GIẢI ĐỀ THI HKII CỦA CÁC TRƯỜNG NĂM HỌC: 2008 – 2009
----------
SỐ 1. ĐỀ KIỂM TRA HKII KHỐI 6 ( Lê Ngọc Hân ): NĂM HỌC 2008 - 2009
I. PHẦN VĂN:
Câu 1 ( 1 đ ). Chép đoạn thơ nói lên tình cảm của Bác dành cho đoàn dân
công trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.
“ Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.”
Câu 2:( 1.5 đ ) Hãy nêu nhận đònh về cây tre qua văn bản : “ Cây tre Việt
Nam” của Thép Mới ?
+ Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của nông dân và nhân dân Việt
Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dò và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một
biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 3: ( 0.5 đ )“ Thành đồng Tổ quốc” là danh hiệu mà Bác Hồ tặng cho
miền nào của nước ta trong cuộc chiến đấu giành độc lập – tự do cho dân tộc ?
+ Danh hiệu Bác Hồ tặng cho miền Nam.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: ( 0.75 đ ) Ẩn dụ là gì ?
+ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 2: ( 0.5 đ ) Chỉ ra phép ẩn dụ trong câu thơ sau đây:
“ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.”
+ Từ “ Mặt Trời” trong dòng thơ “ Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.”
Câu 3: ( 0.75 đ ) Thế nào là câu trần thuật đơn ?
+ Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới
thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 5 đ )
* ĐỀ BÀI: Hãy viết bài văn tả cây phượng và tiếng ve khi mùa hè đến.
DÀN BÀI THAM KHẢO
I. Mở bài : ( 0.5 đ )
+ Giới thiệu khung cảnh mùa hè với hàng phượng vó, tiếng ve ngân trong
thời điểm và đòa điểm cụ thể.
II. Thân bài : ( 3.0 đ )
1. Tả bao quát:
- Phượng mọc ở đâu, bao nhiêu tuổi, dáng cây, sắc lá, sắc hoa.
- Âm thanh tiếng ve ngân giữa trưa hè, hình ảnh hàng phượng hoa đỏ rực
trên nền lá xanh non hoà lẫn màu xanh của trời
2. Tả chi tiết: Rễ – gốc – thân – cành – lá – hoa ( tả chi tiết cụ thể từ hình
dáng đến màu sắc, sử dụng tính từ miêu tả với những liên tưởng so sánh ).
1
+ Đẹp nhất vào mùa hè: hoa mọc thành từng chùm: bông hoa, tiếng ve,
gió thổi, hoa rơi trên tóc, trên vai áo học trò, hoa nhuộm đỏ sân trường.
+ Quang cảnh xung quanh: Bầu trời, ánh nắng, thời tiết mùa hè và cảnh
sinh hoạt theo từng thời điểm.
== Một bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu và sống động.
3. Lợi ích của cây:
+ Với em: Phượng là người bạn của học trò, báo hiệu mùa thi, mùa hè
đến. Phượng làm cho tuổi học trò thêm tươi vui, rộn rã và đầy kỉ niệm đẹp. . .
+ Với mọi người: Phượng mang bóng mát, làm đẹp phố phường, thanh
lọc không khí.
III. Kết bài : ( 0.5 đ )
+ Suy nghó, tình cảm của em về bức tranh mùa hè với cây phượng vó và
những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
BÀI THAM KHẢO
1. Mở bài :
Mỗi năm vào mùa hè, cây phượng trên sân trường tôi nở hoa rực rỡ. Sắc hoa
đỏ pha hồng, vào buổi chiều, hoa phượng tím bầm như xác pháo. Màu hoa như chạm
nổi vào bầu trời bồng bềnh mây trắng. Ấy là màu hoa đỏ khát khao, cuồng nhiệt của
một thời áo trắng không thể nào quên.
2. Thân bài :
Mỗi mùa hè về, trường tôi ngập tràn sắc của hoa, hoa phượng vó nở rộn ràng
trong sắc đỏ, làm nức lòng những kẻ só mùa thi. Hoa đỏ khoe màu tươi tắn, làm ai đó
chững lại bước chân để một lần ngước nhìn. Hoa phượng e ấp sau những tán lá to, hé
lộ màu tìm bầm dòu dàng quý phái: từng chùm, từng cụm tụ lại với nhau, như những
bình hoa khổng lồ xen vào đám lá xanh làm nền độc đáo và vẽ vào trời xanh những
sắc màu rực rỡ, che khuất đi vẻ thô kệch của khuôn viên trường. Có ai đi trong sân
trường vào mùa lá rụng, rồi ngạc nhiên bởi một sân trường đầy lá, chỉ một góc sân
trường thôi, không rộng lắm, nhưng lá hoàn toàn che kín. Những chiếc lá vàng, lá
xanh cứ thế đua nhau rơi từ trên cây cao xuống, có khi rơi cả vào mũ áo của bạn nào
đó đi ngang qua. Mỗi khi gió mùa hạ lùa về, cây lại reo xuống những tờ giấy mỏng,
khiến trường trở nên hiền hoà, đẹp đẽ đến không ngờ và không thể không ấn tượng
với những cảm giác đi đặt chân đi trên những đám lá ấy. Sột soạt, sột soạt, tiếng bước
chân đạp trên lá.
Có ai để ý sắc hoa đỏ của phượng đem lại một cảm giác bất ngờ và thú vò dưói
cái nắng chiều gay gắt. Cây phượng cao và nở đầy hoa. Nhìn xa, trông nó như một bó
đuốc khổng lồ, với chi chít những ngọn lửa nhỏ. Nhìn lên tán cây, đâu đâu cũng thấy
hoa là hoa. Mưa xuống, bao nhiêu cánh hoa đã theo gió bão mà rơi xuống mặt sân, ấy
thế mà cây hoa vẫn cứ cháy rực giữa chiều hè nóng bỏng. Dù cho mặt sân đã rắc đầy
bởi những cánh hoa màu đỏ, cây phượng vẫn yêu kiều làm đẹp cho một góc trường.
Dưới ánh nắng ban chiều, hoa phượng đẹp hơn bao giờ hết, không phải màu hoa đỏ
làm người ta thấy nóng, mà là sự rạo rực của những kỉ niệm trường thi, làm lòng ta trỗi
dậy những cảm xúc khác thường.
Con trai, con gái trường tôi phải lòng nhau, hay tìm đến bên gốc phượng như
một đòa chỉ của vườn Thuý. Vật để gieo cầu tình yêu của tuổi học trò là những cánh
hoa phượng đỏ. Hoa rút ra từ tơ lòng nên có màu sắc riêng, phập phòng như nhòp đập
2
của trái tim. Uống nước từ lòng đất của sân trường và được sưởi ấm bởi những bàn tay
tình nhân của những cô, cậu học trò, mỗi năm cây phượng như mập mạp ra. Gốc cây
to như một vòng tay của đôi bạn học sinh, xù xì những thớ gỗ, bọc thành muối gân
guốc, thân cây đen mốc như những màu rêu xanh mòn. Nhưng kìa, từ một nách cành
phía đông, một chồi phượng nhỏ như ngón tay út của một cô bạn gái học trò, đang nhú
mọc giữa một vùng hoa đỏ của tán cây phượng, chiếc chồi xanh mạnh mẽ và lạc loài
khẽ đâm vào kỉ niệm xưa. Hoa phượng càng đỏ, lá phượng càng xanh. Vừa buồn mà
lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới, từng đợt sóng rì
rào trên biển hoa. Chỉ có học sinh mới hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là “ hoa học
trò”, còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi !
Còn ai có linh hồn tươi thắm để hoài niệm cùng với phượng thắm tươi.
Mọc héo hắt như chiếc cột của một bờ dậu ven sông. Nhưng phượng vẫn lớn,
vẫn xanh và đợi con ve sầu kêu là nở bừng hoa đỏ. Gieo từ trời cao xuống, những
chùm hoa đỏ như những chiếc lúm đồng tiền mời gọi một nụ hôn nồng thắm. Nhưng
đâu chỉ có con trai, con gái lấy cây phượng làm nơi hò hẹn, thỉnh thoảng cây phượng
lại mở rộng vòng tay đón một đôi chim vành khuyên lạc rừng về đây âu yếm.
Gần mười năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hoa phượng nở, tôi lại thơ
thẩn ra trước sân trường trông mắt lên đếm những cành phượng đỏ, vẫn là mười ba
cành. Cũng gần mười năm rồi cây phượng không ra thêm một cành nào, chỉ có hoa là
nhất thuỷ nhất chung, mỗi năm một lần đỏ trời đỏ đất, đỏ vai con trai, con gái mỗi dòp
hè về. Không hiểu là có nên xếp cây phượng này vào loại “ di tích sống” hay không ?
Chứ mỗi năm, phượng cũng đã vẫy tay tiễn đưa ngót nghét hàng ngàn câu học trò nhỏ
của lớp chín rời xa mái trường để đến với một ngôi trường mới.
Phượng thật hay, đứng một mình mà làm cả mùa hè. Còn với trường tôi, cây
phượng là thước đo niềm vui, nỗi buồn, những kỉ niệm chưa bao giờ phai nhạt. Trên
lớp vỏ dày xù xì, thời gian vẫn còn đọng mãi những dấu khắc vụng dại, dấu khắc có
khi là một cái tên người trọn vẹn, có khi là hai chữ cái xoắn vào nhau trong một ô
vuông trong ngần tuổi học trò. Vỗ nhẹ bàn tay vào thân cây nghe như đâu đó có tiếng
cười âm vang. Rồi một tà áo trắng như áo lụa Hà Đông đã đi qua cội lòng như một
giấc mơ đã nhoà hương sắc.
Phượng không đứng trên đồi cao gió lộng bốn bề như cây tùng, cây bách.
Phượng không nép mình bên bờ nước như hàng liễu rũ. Phượng không gọi hồn thơ cho
thi nhân, không là đề tài cho hoạ só. Nhưng phượng có bóng dáng trầm mặc như mây
trời, phượng có tâm hồn mênh mông như biển rộng. Phượng chẳng những đẹp mà còn
làm cho lòng người xao xuyến, hoài niệm về bóng dáng của một ngày xa xăm. . . Mỗi
năm phượng cho một mùa hoa đỏ thắm. Mùa hoa đi rồi nhưng phượng vẫn còn ở lại.
Sang năm sau, phượng lại cho một mùa hoa khác.
3. Kết bài :
Mùa hoa này tiếp nối mùa hoa kác, chúng tôi lớn lên, chia tay mỗi người một
ngã nhưng nào có ai quên được những phút giây vui đùa bên gốc phượng ngày xưa ?
Lâu lắm đám bạn thû ấu thơ mới có dòp gặp lại nhau, mừng mừng, tủi tủi rồi ngập
ngừng nhắc nhau đứa nào còn, đứa nào mất. Rồi kỉ niệm xưa cứ lần lượt hiện về, các
câu chuyện kể nhuốm màu ánh đèn hoa phượng đỏ, một câu chuyện dài thắm đượm
màu hoa đỏ nhức nhối của hoa phượng. . . Tôi đi xa mà lòng cứ quay quắt nhớ về bóng
phượng dưới mái trường xưa.
---------- HẾT ----------
3
SỐ 2. ĐỀ KIỂM TRA HKII KHỐI 6 ( Xuân Diệu ): NĂM HỌC 2008 - 2009
I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: (1.0 đ ) Ẩn dụ là gì ? Cho một ví dụ có sử dụng phép ẩn dụ ?
+ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
( Ca dao )
Câu 2: ( 1.0 đ ) Đặt một câu trần thuật đơn có từ là và cho biết kiểu câu vừa
đặt ?
+ Ví dụ:Tuệ Tónh // là nhà danh y lỗi lạc đời Trần.
=== Câu văn trên thuộc kiểu câu giới thiệu.
II. PHẦN VĂN:
Câu 1:( 1.0 đ ) Nêu nội dung của văn bản : “ Cây tre Việt Nam” ?
+ Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của nông dân và nhân dân Việt
Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dò và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một
biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2: ( 1.0 đ ) Viết lại bài đồng dao trong văn bản “ Lao xao” của nhà văn
Duy Khán ?
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Câu 2: ( 1.0 đ ) Viết lại khổ 2 và khổ 3 đoạn tả hình dáng của Lượm trong bài
thơ “ Lượm” của Tố Hữu.
Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch
Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang
Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích
Cái đầu nghênh nghênh. Nhảy trên đường vàng.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
* Đề bài: Từ bài văn “ Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn
trong một buổi sáng đẹp trời.
DÀN BÀI THAM KHẢO
------------ ----------
A. MỞ BÀI:
• Giới thiệu khu vườn được tả của ai ? Ở đâu ? Vào thời điểm nào ?
B. THÂN BÀI:
1) - Tả bao quát:
- Khu vườn phủ lên mình một màu xanh mơn mỡn, cây cối trong vườn đang trò
chuyện nhau trong buổi sớm.
- Khu vườn sáng nay lung linh màu sắc, rộn rã âm thanh, câu ăn trái tróu cành.
4
2 )- Tả chi tiết:
- Vườn trồng nhiều loại cây: cam, bưởi, ổi. . . (Đặc điểm của từng loại cây trái
trong vườn ).
- Các loài vật: Ong, bướm, chim ( âm thanh, màu sắc )
- Én lượn trên không, chim tung cánh chuyền cành, hót véo von.
- Chim non đòi ăn, ríu rít, lông màu xám của se sẻ, màu xanh bói cá, màu nâu
bìm bòp, màu đen của quạ, màu trắng của cò. . .
- Bầu trời trong sáng, rực rỡ ánh sáng vàng tươi, ấm áp.
- Mùi hương của các loài hoa, cây trái thơm ngào ngạt.
- Ngoài sân gà mẹ tìm mồi, gọi bầy con chíp chíp, âm thanh vang lên rộn rã,
sôi động.
- Thiên nhiên, con người gắn bó, thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người.
C. KẾT BÀI:
- Em yêu mến, gắn bó với khu vườn.
- Có ý thức chăm sóc khu vườn tươi tốt, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
---------- HẾT .............
SỐ 3. ĐỀ KIỂM TRA HKII KHỐI 6 ( THCS MỸ PHONG ): NĂM HỌC 2008 - 2009
I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: (1.5 đ )
a. Nêu các kiểu hoán dụ thường gặp ?
* Có 4 kiểu hoán dụ:
- lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bò chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
b. Câu “ Ngày Huế đổ máu” thuộc kiểu hoán dụ nào ?
* Câu “ Ngày Huế đổ máu” thuộc kiểu hoán dụ: Lấy dấu hiệu của sự
vật để gọi sự vật.
Câu 2: ( 0.5 đ ) Câu trần thuật đơn là loại câu do mấy cụm C – V tạo thành ?
* câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành.
II. PHẦN VĂN:
Câu 1:( 1.0 đ )
a. Nhà văn nào quê ở tỉnh Tiền Giang ?
* Nhà văn: Đoàn Giỏi quê ở tỉnh Tiền Giang.
b. Văn bản nào là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh
Ba Lan ?
* Văn bản “ Cây tre Việt nam” là lời bình cho bộ phim cùng tên của các
nhà điện ảnh Ba Lan.
Câu 2: ( 1.0 đ ) Các đòa danh ở vùng Cà Mau qua đoạn trích “ Sông nước Cà
mau” gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên ở đây ?
* Các đòa danh ở vùng Cà Mau qua đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” gợi
ra đặc điểm về thiên nhiên là: tự nhiên, phong phú và đầy sức sống hoang dã.
Câu 2: (1.0 đ) Thép Mới đã khẳng đònh điều gì khi viết bài “ Cây tre Việt
Nam” ?
5