Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.71 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang

11


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống ngày càng có nhiều thay đổi, đặt ra nhiều yêu cầu mới cho mỗi
cá nhân. Để hoàn thiện chính mình và đáp ứng nhu cầu của thời đại, mỗi cá nhân
đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết.
Sinh viên là lực lượng rất trẻ và chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập lao
động. thế nhưng họ đang phải đối mặt với những yêu cầu của hội nhập, những
thay đổi trong phát triển kinh tế và những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Do đó, việc trang bị những kỹ năng sống cho sinh viên trước khi họ bước vào
đời là một việc làm hết sức cần thiết
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người thường gặp gỡ những người mà
mình chưa quen biết, vậy họ có những ứng xử như thế nào để phù hợp với mình
và mọi người xung quanh. Nhân dân ta có câu “ Mất 4 phút để tạo ấn tượng ban
đầu nhưng phải mất 4 năm để xóa đi ấn tượng đó”. Do vậy, tạo ấn tượng ban đầu
với người khác là vô cùng quan trọng. Mặt khác, họ để chung sống là mục tiêu
then chốt của giáo dục hiện nay. Đối với sinh viên của thời đại mới, họ cần phải
làm chủ cuộc sống và cần phải có những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất. Ấn
tượng ban đầu là “cửa ngõ” quan trọng của quá trình giao tiếp, là điều kiện
thuận lợi để xây dựng và phát triển mối quan hệ lâu dài. Vì thế, trong giao tiếp
nếu ngay từ đầu ta gây được ấn tượng tốt đẹp với đối phương thì quá trình giao
tiếp tiếp theo sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn và ngược lại. Ấn tượng ban đầu
tốt đẹp chính là chìa khóa thành công trong quá trình giao tiếp tiếp theo.

22



II. NỘI DUNG
1. Giao tiếp
a. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con ngưới, do đó những
nghiên cứu về giao tiếp rất đa dạng rất đa dạng và phong phú, bao trùm một
phạm vi tương đối rộng, từ lý luận đến những nghiên cứu thực nghiệm, xuất
phát từ nhiều quan điểm , quan niệm khác nhau. Dưới quan điểm của các nhà
tâm lý học hoạt động thì giao tiếp là một quá trình thiết lập và thực thi mối quan
hệ giữa người và người và trong quá trình đó thì con người sáng tạo lẫn nhau.
b. Đặc trưng của giao tiếp
Giao tiếp mang tính bản chất xã hội. Bản chất xã hội thể hiện ở chỗ bất cứ
một giao tiếp nào cũng là một quan hệ xã hội, thông qua sự trao đổi, tiếp xúc
giữa con người với con người
Đặc trưng của giao tiếp xã hội là tính chủ thể trong giao tiếp. Quá trình
giao tiếp được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể.
Thông qua giao tiếp xã hội, người ta trao đổi các kiến thức sự hiểu biết
cho nhau, truyền đạt các kinh nghiệm riêng của cá nhân cũng như kinh nghiệm
của loài người
Trong giao tiếp xã hội diễn ra các cơ chế của ảnh hưởng xã hội như bắt
chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp đồng nhất hoá, đặc biệt là sự lây lan, lan truyền
cảm xúc tâm trạng. Thông qua các cơ chế đó các chủ thể giao tiếp tác động qua
lại lẫn nhau chi phối ảnh hưởng lẫn nhau.
c. Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người không thể hình
thành và phát triển nhân cách được. Mặt khác, giao tiếp có chức năng định
hướng hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Ví dụ: Trong học tập, nếu giao tiếp tốt với bạn bè trong lớp cũng như ở
trường sẽ giúp chúng ta học tập được nhiều kiến thức bổ ích. Mở rộng nâng cao
được trình độ chuyên môn trao đổi với bạn bè xung quanh sẽ giúp chúng ta biết

được khuyết điểm của bản thân để ta có thể biết cách sửa.
33


2. Ấn tượng ban đầu

a. Khái niệm về ấn tượng ban đầu
Trong quá trình con người hoạt động và liên hệ với nhau thì nhận thức về
nhau là một yếu tố vô cùng quan trọng. Con người nhận thức về nhau nhờ quá
trình tri giác xã hội: họ quan sát, phân tích vẻ mặt, dáng điệu, lời ăn tiếng nói,
hành động… của nhau, để từ đó mà nhận thức được người khác. Từ nhận thức
đó mà chủ thể giao tiếp xác định những phương thức ứng xử của mình: cách
xưng hô, thái độ, cử chỉ hành vi cho phù hợp với đối tượng. Kết quả của quá
trình tri giác bị chi phối bởi nhiều yếu tố như ấn tượng ban đầu, sự quy gán hành
vi, các định kiến định khuôn khác nhau trong mỗi cộng đồng, mỗi nền văn hoá.
Hay có thể hiểu ấn tượng ban đầu theo cách khác như sau: Ấn tượng về
một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn
diện, qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, tác phong, ánh
mắt, nụ cười, thái độ… . Sau lần tiếp xúc ban đầu, ta sẽ có một ấn tượng nhất
định về đối tượng của mình
VD: Khi đi phỏng vấn vào một công ty, chúng ta nên ăn mặc lịch sự, không
quá diêm dúa, lòe loẹt và quá nhiều họa tiết. Nên tự tin và luôn mỉm cười trong quá
trình phỏng vấn. Như vậy, chúng ta đã để lại cho đối phương một cái nhìn thiện
cảm ngay từ lần đầu gặp và quá trình phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Hình 1. Các bước để tạo ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp
Các lý thuyết nghiên cứu về ấn tượng ban đầu
Lý thuyết về đặc điểm trung tâm: Theo Asch Salomen, mỗi nhân cách có
những đặc điểm trung tâm và đặc điểm trung tâm có ý nghĩa quyết định gây ấn
44



tượng về họ. Khi tri giác người nào đó thì có những đặc điểm đặc trưng đã làm
cho ta định hướng vào đó để nhận xét về đối tượng mà ta đang tri giác
Lý thuyết nhân cách ngầm ẩn: Tagiuri và B. Bruner cho rằng khi tri giác
người nào đó mỗi người chúng ta đã mang sẵn trong đầu một sơ đồ các nét tính
cách và giữa chúng có mối lien hệ nhất định với nhau có sự ảnh hưởng lien
tưởng của những nét tính cách tới quá trình hình thành những ấn tượng ban đầu
và hình ảnh này cũng mang tính chủ quan.
Các hiệu ứng tri giác chi phối tới sự hình thành ấn tượng ban đầu:
Hiệu ứng đầu tiên: là hiệu ứng khi chủ thể tri giác có khuynh hướng nhằm
vào những thông tin được đưa ra đầu tiên để đưa ra hình ảnh của đối tượng.
Những thông tin đưa ra lúc đầu là cơ sở để chủ thể tri giác đánh giá đối tượng.
Như vậy, thứ tự thông tin đưa ra cũng có ảnh hưởng nhất định tới hình ảnh về
đối tượng mà chủ thể tri giác xây dựng nên và có ý nghĩa quan trọng trong đánh
giá, tạo ấn tượng về người khác.
Hiệu ứng bối cảnh:khi một đặc điểm tích cực đi với một vai trò xã hội tiêu
cực thì ấn tượng ban tích cực của ta về đối tượng tăng lên và ngược lại, khi một
đặc điểm tiêu cực đi kèm với một vai trò xã hội tích cực thì ta có xu hướng đưa
ra nhận định tiêu cực hơn về họ. (ví dụ:người phụ nữ có chồng ngoại tình sẽ tạo
ấn tượng tiêu cực với mọi người hơn là người chồng ngoại tình)
Ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu đến quá trình giao tiếp.
Những đánh giá ban đầu được tạo bởi ấn tượng ban đầu thường quyết định
thái độ ứng xử tiếp đó của ta với đối tượng và nó có tính áp đặt đối với những
thong tin tiếp theo.
Khi đã hình thành một ấn tượng nhất định thì con người thường có xu
hướng tìm kiếm những thong tin mới khác để củng cố, tăng cường sự đánh giá
(ấn tượng) mà mình đã đưa ra biểu hiện ở:
Hiệu ứng “hào quang”: Khi ta có ấn tượng tốt về người nào đó ta thường
đánh giá tốt về họ, những đặc điểm tiêu cực bị mờ nhạt đi. Ngược lại nếu ấn

tượng về một người nào đó xấu thì phẩm chất của họ bị đánh giá xấu hơn, cái tốt
của họ bị che lấp đi – “yêu nên tốt ghét nên xấu”. VD: A là một học sinh lớp 9
55


và học lực của A chỉ đạt mức trung bình.Nhưng A lại là một học sinh rất gương
mẫu,chăm ngoan,luôn lễ phép với thầy cô,nhiệt tình trong các hoạt động của lớp
của trường nên với thầy cô,bạn bè và mọi người,A luôn là cậu học trò giỏi và
được mọi người yêu quý.
Hiệu ứng “liên tục”: lần đầu nhìn thấy hành vi của một người nào đó như
thế nào thì lần sau ta có khuynh hướng cũng nhìn thấy họ như vậy.
Hiệu ứng “Độ lượng khoan dung”: sự thiện cảm quá mức đã làm cho ta
không đánh giá đúng được những thiếu sót của người mà mình giao tiếp
Hiệu ứng cảm thông: khi ta tri giác người khác với sự đồng cảm thì ta
thường có những đánh giá đúng về họ.
Như vậy ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều
hiệu ứng tác động không dễ xóa nhòa. Nó quyết định nhiều thái độ ứng xử tiếp
đó của chúng ta đối với đối tượng.
3. Vai trò của ấn tượng ban đầu trong cuộc sống và ngành học
Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được
ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần đầu tiếp xúc, thì điếu đó có nghĩa là họ
có cảm tình với chúng ta, họ còn muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính
là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và
lâu dài với họ. Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta có những
sơ suất và để lại nữhng ấn tượng không tốt, thì chúng ta thuờng khó khăn trong
những lần gặp sau đó và phải mất không ích công sức mới có thể xóa được ấn
tượng đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong kinh doanh, người ta ví ấn tượng ban
đầu như là phần vốn góp của giới doanh nhân. Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải
luôn luôn bắt đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất nhiên khi cười
thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy. Không được đeo kính

râm khi tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn bị che đậy, sẽ tạo ấn tượng
giả tạo, mờ ám khi giao tiếp. Ngoài ra, đeo kính râm trong phòng còn là thái độ
bất lịch sự, không tôn trọng người khác, dù cho đó là kính đổi màu cũng không
nên đeo. Nếu Bạn không phải là vệ sĩ hay người phụ trách an ninh của Công ty
thì đừng đeo kính râm khi tiếp khách.
66


Hình 2. Tạo ấn tượng khi gặp đối tác
a. Tạo lập được mối quan hệ trong quá trình trợ giúp.
* Trong cuộc sống xã hội:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là hoạt động không thể thiếu
của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội. Đặc biệt trong cuộc sống văn minh ngày
nay, chúng ta sống phụ thuộc nhiều vào cộng đồng. Hàng ngày chúng ta phải
giao tiếp, ứng xử với không biết bao nhiêu người, và vấn đề đặt ra là chúng ta
phải ứng xử sao cho khéo léo, được lòng mọi người đúng như câu “lời nói chẳng
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để tạo lập được các mối quan
hệ tốt đẹp, và từ đó thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, tốt đẹp và ý
nghĩa hơn.
Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với
rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử. Xã hội
càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng
xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành
công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người.
Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách tích
cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh.
Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách tích
cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh. Và sau này khi bạn đi
77



làm, thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm việc nhóm tốt, tạo mối quan hệ
tốt với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó đạt được nhiều thành quả và được thăng
tiến trong công việc.

Hình 3.lễ phép chào khi gặp người lớn tuổi
Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, chúng ta sẽ gặp khó
khăn.
Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống hiện đại ngày nay là
cuộc sống liên quan đến cộng đồng. Người này phụ phụ vào người kia, người
kia phụ thuộc vào người nọ, không nhiều thì ít.
Ví dụ như bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp và sếp của mình để công việc
suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn phụ thuộc vào anh bảo vệ
cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ phụ thuộc vào bạn vì đó là công việc mang
đến miếng cơm manh áo cho anh ta.
Không ai có thể tự sống một mình được. Vì vậy, nếu bạn không biết cách
giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn sẽ không kết nối được với cộng đồng
xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ, trợ giúp từ những người
khác, từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cô đơn lạc lõng, công việc của bạn sẽ
gặp nhiều trở ngại.
Có 1 vị tỷ phú từng nói rằng: “tôi đánh giá sự thành công của một người
dựa vào các mối quan hệ mà người đó có được.”. Nếu bạn không giao tiếp ứng
xử hoặc tạo lập tốt các mối quan hệ, bạn sẽ đối mặt với nhiều thất bại trong cuộc
sống.
Những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi giao tiếp ứng xử và tạo lập
88



các mối quan hệ:
Khi giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ, những sai lầm chúng ta
thường gặp là một số người thì rất ít nói, một số người thì nói quá nhiều.
Việc thích nói nhiều hơn là quan tâm lắng nghe, hoặc tự cho rằng mình
biết hết mọi thứ; việc nói thao thao bất tuyệt, hoặc đề cao bản thân nhiều quá thì
sẽ làm cho người khác có ấn tượng không tốt về mình, họ sẽ nghĩ rằng mình là
người ích kỷ chỉ quan tâm đến bản thân mình, hoặc là người tự cao, không để ý
đến cảm xúc suy nghĩ của người khác.
Việc nói ít quá thì cũng làm cho người khác nghĩ rằng bạn không sẵn sàng
chia sẻ, hoặc bạn đa nghi, chưa tin tưởng họ.
Mặc dù việc giao tiếp nói chuyện là cần thiết, nhưng chúng ta phải giữ
chừng mực, đừng nói ít quá, mà cũng đừng nói nhiều quá.
* Trong ngành công tác xã hội:
Nếu trong cuộc sống hàng ngày, việc để lại ấn tượng ban đầu được ví như
là chìa khóa của sự thành công thì đối với nhân viên công tác xã hội việc để lại
ấn tượng tốt đẹp cho thân chủ ngay từ cái nhìn đầu tiên cũng chính là yếu tố đắc
lực để hỗ trợ thân chủ?
Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ sao cho hiệu quả
Để giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ hiệu quả thì chúng ta phải tuân
theo các nguyên tắc sau:
Trước hết, chúng ta phải chào hỏi người đối diện, giữ thái độ hòa nhã, vui
vẻ. Có như vậy thì chúng ta mới phá bỏ được sự ngượng ngùng, e ngại của 2 bên
trong thời gian đầu.
Chúng ta cũng phải biết dùng 2 từ này thường xuyên. Ở các nước phát
triển, người dân của họ dùng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày,
nhưng ở Việt Nam chúng ta thì rất ít. Đó là 2 từ: “cám ơn” và “xin lỗi”. Nhiều
trường hợp đã chứng minh rằng, 2 từ đó đã giúp giải quyết ổn thỏa những bất
đồng hoặc tranh cãi. 2 từ đó tuy ngắn gọn nhưng có đầy quyền lực.
Khi giao tiếp, nói chuyện với thân chủ, thì ánh mắt rất quan trọng. Chúng
ta phải hướng ánh mắt mình về người đối diện. Nếu là 1 nhóm người thì hướng

ánh mắt bao quát hết mọi người.
Khi đứng nói chuyện với thân chủ, thì chúng ta cũng giữ khoảng cách sao
cho hợp lý, không gần quá, mà cũng không xa quá. Thường thì khoảng cách 2
99


bước chân là tốt nhất.
Để giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ hiệu quả, cần lưu ý:
Khi giao tiếp ứng xử, một điều rất quan trọng mà mọi người hay quên, đó
là tên của người đối diện mà mình đang giao tiếp. Việc quên tên của người ta sẽ
vô tình thể hiện rằng mình không quan tâm đến họ, có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn
không tôn trọng họ, hoặc nhiều lúc họ còn nghĩ rằng bạn khinh thường họ. Vì
vậy, việc nhớ tên của người khác là rất quan trọng.
Đối với những người mới gặp, thì việc nhớ tên sẽ rất khó. Nhiều lúc họ
mới giới thiệu tên, rồi vài giây sau bạn sẽ bị quên, đó là chuyện thường xảy ra.
Vì vậy, đối với những tình huống như vậy, thì cách tốt nhất để nhớ tên của người
mới gặp, là bạn lặp lại tên của họ ít nhất 2 lần. Ví dụ như khi bạn bắt tay với
người mới quen, bạn nói: chào anh Trung, rất hân hạnh được gặp anh Trung.
b. Những điểm cần chú ý để tạo được ấn tượng ban đầu đến quá trình giao tiếp
Hãy luôn đúng giờ: Đừng để bao giờ phải nói lời xin lỗi “ tôi đến trễ” khi
bạn đã hẹn với ai đó. Nên cố gắng sắp xếp đến sớm hơn vài phút và đề phòng
những việc có thể làm bạn chậm trễ như kẹt xe hoặc đi sai đường. Đi trễ giờ
không những thể hiện việc thiếu văn hóa mà còn làm cho người khác nghĩ rằng
mình không tôn trọng họ, làm mất thời giờ của họ. Và phải đặc biệt chú ý đến
giờ giấc khi quan hệ làm ăn với nước người nước ngoài.
Hãy luôn thoải mái: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay còn ngượng
ngùng thì bạn cũng sẽ làm cho người đối diện cảm thấy không tự nhiên. Ngược
lại, nếu bạn luôn bình tĩnh và tự tin, điều đó sẽ giúp họ thoải mái và dễ nói
chuyện với bạn hơn.
Thể hiện mình sao cho phù hợp: Dáng vẻ bề ngoài cũng rất quan trọng.

Tất nhiên người gặp bạn lần đầu sẽ không biết bạn là ai và họ thường có những
đánh giá đầu tiên dựa vào vẻ bề ngoài của bạn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa
là bạn phải ăn mặc cầu kỳ diêm dúa như người mẫu để gây ấn tượng mạnh (Trừ
khi bạn đang đi phỏng vấn cho công việc của một công ty thời trang)
Một bức tranh chứa đựng cả ngàn lời muốn nói, bức tranh về bạn trong lần
gặp đầu tiên cũng sẽ nói lên rất nhiều điều với người đối diện về con người của
bạn. Vì vậy phải thể như thế nào để họ có cảm tình tốt với mình? Hãy bắt đầu về
cách ăn mặc. Bộ trang phục nào sẽ phù hợp với bạn? trong những cuộc gặp
1010


mang tính chất công việc thì nên mặc com-lê, áo cộc tay hay chỉ là một bộ trang
phục giản dị? Hãy nghĩ xem người bạn sắp gặp sẽ ăn mặc thế nào? Nếu đối tác
của bạn làm trong ngành quảng cáo hay âm nhạc thì một bộ trang phục có vẻ
quá nghiêm túc sẽ không phù hợp.
Đối với những cuộc gặp cho mục đích công việc hoặc giao thiệp, bạn hãy
để tâm đến văn hóa và phong tục của họ. Bạn nên chuẩn bị những gì? Hãy gọn
gàng, sạch sẽ, cắt tóc và cạo râu (tất nhiên nếu bạn là nam rồi), áo quần phải
thẳng và nếu là nữ thì nên trang điểm nhẹ. Sự chuẩn bị này chắc chắn sẽ giúp
bạn cảm thấy tự tin hơn và thể hiện sự tôn trọng của bạn.
Thể hiện cá tính của bạn: Đôi khi bạn cũng có thể để lại ấn tượng tốt mà
không nhất thiết tuân theo hoàn toàn những điều trên hoặc làm đánh mất đi “bản
sắc” riêng của bạn (ví dụ như bạn gặp được người hợp gu hoặc “tình yêu sét
đánh” chẳng hạn thì mọi sự chuẩn bị cũng sẽ không ăn nhằm gì nhưng điều này
rất hiếm). Vì vậy, để tạo được ấn tượng đầu tiên tốt bạn nên đáp ứng những tiêu
chuẩn trên ở mức độ nào đó. Nhưng tất cả phải phù hợp với hoàn cảnh. Nếu gặp
gỡ trong công việc, hãy mặc một bộ đồ công sở. Nếu ở các cuộc gặp gỡ xã giao
vào buổi tối, hãy mặc những bộ đồ thích hợp vào buổi tối, dùng loại nước hoa
thích hợp… Và thể hiện cá tính của mình phù hợp với hoàn cảnh.
Hãy luôn cười thật tươi: “Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại với

bạn”. Vì thế, nụ cười là cách thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn tượng đầu tiên
tốt đẹp. Một nụ cười nồng ấm và tự tin sẽ làm cho bạn và người đối diện cảm
thấy thoải mái. Nụ cười sẽ giúp bạn chiến thắng khi nó tạo ấn tượng tốt. Tuy
nhiên cũng đừng quá lạm dụng nó.
Hãy cởi mở và thật tự tin: Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc
vào cách bạn ăn mặc mà chính hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn
thậm chí còn hơn cả cách bạn ăn nói.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin của mình. Đứng ngay
ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng vào người đối diện, hãy chào đón bằng cái bắt tay
thân thiện. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin; làm cho bạn và
cả người khác cảm thấy thoải mái với nhau hơn.
Hầu như mọi người đều có một chút lo lắng khi hẹn gặp ai đó lần đầu tiên.
1111


Điều này làm bạn có thói quen hay lo lắng hoặc khiến bạn đổ mồ hôi. Hãy tập
cách khắc phục điểm yếu này và cố gắng thể hiện sự tự tin để cả hai cảm thấy
thoải mái dễ gần nhau hơn.
Hãy lạc quan: Thái độ của bạn thể hiện trong tất cả mọi cử chỉ của bạn. Hãy
cố gắng tự tin ngay cả khi bạn gặp sự phê bình hoặc khi bạn đang lo lắng. Cố gắng
học hỏi và rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp gỡ đó và xây dựng cuộc nói chuyện
sao cho phù hợp, nhớ là phải luôn giữ tư thế tự tin và nụ cười thoải mái.
Hãy lịch sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo và thể hiện sự quan tâm của
bạn: Với cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự quan tâm bạn sẽ tạo được ấn
tượng đầu tiên thật tốt. Thực tế là, một sự thiếu sót nào đó đều có thể làm mất đi
cơ hội tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp của bạn. Vì vậy hãy luôn luôn thể hiện theo
cách tốt nhất có thể.
Bạn nên lưu ý tắt điện thoại trong khi nói chuyện. Làm sao bạn có thể tạo
ấn tượng tốt khi mà bạn sẵn lòng nói chuyện với người gọi tới bạn hơn là người
đang ngồi trước mặt bạn. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt đẹp nhất thì đừng để

vấp phải điều này.

KẾT LUẬN
Ấn tượng ban đầu thường là một đánh giá một hình ảnh, một nhận xét,
một thái độ về đối tượng được hình thành ngay từ phút đầu gặp gỡ hay lần đầu
tiên gặp gỡ. Nó là hình ảnh tâm lý về tổng thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử
chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ, trang phục …mà con người có được về
đối tượng (người khác) trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp nằm trong hệ thống các kĩ
năng giao tiếp nhưng lại là tiền đề, cửa ngõ quan trọng của quá trình giao tiếp.
Muốn có một kĩ năng thành thạo để thiết lập nhiều mối quan hệ với người khác
thì cần phải có ý thức tự rèn luyện. Do vậy, tự rèn luyện kĩ năng tạo ấn tượng ban
đầu trong giao tiếp là quá trình tập luyện của bản than một cách thường xuyên
lien tục để tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp vs người khác về các mặt: diện
mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ, trang phục …
Hiện nay, việc ứng dụng kĩ năng mềm vào trong cuộc sống cũng như học
1212


tập đang rất được gia đình, nhà trường và xã hội coi trọng, kĩ năng tạo ấn tượng
ban đầu trong giao tiếp không là ngoại lệ. Tuy nhiên, việc tiếp cận và nghiên cứu
vấn đề này còn chưa được đầy đủ, toàn diện và sâu sắc.
Chính vì vậy, có thể nhận thấy một điều rằng công tác giáo dục và rèn
luyện kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp cho
sinh viên là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn và rất cần thiết, nhất là những
sinh viên năm nhất.
Đối với bản thân tôi,một sinh viên năm 2 khoa công tác xã hội.việc để lại
ấn tượng ban đầu là một kỹ năng và yếu tố quan trọng giúp không chỉ tôi mà tất
cả các bạn sinh viên khác để lại ấn tượng tốt với thầy cô,bạn bè.Tôi luôn tự đặt
ra cho mình những mục tiêu và nguyên tắc học tập cũng như trong công việc

riêng cho bản thân,kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu là một trong những nguyên tắc
và mục tiêu bản thân tôi luôn hướng tới và sử dụng trong mọi lĩnh vực.Đối với
tôi,tự tin và cởi mở khi giao tiếp với người xung quanh là yếu tố đắc lực để
thành công chính với bản thân mình.Nhờ có sự tự tin,mà tôi luôn thành công với
những bài thuyết trình trong các môn học,vượt qua sự nhút nhát của bản thân và
đánh thắng nỗi sợ hãi khi đứng trước đám đông.Sau khi học môn kỹ năng giao
tiếp,tôi thấy rằng ngoài sự tự tin và cởi mở,để có được thành công và gây ấn
tượng tốt trong lòng mọi người thì phong cách ăn mặc,nụ cười thân thiện và
khiêm tốn trong lúc giao tiếp là vô cùng hữu ích.Đặc biệt là một sinh viên theo
học ngành công tác xã hội,tiếp xúc và hỗ trợ những người yếu thế,thì việc để lại
ấn tượng ban đầu cho thân chủ sẽ là cơ sở giúp tôi gần gũi và dễ dàng tiếp xúc
và hiểu về thân chủ mà mình cần hỗ trợ hơn,nâng cao hiệu quả trong quá trình
hỗ trợ thân chủ.Tôi cảm thấy,một người muốn thành công không chỉ phụ thuộc
vào kiến thức mà mình có,mà việc để lại ấn tượng đầu tiên tốt đẹp trong mắt mọi
người cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

1313


MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Tiêu Thị Minh Hường, Th.s Lý Thị Hàm, Th.s Bùi Thị Xuân Mai;
Tâm lí học đại cương( tập 2); Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
2. Lại Thế Luyện; kĩ năng giao tiếp ứng xử.
3. Th.s Chu Văn Đức – giáo trình kỹ năng giao tiếp – Nhà Xuất Bản Hà
Nội 2005

1414




×