Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh bến tre hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.04 KB, 94 trang )

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nguyễn trúc hạnh
Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức
truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến tre hiện nay
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80
luận văn thạc sĩ Triết học
Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Trần Sỹ Phán
Hà nội - 2005
Mục lục
Trang
Mở đầu
1
Chơng 1: Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre
và tính tất yếu của việc kế thừa chúng trong
giai đoạn hiện nay
7
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre 7
1.2. Tính tất yếu của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ
nữ Bến Tre hiện nay 34
Chơng 2: kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ
tỉnh Bến Tre hiện nay - thực trạng và giải pháp
52
2.1. Thực trạng của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ
nữ tỉnh Bến Tre hiện nay 52
2.2. Một số giải pháp cơ bản đảm bảo việc kế thừa và phát huy giá trị
đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre 83
Kết luận
105
Danh mục tài liệu tham khảo
107


1
các chữ viết tắt trong luận văn
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : ủy ban nhân dân
2
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ luôn luôn giữ một vai trò
hết sức quan trọng. Họ vừa là ngời công dân, ngời lao động, vừa là ngời mẹ,
ngời thầy đầu tiên của con ngời. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn
hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh h ởng sâu
sắc đến sự phát triển của thế hệ tơng lai, đến sự phồn vinh của quê hơng, đất
nớc.
Chiếm hơn 50% dân số của tỉnh, phụ nữ Bến Tre đã góp phần quan
trọng tạo nên sự rạng rỡ của vùng đất ba dải cù lao anh hùng. Đặc biệt dới
sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Bến Tre đã viết nên những trang sử vô cùng
oanh liệt, phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang. Truyền thống ấy đợc kế thừa và phát triển một cách sáng tạo trong
suốt chiều dài lịch sử, làm hồi sinh lại cuộc sống của quê hơng sau những năm
tháng chiến tranh khốc liệt, làm phong phú thêm nội dung các giá trị đạo đức
truyền thống của ngời phụ nữ Việt Nam.
Đứng trớc nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi ngời phụ nữ
Bến Tre phải phấn đấu vơn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống
hiện đại, với đầy đủ những phẩm chất: yêu nớc, có tri thức, có sức khoẻ, năng
động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã
hội và cộng đồng; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Ngời phụ nữ mới là sản phẩm của quá trình lịch sử, đợc lịch sử hun đúc nên,
kết hợp hài hoà yếu tố truyền thống với hiện đại. Trong những năm qua, Đảng

bộ và chính quyền tỉnh luôn quan tâm động viên, bồi dỡng lực lợng và khả
năng của ngời phụ nữ, phát huy truyền thống của ngời phụ nữ Bến Tre, tạo
mọi điều kiện thuận lợi vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong điều kiện đó, phụ nữ
Bến Tre đã có những bớc tiến đáng kể so với trớc đây.
Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo của miền Tây Nam Bộ, lại phải
gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh để lại. Chính điều đó đã
ảnh hởng không nhỏ đến đời sống vật chất cũng nh tinh thần của nhân dân
Bến Tre nói chung, ngời phụ nữ Bến Tre nói riêng, nhất là việc kế thừa và phát
huy những giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện mới. Mặt khác, trong
1
xu thế hội nhập và giao lu quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trờng với
những mặt trái của nó đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp xã hội đặc biệt
là phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự đói nghèo, trình độ học vấn, sự hởng thụ văn
hoá; tệ nạn xã hội, buôn lậu, ma tuý, mại dâm, hiện tợng bạo lực đối với phụ
nữ đang là những vấn đề bức bách, nhất là ở những vùng nông thôn trong đó
có Bến Tre. Một bộ phận phụ nữ có đạo đức, lối sống không lành mạnh, thiếu
thuỷ chung, vô trách nhiệm với gia đình, đi ngợc lại giá trị đạo đức truyền
thống của ngời phụ nữ Việt Nam. Những tồn tại trên đã và đang làm mai một
dần giá trị đạo đức của phụ nữ Bến Tre nói riêng và đạo đức ngời phụ nữ Việt
Nam nói chung. Giải quyết vấn đề này là trách nhiệm của tất cả các cấp, các
ngành, trách nhiệm của mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là của chính các thế hệ
phụ nữ Bến Tre hôm nay và mai sau. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn Vấn
đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay
là vấn đề cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng ngời phụ nữ mới đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp CNH, HĐH đất nớc ngay trên mảnh đất "quê hơng Đồng khởi - Bến
Tre".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức
truyền thống của phụ nữ Việt Nam và việc kế thừa chúng đã có nhiều công

trình nghiên cứu, tiêu biểu nh sau:
- "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của
GS. Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học xã hội, 1980.
- "Đạo đức mới" GS. Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1974.
- "Đến hiện đại từ truyền thống" của GS. Trần Đình Hợu, Nxb Văn
hóa, Hà Nội, 1996.
Trong các công trình trên nhà nghiên cứu đã đa ra những giá trị truyền
thống dân tộc nói chung đợc hình thành trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của
dân tộc Việt Nam.
- "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại" của Lê Thị Nhâm Tuyết - ủy
ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1973.
2
- "Truyền thống phụ nữ Việt Nam" của GS. Trần Quốc Vợng, Nxb Văn
hóa - dân tộc, Hà Nội, 2000.
Các công trình này đi sâu nghiên cứu vai trò, những giá trị truyền
thống của phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử.
- "Ba cuộc cách mạng với vấn đề giải phóng phụ nữ" - Dơng Thoa,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1976.
- "Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam" của Dơng Thoa, Nxb Phụ
nữ, 1982.
- "Chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn (quy trình xây dựng và
thực hiện) - PTS. Lê Thị Vinh Thi chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
- "Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp" - GS. Lê Thi chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
- "Việc làm và đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam"
của GS. Lê Thi, Nxb Khoa học xã hội.
- "Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
Nhìn chung, các công trình này chủ yếu nghiên cứu vai trò của phụ nữ

trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau.
Ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến vấn đề giá trị truyền
thống dân tộc và giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ, nh:
- "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" -
GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2/1998.
- "Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển
đất nớc, dân tộc" của PGS. Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 4/1998.
- "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay và
việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ' của PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ và
Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Cộng sản, số 15/1998.
- "Làm thế nào để phụ nữ trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất
nớc hiện nay" của GS. Lê Thi, Khoa học về Phụ nữ, số 4/1996.
- "Phụ nữ Việt Nam bớc vào thế kỷ XXI" của GS. Lê Thi, Tạp chí Cộng
sản, số 20/2000.
- "Về chuẩn mực ngời phụ nữ mới thời hiện đại" của GS. Lê Thi, Khoa
học về Phụ nữ, số 3/2004.
Ngoài ra, một số đề tài, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đã nghiên
cứu vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói
chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng, trong đó phải kể đến:
3
- "Các giá trị truyền thống và con ngời Việt Nam hiện nay", Đề tài
KX.07.02.
- "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Lý,
Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2000.
- "Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt
Nam trong tình hình hiện nay" của Lê Thị Minh Hiệp, Luận văn thạc sĩ Triết
học, Hà Nội, 2000.
- "Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng
đạo đức mới cho ngời phụ nữ Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thị Lan, Luận

văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2001.
Năm 2000, tác giả Thạch Phơng đã công bố kết quả nghiên cứu về phụ
nữ tỉnh Bến Tre qua cuốn sách "Phụ nữ Bến Tre". ở một mức độ khái quát, tác
giả Thạch Phơng bớc đầu đã giới thiệu và phân tích truyền thống phụ nữ Bến
Tre qua từng thời kỳ lịch sử, giúp cho ngời đọc có đợc một bức tranh về
truyền thống phụ nữ Bến Tre.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cha có công trình nào nghiên cứu "Vấn đề kế
thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay". Chính vì
vậy, tôi lấy đó làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn: Trên cơ sở phân tích thực trạng việc kế thừa
giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre, đa ra một số giải pháp
cơ bản để kế thừa và phát huy có hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống của
phụ nữ Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt đợc mục đích trên, luận văn tập
trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Nêu một cách khái quát giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến
Tre và cơ sở hình thành của chúng.
+ Bớc đầu làm sáng tỏ nét đặc thù cũng nh tính tất yếu của việc kế
thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre trong giai đoạn
hiện nay.
+ Phân tích thực trạng của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
của phụ nữ Bến Tre, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của nó.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp cho việc kế thừa các giá trị đạo
đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre đạt hiệu quả hơn nữa.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
4
+ Vấn đề kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ ở phạm
vi Phụ nữ tỉnh Bến Tre.
+ Chỉ kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống nổi bật của phụ nữ

Bến Tre.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: Thực hiện luận văn này, tác giả dựa trên quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về đạo đức, về phụ nữ, nhất là về vấn đề kế thừa giá trị đạo đức
truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
- Phơng pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phơng pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, phơng pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng
hợp, diễn dịch - quy nạp.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn nêu lên nét đặc thù của những giá trị đạo đức truyền thống
nổi bật ở ngời phụ nữ Bến Tre và tính tất yếu của việc kế thừa chúng trong giai
đoạn hiện nay.
- Góp phần làm rõ sự vận động và phát triển về nội dung của các giá trị
đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam thông qua việc kế thừa chúng của phụ
nữ tỉnh Bến Tre.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc kế
thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nớc.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành của tỉnh Bến Tre trong việc xây dựng chiến lợc, sách lợc
phát huy truyền thống phụ nữ Bến Tre trong phong trào "Đồng khởi mới".
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chơng, 4 tiết.
5
Chơng 1
Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre
và tính tất yếu của việc kế thừa chúng

trong giai đoạn hiện nay
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Bến Tre
1.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam
Quan niệm về giá trị và giá trị đạo đức
Những hiểu biết đầu tiên về giá trị xuất hiện tơng đối sớm trong lịch sử
nhận thức của nhân loại và gắn liền với triết học. Đến cuối thế kỷ XIX, giá trị
học mới tách ra thành một khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị đợc dùng để chỉ
một khái niệm của khoa học độc lập. Theo một số từ điển nớc ngoài và trong nớc,
khái niệm "giá trị" thờng tập trung vào những nhận thức sau:
Từ điển Triết học của Liên Xô (cũ) định nghĩa:
Giá trị - những định nghĩa về mặt xã hội của khách thể trong thế
giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của
các khách thể ấy đối với con ngời và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái
đẹp, cái xấu nằm trong những hiện tợng của đời sống xã hội hoặc tự
nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc của
hiện tợng, tuy nhiên, chúng không phải là cái vốn do thiên nhiên ban
cho sự vật, hiện tợng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của
bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã
hội của con ngời và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất
định. Đối với chủ thể (con ngời), các giá trị là những đối tợng lợi ích
của nó, còn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò những vật
định hớng hằng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị
các quan hệ thực tiễn của con ngời đối với các sự vật hiện tợng chung
quanh [59, tr.52].
Theo Từ điển Bách khoa toàn th Xô viết:
Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tợng
thuộc thế giới chung quanh đối với con ngời, giai cấp, nhóm hoặc toàn
bộ xã hội nói chung. Giá trị đợc xác định không phải bởi bản thân các
thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các
thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con ngời, phạm vi các

hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phơng
6
thức đánh giá ý nghĩa nói trên đợc biểu hiện trong các nguyên tắc và
chuẩn mực đạo đức , trong lý tởng, tâm thế và mục đích [59, tr.51-52].
Trong Từ điển Tiếng Việt, giá trị đợc định nghĩa nh sau:
Cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một
mặt nào đó.
Tác dụng và hiệu lực.
Lao động xã hội kết tinh trong sản phẩm hàng hóa.
Số đo của một đại lợng [58, tr.407].
Nh vậy, giá trị đợc hiểu theo nhiều nghĩa và đợc tiếp cận dới nhiều góc độ
khoa học khác nhau. Song, quan niệm về giá trị chủ yếu vẫn đợc xem xét thông
qua lăng kính triết học.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử, tính
nhận thức đợc và tính thực tiễn của giá trị, của các lý tởng, các chuẩn mực của
đời sống con ngời. Giá trị không phải là ý niệm về sự vật hay chuẩn mực chủ
quan về sự vật lý tởng mà là những hiện tợng xã hội có tính đặc thù, là ý nghĩa
hiện thực của sự vật đối với con ngời. Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội
giữa chủ thể và đối tợng, nghĩa là từ thực tiễn của con ngời xã hội. Mọi giá trị
đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng.
Dới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể xem giá trị là những
thành tựu của con ngời góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ
cho lợi ích và hạnh phúc của con ngời. Giá trị vì thế đợc xác định bởi sự đánh giá
đúng đắn của con ngời.
Giá trị là các ý tởng về các loại mục đích hay các loại lối sống
của một cá thể, hay đợc chia sẻ trong một nhóm hay toàn xã hội, đợc
cá thể, nhóm hoặc xã hội mong muốn coi là có ý nghĩa. Đó là những
chất lợng cơ bản để bảo đảm con đờng sống các chuẩn tối thợng chỉ
đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn. Nh vậy, giá trị ở đây đợc coi là các giá trị
bảo đảm cuộc sống, nói chung là các giá trị tích cực bảo đảm một cuộc

sống tốt đẹp [17, tr.60].
Tuy nhiên, cũng có cách nhìn rộng hơn, coi bất cứ cái gì tốt hay xấu, thật
hay giả, đều là giá trị. ở góc độ này, giá trị có tính hai mặt: mặt tích cực
(những trờng hợp nó định hớng tích cực cho hoạt động của con ngời nhằm đạt tới
những mục đích nhân đạo, cao đẹp của đời sống), và mặt tiêu cực (ta thờng gọi là
7
"giá trị trái dấu" hay "phản giá trị"). Thờng khi nói "giá trị" ngời ta chỉ quan tâm
đến mặt tích cực của nó mà thôi.
Qua các khái niệm về giá trị , chúng ta có thể khái quát một số điểm sau:
Mọi sự vật, hiện tợng đều có thể xem là có giá trị, dù là vật thể hay t tởng
miễn nó đợc ngời ta thừa nhận, cần đến nó nh một nhu cầu và góp phần vào sự
phát triển xã hội. Với ý nghĩa nh thế đã loại trừ những giá trị thuần túy mang
tính hởng lạc.
Giá trị vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử - xã hội. Sự xuất
hiện hay mất đi của giá trị không phụ thuộc vào ý thức của con ngời (chủ thể)
mà nó do yêu cầu của thực tiễn, của từng thời đại lịch sử trong đó con ngời sống
và hoạt động.
Dù mang tính khách quan nh thế nhng giá trị không phải là cái gì có tính
chất cố hữu, vốn nằm ở bản thân các hiện tợng thiên nhiên nh vẻ đẹp của mây, n-
ớc, trăng, hoa, nh lợi ích của núi, sông, rừng, biển Giá trị của sự vật, hiện tợng
là kết quả của mối quan hệ không tách rời của chủ thể và khách thể. Thông th-
ờng khách thể là nguồn gốc của sự hình thành và tồn tại giá trị, còn chủ thể và
mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể là điều kiện tồn tại, phát triển các giá trị
của khách thể.
Có thể nói, giá trị là một phạm trù mang bản chất ngời, nó đợc xác định
trong mối quan hệ thực tiễn của con ngời, xuất phát từ thực tiễn và đợc thực tiễn
kiểm nghiệm. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý về bản chất và về giá trị của
khách thể. Song, trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình
cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tợng mang
giá trị, thể hiện sự lựa chọn của chủ thể. Vì thế, thiên nhiên chỉ trở thành đẹp và

có ý nghĩa giá trị khi nó đợc đặt trong mối quan hệ thực tiễn với con ngời xã hội.
Nh vậy, Nói đến giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện,
nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái
đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con ngời hành động và nỗ lực vơn tới"
[4, tr.16]. Do đó, giá trị đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con ngời.
Nó là cơ sở, chuẩn mực để con ngời dựa vào lựa chọn cách thức suy nghĩ, xác
định mục đích và phơng hớng cho hoạt động của mình phù hợp với cái chung
của xã hội. Giá trị thể hiện ý kiến và hành vi của cả cộng đồng ngời trong việc
lựa chọn, chấp nhận kế hoạch phát triển xã hội. Vì vậy, sự phát triển các giá trị
con ngời là nhân tố cơ bản đối với sự phát triển quốc gia.
8
Trong việc nghiên cứu giá trị, tùy theo mục đích tiếp cận mà ngời ta phân
loại giá trị theo cách riêng của mình. Căn cứ vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất
hay nhu cầu tinh thần của con ngời, ngời ta chia thành giá trị vật chất và giá trị
tinh thần. Đây là cách phân chia khá phổ biến.
Giá trị vật chất thể hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế, quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài ngời. Song, con ngời không chỉ biết sống mà còn
sống đẹp, vợt lên trên những nhu cầu vật chất, hớng tới những giá trị tinh thần
cao đẹp.
Trong giá trị tinh thần của xã hội, ngời ta thờng đề cập đến các loại giá trị
nh: giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức, đánh dấu sự phát triển về
mặt chân - thiện - mỹ của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ tốt đẹp mà xã
hội đã đạt đợc nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống xã hội. Giá trị khoa học
gắn với quá trình con ngời vơn lên nắm bắt bản chất, quy luật của hiện thực
khách quan để ngày càng làm chủ những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội
của mình. Giá trị thẩm mỹ gắn với nhu cầu thởng thức, đánh giá, hởng thụ và
sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Giá trị đạo đức gắn với nhu
cầu điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hớng tạo nên sự thống nhất
hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Có thể nói, Giá trị đạo đức là những cái đợc con ngời lựa chọn và đánh

giá nh việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội đợc lơng tâm đồng
tình và d luận biểu dơng [44, tr.62].
Bản thân giá trị đạo đức, xét về mặt thời gian có thể chia thành giá trị đạo
đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại. Mỗi dân tộc đều có truyền thống
của mình do lịch sử tạo nên. Truyền thống là sản phẩm của quá trình phát triển
của mỗi dân tộc. Nó là điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống. Đó là những
đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử, có nhiều
tác dụng, có thể tích cực cũng có thể tiêu cực. Nh vậy, truyền thống có cái tốt,
cái xấu, vì thế mà C.Mác nói rằng: "Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết
đè nặng nh quả núi lên đầu óc những ngời đang sống" [37, tr.145]. Còn Ph.
Ăngghen coi "Truyền thống (lạc hậu) còn là thế lực trong khoa học tự nhiên nữa"
[39, tr.468]. Với Hồ Chí Minh, "thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch to; nó
ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải
cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất khó chịu, rất lâu dài" [41, tr.287]. Nhng khi
nói đến giá trị truyền thống ngời ta chỉ muốn nói đến cái tốt, bởi lẽ trong ý
9
nghĩa đích thực của nó chỉ những cái tốt, đẹp mới đợc gọi là giá trị truyền thống.
Song, không phải mọi cái tốt đều gọi là giá trị truyền thống mà phải là những cái
tốt phổ biến, cơ bản có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác
dụng hớng dẫn sự nhận định và hành động của con ngời chúng đợc lu truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác.
Quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân
tộc. Nó chiếm vị trí nổi bật, là yếu tố cốt lõi của hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt
Nam, thể hiện nét đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã
hình thành và lu truyền qua nhiều thế hệ. Các giá trị đạo đức truyền thống là kết quả
của các mối quan hệ giữa ngời với ngời, của những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất
định. Mỗi giá trị đều góp phần vào việc tạo nên nét riêng biệt của con ngời Việt Nam,
bản sắc Việt Nam. Trong suốt mấy nghìn năm dựng nớc và giữ nớc, dân tộc Việt
Nam đã trải qua biết bao thử thách, hy sinh để đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển

của mình. Đất nớc Việt Nam không chỉ là nơi ở, nơi sinh sống mà còn là thành quả
kết tinh từ mồ hôi nớc mắt, xơng máu của biết bao thế hệ ngời Việt Nam. Nó thăng
hoa trong tâm thức ngời Việt Nam thành Tổ quốc thiêng liêng, thành quê hơng yêu
dấu. Những điều kiện lịch sử - xã hội ấy là cơ sở cho sự hình thành và phát triển các
giá trị đạo đức truyền thống mang bản sắc Việt Nam. Lòng yêu quê hơng, đất nớc
của con ngời Việt Nam đợc bắt nguồn từ đó; tinh thần cố kết cộng đồng, lối sống tình
nghĩa của dân tộc Việt Nam cũng bắt xuất phát từ đây Đó là những giá trị đạo đức
truyền thống bền vững, trờng tồn của dân tộc Việt Nam. Nó luôn luôn đợc bồi đắp
thêm bởi những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhất là khi có sự du nhập của Chủ
nghĩa Mác Lênin, sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với ý nghĩa
đó, từ lâu, giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nớc.
Giáo s Trần Văn Giàu cho rằng:
Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc là những nguyên lý đạo
đức lớn mà con ngời trong nớc thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử
đều dựa vào để phân biệt phải trái, để nhận định nên chăng nhằm xây
dựng độc lập, tự do và tiến bộ của dân tộc đó. Cũng là những nguyên lý
đạo đức đã tàng ẩn trong tâm trí sâu xa của mỗi ngời dân trong nớc,
khiến họ tự nhiên phản ứng đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh
dự dân tộc khi phải đụng chạm một sự cố nào [16, tr.50-51].
10
Và giáo s khẳng định, dù trải qua bao vật đổi sao dời, từ thời Văn Lang xa
xa cho đến thời hiện đại, hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là
nói: yêu nớc, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thơng ngời, vì nghĩa.
Giáo s Vũ Khiêu thì cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của
dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nớc, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và
sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thơng và quý trọng con ngời, trong đó yêu
nớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc.
Theo GS. Nguyễn Hồng Phong, tính cách dân tộc gần nh là tất cả nội dung
của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo

đức; cần kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh thần yêu nớc bất khuất và lòng yêu chuộng
hòa bình, nhân đạo; lạc quan [47, tr.453-454].
Ngoài ra, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cũng đợc đề cập đến trong
một số văn kiện của Đảng. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị đã khẳng định:
"Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu
nớc nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thơng ngời nh thể thơng thân",
đức tính cần cù, vợt khó, sáng tạo trong lao động" [10, tr.19]. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khóa VIII) một lần nữa khẳng
định:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đợc vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nớc và giữ nớc. Đó là lòng yêu nớc nồng
nàn, ý chí tự cờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn
kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống [12, tr.56].
Từ những quan niệm của các nhà khoa học và quan điểm của Đảng ta về
giá trị đạo đức truyền thống, có thể khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống
cơ bản của dân tộc ta bao gồm: yêu nớc, anh hùng; lòng nhân ái, khoan dung;
tinh thần đoàn kết; cần cù sáng tạo Trong đó, yêu nớc là giá trị cốt lõi, giá trị
hàng đầu của bậc thang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Nó là
tiêu điểm của các tiêu điểm, là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc
ta, là động lực tình cảm lớn nhất trong đời sống của mỗi con ngời Việt Nam.
Đối với ngời phụ nữ Việt Nam, các giá trị đạo đức của họ không tách rời
những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Bởi lẽ, truyền thống và tinh hoa
của phụ nữ là sự biểu hiện truyền thống và tinh hoa của dân tộc, cố Tổng Bí th
11
Lê Duẩn đã khẳng định: Phụ nữ là ngời có tính dân tộc hơn ai hết, và cái đẹp đẽ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trớc hết là của phụ nữ Việt Nam [57, tr.16]. Điều
đó đợc lý giải qua những cơ sở hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của

phụ nữ Việt Nam.
Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam
Lịch sử phụ nữ Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc. Vì
vậy, đạo đức phụ nữ Việt Nam phải gắn liền với đạo đức dân tộc, nó đợc hình
thành từ hoàn cảnh lịch sử của dân tộc và thông qua vai trò của ngời phụ nữ
trong lịch sử đấu tranh dựng nớc và giữ nớc.
Thứ nhất, vai trò của ngời phụ nữ trong lao động sản xuất
Trong thời kỳ nguyên thủy, sức sản xuất thấp kém, con ngời chỉ có thể tồn
tại và phát triển đợc khi lao động gắn với cộng đồng. Mọi ngời cùng săn bắt và
hái lợm nhng ngời phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Kinh tế hái lợm chủ yếu do
những ngời phụ nữ đảm trách, còn săn bắt dần trở thành chức nghiệp chủ yếu của
đàn ông. Sự phân công lao động theo giới tính phát sinh và phát triển dần lên
trong lòng xã hội cộng sản nguyên thủy.
Nghề săn bắt muông thú ngày càng gặp nhiều khó khăn, đôi khi ngời đàn
ông không tìm đợc nguồn thức ăn nào cho cộng đồng. Khi đó, những ngời đàn
bà hái lợm, đào tìm những hạt, cây, rễ, củ, bắt trai, sò, ốc, hến, tôm cua, là
những sản vật không quá hiếm trong thiên nhiên nhiệt đới của nớc ta trở nên có
hiệu quả. Dần dần, vai trò đảm nhiệm nguồn thức ăn thờng xuyên và quan trọng
về số lợng cho các tập đoàn ngời nguyên thủy chủ yếu thuộc về phụ nữ. Ngay từ
buổi đầu, vai trò này đã thể hiện tinh thần sẵn sàng gánh vác công việc chung
của ngời phụ nữ Việt Nam.
Ngời phụ nữ còn thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự sinh tồn của
cộng đồng ngời nguyên thủy trong việc phát hiện ra nghề đánh cá, chăn nuôi và
nghề gốm. Đặc biệt, nghề gốm ra đời đã đánh dấu bớc phát triển, thể hiện sự khéo
léo sáng tạo của ngời phụ nữ Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về
mặt kinh tế, xã hội, nghệ thuật trong sản xuất vật phẩm tiêu dùng ở nớc ta.
Trong nền kinh tế hái lợm, từ chỗ hái lợm tự nhiên, ngời phụ nữ nguyên
thủy tiến dần đến hái lợm theo mùa. Tiến thêm một bớc nữa, với những công cụ
lao động bằng lỡi rìu, cuốc đá, gậy nhọn bằng tre, gỗ, ngời phụ nữ đã trồng các
loại cây ăn quả. Nghề nông nguyên thủy ra đời, bao gồm cả việc trồng lúa và

những loại cây lơng thực khác. Dới bàn tay của ngời phụ nữ nguyên thủy, nhiều
12
loại lúa hoang đã trở thành tổ tiên của các giống lúa ngày nay. Vì thế, không
phải ngẫu nhiên mà ở nhiều dân tộc, thần lúa nói riêng và thần nông nghiệp nói
chung đều mang hình tợng ngời phụ nữ.
Kinh tế nông nghiệp ra đời đánh dấu bớc phát triển mới của nền kinh tế
nguyên thuỷ, cung cấp nguồn thức ăn thờng xuyên và ổn định cho con ngời. Tuy
nhiên, nó vẫn do phụ nữ đảm nhiệm song song với việc hái lợm của mình. Nghề
nông nguyên thuỷ với quy mô nhỏ, đòi hỏi sự mềm mại, dẻo dai, cần cù, điều
này phù hợp với thể chất và thiên tính của ngời phụ nữ. Với sự đảm nhiệm và
chăm sóc của ngời phụ nữ nguyên thuỷ, nông nghiệp dần dần phát triển. Sự phát
triển nền kinh tế nông nghiệp là kết quả của quá trình lao động phức tạp và vất
vả mà ngời phụ nữ phải gánh vác. Hình ảnh ngời phụ nữ Việt Nam trớc hết là
hình ảnh của con ngời lao động chân lấm tay bùn, dãi nắng dầm sơng, chịu đựng
gian khổ từ đời này qua đời khác. Chính trong hoàn cảnh khó khăn của buổi đầu
lịch sử đã hình thành nên những phẩm chất đạo đức đặc sắc của ngời phụ nữ Việt
Nam: đảm đang, sáng tạo, cần cù, nhẫn nại, chịu thơng chịu khó, tinh thần làm
chủ, ý thức cộng đồng Những phẩm chất, những giá trị đó đợc kế thừa và phát
huy mãi đến ngày nay trở thành một trong những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, vai trò của ngời phụ nữ trong đánh giặc giữ làng, giữ nớc
Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam, dựng nớc gắn liền
với giữ nớc. Chống xâm lợc, bảo vệ độc lập, tự do, đó là điều kiện tiên quyết để
dân tộc ta tồn tại và phát triển. Có thể khẳng định rằng, những ngời đầu tiên
đứng lên giành độc lập cho Tổ quốc là phụ nữ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam từ thời đại Hùng Vơng - Trng V-
ơng dựng nớc đến thời đại Hồ Chí Minh chống Mỹ cứu nớc. Lịch sử đã khắc sâu
một chân lý: Phụ nữ Việt Nam không chỉ lo việc nhà mà còn lo việc nớc. Bởi lẽ,
ở Việt Nam, nớc và nhà, làng và nớc không bao giờ tách rời nhau, đó là những
tiếng thân thơng, quen thuộc trong tâm thức của ngời Việt Nam, nó biểu thị rõ

rệt và cô đúc sự gắn bó của các tổ chức xã hội Việt Nam xa. Con ngời ở đây ý
thức đợc rằng: nớc mất thì nhà tan. Vì thế, cứu nớc không chỉ là nhiệm vụ của
đàn ông mà đàn bà cũng lo cứu nớc. Mặt khác, trong các cuộc chiến tranh, bọn
xâm lợc trực tiếp đánh vào ngời phụ nữ, chà đạp nhân phẩm, cớp đi quyền sống,
quyền làm mẹ của họ, chúng không chỉ Nớng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
mà còn Vùi con đỏ xuống dới hầm tai vạ. Trớc tai hoạ trực tiếp đó, ngời phụ
13
nữ chỉ còn con đờng quyết liệt đấu tranh, đứng lên cầm vũ khí, tham gia vào
những cuộc đấu tranh chống xâm lợc.
Trong suốt chiều dài hơn bốn nghìn năm lịch sử, biết bao thế hệ phụ nữ đã
trở thành chiến sĩ trong những lần vận nớc gặp nguy nan, từ đội ngũ nữ tớng thời
Bà Trng đến đội quân tóc dài thời đại mới.
Hai Bà Trng và các nữ tớng của hai bà là những ngời mẹ, ngời chị, những
ngời con gái Việt Nam đã nêu cao tấm gơng anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang. Đấy là những con ngời sinh vi tớng, tử vi thần, những nữ anh hùng
tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc trong giai đoạn phôi thai của lịch sử.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trng (năm 41-43) là sự phủ định hiên ngang
cái thế bình thiên hạ của triều đại nhà Hán, đồng thời khẳng định chắc chắn sự
nghiệp giành độc lập tự chủ của dân tộc và mở đờng cho các thế kỷ sau đi tới thắng
lợi. Sử gia Lê Văn Hơu sau này có viết: "Trng Trắc, Trng Nhị là đàn bà nổi lên đánh
lấy đợc 65 thành trì, lập quốc xng vơng dễ nh giở bàn tay" [29, tr.40].
Góp phần vào ngọn nguồn của truyền thống đánh giặc của phụ nữ Việt
Nam xa, 200 năm sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trng là cuộc khởi nghĩa của
Vua bà Triệu Thị Trinh, cuộc khởi nghĩa ấy một lần nữa khẳng định ý chí tự
chủ, tinh thần độc lập dân tộc và khí phách của ngời phụ nữ Việt Nam với câu
nói bất hủ: Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở biển
Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu
khom lng làm tì thiếp cho ngời.
Truyền thống đánh giặc của Bà Trng, Bà Triệu đã đợc phụ nữ Việt Nam kế
thừa và phát huy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Không chỉ có một Trng Vơng,

một Vua bà mà còn có hàng vạn Trng Vơng, hàng vạn Vua bà vô danh khác
đã góp phần xơng máu của mình làm cho dòng truyền thống đánh giặc giữ nớc
quý báu này phát triển mạnh mẽ và liên tục.
Trong quá trình chiến đấu lâu dài, ngời phụ nữ xa đã rèn luyện và bộc lộ
khí phách anh hùng, tinh thần dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên cờng, tạo nên
truyền thống quang vinh của phụ nữ Việt Nam. Với thứ vũ khí tinh thần không gì
sánh nổi ấy, những ngời phụ nữ bị coi là chân yếu tay mềm đã trở nên mạnh
mẽ hơn bao giờ hết. Đó là những con ngời yêu nớc sâu sắc, sẵn sàng chịu đựng
mọi gian khổ, hy sinh. Đó là những con ngời bất khuất, kiên cờng không sức
mạnh nào có thể khuất phục đợc. Tất cả những đức tính đặc sắc của ngời chiến sĩ
- phụ nữ Việt Nam đã tạo nên hình tợng thơ bi tráng:
Trên đất nớc nghìn năm máu chảy
14
Nghìn năm ngời con gái vẫn cầm gơm.
Chính hoàn cảnh lịch sử đó đã hình thành nên những giá trị đạo đức phổ
quát và bền vững ở ngời phụ nữ Việt Nam: Lòng yêu nớc nồng nàn, khí phách
anh hùng, kiên cờng, bất khuất và ý chí tự cờng dân tộc.
Thứ ba, vai trò của ngời phụ nữ trong gia đình và xã hội
Ngời phụ nữ xa không chỉ là con ngời lao động đảm đang, con ngời chiến
sĩ dũng cảm mà còn là con ngời nội trợ trung hậu, gánh vác mọi công việc gia
đình và xã hội.
Trớc khi có sự phân công lao động theo giới tính, đã có sự phân công giữa
đàn ông và đàn bà trong việc bảo tồn và duy trì nòi giống. Trong điều kiện sinh
hoạt cộng đồng của ngời nguyên thủy, ngời phụ nữ vừa thờng xuyên lao động
sản xuất, đảm nhiệm chức năng kinh tế vừa gánh vác cả chức năng sinh đẻ và
nuôi dạy con cái. Đấy là chức năng thiêng liêng của ngời phụ nữ, đồng thời cũng
là một loại lao động nặng nhọc không ai có thể thay thế. Ngời phụ nữ Việt Nam
là những ngời mẹ hiền, tình cảm dành cho con nh biển trời rộng lớn. Con cái
khỏe mạnh, ngoan ngoãn, vui chơi, chăm chỉ học hành là nguồn hạnh phúc lớn
lao của ngời phụ nữ. Có ai yêu con hơn những ngời mẹ, ngời đã suốt đời tảo tần

khuya sớm, nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi nấng, săn sóc dạy dỗ con cái. Ngời đã gửi
vào con tất cả những ớc mong và hạnh phúc. Trong gia đình, phụ nữ là ngời th-
ờng xuyên, trực tiếp nuôi dạy con cái, là ngời thầy, nhà giáo dục đầu tiên của con
ngời.
Cùng với việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái, phụ nữ nguyên thủy còn gánh
vác cả những công việc trong nhà. Trớc hết là việc sửa sang nơi ăn chốn ở, chế
biến, phân chia và dự trữ thức ăn, từ việc giữ lửa, nấu nớng thức ăn cho cả gia
tộc, đến việc xây dựng hang ở, cửa nhà. Sau đó là đảm nhiệm kinh tế gia đình,
cung cấp những nhu cầu vật dụng quan trọng cho xã hội nguyên thủy. Với hình
ảnh của nữ Thần Lửa và nữ thần nghề mộc trong thần thoại Việt Nam, nếu lột bỏ
cái vỏ thần linh đi, sẽ thấy hình ảnh của những con ngời nội trợ đảm đang, gánh
vác công việc gia đình và xây dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc. Vì vậy,
không phải ngẫu nhiên mà ngời Việt Nam ta quan niệm gia đình là tổ ấm của
mỗi con ngời.
Tuy nhiên, vai trò của ngời phụ nữ trong việc đảm nhiệm, phụ trách toàn
bộ thể chế và đời sống tinh thần của gia đình mới là lĩnh vực kết tinh đức tính
đảm đang của ngời phụ nữ Việt Nam. ở đây, phụ nữ là những ngời vợ thủy
15
chung son sắt với chồng, những ngời mẹ hy sinh trọn vẹn cho con cái, những ng-
ời con gái, con dâu nết na thảo hiền đối với bậc trên. Đấy là hình ảnh của con
ngời nội trợ trung hậu, đảm đang. Sự trung hậu ở đây thể hiện thông qua vai trò
lịch sử của ngời phụ nữ đối với gia đình Việt Nam mà họ đã đảm nhiệm một
cách tự nhiên và bình dị. Đó là cơ sở quan trọng để hình thành nên những giá trị
đạo đức truyền thống: anh hùng, bất khuất, đảm đang, tần tảo, yêu chồng, thơng
con, thủy chung son sắt, đức hy sinh cao cả của ngời phụ nữ Việt Nam.
Ngời phụ nữ xa không chỉ lo cho cuộc sống gia đình mà còn đảm nhiệm
cả những công việc xã hội, tổ chức và quản lý xã hội. Họ giữ vai trò hòa giải,
phân xử những mâu thuẫn trong nội bộ thị tộc, đồng thời giao thiệp và giải quyết
những công việc đối ngoại với thị tộc khác. Chính phụ nữ luôn là sứ giả hòa
bình bởi họ mềm mại, khéo léo, dịu dàng hơn ai hết. Vai trò đó càng tô đậm

thêm nét đẹp của những truyền thống quý báu: đảm đang, tinh thần đoàn kết, ý
thức cộng đồng, ở ngời phụ nữ. Truyền thống ấy ngày càng đợc bồi đắp và phát
triển phong phú, tạo nên danh hiệu cao quý cho ngời phụ nữ Việt Nam hiện đại
giỏi việc nớc, đảm việc nhà.
Chính vai trò quan trọng của ngời phụ nữ trong suốt mấy ngàn năm lịch
sử, đã hun đúc nên những phẩm chất đạo đức truyền thống cao đẹp ở ngời phụ nữ
Việt Nam. Vai trò ấy là một sự thật khách quan mà cả dân tộc ta đã khẳng định.
Có thể hình dung ra ba con ngời khác nhau mà thống nhất, tập trung ở ngời phụ
nữ Việt Nam: con ngời lao động đảm đang, con ngời chiến sĩ dũng cảm, anh
hùng, con ngời nội trợ trung hậu. Hình ảnh ấy đợc hình thành và ổn định trong
suốt quá trình lịch sử lâu dài. Ngày nay, những ngời phụ nữ hiện đại mang trong
mình truyền thống đó và ngày càng tự giác phát huy mạnh mẽ trong hoàn cảnh
mới.
1.1.2. Những giá trị đạo đức truyền thống nổi bật của ngời phụ nữ
Bến Tre
Giá trị đạo đức truyền thống của ngời phụ nữ Bến Tre không nằm ngoài
những giá trị đạo đức của ngời phụ nữ Việt Nam. Nổi bật vẫn là truyền thống
anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, thủy chung đợc phụ nữ Bến Tre kế
thừa và phát huy trong điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội của vùng đất ba dải cù
lao. Có thể nói, những giá trị đạo đức truyền thống ấy là hệ quả tất yếu của lòng
yêu nớc nồng nàn tiềm ẩn trong mỗi con ngời phụ nữ Bến Tre, gắn liền với lịch
16
sử hình thành và phát triển của quê hơng. Nó thẩm thấu và đan xen nhau tạo nên
nét độc đáo ở ngời phụ nữ: vừa dịu hiền vừa anh hùng, bất khuất.
Truyền thống trung hậu, đảm đang, thủy chung ở ngời phụ nữ Bến Tre
Bến Tre là một vùng đất mới với những cù lao lớn, đất đai màu mỡ, lại
nằm ở cuối dòng Cửu Long, cận biển hội đủ những điều kiện tốt để những lu
dân đến khai phá sớm định c. Tuy nhiên, công cuộc khai hoang, mở đất đâu chỉ
có thuận lợi, những u đãi của thiên nhiên, con ngời nơi đây còn phải đơng đầu
với bao khó khăn và khắc nghiệt. Với khát vọng đổi đời, ý chí vơn lên kiến tạo

một cuộc sống ấm no hạnh phúc, họ đã vợt lên trên mọi hoàn cảnh. Từ một vùng
đất hoang vu, xứ sở lạ lùng, sình lầy đầy thú dữ, đến nỗi con chim kêu phải sợ,
con cá vùng phải kinh, mảnh đất cù lao đã trở thành một vùng đất kinh tế trù
phú, ruộng vờn tơi tốt. Đó là kết quả của công sức khai phá và tạo dựng của biết
bao thế hệ ngời Việt Nam nối tiếp nhau bền bỉ và nhẫn nại, bằng sức lực, trí tuệ
và lòng dũng cảm vô song, thậm chí cả bằng sinh mạng của mình.
Công cuộc chinh phục vùng đất hoang vu này là cuộc chiến đấu vợt qua
mọi trở lực, khắc phục mọi hiện tợng tự nhiên bất lợi khi con ngời cha nắm bắt
đợc quy luật của nó. Chỉ có những con ngời có ý chí, lòng dũng cảm, mu trí, cần
mẫn, sáng tạo cùng với tinh thần đoàn kết mới có thể vợt qua để tồn tại và phát
triển. Chính cuộc đọ sức kiên trì và quyết liệt này là nhân tố thử thách, đào luyện
nên bản sắc và tính cách con ngời nơi đây.
Với t cách là một lực lợng xã hội, cùng với nam giới, phụ nữ đã gánh vác
một phần rất quan trọng trong công cuộc mở đất. Với thiên chức đặc thù của giới
nữ, ngời phụ nữ đã đảm trách những công việc gia đình, chăm lo đời sống vật
chất và nuôi dạy con cái. Ngoài ra, phụ nữ còn gánh vác nhiều công việc thuộc
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong điều kiện vật chất còn khó
khăn, ngời phụ nữ phải trực tiếp tham gia trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt Họ
là những ngời tần tảo sớm hôm, buôn gánh bán bng, chống chèo trên sông rạch.
Đấy là hình ảnh của thân cò lặn lội, âm thầm chịu đựng gian khổ để nuôi
chồng, nuôi con.
Với tinh thần tự lực, tự cờng, ý chí phấn đấu vơn lên, ngời phụ nữ nơi đây
đảm nhiệm cả những nghề thủ công, đặc biệt là nghề trồng dâu, nuôi tằm, ơm tơ,
dệt lụa. Dới bàn tay khéo léo và mềm mại, đức tính kiên trì và nhẫn nại, họ đã
tạo nên những sản phẩm nổi tiếng mang dáng dấp của quê hơng xứ dừa. Có thể
nói, hành trang chủ yếu của những ngời đi khai phá vùng đất mới này chỉ có
17
những kinh nghiệm sản xuất đã đợc tích lũy nơi quê cũ nhng họ đã tự lực cánh
sinh vợt lên mọi hoàn cảnh. Khi cuộc sống ổn định, chính họ là những ngời tự tổ
chức và quản lý đời sống nơi đây. Điều kiện sinh hoạt đó đã tôi luyện ở ngời phụ

nữ, hình thành nên truyền thống đảm đang của họ. Đảm đang không chỉ là sự
gánh vác, lo toan mọi việc mà nó thể hiện cả sự khéo léo, sắp xếp, tổ chức đời
sống gia đình, giáo dục con cái của ngời phụ nữ. Họ không những dạy chữ cho
con mà còn giáo dục con cái đạo làm ngời, trách nhiệm công dân, lòng yêu quê
hơng đất nớc, yêu đồng bào, hớng đến các giá trị chân- thiện- mỹ.
Mẹ Lê Thị Mẫn là ngời phụ nữ Bến Tre yêu con hết lòng nhng nghiêm
khắc với con hết mực. Mẹ góa chồng từ lúc còn rất trẻ nhng một mình tần tảo lo
cho ba con ăn học thành tài trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Ngời con trai
làm quan gửi quà biếu mẹ nhân dịp tết, mẹ nhận quà và đốt thành tro trả lại cho
con để nhắc nhở con Là quan phải thanh liêm để không uổng công mẹ nuôi
dạy. Tấm gơng sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của mẹ đã đợc vua Tự Đức
khen tặng bức trớng với bốn chữ Hảo Nghĩa Khả Phong. Đây là nét tiêu biểu
cho truyền thống đảm đang, nhân hậu, mẫu mực của ngời phụ nữ xứ cù lao. Sự
đảm đang ở đây gắn liền với đức tính dịu dàng, khéo léo, mềm mại đồng thời
không tách rời sự kiên quyết và nghiêm khắc của ngời phụ nữ Bến Tre.
Truyền thống trung hậu, đảm đang, thủy chung của ngời phụ nữ Bến Tre
còn mang một sắc thái khác. Đó là sự đóng góp quan trọng của ngời vợ đối với
sự nghiệp của chồng. Có thể nói, bất kỳ sự thành công nào của ngời đàn ông ít
nhiều đều có vai trò của ngời phụ nữ. Lịch sử Bến Tre đã từng khắc ghi hình ảnh
ngời vợ đảm đang, thủy chung, tận tụy của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Bà
Lê Thị Điền, vừa là nội tớng trong gia đình vừa là ngời th ký trung thành, kề
vai, sát cánh cùng chồng trên bớc đờng sự nghiệp. Hơn thế nữa, với đôi mắt
sáng, bà đã quan sát hiện thực xã hội đầy biến động trên quê hơng để cung cấp
chất liệu cho chồng sáng tác nên những câu thơ bất hủ đầy nghĩa khí của một
nhà thơ yêu nớc.
Còn biết bao tấm gơng sáng ngời của những ngời mẹ, ngời chị, tất cả đều
góp phần quan trọng tạo nên truyền thống trung hậu, đảm đang của ngời phụ nữ
Bến Tre ngay từ buổi đầu mở đất. Truyền thống ấy càng đợc phát huy mạnh mẽ
trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ quê hơng, đất nớc. Nếu trớc kia, phụ nữ Bến Tre
thể hiện sự đảm đang của mình một cách tự phát, vì lẽ sinh tồn thì trong thời kỳ

này, họ đã ý thức rõ trách nhiệm của mình cần gánh vác để chồng, con yên tâm
lên đờng giết giặc. Hơn thế nữa, họ không chỉ gánh vác việc gia đình mà cần
18
phải đảm việc nớc cùng nam giới. Ngời phụ nữ vừa lo cho con nhỏ, chăm sóc mẹ
già, vừa sản xuất để nuôi quân. Đồng thời, họ góp sức vào công việc tải lơng, tải
đạn, đào hào, đắp luỹ, xây dựng phòng tuyến Phụ nữ Bến Tre không chấp nhận
cái vị trí của ngời chinh phụ xa, thụ động chờ chồng trở về, họ thoát khỏi
những ràng buộc phong kiến, vừa sản xuất, vừa tham gia đánh giặc tại quê nhà.
Trong mọi thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong những tình thế khó khăn
nhất, phụ nữ Bến Tre đã nỗ lực tăng gia sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo đợc cái ăn,
cái mặc cho chiến sĩ cách mạng. Họ đã tận tụy, nuôi giấu, chăm sóc chiến sĩ khi
còn sống cũng nh lúc hy sinh bằng tấm lòng yêu thơng của ngời mẹ. Với tấm
lòng nhân hậu, vì nghĩa lớn, mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị T ở xã An Phớc,
huyện Châu Thành, đã tự tay khâm liệm và chôn cất hơn 100 tử sĩ dới bom cày
đạn xới của chiến tranh, bất chấp những gian nan và nguy hiểm, bởi với mẹ anh
em chiến sĩ nh con đẻ của mình, nh khúc ruột của mình nằm đó; nó làm xong
bổn phận với nớc non, mình phải xử sự cho đúng cái nghĩa ở đời. Ngời chiến sĩ
tìm thấy ở mỗi ngời mẹ Bến Tre một sự cu mang ấm tình mẫu tử. Tình yêu thơng
ấy vừa xuất phát từ thiên chức của ngời phụ nữ, vừa thắm đợm tình dân nghĩa
Đảng. Có thể nói, tấm lòng của những ngời mẹ Bến Tre là căn cứ cách mạngan
toàn nhất cho mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên.
Các mẹ luôn là ngời chở che cho cán bộ, bảo vệ vững chắc cơ sở Đảng.
Đây là nhiệm vụ đầy khó khăn, nguy hiểm nhng cũng rất thiêng liêng mà hơn
90% do ngời phụ nữ Bến Tre đảm trách. Với truyền thống trung hậu, đảm đang,
tự lực tự cờng, thủy chung son sắt, các má, các chị đã nỗ lực vợt lên mọi hoàn
cảnh, xứng đáng là mặt trận lòng dân. Hội mẹ chiến sĩ Bến Tre là biểu hiện
đặc sắc của truyền thống ấy. Đó là sự biểu hiện tập trung và cao nhất của tình
quân dân cá nớc. Chính tình yêu nớc mênh mông, đức hy sinh và lòng nhân
hậu, thủy chung của các mẹ đã tạo nên một thứ chiến luỹ bền hơn sắt thép không
bạo lực nào có thể phá vỡ nổi. Sự thủy chung của ngời phụ nữ Bến Tre không bó

hẹp trong phạm vi gia đình, đối với chồng con mà còn đối với dân, với nớc, nó phát
triển thành lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngời phụ nữ Bến
Tre đảm trách tất cả mọi nhiệm vụ từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc, từ dễ dàng đến
khó khăn, nguy hiểm kể cả những nhiệm vụ tởng chừng nh chỉ thuộc về nam
giới. Dòng kênh mang tên phụ nữ và dòng Kênh Giải phóng ra đời không
phải ngẫu nhiên, nó là sản phẩm tất yếu do bàn tay, khối óc của hàng ngàn chị
19
em phụ nữ Bến Tre tạo nên suốt mấy tháng dới gầm trời đầy bom đạn. Đây là
những dòng kênh đánh dấu mốc son chói lọi của truyền thống trung hậu, đảm
đang, chịu đựng gian khổ ở ngời phụ nữ Bến Tre. Nếu dòng Kênh phụ nữ có ý
nghĩa đặc biệt trong việc mở ra con đờng giao thông an toàn cho cách mạng, thì
dòng Kênh Giải phóng cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng. Tuyến đê
chạy dài theo dòng kênh là phòng tuyến vững chắc ngăn chặn bớc tiến xe tăng
địch và bảo vệ an toàn cho khu căn cứ cách mạng. Sự đóng góp to lớn đó của phụ
nữ Bến Tre không phải là ở số lợng công trình mà ở sự giỏi giang, gánh vác
những công việc nặng nhọc chẳng kém gì nam giới.
truyền thống trung hậu, đảm đang còn là sự hy sinh thầm lặng của những
ngời con gái, ngời vợ, ngời mẹ Bến Tre. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và
triền miên, ngời phụ nữ nơi đây càng phát huy cao độ đức hy sinh ấy. Họ đã bình
tĩnh, trầm lặng hiến dâng những 2-3 thế hệ ngời thân yêu nhất của mình cho quê
hơng, đất nớc. Có những ngời mẹ đã tiễn 5-7 ngời thân mà không một lần đón
họ. Cái gì đã khiến mẹ phải hy sinh cả hạnh phúc riêng của mình nh thế ? Chỉ có
thể lý giải điều đó bằng tình yêu quê hơng, đất nớc, lòng khát khao cháy bỏng
độc lập tự do ở ngời phụ nữ Bến Tre. Tiêu biểu cho đức hy sinh cao cả ấy là tấm
gơng sáng ngời của mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Đầy ở xã Phớc Hiệp, huyện
Mỏ Cày. Mẹ đã cống hiến cho Tổ quốc 12 ngời thân yêu nhất của mình. Cuộc
đời của mẹ nỗi đau chồng chất những nỗi đau tởng chừng không thể nào chịu
đựng nổi, nhng mẹ đã vợt lên tất cả những nỗi đau, sống vì một lý tởng cao đẹp
nhất.

Chiến tranh qua đi, hạnh phúc đến với hàng triệu con ngời nhng vết thơng
lòng mẹ không gì hàn gắn đợc. Con số 2.067 Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở vùng
đất cù lao đã chứng minh cho sự hy sinh to lớn của những ngời phụ nữ nơi đây.
Tuy nhiên, so với con số 35.000 liệt sĩ và hơn 18.000 thơng binh của vùng đất
này vẫn cha phản ánh đầy đủ sự cống hiến lớn lao của hàng vạn ngời mẹ Bến
Tre. Còn có biết bao những bà mẹ liệt sĩ, tuy không nằm trong tiêu chí qui định
"lạnh lùng" về những ngời thân hy sinh, nhng các mẹ vẫn là những tấm gơng
tuyệt vời về đức hy sinh cao cả, vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Có thể thấy rằng, sự cống hiến vô giá của ngời mẹ cũng chính là niềm tự
hào nhng ẩn chứa trong đó lớp lớp nỗi đau. Nếu năm tháng không làm giảm đi
niềm tự hào về sự hy sinh của mỗi ngời mẹ Bến Tre thì cũng không thể xoá đi
những nỗi đau gần nh triền miên trong lòng mẹ.
20
Và vẫn còn đó lớp lớp nữ thanh niên đã tình nguyện cống hiến tuổi thanh
xuân của mình cho Tổ quốc. Họ đã góp phần làm rạng rỡ trang sử hào hùng của
quê hơng. Nhng riêng những ngời con gái ấy đã trở nên quá lứa lỡ thì, sống cô
đơn với khát khao mãnh liệt một cuộc sống rất đời thờng: đợc làm vợ, làm mẹ
nhng không thể có đợc. Đó là một thực tế đúng với câu ca dao:
Bến Tre nhiều gái cha chồng
Không tin xuống chợ Mỹ Lồng mà xem .
Nói đến đức hy sinh của ngời phụ nữ, chúng ta không thể quên những tấm
gơng đã hy sinh trong ngậm ngùi cay đắng, trong sự khinh miệt của mọi ngời.
Đó là những ngời phụ nữ không có niềm vinh dự lớn lao của ngời vợ, ngời mẹ
liệt sĩ, họ bị coi là phản bội chồng con, phản bội quê hơng. Mấy ai biết
rằng, đằng sau những thắng lợi vẻ vang là sự hy sinh to lớn của ngời phụ nữ, họ
đã âm thầm gánh chịu những nỗi đau, đánh đổi cái quý giá của đời mình để
giành lấy cái quí hơn tất cả: độc lập, tự do cho dân tộc.
Chiến tranh nào không mất mát đau thơng, nhng mất mát lớn lao nhất bao
giờ cũng thuộc về phụ nữ. Đó là một thực tế lịch sử sinh động về đức hy sinh cao
cả, sự nhẫn nại, chịu đựng gian khổ của ngời phụ nữ Bến Tre. những đức tính ấy

luôn thờng trực ở mỗi con ngời nơi vùng đất đầy ma bom bão đạn. Có thể nói,
Bến Tre là một trong những tỉnh bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất ở Nam Bộ.
Nếu tính trớc ngày đất nớc đợc thống nhất thì mảnh đất này hầu nh cha có ngày
nào bình yên. Chính trong hoàn cảnh lịch sử đó của quê hơng, đã sản sinh ra
những thế hệ phụ nữ đảm đang, nhân hậu, chịu đựng gian khổ với một sức bền
kỳ diệu không phải ngời phụ nữ ở nơi nào cũng có. Truyền thống ấy ngày càng
đợc phát huy mạnh mẽ, làm phong phú thêm trang sử hào hùng của vùng đất ba
dải cù lao.
truyền thống anh hùng, bất khuất của ngời phụ nữ Bến Tre
Nếu trong khai hoang mở đất, cùng với nam giới, phụ nữ Bến Tre không
lùi bớc trớc mọi khó khăn, trở ngại của tự nhiên thì trong cuộc đấu tranh bảo vệ
quê hơng, họ không bao giờ khuất phục trớc sức mạnh phi nghĩa của kẻ thù. Có
thể nói, khí phách anh hùng, bất khuất, kiên cờng là đức tính phổ biến của ngời
phụ nữ Bến Tre. Bởi lẽ, khi cuộc sống mới nơi đây vừa ổn định thì đó cũng là lúc
ngời dân Bến Tre hết sống trong cảnh nội chiến đến chiến tranh xâm lợc của kẻ
thù. Ngời phụ nữ yêu nớc không thể thụ động trớc tình cảnh đó. Họ thoát khỏi
phòng the, vợt lên trên tất cả những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, tham
21
gia các phong trào yêu nớc chống giặc ngoại xâm, đấu tranh cho dân sinh, dân
chủ và giải phóng dân tộc. ở đâu có phong trào cách mạng, thì ở đó phụ nữ tham
gia với tinh thần bất khuất, kiên cờng, bất chấp tù ngục súng gơm, bất chấp mọi
đàn áp dã man của kẻ thù. Họ chứng tỏ rằng, khi quê hơng, đất nớc bị kẻ thù
xâm lợc thì anh hùng đâu chỉ có mày râu.
Ngay từ buổi đầu của phong trào yêu nớc đấu tranh chống đế quốc và
phong kiến, phụ nữ Bến Tre đã có mặt trong hàng ngũ những ngời cộng sản. Chị
Nguyễn Trung Nguyệt là ngời phụ nữ Nam Bộ đầu tiên đi dự lớp huấn luyện
chính trị của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1927 tại
Quảng Đông- Trung Quốc. Chị khéo léo cải nam trang, vợt qua mọi khó khăn
thử thách để đi tìm lý tởng giải phóng đồng bào và giải phóng cho giới mình.
Khi trở về, chị tiếp tục tham gia cách mạng và bị 8 năm tù đày tra khảo của kẻ

thù nhng vẫn một lòng trung thành với Đảng, với nhân dân.
Đối với ngời phụ nữ Bến Tre, dù bị tù đày gian khổ nhng không ai phản
bội quê hơng, vẫn giữ vẹn lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng. Trong họ
luôn âm ỉ một tình yêu quê hơng, đất nớc, một sức chịu đựng phi thờng đợc hình
thành từ những điều kiện đặc thù của vùng đất ba dải cù lao. Có những ngời mẹ,
hơn nửa thế kỷ làm công tác giao liên cho cách mạng bằng một tấm lòng chung
thủy và trung thành dù phải vào tù ra khám. Cuộc đời hoạt động của mẹ Nguyễn
Thị Hạp ở xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành là tấm gơng tiêu biểu, là điểm son
ngời sáng trên mặt trận giao liên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất
ở Nam Bộ. Là ngời nữ giao liên tận tụy từ trong giai đoạn chống Pháp đến thời
kỳ chống Mỹ, trong mọi hoàn cảnh, mẹ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
mình với ý chí kiên cờng và một trái tim đầy nhiệt huyết.
Có thể thấy rằng, phụ nữ Bến Tre luôn kề vai sát cánh cùng các tầng lớp
nhân dân trong mọi thời kỳ cách mạng, họ có mặt trên khắp các mặt trận, từ kinh
tế, chính trị đến quân sự, văn hoá Đặc biệt từ khi có Đảng, vai trò của phụ nữ
ngày càng thay đổi về chất và trở thành một lực lợng chính trị quan trọng. Chị
em tham gia đông đảo vào lực lợng vũ trang, làm y tá, cứu thơng, công tác hậu
cần, dân vận Sự cống hiến to lớn của họ đã góp phần tạo những tiền đề vật chất
và tinh thần cho thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đến lợt
nó, thắng lợi ấy đã củng cố niềm tin, tạo những điều kiện thuận lợi cho phụ nữ
Bến Tre phát huy hết khả năng của mình phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trờng
kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lợc. những ngời phụ nữ Bến Tre đã
22

×