Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hoi chung dai ra mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.08 KB, 9 trang )

Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

TIỂU MÁU
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Hiểu được thế nào là tiểu máu ?
2. Nêu được nguyên nhân gây tiểu máu.
3. Cách khám bệnh nhân tiểu máu.
4. Chẩn đoán được một bệnh nhân tiểu máu

1. ĐỊNH NGHĨA
Tiểu ra máu là có sự hiện diện hồng cầu trong nước tiểu.
Tiểu ra máu có 2 loại :
+ Tiểu ra máu đại thể là tiểu máu mà mắt thường cũng thấy được nước tiểu
màu hồng hay đỏ sậm.
+ Tiểu ra máu vi thể là tiểu máu mà mắt thường không thấy được, nước tiểu
vàng, tiêu chuẩn là trên 3 hồng cầu trong 1 quang trường dưới kính hiển vi.
Làm cặn Addis người ta thấy bình thường mỗi phút tiểu không quá 1000 hồng
cầu.. Tiểu ra máu có thể đơn thuần, có thể kèm với tiểu ra mủ, tiểu ra dưỡng chấp v.v..

2. NGUYÊN NHÂN
2.1 Nhiễm khuẩn niệu :
Là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể nhiễm khuẩn ở thận, ở bàng quang,
niệu đạo gây xuất huyết.
2.2 Lao đường tiết niệu :
Là một dạng của nhiễm khuẩn niệu, vi khuẩn lao phá huỷ dần nhu mô và niêm
mạc của đường tiết niệu gây xuất huyết nghiêm trọng.
2.3 Sỏi đường tiết niệu : với 3 loại sỏi là sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang.
+ Sỏi thận thường gây gây tiểu máu sau hoạt động thể lực hay vận động nặng,
là do sỏi cọ vào niêm mạc thận gây xướt và chảy máu.
+ Sỏi niệu quản gây tiểu máu lúc sỏi đang di chuyển, tiểu máu thường xuất hiện
cùng lúc với cơn đau quặn thận, thường tiểu máu vi thể.


+ Sỏi bàng quang gây tiểu máu sau khi đi tiểu do sự co bóp của bàng quang để
tống xuất nước tiểu sẽ cọ xát vào sỏi.
2.4 Ung thư đường tiết niệu :
Đây là bệnh lý nặng nhất và nguy hiểm nhất cần được chẩn đoán sớm. Triệu
chứng tiểu máu thường xảy ra tình cờ, tự nhiên, điều trị không hết và thường tái đi tái
lại nhiều lần.
2.5 Chấn thương đường tiết niệu :


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

+ Chấn thương thận – bàng quang : trước 1 bệnh nhân bị đa chấn thường hay
chấn thương vào cùng hông lưng hoặc hạ vị thì tiểu triệu chứng tiểu máu giúp
nhận biết thận hay bàng quang bị chấn thương, dập vỡ.
+ Chấn thương niệu đạo : có thể gọi triệu chứng tiểu máu là chảy máu niệu đạo
vì máu rỉ ra từ lổ tiểu ngay cả khi bệnh nhân không đi tiểu.
2.6 Bệnh lý tuyến tiền liệt :
Tăng sản tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt đều gây triệu chứng tiểu máu,
thường là tiểu máu đại thể.
2.7 Thận đa nang : cũng có thể gây tiểu ra máu đại thể, nhưng ít gặp. Thường hay
gây tiểu ra máu vi thể. Khám thấy cả hai thận đều to.
2.8 Chấn thương thận trong thể thao :
Thường gặp ở những môn nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ .. bệnh nhân
thường tiểu máu vi thể thoáng qua.
2.9 Tiểu máu do bệnh lý nhu mô thận :
+ Bệnh lý cầu thận như : viêm cầu thận cấp, viêm thận lupus ..
+ Bệnh lý tại thận như : hoại tử gai thận, nhồi máu thận, viêm nhiễm trùng, dị
dạng mạch máu thận.
2.10 Do ngộ độc :
Tiểu máu do ngộ độc một số chất như : Axetanilit, nitrotoluen, cantarit, axit

picric, Natri salixylat phatalein, lá cây đại hoàng, photpho …
2.11 Các bệnh máu ác tính : bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu
chậm đông cũng có thể gây tiểu ra máu. Nhưng ngoài tiểu ra máu còn có
những triệu chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng… làm công
thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.
2.12 Dùng thuốc chống đông : Heparin, dicoumarol… nếu dùng quá liều sẽ gây chảy
máu (Tiểu ra máu, tiêu ra máu, chảy máu cam…) cần theo dõi tỷ lệ protrombin
ở những người bệnh dùng thuốc này, khi xuống quá 40% phải ngừng thuốc.

3. KHÁM XÉT NGƯỜI BỆNH TIỂU RA MÁU
Cần đặc biệt chú ý :
3.1. Hỏi bệnh
Hỏi tiền sử tiểu ra máu, thời gian, khối lượng, hoàn cảnh xảy ra tiểu ra máu
đang nghỉ ngơi hay đang lao động nặng, các triệu chứng kèm theo như cơn đau quặn
thận, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu đục.
Cần đặt ra những câu hỏi để định hướng chẩn đoán :
- Bệnh nhân tiểu máu bao nhiêu tuổi ?
+ Tuổi nhỏ thường do bẩm sinh.
+ Thiếu niên thường do nhiễm khuẩn.
+ Trung niên thường do sỏi.


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

+ Tuổi già thường do bướu.
- Tiểu máu bao lâu rồi, nhiều hay ít ?
+ Xác định tiểu máu có ồ ạt hay không, đánh giá tình trạng cấp cứu
- Tiểu máu cục hay máu loãng, máu tươi hay máu bầm ? để xem máu chảy ra từ
đường tiểu lâu rồi hay mới chảy
+ Máu tươi là mới chảy.

+ Máu bầm là chảy lâu rồi.
- Tiểu máu đầu bãi hay cuối bãi ?
+ Đầu bãi thường là bàng quang.
+ Cuối bãi thường là từ thận.
- Trước giờ có mắc bệnh lý nội khoa hay bệnh lý mạn tính nào không ?
+ Có nhiều bệnh lý có triệu chứng hoặc gây biến chứng chảy máu.
- Có đang dùng loại thuốc nào không ?
+ Có một số loại thuốc kháng đông cũng là nguyên nhân tiểu máu.
………
3.2. Nghiệm pháp 3 cốc
Cần làm nghiệm pháp 3 cốc để xem tiểu ra máu xuất phát từ đâu: lần lượt tiểu vào
3 cốc bằng nhau xem cốc nào có máu, hay đúng hơn là cốc nào có nhiều máu nhất.
- Tiểu ra máu đầu bãi  cốc 1 có nhiều máu : tiểu ra máu do tổn thương niệu đạo.
- Tiểu ra máu cuối bãi  cốc 3 có nhiều máu : Tiểu ra máu do tổn thương bàng
quang.
- Tiểu ra máu toàn bộ : cả ba cốc cùng có máu như nhau : Tiểu ra máu do tổn
thương thận hoặc do bàng quang.
Nghiệm pháp này chỉ có giá trị rất tương đối để chấn đoán sơ bộ. Muốn phân biệt
chính xác tiểu ra máu từ thận hay bàng quang, phải phân lập nước tiểu từ niệu quản
xuống.
3.3. Xét nghiệm cận lâm sàng
- Làm công thức máu và bộ xét nghiệm đông cầm máu : đánh giá tình trạng mất
máu, đông máu có rối loạn hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu và làm cặn lắng nước tiểu : tìm hồng cầu, bạch cầu, tình
trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, các tế bào lạ ác tính…
- Khảo sát hình ảnh : thường sử dụng siêu âm để kiểm tra hình thái thận và bàng
quang, đánh giá tổn thương nếu có. Có thể sử dụng MSCT hay MRI nếu cần thiết.
- Soi niệu đạo - bàng quang : để tìm nguyên nhân chảy máu bàng quang, nếu cần có
thể phân lập nước tiểu từ thận xuống.



Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

4. THU THẬP MẪU NƯỚC TIỂU:
4.1. Thời gian lấy:
- Mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng:
+ Định lượng protein niệu ở bệnh nhân có protein niệu theo tư thế
+ Đánh giá tỷ trọng
- Mẫu nước tiểu lấy sau ăn hay sau khi đứng trong vài giờ có độ kiềm, có thể chứa hồng cầu
ly giải, các trụ bị phân hủy, hay thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, các mẫu nước tiểu
này cần được phân tích ngay sau khi lấy trong vòng 1 giờ.
- Nước tiểu ở các bệnh nhân trong tình trạng thiếu nước làm thay đổi độ cô đặc nước tiểu.
4.2. Phương pháp thu thập nước tiểu:
- Cách lấy mẫu đúng rất quan trọng đặc biệt ở các BN cần đánh giá tiểu máu, protein niệu,
nhiễm trùng tiểu. Cách lấy phải đồng nhất ở các phòng xét nghiệm.
- Lấy mẫu nước tiểu liên tục nhiều mẫu trong 1 lần đi tiểu có thể giúp xác định nơi tiểu máu
hay nhiễm khuẩn trên đường niệu.
- Lấy mẫu nên được thực hiện trước các thăm khám niệu sinh dục, trực tràng nhằm tránh thâm
nhiễm từ trực tràng, các chất tiết của tiền liệt tuyến do đè ép.
- Không nên lấy nước tiểu được qua bao cao su, sonde tiểu, hay túi chứa từ ống dẫn lưu nếu
không thật sự cần thiết.
4.2.1. Nam:
- Thường lấy nước tiểu giữa dòng để loại trừ phần lớn sự thâm nhiễm dịch tiết từ miệng niệu
đạo và niệu đạo.
- Bảng thủ thuật lấy nên được dán ngay chổ BN lấy nước tiểu với các bước sau:
1 Kéo bao da qui đầu lên (thường nhiễm khuẩn) và lau sạch miệng niệu đạo với
benzalkonium chloride hay hexachlorophene.
2 Tiểu bỏ khoảng 15- 30 ml nước tiểu đầu tiên
3 Lấy phần nước tiểu tiếp sau đó (lây khoảng 50 – 100ml) vào bình chứa nước tiểu vô
trùng, và đậy nắp ngay sau khi lấy xong

4 Tiểu hết phần nước tiểu còn lại
- Phần nước tiểu sẽ được khảo sát về vi thể và đại thể và phần còn lại sẽ được giữ lại cho các
XN tiếp theo khi cần.
- Ở nam giới, nếu có bí tiểu có thể lấy mẫu qua thông tiểu.
4.2.2. Nữ:
- Phương pháp tốt nhất để thu thập mẫu nước tiểu giữa dòng theo bảng sau:
1 BN nằm trên bàn khám theo tư thế sản khoa
2 Miệng niệu đạo và vùng sinh dục được rửa sạch bằng dung dịch benzalkonium
chloride hay hexachlorophene
3 Tách 2 môi nhỏ ra
4 Sau khi BN tiểu bỏ 15- 30 ml, lấy bình chứa lấy nước tiểu tiếp theo khoảng 50 – 100
ml, và đậy nắp bình chứa ngay khi lấy xong
5 BN tiểu bỏ hết phần còn lại


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

- Tuy nhiên BN có thể tự lấy nước tiểu giữa dòng và xét nghiệm nếu kết quả bình thường thì
không cần thực hiện phương pháp trên. Nhưng nếu mẫu nước tiểu bất thường hay có nghi ngờ
thì cần phải được thực hiện theo chuẩn trên để có kết quả chính xác nhất.
- Có thể lấy mẫu bằng ống thông nếu không thể lấy mẫu được theo các phương pháp trên. Với
thông tiểu, có thể đánh giá nước tiểu tồn lưu, hay loại trừ nguồn chảy máu từ âm đạo.
4.2.3. Trẻ em:
- Với phân tích nước tiểu không phải tìm khuẩn niệu có thể dùng 1 túi vô khuẩn đặt bao phủ
vùng miệng niệu đạo sạch để lấy mẫu nước tiểu.
- Với phân tích nước tiểu tìm khuẩn niệu, nên lấy mẫu nước tiểu bằng ống thông hay dùng
kim chọc trên xương mu. Ở nữ có thể dùng ống thông nhỏ lấy nước tiểu, nhưng ở nam không
nên lấy thường qui bằng thông tiểu. Cách được dùng cho cả trẻ nam và nữ thường là qua
đường chọc kim trên xương mu, theo cách sau:
1 Làm sạch vùng trên xương mu với Alcohol

2 Gây tê trong da ở đường giữa ngay trên xương mu 1- 2cm (BQ nằm ngay trên xương
mu ở trẻ nhỏ)
3 Dùng kim số 22 + ống tiêm 10ml, đâm thẳng góc qua thành bụng vừa đâm vừa rút
nhẹ nhàng, khi kim vào BQ nước tiểu sẽ lấy được.
4.3. PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT VẬT LÍ NƯỚC TIỂU:
Phân tích gồm các tính chất sau: màu sắc, độ đục, tỷ trọng và nồng độ thẩm thấu, và PH
4.3.1. Màu sắc:
- Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt do sự hiện diện của urochrome. Màu sắc nước tiểu
thay đổi tuỳ theo nồng độ, và có nhiều thức ăn, thuốc, các sản phẩm dị hoá, tình trạng viêm
nhiễm… thay đổi màu sắc nước tiểu.
- Nước tiểu có màu do 1 số thuốc như: Phenozopyridine (pyridium) – màu cam; Rifampin –
màu vàng cam; Nitrofurantoin – màu nâu ;L-dopa, α-methyldopa, Metronidazol – màu nâu đỏ
- Nước tiểu màu đỏ không phải luôn là tiểu máu. Loại trừ tiểu máu ở mẫu nước tiểu màu đỏ
bằng phân tích vi thể.Sự đổi màu đỏ của nước tiểu không có hồng cầu có nhiều nguyên nhân
do bài tiết các chất như:
+ Chất betacyanin sau khi ăn củ cải đường
+ Chất Phenolphthalein: thuốc nhuận trường, các rau quả có màu, nước tiểu cô đặc.
+ Chất myoglobinuria: do chấn thương cơ
+ Chất hemoglobinuria: do ly giải máu.
+ Vi khuẩn Serratia marcescens có thể gây hội chứng “red diaper” (băng vệ sinh đỏ).
Bảng 1-- Các nguyên nhân gây màu sắc tiểu bất thường
From Hanno PM, Wein AJ: A Clinical Manual of Urology. Norwalk, CT, Appleton-CenturyCrofts, 1987, p 67.
Không màu

Quá loãng
Thừa nước

Cloudy/milky
(đục- sữa)


Phosphaturia
Tiểu mủ
Tiểu dưỡng chấp

Đỏ

Tiểu máu
Hemoglobinuria/myoglobinuria
Anthrocyanin in beets and blackberries (củ cải đường, quả mâm sôi)
Chronic lead and mercury poisoning (chì – thuỷ ngân)
Phenolphthalein (in bowel evacuants)


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Phenothiazines (e.g., Compazine)
Rifampin
Vàng cam

Mất nước
Phenazopyridine (Pyridium)
Sulfasalazine (Azulfidine)

Vàng

Bình thường
Phenacetin
Riboflavin

Xanh lá cây –

xanh dương

Biliverdin
Indicanuria (tryptophan indole metabolites)
Amitriptyline (Elavil)
Indigo carmine
Methylene blue
Phenois (e.g., IV cimetidine [Tagamet],
IV promethazine [Phenergan])
Resorcinol
Triamterene (Dyrenium)

Nâu

Urobilinogen
Porphyria
Aloe, fava beans, and rhubarb
Chloroquine and primaquine
Furazolidone (Furoxone)
Metronidazole (Flagyl)
Nitrofurantoin (Furadantin)

Nâu - đen

Alcaptonuria (homogentisic acid)
Hemorrhage
Melanin
Tyrosinosis (hydroxyphenylpyruvic acid)
Cascara, senna (laxatives)
Methocarbamol (Robaxin)

Methyldopa (Aldomet)
Sorbitol

4.3.2. Độ đục (Turbility):


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

- Thường do (1) Tiểu mủ; (2) Tiểu nhiều phosphate không kết tinh: mất màu đục khi cho vào
acid hay urate.
- Nước tiểu bình thường trong.
- Nước tiểu đục:
+ Phosphaturia: Nước tiểu đục nguyên nhân nhiều nhất do phosphat niệu (khi có nhiều
phosphate crystals trong nước tiểu kiềm). Phosphate niệu ngắt quãng và thường xuất hiện
sau ăn hay uống nhiều sữa. Bệnh không có triệu chứng, được chẩn đoán bằng nhỏ acid acetic
là nước tiểu trong lại ngay, hay bằng phân tích vi thể tìm phosphate crystals.
+ Tiểu mủ: thường xuất hiện với nhiễm trùng niệu, có 1 lượng lớn bạch cầu trong nước tiểu.
Để phân biệt với phosphaturia, mùi của nước tiểu mủ hôi và bằng phân tích vi thể có bạch
cầu.
+ Tiểu dưỡng chấp (chyluria) hiếm gặp, do có sự thông thương giữa hệ thống bạch huyết và
đường niệu.
+ Các nguyên nhân khác:Tiểu mỡ (lipiduria), tăng oxalate niệu (hyperoxaluria), và tăng uric
niệu (hyperuricosuria)
4.3.3. Tỷ trọng và nồng độ thẩm thấu:
- Tỷ trọng nước tiểu:
- Dễ dàng xác định bằng que dipstick, bình thường 1.001 – 1.035. Tỷ trọng nước tiểu phản
ánh tình trạng mất nước nhưng cũng có thể do thay đổi chức năng thận, hay số lượng các chất
hoà tan trong nước tiểu,…Tỷ trọng nước tiểu < 1.008 có thể xem là pha loãng và trên 1.020
được coi là cô đặc. 1 tỷ trọng cố định 1.010 có thể là dấu hiệu suy thận, cả cấp và mãn.
Các điều kiện làm giảm tỷ trọng nước tiểu

Các điều kiện làm tăng tỷ trọng nước tiểu
(1) Tăng lượng dịch vào cơ thể
(1) Giảm lượng dịch vào cơ thể
(2) Lợi tiểu
(2) Mất nước do sốt, đỏ mồ hôi, ói, tiêu chảy
(3) Giảm chức năng cô đặc của thận
(3) Hormone chống bài niệu tăng
(4) Tiểu đường (thẩm thấu)
(4) Tiểu đường (tăng glucose niệu)
- BN với chấn thương sọ não có thể thấp do thiếu hormone chống bài niệu (vasopressin)
- BN tiểu đường tỷ trọng thường thấp < 1.010.
- BN có tổn thương ống thấn cấp tỷ trọng nước tiểu gần bằng với tỷ trọng huyết tương 1.010.
Tỷ trọng nước tiểu thấp có thể là dấu hiệu sớm của tổn thương ống thận do 1 số nguyên nhân
(vd: bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm).
- Đánh giá mất nước sau phẫu thuật.
- Tác động lên kết quả 1 số xét nghiệm khác: ở nước tiểu pha loãng XN thai có thể âm tính,
ngược lại với nước tiểu cô đặc cho kết quả XN protein niệu dương tính giả với dipsticks, nâng
giả mức đường niệu, protein niệu…
- Nồng độ thẩm thấu (Osmolality) :
- Được đo bằng lượng chất hoà tan trong nước tiểu và thường khác nhau từ 50 – 1200
mOsmol/L. Không thể đo bằng que dipstick.
- Thay đổi khi mất nước, và các yếu tố làm tăng giảm cũng tương tự như tỷ trọng nước tiểu
- Phản ánh chức năng thận tương tự tỷ trọng
- PH:
- Bình thường 4.5 – 8, PH<5.5 được coi là acid, PH>6.5 được coi là kiềm.
- PH thay đổi rẩt nhanh khi tiếp xúc với không khí, nên cần XN ngay bằng dipstick.
- Về cơ bản, PH nước tiểu phản ánh PH huyết thanh, nhưng có 1 ngoại lệ:
+ Acidosis ống thận (renal tubular acidosis (RTA)): nước tiểu thường có độ kiềm dù có lượng
acid trong nước tiểu, do trong nước tiểu có nhiều HCO3+ Với RTA type II nặng (ống thận gần): nước tiểu có thể đôi khi có acid nhưng vẫn thường
kiềm; Nhưng với RTA type I nặng (ống thận xa) thì lúc nào cũng kiềm.

- PH nước tiểu quan trọng ở vài trường hợp lâm sàng. BN có sỏi uric acid nước tiểu thường
acid (hiếm khi PH nước tiểu > 6.5). BN có sỏi calcium, vôi hóa thận (nephrocalcinosis), acid ống
thận nước tiểu thường kiềm (hiếm khi PH<6.0) . Với nhiễm trùng niệu do vi khuẩn phân giải
urea (thường nhất là chủng Proteus), PH nước tiểu thường > 7.0.


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

- Nước tiểu lấy sau ăn no (<2giờ) hay đứng lâu trong nhiều giờ có khuynh hướng kiềm. Giấy
chỉ thị (dipstick) thường khá chính xác.

5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Chẩn đoán xác định
- Vi thể : Chắc chắn nhất, soi kính hiển vi tìm thấy nhiều hồng cầu. Muốn chính
xác, cần làm cặn Addis đếm hồng cầu. Ở phụ nữ cần phải thông tiểu lấy nước tiểu thử,
để tránh lẫn máu do kinh nguyệt.
- Đại thể : Nước tiểu đỏ, đục, có khi có cục máu. Để lâu có lắng cặn hồng cầu.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt Tiểu ra máu với:
4.2.1. Tiểu ra huyết cầu tố:
Nước tiểu màu đỏ, có khi sẫm như nước vôi, để lâu biến thành màu bia đen.
Tuy đỏ nhưng nước tiểu vẫn trong, để không có lắng cặn hồng cầu. Soi kính hiển vi
không thấy hồng cầu. Bằng các phản ứng sinh hoá như Weber Meyer, Bonzidin,
Pyramidon sẽ tìm thấy huyết cầu tố.
4.2.2. Tiểu ra Pocphyrin:
Pocphyrin là sản phẩm nửa chừng của hemoglobin, myoglobin, cytochrom…
bình thường có độ 10 - 100g trong nước tiểu trong 24 giờ, với số lượng đó không đủ
cho nước tiểu có màu. Trong trường hợp bẩm sinh di truyền, uống sunfamit,
pyramidon, xơ gan, thiếu vitamin PP, B12, pocphyrin sẽ tăng lên và nước tiểu có màu
đỏ rượu cam nhưng trong, không có lắng cặn. Soi kính hiển vi, không có hồng cầu.

4.2.3. Nước tiểu những người bị bệnh gan:
Viêm gan do virut, tắc mật… cũng có màu nâu sẫm như nước vối. Nếu dây ra
quần áo trắng, có màu vàng, để lâu không có lắng cặn, xét nghiệm nước tiểu có sắc tố
mật.
4.2.4. Nước tiểu có màu đỏ: do uống Rifamycin (thuốc kháng lao).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David M.Albala, Allen F.Morey (2011), Hematuria, Significance and preliminary
investigation of urological symptoms and signs, Oxford American Handbook of
Urology.
2. Glenn S.G, Charles B.B (2012), Hematuria, Chapter 3 : Evaluation of the Urologic
Patient: History - Physical Examination and Urinalysis, Campbell – Walsh Urology
10th, pp.75.
3. Jack W.McAninch (2008), Symptoms of Disorders of the Genitourinary Tract,
Smith’s General Urology 17th, p. 36 – 37.
4. Ngô Xuân Thái, Khám cơ quan tiết niệu – sinh dục, Triệu chứng học ngoại khoa –
Trường Đại Học Y Dược TPHCM, Nhà xuất bản y học, trang 332 – 347.


Triệu chứng học tiết niệu – Phân môn Ngoại niệu – BM Ngoại Tổng quát – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

4. Vũ Hồng Thịnh (2002), Tiểu máu và những bất thường khác của nước tiểu, Niệu
học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, trang 99 – 110.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×