
Đặc biệt, nghiên cứu về phụ nữ, tác giả Lê Thi đã có rất nhiều công

trình khoa học, trong đó có 6 công trình khoa học nổi bật đó là: "Về chuẩn
mực người phụ nữ mới thời hiện đại" [118]; "Phụ nữ Việt Nam bước vào thế
kỷ XXI" [116]; “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” [115];
“Truyền thống trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà của phụ nữ
Việt Nam” [119] và "Làm thế nào để phụ nữ trở thành chủ thể của quá trình
đổi mới đất nước hiện nay" [114]. Có thể thấy, các công trình trên đã tập trung
giải quyết những vấn đề cơ bản về người phụ nữ Việt Nam sau:


12
Thứ nhất, tác giả nêu lên những căn cứ để xây dựng chuẩn mực mới
của người phụ nữ Việt Nam: “Yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng
động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi
ích xã hội và cộng đồng” [118]. Tác giả viết: “ Sự hình thành chuẩn mực
trên là sự kết hợp giữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam, của phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai,
cùng với việc phát huy những giá trị tư tưởng, tinh hoa tốt đẹp của thời
đại mới” [120].
Thứ hai, tác giả chỉ rõ vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ
mới: “Bước sang thế kỷ XXI, phụ nữ sẽ phát huy được ưu thế của mình trong
nhiều ngành nghề mới phát triển… vị trí phụ nữ trong thế kỷ XXI sẽ được
nâng cao, sự bình đẳng về giới được xác định trên các mặt trong đời sống xã hội
và trong gia đình” [116, tr.38-39].
Thứ ba, tác giả nhìn thấy những khó khăn mà người phụ nữ Việt Nam
gặp phải. Trong công trình khoa học: "Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI",
tác giả cho rằng: “Vai trò “kép” vừa lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
vừa nuôi dạy con, chăm sóc gia đình, đó là gánh nặng trên đôi vai người phụ
nữ” [116, tr.40-41]. Khó khăn nữa của phụ nữ Việt Nam, theo tác giả đó là:
“Tính độc lập sáng tạo của cá nhân, sự đổi mới tư duy trong suy nghĩ và hành
động là hết sức cần thiết. Điều này đối với nhiều chị em có khó khăn, vì họ

theo nếp quen thường chấp hành một cách thụ động” [120].
Thứ tư, vấn đề bình đẳng giới được tác giả nghiên cứu trong công trình
khoa học: “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” [115], tác giả
khẳng định mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt
đẹp và sự phân công hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao động
sản xuất ở các ngành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng
cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái.


13
Thứ năm, tác giả đưa ra hướng phấn đấu để người phụ nữ Việt Nam đạt
tiêu chuẩn người phụ nữ của thời đại mới. Theo tác giả: “Người phụ nữ phải
vươn lên mọi mặt” [116]. “Trước hết người phụ nữ thời đại mới cần có tri
thức, có trình độ học vấn và kiến thức cao… Điều quan trọng thứ hai là làm
việc năng động sáng tạo” [120], “Người phụ nữ phải có tinh thần học tập,
kiên trì khắc phục trở ngại để nâng cao trình độ học vấn, trình độ kiến thức đa
dạng của mình…” [114] và điều quan trọng là “Lòng tự tin của người phụ nữ
vào năng lực bản thân” [114, tr.3]. Tuy nhiên, sự nỗ lực của bản thân người
phụ nữ chưa đủ, theo tác giả “sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ không thể
tách rời sự hỗ trợ của Nhà nước” và “sự giúp đỡ thiết thực của các đoàn thể
quần chúng, của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình” [114, tr.4].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam khá đa dạng từ nội
dung cho đến cách tiếp cận. Các nhà khoa học tập trung nhiều hơn đến vấn đề về
các giá trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam; vị trí, vai trò và những khó khăn của
người phụ nữ Việt Nam trong xã hội, từ đó đưa ra nhiều phương hướng giúp
người phụ nữ vươn lên trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất nước.
1.1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phụ nữ nông
thôn Việt Nam
Đề cập đến phụ nữ nông thôn có nhiều công trình khoa học đã nghiên
cứu, và có những công trình tiêu biểu như: "Vai trò của phụ nữ nông thôn

trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng" (1996 - 1997) [131] và
"Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở một
số xã vùng đồng bằng sông Hồng" (1995 - 1996) [130]. Các công trình đã có
sự phân tích và luận chứng về vai trò của người phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế xã hội.


14
Tác giả Nguyễn Thị Hảo với công trình: “Vai trò của phụ nữ nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay” [46],
đã làm sáng tỏ một số khái niệm như: Phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng, vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa. Thông qua phân
tích, đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra; tác
giả đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của phụ
nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.
Công trình: “Bảo đảm quyền của phụ nữ nông thôn trong chiến lược
xây dựng nông thôn mới” của tác giả Nguyễn Thị Báo cho rằng: “Gần 80%
dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Phụ nữ nông thôn sinh sống và lao động ở
các vùng miền có điều kiện khác nhau; đồng thời có sự phong phú, đa dạng
trong dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp... Phụ nữ có
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình và thu nhập của các hộ gia
đình ở nông thôn Việt Nam” [7].


15
Trong công trình: “Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” [70], tác giả Nguyễn Linh Khiếu đã phân tích xu
hướng biến đổi của phụ nữ nông thôn, chỉ ra đặc điểm, vai trò, vị trí của phụ nữ
nông thôn, từ đó tác giả đã chỉ ra những thách thức cho phụ nữ hiện nay, đó là:

Thứ nhất, do cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới
hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn nên dẫn
đến một số hậu quả: Lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục
hồi sức lao động đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Thứ hai, do sức
khỏe kém, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế... phụ nữ nông
thôn sớm muộn sẽ rơi vào các tình trạng tự ti, mặc cảm, không hòa nhập được
với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, từng bước mất dần vai
trò và vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hoạt động
quản lý, lãnh đạo, cộng đồng ở nông thôn. Thứ ba, do những thách thức nêu
trên, cùng với quá trình vợ, chồng do phải bươn chải kiếm sống thường xuyên
xa nhau nên những tác động tiêu cực của xã hội trong điều kiện hiện nay có thể
dẫn đến nguy cơ ly hôn tăng cao, đời sống người phụ nữ trở nên bấp bênh,
không được bảo đảm, bản thân người phụ nữ cũng không có điều kiện chăm
sóc chồng, con... Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với hôn nhân và
gia đình nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của
người phụ nữ trong đời sống gia đình như công trình: “Hình ảnh người phụ
nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” [134]; công trình: “Phụ nữ nông thôn với
việc hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng” [44] của
tác giả Mai Văn Hai, tác giả chỉ ra mức độ hưởng thụ văn hoá của phụ nữ
nông thôn nước ta hiện nay còn thấp: Tỷ lệ những người thường xuyên được
sử dụng các phương tiện thông tin thấp. Hơn nữa, việc sử dụng thông tin cũng
chưa phải đã khai thác được triệt để mọi chức năng của chúng.


16
Công trình: “Người phụ nữ Việt Nam trong gia đình nông thôn” của tác
giả Mai Kim Châu cho rằng: “Chúng ta có thể nói rằng người phụ nữ hiện nay
đang thực sự có địa vị và vai trò người chủ trong cuộc sống gia đình. Trên các
mặt hoạt động sống của gia đình, người phụ nữ có một vai trò chính, từ việc

quyết định các công việc tới lao động, chăm sóc con cái và nghỉ ngơi. Tuy
vậy, chúng ta thấy phần lớn các công việc nội trợ là do người vợ đảm nhận, vì
vậy họ ít có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, đọc sách báo, nghe đài… đây là một
thiệt thòi mà số đông phụ nữ hiện nay còn phải gánh chịu” [15, tr.33-34].
Cũng bàn về đề tài người phụ nữ nông thôn nhưng dưới một góc nhìn khác,
tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm có công trình khoa học: “Phụ nữ nông thôn lao
động xuất khẩu ở nước ngoài: Một số đặc điểm và hệ quả xã hội”. Tác giả cho
rằng, đối với nhiều vùng nông thôn Việt Nam, xuất khẩu lao động nữ là chiến lược
xóa đói giảm nghèo có hiệu quả và phần nào đóng góp cho sự thay đổi quan hệ
phân công lao động theo giới theo chiều hướng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, các hệ quả
tiêu cực của xuất khẩu lao động nữ cũng không ít.
Công trình: “Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ đô thị
hóa, công nghiệp hóa” [123] của tác giả Hoàng Bá Thịnh đã đề cập đến
những nét cơ bản về việc làm và đời sống và phụ nữ nông thôn trong khoảng
thời gian một thập niên gần đây, tác giả phân tích những mặt hạn chế của
chính sách đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn và ảnh hưởng của nó
đến phụ nữ nông thôn. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh các giải pháp
chính sách đối với phụ nữ nông nghiệp nông thôn về đào tạo nghề, nâng cao
trình độ chuyên môn kỹ thuật, quyền tiếp cận các nguồn lực và an sinh xã
hội cho phụ nữ nông thôn.
1.1.3. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về giá trị đạo
đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam


17
Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ là một bộ phận của giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc. Vì vậy, bên cạnh các công trình nghiên cứu về giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc nói chung còn có các công trình khoa học nghiên cứu
về truyền thống đạo đức của phụ nữ, đầu tiên phải kể đến là công trình khoa học:
"Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" [133] của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết. Tác

giả đã phân tích những phẩm chất tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam và cho rằng:
Có thể hình dung ra ba con người khác nhau, nhưng thống nhất, tập trung ở phụ
nữ Việt Nam, tương ứng với ba vai trò truyền thống của họ trong lao động sản
xuất, trong đấu tranh xã hội và trong xây dựng gia đình.
Cũng bàn về vấn đề trên, công trình: "Truyền thống phụ nữ Việt Nam"
[139] của tác giả Trần Quốc Vượng đã sưu tầm và hệ thống hóa các tài liệu
lịch sử, truyền thuyết và văn học dân gian... có liên quan đến hoạt động và
truyền thống của phụ nữ trong lịch sử. Công trình đem lại nhiều tư liệu quý
trong quá trình tìm hiểu truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam từ thời đại
Hùng Vương dựng nước cho đến trước thời kỳ thành lập Đảng.
Công trình: “Truyền thống trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm
việc nhà của phụ nữ Việt Nam” [119] của tác giả Lê Thi phác họa về cuộc
sống của gia đình Việt Nam và sự đóng góp công lao quan trọng của người
phụ nữ để xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc: “Họ là
những người con hiếu thảo, người vợ đảm đang, người mẹ nhân hậu, người
công dân yêu nước” [119, tr.105]. Từ đó tác giả cho rằng người phụ nữ Việt
Nam cần phát huy truyền thống trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm
việc nhà của phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Muốn vậy, họ cần rèn
luyện nhân cách ứng xử tự tin, tự trọng trong quan hệ giao tiếp và giải quyết
công việc từ gia đình ra ngoài xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.


18
Công trình: “Phụ nữ Việt Nam từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Trần Quốc
Vượng cũng là công trình phân tích khá đầy đủ về vai trò người phụ nữ, trong đó
tác giả cho rằng phụ nữ Việt Nam rất đảm đang, đảm đang trong việc nhà, việc
sản xuất; anh hùng, bất khuất, phụ nữ Việt Nam là trụ cột nước nhà. “Phụ nữ Việt
Nam đánh giặc từ thời đại Hùng Vương - Trưng Vương dựng nước đến thời đại
Hồ Chí Minh chống Mỹ, cứu nước. Lịch sử khắc sâu một chân lý: phụ nữ Việt
Nam không chỉ lo việc nhà mà còn lo việc nước” [140, tr.48-49].

Công trình: “Công, dung, ngôn, hạnh thời nay” [14] của tác giả Lê Thị
Bừng và Nguyễn Thị Vân Hương. Công trình bàn đến Công, dung, ngôn,
hạnh với mục đích giúp người phụ nữ tự đánh giá mình một cách nghiêm túc,
góp phần nhỏ trong việc định hướng, gợi ý cho các bạn gái hiện nay: Cảm
nhận, suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh”
mang giá trị đạo đức, truyền thống - nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt
Nam nói chung và cho các bạn gái nói riêng.
1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quan hệ giữa
đạo đức và lối sống, giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng lối sống
1.2.1. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quan hệ giữa
đạo đức và lối sống
Về quan hệ giữa đạo đức và lối sống, có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên
cứu vấn đề này, trong đó đáng chú ý nhất ở các công trình khoa học sau:


19
Công trình: “Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta” [80, tr.35] của tác giả Dương
Thị Liễu. Công trình trên đã phân tích làm rõ nội dung cơ bản của các giá trị
đạo đức truyền thống điển hình của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ biện
chứng giữa các giá trị đạo đức truyền thống với quá trình xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, trong đó khẳng định sự cần thiết của
việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh
tế thị trường. Bởi lẽ, dưới tác động của kinh tế thị trường đã xuất hiện xu hướng
biến động thái quá của các giá trị đạo đức hiện nay, trong đó có những biểu hiện
lệch chuẩn. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người.
Công trình: “Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy
triết học” của tác giả Trần Thành khẳng định sức sống mãnh liệt của các giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như việc phát huy các giá
trị đó trong quá trình giáo dục đạo đức, xây dựng con người mới XHCN.

Đồng thời, các tác giả còn đưa ra dự báo về sự biến đổi của các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong điều kiện mới nhằm mục đích cảnh báo việc lựa
chọn các giá trị truyền thống tốt đẹp để phát triển trong tương lai và hạn chế,
loại bỏ những tập quán lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại.


20
Hiện nay, trước những đổi thay không ngừng của đất nước, nhiều chuẩn
mực đạo đức mới ra đời, nhưng cũng nhiều giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc bị mai một, suy thoái. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định các giá trị đạo
đức truyền thống cần được kế thừa, phát huy trong điều kiện mới là vấn đề
được nhiều nhà khoa học quan tâm, vì vậy đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu vấn đề này như: Hội nghị khoa học "Giá trị văn hóa tinh thần Việt
Nam" do Viện Mác - Lênin và Tạp chí Cộng sản tổ chức được in trong hai tập
sách có tên "Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam". Công trình khoa học công
nghệ cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội" (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài "Các giá trị
truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" (KX-07-02) khẳng định các
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần được phát huy trong giai đoạn cách
mạng mới; tác giả Nguyễn Văn Huyên có công trình: "Giá trị truyền thống nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc" [63]
khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị truyền thống, trong đó có
giá trị đạo đức, cũng như vai trò, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và
phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới.
Công trình: “Quan hệ giữa các giá trị đạo đức truyền thống và hiện
đại trong xây dựng đạo đức” của tác giả Lê Thị Lan cho rằng, thực tiễn dân
tộc nào dung hòa được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại thì sẽ
phát triển. Các giá trị dân tộc truyền thống cần phải được biến đổi cho phù
hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, trong quá trình biến đổi đó, cần phải có sự
gạn lọc, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống, kết hợp với những giá
trị mới mang tinh thần của thời đại.



21
Cùng khai thác vấn đề quan hệ giữa đạo đức và lối sống, tác giả
Nguyễn Văn Lý có công trình: “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức
truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay” [82, tr.46]. Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc ta, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật. Vì vậy khi đề cập đến
các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần truyền thống hầu hết các ý kiến đều
nhấn mạnh đến giá trị đạo đức. Một số phẩm chất đạo đức phổ biến của
con người Việt Nam như tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, đức tính cần cù,
tinh thần lạc quan… cũng thường được đề cập và coi đó là những giá trị
đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Tác giả Trần Nguyên Việt với công trình: “Giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế
thị trường” cho rằng: “Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn
cấp bách là bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống mà hàng
nghìn đời nay” [137]. Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh cái phổ biến toàn nhân
loại trong đạo đức với truyền thống đạo đức dân tộc để chỉ ra những gì gọi là
ưu thế, lợi thế của các giá trị đạo đức dân tộc truyền thống đang đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng đạo đức mới nhằm khắc phục và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực do kinh tế thị trường gây nên, đồng thời không làm
tổn hại đến các giá trị truyền thống - đó là một việc cần thiết và cấp bách.


22
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã
đưa ra những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được hình thành trong
lịch sử và vận động tới ngày nay, các tác giả đã khẳng định sức sống mãnh

liệt của các giá trị đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, dưới sự tác động của
mặt trái nền kinh tế thị trường, của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế
về mọi mặt trong đời sống xã hội, các giá trị đạo đức truyền thống có xu
hướng biến đổi, một số giá trị có biểu hiện mai một có tác động không nhỏ
đến lối sống của con người nói chung, người phụ nữ nông thôn nói riêng,
đòi hỏi phải có sự bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống trong quá trình xây dựng xã hội mới, phải giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
Trong điều kiện hiện nay, xây dựng lối sống trở thành nhiệm vụ cấp
bách, từ đó việc nghiên cứu lối sống được đặt ra khá phong phú, đa dạng cả
bề rộng, chiều sâu. Theo tác giả Nguyễn Trần Bạt trong công trình khoa học:
“Văn hóa và con người”: “Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng
đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như
thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất
thành văn. Những quy tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: Đạo đức, thẩm
mỹ... trong số đó, có những quy tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở
thành thói quen, đó là lối sống cá nhân. Có những quy tắc được thừa nhận
rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó, chúng được người ta tuân thủ gần
như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên, đó là lối sống cộng đồng” [8].
Cũng bàn về khái niệm lối sống, tác giả Vũ Khiêu có công trình khoa
học: “Lối sống là gì”. Tác giả cho rằng: “lối sống là một phạm trù xã hội học
khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tôc, các giai cấp, các nhóm xã
hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: Trong lao động và hưởng
thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”
[68]. Tác giả còn phân biệt rõ về lối sống và mức sống, về lẽ sống và nếp sống.


×