Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiên cứu quy chế thi đua khen thưởng tại công ty truyền tải điện số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.06 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THI ĐUA KHEN
THƯỞNG.............................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................1
1.1.1 Thi đua..........................................................................................................1
1.1.2. Khen thưởng................................................................................................1
1.1.3.Quy chế Thi đua khen thưởng......................................................................1
1.2.Nội dung của quy chế thi đua khen thưởng.....................................................1
1.2.1.Những căn cứ xây dựng quy chế..................................................................1
1.2.2 Nội dung cơ bản...........................................................................................2
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế Thi đua khen thưởng............................2
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong.....................................................2
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài....................................................3
1.4.Quy trình xây dựng quy chế Thi đua khen thưởng..........................................3
1.5. Các yêu cầu đối với quy chế Thi đua khen thưởng........................................3
1.5.1. Đảm bảo tính đồng bộ.................................................................................3
1.5.2.Đảm bảo tính nhất quán................................................................................3
1.5.3. Được mọi lao động chấp thuận...................................................................3
1.5.4. Đảm bảo tính chính xác...............................................................................3
1.5.5. Đảm bảo tính khả thi...................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI
CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1.....................................................................5
2.1. Khái quát về công ty truyền tải Điện 1..........................................................5
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................5
2.1.2. Tình hình nhân lực và các hoạt động thi đua khen thưởng.........................5
2.2. Thực trạng quy chế thi đua khen thưởng tại công Truyền tải Điện 1.............7
2.2.1.Phân tích các căn cứ xây dựng quy chế........................................................7



2.2.2. Phân tích quy chế Thi đua khen thưởng......................................................7
2.3. Đánh giá về quy chế thi đua khen thưởng của Công ty Truyền tải Điện 1.........11
2.3.1. Những mặt đạt được..................................................................................11
2.3.2 Những tồn tại..............................................................................................12
2.3.3. Nguyên nhân..............................................................................................13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY CHẾ THI
ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1................14
3.1. Một số giải pháp...........................................................................................14
3.2.Một số kiến nghị của bản thân.......................................................................15
KẾT LUẬN............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................
PHỤ LỤC ..............................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ

TĐKT

THI ĐUA KHEN THƯỞNG

NLĐ

NGƯỜI LAO ĐỘNG

CT


CÔNG TY


LỜI MỞ ĐẦU
Thi đua- khen thưởng là một biện pháp tổ chức thực tiễn,một phương
pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo,ý chí quyết
tâm,năng lực hoạt động thực tiễn của các cán bộ,công chức thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy: “Thi đua là gieo trồng, Khen thưởng là thu hoạch”
Công tác Thi đua khen thưởng là một nội dung quan trọng của công
tác Đảng,công tác xây dựng chính quyền. Sau khi Quốc hội ban hành Luật Thi
đua khen thưởng vào ngày 26/11/2003 đã được sửa đổi,bổ sung mới nhất vào
năm 2013, hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng ngày
càng được hoàn chỉnh, công tác đã được đi vào nề nếp. Làm tốt công tác Thi đua
khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực cho các cán bộ,công chức
mà còn tạo động lực cho quần chúng nhân dân tích cực thi đua.Để làm tốt công
tác đó cần 1 quy chế TĐKT hiệu quả. Việc phát hiện và khen thưởng kịp thời
những nhân tố điển hình sẽ động viên tinh thần trách nhiệm,sự say mê sáng tạo
của cán bộ,công chức,quần chúng nhân dân.Từ đó thúc đẩy được sự phát triển
kinh tế xã hội tại doanh nghiệp
Đó là những lý do để em chọn đề tài: “Nghiên cứu quy chế Thi đua
Khen thưởng tại công ty Truyền tải điện số 1” để làm bài tiểu luận cho mình.
Bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy chế Thi đua khen thưởng
Chương 2: Thực trạng nghiên cứu quy chế Thi đua khen thưởng tại công
ty Truyền tải điện số 1
Chương 3:Một số giải pháp và kiến nghị về quy chế Thi đua khen thưởng
tại công ty Truyền tải điện số 1
Do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót
trong quá trình làm bài. Em hy vọng có ý kiến bổ sung,góp ý của cô Dương Thị

Thu Hường để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THI ĐUA
KHEN THƯỞNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Thi đua
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân
,tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
(Theo Khoản 1, Điều 3, số 15/2003/QH11 của Luật Thi đua khen thưởng)
1.1.2. Khen thưởng
Khen thưởng là quyết định của cơ quan có thẩm quyền đánh giá thành tích
xuất sắc trong công việc của cá nhân, tổ chức dưới hình thức nhất định.
Theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Thi đua khen thưởng thì Khen thưởng
là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích
vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.1.3.Quy chế Thi đua khen thưởng
Là bộ khái niệm,quy tắc,quy trình thực hiện và các biểu mẫu của tổ chức
nhằm quản lý các chương trình thi đua khen thưởng của người lao động theo
nguyên tắc,trình tự giúp tổ chức đạt được mục tiêu của nhân viên cũng như của
các bộ phận thuộc tổ chức đó
(Nguồn: />1.2.Nội dung của quy chế thi đua khen thưởng
1.2.1.Những căn cứ xây dựng quy chế
 Căn cứ vào Bộ luật lao động hiện hành
 Căn cứ vào Nghị định, Thông tư của Chính phủ, các Bộ ngành có liên
quan về công tác TĐKT và quy chế TĐKT. Đây là hệ thống những quy định về
thể thức,nguyên tắc,hình thức để tổ chức thực hiện công tác TĐKT. Đây là cơ sở
pháp lý đầu tiên quan trọng nhất để xây dựng quy chế TĐKT cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Một số quy định hiện hành của Nhà nước về TĐKT có liên quan
đến xây dựng quy chế TĐKT như sau:
 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi,bổ sung một số
điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi,bổ sung một số
điều của Luật Thi đua,khen thưởng năm 2013
 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số
39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014
của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua khen thưởng
và Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng
1


 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP
ngày 15/4/2010, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012,Nghị địn số
65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ
 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc trích lập,quản lý và sử dụng Quỹ Thi đua,khen thưởng theo Nghị
định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua,khen thưởng
 Căn cứ vào các điều lệ hoạt động, quy định chung và đặc điểm doanh
nghiệp,tổ chức
 Căn cứ vào thỏa ước lao động tập thể(nếu có) đã được ký kết giữa
người sử dụng lao động và ban chấp hành Công đoàn công ty
 Căn cứ vào ý kiến đóng góp của bổ sung và sửa đổi của cán bộ nhân viên
1.2.2 Nội dung cơ bản
 Những quy định chung
 Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
 Mục đích ban hành
 Giải thích từ ngữ

 Các nguyên tắc và căn cứ thực hiện
 Những quy định cụ thể
 Quy trình tổ chức TĐKT
 Trách nhiệm của các bộ phận,cá nhân liên quan
 Các hình thức TĐKT
 Các danh hiệu thi đua
 Các mức thưởng
 Kết quả và cách thức sử dụng kết quả
 Hệ thống các biểu mẫu
 Hướng dẫn và một số lưu ý
 Điều khoản thi hành
 Thẩm quyền sửa đổi,bổ sung quy chế
 Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy chế
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế Thi đua khen thưởng
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
 Quan điểm của lãnh đạo trong việc xây dựng quy chế
 Trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng quy chế
 Mục tiêu định hướng phát triển của tổ chức
 Quan hệ lao động trong tổ chức
 Khả năng tài chính
2


1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
 Quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước
 Tình hình kinh tế-xã hội
 Quy chế TĐKT của các tổ chức khác
1.4.Quy trình xây dựng quy chế Thi đua khen thưởng
Bước 1:Công tác chuẩn bị
 Thành lập Hội đồng (Ban) xây dựng quy chế TĐKT

 Nghiên cứu các căn cứ,quy định hiện hành về việc xây dựng quy chế
TĐKT
 Khảo sát,nghiên cứu quy chế TĐKT của các đơn vị khác
 Lập kế hoạch chi tiết các hoạt động cần tiến hành
 Chuẩn bị các biểu mẫu cần thiết cho quá trình xây dựng quy chế
TĐKT
Bước 2:Thu thập thông tin và xác định các nội dung cơ bản của quy chế
TĐKT
Bước 3:Xây dựng bản thảo quy chế TĐKT và lấy ý kiến dân chủ
Bước 4:Hoàn thiện quy chế TĐKT sau khi lấy ý kiến
Bước 5:Xét duyệt và ban hành quy chế TĐKT
Bước 6:Tổ chức thực hiện quy chế
1.5. Các yêu cầu đối với quy chế Thi đua khen thưởng
1.5.1. Đảm bảo tính đồng bộ
Tính đồng bộ là một yêu cầu quan trọng của bất cứ văn bản pháp lý nào,sự
đồng bộ thể hiện qua sự kết nối,liên kết giữa các mục,các phần trong quy chế
phải tuân theo một nguyên tắc,một định dạng nhất định.
1.5.2.Đảm bảo tính nhất quán
Tính nhất quán đòi hỏi các mục các phần trong quy chế TĐKT phải được
định hướng ngay từ khi lập kế hoạch,đến tiến hành các bước xây dựng cho tới
khi hòan thiện đều phải hướng về một mục tiêu chung.
1.5.3. Được mọi lao động chấp thuận
Quy chế TĐKT cần được thông qua và có sự đóng góp ý kiến,sự nhất trí
từ phía Người lao động để đảm bảo sự công bằng,khách quan và dân chủ,đảm
bảo quyền và lợi ích cho người lao động.Bởi chính người lao động sẽ là người
trực tiếp thực hiện quy chế này.
1.5.4. Đảm bảo tính chính xác
Mang tính chất là một văn bản sử dụng trong quản lý nên quy chế TĐKT
cần đảm bảo tính chính xác,chỉn chu trong câu chữ,cắt nghĩa rõ ràng để có
thể dễ dàng soi chiếu áp dụng đối với cán bộ là công tác TĐKT và bản thân

NLĐ.
3


1.5.5. Đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của các văn bản quản lý khi được ban hành và áp dụng là vô
cùng quan trọng. Tùy vào hoàn cảnh,thời điểm,tình hình hoạt động của công ty
mà quy chế TĐKT cần được xây dựng,sửa đổi cũng như hoàn thiện cho phù
hợp.

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY CHẾ THI ĐUA KHEN
THƯỞNG TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1
2.1. Khái quát về công ty truyền tải Điện 1
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Tên địa chỉ Doanh nghiệp

 Tên đăn ký bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1
 Tên viết tắt: PTC1
 Tên giao dịch quốc tế : Power Transimision Company No 1
 Địa chỉ: Số 15 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội
 Điện thoại: 0248293153
 Fax: 2132140
 Lĩnh vực hoạt động: Quản lý vận hành và sửa chữa lưới điện truyền
tải cấp điện áp từ 220 KV- 500 KV; Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình điện
áp; Quản lý dự án,tư vấn giám sát; Xây lắp,giám sát, thí nghiệm,hiệu chỉnh các

công trình Viễn thông và Công nghệ thông tin.


Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

 Công ty truyền tải điện 1 tiền thân là là Trung tâm tư vấn xây dựng
Điện lực số 1 sau đó đổi tên thành Công ty truyền tải Điện 1 là đơn vị thành viên
trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc thực hiện hạch toán theo phân cấp tài
chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
 Trung tâm tư vấn xây dựng Điện lực 1 thành lập theo Quyết định số
417/ĐVN-TCCB-LĐ ngày 04/4/1996 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam
 Ngày 25/3/1995 tách khỏi Công ty Điện lực 1 đổi tên thành Công ty
truyền tải điện 1 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam(nay là Tập đoàn
điện lực Việt Nam)
 Ngày 01/7/2008 Tập đoàn điện lực Việt Nam thành lập Tổng công ty
Truyền tải điện quốc gia(NPT), Công ty truyền tải 1 là một thành viên của EVN
NPT thuộc EVN
 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty
( Tham khảo Phụ lục 1)
2.1.2. Tình hình nhân lực và các hoạt động thi đua khen thưởng
 Về nhân lực: Tính đến ngày 31/12/ 2016 thì nhân lực tại công ty là
2726 người.Nam chiếm 2370 người còn nữ là 370 người. Đội ngũ lao động tại
5


công ty có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cao đồng thời luôn nâng cao ý thức
kỷ luật,năng động sáng tạo trong công việc. Chính sách đối với NLĐ thì Ban
lãnh đạo công ty đã chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực và coi đây là chìa
khóa đem lại thành công cho công ty. Do đó việc xây dựng các chính sách đãi
ngộ để quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên là vấn đề thiết thực.

 Về Công tác TĐKT: Trong những năm vừa qua mục tiêu thi đua của
công ty Truyền tải điện 1 luôn gắn với nhiệm vụ chính trị và đều hướng đến Xây
dựng Công ty phát triển bền vững. Vì vậy phong trào thi đua diễn ra thường
xuyên và liên tục, rất phong phú,đa dạng. Chủ tịch Hội đồng quản trị,Giám đốc
công ty Ông Phan Văn Cần đã nói “ Thi đua đã thực sự trở thành động lực thúc
đẩy phát triển,đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị,ổn
định việc làm,nâng cao đời sống thu nhập của NLĐ. Những sáng kiến của NLĐ
đã đem đến sự khác biệt trong sức sáng tạo,làm nên thương hiệu,uy tín của công
ty truyền tải điện 1” Các hình thức khen thưởng kịp thời,đa dạng và hợp lý của
công ty cũng đã khích lệ được tinh thần,tạo động lực làm việc cho nhân viên.
 Hội đồng TĐKT các cấp công ty gồm:
 Tại công ty thành lập Hội đồng Thi đua khen thưởng công ty
 Tại các đơn vị thành lập Hội đồng Thi đua khen thưởng đơn vị
 Thành phần Hội đồng Thi đua khen thưởng của công ty gồm:
1.Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc công ty
2. Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn công ty
3. Phó Giám đốc phụ trách trạm: Phó chủ tịch hội đồng
4. Phó Giám đốc phụ trách đường dây: Phó chủ tịch hội đồng
5. Ủy viên thường trực : Trưởng phòng Tổng hợp thi đua
6. Ủy viên gồm: Trưởng phòng Kế hoạch, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ
và đào tạo, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ và
pháp chế, Trưởng phòng Kỹ thuật trạm, Trưởng phòng Kỹ thuật đường dây
 Thành phần Hội đồng Thi đua khen thưởng các đơn vị:
1. Trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng
2.Chủ tịch công đoàn đơn vị: Phó chủ tịch hội đồng
3.Phó đơn vị phụ trách trạm: Phó chủ tịch hội đồng
4.Phó đơn vị phụ trách đường dây: Phó chủ tịch hội đồng
5.Cán bộ theo dõi công tác thi đua đơn vị: Ủy viên thường trực
6.Bí thư chi bộ,Đảng bộ phận: Ủy viên
6



7.Bí thư Đoàn Thanh niên: Ủy viên
 Quy chế Thi đua khen thưởng của công ty Truyền tải điện 1
( Tham khảo Phụ lục 2)
2.2. Thực trạng quy chế thi đua khen thưởng tại công Truyền tải Điện 1
2.2.1.Phân tích các căn cứ xây dựng quy chế
 Căn cứ vào Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013.
 Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-NPT ngày 30/6/2008 của Tổng công ty
Truyền tải Điện quốc gia về việc thành lập Công ty Truyền tải Điện 1 và ban
hành điều lệ tổ chức,hoạt động của công ty.
 Căn cứ Nghị quyết phân cấp của Tổng công ty truyền tải điện Việt
Nam
 Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Công nhân viên chức công ty
năm 2009
 Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo
 Tất cả các căn cứ trên trong quá trình xây dựng quy chế đều đảm bảo
tính cập nhật,kịp thời và khá đầy đủ. Nó thể hiện cái tâm cũng như năng lực của
người làm công tác xây dựng quy chế TĐKT tại công ty.
2.2.2. Phân tích quy chế Thi đua khen thưởng
Quy chế TĐKT của công Truyền tải Điện 1gồm 8 chương,45 điều khoản,
thể hiện khá đầy đủ tư duy,quan điểm của công ty về công tác TĐKT. Quy chế
TĐKT trong nhiều năm qua của công ty đã phát huy được vai trò trong việc là
cơ sở để duy trì,phát triển công tác TĐKT ngày một hiệu quả và hoàn thiện. Nội
dung chính của quy chế gồm:


Những quy định chung


 Phạm vi điều chỉnh là công tác TĐKT của công ty Truyền tải Điện 1
và các đơn vị thành viên. Cần chỉ ra được: Nội dung thi đua, Tổ chức phong trào
thi đua, Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; Các hình thức,đối tượng,tiêu chuẩn
khen thưởng; Thủ tục,hồ sơ đề nghị khen thưởng; Nguồn kinh phí TĐKT;
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân,tập thể được khen thưởng; Xử lý các hành vi vi
phạm,khiếu nại,tố cáo và giải quyết khiếu nại,tố cáo; Hội đồng TĐKT của công
ty và Điều khoản thi hành. Để người đọc hình dung được tổng thể nội dung về
quy chế.
 Đối tượng áp dụng: Tập thể cá nhân trong và ngoài Công ty
7


 Các từ ngữ được giải thích: Thi đua, Khen thưởng và Danh hiệu thi
đua
 Nguyên tắc TĐKT: Được nêu khá đầy đủ,rõ ràng, nguyên tắc khen
thưởng thể hiện chi tiết không chỉ đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong Luật TĐKT
mà còn thể hiện quan điểm lãnh đạo cũng như văn hóa công ty:
Đảm bảo thành tích đến đâu,khen thưởng đến đó
Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn,phạm vi ảnh hưởng rộng
thì xem xét đề nghị khen thưởng mức cao hơn.
Chú trọng khen thưởng tập thể,cá nhân nhỏ và những người trực tiếp thi
hành nhiệm vụ
 Nguyên tắc phải mang tính cập nhật và thời sự
 Đối với các Hình thức khen thưởng có Hình thức khen thưởng thường
xuyên và Hình thức khen thưởng đột xuất, quy chế của Công ty có thêm hình
thức Khen thưởng bên ngoài công ty đối với những cá nhân,tập thể ngoài công
ty có thành tích,đóng góp xuất sắc cho công ty . Đây là hình thức khen thưởng
mở dành cho người ngoài công ty.
 Về trách nhiệm thực hiện: Ngoài trách nhiệm của các đơn vị,phòng

ban,thủ trưởng đơn vị còn có cả các Tổ chức Công đoàn cùng phối hợp để đổi
mới công tác Thi đua


Thi đua và danh hiệu thi đua:

 Một số chương trình thi đua đang được thực hiện tại công ty:
 Phong trào thi đua xây dựng Trạm,Đường dây, Đội Truyền tải điện
kiểu mẫu nhiều năm liên tục không sự cố
 Phong trào thi đua lao động giỏi,lao động sáng tạo
 Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật,hợp lý hóa sản xuất
 Hội thi Thợ giỏi,lái xe giỏi
 Phong trào rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề
 Phong trào nữ công 2 giỏi…
 Nhờ việc áp dụng quy chế TĐKT một cách linh hoạt,phù hợp các
chương trình TĐKT nhận được những kết quả tốt đẹp. Phong trào phát huy sáng
kiến,cải tiến quản lý luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ,mang lại nhiều lợi
ích thông qua cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa quá trình quản lý và vận hành.
 Điều 3 về Danh hiệu thi đua:
 Đối với cá nhân
8


1.Anh hùng Lao động
2. Chiến sĩ thi đua toàn quốc
3.Chiến sĩ thi đua cấp Bộ( hoặc tương đương)
4.Chiến sĩ thi đua cơ sở
5. Lao động tiên tiến
 Danh hiệu đối với Tập thể gồm:
1.Anh hùng Lao động

2.Cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ
3. Cờ thi đua xuất sắc cấp Bộ(tương đương)
4.Cờ thi đua xuất sắc tập đoàn
5. Cờ thi đua xuất sắc của Tổng công ty
6.Cờ thi đua xuất sắc của Công ty
7. Tập thể lao động xuất sắc
8. Tập thể lao động tiên tiến
 Công ty Truyền tải Điện 1 thực hiện khá tốt trong việc phát động các
phong trào thi đua và có rất nhiều các tập thể và cá nhân nhận được các danh
hiệu thi đua. Cụ thể tính đến ngày 31/12/2016 Công ty Truyền tải Điện 1 đã vinh
dự được Thành phố Hà Nội tuyên dương,khen thưởng và trao tặng cờ thi đua
cho 17 tập thể dẫn đầu các Cụm và 77 Bằng khen cho các tập thể xuất sắc .


Hình thức,đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng

 Đối tượng là các cá nhân,tập thể có thành tích
 Hình thức khen thưởng:
 Giấy khen của Tổng công ty
 Giấy khen của công ty
 Bằng khen của Tập đoàn Điện lực Việt Nam


Tổ chức,chức năng,nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống TĐKT

 Hệ thống gồm Cấp công ty( Phòng Tổng hợp-Thi đua) và các cấp đơn
vị trực thuộc
 Chức năng,quyền hạn:
 Tùy theo mô hình của từng tổ chức và yêu cầu nhiệm vụ để Thủ
trưởng đơn vị có quy định cụ thể. Phần công tác TĐKT không được trái với

Điều 3, Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ và quy định
trong quy chế này.
9


 Hội đồng TĐKT còn tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng chỉ đạo
công tác TĐKT
 Nhiệm vụ: Đánh giá,nghiên cứu, xây dựng Quy chế TĐKT, phân phối
quỹ khen thưởng,tổ chức và đề nghị khen thưởng.
 Các cơ quan và Hội đồng TĐKT đã thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ
và quyền hạn của mình. Mặc dù Năm 2016 công ty gặp nhiều khó khăn khi hệ
thống truyền tải đang trong tình trạng căng thẳng,áp lực lớn về tiến độ và khối
lượng đầu tư song sản lượng điện truyền tải đạt 63,9 tỷ KWh tăng 13,9% so với
năm 2015,điện tự dùng giảm 6,5% so với năm 2015. Đó là một kết quả đáng ghi
nhận


Phân cấp Công tác Thi đua khen thưởng

Theo Cấp công ty và Cấp đơn vị: Dù Công tác TĐKT theo cấp nào thì mọi
cá nhân hay tập thể có thành tích xuất sắc đều được các danh Hiệu xứng đáng và
Thưởng đột xuất hay thường xuyên tùy vào mức độ đạt được. Thưởng đột xuất
có thể là 200.000 đồng đối với 1 cá nhân và 500.000 đồng đối với tập thể
(Hình ảnh 2.2.2-Phụ lục 3)


Tiền thưởng

 Nguồn của quỹ khen thưởng: Của CT hoặc nguồn khác của CT bổ
sung vào

 Theo Khoản 1, Điều 103 của Bộ Luật lao động thì Tiền thưởng là
khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào
kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của
người lao động”
 Quy định Nguồn thưởng: Khen thưởng tổng kết năm của công ty,
Thưởng các Hội nghị,chuyên đề,công tác đột xuất, Thưởng khác do Giám đốc
quyết định
 Công tác Khen thưởng của công ty thực hiện khá tốt, thưởng khi vượt
chỉ tiêu, Thưởng khi hoàn thành sớm các dự án đầu tư… Mức thưởng và nguồn
thưởng được chi tiết trong phụ lục 4
(Tham khảo Phụ lục 4)


Thủ tục trình khen thưởng và nghi lễ đón nhận

 Hình thức khen thưởng cấp công ty hồ sơ được lập thành 1 bộ gồm Tờ
trình và Biên bản họp
 Hình thức khen thưởng cấp Tổng công ty thì hồ so được lập thành 2
bộ gồm: Tờ trình,Biên bản họp và Báo cáo thành tích của tập thể hoặc cá nhân
10


 Hình thức khen thưởng cấp Tập đoàn thì hồ sơ khen thưởng được lập
thành 3 bộ gồm: Tờ trình,Biên bản họp và Báo cáo thành tích của tập thể,cá
nhân
 Với hình thức khen thưởng cấp Bộ,Tỉnh ,Thành phố thì hồ sơ khen
thưởng lập thành 5 bộ gồm: Tờ trình,Biên bản họp, Báo cáo thành tích của tập
thể,cá nhân và Báo cáo tóm tắt thành tích và Xác nhận của địa phương về nghĩa
vụ hoàn thành ngân sách
 Với hình thức khen thưởng của Chính Phủ và Nhà nước thì hồ sơ khen

thưởng được lập 6 bộ gồm: Tò trình,Biên bản họp,Báo cáo thành tích của cá
nhân,tập thể,Báo cáo tóm tắt thành tích, Xác nhận của địa phương về việc hoàn
thành nghĩa vụ nộp ngân sách và Hiệp y khen thưởng của địa phương.
(Tham khảo Phụ lục 5)


Hồ sơ lưu

 Tờ trình khen thưởng
 Danh sách khen thưởng
 Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng
 Quyết định khen thưởng
 Các hồ sơ liên quan


Điều khoản thi hành

Ở mục Điều khoản thi hành, Quy chế TĐKT của CT Truyền tải điện 1 yêu
cầu các đơn vị trực thuộc tổ chức,phổ biến công tác TĐKT một cách có hiệu quả
nhất. Ngoài các quy định được nêu trong quy chế thì các phòng ban, đơn vị tùy
từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có thể linh động sử dụng, bổ sung, dựa vào một
số căn cứ Pháp luật khác miễn sao không trái pháp luật.
 Song hạn chế ở phần này là chưa nêu lại tóm lược số chương, chưa
nêu ra được các văn bản,nghị định,thông tư có liên quan đến Quy chế để đảm
bảo tính quy nạp, thể thức chung của một quy chế.
2.3. Đánh giá về quy chế thi đua khen thưởng của Công ty Truyền tải Điện 1
2.3.1. Những mặt đạt được
 Công ty đã đánh giá đúng vai trò,vị trí,tầm quan trọng của quy chế Thi
đua khen thưởng trong chính sách nhân sự của công ty nên đã Xây dựng,cập
nhật để đảm bảo tính chính xác,kịp thời cho các căn cứ Pháp luật cũng như các

nội dung trong quy chế.
 Về Nội dung: Quy chế đã đảm bảo được đầy đủ các phần,các mục cơ
11


bản mà một quy chế Thi đua khen thưởng cần có. Hơn nữa,so với nhiều bản Quy
chế TĐKT khác, bản quy chế TĐKT của Công ty Truyền tải điện 1 còn thể hiện
được những ý tưởng sáng tạo của Hội đồng xây dựng quy chế.
 Quy chế ngoài đảm bảo các nội dung cơ bản còn thể hiện được màu
sắc riêng,quan điểm khác biệt của lãnh đạo công ty về công tác TĐKT so với các
Doanh nghiệp,tổ chức khác. Đồng nghĩa với việc bản Quy chế TĐKT được xây
dựng dựa trên nền tảng có sẵn nhưng mang tư duy của người xây dựng,thể hiện
được văn hóa riêng của công ty, không đi theo lối mòn hay vấp phải tình trạng
sao chép của doanh nghiệp khác.
 Đối tượng Khen thưởng: Ngoài các cán bộ lãnh đạo,quản lý thì em
thấy công ty còn chú trọng khen thưởng cho NLĐ trực tiếp,người thợ,công nhân
trực tiếp sử dụng đôi tay để sản xuất. Lãnh đạo công ty đã đánh giá được tầm
quan trọng của lao động trực tiếp tại công ty.
 Quy trình thực hiện công tác TĐKT : Đảm bảo tính kịp thời, hình thức
khen thưởng khác nhau mà không cần trải qua các bước mang tính lý thuyết và
kéo dài thời gan
 Hình thức: Quy chế được trình bày với bố cục rõ ràng,chi tiết từng
Điều,Khoản. Người đọc cảm thấy dễ hiểu và dễ thực hiện.
2.3.2 Những tồn tại
 Nội dung của quy chế TĐKT của công ty còn thiếu sót,cần bổ sung để
hoàn thiện hơn. Ví dụ: Chưa có mục “ Các hành vi bị cấm” chỉ ra các hành vi
mà người làm công tác TĐKT không được phép làm.Để khi có lỗi vi phạm ta chỉ
cần soi chiếu vào mục đấy để xử lý một cách hợp lý.
 Các Danh hiệu thi đua cá nhân,hình thức khen thưởng còn mới nhưng
CT lại chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá có tính lượng hóa để

thuận tiện cho việc đánh giá kết quả công việc
 Việc tiến hành bình xét thi đua,trao thưởng thông qua bình bầu dựa
trên 1 tỷ lệ bắt buộc không được vượt quá sẽ làm giảm hiệu quả tạo động lực mà
công tác TĐKT đem lại. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo tính
kịp thòi và công bằng
(Nguồn: Brain E. Becker- Mark A. Huselid(2004), Sổ tay người quản
lý-quản lý nhân sự,Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh)
 Công tác tuyên truyền,phổ biến về công tác TĐKT tại công ty chưa
được các Ban,ngành thực sự quan tâm,chưa hiệu quả
 Các phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều
12


 Việc đề nghị mức hạng khen thưởng chưa đúng quy định
 Thủ tục hành chính trong công tác TĐKT còn phức tạp,rườm rà
 Đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT chưa đáp ứng được công
việc,trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân
 Quan điểm chủ quan của người xây dựng quy chế cho rằng việc đưa
thêm các mục như: “Các hành vi bị cấm”… là không quan trọng,không cần thiết
 Việc lượng hóa các tiêu chí đánh giá một cách có hệ thống chưa được
hiệu quả do CT có nhiều đơn vị,phòng ban mà việc đánh giá năng lực nhân viên
phục vụ cho việc khen thưởng theo từng vị trí nên khó để xây dựng tất cả các bộ
tiêu chí đánh giá đó.
 Việc tuyên truyền chưa được sự hưởng ứng của toàn công ty do việc
tuyên truyền đó thiếu thiết thực,chưa hiệu quả để nhân viên thực sự hưởng ứng
 Việc bình xét khen thưởng chưa hiệu quả do việc nể nang các cấp,tính
cào bằng hình thức và không có sự luân phiên
 Do vấn đề đào tạo các Cán bộ làm công tác TĐKT còn yếu,chưa hiệu

quả dẫn đến tay nghề của các Cán bộ thiếu chuyên môn,nghiệp vụ.

13


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY
CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI
ĐIỆN 1
3.1. Một số giải pháp
 Duy trì và phát huy hơn nữa các điểm mạnh trong quá trình xây dựng
Quy chế TĐKT. Hội đồng cần có những ý tưởng,sáng tạo hơn nữa để thúc đẩy
công tác TĐKT hoạt động ngày càng chất lượng và hiệu quả.
 Cần tiến hành xây dựng các bộ tiêu chí năng lực nhân viên theo từng
đơn vị,phòng ban đã được lượng hóa cụ thể để có được kết quả sử dụng cho
công tác Thi đua khen thưởng công bằng và hiệu quả nhất. Nội dung căn cứ có
thể là: Hoàn thành kế hoạch sản xuất,phối hợp với các đồng nghiệp khác thực
hiện nhiệm vụ,thực hiện báo cáo kịp thời,hợp lý,chấp hành tốt nội quy,có sáng
kiến đóng góp,đảm bảo an toàn lao động.. Xây dựng một phương pháp đánh giá
có hiệu quả,phụ thuộc nhiều vào năng lực người làm công tác.
( Nguồn: TS. Lê Thanh Hà(2011), Giáo trình Quản trị nhân lực tập II,
Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội)
 Bổ sung thêm cách thức tuyên truyền,vận động người lao động hiểu
được ý nghĩa và tham gia tích cực vào các chương trình thi đua do công ty phát
động. Ví dụ như: Giao chỉ tiêu cho cá nhân,bộ phận,treo các khẩu hiệu,truyền
miệng hay thông qua website…
 Lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn đến việc tập huấn,không ngừng
nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác TĐKT. Xây dựng kế hoạch đào
tạo,bồi dưỡng quản lý đội ngũ làm công tác TĐKT. Cho phép thành lập Trung
tâm Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ làm công tác TĐKT tại công ty để học có những
sản phẩm đầu ra hiệu quả hơn,làm tốt công tác tham mưu trong việc phát động

phong trào thi đua,bình xét khen thưởng.
Theo Khoản 1, Điều 60 của Bộ Luật Lao động có ghi “ Người sử dụng
lao động xây dựng kế hoạch hàng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo,bồi
dưỡng,nâng cao trình độ,kỹ năng cho người lao động đang làm việc”
 Cán bộ làm công tác xây dựng Quy chế TĐKT cần tham khảo,cập
nhật nhiều hơn các bộ quy chế TĐKT của các doanh nghiệp,tổ chức khác để trau
dồi thêm kiến thức,kỹ năng giúp xây dựng và hoàn thiện quy chế của công ty
hơn.
 Việc khen thưởng có thể đề nghị nhiều hơn như thưởng nóng,đột xuất
những cá nhân,tập thể có thành tích xuất sắc để tạo hứng thú trong công việc
 Thủ tục thực hiện trong quy chế cần xem xét và chỉnh sửa lại để bớt
rườm rà,phức tạp.
14


3.2.Một số kiến nghị của bản thân
 Số bằng khen dành cho các cá nhân hay tập thể không nên hạn chế số
lượng vì theo em nó làm mất đi một phần động lực cho mọi nhân viên. Vì nếu
chỉ có tối đa 25 bằng khen với công ty có 1.500 người thì nếu người thứ 26 xét
theo số điểm chỉ thiếu 0,01 so với người số 25 thì thật sự là hơi bất công. Nếu
vẫn quy định hạn chế thì theo em lên gia hạn số lượng thêm 1 chút để mọi nhân
viên phấn đấu đều thoải mái và công bằng
 Người xưa có câu : “ Của cho không bằng cách cho”, nội dung của
quy chỉ chỉ là những điều căn bản để mọi người làm theo. Cán bộ làm công tác
TĐKT cần linh hoạt trong vấn đề này. Ví dụ việc khen thưởng của công ty có
hình thức thưởng đột xuất song kinh phí khen thưởng còn hạn chế thì việc khen
thưởng đó không nhất thiết phải quy ra tiền..Quan trọng cần hiểu được tâm
tư,nguyện vọng cũng như mong muốn của mọi cá nhân thì việc khen thưởng
theo giá trị nào cũng tạo được sự hứng khởi.
 Ở một khía cạnh nào đó,lời khen cũng như uống thuốc,cần kịp

thời,đúng liều và thường xuyên
 Khi một cá nhân hay tập thể nào đó thi đua có thành tích và được khen
thưởng thì theo em Cán bộ làm công tác TĐKT nên có thông báo lên bảng tin
của công ty để tất cả mọi người cùng biết. Hoặc có thể đưa lên Website của công
ty để mọi người cùng theo dõi.

15


KẾT LUẬN
Cũng như việc xây dựng các văn bản quản lý khác,việc xây dựng và
không ngừng hoàn thiện của Quy chế Thi đua Khen thưởng luôn là một bài toán
dành cho những người làm nhân sự nói chung,người làm công tác Thi đua khn
thưởng nói riêng. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay,việc ban hành
các văn bản này đòi hỏi thể hiện được tư duy,quan điểm của Người lãnh đạo sao
cho thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao cho Doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa thể thức và nội dung của quy chế phải luôn mang được tính
thời sự,cập nhật và thể hiện văn hóa đặc trưng của công ty.
Qua bài tiểu luận trên em đã Khái quát được nội dung cần có của một Bản
Quy chế Thi đua khen thưởng cho công ty. Các hình thức xét khen thưởng, căn
cứ cũng như Phân tích nội dung của bản quy chế Thi đua khen thưởng của công
ty Truyền tải Điện 1. Em đã đưa ra được những kết quả đạt được cũng như
những mặt còn tồn tại trong bản Quy chế đó. Từ đó em đưa các giải pháp cũng
như kiến nghị về những điểm chưa tốt để hoàn thiện quy chế ngày một chất
lượng và hiệu quả hơn.
Quy chế Thi đua khen thưởng đầy đủ,công tác hoạt động tốt sẽ giúp tạo
động lực cho người lao động,nâng cao năng suất lao động,nâng tầm vị thế của
công ty cũng như giúp công ty phát triển trên nhiều phương diện.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoản 1, Điều 3 số 15/2003/QH11 Luật Thi đua Khen thưởng năm 2003
2. Khoản 2, Điều 3 số 15/2003/QH11 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003
3. />4.Điều 3 Nghị định 122/2005/NĐ-CP
5.Khoản 1 Điều 103 Bộ Luật Lao động năm 2012
6. Brain E. Becker – Mark A. Huselid(2004), Sổ tay người quản lý-Quản lý nhân
sự, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
7. Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, TS. Lê Thanh Hà(2011), Nhà xuất bản
Lao động xã hội, Hà Nội
8. Khoản 1 Điều 60 Bộ Luật Lao động năm 2012


PHỤ LỤC 1

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

VĂN
PHONG

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHỤ TRÁCH NỘI CHÍNH

PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT

PHÒNG
KẾ

HOẠCH

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

THANH

PHÒNG

PHÒN

PHÒNG

TỔ CHỨC

PHÒNG

KỸ

AN TOÀN

TÀI

VẬT TƯ


TRA BVE

ĐẦU TƯ

G CÔNG

ĐIỀU ĐỘ

& NHÂN

THUẬT

& PHÁP

XÂY

NGHỆ

CHẾ

DỰNG

THONG

SỰ

NG KẾ
CHÍNH
TOÁN


TIN


PHỤ LỤC 3

Hình ảnh 2.2.2. Các danh hiệu của cá nhân và tập thể



×