Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đề cương nhân học bộ môn Y xã hội học HPMU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.48 KB, 53 trang )

Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

1. Trình bày khái niệm chung về nhân học
2. Trình bày khái niệm Xã hội học và Xã hội học y tế
3. Trình bày Ý nghĩa, đối tượng và phạm vi áp dụng của môn Nhân học và
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Xã hội học y tế
Trình bày Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong Nhân học và Xã hội học
Trình bày sự phát triển quan điểm các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe
Phân tích Mô hình các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe của WHO
Trình bày khái niệm Vai trò yếu tố xã hội trong vòng đời
Trình bày các giai đoạn của vòng đời
Phân tích yếu tố gia đình quyết định sức khỏe trong vòng đời? Lấy ví dụ

minh họa
10.Phân tích Nhóm yếu tố kinh tế-xã hội quyết định sức khỏe trong vòng đời?
Lấy ví dụ minh họa
11.Phân tích môi trường sống quyết định sức khỏe trong vòng đời? lấy ví dụ
minh họa
12.Trình bày Các nội dung nghiên cứu về SKSS theo cách tiếp cận nhân học
13.Phân tích đặc điểm văn hóa xã hội liên quan đến SKSS
14.Yếu tố gia đình ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp
15.Giá trị nghề y trong giá trị nghề nghiệp
16.Nhân học là một chuyên ngành nghiên cứu tập hợp nhiều kinh nghiệm
17.Cách tiếp cận từ bên trong và bên ngoài của Nhân học


18.Mục đích và một số nội dung áp dụng nhân học trong YHDP và YTCC
19.Các đặc điểm của nhân học? Trình bày đặc điểm nhân học là một chuyên
ngành nghiên cứu về bối cảnh
20.Phân tích hậu quả của lệ thuộc chất
21.Vai trò giới là gì? Anh chị trình bày việc triển khai nâng cao vai trò giữa
nam và nữ giới hiện nay?
STT

Tên bài

Giảng viên

1

Nhập môn nhân học và xã hội
học y tế

Ths. Trần Thị Bích Hồi

2

Đặc điểm cơ bản của nhân học

BSCKII. Nguyễn Bá Dụng

3

Các yếu tố xã hội quyết định sức
Ths. Trần Thị Bích Hồi
khỏe



Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

4

Bệnh tật và chăm sóc sức khỏe
từ quan điểm của nhân học

Ths. Trần Thị Thúy Hà

5

Giới và sức khỏe

Ths. Lê Trần Tuấn Anh

6

SKSS từ góc nhìn văn hóa, xã
hội

Bs. Trịnh Thanh Xuân

7

Bệnh mạn tính và các yếu tố xã
hội

Ths. Lê Trần Tuấn Anh


8

Nghề y và các yếu tố ảnh hưởng
lựa chọn nghề

BSCKII. Nguyễn Bá Dụng

9

Lệ thuộc chất và các yếu tố xã
hội

Ths. Trần Thị Thúy Hà


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Bài mở đầu: Nhập môn nhân học và xã hội học y tế
Khái niệm chung về nhân học
Định nghĩa
Nhân học là một ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về con người bao gồm
-

Nguồn gốc

-

Sự phát triển


-

Các tổ chức chính trị xã hội

-

Tôn giáo

-

Ngôn ngữ

-

Nghệ thuật

-

Các tạo vật của con người



Nhân học là một ngành khoa học nghiên cứu về con người trong bối cảnh

sống của họ
Nhân học được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau
-

Nhân học sinh học (biological anthropology): nghiên cứu về sự tiến hóa, sự


đa dạng và biến đổi về mặt sinh học, di truyền gen, khả năng thích nghi và biến
thể của loài người.
-

Nhân học khảo cổ (Archaeology anthropology): nghiên cứu lịch sử các văn

hóa khác nhau của loài người trong lịch sử từ thời tiền sử, các xu hướng thay đổi
và phát triển của các nền văn hóa.


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

-

Nhân học ngôn ngữ (Linguistic Anthropology): Nghiên cứu về quá trình

phát triển các phương thức truyền đạt thông tin và ngôn ngữ của loài người
-

Nhân học văn hóa xã hội (Social and Cultural Anthropology): mô tả và

phân tích con người sống, tương tác với nhau trong xã hội cũng như trải nghiệm
của họ trong bối cảnh văn hóa mà họ đang sống.
Nhân học văn hóa xã hội được chia ra làm nhiều chuyên ngành/ chuyên khoa
-

Nhân học chính trị: nghiên cứu về quyền lực, sự hình thành quyền lực

chính trị trong mỗi bối cảnh văn hóa xã hội và thời kì lịch sử
-


Nhân học kinh tế: nghiên cứu về sự trao đổi kinh tế, các hiện tượng kinh tế

từ góc nhìn văn hóa xã hội
-

Nhân học tôn giáo: nghiên cứu về các vấn đề tôn giáo như một khía cạnh

chủ yếu để con người hình thành khái niệm, hành vi trải nghiệm cho cuộc sống
của họ
-

Nhân học về quan hệ họ hàng dòng tộc: nghiên cứu về các mối quan hệ xã

hội, đặc biệt mối quan hệ gia đình và họ hàng, tìm hiểu xem văn hóa đã tạo dựng
các mqh này và tạo ra chức năng, quyền lực của họ đối với các vấn đề trong gia
đình ntn.
-

Nhân học y tế: ngành khoa học nghiên cứu hiện tượng y học từ khía cạnh

văn hóa
Hiện tượng y học là tất cả những gì có liên quan đến sức khỏe con người, bao
gồm 2 nội dung lớn:
+

Quan niệm về cơ thể

+


Sự ốm đau và xử lý ốm đau


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Khái niệm về xã hội học và xã hội học y tế
Định nghĩa Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật, các cơ chế và điều
kiện của sự nảy sinh, vận động, biến đổi mqh giữa con người và xã hội
-

Xã hội học có mqh mật thiết với các nghành khoa học xã hội khác nhau

như triết học, tâm lý học, khoa học chính trị và nhân học.
-

Xã hội học bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Dựa trên mức độ khái

quát của tri thức chuyên ngành ta có
+

Xã hội học đại cương:



Nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của sự hoạt động, phát triển của

xã hội.


Tri thức của Xã hội học đại cương mang tính trừu tượng và khái quát cao,


tạo thành hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phương pháp luận cơ bản của
xã hội học
+

Xã hội học chuyên biệt: Nghiên cứu từng mặt nhất định của mqh giữa con

người và xã hội
-

Nếu Xã hội học nói chung quan tâm đến nguyên nhân, hậu quả của hành vi

con người thì Xã hội học y tế là quan tâm đến các nguyên nhân hậu quả mang
tính xã hội của sức khỏe và bệnh tật.
-

Xã hội học y tế là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống CSSK theo cách

thức mà nó được thiết chế hóa trong xã hội về sức khỏe hoặc bệnh tật, mối liên
quan của chúng với các yếu tố xã hội.
Ý nghĩa đối tượng và phạm vi áp dụng môn Nhân học và Xã hội học y tế


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Ý nghĩa


Nhân học y tế có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y tế, giúp xây dựng năng lực


cho các nhà chính sách, người cung cấp dịch vụ về văn hóa
-

Nhân học y tế mang lại cho người ra chính sách y tế có cơ hội hiểu rõ hơn

về bối cảnh văn hóa xã hội của một vấn đề, hiện tượng sức khỏe, có bằng chứng
tốt hơn về vấn đề. Từ đó ra các chính sách y tế phù hợp về mặt văn hóa, sẽ có
tính khả thi và hiệu quả cao hơn.
-

Đối với YHDP và YTCC: các phát hiện từ các NC nhân học có thể được áp

dụng để thiết kế các chương trình đánh giá ,can thiệp y tế tốt hơn dựa trên những
hiểu biết sâu sắc về cộng đồng, bối cảnh văn hóa của họ.
-

Đối với việc chẩn đoán và điều trị: Nhân học giúp cung cấp những thông

tin tốt hơn cho các nhân viên y tế, giúp họ hiểu người bệnh không chỉ về bệnh tật
mà còn cả về thói quen, hành vi văn hóa, sự cảm nhận về bệnh tật của họ, sẽ tạo
mqh tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Thầy thuốc có thể cung cấp dịch vụ
CSSK tốt hơn cho người bệnh tránh được rào cản văn hóa khi tiếp xúc với người
bệnh.


Đối với YHDP và YTCC, Xã hội học y tế góp phần:

-

Làm sáng tỏ


+

Các yếu tố xã hội



có vai trò quy định



có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhóm quần thể và của toàn xã hội

+

Các điều kiện và tình huống có vai trò


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8



gia tăng nguy cơ



trực tiếp ảnh hưởng đến xác suất mắc bệnh, tử vong




gia tăng khả năng phòng chống bệnh tật

-

Làm sáng tỏ các yếu tố xã hội có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến cách

thức
+

Các nhóm quần thể và cả xã hội ứng phó với bệnh tật

+

Tổ chức các dịch vụ y tế phục vụ cho các cộng đồng dân cư

Đối tượng học tập môn nhân học và xã hội học y tế là các sinh viên thuộc ngành
y
-

Đa số các nội dung của môn nhân học và xã hội học y tế phù hợp với tất cả

các svy
-

Đối với mỗi svy thuộc hệ đào tạo khác nhau lại lựa chọn nội dung của môn

Nhân học và xã hội học y tế phù hợp với chuyên ngành
+

Đối với svy hệ lâm sàng: tập trung nhiều về mqh thầy thuốc người bệnh,


quan niệm về ốm đau, bệnh tật, cách xử trí ốm đau.
+

Đối với sv khối YHDP và YTCC sẽ áp dụng môn nhân học và xã hội học y

tế trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình bằng cách áp dụng nhân học và xã hội
học trong phát hiện và giải quyết các vấn đề về dự phòng bệnh tật, lập kế hoạch
can thiệp, giải quyết vấn đề của YHDP và YTCC dựa trên những bằng chứng
khoa học và hiểu biết về văn hóa xã hội.
Các lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học Y tế bao gồm
-

Các đặc điểm mang tính xã hội của sức khỏe và bệnh tật


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

-

Các hành vi mang tính xã hội của nhân viên y tế và người bệnh

-

Các chức năng mang tính xã hội của các tổ chức và thiết chế y tế

-

Mô hình xã hội của việc sử dụng dịch vụ y tế


-

Mối liên qua giữa hệ thống y tế và các thiết chế xã hội khác (giáo dục, tôn

giáo, chính trị…)
-

Các vấn đề của chính sách và việc hình thành chính sách y tế

Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong Nhân học và Xã hội học
-

Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong xã hội học và nhân học khá đa

dạng
-

Nghiên cứu định lượng được các nhà NC xã hội học áp dụng để nghiên

cứu độ lớn của vấn đề trong mối liên quan đến các chỉ số xã hội, chủ yếu là các
cuộc điều tra trên quần thể dân cư (điều tra ngang) với quy mô lớn. NC định
lượng được áp dụng rất nhiều trong NC các vấn đề thuộc về YHDP và YTCC.
-

NC định tính được khởi nguồn, phát triển và sử dụng đầu tiên trong các

nghiên cứu nhân học, nhằm nghiên cứu quan niệm, niềm tin, thực hành cũng như
thế giới xung quanh của một cá nhân hay một nhóm người, một cộng đồng
-


Các kỹ thuật thu thập thông tin chính trong NC định tính nhân học bao

gồm
+

Phỏng vấn sâu

+

Quan sát hòa nhập

+

Thảo luận nhóm


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

+

Nghiên cứu trường hợp

+

Nghiên cứu lịch sử cuộc sống

-

Trước và trong khi tiến hành NC, các nhà nhân học phải thiết lập mối quan


hệ với người cung cấp thông tin dựa trên sự tin cậy lẫn nhau
-

NC định tính đặc biệt có hiệu quả trong NC các vấn đề nhạy cảm như

SKSS, tình dục, vai trò giới và các vấn đề sức khỏe liên quan đến văn hóa, chính
sách, kinh tế, xã hội.
-

Xã hội học Y tế và Nhân học y tế ngày càng được áp dụng nhiều trong các

NC về lĩnh vực YHDP và YTCC, nên việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính khá phổ biến đối với nhà NC nhân học và XH học trong các
lĩnh vực này
-

Ngày nay, các nhà NC nhân học có thể kết hợp NC định lượng để đo lường

độ lớn của vấn đề trước khi giải thích nguyên nhân và tìm hiểu sâu về vấn đề đó.
Nhà Xã hội học có thể áp dụng NC định tính để giải thích sâu kết quả NC định
lượng.


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Bài 1: Đặc điểm cơ bản của văn hóa
Trình bày khái niệm, đặc điểm cơ bản của văn hóa
Khái niệm
- Văn hóa là một khái niệm rộng, trìu tượng
- Trong nhân học, văn hóa là khái niệm trung tâm giải thích tại sao con

người lại như chúng ta thấy ngày nay, tại sao họ lại làm những công việc
họ đã và đang làm
- “Văn hóa là một phương tiện mà thông qua đó con người có thể đáp ứng
với môi trường và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ”
Đặc điểm cơ bản
- Văn hóa của môt cộng đồng người được tráo truyền và bảo lưu qua các thế
hệ qua con đường học hỏi
+ Đối với cộng đồng không có chữ viết: Đứa trẻ được cha mẹ và người
thân nuôi dưỡng theo cách thức riêng, định dạng bởi từng nền văn
hóa. Khi lớn lên hòa nhập vào nền văn hóa thông qua dạy truyền
miệng, tham gia, chứng kiến các hoạt động văn hóa. Đặc biệt là các
hoat động của gia đình và cộng đồng
+ Đối với các cộng đồng không có chữ viết: Truyền miệng+ truyền
qua phương tiện thông tin đại chúng
- Mỗi con người được sinh ra và lớn lên bị ảnh hưởng bởi chính nền văn hóa
mà họ sinh sống. Do đó cách suy nghĩ, ứng xử của mỗi người nói lên rất rõ
sự hình thành văn hóa từ lối sống cũng như sự giáo dục trong gia đình
- Nhân loại có chung một văn hóa mà mọi người cùng công nhận và có thể
hiểu được nhau:
+ Tâm lý
+ Quan niệm đạo đức
+ Phân biệt thiện-ác
+ Cảm thụ nghệ thuật
+ Đánh giá cao khả năng sáng tạo, học hỏi, trách nhiệm với công việc,
nhân hậu, bao dung…
- Con người có nét văn hóa riêng của cộng đồng mà họ sinh sống:
+ Là những nét đặc trưng để kết nối các thành viên lại với nhau
+ Phân biệt với các thành viên của cộng đồng khác.



Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Cách tiếp cận từ bên trong và bên ngoài của nhân học
- Các nhà nhân học thường sử dụng khái niệm “bên trong” (emic) và “bên
ngoài” (etic) khi nghiên cứu và phân tích về văn hóa.
+ Bên trong: chỉ các thành viên thuộc văn hóa được nghiên cứu, với
suy nghĩ hành vi của họ
+ Bên ngoài: chỉ người từ nên văn hóa khác với văn hóa của nhóm
người được nghiên cứu
- Do người bên trong và bên ngoài thuộc về các văn hóa khác nhau thường
xem xét và giải thích các hiện tượng theo lăng kính văn hóa riêng của mình
+ Cách giải quyết, giải thích các hiện tượng văn hóa của người bên
ngoái có thể khác biệt, sai lệch với người bên trong.
+ Phương pháp nghiên cứu và giải thích văn hóa theo quan điểm của
người trong cuộc (quan điểm bên trong): người nghiên cứu nhân học
phải hòa nhập vào văn hóa của người được nghiên cứu, trở thành
một thành viên của văn hóa đó để có thể nghiên cứu và giải thích
văn hóa theo quan niệm của “ người trong cuộc”
- Phương pháp nghiên cứu và giải thích văn hóa theo quan niệm của người
bên ngoài (Người nghiên cứu)
+ Hạn chế: người nghiên cứu chỉ quan sát và phân tích được các biểu
hiện bên ngoài của các hiện tượng văn hóa qua lăng kính văn hóa
của riêng mình.
+ Kết quả nghiên cứu và phân tích sẽ không sâu sắc, sai lệch
Các đặc điểm của nhân học? Trình bày đặc điểm nhân học là một chuyên
ngành nghiên cứu bối cảnh.
Các đặc điểm của nhân học
-

Là một chuyên ngành mang tính so sánh

Là một chuyên ngành nghiên cứu bối cảnh
Là một chuyên ngành nghiên cứu về kiến thức và thực hành
Là ngành nghiên cứu tập trung vào kinh nghiệm

Trình bày đặc điểm nhân học là một chuyên ngành nghiên cứu bối cảnh.
- Nghiên cứu bối cảnh là tìm hiểu tất cả mối liên hệ có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

-

-

-

+ Mối quan hệ trong gia đình, với người thân xung quanh
+ Môi trường mà đối tượng sinh sống
Từ việc quan sát bối cảnh, nhà nhân học thấy được khó khăn mà đối tượng
gặp phải cũng như cách đối tượng giải quyết khó khăn ntn
Từ việc nghiên cứu bối cảnh của một cá nhân, ta thấy được rất nhiều vấn
đề xung quanh cá nhân đó, nhìn nhận một số vấn đề xung quanh đối tượng
khác. Trong nhân học, nghiên cứu hiện tượng trong một bối cảnh nhất định
gắn liền với sự so sánh để phân tích được sự khác biệt.
Từ việc tìm hiểu mối quan hệ, Các nhà nhân học mới hiểu được vấn đề tại
sao đối tượng lại có hành động đó, những điều gì tác động đến hành vi của
họ
 Nghiên cứu về bối cảnh: tìm câu trả lời cho câu hỏi” ai đang nghĩ gì,
nói(hoặc làm) gì với ai, ở đâu, tại sao?”

Một hiện tượng sức khỏe giống nhau nhưng nếu xảy ra ở các bối cảnh khác
nhau có thể được phân tích khác nhau về bản chât.

Các đặc điểm của nhân học? Trình bày đặc điểm nhân học là một ngành
nghiên cứu tập trung vào kinh nghiệm.
Các đặc điểm của nhân học
-

Là một chuyên ngành mang tính so sánh
Là một chuyên ngành nghiên cứu bối cảnh
Là một chuyên ngành nghiên cứu về kiến thức và thực hành
Là ngành nghiên cứu tập trung vào kinh nghiệm

Trình bày đặc điểm nhân học là một ngành nghiên cứu tập trung vào kinh
nghiệm.
- Để phân tích con người trong bối cảnh văn hóa xã hội, các nhà nhân học
cần tìm hiểu trải nghiệm của họ liên quan đến các sự kiện, nội dung nghiên
cứu.
+ Những nhà nhân học cần hòa mình vào cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu, thường làm là đến sống cùng với cộng đồng nghiên cứu
+ Thông qua các cuộc nói chuyện trong cuộc sống hàng ngày và
phỏng vấn tự do các nhà nhân học muốn đối tượng phỏng vấn đưa ra
các lý giải về những điều bản thân họ đã trải qua.


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

- Sự khác nhau giữa “bên trong” và “bên ngoài” không phải chỉ là sự khác
nhau giữa cái gì xảy ra bên trong hay bên ngoài của một cá thể mà là phân
biệt về mặt phương pháp nghiên cứu.

+ “Bên ngoài” là tìm hiểu về cộng đồng bằng cách đứng ở một đỉnh
đồi cao ở bên ngoài nhìn vào
+ “Bên trong” là việc tìm hiểu của chính người được nghiên cứu
- Nhân học nhấn mạnh cách tiếp cận “bên trong”. Người nghiên cứu sẽ thu
đươc bức tranh về cuộc sống theo đúng cách mà mà cộng đồng đó đang
sống
- Nhân học tìm hiểu các bối cảnh xã hội mà trong đó các kinh nghiệm và
hành động cụ thể của đối tường đã được định hình
- Cách tốt nhất là nhà nhân học đồng hành với cuộc sống của đối tượng NC
và tìm hiểu những trải nghiệm của đối tượng NC


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Bài 3: Các yếu tố quyết định sức khỏe
Phân tích mô hình các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe của WHO
1. Tuổi, giới và các yếu tố di truyền: là yếu tố đặc trưng cho mỗi cá nhân,
quần thể
2. Các yếu tố về lối sống cá nhân: Hành vi, thói quen sinh hoạt… được hình
thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động xã hội, chế
độ dinh dưỡng, thể dục thể thao…
- Hành vi lối sống cá nhân bị chi phối bởi vị trí kinh tế xã hội của một cá
thể
- Vị trí kinh tế xã hội của một cá thể là yếu tố xã hội kinh tế ảnh hưởng
tới vị trí cá nhân trong xã hội
- Vị trí kinh tế xã hội của một người thường được đo lường bởi nghề
nghiệp/ nhóm nghề nghiệp mà người đó đang làm; thu nhập và trình độ
học vấn của người đó
3. Các mạng lưới xã hội và cộng đồng: có thể kể tới các tổ chức chính trị,
xã hội như đoàn thanh niên, HSV, Hội phụ nữ… Các clb người bệnh như

clb dành cho người nhiễm HIV, clb người bệnh tiểu đường, clb người bệnh
K vú…
4. Điều kiện sinh sống, làm việc bao gồm các yếu tố
- Môi trường làm việc
- Giáo dục
- Nông nghiệp và bảo vệ thực phẩm
- Thất nghiệp
- Nước và vệ sinh
- Các dịch vụ CSSK
5. Các điều kiện văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường chung
Đây là nhóm yếu tố chung nhất, bao trùm và tác động tới tình trạng sức
khỏe cá nhân cộng đồng
- Có sự mất cân bằng lớn giữa các quốc gia về sức khỏe: Hầu hết các
nước có điều kiện kinh tế và phúc lợi xã hội tốt thì mặt bằng sức khỏe
chung của người dân tốt hơn nước nghèo
- Các yếu tố văn hóa, tập tục như thói quen ăn uống, sử dụng nước sạch..
cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cá nhân và cộng đồng, nhà ở,
các dịch vụ CSSK, thất nghiệp
6. Hệ thống luật pháp


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Hệ thống luật pháp của một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng đến sức
khỏe của cá nhân, cộng đồng. Bao gồm:
- Chính sách chung: chính sách phúc lợi, chính sách thị trường lao động,
thuế…
- Chính sách y tế nói riêng: bảo hiểm xã hội, chính sách phân bổ nguồn
lực y tế, các chương trình y tế quốc gia
Trình bày khái niệm Vai trò xã hội quyết định vòng đời

- Power và Hertzman đề cập tới 3 giả thuyết về cuộc sống lúc bé ảnh hưởng tới
bệnh tật trong giai đoạn giữa và cuối cuộc đời của con người
1. Phơi nhiễm YTNC khi còn nhỏ: có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển
của hệ cơ quan bộ phận trong cơ thể, đặc biệt bộ não.
 Cơ thể có thể nhạy cảm hoặc đề kháng lại bệnh tật phát sinh trong thời
kỳ thanh niên.
2. Phơi nhiễm cá thể: có thể mang tính tích lũy vì vậy lý giải cho việc phát
sinh bệnh vào thời điểm giữa và cuối cuộc đời
3. Kinh nghiệm khi còn trẻ của một người sẽ có ảnh hưởng lớn tới giai đoạn
sau của cuộc đời
VD: Trình độ học vấn thấp khi còn trẻ sẽ dẫn tới khả năng tìm việc của
người này khó khăn , dẫn đến thu nhập thấp và ảnh hưởng tới sức khỏe
cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.
-Hướng tiếp cận này nhấn mạnh những khởi đầu về mặt sinh học, xã hội, hành vi,
tâm lý của cuộc đời rất quan trọng đến việc hình thành sức khỏe. Vì vậy, nghiên
cứu sức khỏe con người từ khi mới hình thành cho đến lúc chết nhằm nhấn mạnh
sự tích lũy các thuận lợi/ khó khăn trong mỗi giai đoạn là rất quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tuổi thọ của con người.
-Những thuận lợi và khó khăn trong cuộc đời thường có xu hướng quan hệ mật
thiết và tích lũy theo chiều dọc thời gian, có ảnh hưởng từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Ví dụ:
+ Trẻ em sinh ra trong các gia đình điều kiện kinh tế khó khăn thường thiếu
cân, SDD, có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trung niên cao hơn


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

+ Những trẻ em này thường có xu hướng không đạt được kết quả tốt trong
trường học, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và thường thất nghiệp

trong giai đoạn đầu đời
+ Những người làm công việc có thu nhập thấp thường gặp phải những vấn
đề có liên quan đến an toàn lao động rủi ro khi làm việc, tiếp xúc các chất
độc hại.
+ Những người có thu nhập thấp chỉ đủ điều kiện sống trong những khu vực
ô nhiễm môi trường nhà cửa tồi tàn, không đảm bảo an toàn thực phẩm và
dinh dưỡng.
 Nghiên cứu cho thấy những bất lợi về kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn
cuộc đời có thể đẩy cá nhân đó đến nguy cơ cao mắc bệnh mạn tính.
Trình bày các giai đoạn của vòng đời
Căn cứ vào sự tương tác của cá nhân đối với môi trường và các yếu tố xã hội có
thể chia vòng đời của con người trưởng thành thành các giai đoạn sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Bào thai
Sơ sinh (từ lúc sinh ra đến hết 1 tháng tuổi)
Thời kỳ bú mẹ sơ sinh-1 tuổi
Thời kỳ trẻ nhỏ (1-6 tuổi)
Thời kỳ niên thiếu (7-15 tuổi)
Thời kỳ trưởng thành (15-59 tuổi)
Thời kỳ cao tuổi (60 tuổi trở lên)

Mỗi giai đoạn có những đặc điểm sinh học khác nhau, nên chịu sự tác động của
môi trường khác nhau

Trình bày quan điểm các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe
Những năm 400 TCN, hypocrates (460-377TCN) cho rằng: con người không
chỉ bị chi phối bởi quy luật sinh học mà còn bởi môi trường mình đang sống
Theo ông, hoạt động sống của cơ thể con người dựa trên 4 loại thể dịch:
-

Máu ở tim cũng như không khí
Nhầy ở não cũng như nước
Mật vàng ở gan nóng như lửa
Mật đen ở lách lạnh ẩm như đất


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Sự tác động qua lại của các loại thể dịch đó không chỉ quyết định tính cách con
người mà còn là nền tảng sức khỏe và nguyên nhân của bệnh tật. Bệnh tật là do
rối loạn các loại thể dịch nói trên
Tiến bộ của ông là quan điểm bệnh tật hay sức khỏe yếu do những thay đổi vật
chất bên trong cơ thể chứ không phải do thượng đế hay các thế lực siêu nhiên.
Bên cạnh đó chúng đều có nguyên nhân từ môi trường xung quanh con người
Tuy ông chưa chỉ rõ được ảnh hưởng của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội tới sức
khỏe con người nhưng đây là quan điểm tiến bộ mà ngày nay càng thấy rõ được ý
nghĩa của nó
Nhà sinh lý học Claude Berna (1813-1873) Sức khỏe chịu sự tác động của yếu
tố bên trong và bên ngoài cơ thể con người
McKeown (1979)
- Nguyên nhân cơ bản của tăng tuổi thọ không chỉ do can thiệp y tế mà
còn do các vấn đề mức sống, dinh dưỡng được nâng cao giúp con người
tăng cường sức đề kháng với bệnh tật
- Cụ thể do phân phối lại nguồn lực kinh tế-cải thiện môi trường lao

động, phúc lợi xã hội các quy định về an toàn thực phẩm ,giáo dục, vệ
sinh -> sức khỏe được nâng cao
 Cho thấy chú trọng và đề cao yếu tố xã hội quyết định sức khỏe, bệnh
tật
Năm 1978, WHO định nghĩa
“ Sức khỏe là một trạng thái thỏa mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không
chỉ có bệnh hay thương tật”
Định nghĩa này cho thấy sức khỏe là một khái niệm tổng hợp về tình trạng cơ thể
có liên hệ mật thiết với các yếu tố tâm lý, xã hội chứ không chỉ phụ thuộc vào
yếu tố sinh học bó hẹp ở trạng thái không có bệnh hay thương tật
SUM: ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển, ảnh hưởng của yếu tố y sinh
học và yếu tố xã hội đến sức khỏe là khác nhau


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

- Trước đây, Sức khỏe phụ thuộc vào các yếu tố sinh học và môi trường tự
nhiên của con người sinh sống
- Phát triễn xã hội, Sức khỏe phụ thuộc hơn vào các yếu tố xã hội như:
phương thức lao động, môi trường lao động, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật hiện đại, ô nhiễm môi trường, nhà ở, nguồn nước.
- Ngày nay, không một bệnh tật nào của con người chỉ chịu ảnh hưởng của
môi trường tự nhiên thuần túy bởi lẽ không có nơi nào của môi trường sinh
thái không chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động sống của con
người.
- Chính vì vậy, sức khỏe không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề cộng
đồng, xã hội, loài người.
Phân tích yếu tố gia đình quyết định sức khỏe vòng đời? Lấy ví dụ minh họa
Mô hình phổ biến nhất ở phương Tây về sự phát triển con người là: “Những năm
đầu đời có tác động quan trọng đến sự phát triển sau này và đặc điểm lúc trưởng

thành của cá nhân”. Những tổn thương hay thiếu yếu tố kích thích phù hợp trong
giai đoạn then chốt ở thời kỳ bào thai, sơ sinh hay thời thơ ấu thường có ảnh
hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất/ trí thông minh, khi trưởng thành khó có
khả năng điều chỉnh được.
Gia đình chính là một trong những yếu tố chính tác động đến cuộc sống trước khi
sinh ra và những năm đầu tiên của cuộc đời con người. Bởi trẻ mới sinh và trẻ
nhỏ cần tình yêu thương, sự bảo vệ những mối nguy hiểm, cần được tìm hiểu bản
thân cũng như thế giới và những chi dẫn đạo đức, lối sống tốt đẹp
Các vấn đề như: kinh tế gia đình kém, dinh dưỡng nghèo nàn, hay lối sống của
cha mẹ có thể làm giảm sự phát triển của bào thai và trẻ nhỏ. Các yếu tố này cũng
làm tăng nguy cơ đối với giai đoạn sau của cuộc đời. Ví dụ: cha mẹ cản trở sự
phát triển hệ hô hấp của trẻ, làm giảm chức năng hô hấp vì thế tăng khả năng mắc
bệnh hô hấp trong các giai đoạn sau.
Bằng chứng cho thấy: lớn lên với cả bố mẹ, sống hạnh phúc và ổn định là một
trong những yếu tố bảo vệ quan trọng cho trẻ nhỏ chống lại hàng loạt các vấn đề
liên quan đến tâm thần, thể chất, khả năng học tập… Mâu thuẫn gia đình đặc biệt
bố mẹ li dị là những yếu tố nguy cơ dẫn đến sức khỏe kém như: trầm cảm, rối
loạn hành vi, chức năng xã hội kém, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút. Những


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

cá nhân có gia đình không hạnh phúc hoặc bố mẹ li dị thường có tỉ lệ mắc các rối
loạn tâm thần và khi trưởng thành có nguy cơ li dị cao hơn.
Phân tích Nhóm yếu tố kinh tế-xã hội quyết định sức khỏe vòng đời? Lấy ví
dụ minh họa
Hoàn cảnh kinh tế xã hội của cá nhân sẽ có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của
họ trong suốt cuộc đời. Càng nghèo đói, có địa vị thấp trong xã hội thì càng nhiều
bệnh tật, lâu bình phục và tỷ lệ tử vong cao. Bên cạnh đó, những người có xu
hướng tụt dốc trong cuộc sống trên nấc thang kinh tế xã hội thường có nhiều

nguy cơ bệnh tật hơn và tuổi thọ trung bình thấp hơn so với những người có xu
hướng tiến lên.
Phân tầng xã hội thường dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, nghề nghiệp, trình
độ giáo dục, quyền lực…của mỗi cá nhân
Hướng tiếp cận phân tầng xã hội trong CSSK xem xét sự khác biệt về:
+ Đau ốm, bệnh tật: mức sống càng thấp thì tình trạng sức khỏe càng yếu,
đặc biệt ảnh hưởng đến con cái của những người trong nhóm người nghèo.
+ Người nghèo không đủ khả năng chi trả và hưởng chăm sóc y tế như
những người giàu có, càng làm tăng thêm khoảng cách về sức khỏe giữa
các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Những thiệt thòi về kinh tế xã hội có thể tồn tại dưới nhiều dạng… Chúng có xu
hướng tích lũy và tác động đến sức khỏe. bởi vậy cá nhân càng sống lâu trong
điều kiện kinh tế xã hội kém thì họ càng phải chịu nhiều gánh nặng và tuổi thọ
giảm.
Phân tích môi trường sống quyết định sức khỏe vòng đời? Lấy ví dụ minh
họa
Ô nhiễm môi trường:
- Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người
dân
- Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã có hàng loạt vấn đề liên
quan đến sức khỏe cấp tính và mạn tính nảy sinh do phơi nhiễm ngắn hạn


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

và dài hạn bởi các chất ô nhiễm không khí, làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh hô
hấp tim mạch
Yếu tố địa lý vùng miền: Có sự khác biệt trong việc CSSK và tiếp cận các dịch
vụ y tế của người dân (giữa thành thị / nông thôn, đồng bằng/ miền núi)…
Môi trường làm việc không đảm bảo: khiến sức khỏe người lao động giảm sút

nghiêm trọng và mắc các bệnh nghề nghiệp
Sức ép cho người lao động: việc làm, môi trường lao động nhiều YTNC (tiếng
ồn, bụi, phóng xạ…) làm việc trong môi trường lao động đặc biệt (leo cao, áp
suất, tư thế lao động bất lợi…)
Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp cao ở các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim,
vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản..


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Trình bày các nhóm chỉ số đánh giá không công bằng sức khỏe dựa trên mô
hình của WHO
Định nghĩa

-

1. Công bằng sức khỏe (WHO): tình trạng không còn sự khác biệt có hệ
thống về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa các
nhóm khác nhau trong xã hội
Công bằng y tế được đo lường bởi các nhóm chỉ số
Công bằng trong phân bố nguồn lực và tài chính y tế
Công bằng trong khả năn tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
Công bằng trong chất lượng dịch vụ và chăm sóc y tế
Không có sự khác biệt về yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe
Không có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe
2. Mất cân bằng sức khỏe (health inequality) : thể hiện sự khác biệt, đa
dạng và không đồng nhất trong sức khỏe của các cá nhân, các nhóm
người
3. Không công bằng sức khỏe (health equity): Khi các yếu tố xã hội,
kinh tế, chính trị có tác động đến sự lựa chọn và cơ hội tiếp cận của cá

nhân với các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhóm chỉ số đánh giá không công bằng sức khỏe: Có nhiều hướng tiếp cận
khác nhau
- Phổ biến đo lường sự khác biệt về sức khỏe trong các nhóm xã hội
+ Phương pháp: đưa ra định nghĩa đặc trưng của các nhóm sau đó
nghiên cứu sự khác biệt về sức khỏe của các nhóm đó.
+ Hướng tiếp cận: giả định về sự tồn tại của các nhóm xã hội
+ Ý nghĩa: phản ánh sự phân bố không đều (không công bằng) các
nguồn lực, cơ hội cuộc sống trong các thành phần xã hội
- Hương tiếp cận khác: Đo lường không công bằng sức khỏe thông qua đo
lường sự phân bố tình trạng sức khỏe khác nhau giữa các cá nhân trong
cộng đồng, tương tự cách đo sự phân bố thu nhập trong một cộng đồng.
- Hai cách tiếp cận này không đối lập mà mang tính bổ trợ nhau
- Việc đo và kiểm soát sự không công bằng sức khỏe dựa trên các tiêu chuẩn
và ưu tiên phân tích các tiêu chí xã hội, lịch sử


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

- Đo lường dựa trên chỉ số Theil: Đo sự chênh lệch giữa phân bố thu nhập và
phân bố dân cư. Thông qua tính toán giữa các nhóm, so sánh cấu trúc phân
bố thu nhập và dân cư, đo lường chỉ số thu nhập và tỷ lệ dân cư.


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Bài 4: Ốm đau bệnh tật, CSSK từ quan điểm nhân học
Trình bày được các khái niệm liên quan đến ốm đau và bệnh tật từ quan
điểm nhân học

Định nghĩa Sức khỏe WHO : là trạng thái hoàn toàn thoải mái về cả thể chất,
tinh thần, xã hội chứ không chỉ có bệnh hay thương tật.
Sức khỏe chi phối con người, hệ thống y tế, hình thức chữa bệnh, môi trường (Tự
nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa tại cộng đồng địa phương hay quốc gia)
 Những yếu tố này tương tác với nhau tác động lên sức khỏe cộng đồng trên
những phương tiện thể chất, tinh thần, xã hội đồng thời hình thành nên các
hành vi SKSS
Bệnh tật
đề cập đến tình trạng sức khỏe dựa trên
ý kiến các nhà chuyên môn với các lý
giải khoa hay kinh nghiệm được đo
lường khách quan

Ốm đau
đề cập đến quan điểm của bản thân
người bệnh đối với sức khỏe của họ

Tính chủ quan, thường bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố
Được đo lường bởi các rối loạn thể chất Phản ánh quan điểm của ngưởi trong
của người ngoài cuộc
cuộc
Tính khách quan

- Phân biệt “ốm đau” và bệnh tật” để giải thích phương thức điều trị, dự
phòng dựa trên các nguyên nhân gây bệnh khác nhau
- Vai trò của “ ốm đau”
+ Người bệnh có vai trò cá nhân trong ốm đau của bản thân, họ tìm
kiếm dịch vụ CSSK và các cách riêng phản ứng với bệnh tật
+ Hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK là vai trò của cá nhân song lại bị

ảnh hưởng của MTVHXH mà họ đang sống
- Vai trò của ốm đau đi kèm với quyền và lợi ích nhất định
+ Vai trò của tổ chức xã hội hỗ trợ cho người ốm để người ốm được
đặc quyền nhất định và người bệnh được chăm sóc bởi những người
khác. Ví dụ: ốm đau được nghỉ làm, đến bệnh viện được nhận CS y
tế


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

+ Người cung cấp dịch vụ y tế xác nhận tình trạng ốm đau và cung cấp
dịch vụ khám chữa bệnh
- Mỗi ngươi bị bệnh khác nhau có vai trò khác nhau tùy thuộc vào nhận thức
của người đó (Bệnh mạn tính)
- Ngôn ngữ của sự ốm đau: mỗi người thể hiện sự ốm đau và bệnh tật với
thế giới bên ngoài theo một cách khác nhau.
+ Các yếu tố ảnh hưởng
 Bối cảnh văn hóa xã hội
 Cá nhân
 Chuẩn mực đạo đức
+ Đau và ngôn ngữ của đau khổ không chỉ liên quan đến thể xác mà
đau đớn về tinh thần (tâm lý xã hội) cũng rất quan trọng. Ngôn ngữ
của đau khổ có thể sử dụng để giao tiếp vấn đề quan trọng


Vũ Thanh Thảo/ YHDPk8

Trình bày hệ thống chăm sóc sức khỏe từ quan niệm nhân học
Định nghĩa: Hệ thống CSSK là tất các dịch vụ y tế sẵn có cho những người sử
dụng

- Theo Kleinman (1980) HTYT là các hình thái lòng tin về nguyên nhân gây
đau ốm, là những chuẩn mực quyết định sự lựa chọn và đánh giá điều trị,
những đạo luật, mqh quyền lực, các thể chế được xã hội công nhận. Mỗi xã
hội đều có nhiều hệ thống y tế
- Nhân học quan tâm đên tất cả các loại dịch vụ CSSK
- Phức hợp y học: vấn đề sức khỏe được hiểu và điều trị theo các cách khác
nhau
- Mô hình khu vực của Kleinman
+ Khu vực chuyên môn: chuyên gia về y học, được tổ chức một cách
chính thống và được pháp luật công nhận
+ Khu vực dân gian: thầy lang, thầy chings, pháp sư,… cách chữa
bệnh của nhóm người này có thể mang tính thần bí/ dân gian/ phối
hợp cả hai
+ Khu vực phổ thông: khu vực của người dân, người không có chuyên
môn, chiếm phần lớn nhất trong bất kể hệ thống y tế nào.
+ Khu vực của hệ thống CSSK có thể giao thoa, chồng chéo, ảnh
hưởng lẫn nhau, tích hợp hoặc kết hợp trong việc cung cấp dịch vụ.
+ Vai trò mỗi khu vực khác nhau tùy từng xã hội, thông thường nền y
học hiện đại là nển y học chiếm ưu thế.
- Nhân học y học NC việc thực hành CSSK hay các hành vi CSSK, tìm hiểu
và phân tích sự khác biệt giữa các khu vực CSSK
- Nhân học chú ý đến việc tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người
bệnh khi lựa chọn một cách thức cụ thể
Trình bày được các khái niệm về hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK
- Khi nghiên cứu các hệ thống chăm sóc y tế, các nhà nhân học quan tâm
đến mọi người dùng phương pháp điều trị gì, các tập quán của người dân
- Các mô hình tổng quát quá trình tìm kiếm dịch vụ
+ Mô hình đồng bộ: đưa ra các hình thức, dịch vụ được người sử dụng
áp dụng cùng lúc khi có nhu cầu
+ Mô hình trình tự: đưa ra trình tự các hình thức mà đa số người sử

dụng dịch vụ áp dụng


×