Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh giá kết quả điều trị của bài thuốc tất thũng phương trên bệnh nhân tràn dịch khớp gối do thoái hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 74 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (THK) gối là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng
như trên thế giới, chiếm khoảng 15% dân số [2]. Nữ gặp nhiều hơn nam (18%
nữ, 9,5% nam), người cao tuổi gặp nhiều hơn người trẻ tuổi. Bệnh lành tính,
tiến triển chậm với biểu hiện đặc trưng là các rối loạn về cấu trúc và chức
năng của khớp, hay nói một cách khác đó là tổn thương của toàn bộ khớp, bao
gồm sụn (chủ yếu), kèm theo xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp,
và màng hoạt dịch (MHD) [3]. Khi khớp gối bị tổn thương, lượng dịch của
khớp sẽ tăng lên gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối (TDKG), làm cho khớp
gối bị phù nề, sưng to, đau, hạn chế chức năng vận động. Tràn dịch khớp gối
nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức
năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến phá hủy khớp gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn thân người bệnh. Nguyên nhân thường gặp
là: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, lao, viêm bao hoạt dịch khớp …
Một khảo sát ở Mỹ cho thấy cứ 2 người trưởng thành thì có 1 người có
nguy cơ bị THK ở ít nhất một khớp gối, nguy cơ này chiếm tới 65% ở người
béo phì trong số 27 triệu người bị THK năm 2005 [3],[6].
Ở Việt Nam, nghiên cứu từ năm 1991- 2000 tại BV Bạch Mai cho kết
quả THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp,
trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều
trị nội trú [8],[21]. Điều tra dịch tễ bệnh xương khớp trong cộng đồng năm
2002 ở hai quần thể dân cư Trung Liệt (Hà Nội) và Tân Trường (Hải Dương)
cho thấy THK chiếm tỷ lệ cao nhất: 5,7% ở nông thôn và 4,1% ở thành phố
[10].
Chi phí điều trị đối với THK nói chung và THKG nói riêng không những
cao, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn là gánh nặng về kinh tế
cho bản thân bệnh nhân (BN) và xã hội. Các phương pháp điều trị hiện nay



2

chủ yếu là điều trị triệu chứng, giảm đau và cải thiện chức năng vận động của
khớp, chưa có phương pháp nào thật sự có hiệu quả nổi trội, bên cạnh đó việc
dùng thuốc các thuốc chống viêm, giảm đau trong thời gian dài rất dễ gây ra
những biến chứng như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng
huyết áp, tổn thương gan, thận,… Trong trường hợp nặng có thể đe dọa đến
tính mạng người bệnh. Nhu cầu tìm ra một liệu pháp điều trị mới kết hợp giữa
Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT) nhằm hạn chế THK,
giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, hạn chế tái phát, bảo tồn khớp một cách
tự nhiên nhằm đem lại kết quả cao trong điều trị là một đòi hỏi cấp bách đối
với cả thày thuốc và BN.
Thực tế lâm sàng cho thấy, đa số các BN TDKG khi vào viện đều được
dùng kết hợp thuốc YHHĐ và thuốc thang sắc YHCT; bài thuốc được dùng phổ
biến nhất là Tất thũng phương, một bài thuốc nghiệm phương xuất phát từ
Trung Quốc, đã được dùng trên lâm sàng và khẳng định được hiệu quả điều trị
cũng như tính an toàn. Bài thuốc ‘‘Tất thũng phương’’ có tác dụng điều trị
bệnh TDKG do thoái hóa. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng
của bài thuốc này tại Việt Nam (VN), để ứng dụng những thành tựu này cho
người VN.
Trên cơ sở lý luận trên nên chúng tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá kết
quả điều trị của bài thuốc Tất thũng phương trên bệnh nhân tràn dịch
khớp gối do thoái hóa" với hai mục tiêu:
1/ Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc Tất thũng phương trên thực nghiệm.
2/ Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng và siêu âm của bài thuốc Tất
thũng phương trên bệnh nhân tràn dịch khớp gối do thoái hóa.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Giải phẫu và chức năng khớp gối
1.1.1. Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là một khớp động có hai lồi cầu, một trục, khớp chịu toàn bộ
sức nặng của cơ thể. Cấu trúc gồm 3 phần: Phần xương gồm có lồi cầu đùi,
mâm chày và xương bánh chè, bọc các đầu xương là một lớp sụn khớp. Phần
mềm ngoài khớp gồm bao khớp, các dây chằng bên, và các nhóm gân cơ. Ở
bên ngoài là dây chằng bên ngoài và gân cơ khoeo, bên trong là dây chằng
bên trong, phía trước có gân cơ tứ đầu đùi và gân bánh chè, phía sau bao khớp
dày lên được tăng cường bởi dây chằng khoeo chéo và dây chằng khoeo cung.
Phần mềm trong khớp là 2 dây chằng chéo trước, chéo sau, đệm trên các diện
khớp của mâm chày với lồi cầu đùi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài [14].

Hình 1.1. Thiết đồ cắt dọc khớp gối

1.1.1.1. Diện khớp

Hình 1.2. Thiết đồ cắt ngang khớp gối


4

- Đầu dưới xương đùi có hai lồi cầu: Lồi cầu trong tiếp khớp với mâm
chày trong, mặt trong phía trên có lồi củ cơ khép lớn. Lồi cầu ngoài (lồi tròn)
tiếp khớp với mâm chày ngoài. Phía trước, giữa 2 lồi cầu có rãnh ròng rọc tiếp
khớp với xương bánh chè, phía sau, giữa 2 lồi cầu là hố liên lồi cầu [14],[18].
- Đầu trên xương chày là hai ổ lồi cầu, tiếp khớp với 2 lồi cầu xương
đùi. Giữa hai mâm chày có hai gai chày, phía sau ngoài lồi cầu ngoài có diện
khớp với xương mác [12],[16].

- Sụn chêm: Hai sụn chêm nằm trên hai diện khớp của lồi củ trên 2
mâm chày để khớp với hai lồi cầu xương đùi. Hai sụn dính vào bao khớp và
liên quan đến gân cơ gấp và duỗi. Nếu vận động quá mạnh và đột ngột, sụn
chêm có thể bị rạn hay rách, gây ra hạn chế cử động khớp [14],[18].
- Xương bánh chè: Tiếp khớp với ròng rọc của xương đùi.
1.1.1.2. Bao khớp và các dây chằng
Bao khớp là một bao sợi dầy, chắc bọc quanh khớp. Bao khớp bị gián
đoạn ở phía trước bởi xương bánh chè, phía sau bởi hai dây chằng bắt chéo.
Xung quanh bao khớp dính vào sụn chêm và chia khớp gối ra làm 2 tầng:
Tầng trên và dưới sụn chêm [14],[18].
KG có 5 hệ thống dây chằng nhưng do động tác chính của khớp là gấp
và duỗi cẳng chân nên hệ thống dây chằng bên rất chắc, còn lại các hệ thống
dây chằng khác chỉ là phụ và yếu do các cơ và gân cơ tạo thành.
* Dây chằng bên:
+ Dây chằng bên chày (ligamentum collaterale tibiale): Từ củ bên lồi cầu
trong xương đùi xuống dưới ra trước tới bám vào mặt trong đầu trên xương chày.
+ Dây chằng bên mác (ligamentum collaterale fibular): Đi từ củ bên
lồi cầu ngoài xương đùi xuống dưới ra sau tới bám vào chỏm xương mác.


5

* Dây chằng trước khớp:
+ Dây chằng bánh chè (ligamentum patellae): Là phần gân cơ tứ đầu
đùi đi từ đỉnh xương bánh chè tới lồi củ trước xương chày.
+ Mạc giữ (cánh) bánh chè trong và ngoài (retinaculum patellae
mediale & laterale) là phần bao khớp bám vào 2 bờ bên xương bánh chè.
Ngoài ra có thớ sợi gân cơ tứ đầu đùi, cơ may và cơ căng mạc đùi tăng cường.
* Dây chằng sau khớp:
+ Dây chằng khoeo chéo (ligamentum popliteum obliquum): Là chế

gân quặt ngược của cơ bán mạc đi từ dưới lên trên chếch ra ngoài tới bám vào
vỏ lồi cầu ngoài xương đùi.
+ Dây chằng khoeo cung (ligamentum popliteum arcuatum): Dây này
có 2 bó đi từ xương chày, xương mác lên trên 2 bó trụ lại thành một vành
cung (cơ khoeo chui dưới cung này) tới bám vào lồi cầu ngoài xương đùi.
* Dây chằng chéo: Có 2 dây
+ Dây chằng chéo trước (lig.cruciatum anterius): Từ diện trước gai
chày, chạy chếch ra ngoài tới bám vào mặt trong vỏ lồi cầu ngoài xương đùi.
+ Dây chằng chéo sau (lig.cruciatum posteriíg): Đi từ điển sau gai
chày, chạy chếch vào trong tới bám vào mặt ngoài vỏ lồi cầu trong xương đùi.
Hai dây chằng này bắt chéo nhau thành hình chữ X giữ chắc cho khớp gối
không trật theo chiều trước sau.
* Các dây chằng của sụn chêm[7].
+ Dây chằng ngang gối (ligamentum tranver8um genus): Nối 2 sừng
trước của 2 sụn chêm với nhau.
+ Dây chằng chêm đùi trước (ligamentum meniícofemorale anterius):
Tạo bởi một số sợi của dây chằng chéo trước, đi từ lồi cầu ngoài của xương
đùi đến bám vào sừng trước của sụn chêm trong.


6

+ Dây

chằng

chêm

đùi


sau

(ligamentum

meniscofemorale

p08terius): Tạo bởi một số sợi của dây chằng chéo sau, đi từ lồi cầu trong xương
đùi tới sụn chêm ngoài.
1.1.1.3. Bao hoạt dịch
Là một bao thanh mạc lót mặt trong bao khớp, nhưng rất phức tạp vì có
sụn chêm và các dây chằng bắt chéo ở giữa khớp nên bao hoạt dịch bị chia ra
làm 2 tầng: Tầng trên và tầng dưới sụn chêm. Ở sau bao phủ trước dây chằng
bắt chéo nên tuy ở giữa khớp nhưng dây chằng này lại nằm ngoài bao hoạt
dịch. Ở trước bao hoạt dịch luồn lên cao tạo thành túi cùng hoạt dịch nằm sau
cơ tứ đầu đùi, có thể luồn lên cao trước xương đùi từ 8-l0cm [14],[18].
1.1.2. Chức năng của khớp gối
Chức năng của khớp gối phức tạp vì cấu tạo khớp không có sự đối
xứng của các mặt khớp trong, ngoài và của xương bánh chè ở trước. Khớp gối
bị sức nặng đè nén lớn của cơ thể ở tư thế đứng thẳng và sức ép của sự
chuyển động của cẳng chân. Khớp gối có tính linh hoạt, chủ yếu là gấp và
duỗi, trong đó: gấp chủ động từ 130° đến 145°, gấp thụ động 30°, duỗi thêm
từ tư thế trung bình 10-12°. Ở tư thế gối gập 90°, xoay trong xương chày đạt
6° đến 30° và xoay ngoài xấp xỉ 45°, tầm vận động (TVĐ) dạng và khép nhỏ.
Tính linh hoạt tổng là 170°, khớp gối có động tác khép, dạng, xoay nhưng rất
hạn chế khoảng 5° [14],[18].
1.1.2.1. Động tác gấp và xoay
Bắt đầu ở tư thế chuỗi đóng (chịu trọng lượng), xương đùi lăn ra sau
trên xương chày và xoay ngoài và dạng so với xương chày.
- Động tác gấp
+ Khi vận động chuỗi mở (đá bóng): Gấp bắt đầu với vận động của xương

chày lên xương đùi, xương chày di chuyển ra trước, xoay trong và khép.
+ Khi vận động chuỗi đóng: Trước hết xương đùi lăn ra trước, xoay
trong, khép, xương chày lăn ra sau, xoay ngoài và dạng với hoạt động chuỗi
mở. Cuối TVĐ thường có vận động trượt lên nhau của hai đầu xương.
- Động tác xoay: Động tác xoay được tạo ra một phần bởi vận động của


7

lồi cầu ngoài lên xương chày qua quãng đường gần như gấp hai lần. Xoay chỉ
có thể xảy ra với khớp có một phần gập nào đó. Do đó, ở tư thế duỗi, là tư thế
khóa không có sự xoay. Xoay trong của xương chày cũng xảy ra khi bàn chân
gập mu và sấp. Xoay ngoài xương chày cũng kèm theo gấp lòng và ngửa bàn
chân. Động tác xoay ở 20° cuối cùng của động tác duỗi được gọi là cơ chế
xoay khóa gối (screw-home mechanism). Cơ chế xoay khóa là điểm mà ở đó
các lồi cầu trong và ngoài bị khóa để tạo nên tư thế khóa của khớp gối duỗi.
1.1.2.2. Vận động của xương bánh chè
Khi gối gấp xương bánh chè đi xuống với quãng đường khoảng hai lần
chiều dài của nó. Khi gối duỗi, xương bánh chè trở lại vị trí nghỉ ở trên ngoài
xương đùi trên rãnh ròng rọc ở đệm mỡ trên xương bánh chè. Ở tư thế gấp
vận động xương bánh chè hạn chế do gia tăng tiếp xúc với xương đùi. Vận
động của xương bánh chè bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mặt khớp và chiều dài
của gân bánh chè. Trong 20° đầu tiên của gập, xương chày xoay trong và
xương bánh chè bị kéo xuống vào trong rãnh, khi đó nó tiếp xúc bằng mặt
khớp trong. Sự vững được tạo bởi lồi cầu ngoài là quan trọng nhất bởi vì hầu
hết bán trật và trật xương bánh chè xảy ra ở TVĐ ban đầu này [7].
1.1.2.3. Các hoạt động cơ[7],[14],[18]
- Khi duỗi gối: Cơ tứ đầu đùi là một trong những nhóm cơ vận động mạnh
nhất của cơ thể, có thể mạnh hơn cơ gập gối đến ba lần. Cơ lớn nhất và dài nhất
của cơ tứ đầu đùi là cơ thẳng ngoài, trong động tác đá chân, cơ thẳng đùi đạt tối

đa trong giai đoạn chuẩn bị khi đùi quá duỗi ra sau và gối ở tư thế gấp.
- Khi gấp gối: Nhóm cơ hoạt động chính là các cơ hamstring ( gồm cơ
nhị đầu đùi ở ngoài và các cơ bán mạc, cơ bán gân ở trong), cơ tác động cả
lên khớp háng. Với vai trò cơ gấp, các cơ hamstring có thể tạo lực lớn nhất
khi gối gấp 90° và giảm đi khi gối duỗi (giảm đến 50% ở tư thế duỗi tối đa).
Ngoài ra cơ may và cơ thon cũng góp phần vào gấp gối.


8

- Xoay trong xương chày: Được tạo bởi các cơ bên trong gồm cơ may,
cơ thon, cơ bán gân, cơ bán mạc, và cơ khoeo. Lực xoay trong lớn nhất khi
gối gấp 90° và xoay ngoài. Cơ nhị đầu đùi là cơ xoay ngoài duy nhất. Xoay
trong và xoay ngoài là những vận động cần thiết cho chức năng của khớp gối.
- Vai trò của cơ khoeo: Là một cơ nhỏ ở phía sau gối, có vai trò bảo vệ
phía sau, cơ khoeo là một cơ quan trọng được xem là cơ “chìa khóa”, mở khóa
duỗi gối với tác dụng xoay trong xương chày (hoặc xoay ngoài xương đùi).
- Sức mạnh các cơ khớp gối.
+ Các cơ duỗi khớp gối : Thường mạnh hơn các cơ gấp, lực duỗi gối
tối đa đạt được ở góc gấp gối 50° đến 70°, lực gập mạnh nhất ở 20° đến 30°
đầu của gấp từ vị trí duỗi. Lực gấp gối mạnh hơn khi khớp háng ở tư thế gập.
+ Lực xoay trong và xoay ngoài : Thường lớn nhất với gối gập 90° vì ở
tư thế này TVĐ xoay là lớn nhất. Lực xoay trong thường lớn hơn lực xoay
ngoài, lực xoay trong tăng khoảng 50% từ gấp gối 45° đến gấp gối 90°, lực
lớn nhất khi khớp háng gấp 120° [7],[18].
1.2. Thoái hóa khớp gối theo y học hiện đại
1.2.1. Khái niệm thoái hóa khớp gối
THKG là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng
giữa tổng hợp và huỷ hoaị của sụn, xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có
thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: Di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn

thương, biểu hiện cuối cùng của THK là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân
tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt
loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương
dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp THKG[2],[3].
THKG là nguyên nhân gây tàn phế cho người cao tuổi cao thứ hai trên
thế giới, sau các bệnh lý về tim mạch. Bệnh để lại tỷ lệ tàn tật lên đến 25%,
cứ 4 người mắc THKG thì 1 người hoàn toàn không thể đi lại được.


9

Hình 1.3: Hình ảnh khớp gối bình thường và bị thoái hóa [8]
1.2.2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân gây THKG được chia thành 2 loại: THK nguyên phát
và THK thứ phát [1],[28].
1.2.2.1. Thoái hoá khớp nguyên phát
Đây là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60
tuổi, thoái hóa có thể xảy ở 1 hoặc nhiều khớp, bệnh tiến triển chậm. Ngoài
ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái
tháo đường,...), có thể làm gia tăng tình trạng thoái hóa [2].
1.2.2.2. Thoái hoá khớp thứ phát
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương
khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch...); Các bất thường trục
khớp gối bẩm sinh: Khớp gối quay ra ngoài (genu valgum). Khớp gối quay
vào trong (genu varum). Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...) hoặc sau
các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột
sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp,
Hemophilie,… [2].
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của thoái hóa khớp gối
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng[6],[35]

Khởi đầu người bệnh cảm giác ở đầu gối, đau có thể thấy ở bên trong


10

hoặc bên ngoài vị trí xương khớp gối. Có thể có những tiếng “lạo xạo” ở
khớp gối khi gập và duỗi. Giai đoạn sau cơn đau sẽ kéo dài liên tục và tăng
lên theo thời gian, không phụ thuộc vào thời tiết.
* Dấu hiệu điển hình của THK là đau, hạn chế vận động và biến
dạng các khớp xương ở đầu gối với các đặc điểm.
- Đau:
+ Đau theo kiểu cơ giới, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ
ngơi, thả lỏng. Đau âm ỉ, có thể thành cơn đau dồn dập sau khi vận động ở
tư thế bất lợi, đau nhiều hơn về buổi chiều, giảm đau khi về đêm và sáng
sớm. Diễn biến thành từng đợt, có khi đau liên tục và tăng dần.
+ Đau có tính chất đối xứng hai bên, đau chính xác ở khớp xương gối.
+ Đau không kèm theo các biểu hiện viêm.
- Hạn chế vận động
Khớp gối bị hạn chế vận động một phần và do phản xạ co cứng kèm
theo sẽ làm hạn chế nhiều hơn. BN cảm thấy đau đớn khi vận động tới các
KG, có thể không làm được một số động tác như khoanh chân, lên xuống
cầu thang không linh hoạt.
- Biến dạng khớp gối
Khớp gối biến dạng do mọc gai xương, lệch trục khớp hoặc do thoát
vị MHD. Tuy nhiên thường không gây biến dạng nhiều như bệnh viêm đa
khớp dạng thấp.
1.2.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng[19],[30]
- Điển hình là hình ảnh X quang khớp gối với các 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Hẹp khe khớp.
+ Đặc xương dưới sụn.

+ Gai xương.


11

Hình 1.4. Hình ảnh X quang thoái hóa khớp gối
- Các xét nghiệm cận lâm sàng [1],[17],[19],[37]:
+ Siêu âm khớp: Đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn
dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, MHD khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái
hóa bong vào trong ổ khớp.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể quan sát được hình ảnh khớp
một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện được các tổn thương
sụn khớp, dây chằng, MHD.
+ Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hóa của
sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia 4 độ), qua nội soi
khớp kết hợp sinh thiết MHD để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt
với các bệnh lý khớp khác.
+ Các xét nghiệm khác: Huyết học, sinh hóa, độ loãng xương, dịch khớp
(<1000 tế bào/ 1mm3) cho thấy mức độ thoái hóa và bệnh lý kết hợp [32].
1.2.4. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
1.2.4.1. Chẩn đoán xác định: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp
học Mỹ - ACR năm 1991 (American College of Rheumatology) [27],[29].
1. Có gai xương ở rìa khớp (trên X quang).
2. Dịch khớp là dịch thoái hoá.
3. Tuổi trên 38.
4. Cứng khớp dưới 30 phút.
5. Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
* Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
- Các dấu hiệu khác:
+ Tràn dịch khớp: Do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.



12

+ Biến dạng khớp: Do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp
hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
- Các phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh.
+ X quang qui ước: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán THK của Kellgren và
Lawrence chia thành 4 giai đoạn [32]:
• Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
• Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
• Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
• Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
+ Các thăm dò hình ảnh khác cho thấy hình ảnh và mức độ tổn thương
của THK và phân biệt với các bệnh lý khớp khác: Siêu âm khớp, chụp cộng
hưởng từ, nội soi khớp chẩn đoán [19] [30] .
1.2.4.2. Chẩn đoán phân biệt [2][6]
- Viêm khớp dạng thấp: Chẩn đoán phân biệt khi chỉ tổn thương tại
khớp gối, đặc biệt khi chỉ biểu hiện một khớp: Tình trạng viêm tại khớp và
các biểu hiện viêm sinh học rõ (tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng,…) và có
thể có yếu tố dạng thấp dương tính, thường được chẩn đoán qua nội soi và
sinh thiết MHD.
- Các bệnh lý khác của khớp gối: Lao khớp gối, nhiễm khuẩn, U tế
bào khổng lồ đầu dưới xương đùi, U đầu trên xương chày,...
1.2.5. Điều trị thoái hóa khớp gối
1.2.5.1. Nguyên tắc điều trị [33]
- Giảm đau trong các đợt tiến triển.
- Phục hồi chức năng vận động, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác
thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1.2.5.2. Điều trị nội khoa [2],[6],[15]
- Các phương pháp Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng:
+ Nhiệt điều trị: Hồng ngoại, chườm nóng.
+ Điều trị bằng sóng siêu âm.
+ Liệu pháp suối khoáng, bùn.
+Tập không trọng lượng vùng khớp gối: Đạp xe trên không.
* Các phương pháp trên thường có hiệu quả cao đối với THK.


13

- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Chỉ định khi có đau khớp.
+ Thuốc giảm đau: Paracetamol 1g -2g/ ngày.
Có thể chỉ định các thuốc giảm đau bậc 2: Paracetamol phối hợp với
Tramadol 1g-2g/ngày.
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Etoricoxia 30-60
mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Meloxicam 7,5-15mg/ngày. Diclofenac
50-100mg/ngày, Piroxicam 20mg/ngày,...
+ Thuốc bôi ngoài da tại khớp đau 2-3 lần/ ngày: Gel Voltaren Emugel,
… có tác dụng giảm đau đáng kể và rất ít tác dụng phụ.
+ Corticosteroid: Không có chỉ định cho đường toàn thân, thường được
chỉ định tiêm nội khớp: Hydrocortison acetat (mỗi đợt 2-3 mũi tiêm cách nhau
5-7 ngày, không vượt quá 4 mũi tiêm mỗi đợt). Các chế phẩm phóng thích
chậm có tác dụng kéo dài: Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate (68 tuần/ mũi, không quá 3 đợt 1 năm vì thuốc gây tổn thương sụn khớp nếu
dùng quá liều). Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate (1 ống/1 tuần x 5
tuần) [3].
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (DMARDs): Nên chỉ định
sớm, kéo dài, khi có đợt đau khớp, kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng
tác dụng nhanh nêu trên.

+ Glucosamine sulfate 1,5g/ngày.
+ Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate 30ml uống mỗi ngày.
+ Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
- Cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation) từ 3 nguồn:
+ Huyết tương tự thân giàu tiểu cầu (PRP): Lấy máu tĩnh mạch, chống
đông, ly tâm tách huyết tương sau đó bơm vào khớp gối 6ml - 8ml PRP.
+ Chiết xuất từ mô mỡ tự thân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs):
Tách tế bào gốc từ mô mỡ và tách dịch chiết tiểu cầu, thêm dung dịch
Adistem và kích hoạt tế bào gốc bằng máy, sau đó tiêm 5ml mô mỡ đã làm
sạch và 5ml dung dịch chứa 50-70 triệu tế bào nền vào khớp gối thoái hóa.


14

+ Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.
1.2.5.3. Điều trị ngoại khoa [2],[6],[34],[39]
- Phẫu thuật nội soi khớp: Cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo
xương (microfrature), cấy ghép tế bào sụn.
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có
giảm nhiều chức năng vận động. Thường áp dụng ở những BN trên 60 tuổi,
tuy nhiên cũng chỉ giúp BN đi lại được trong vòng 10-15 năm, sau đó khớp
nhân tạo cần được thay mới với chi phí tăng lên gấp đôi [34].
* Ngoài ra cần có chế độ theo dõi và quản lý: Chế độ ăn uống giàu dinh
dưỡng, chống béo phì, vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo vệ khớp tránh
quá tải. Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp,
khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài,...) [39].
1.2.5.4. Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bệnhTHK
- THK là tình trạng các khớp bị lão hóa nên ta cần bổ sung canxi cho
xương bằng các thực phẩm giàu canxi như: Cá biển, tôm, sò, thịt gia cầm,…
- Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt

có chứa trong các loại rau xanh đậm.
- Nên dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: Dầu đậu nành, dầu
hạnh nhân, dầu ôliu.
- Cần tăng cường các loại trái cây như: Dứa, chanh, bưởi, đu đủ.
- Sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Glucosamin, Chodroitin.
- Chế độ sinh hoạt: Giảm cân, cải tạo cơ địa, thay đổi các thói quen xấu
làm tăng chịu lực của khớp như ngồi xổm, xách nặng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau có tác dụng thư giãn các
khớp, tránh tình trạng các khớp bị ì ạch.
* Phòng bệnh:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp.


15

- Thường xuyên luyện tập: Tập chân trên máy (không đi bộ hoặc chạy
trên máy), đạp xe, bơi,...
- Giữ tư thế luôn thẳng, chống tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt, tránh
tác động quá mạnh và đột ngột.
- Khi Xquang khe khớp còn bình thường đi bộ vừa phải hoặc đạp xe tại
chỗ là các biện pháp tập luyện tốt.
- Chọn nghề nghiệp phù hợp: Để BN thích nghi với điều kiện làm việc, tình
trạng bệnh dựa trên các nguyên tắc tránh cho khớp tổn thương không bị quá tải.
- Kiểm tra định kỳ, phát hiện sớm dị tật xương, khớp để kịp thời điều trị.
1.3. Tràn dịch khớp gối theo y học hiện đại
1.3.1. Khái niệm
TDKG là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, gây đau đớn
và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, có thể phát hiện dễ
dàng trên lâm sàng. Bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp
thời sẽ dẫn đến biến chứng giảm chức năng vận động khớp, nếu bị nhiễm khuẩn

có thể dẫn đến phá hủy khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn thân [2],
[19].

Hình 1.5: Tràn dịch khớp gối (mặt cắt dọc)
1.3.2.Nguyên nhân tràn dịch khớp gối.
1.3.2.1. Do chấn thương: Một số nguyên nhân thường gặp.


16

+ Gãy xương, rách sụn chêm.
+ Đứt các dây chằng khớp gối: Dây chằng chéo trước hoặc chéo sau.
+ Do quá tải khớp gối, thường do tổn thương sụn khớp gối.
1.3.2.2. Do bệnh lý và một số bệnh mạn tính kéo dài ở khớp
- Thoái hóa khớp.
- Goute, U.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối cấp hoặc mạn sau chấn thương.
- Bệnh lý về bất thường yếu tố đông máu.
1.3.2.3. Do nhiễm khuẩn, bệnh lý miễn dịch, bất thường giải phẫu
- Nhiễm khuẩn khớp gối (lao, Mycoplasma, virút, vi nấm).
- Do bệnh tự miễn hoặc do di truyền.
- Nang bao hoạt dịch tại khớp gối.
1.3.2.4. Các yếu tố thuận lợi gây tràn dịch khớp gối
- Tuổi trên 55: Tràn dịch khớp gối do thoái hóa khớp.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn đè ép làm quá tải khớp, gây vi
chấn thương kéo dài các thành phần của khớp gối.
- Các dị tật bẩm sinh, khớp lỏng lẻo.
- Bệnh nghề nghiệp: Người lao động nặng, mang vác thường xuyên.
- Người chơi thể thao nhiều có nguy cơ chấn thương cao hơn, đặc biệt

những môn liên quan đến chuyển động đột ngột của khớp: Đóng đá, bóng rổ,…
1.3.3. Lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch khớp gối do thoái hóa
1.3.3.1.Triệu chứng lâm sàng [3],[6],[19],[25]
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau khớp: Là dấu hiệu chính, khớp gối đau có thể một bên (giai
đoạn đầu) hoặc cả hai bên (giai đoạn muộn). Đau kiểu cơ học, đau tăng khi
vận động, giảm khi nghỉ ngơi, giai đoạn bệnh tiến triển thường đau kéo dài
(có thể tăng về đêm) kèm theo các dấu hiệu của viêm: Sưng, nóng, đỏ. Có thể
BN không đi lại được do đau nhiều.
+ Sưng nề: Khớp gối sưng to hơn bình thường hoặc đối chiếu với khớp
gối đối diện thấy có kích thước lớn hơn (khi đánh giá cần dựa vào các mốc
xương để so sánh hai bên).
+ Hạn chế vận động: Do viêm, đau và tràn dịch ổ khớp với những mức độ
khác nhau phụ thuộc giai đoạn bệnh, mức độ dịch trong khớp gối và từng
bệnh nhân. BN thường bị hạn chế các tư thế gấp duỗi, ngồi xổm, ngồi quỳ,…


17

Đau tăng khi thực hiện động tác.
+ Dấu hiệu phá rỉ khớp (cứng khớp): Thường xảy ra vào buổi sáng (từ
15’-30’) sau khi ngủ đêm dậy hoặc giữ khớp ở một tư thế cố định thời gian
dài. BN phải vận động một lúc mới hoạt động lại được.
+ Tiếng động bất thường: BN có thể cảm nhận được tiếng “lắc rắc”,
“lục cục” tại gối khi đi lại, vận động.
- Triệu chứng thực thể:
+ Dấu hiệu TDKG: Khám thấy khớp gối sưng to hơn bình thường, có
dấu hiệu “ bập bềnh” xương bánh chè ( hay còn gọi là dấu hiệu “ cục nước
đá”) ở một hay cả hai khớp.
+ Triệu chứng tại khớp: Có thể có biến dạng khớp như lệch trục khớp

(có thế có trước trong trường hợp THK thứ phát), hay các biến dạng khác do
tân tạo xương hoặc do thoát vị MHD (kén baker),…
+ Các dấu hiệu của viêm: Nóng, đỏ, đau với nhiều mức độ khác nhau.
+ Sốt: Nếu do nhiễm khuẩn với những hình thái và mức độ khác nhau.
1.3.3.2. Cận lâm sàng
Trong TDKG các thăm khám cận lâm sàng có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm xác định nguyên nhân, mức độ tràn dịch, có thể cả kết hợp điều trị (khi
chọc hút dịch khớp gối).
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
+ X quang quy ước: Kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém, được sử dụng rộng
rãi để đánh giá mức độ tổn thương THKG. Cho phép phân biệt giữa gãy
xương hay trật khớp, hoặc bệnh lý u xương, THK,…
* Hình ảnh X quang của thoái hóa khớp gối (Tiêu chuẩn chẩn đoán
THK trên Xquang của Kellgren và Lawrence [1],[2],[3],[33].
• Hẹp khe khớp: Chủ yếu ở vùng tỳ đè, không đối xứng với một khớp,
ít khi dính khớp hoàn toàn trừ THK nặng ở giai đoạn cuối.
• Đặc xương dưới sụn, xẹp các diện dưới sụn.
• Hình ảnh tân tạo xương (chồi xương, gai xương) xuất hiện ở phần tiếp
giáp giữa xương và sụn. Một số gai xương có thể rời ra nằm trong ổ khớp
hoặc phần mềm quanh khớp (xương vừng).
• Các hốc dưới sụn, đôi khi có hình ảnh hủy khớp: Gặp trong giai đoạn
tiến triển được gọi là THK thể hủy khớp (hiếm gặp).


18

+ Chụp cắt lớp vi tính: Phát hiện được những tổn thương nhỏ sụn khớp
và phần xương dưới sụn ở giai đoạn sớm. Kỹ thuật tốn kém, nguy cơ nhiễm
trùng, dị ứng thuốc cảm quang iod khi tiêm thuốc cản quang trực tiếp nội
khớp. Hiện nay không chỉ định rộng rãi (chỉ trong trường hợp chấn thương do tai

nạn, U xương) [37].
+ Chụp cộng hưởng từ: Có thể quan sát được hình ảnh một cách đầy đủ
trong không gian 3 chiều, phát hiện các bất thường về xương và phần mềm
của KG như sụn chêm, dây chằng, gân hay sụn khớp ở giai đoạn sớm [37].
- Chọc hút dịch khớp
+ Xác định được: Số lượng dịch, bản chất dịch (viêm hay không
viêm), Có máu hay không ( bệnh lý chấn thương hoặc ưa chảy máu).
+ Cấy dịch làm kháng sinh đồ.
+ Các tinh thể gây bệnh Goutte hoặc giả Goutte.
- Các xét nghiệm máu
+ Xác định viêm, nhiễm khuẩn, VKDT, bệnh ưa chảy máu, goutte,...
+ Công thức máu, máu lắng, CRP bình thường, RF(-).
+ Sinh hóa máu: Creatinin, ure, acid uric, ALT, AST,…
1.3.3.3. Biến chứng
TDKG do thoái hóa làm hạn chế vận động khớp, dần dần dẫn đến dính
khớp, phá hủy khớp gây tàn phế. Bên cạnh đó, việc lạm dụng chọc dịch khớp
gối nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sẽ dẫn đến phá hủy khớp
gây ảnh hưởng đến toàn thân BN.
1.3.4. Siêu âm trong tràn dịch khớp gối do thoái hóa
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiện lợi, kinh tế và có giá
trị cao trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối nói chung cũng như trong TDKG do
thoái hóa. Ngày nay, với các máy SA đời mới có độ phân giải cao (12- 5
MHz), cùng với phần mềm xử lý tối ưu, cho phép chúng ta đánh giá tốt tương
đối nhiều hình ảnh bệnh lý của khớp gối [17],[19],[37].
Quy trình khảo sát khớp gối thường được thực hiện từ mặt trước, mặt


19

trong, mặt ngoài và mặt sau. Thường khảo sát 2 bên để so sánh ( không bắt

buộc). Việc so sánh có ích khi có một lượng dịch nhỏ trong khớp, việc so sánh
đối bên cũng có một lượng dịch nhỏ, cho phép ta khẳng định khớp gối không
bị tràn dịch. Bao hoạt dịch bình thường là một khoang ảo, khi có dịch, dù chỉ
là một chút cũng có nghĩa bệnh lý (viêm bao hoạt dịch trước bánh chèprepatellar bursitis). Gân cơ, dây chằng khi vuông góc với chùm tia là cấu
trúc bó sợi chạy song song có hồi âm dày, khi vuông góc với chùm tia thường
có hồi âm kém. Sụn ròng rọc là lớp nằm phía trên xương có hồi âm kém, đồng
nhất, bờ đều ( mô sụn trong suốt- hyaline cartilage). Sụn chêm bình thường
hình tam giác, có hồi âm dày đồng dạng (mô sụn sợi- fibrocartilage) [17].
* Một số mặt cắt SA khảo sát khớp gối: [17],[19]
- Mặt cắt dọc và ngang gân cơ tứ đầu: Đánh giá gân cơ tứ đầu đùi, khảo sát
bao hoạt dịch trên xương bánh chè (nằm giữa xương đùi và gân cơ tứ đầu đùi),
giúp đo lượng dịch khớp gối, theo dõi đánh giá kết quả trước và sau điều trị.
- Mặt cắt qua ròng rọc xương đùi: Đánh giá sụn khớp, BN nằm ngửa
gấp gối tối đa, đặt đầu dò vuông góc với xương đùi, ở vị trí sát xương bánh
chè, bộc lộ sụn khớp, đo bề dày sụn khớp.
- Mặt cắt dọc dưới xương bánh chè: Khảo sát dây chằng bánh chè ( phần
gân cơ tứ đầu đùi đi từ đỉnh xương bánh chè đến lồi củ trước xương chày).
- Mặt cắt dọc qua dây chằng bên chày và sụn chêm trong: Khảo sát dây
chằng bên chày và sụn chêm trong.
- Mặt cắt dọc qua dây chằng bên mác và sụn chêm ngoài: Khảo sát dây
chằng bên mác và sụn chêm ngoài.
- Mặt cắt qua trám khoeo: Bộc lộ động mạch, tĩnh mạch khoeo, khảo
sát kén Baker.
* Siêu âm trong TDKG do thoái hóa cho phép đánh giá một số hình
ảnh tổn thương [17],[19],[37].
- Đánh giá được độ dày sụn khớp: Đo mặt cắt ngang đầu dưới xương


20


đùi ở tư thế gối gấp.
- Đánh giá TDKG: Đo dịch khớp trên siêu âm tại túi cùng hoạt dịch
nằm sau đầu dưới gân cơ tứ đầu đùi, có thể thấy tăng sản và tràn dịch bao
hoạt dich từ lượng dịch ít đến trung bình.
- Đánh giá tình trạng hẹp khe khớp (nghiệm pháp varus), giảm bề dày
sụn ròng rọc, sụn chêm lồi ra ngoài bao khớp, các gai xương, có thể có mảnh
sụn thoái hóa đứt đoạn vào bao khớp và vôi hóa: Mảnh đơn độc (loose body),
nhiều mảnh (synovial osteochondromatosis).
- Đánh giá kén Baker ở khoeo chân.
* Tóm lại: Đối với TDKG do thoái hóa SA rất có giá trị trong chẩn
đoán và theo dõi số lượng dịch trong quá trình điều trị. Mặt khác, SA có thể
phát hiện được tổn thương sụn khớp khi lâm sàng và X quang không phát
hiện được [24]. Đặc biệt, trong THKG siêu âm giúp đánh giá dấu hiệu tăng
sinh MH , đo độ dày sụn khớp, gai xương, kén baker, dị vật trong khớp.
1.3.5. Điều trị tràn dịch khớp gối do thoái hóa
Để điều trị hiệu quả TDKG do thoái hóa nếu xác định được rõ
nguyên nhân do tác nhân vật lý hay tác nhân bệnh lý để có phương pháp
điều trị hợp lý và hiệu quả là tốt nhất.
1.3.5.1. Điều trị nội khoa [6],[35],[41]
Khi bệnh ở giai đoạn đầu, biện pháp đầu tiên là cho người bệnh sử
dụng thuốc. Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh là:
- Giảm đau: Khi người bệnh đau quá mức chịu đựng thì việc dùng
thuốc giảm đau sẽ hạn chế được những cơn đau đớn cho BN.
- Kháng sinh: Nếu các bác sỹ chuyên khoa nhận thấy BN có thể hoặc
đang bị nhiễm khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ là loại thuốc được chỉ định.
- Kháng viêm Corticosteroids: Được sử dụng theo đường uống hoặc
tiêm trực tiếp vào khớp gối, đây là loại thuốc kháng viêm mạnh, có thể gây ra
các tác dụng phụ nên phải được các bác sỹ chuyên khoa theo dõi.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
- Thuốc chống thoái hóa.



21

- Thuốc ức chế bơm proton.
1.3.5.2. Điều trị ngoại khoa
- Nội soi khớp: Là một can thiệp ít xâm lấn, được tiến hành khá phổ biến hiện
nay vì vừa chẩn đoán tổn thương, vừa can thiệp, xử lý các tổn thương trong khớp.
- Phẫu thuật khớp: Thường chỉ định với các trường hợp hạn chế chức
năng nhiều hoặc đau khớp không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Thay khớp nhân tạo: Chỉ định với các trường hợp THK tiến triển,
mang lại hiệu quả rõ với sự giảm đau và cải thiện vận động khớp.
1.4. Tràn dịch khớp gối theo y học cổ truyền (YHCT)
1.4.1. Bệnh danh
YHCT không có bệnh danh riêng của THKG và TDKG. Hầu hết BN
đến khám và điều trị THK gối thường có các triệu chứng là đau, hạn chế vận
động và tràn dịch nên THK gối đều được quy vào chứng tý của YHCT [5],
[9],[26],[42].
1.4.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh trong YHCT quy nạp thành ba loại chung là:
Ngoại nhân, nội nhân, bất nội ngoại nhân [5],[15].
1.4.2.1. Do ngoại nhân
Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở
xâm lấn vào kinh túc thiếu dương đởm và kinh túc quyết âm can, hoặc do
kinh khí của hai kinh trên bị tắc, khí huyết không lưu thông. Thông thì bất
thống, thống tắc bất thông. Bệnh lâu ngày sẽ làm hư tổn đến chính khí.
- Phong tà: Bệnh xuất hiện đột ngột diễn biến nhanh.
- Hàn tà: Có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết kinh lạc bị tắc
nghẽn không lưu thông, gây co rút gân cơ, cảm giác đau buốt.
- Thấp tà: Gây nên mốt số triệu chứng đặc trưng như cảm giác nặng nề,

tê bì, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi nhờn dính,…
1.4.2.2. Do nội nhân
Do chính khí cơ thể bị hư, làm rối loạn chức năng tạng can và thận:


22

- Thận chủ cốt tủy, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, thận hư tinh huyết ít
được nuôi dưỡng gây đau gối, nhức mỏi xương cốt.
- Can tàng huyết, chủ cân có quan hệ biểu lý với đởm, can hư không tàng
được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm huyết kém, cân yếu mỏi hoặc co rút.
Khi chức năng tạng can, thận hư kém lâu ngày làm chính khí yếu
không đủ sức chống đỡ lại sự tấn công của tà khí gây nên chính khí tổn
thương nhiều hơn.
1.4.2.3. Bất nội ngoại nhân
Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc bị chấn thương gây đụng dập
ảnh hưởng đến huyết dịch làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vận động.
1.4.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, chứng tý được chia thành 4 thể: Thể phong hàn
thấp, thể phong thấp nhiệt, thể huyết ứ và thể can thận hư [5],[26],[15],[43].
1.4.3.1. Thể phong hàn thấp
- Triệu chứng: Đau ê ẩm khắp người, đau khớp gối, đau tăng khi vận
động, không sưng nóng đỏ đau. Sợ gió với đau có di chuyển (phong thắng).
Đau tại chỗ, sợ lạnh, gặp nóng thì dễ chịu (hàn thắng). Thân thể nặng nề (thấp
thắng), chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoặc phù hoạt.
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn trừ thấp ôn kinh thông lạc.
- Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm.
Khương hoàng 12g
Đương quy
Khương hoạt

12g
Xích thược
Phòng phong 10g
Cam thảo
1.4.3.2. Thể phong thấp nhiệt

12g
10g
4g

Gừng
Hoàng kỳ
Đại táo

5 lát
12g
10g

- Triệu chứng: Khớp gối sưng, nóng, đỏ, đau, sờ càng đau, vận động
đau hơn, gặp lạnh thì dễ chịu, miệng khô, khát nước, bồn chồn không yên,
chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt giải độc, thông lạc, chỉ thống.
- Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia giảm.


23

Tri mẫu
10g
Thạch cao 20g

Quế chi
6g
Cam thảo
3g
1.4.3.3. Thể huyết ứ

Ngạch mễ
Kim ngân hoa
Uy linh tiên
Hoàng bá

6g
12g
8g
8g

Thương truật 12g
Đan bì
8g
Sinh địa
12g
Chi tử
8g

- Triệu chứng: Đau dữ dội khớp gối, không đi lại được, hoặc đi lại cử
động khó khăn, ăn ngủ kém, đại tiểu tiện bình thường, lưỡi có điểm ứ huyết,
hoặc hồng bóng. Có thể có tiền sử chấn thương, hoặc bị bệnh lâu ngày không
khỏi. Mạch trầm sác hoặc trầm huyền.
- Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống.
- Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm.

Thục địa
12g
Xuyên khung 10g
Bạch thược
12g
Đương quy
12g
1.4.3.4. Thể can thận hư

Tô mộc
Đào nhân
Hồng hoa
Ô dược

10g
10g
10g
12g

Trần bì
6g
Khương hoàng 12g
Cam thảo
3g

- Triệu chứng: Đau khớp gối, đi lại khó khăn,kèm theo ù tai, hoa mắt,
chóng mặt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, teo cơ, mạch trầm tế.
+ Thiên về âm hư: Lưỡi đỏ, đại tiện phân táo, nước tiểu vàng, mạch tế sác.
+ Thiên về dương hư: Lưỡi nhợt, đại tiện nát, nước tiểu trong, mạch trầm trì.
- Pháp điều trị: Ích can thận, hành khí hoạt huyết.

- Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.
Độc hoạt

12g

Xuyên khung

12g

Đẳng sâm

12g

Tang ký sinh

12g

Đỗ trọng

12g

Đương quy

12g

Tần giao

6g

Tế tân


8g

Bạch thược

12g

Cam thảo

6g

Quế chi

6g

Sinh địa

12g

Phòng phong

12g

Ngưu tất

12g

Phục linh

12g


1.4.4. Tổng quan về bài thuốc ” Tất thũng phương”
1.4.4.1. Nguồn gốc


24

Bài thuốc nghiệm phương của tác giả Trung Quốc Lý Tổ Mô. Viện
nghiên cứu Trung Y Trung Quốc. Trong cuốn: “Trung Quốc đương đại danh
Trung y bí nghiệm phương lâm chứng bị yếu” (1993), đã được dùng trên lâm
sàng và khẳng định được hiệu quả điều trị cũng như tính an toàn [40].
1.4.4.2. Tác dụng, ứng dụng lâm sàng
- Bổ can thận, bổ huyết. Hoạt huyết, thông kinh lạc.
- Đau khớp, nhức mỏi xương khớp, mạnh gân xương.
- Chữa đau khớp gối, tràn dịch khớp gối do thoái hóa.
1.4.4.3. Phân tích bài thuốc
* Thục địa
- Bộ phận dùng: Củ đem chưng với rượu và
phơi khô 9 lần(cửu chưng cửu sái).
- Tên khoa học: Radix Rhemanniae Glutinosae
Praeparata.
- Thành phần hóa học: Mannit, Rehmania, đường.
- Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi ấm vào kinh tâm,
can, thận.
- Tác dụng dược lý: Kháng viêm, hạ đường
huyết, hạ áp, lợi tiểu, ức chế miễn dịch.
- Công dụng: Bổ thận âm.
- Kiêng kỵ: Tỳ vị hư.
* Thổ phục linh



25

- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô.
-Tên khoa học: Rhizoma Smilacis Glabrae.
-Thành phần hóa học:Sapomin, tannin,
chất nhựa.
- Tính vị quy kinh: Ngọt, nhạt, tính bình.
- Tác dụng dược lý: Giải độc, lợi niệu.
- Công dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân
cốt, đau nhức xương.
* Xa tiền thảo
-Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ, phơi khô.
Họ Mã đề.
- Tên khoa học: Semen Major L.
- Thành phần hóa học:

Toàn cây chứa

gluczit, vitamin C, K, yếu tố T, axit xitric.
Hạt chứa nhiều chất nhầy, axit planteloic,
conin và adenine.
- Tính vị quy kinh: Vị đắng. Kinh can, phế,
thận, tiểu trường, bàng quang.
- Tác dụng dược lý: Lợi tiểu, chữa ho,
kháng sinh.
- Công dụng: Thanh thấp nhiệt, lợi tiểu,
thông lâm.
* Tang ký sinh
- Bộ phận dùng: Dùng toàn cây.

- Tên khoa học: Herba Loranthi
Gracifilolii.
- Thành phần hóa học: Glucosid.


×