Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

xác định cha mẹ con theo pháp luật HN&GĐ hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.84 KB, 69 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi
con người. Mỗi cá nhân được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên đều luôn hướng
về nguồn cội, đó là bản năng tự nhiên của con người. Do đó, vấn đề xác định
cha, mẹ, con luôn được mỗi cá nhân, gia đình và xã hội quan tâm. Thông qua
việc xác định cha, mẹ, con sẽ chỉ ra ai là chủ thể mang quyền và nghĩa vụ
trong quan hệ cha, mẹ, con, ai sẽ là người có trách nhiệm nuôi dạy đứa trẻ.
Mặc khác, việc xác định con chung không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa
hai thế hệ mà còn liên quan đến các mối quan hệ với các thành viên khác
trong gia đình. Vì vậy, xác định quan hệ cha, mẹ, con còn là cơ sở để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khác trong gia đình. Đồng thời,
xác định cha, mẹ, con là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Ngày này, cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đời sống
xác hội nhiều thay đổi, quan hệ xã hội cũng trở nên phức tạp hơn. Trong đó,
phát sinh những vấn đề như nam nữ sống chung trước hôn nhân, vấn đề mang
thai hộ không vì mục đích nhân đạo,…Điều này dẫn đến trường hợp trẻ em
được sinh ra khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, trẻ không biết cha, mẹ đẻ là ai
hoặc chính cha, mẹ đẻ từ chối, không công nhận con của mình. Khi không xác
định được ai là cha, mẹ của đứa trẻ thì lợi ích hợp pháp của đứa trẻ cũng
không được đảm bảo. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và
pháp luật trong nước cũng ngày càng mở rộng theo hướng học tập kinh
nghiệm của các nước trên thế giới dẫn đến việc xác định cha, mẹ, con có
nhiều thay đổi so với truyền thống trước đây. Do đó, Nhằm đảm bảo quyền lợi
cho trẻ em và đảm bảo các giá trị đạo đức gia đình, Luật HN&GĐ năm 2014
đã dành chương V để quy định cụ thể về quan hệ giữa cha mẹ và con, trong
đó có vấn đề xác định cha, mẹ, con.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định khá đầy đủ về vấn đề xác định
cha, mẹ, con trong các trường hợp cụ thể như: Xác định cha, mẹ, con trường
hợp sinh con thông thường; xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con


bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,…Những quy định của pháp luật đã tương đối rõ
ràng, tuy nhiên việc áp dụng để giải quyết những vấn đề trên thực tế thì còn
1


nhiều khó khăn, vướng mắc cần được xem xét và khắc phục. Bên cạnh đó, sự
ra đời của Luật Hộ tịch năm 2014, BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015 cùng
các văn bản hướng dẫn đã tác động nhiều đến việc xác định cha, mẹ, con.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và nhằm tìm hiểu quan hệ
cha, mẹ, con được xác định trên cơ sở nào; trình tự, thủ tục pháp lý để xác
định cha, mẹ, con và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác
định cha, mẹ, con có những hạn chế, bất cập nào. Từ đó, đưa ra những giải
pháp nhằm thực thi có hiệu quả quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ,
mẹ. Vì vậy, Em đã chọn đề tài “Xác định cha, mẹ, con theo quy định của
pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về vấn đề xác định cha, mẹ, con là một vấn đề không mới
nhưng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm bởi vì đây là một vấn đề liên
quan trực tiếp đến nhân thân của con người. Ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới, đều có những công trình nghiên cứu khoa cấp trường hoặc cấp nhà nước
liên quan đến vấn đề này. Điều này nhằm đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu
vấn đề xác định cha, mẹ, con một các toàn diện để áp dụng vào thực tế một
cách chính xác.
Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết liên
quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, có. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu
như bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ: “Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác
định cha, mẹ, con (trong giá thú) theo pháp luật Việt Nam” (Tạp chí Luật học
số 1/2002); Bài viết của TS. Nguyễn Phương Lan: “Quyền làm mẹ của người
phụ nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam” (Tạp chí Luật học – Đặc san

phụ nữ); Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thu Phương: “Xác định cha, mẹ,
con theo pháp luật Việt Nam” (năm 2015); Luận văn Thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Hạnh Hoa: “Xác định cha, mẹ, con và thực tiễn giải quyết tại Tòa
án”; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Ngọc Huy: “Xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt
Nam”. Những bài viết và những công trình nghiên cứu được nêu trên đã đề
cập nhiều đến vấn đề xác định cha, mẹ, con cũng như thực tiễn về áp dụng
2


pháp luật liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
trên chưa cập nhật được những quy định mới liên quan đến vấn đề xác định
cha, mẹ, con. Do đó, trong bài nghiên cứu này, em sẽ đi sâu vào tìm hiểu các
quy định của pháp luật hiện hành về xác định cha, mẹ, con; tìm hiểu thực tiễn
áp dụng pháp luật để chỉ ra một số vấn đề còn khó khăn, vướng mắc; đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định cha,
mẹ, con.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những quy định của pháp luật liên
quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con. Làm rõ thực tiễn giải quyết vấn đề
xác định cha, mẹ, con tại cơ quan có thẩm quyền. Từ đó, tìm ra được những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định của pháp luật về xác định
cha, mẹ, con.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá
những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xác định cha, mẹ, con, đưa
ra thực trạng giải quyết các tranh chấp nhằm làm rõ việc áp dụng những quy
định của pháp luật liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con. Từ đó, đánh giá
được tính phù hợp và những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật,
những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp trên thực tế và đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật, một số giải pháp nhằm giải quyết những khó

khăn, vướng mắc.
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về
xác định cha, mẹ, con quy định tại Mục 2 Chương V Luật HN&GĐ năm
2014; những vụ án tranh chấp trên thực tiễn liên quan đến vấn đề xác định
cha, mẹ, con.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu hai căn cứ xác định
cha, mẹ, con là căn cứ dựa trên quan hệ huyết thống và căn cứ dựa trên quy
định của pháp luật. Nghiên cứu về quyền yêu cầu xác định cha, mẹ con; thẩm
quyền và trình tự, thủ tục xác định cha, mẹ, con trong những quy định của
pháp luật HN&GĐ hiện hành.
3


Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp
dụng quy định của pháp luật trong giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con
trên phạm vi cả nước.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về cải cách tư pháp.
Đề tài cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng
thường xuyên trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: Phương pháp phân tích
để phân tích những quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con; phương
pháp so sánh để tiến hành so sánh các quy định của pháp luật hiện hành với
quy định trong các văn bản pháp luật trước. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp quy
nạp để làm rõ và giải quyết các vấn đề đề đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đề tài cung cấp những cơ sở lý luận về vấn đề xác định cha, mẹ, con,
làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề xác định
cha, mẹ, con. Đưa ra những tranh chấp cụ thể trong thực tiễn để chỉ ra những
điểm hợp lý trong quy định của pháp luật, những khó khăn, vướng mắc còn
tồn tại trong việc áp dụng pháp luật. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề xác định cha, mẹ, con.
Ngoài ra, đề tài là cơ sở khoa học nhằm bổ sung cho những thiếu sót,
hạn chế của các bài nghiên cứu trước đó, là một nền tảng lý luận cho việc
nghiên cứu vấn đề xác định cha, mẹ, con sau này. Đồng thời, đề tài cùng với
những bài nghiên cứu trước sẽ tạo ra một hệ thống kiến thức rõ ràng, chuyên
sâu, hoàn chỉnh về vấn đề này.

4


7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương với các nội dung cơ bản
gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung về xác định cha, mẹ, con
Chương 2: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật Hôn
nhân và gia đình hiện hành
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực
thi hiệu quả các quy định về xác định cha, mẹ, con

5


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ,
CON

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của xác định cha, mẹ, con
1.1.1. Khái niệm cha, mẹ, con
Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt và sự
gắn bó các chủ thể một cách thường xuyên, lâu dài và ổn định. Trong đó, mối
quan hệ giữa cha, mẹ, con với nhau được xem là nền tảng để xác định các mối
quan hệ khác trong gia đình. Trong suốt chiều dài phát triển lịch sử, việc xác
định cha, mẹ, con đều dựa trên sự kiện sinh đẻ cho đến khi khoa học kỹ thuật
phát triển làm xuất hiện các phương thức hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha,
mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ trở nên khó khăn hơn do có sự
tham gia của người thứ ba (người cho trứng, cho tinh trùng, cho phôi). Từ đó,
vấn đề xác định cha, mẹ, con được đặt ra nhằm làm rõ lai lịch, nguồn gốc của
một con người. Để tìm hiểu mối quan hệ cha, mẹ, con cũng như việc xác định
cha, mẹ, con thì trước hết ta phải tìm hiểu về khái niệm cha, mẹ và con là gì?
Khái niệm cha, mẹ, con là những khái niệm luôn tồn tại cùng với nhau
vì bản chất của quan hệ giữa cha, mẹ, con là quan hệ hai chiều. Khi nghiên
cứu về khái niệm cha, mẹ, con thì tác giả Nguyễn Thị Lan (Trường đại học
Luật Hà Nội) nhìn nhận khái niệm cha, mẹ, con dưới hai góc độ là góc độ
sinh học – xã hội và góc độ pháp lý. Về góc độ sinh học – xã hội thì mỗi
người sinh ra đều dựa trên một quá trình người mẹ thụ thai, mang thai và sinh
con - sự kiện sinh đẻ thông thường. Con khi sinh ra sẽ có quan hệ huyết thống
với cha và mẹ, mang những đặc tính về di truyền và cấu trúc gen. Tuy nhiên,
trong trường hợp sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản thì con sinh ra
có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống với cha, mẹ nhưng đứa con
được sinh ra vẫn được công nhận là con đẻ của người mẹ và người cha có
quan hệ hôn nhân hợp pháp với người mẹ của đứa trẻ. Do đó, dưới góc độ
sinh học – xã hội tác giả cho rằng khái niệm cha, mẹ, con như sau: “Cha, mẹ
đẻ, trong quan hệ với con là người trực tiếp sinh ra con, có thể có hoặc không
có quan hệ huyết thống với người con; Con đẻ, trong quan hệ với cha mẹ, là

6



người được cha mẹ trực tiếp sinh ra, có thể có hoặc không có quan hệ huyết
thống với cha, mẹ”.
Dưới góc độ pháp lý, quan hệ cha, mẹ, con được xác định khi có sự
chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc cha, mẹ
hoàn tất các thủ tục pháp lý về khai sinh cho con. Khi quan hệ cha, mẹ, con
phát sinh thì cha, mẹ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của
mình được quy định trong các văn bản pháp luật. Về cơ bản, người cha, người
mẹ về mặt sinh học sẽ trùng với người cha, người mẹ về mặt pháp lý vì việc
công nhận của nhà nước cũng xuất phát từ sự kiện sinh đẻ. Do đó, dưới góc
độ pháp lý tác giả Nguyễn Thị Lan cũng đưa ra khái niệm: “Cha, mẹ đẻ trong
mối quan hệ với con, là người trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa
vụ với con theo quy định của pháp luật. Con đẻ, trong quan hệ với cha mẹ, là
người được cha mẹ sinh ra, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật”.
Mặc dù cả hai khái niệm trên của tác giả Nguyễn Thị Lan đưa ra về cơ
bản đã định nghĩa rõ ràng thế nào là cha, mẹ, con. Tuy nhiên, khái niệm dựa
trên quy định Luật HN&GĐ năm 2000 nên không còn phù hợp với quy định
của Luật HN&GĐ hiện nay. Vì khi đứa trẻ được sinh ra do cặp vợ chồng nhờ
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người trực tiếp sinh ra đứa trẻ (người
được nhờ mang thai hộ) không phải là cha, mẹ của đứa trẻ, mà cha mẹ của
đứa trẻ là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Do đó, tổng hợp cả hai khái niệm
trên ta có thể đưa ra được một khái niệm tổng thể về cha, mẹ, con như sau:
“Cha, mẹ trong mối quan hệ với con, là người trực tiếp hoặc không trực tiếp
sinh ra đứa trẻ, có quan hệ huyết thống với đứa trẻ đó hoặc được pháp luật
công nhận; Con trong mối quan hệ với cha mẹ, là người được cha mẹ trực
tiếp hoặc không trực tiếp sinh ra, có quan hệ huyết thống với cha, mẹ hoặc
được pháp luật thừa nhận”.
Ngoài ra, dưới góc độ pháp lý, khái niệm con còn được nghiên cứu với

tư cách là con chung, con riêng, con trong giá thú và con ngoài giá thú để làm
căn cứ cho việc xác định cha, mẹ, con. Theo đó, “Con trong giá thú” được
hiểu là con của những người là vợ chồng hợp pháp [23, tr. 7]. Tức là, đứa con
được sinh ra trong thời kỳ vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp được đăng
7


ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc con được sinh ra trong mối quan
hệ sống chung như vợ chồng (có giá trị pháp lý) hoặc con được sinh ra trong
mối quan hệ của cha mẹ được thừa nhận bằng một bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án. Ngược lại, “Con ngoài giá thú” là con được sinh ra
mà giữa cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp. “Con chung” là con mà vợ
chồng được xác định là cha, mẹ của người con đó. “Con riêng” là con của
một bên vợ hoặc chồng trong mối quan hệ với người chồng hoặc vợ của họ.
1.1.2. Khái niệm của việc xác định cha, mẹ, con
Trước khi tìm hiểu về khái niệm “xác định cha, mẹ, con” thì ta phải
hiểu về nghĩa của cụm từ “xác định”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “xác định”
được hiểu là “qua nghiên cứu, tìm tòi, biết rõ ràng, chính xác” [23, tr. 9]. Từ
đó, theo cách hiểu thông thường xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm
tòi để làm rõ nguồn gốc xuất thân của một người với tư cách là con, trong mối
quan hệ với cha, mẹ hoặc một người với tư cách là cha hoặc mẹ trong mối
quan hệ với con, một cách rõ ràng, chính xác. Ngoài ra, khi nghiên cứu về
khái niệm xác định cha, mẹ, con ta cũng có thể nhìn nhận dước góc độ sinh
học – xã hội và góc độ pháp lý. Dưới góc độ sinh học - xã hội, xác định cha,
mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống
giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ [20, tr. 20]. Dưới góc
độ này việc xác định cha, mẹ, con dựa trên quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ
và con mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha, mẹ là quan hệ hôn
nhân hợp pháp hay không hợp pháp.
Dưới góc độ pháp lý, xác định cha, mẹ, con được nghiên cứu: với tư

cách là một sự kiện pháp lý: “Xác định cha, mẹ, con là sự kiện pháp lý làm
phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con về mặt huyết thống” [20, tr.
23]. Sự kiện pháp lý được cấu thành bao gồm sự biến pháp lý và hành vi pháp
lý. Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộc vào
ý chí của con người nhưng pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý.
Ví dụ: Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử,…Còn hành vi pháp lý là sự
kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Trong việc xác
định cha, mẹ, con, sự biến pháp lý là hành vi sinh con của người phụ nữ, hành
vi này phụ thuộc nhiều vào cơ chế phát triển tự nhiên của bào thai và nhiều
8


khi nằm ngoài sự kiểm soát của người phụ nữ. Còn hành vi pháp lý là hành vi
đăng ký khai sinh hoặc một quyết định hay một bản án có hiệu lực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc xác định cha, mẹ, con.
Với tư cách là một quan hệ pháp luật: “Xác định cha, mẹ, con là các
quan hệ xác hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha,
mẹ, con về mặt huyết thống của các chủ thể được quy phạm pháp luật điều
chỉnh” [20, tr. 26]. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi
các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia có các quyền, nghĩa vụ
pháp lý cụ thể. Quan hệ pháp luật xác định cha, mẹ, con được điều chỉnh bởi
các quy phạm pháp luật HN&GĐ, khi phát sinh các bên có các quyền và
nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Mặt khác, đặc điểm của quan hệ pháp luật xác định
cha, mẹ, con là quyền nhân thân gắn với một chủ thể nhất định và không thể
chuyển giao cho chủ thể khác.
Khái niệm xác định cha, mẹ, con cũng được nghiên cứu với tư cách là
một chế định pháp luật. Có thể hiểu, chế định pháp luật là tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội gần gũi, có cùng tính chất
trong phạm vi mỗi ngành luật và do nhà nước ban hành. Do đó, “Xác định
cha, mẹ, con là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy

định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, căn cứ và thủ tục pháp lý nhằm
nhận diện một người cha, một người mẹ, một người con có mối quan hệ huyết
thống trực hệ” [20, tr. 39]. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xác
định cha, mẹ, con quy định về quyền của các chủ thể và các nghĩa vụ tương
ứng. Bên cạnh đó, các chế định thường không có chế tài mà chủ yếu xuất phát
từ sự tự nguyện của các chủ thể nhằm đảm bảo lợi ích chung của các chủ thể
và của xã hội.
1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, trong đó
có ý nghĩa về mặt xã hội và ý nghĩa về mặt pháp lý.
 Về mặt xã hội
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với trẻ, gia đình
là cầu nối của trẻ em với xã hội và môi trường bên ngoài. Gia đình không chỉ
9


đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân
cách của một đứa trẻ mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trẻ
trưởng thành. Hơn ai hết thì cha, mẹ là người yêu thương và chăm sóc trẻ em
vô điều kiện. Sự chăm sóc của cha, mẹ giúp những đứa trẻ trưởng thành, phát
triển và trở thành người có ích cho xã hội. Nếu trẻ em không có sự giáo dục
của cha mẹ thì chúng sẽ dễ sa vào các tệ nạn xã hội, tâm lý lệch lạc và có
những hành vi gây nguy hại đến cộng đồng. Vì thế, việc xác định cha, mẹ,
con tạo điều kiện cho trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong gia đình
và nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
Mặc khác, với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế, các vấn đề
xã hội như nam nữ sống chung với nhau trước khi kết hôn diễn ra thường
xuyên dẫn đến những tranh chấp về xác định cha, mẹ, con. Khi những tranh
chấp này kéo dài thì trật tự gia đình sẽ bị đảo lộn, gây sự bất ổn cho xã hội.
Chính vì thế, việc xác định cha, mẹ, con sẽ giúp ổn định lại các mối quan hệ

trong đời sống xã hội, duy trì các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Ngoài ra, xác định cha, mẹ, con nhằm xóa bỏ các quan niệm lạc hậu về trọng
nam, khinh nữ, con trong giá thú và con ngoài giá thú, tạo nên sự bình đẳng
cho sự phát triển của các thành viên trong gia đình.
 Về mặt pháp lý
Xác định cha, mẹ, con nhằm làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ
giữa cha, mẹ với con và con với cha, mẹ. Chế định xác định cha, mẹ, con tạo
cơ sở cho Tòa án giải quyết các tranh chấp khác có liên quan như: cấp dưỡng,
thừa kế, pháp luật về hộ tịch,…nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong xã hội. Do đó, việc xác định cha, me, con có ý nghĩa đối với
các lĩnh vực sau:
Một là, xác định cha, mẹ, con có liên quan đến các chế định khác trong
lĩnh vực dân sự như: Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra; chế
định về cha, mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực
hành vi dân sự; trong giao dịch dân sự, xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong

10


việc yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên thực
hiện.
Hai là, liên quan đến lĩnh vực tố tụng dân sự thì việc xác định cha, mẹ,
con có vai trò quan trọng trong việc xác định tư cách tố tụng của các chủ thể.
Ví dụ: Trường hợp cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự trong các vụ án
tranh chấp.
Ba là, trong lĩnh vực hình sự thì việc xác định cha, mẹ, con là căn cứ để
Tòa án định tội danh, định khung và quyết định hình phạt. Ví dụ: tội không tố
giác tội phạm, tội giết con mới đẻ. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì việc xác

định cha, mẹ, con là căn cứ để Tòa án giải quyết một số thủ tục như: Việc lấy
lời khai người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi phải có người đại diện
của họ tham dự; trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bảo lãnh,…
1.2. Các căn cứ xác định cha, mẹ, con
1.2.1. Xác định cha, mẹ, con dựa trên quan hệ huyết thống
Huyết thống là mối quan hệ thiêng liêng luôn được chú ý từ trước đến
nay và là cơ sở truyền thống để xác định mối quan hệ cha, mẹ, con. Nếu như
trước đây, mối quan hệ huyết thống là cơ sở vững chắc để xác định cha, mẹ,
con, thì tới ngày nay, căn cứ này không còn là cơ sở để xác định cha, mẹ, con
trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ với
con vẫn được xem là căn cứ đầu tiên để xác định quan hệ cha, mẹ, con. Mỗi
đứa trẻ sinh ra đều có quan hệ huyết thống với cha ruột và mẹ ruột của chúng
(trừ trường hợp sinh con bằng phương pháp khoa học). Mối quan hệ huyết
thống giữa người mẹ với con được thể hiện thông qua sự kiện người mẹ trực
tiếp sinh ra đứa trẻ. Còn mối quan hệ huyết thống của người cha với con được
thể hiện thông quan sự kiện thành thai, tức là người có quan hệ tình dục với
người mẹ dẫn đến việc người mẹ mang thai. Do đó, để xác định người nào là
cha, là mẹ của đứa trẻ thì phải căn cứ vào mối quan hệ huyết thống với đứa
trẻ sinh ra.
Việc xác định cha, mẹ, con dựa trên mối quan hệ huyết thống trải qua
từng bước phát triển gắn với các kiểu gia đình. Hình thức gia đình đầu tiên là
11


gia đình huyết tộc được hình thành trên cơ sở kết hôn của những người cùng
thế hệ trong cùng một dòng họ. Thời kỳ này, loài người quan hệ tính giao hỗn
tạp, do đó, không thể xác định chắc chắn ai là người cha của đứa trẻ mà chỉ
biết được người mẹ. Con cái được xác định theo huyết thống của người mẹ và
chế độ mẫu hệ ra đời.
“1. Loài người đầu tiên sống trong những quan hệ tính giao hỗn tạp

mà tác giả gọi bằng một từ khóa không thỏa đáng là chế độ hê-ta-ia; 2.
Những quan hệ như thế làm cho không thể nào biết được chắc chắn ai là cha
đẻ, nên dòng máu chỉ tính theo nữ hệ, theo mẫu quyền – và ở tất cả các dân
thời cổ đại lúc đầu, tình hình đều như thế; 3. Vì vậy, những người đàn bà, với
tư cách là những người mẹ, tức là những người chắc chắn duy nhất đã sinh
ra thế hệ trẻ, đã được tôn kính và kính trọng đến cao độ” [21, tr. 31-32].
Gia đình Pu-na-lu-an được coi là bước tiến thứ hai trong tổ chức gia
đình. Hình thức gia đình này được hình thành trên những hình thức kết hôn
tiến bộ hơn gia đình huyết tộc, đó là xóa bỏ hình thức kết hôn của những
người cùng thế hệ. Gia đình Pu-na-lu-an ngăn cấm quan hệ tính giao giữa anh
em trai và chị em gái. Con cái vẫn được xác định theo quan hệ huyết thống về
đằng mẹ và đã thu hẹp được phạm vi để xác định người cha.
Gia đình phối ngẫu là hình thức gia đình sau gia đình Pu-na-lu-an. Cơ
sở hình thành của hình thức gia đình này là kết hôn theo từng cặp. Do đó, có
thể xác định được đầy đủ mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con. Chế
độ mẫu hệ cũng dần dân lụi tàn, thay vào đó là chế độ phụ hệ được thiết lập.
Người phụ nữ phải tuyệt đối tuân thủ theo những quy tắc, luật lệ, truyền thống
và phải tuyệt đối chung thủy với người chồng: “…Người phụ nữ phải triệt để
chung tình trong thời gian chung sống với chồng, và tội ngoại tình của họ sẽ
bị trừng trị một cách tàn ác” [21, tr. 81]. Do đó, trong thời gian sống chung
với người chồng thì người phụ nữ mang thai và sinh con đích thực là con của
người chồng. Vì vậy, hình thức gia đình phối ngẫu đã xác định được đầy đủ
mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con.
Sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguyên nhân xuất
hiện gia đình một vợ một chồng. Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập,

12


không phụ thuộc vào kinh tế thị tộc, quan hệ giữa vợ chồng được gắn kết chặt

chẽ hơn. Ở đây, chế độ một vợ một chồng có tính chất khá đặc biệt là một vợ
một chồng chỉ riêng đối với người đàn bà, chứ không phải đối với người đàn
ông. Người vợ có trách nhiệm là phải giữ trinh tiết và lòng trung thành với
người chồng. Đứa trẻ sinh ra đích thị là con của người chồng. Do đó, chế độ
một vợ một chồng có thể xác định chính xác mối quan hệ huyết thống giữa
cha mẹ và con.
Theo đó, để xác định cha cho con hoặc xác định con cho cha thì cần
phải căn cứ vào thời điểm sinh con, thời gian người phụ nữ mang thai để xác
định tại thời điểm thụ thai hai bên nam nữ có quan hệ tình dục với nhau hay
không. Còn để xác định mẹ cho con hoặc con cho mẹ thì cần phải căn cứ vào
sự kiện sinh đẻ, tức là, xem xét đứa con được xác định với đứa trẻ mà người
phụ nữ sinh ra có đồng nhất với nhau hay không. Tuy nhiên, sự phát triển của
xã hội, các mối quan hệ nam nữ trở nên phức tạp và việc sinh con bằng
phương pháp khoa học ngày càng phát triển đã làm cho việc xác định cha, mẹ,
con gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế, việc xác định cha, mẹ, con dựa
trên quan hệ huyết thống lại càng được chú trọng và đảm bảo tính chính xác
cao.
1.2.2. Xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật
Pháp luật được ban hành điều chỉnh các mối quan hệ của xã hội trong
đó có vấn đề xác định cha, mẹ, con. Khi mà việc xác định cha, mẹ, con dựa
trên căn cứ huyết thống thường phức tạp (do có liên quan đến vấn đề di truyền
và cấu trúc gen) thì việc xác định cha, mẹ, con dựa trên các quy định của pháp
luật trở nên dễ dàng hơn khi chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện
hành để xác định mối quan hệ giữa cha, mẹ với con hoặc giữa con với cha,
mẹ. Từ đó có thể hiểu: “Xác định cha, mẹ, con dựa trên các căn cứ pháp lý là
việc dựa vào những quy định của pháp luật nhằm làm căn cứ cho việc xác
định các chủ thể trong mối quan hệ mẹ - con, cha – con” [23, tr. 20].
Các quy định về xác định cha, mẹ, con được các nhà làm luật xây dựng
căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng. Bởi lẽ, khi thời kỳ hôn nhân
bắt đầu thì hai bên nam, nữ phát sinh các nghĩa vụ như nghĩa vụ chung thủy,


13


yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, tôn trọng lẫn nhau nhằm thực hiện tốt
các chức năng của gia đình, trong đó, có chức năng sinh sản. Vì vậy, trong
thời kỳ hôn nhân, đứa con được sinh ra thì nó đương nhiên được xác định là
con chung của cặp vợ chồng.
Mặc khác, pháp luật đã đặt ra nhiều cơ chế để đảm bảo cho việc các
định cha, mẹ, con được chính xác. Pháp luật quy định về nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng và quy định các chế tài xử lý về hành chính hoặc hình sự
đối với trường hợp vi phạm. Do đó, việc xác định cha, mẹ, con dựa trên căn
cứ pháp lý lại càng được củng cố và đảm bảo tính chính chính xác cao. Tuy
nhiên, với sự phát triển của xã hội, các mối quan hệ trở nên phức tạp nên con
sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không phải là con chung của vợ chồng.
Khi đó, việc xác định cha, mẹ, con dựa trên căn cứ pháp lý sẽ không còn
chính xác mà phải dùng căn cứ về mặt huyết thống để xác định quan hệ cha,
mẹ, con.
1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt
Nam về chế định xác định cha, mẹ, con
Hệ thống pháp luật Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau trong đó có một số chế định về hôn nhân gia đình nói chung và chế định
về xác định cha, mẹ, con nói riêng. Theo đó, chế định về xác định cha, mẹ,
con được quy định qua các thời kỳ sau:
1.3.1. Thời kỳ phong kiến
Từ thời xa xưa, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về lĩnh
vực hôn nhân gia đình được ghi nhận trong các Bộ luật mà tiêu biểu trong số
đó là Bộ luật Hồng Đức (thời nhà Lê) và Bộ luật Gia Long (thời nhà Nguyễn).
Theo đó, Bộ luật Hồng Đức điều chỉnh về các vấn đề như điều kiện kết hôn,
các trường hợp cấm kết hôn (Điều 314, 317, 318, 319); Các trường hợp chấm

dứt hôn nhân (Điều 310, 308, 333); Quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình, giữa vợ chồng với nhau, giữa cha, mẹ với con (Điều 321, 308, 309, 401,
405). Đây là những vấn đề cơ bản nhất trong quan hệ HN&GĐ. Tương tự Bộ
luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long cũng tập trung chú trọng quy định về các

14


vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, cả hai Bộ luật đều không quy định về vấn đề xác
định cha, mẹ, con mà vấn đề này được điều chỉnh theo phong tục tập quán.
Do sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, mà thời kỳ này có những quy
định khắt khe đối với người phụ nữ. Theo đó, trong gia đình người đàn ông
làm chủ và quyết định tất cả những vấn đề, người phụ nữ không có quyền đưa
ra ý kiến. Người đàn ông có quyền cưới “năm thê, bảy thiếp” nhưng người
phụ nữ chỉ được lấy một chồng và phải tuyệt đối chung thủy với người chồng
của mình. Ngoài ra, thời kỳ phong kiến cũng có những quy định khắt khe đối
với việc ngoại tình. Nếu phạm vào tội ngoại tình (một trong bảy tội lớn) thì sẽ
bị xã hội khinh rẻ, có thể bị cạo đầu bôi vôi và người chồng có thể bỏ vợ hoặc
“hành xử” vợ. Người đàn ông nếu như thông gian với vợ người khác thì có
thể bị xử tội lưu đầy hoặc tội chết (Điều 401 Bộ luật Hồng Đức). Chính
những quy định khắt khe như thế, nên khi đứa trẻ được sinh ra thì người đàn
ông luôn tin tưởng rằng đứa trẻ đó là con của mình. Vì thế, các nhà làm luật
thời kỳ này không quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con và nó phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, vấn đề xác định cha, mẹ, con lại được điều chỉnh bởi những
phong tục tập quán và truyền thống của địa phương. Cụ thể, trong trường hợp
người chồng nghi ngờ vợ mình ngoại tình thì người chồng có thể không thừa
nhận đứa trẻ sinh ra là con của mình. Theo phong tục tập quán thì người
chồng phải có trách nhiệm chứng minh đứa trẻ không phải là con của mình
trước các chức sắc trong làng. Để chứng minh thì người ta sẽ trích lấy hai giọt

máu của đứa trẻ và người chồng của mẹ đưa vào một bát nước lã, sau đó
khuấy lên, nếu thấy hai giọt máu không hòa đồng về màu sắc, trước sự chứng
kiến của các hương chức làng xã và gia đình, đứa trẻ đó được coi là con riêng
của vợ có với người khác, người chồng không có trách nhiệm gì [17, tr. 7-15].
Việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp cha, mẹ đã chết cũng được
đề cập đến: “Để xác định hài cốt của cha mẹ thất lạc ở nơi khác, con cái
muốn nhận biết thì trích máu ở cơ thể mình nhỏ lên xương cốt; nếu là xương
cốt của thân sinh thì máu ngầm vào trong xương, không phải thì máu không
ngấm vào” [22, tr. 285-286]. Mặc dù, những phương pháp trên không được lý
giải dưới góc độ khoa học nhưng đối với xã hội phong kiến lúc bấy giờ thì
15


đây là phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế tình trạng con ngoài giá thú,
giữ vững trật tự gia đình, đảm bảo tính huyết thống của dòng họ được duy trì.
Ngoài ra, trong xã hội phong kiến luôn có sự phân biệt rõ rệt giữa con
trong giá thú và con ngoài giá thú. Đứa trẻ bị nghi ngờ là con ngoài giá thú
thường không có cuộc sống tốt đẹp, thậm chí chúng được xem là nô lệ trong
gia đình. Pháp luật chỉ quy định hành vi tự nhận con của người cha còn người
con không thể nhận cha. Vì thế, con sinh ra chỉ được coi là con trong giá thú
khi có sự thừa nhận của người cha. Như vậy, pháp luật thời kỳ phong kiến
không quy định cụ thể vấn đề xác định cha, mẹ, con mà vấn đề này thuộc sự
điều chỉnh của các phong tục, tập quán. Điều này phù hợp với tư tưởng của
nho giáo là đề cao quyền gia trưởng của người đàn ông và sự bất bình đẳng
với người phụ nữ trong xã hội. Đây được xem là một hạn chế của pháp luật
thời kỳ này.
1.3.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Ở thời kỳ này, do sự du nhập của nền văn hóa phương tây, cũng như sự
xâm lược của các quốc gia như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đặc biệt là
thực dân Pháp mà pháp luật về xác định cha, mẹ, con ở nước ta đạt được một

bước phát triển mới. Các quy định về xác định cha, mẹ, con lần đầu tiên được
ghi nhận vào trong các văn bản pháp luật. Việc quy định này được giải thích
dưới góc độ khoa học không phải phụ thuộc vào các phong tục, tập quán ở địa
phương như thời kỳ phong kiến.
Quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con được thể hiện trong các văn
bản pháp luật như Bộ Dân luật năm 1931 áp dụng tại Bắc Kỳ (Bộ Dân luật
Bắc Kỳ), Bộ Dân luật 1936 áp dụng tại Trung kỳ (Bộ Hoàng Việt Trung kỳ)
và Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 áp dụng tại Nam kỳ. Pháp luật thời kỳ này
chỉ tập trung chủ yếu đến vấn đề xác định cha cho con mà không chú trọng
đến vấn đề xác định mẹ cho con bởi lẽ quan hệ mẹ - con sẽ tất yếu xác lập
thông qua sự kiện sinh đẻ mà không cần phải quy định cụ thể.
So với trước đây thì quy định về vấn đề con trong giá thú và con ngoài
giá thú của pháp luật thời kỳ này thể hiện sự hoàn thiện hơn. Pháp luật đã có
sự phân biệt giữa “con hoang” và “con chính”. Theo đó, “con chính” được
16


hiểu là con do có giá thú mà sinh ra. “Con hoang” hay con ngoại tình là con
không có giá thú chính thức mà sinh ra. Việc xác định “con hoang” hay “con
chính” phụ thuộc vào giá thú của người mẹ sinh ra đứa trẻ: “Phàm một đứa
con nào do một người đàn bà có chính đáng hôn thú bất cứ vợ chính thức hay
vợ thứ, thụ thai trong thời kỳ vợ chồng đoàn tụ mà sinh con thời người chồng
người đàn bà ấy tức là cha đứa con ấy. Đứa con ấy gọi là đứa con chính” [2,
Điều 148].
Ngoài ra, khi xác định con chính thức còn dựa vào sự thụ thai của
người vợ. Pháp luật thời kỳ này quy định: “Thụ thai trong thời kỳ giá thú, tức
là kể từ sau khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm tám mươi ngày sinh con,
hay là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng 300 ngày sinh con” [1, Điều
151]. Theo đó, chỉ những đứa trẻ sinh ra sau 180 ngày kể từ ngày bắt đầu hôn
nhân hoặc sinh ra không quá 300 ngày sau khi kết thúc hôn nhân thì được

xem là con chính thức. Quy định này căn cứ vào thời gian tối thiểu và thời
gian tối đa mà người phụ nữ có thể mang thai và sinh con. Nếu con sinh ra
không thuộc các trường hợp trên thì người cha có quyền không nhận con. Con
chính thức khi được sinh ra sẽ có một “chứng thư khai sinh” để chứng minh
tư cách của mình là “con chính”. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một
số trường hợp ngoại lệ như: nếu đứa trẻ sinh ra trước 180 ngày kể từ ngày hôn
thú bắt đầu nhưng được người chồng thừa nhận, đã chứng kiến việc khai sinh
và ký vào chứng thư khai sinh; hoặc người vợ có thai trước khi có hôn thú thì
nó đương nhiên là con chính của người chồng, người cha đó. Họ không có
quyền chối cãi quan hệ cha – con này.
Pháp luật thời kỳ này cũng quy định về thời hiệu khởi kiện không nhận
con của người chồng hoặc những người thừa kế của họ. Theo đó, người chồng
có quyền khởi kiện không nhận con trong thời gian 02 tháng kể từ ngày người
vợ sinh con. Nếu trong thời gian này, người chồng đi vắng thì thời hiệu này
được tính kể từ khi người chồng trở về. Nếu giấu giếm về sự sinh đẻ đó thì
thời hiệu được tính kể từ ngày phát hiện ra sự giấu giếm. Để chứng minh đứa
trẻ không phải là con chính thức thì người chồng có thể dùng cách tính ngày
thụ thai hoặc người chồng có thể chứng minh trong khoảng thời gian đứa trẻ
được thụ thai người chồng không hề gần gũi với vợ do đi làm ăn xa, bị tại nạn
17


hoặc nguyên nhân khác. Trường hợp hết thời hạn nêu trên, người chồng
không có quyền khởi kiện để xác định lại con của mình. Quy định về thời
hiệu khởi kiện không nhận con cũng là một điểm mới của pháp luật bởi lẽ nó
nhằm đảm bảo duy trì trật tự gia đình, tránh những tranh chấp phát sinh, tạo
sự an tâm đối với các thành viên trong gia đình về huyết thống của đứa trẻ
được sinh ra.
1.3.3. Giai đoạn 1945 – 1975
Giai đoạn 1945 – 1975 là thời kỳ gắn với sự ra đời của nhà nước và

cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của các nước phương tây. Trong thời kỳ
này có thể chia làm hai giai đoạn gắn với hai cuộc chiến tranh là:
- Giai đoạn 1945 – 1954:
Đây là giai đoạn nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được
thành lập vẫn chưa xây dựng được pháp luật hôn nhân gia đình một cách cụ
thể. Chủ trương của thời kỳ này là xóa bỏ những tư tưởng hôn nhân lạc hậu
của thời kỳ phong kiến còn tồn đọng, áp dụng những quy định của pháp luật
cũ chủ yếu là ba Bộ dân luật thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, việc áp dụng các
quy định của pháp luật không được trái với lợi ích của nhân dân, trái với
chính thể nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ trương này được cụ thể
hóa trong Sắc lệnh 47/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành. Ngoài ra, Hiến
pháp năm 1946 ra đời đã quy định về quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt,
đây là cơ sở pháp lý để xóa bỏ chế độ HN&GĐ thời kỳ phong kiến, xây dựng
chế độ HN&GĐ dân chủ, tiến bộ. Như vậy, vấn đề về xác định cha, mẹ, con
vẫn được áp dụng theo ba Bộ dân luật thời Pháp thuộc.
Ngày 22/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành
Sắc lệnh số 97/SL nhằm sửa đổi một số quy định trong dân luật. Sắc lệnh này
bao gồm 15 điều, trong đó, có 8 điều để điều chỉnh về vấn đề HN&GĐ. Một
lần nữa quan điểm về bình đẳng hôn nhân giữa vợ chồng được khẳng định:
“Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” [8, Điều 5]. Đây là cơ sở
để xây dựng những quy định khác có liên quan, trong đó, có vấn đề xác định
cha, mẹ, con. Khác với thời kỳ phong kiến, người phụ nữ trong thời kỳ này có
quyền được phép tái giá khi người chồng chết: “Trong thời kỳ tang chế vẫn
18


có thể lấy vợ lấy chồng được. Song người vợ goá chỉ có thể lấy chồng sau 10
tháng kể từ ngày chồng chết. Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ goá vẫn có
thể tái giá nếu chứng rõ được rằng mình không có thai, hoặc là đã có thai với
chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái” [8, Điều 3]. Quy định sau 10

tháng người phụ nữ mới được tái giá là căn cứ vào thời gian tối đa người phụ
nữ có thể thụ thai và sinh con. Trong thời hạn này, người phụ nữ phải hạn chế
tái giá nhằm tránh trường hợp tranh chấp trong việc xác định con của người
chồng cũ với người chồng mới. Đối với trường hợp người phụ nữ ly hôn, Sắc
lệnh đã quy định: “Người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có
án tuyên ly dị nếu chứng minh được rằng minh không có thai hoặc đang có
thai”. Những quy định này cũng là cơ sở để xây dựng những quy định về xác
định cha, mẹ, con sau này.
- Giai đoạn 1954 – 1975:
Ở giai đoạn này, đất nước chia làm hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc tiến
lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội còn miền Nam vẫn chịu sự xâm lược của đế
quốc Mỹ dưới sự cai quản của chế độ Ngụy quyền. Năm 1959, bản Hiến pháp
thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ghi nhận nguyên tắc cơ
bản của Luật HN&GĐ như quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt, bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em,... Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật
HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày
22/12/1959. Trong đó, quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại chương VI.
Luật HN&GĐ năm 1959 một lần nữa khẳng định lại quyền bình đẳng
giữa con ngoài giá thú và con chính thức: “Con ngoài giá thú được cha, mẹ
nhận hoặc được Tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ
như con chính thức” [29, Điều 23]. Việc nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú
được tiến hành trước Ủy ban hành chính cơ sở trong trường hợp không có
tranh chấp (Điều 21) hoặc kiện trước Tòa án trong trường hợp có tranh chấp
(Điều 22). Tại Điều 21 cũng quy định các chủ thể có quyền khởi kiện xác
định cha, mẹ, con ngoài giá thú bao gồm: Người con ngoài giá thú đã thành
niên, người mẹ của người con ngoài giá thú, người thay mặt cho đứa trẻ ngoài
giá thú chưa thành niên. Các quy định một lần nữa khẳng định lại sự bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng và bình đẳng giữa các đứa con. Từ đó, tạo điều
19



kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, điểm hạn
chế của Luật HN&GĐ năm 1959 là việc không quy định căn cứ để xác định
cha, mẹ, con. Do đó, khi giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con
thường dựa vào ý chí chủ quan của Thẩm phán, không áp dụng một cách
thống nhất giữa các cấp Tòa án với nhau.
Ở miền Nam, việc xác định cha, mẹ, con trong thời kỳ này chủ yếu
được quy định trong các văn bản pháp luật như: Luật gia đình năm 1959 dưới
chế độ Ngô Đình Diệm (thiên thứ ba, gồm hai chương); Sắc lệnh số 15/64
năm 1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng (Chương thứ ba
gồm hai tiết); Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 của chính quyền Việt Nam
Công hòa (Thiên thứ sáu, gồm ba chương). Nhìn chung, những quy định về
xác định cha, mẹ, con trong những văn bản pháp luật này đều có nét tương
đồng so với các Bộ Dân luật thời kỳ Pháp thuộc.
1.3.4. Giai đoạn 1975 đến nay
- Luật HN&GĐ năm 1986:
Sau thắng lợi mùa Xuân năm 1975, đất nước được thống nhất tiến hành
công cuộc đi lên Chủ nghĩa xã hội. Năm 1980, bản Hiến pháp thứ ba ra đời
thay thế cho Hiến pháp năm 1959. Lúc này, Luật HN&GĐ năm 1959 không
còn phù hợp, bộc lộ những hạn chế. Vì thế, Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Trong đó, vấn đề xác định cha, mẹ,
con được quy định tại chương V với sáu điều luật. Đặc biệt là Luật HN&GĐ
năm 1986 đã quy định về nguyên tắc suy đoán cha, mẹ, con tại Điều 28:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ
đó là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn
đề này thì phải có chứng cứ khác”. Căn cứ suy đoán quan hệ cha, mẹ, con đối
với cha mẹ tồn tại quan hệ hôn nhân là thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, Luật
HN&GĐ năm 1986 đã mở rộng quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con.
Theo đó, trường hợp con đã thành niên thì tự mình yêu cầu, kể cả trong
trường hợp cha mẹ đã chết. Trường hợp con chưa thành niên thì người mẹ,

người cha, người đỡ đầu có quyền yêu cầu thay hoặc Viện kiểm sát nhân dân,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh,

20


Công đoàn Việt Nam có thể yêu cầu [30, Điều 31]. Về hậu quả pháp lý của
việc xác định cha, mẹ, con thì Điều 32 quy định: “Con ngoài giá thú được
cha, mẹ, nhận hoặc được Tòa án nhân dân cho cha, mẹ có mọi quyền và
nghĩa vụ như con trong giá thú”.
- Luật HN&GĐ năm 2000:
Năm 1992, Hiến pháp mới ra đời, Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc
hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày
01/01/2001. Luật bao gồm 13 chương, 110 điều, trong đó, vấn đề xác định
cha, mẹ, con được quy định tại chương XII (từ Điều 63 đến Điều 66). Luật
HN&GĐ năm 2000 tiếp tục ghi nhận phương thức suy đoán pháp lý, xác định
con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ hôn
nhân là con chung của vợ chồng và quy định thêm trường hợp con sinh ra
trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của
vợ chồng. Điểm nổi bật của Luật HN&GĐ năm 2000 là việc đổi tên chế định
“xác định cha, mẹ cho con” thành “xác định cha, mẹ, con”. Việc thay đổi tên
chế định thể hiện một cách toàn diện và tổng thể mối quan hệ giữa cha, mẹ,
con là mối quan hệ hai chiều. Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 2000 lần đầu tiên
đề cập đến vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp con sinh ra bằng
phương pháp khoa học.
- Luật HN&GĐ năm 2014:
Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã kế thừa các
quy định về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con được ghi nhận tại chương V
từ Điều 88 đến Điều 102. Điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật
HN&GĐ năm 2000 là quy định việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và

xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
đã được quy định cụ thể trong Luật chứ không còn quy định trong các văn bản
hướng dẫn như Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm
2014 đã bắt kịp thực tế cuộc sống khi chính thức ban hành quy định cho phép
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với những quy định chặt chẽ về quyền và
nghĩa vụ của người mang thai hộ cũng như người nhờ mang thai hộ đều được
bảo vệ. Từ đó, pháp luật đã mở ra nhiều cơ hội cho những cặp vợ chồng vô

21


sinh muốn có con và cũng là cơ chế pháp lý cần thiết để tránh việc mang thai
hộ biến tướng thành “đẻ thuê”.
Như vậy, trong hệ thống pháp luật của nước ta từ năm 1975 đến nay,
vấn đề xác định cha, mẹ, con luôn được quan tâm đáng kể. Những quy định
của pháp luật luôn có sự đổi mới, phát triển phù hợp với xu thế phát triển
chung của xã hội nhằm đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ trong việc xác
định cha, mẹ, con.
Kết luận chương 1
Qua quá trình nghiên cứu chương 1, khóa luận đã đưa ra một số khái
niệm cơ bản liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con. Trong đó, các khái
niệm được đưa ra như: “cha đẻ”, “mẹ đẻ”, “con đẻ”, “con trong giá thú”,
“con ngoài giá thú”, “con chung”, “con riêng”. Những khái niệm này là nền
tảng quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc xác định
cha, mẹ, con. Ngoài ra, khóa luận còn làm rõ những căn cứ là cơ sở lý luận
cho việc xác định cha, mẹ, con và quá trình phát triển của hệ thống pháp luật
của nước ta về vấn đề xác định cha, mẹ, con. Từ đó, có sự so sánh, đối chiếu
giữa các trình phát triển trong lịch sử, làm cơ sở để nghiên cứu vấn đề xác
định cha, mẹ, con trong các chương sau.


22


Chương 2: XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON THEO PHÁP LUẬT HÔN
NHÂN GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH
2.1. Xác định cha, mẹ, con dựa trên quan hệ huyết thống
Xác định cha, mẹ, con theo quan hệ huyết thống là căn cứ quan trọng
nhất để xác định quan hệ cha, mẹ, con vì nó đảm bảo tính chính xác cao. Căn
cứ xác định cha, mẹ, con dựa trên quan hệ huyết thống được áp dụng trong
hai trường hợp là: trường hợp giữa cha, mẹ không có quan hệ hôn nhân hợp
pháp và trường hợp giữa cha, mẹ có hôn nhân hợp pháp nhưng cha, mẹ lại
không nhận đứa trẻ được xác định là con của mình.
Theo đó, hôn nhân là “Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”
(khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014), còn “Thời kỳ hôn nhân là khoảng
thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến
ngày chấm dứt hôn nhân” (khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014). Thời
kỳ hôn nhân được bắt đầu kể từ ngày đăng ký kết hôn và kết thúc tại thời
điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt. Theo thủ tục đăng ký kết hôn thì ngày đăng
ký kết hôn sẽ được tính từ ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết
hôn và được cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn, UBND cấp
giấy chứng nhận kết hôn. Quan hệ giữa hai bên nam nữ đã được đăng ký kết
hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là quan hệ hôn nhân hợp
pháp. Ngược lại, trong trường hợp hai bên nam nữ không tiến hành đăng ký
kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xem là không có hôn
nhân hợp pháp.
Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp giữa cha, mẹ không có
hôn nhân hợp pháp không thể căn cứ vào nguyên tắc suy đoán pháp lý vì giữa
cha, mẹ không tồn tại hôn nhân hợp pháp mà phải căn cứ vào quan hệ huyết
thống. Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp giữa cha, mẹ không
có hôn nhân hợp pháp thường là xác định quan hệ giữa cha và đứa trẻ chứ

không phải quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ vì quan hệ mẹ - con đã được
xác định thông qua sự kiện sinh đẻ. Trên thực tế, một số trường hợp cần xác
định con ngoài giá thú bao gồm:
+ Một là, người phụ nữ không có chồng mà sinh ra theo cách tự nhiên;
23


+ Hai là, người mẹ đã có thai với người đàn ông khác và sinh con trong
thời kỳ hôn nhân. Sau đó, Tòa án xác định người chồng không phải là cha
ruột của đứa trẻ đó;
+ Ba là, con của cha mẹ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng
không được pháp luật thừa nhận do không đăng ký kết hôn;
+ Bốn là, con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ bị Tòa án
hủy kết hôn trái pháp luật;
+ Năm là, người mẹ bị hiếp dâm, cưỡng dâm sau đó sinh con;
Đối với việc xác định con ngoài giá thú thì pháp luật quy định các bên
phải có có yêu cầu xác định cha, mẹ, con và phải được Tòa án xác định. Các
bên đương sự phải đưa ra các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là
có cơ sở. Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định chứng cứ cụ thể để xác
định cha, mẹ, con trong trường hợp giữa cha, mẹ không có hôn nhân hợp
pháp. Tuy nhiên, khi xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú có thể căn cứ vào
thời điểm thụ thai, thời gian mang thai và thời điểm sinh con. Đây là ba giai
đoạn của quá trình sinh đẻ và các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với
nhau trong việc xác định cha, mẹ, con. Khi xác định được thời điểm sinh con
thì có thể xác định được thời điểm thụ thai vì thời gian từ khi người phụ nữ
thụ thai cho đến lúc sinh con khoảng 300 ngày. Khi đã xác định được thời
điểm thụ thai thì có thể xác định được trong khoảng thời gian trước khi thụ
thai người phụ nữ có quan hệ tình dục với ai. Từ đó, có thể xác định được
người cha của đứa trẻ. Ngoài ra, có thể căn cứ vào mối quan hệ thực tế của
các chủ thể như khoảng thời gian đó hai bên nam nữ có quan hệ tình cảm với

nhau hoặc có chung sống với nhau.
Bên cạnh đó, trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh các
đương sự cần chú ý đến việc yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khoa học
khác như: Giám định y học, giám đinh gen,…để tăng độ chính xác trong việc
giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Tuy nhiên, biện pháp này chưa thực
sự phổ biến do chi phí giám định cao, các đương sự khó khăn trong việc áp
dụng biện pháp này để chứng minh. Do đó, khi giải quyết yêu cầu xác định
cha, mẹ, con ngoài giá thú thì Tòa án phải kết hợp xem xét, đánh giá đầy đủ
24


các chứng cứ để giải quyết một cách đúng đắn, tránh áp đặt ý chí nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, đặc biệt là lợi ích của trẻ
em.
Tương tự đối với việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp giữa cha,
mẹ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp thì trong trường hợp giữa cha, mẹ
có quan hệ hợp pháp không thừa nhận đứa con của mình sinh ra thì việc xác
định quan hệ cha, mẹ, con cũng phải căn cứ vào quan hệ huyết thống của cha,
mẹ với đứa trẻ được sinh ra. Khi tiến hành xác định cha, mẹ, con dựa trên căn
cứ huyết thống thì phải được giải quyết theo thủ tục tư pháp tại Tòa án. Khoản
2 Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “2. Tòa án có thẩm quyền giải
quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người
được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại
Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ
quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các
bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên
quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo đó, Tòa án giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết

hoặc trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có
yêu cầu chết và người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác
định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết. TAND cấp huyện, quận, thị xã
(gọi chung là TAND cấp huyện) là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ theo quy
định tại Điều 28 và Điều 35 BLTTDS năm 2015. Người có quyền yêu cầu xác
định cha, mẹ, con nộp đơn yêu cầu đến TAND cấp huyện thì Tòa án sẽ tiến
hành thụ lý và xét xử theo một thủ tục tố tụng. Khi tiến hành nộp đơn yêu cầu
xác định cha, mẹ, con người có quyền yêu cầu phải chuẩn bị các tài liệu,
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình nộp cho Tòa án. Chứng cứ để
chứng minh có thể là thư từ, giấy tờ do người bị kiện viết trong đó có thừa
nhận quan hệ cha, mẹ, con; trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ, hai bên

25


×