Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành địa lý ở trung tâm GDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.86 KB, 24 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LỜI MỞ ĐẦU.
Phương tiện, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên
sự thành công trong đổi mới phương pháp đối với dạy học Địa lý. Đặc biệt là các
thiết bị hiện đại vì các phương tiện này có thể giúp giáo viên trực quan hoá các
sơ đồ, biểu đồ, các hình ảnh… giúp học viên dễ dàng hơn trong việc thu nhận
thông tin địa lí..
Phương tiện dạy học hiện đại giúp giáo viên chủ động về thời gian, dễ thao
tác trên lớp, học viên dễ hiểu hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Nhất là trong điều kiện
chương trình địa lý của ngành GDTX ở một số tiết nội dung quá nhiều vì phải
dồn hai bài thành một tiết; còn ở các bài thực hành, thì có nhiều bảng số liệu và
hình vẽ, nhiều vấn đề phải giải quyết trong khi thời gian có hạn. Vấn đề đặt ra
là: giáo viên phải dạy hết bài, học viên phải có được các kỹ năng, nhất là kỹ năng
thực hành. Một trong những cách để đạt được hiệu quả cao - đó là sử dụng các
phương tiện và thiết bị hiện đại, đây là một trong những nội dung quan trọng của
đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học bộ môn
Địa lí. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 BTTHPT, có được các kĩ năng địa lí
các em sẽ đạt kết quả cao trong học tập và trong các kì thi.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Số bài thực hành trong Sách giáo khoa địa lý 12 (chương trình chuẩn) gồm
8 bài/tổng số 45 bài. Trong số 8 bài thực hành thì có 6 bài yêu cầu vẽ biểu đồ, và
nhận xét bảng số liệu. Các bài thực hành có vai trò quan trọng trong viêc rèn
luyện các kĩ năng địa lý cần thiết cho học viên.
Từ thực trạng dạy học địa lý ở một trung tâm GDTX miền núi, mà cụ thể
là trung tâm GDTX Cẩm thuỷ cho thấy: học viên ở đây rất yếu về thực hành, các

1


tiết dạy diễn ra nặng nề, học viên ít tập trung vào giải quyết các vấn đề, kết quả
các bài kiểm tra của học sinh về phần này rất thấp do học lực của học viên ở


trung tâm GDTX phần lớn là yếu kém, có học sinh cá biệt từ các cấp dưới, ham
chơi. Đây là vấn đề mà giáo viên dạy bộ môn Địa lý rất quan tâm nhằm tìm ra
giải pháp tốt nhất để khắc phục. Từ khi thực hiện đổi mới, nhờ sử dụng phương
tiện dạy học hiện đại (máy tính và máy chiếu đa năng) mà chúng tôi đã đổi mới
được việc hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh, việc dạy các
bài thực hành trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả cao hơn.
Từ thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút thành kinh nghiệm và viết lên với đề
tài: “Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực
hành Địa lý ở trung tâm GDTX”. (Bài 29- Địa l í 12).

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
1. Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện:
Nghiên cứu nội dung của các bài thực hành yêu cầu về nhận xét bảng
số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét, sử dụng atlat để nhận xét, giải thích một hiện
tượng địa lý (chương trình địa lí lớp 12 cơ bản); các phương tiện dạy học cần
thiết, tình hình học viên các lớp 12 về năng lực, tinh thần, thái độ học tập, đồ
dùng học tập…; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị kĩ
thuật hiện đại và máy vi tính trong dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông –
trung tâm GDTX..
Với đề tài này, tôi đã chọn các lớp 12 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy
để thực nghiệm: đó là hai lớp: 12G, 12H và hai lớp đối chứng là lớp 12C, 12D;
trong đó chất lượng của các lớp là tương đương, phần lớn là học sinh có học lực
trung bình và yếu.
2


2. Xác định bài dạy và mục tiêu của bài:
Mục tiêu của bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách
cụ thể, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học

sinh về kiến thưc, kĩ năng, thái độ. Để xác định được mục tiêu, cần phải đọc kĩ
sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của bài
và cái đích cần đạt tới của mỗi nội dung theo yêu cầu của bài thực hành.
Trong số các bài thực hành, tôi xin chọn và trình bày 1 bài tiêu biểu,
gồm cả ba nội dung thực hành: vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét và phân tích bảng số
liệu rút ra nhận xét, sử dụng atlat địa lý để giải thích một hiện tượng cụ thể.
Bài 29 (Chương trình chuẩn) – (Bài 26 – Hướng dẫn dạy học địa lý lớp 12
Giáo dục thường xuyên).
Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp.
Mục tiêu của bài thực hành này là:
- Rèn luyện cho học viên các kĩ năng:
+ Biết lựa chọn loại biểu đồ phù hợp, tính toán (xử lý số liệu) và vẽ biểu đồ.
+ Phân tích bảng số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết rồi giải thích vê sự
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
- Kiến thức:
+ Củng số kiến thức đã học về ngành công nghiệp Việt nam.
+ Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyên dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
3. Lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học:
Việc lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học là rất cần thiết đối
với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Yêu cầu lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ
bản vừa phải đảm bảo tính khoa học lại phải vừa sức đối với học viên, đảm bảo
cho học viên lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện.

3


Bài thực hành: “Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp” gồm có ba bài tập với những kiến thức và kĩ năng cụ thể như
sau:

Bài tập 1.
Về kiến thức:
Học viên trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai doạn 1996 – 2005.
Về kĩ năng:
- Học viên biết cách tính và tính được cơ cấu giá trị sản xuất ngành công
nghiệp.
- Học viên biết cách vẽ và vẽ được biểu đồ hình tròn.
Bài tập 2. : Học viên biết được
Về kiến thức:
- Cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phân theo
vùng lãnh thổ.
Về kĩ năng:
Học viên phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh
thổ ở nước ta từ năm 1996 đến năm 2005.
Bài tập 3: Học viên phải biết:
Kiến thức:
Đông nam bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp (vị trí
địa lý, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế – xã hội).
Kỹ năng:
Đọc át lát địa lý Việt nam, dựa vào át lát để giải thích nguyên nhân của
một hiện tượng địa lý cụ thể là vì sao Đông nam bộ có sự phát triển mạnh vê
công nghiệp.
4. Xác định và lựa chọn đồ dùng dạy học:

4


Để đạt hiệu quả cao, giáo viên dựa trên cơ sở nội dung kiến thức, lựa
chọn đồ dùng dạy học thích hợp. Phương tiện (đồ dùng) dạy học được coi là chỗ

dựa cho hoạt động trí tuệ của học viên, góp phần phát huy năng lực tư duy
củahọc viên, đồng thời là cơ hội để học viên rèn luyện và phát triển tư duy, hình
thành tri thức, biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí một cách rõ ràng, trực quan
hơn, phù hợp hơn với năng lực của học viên trung tâm GDTX.
Căn cứ vào nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng cần rèn luyện, tôi
xác định bài thực hành này cần có các bảng số liệu, biểu đồ và phương tiện sau
đây:
- Bảng số liệu:
+ Bảng 1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Giá thực
tế - đơn vị: tỉ đồng) - (Bảng 29.1. Sách giáo khoa địa lý 12 NXB giáo dục năm
2008).
+ Bảng 2. Kết quả tính tốc cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế (đơn vị: %) - Là kết quả tính từ 1).
+ Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: %) Là bảng 29.2. Sách giáo khoa địa lý 12 NXB giáo dục năm 2008).
- Hình vẽ:
+ Hình 1. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh
tế – (tự vẽ).
+ Hình 2. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (tự vẽ).
+ Hình 3. Bản đồ: Công nghiệp chung - (Hình 26.2. Sách giáo khoa địa lý 12
NXB giáo dục năm 2008)
- Máy tính và máy chiếu
5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học:

5


Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và
phương tiện, đối tượng dạy học mà lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Các
hình thức tổ chức này được phối hợp chặt chẽ trong tiết dạy, phù hợp với từng

nội dung của bài học.
Đối với bài thực hành này, tôi chọn hình thức tổ chức chủ yếu là dạy
học trong phòng theo đơn vị lớp.
6. Xác định các phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì
nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định
phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, khả năng nhận thức,
đặc điểm đối tượng học viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.
Phương pháp thích hợp để dạy bài thực hành này là: Phương pháp đàm thoại
7. Thiết kế các hoạt động dạy học:
Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có
để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp. Vì vậy, bài thực hành này, tôi chọn
hai hình thức tổ chức hoạt động cho học viên, đó là hoạt động cá nhân/lớp và
hoạt động nhóm.
II- CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Dựa trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, các phương pháp đã lựa
chọn, giáo viên thực hiện việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần
thiết theo kế hoạch.
Các nội dung về mục tiêu, phương pháp, phương tiện đã được nêu ở phần
trên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi không giới thiệu toàn bộ phần thiết kế bài
giảng mà chỉ giới thiệu về các phương tiện cần thiết mình đã chuẩn bị và các
biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động dạy học nhằm
giúp học viên biết cách và làm được bài thực hành theo yêu cầu.

6


Đồ dùng dạy học trong bài 29 (thực hành) gồm:
- Bảng số liệu:

+ Bảng 1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Giá
thực tế - đơn vị: tỉ đồng) - (Bảng 29.1. Sách giáo khoa địa lý 12 NXB giáo dục
năm 2008).
+ Bảng 2. Kết quả tính tốc cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế (đơn vị: %) - Llà kết quả tính từ 1).
+ Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: %) (Bảng 29.2. Sách giáo khoa địa lý 12 NXB giáo dục năm 2008).
- Hình vẽ:
+ Hình 1. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế – (tự vẽ).
+ Hình 2. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh
thổ - (tự vẽ).
+ Hình 3. Bản đồ: Công nghiệp chung - (Hình 26.2. Sách giáo khoa địa lý
12 NXB giáo dục năm 2008)
- Máy tính và máy chiếu.
2. Tổ chức thực hiện:
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng máy tính và
máy chiếu để thể hiện các bảng số liệu, biểu đồ và hinh vẽ cần thiết đối với từng
nội dung cụ thể của từng bài tập trong bài thực hành.
Hoạt động 1:
Bài tập 1:
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005 rồi rút ra nhận
xét.
Bước 1. Chọn loại biểu đồ thích hợp.

7


- Giáo viên chiếu lên màn hình bảng số liệu 1:

Bảng 1. Giá trị sản xuất phân theo thành tphần kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
Nhà nước
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Giáo viên yêu cầu học viên:

1996

2005

74 161
35 682
39 589

249 085
308 854
433 110

+ Đọc kỹ dầu bài, xem bảng số liệu và vấn đề mà học viên phải giải quyết
+ Nêu căn cứ để chọn loại biểu đồ thích hợp theo yêu cầu của bài:
* Có những dạng biểu đồ nào dùng để thể hiện cơ cấu? (biểu đồ tròn và biểu đồ
miền).
* Khi nào vẽ dạng biểu đồ tròn, khi nào vẽ dạng biểu đồ miền?
(Vẽ biểu đồ tròn khi yêu cầu vẽ cơ cấu của một hoặc hai, ba năm; vẽ biểu đồ
miền khi thể hiện sự thay đổi (chuyển dịch) cơ cấu từ bốn năm trở lên.
- Cho học viên chọn loại biểu đồ thích hợp dựa vào những căn cứ trên: bài tập
này yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của 2 năm,

dạng biểu đồ thích hợp là hình tròn.
- Giáo viên hỏi học viên: bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hay giá trị tương đối, có
phải xử lý số liệu không…(phải xử lý- tính tỉ lệ %).
Bước 2. Xử lý số liệu:
- Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (chuyển
từ đơn vị tỉ đồng thành đơn vị %).
- Yêu cầu học viên nêu cách tính.
Giáo viên gợi ý: tính cơ cấu nghĩa là tính tỉ lệ % của các thành phần so với
tổng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm.
- Học viên nêu cách tính cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế.
8


- GV chuẩn kiến thức : chiếu lên màn hình cách tính:
Tỉ lệ % của thành phần = (Số liệu của thành phần : Số liệu tổng số) X
100%.
- GV yêu cầu học viên tính tổng số của từng năm và chuẩn kết quả: chiếu lên màn hình
bảng số liệu 1 trong đó có bổ sung thêm hàng ‘tổng số” ở cuối bảng, là kết quả vừa
tính..
Bảng 1. Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
Nhà nước
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số


1996

2005

74 161
35 682
39 589
149 432

249 085
308 854
433 110
991 049

- Dựa và công thức trên, cho học sinh thay số, tính thử một thành phần cụ thể để làm ví
dụ (tính tỉ lệ % của thành phần kinh tế Nhà nước so với tổng số năm 1996).
- Học viên thay số, tính và báo cáo kết quả.
- Giáo viên chiếu lên màn hình phép tính và kết quả để chuẩn xác.
Tỉ lệ % Nhà nước năm 1996 = (74161 : 149 432 ) x 100 = 49,6 %
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tính toán, sau
2 phút, học viên báo cáo kết quả.
- Giáo viên chiếu bảng (trống số liệu) lên màn hình.

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)

9


Năm

Thành phần kinh tế
Nhà nước
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số
- Giáo viên yêu cầu học viên đọc kết quả đã tính.

1996

2005

- Khi học viên báo cáo kết quả, giáo viên hướng dẫn lớp chuẩn xác kết quả và
cho hiện số theo thứ tự năm 1996 trước, năm 2005 sau; thầnh phần kinh tế nhà
nước trước rồi đến ngoài nhà nước và sau cùng là thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài. Thứ tự hiện số lần lượt như bảng sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
Năm

1996
2005
Thành phần kinh tế
Nhà nước
49,6 (1)
25,1 (4)
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)
23,9 (2)
31,2 (5)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
26,5 (3)

43,7 (6)
Tổng số
100,0
100,0
- Khi học viên đã báo cáo xong, cũng là lúc bảng kết quả đã hoàn thiện, giáo viên
chiếu bảng 2 và chốt lại cho học sinh: đây là kết quả đã tính đúng về cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 1996 và
2005. Là số liệu dùng để vẽ biểu đồ.
Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
Năm
Thành phần kinh tế
Nhà nước
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số
Bước 3. So sánh kích thước biểu đồ:

1996

2005

49,6
23,9
26,5
100,0

25,1
31,2
43,7

100,0

10


- Giáo viên yêu cầu học viên so sánh tổng giá trị sản xuất công nghiệp của hai
năm để thấy được quy mô (diện tích – S) của năm 2005 lớn hơn quy mô năm
1996. Vì vậy biểu đồ năm 2005 phải lớn hơn biểu đồ năm 1996, nghĩa là bán
kính (r) biểu đồ năm 2005 phải lớn hơn bán kính biểu đồ năm 1996. Vậy r năm
2005 lớn gấp bao nhiêu lần r năm 1996?
- Giáo viên hỏi học sinh công thức tính bán kính so sánh kích thước biểu đồ.
- Học sinh nêu cách tính.
- Giáo viên chuẩn xác bằng cách chiếu lên màn hình công thức tính để so sánh
kích thước hai biểu đồ trên. Nếu coi r 1996 là 1đơn vị bán kính (đvbk) thì r 2005 là
bao nhiêu đvbk? Hay nếu coi r1996 là 1 lần thì r2005 bằng bao nhiêu lần r1996?.
Công thức:

r2005 =

S 2005
S1996

lần r1996.

- Cho học viên thay số, tính và báo cáo kết quả, giáo viên chuẩn xác kết quả và
chiếu lên màn hình kết quả đúng: r2005 =

991049
=
149432


6,6 = 2,8 lần r1996.

- Giáo viên chiếu kết quả so sánh kích thước biểu đồ dưới hình thức một bảng số
liệu – cách này dễ hiểu hơn đối với học viên GDTX:
So sánh kích thước biểu đồ
Năm

1996

S
1 (đvdt)
r
1 (đvbk)
Bước 4. Vẽ biểu đồ: GV yêu cầu học viên:

2005
6,6 (đvdt)
2,8 (đvbk)

- Nêu quy trình vẽ và đặc điểm của biểu đồ cần vẽ.
- GV hướng dẫn cách vẽ (vẽ một hình làm mẫu), tiếp đó giáo viên chiếu
biểu đồ mẫu đã hoàn thiện (Hình 1) lên màn hình..
- Giáo viên yêu cầu học viên về nhà vẽ tiếp để hoàn thiện yêu cầu bài thực
hành..

11


26.5

25.1

49.6
43.7

23.9

31.2

Năm 1996
Nhà nước

Năm 2005
Ngoài Nhà nước

Hình 1. Biểu đồ cơ cấu

Có vốn đầu tư nước
ngoài

giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm
1996 và 2005
- GV nhắc học viên lưu ý những sai sót thường gặp trong biểu đồ hình tròn
như chia phần trong hình không đúng tỉ lệ, đảo thứ tự vị trí các phần so với đề ra,
hay sót đơn vị …
Bước 5. Nhận xét:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1 (biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất
công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005.
- Yêu cầu học viên nhận xét từng thành phần kinh tế cụ thể về tỉ trọng của nó
so với tổng số trong năm 1969; xu hướng chuyển dịch từ năm 1996 đến năm

2005 thành phần náo tăng tỉ trọng, thành phần nào giảm tỉ trọng?
- Học viên trình bày.
- Giáo viên chuẩn kiến thức, chiếu lên màn hình phần nhận xét:
Nhận xét:

12


+ Khu vực nhà nước: năm 1996 chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng
giảm về tỉ trọng (dẫn chứng).
+ Khu vực ngoài nhà nước: năm 1996 chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu
hướng tăng lên (dẫn chứng).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; năm 1996 có tỉ trọng lớn thứ hai sau
thành phần nhà nước nhưng tăng nhanh, đến năm 2005 đã chiếm tỉ trọng lớn nhất
(dẫn chứng).
Hoạt động 2.
Bài tập 2 :
Nhận xét sự sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo
vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và năm 2005 (cá nhân/lớp).
Bước 1.
- Giáo viên chiếu bảng 3 (Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
vùng lãnh thổ) và nêu yêu cầu của bài tập.
Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị: %)
Năm

1996
2005
Thành phần kinh tế
Đồng bằng sông Hồng

17,1
19,7
Trung du và miền núi Bắc bộ
6,9
4,6
Bắc Trung bộ
3,2
2,4
Duyên hải Nam Trung bộ
5,3
4,7
Tây nguyên
1,3
0,7
Đông nam bộ
49,6
55,6
Đồng bằng sông Cửu long
11,2
8,8
Không xác định
5,4
3,5
- Để dễ dàng cho học viên quan sát, so sánh, nhận xét, GV chiếu hình 2: biểu đồ
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ ở nước ta trong hai
năm 1996 và 2005), là hình được vẽ bằng số liệu từ bảng 3.

13



5.4
11.2

8.8

3,5

17.1

19.7

6.9

4,.6
2,.4

3.2
5.3

49.6

55.6

4,7
0,7

1.3

1996


2005

Đồng bằng sông Hồng

Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc bộ

Đông Nam Bộ

Bắc Trung Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Duyên hải Nam Trung Bộ

Không xác định

Hình 2. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
phân theo vùng lãnh thổ. (Đơn vị: %)
- Yêu cầu học viên đọc kỹ đầu bài. Giáo viên gợi ý cách nhận xét.
+ Nhận xét chung về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng
trong hai năm 1996 và 2005. Giáo viên yêu cầu học viên nhận xét tỉ trọng của
từng khu vực trong năm 1996 khu vực nào chiếm tỉ trọng cao, khu vực nào
chiếm tỉ trọng thấp…; năm 2005 cũng nhận xét tương tự.
+ Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng của từng vùng từ năm 1996 đến năm 2005.
Vùng nào tăng tỉ trọng, vùng giảm tỉ trọng? (Dẫn chứng).
Bước 2.
- Gọi học viên trình bày ý kiến nhận xét, các học viên khác bổ sung, thảo luận.
Giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức.

- Giáo viên chuẩn kiến thức, chiếu lên màn hình phần nhận xét chuẩn:

14


Nhận xét:
- Từ năm 1996 đến năm 2005 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh
thổ ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Những vùng có tỉ trọng tăng là Đồng bằng sông Hồng (tăng thêm 2%),
Đông nam bộ (tăng thêm 6,2%). Như vậy Đông nam bộ có tỉ trọng tăng nhanh
nhất.
+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng (gồm vùng…), trong đó giảm nhanh
nhất là Đồng bằng sông cửu long ( giảm 1,4%).
- Sự chuyển dịch trên sẽ tạo nên sự phân hoá sâu sắc hơn giữa các vùng. Vì vậy,
chúng ta cần có nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những
vùng còn nhiều khó khăn.
Giáo viên yêu cầu học viên về nhà vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ ở nước ta theo bảng 3.
Hoạt động 3:
Học viên làm bài tập số 3, giải thích tại sao Đông nam bộ là vùng có tỉ
trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước? (cá nhân/lớp).
Bước 1:
- Từ biểu đồ của bài tập số 2 Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh và tìm ra vùng
có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất – Đó chính là vùng Đông Nam
Bộ: tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông nam bộ là 49,6% (năm
1996) và 55,6% (năm 2005) – cao nhất cả nước.
- GV nêu vấn đề (câu hỏi trong bài): Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng
giá trị sản xuất công gnhiệp cao nhất cả nước?
- Tiếp đó, GV chiếu hình 3: Công nghiệp chung (phụ lục), yêu cầu học viên
quan sát hình 3 và kiến thức đã học để giải thích: Vì sao Đông nam bộ lại có tỉ

trọng giá tị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước?
Để học viên có thể giải thích được, giáo viên gợi ý:

15


+ Dựa vào hình 3 nhận xét vị trí của Đông nam bộ: tiếp giáp với Tây
nguyên, với Đồng bằng sông Cửu long, là những vùng giàu nguyên liệu cho
công nghiệp (cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm…). Từ dó cho học viên rút
ra kết luận là Đông nam bộ có vị trí thuận lợi.
+ Hướng dẫn hoc viên tìm trên hình các mỏ khoáng sản để thấy Đông nam
bộ rất giàu dầu mỏ và khí tự nhiên, nguồn nguyên liệu quý và lau dài cho công
nghiệp…
+ Dựa vào kiến thức đã học, giải thích thêm về những thuận lợi về cơ sở
vật chất, lực lượng lao động…
Bước 2.
- Học viên trả lời, thảo luận, giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
- Giáo viên chiếu lên màn hình phần nhận xét đã chuẩn xác:
Nhận xét: Đông nam bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất
cả nước vì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Vị trí địa lý thuận lợi: tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, giàu nguồn
nguyên liệu (Tây Nguyên và ĐB sôgng Cửu Long), nằm trên các trục giao thông
huyết mạch.
+ Tài nguyên và nguồn nguyên liệu dồi dào:
* Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
* Tập trung nhiều dầu khí nhất nước ta và đang khai thác có hiệu quả.
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước.
+ Lực lượng lao động đông, có trình dộ cao, nhạy bén với cơ chế thị trường.
+ Thu hút dược nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
+ Có đường lối phát triển năng động.

Thực hiện bài giảng này theo cách trình bày trên đây, giáo viên chủ
động được về mặt thời gian (không mất nhiều thời gian cho việc viết và vẽ các
bảng số liệu, biểu đồ), mặt khác các bảng số liệu và biểu đồ được vẽ trên máy sẽ

16


đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác. Nếu không có máy chiếu thì bài thực hành này
khó thực hiện thành công và kết quả học tập của học sinh thấp.
3. Kết quả:
Khi thực hiện giảng dạy trên lớp, hai lớp 12C và 12D không sử dụng
máy chiếu, còn các lớp 21H, 12G sử dụng máy chiếu. Kết quả có sự chênh lệch
đáng kể, thể hiện qua kết quả chấm bài thực hành của học sinh ở bảng sau:
Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của học viên
Nhóm

Điểm
Lớp



12C
12D
chứng Tổng
12G
Thực
12H
nghiệm Tổng

số

47
46
93
40
46
86

lớp
Đối

Yếu
SL

T. bình
SL
%

%

15
31,9
12
26,1
27
29,0
3
7,5
1
2,2
4

4,7
(Ghi chú:

Khá
SL

24
51,1
8
27
58,7
6
51
54,8
14
24
60
9
27
58,7
12
51
59,3
21
SL - Số lượng)

Giỏi
%

SL


%

17,0
13,0
15,1
22,5
26,1
24,4

0
1
1
4
6
10

0
2,2
1,1
1,0
13
11,6

Tổng hợp kết quả theo nhóm lớp :

Nhóm lớp

Tổng


Trung

Yếu

Khá

Giỏi

bình
SL
%
54,

SL

%
15,

SL

%

số

SL

%
20.

Đối chứng


93

27

9

51

8
59,

14

1

1

1,1

Thực nghiệm

86

4

4,7

51


3

21

24,4

10

11,6

Thể hiện kết quả trên bằng biểu đồ ta thấy sự chênh lệch rất rõ:

17


%
70
59.3

60

54.8

50
40
30
24.4
20.9

20


15.1
11.6

10
4.7
1.1

0
Yếu

TB

Líp ®èi
chøng

Khá

Giỏi

Mức điểm

Líp thùc nghiÖm

Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra của học sinh nhóm lớp đối chứng
và nhóm lớp thực nghiệm
- So sánh kết quả, nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
Lớp không sử dụng máy chiếu (Lớp đối chứng): Tỉ lệ học sinh có điểm
yếu chiếm tới 29,0%; tỉ lệ Hv đạt điểm trung bình trở lên là 71,0% nhưng điểm
khá và giỏi lại thấp, chỉ đạt 16,2% trong đó học sinh đạt điểm giỏi chỉ chiếm

14%.
Lớp có sử dụng máy chiếu (Lớp thực nghiệm): tỉ lệ học viên có điểm yếu
giảm hẳn, chỉ còn 4,7% (nhóm đối chứng là 29,0%); ngược lại, tỉ lệ học viên đạt
điểm trung bình trở lên tăng lên rõ rệt 95,3% (nhóm đối chứng là 29,0). Trong đó
tỉ lệ điểm khá, giỏi đạt tới 36,0% (tỉ lệ này ở nhóm đối chứng là 15,2%).
Từ kết quả so sánh trên cho thấy việc sử dụng phương tiện hiện đại đã
đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học địa lý, nhất là phần thực hành , chất lượng
18


ở các lớp sử dụng được phương tiện hiện đại (lớp thực nghiệm) rất khả quan, đặc
biệt học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ khá cao chiếm tới 36,0%.
Từ kinh nghiệm trên có thể khẳng định, việc thực hiện đổi mới phương
pháp, sử dụng phương tiện hiện đại như trên là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu
của đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thực hành
Địa lí ở trường phổ thông và nhất là ở các trung tâm GDTX, nơi mà học sinh hạn
chế về khả năng suy đoán trìu tượng. Cách làm này không những chỉ áp dụng
cho lớp 12 mà có thể vận dụng cho dạy địa lý ở tất cả các khối lớp của chương
trình địa lý THBT và THPT.
C- KẾT LUẬN
1- Những kết quả đạt được của đề tài:
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, dựa vào kết quả cụ thể của
quá trình thực hiện việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy phần

thực hành địa lí lớp 12 BTTH (Bài 29) đề tài đã đạt được những kết quả cụ
thể như sau:
a. Trên cơ sở của lí luận dạy học tích cực và căn cứ vào nội dung bài học
đồng thời sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy học, đã xây dựng được một số
biểu đồ phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài dạy và sử dụng đạt hiệu quả cao.
b. Từ những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy đã khẳng định tính

khả thi của đề tài trong việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để dạy các bài
thực hành Địa lý.
c. Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, kết hợp tốt các
phương tiện hiện đại với các phương pháp dạy học tích cực giáo viên đã đạt hiệu
quả cao trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý đối với Trung tâm
GDTX.
19


2. Một số hạn chế:
Mặc dù chất lượng giờ dạy được cải thiện rõ rệt nhưng việc tiến hành dạy
học lại phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà trường (phương tiện chưa đủ, phòng
chức năng chưa có…), nguồn điện không ổn dịnh, gây khó khăn cho việc sử
dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy.
3. Một số kiến nghị:
- Trong dạy học Địa lí việc việc ứng dụng CNTT đã đem lại hiệu quả cao
trong quá trình dạy học. Vì vậy, cần thực sự quan tâm đầu tư đùng mực và thực
hiện một cách đồng bộ
- Cần phải bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn cho
giáo viên bộ môn địa lý; cần phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại một cách
linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trung tâm về đối tượng học sinh,
cơ sở vật chất...)
- Các nhà trường (trong đó có các TTGDTX) phải chủ động về nguồn điện
để giúp cho các giờ học sử dụng máy móc tiến hành bình thường khi nguồn điện
bị mất.
Trên đây là nội dung của đề tài: “Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm
nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành ở trung tâm GDTX”.
Cách làm này tôi đã thực hiện được trong ba năm học ở cả 3 khối lớp , vì
vậy có thể khẳng định việc sử dụng máy chiếu và các phương tiện dạy học hiện
đại để dạy các bài thực hành địa lý rất có hiệu quả. Tuy vậy, do những khó khăn

về cơ sở vật chất, về thời gian có hạn mà tôi mới chỉ thực hiện được ở một số bài
vì vậy không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được Hội đồng Khoa học ngành
Giáo dục tỉnh Thanh hoá quan tâm giúp đỡ để chúng tôi rút kinh nghiệm và thực
hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo./.

Xin chân thành cảm ơn.

20


Cẩm Thuỷ, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện

Bùi Thị Bộ

21


PHỤ LỤC

Bản đồ công nghiệp Việt Nam

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

23



1- Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2001.
2- Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở
Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004
3- Nguyễn Hải Châu, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Địa
Lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007
4- Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) Nguyễn Kim
Chương – Phạm Xuân Hậu – Đặng Duy Lợi - Phạm Thị Sen – Phí Công Việt,
Địa Lý 12, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
5- Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên), Nguyễn Kim
Chương – Phạm Xuân Hậu – Đặng Duy Lợi - Phạm Thị Sen – Phí Công Việt,
Địa Lý 12 sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
6- Phạm Thị Sen (Chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa
lớp 12, môn Địa Lí, Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình và sách giáo khoa lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
7- Lê Thông (Chủ biên), Nguyễn Việt Hùng - Nguyễn Minh Tuệ - Phí Công Việt,

Hướng dẫn dạy học Địa lí lớp 12 GDTX cấp THPT, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009

24



×