Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG, căn NGUYÊN sốt PHÁT BAN ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.26 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ TRANG ANH

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CĂN
NGUYÊN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ EM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ TRANG ANH

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CĂN
NGUYÊN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ EM

Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số

: 60720135



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM NHẬT AN

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
tôi xin được tỏ lòng biết ơn tới:
Thầy giáo - GS.TS. Phạm Nhật An, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Nhi - Trường
Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tận tình chỉ bảo, khơi dậy trong tôi lòng say mê
nghiên cứu khoa học, hướng dẫn tôi những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên
cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô giáo trong Bộ môn Nhi, phòng Nghiên cứu khoa học - Trường
Đại học Y Hà Nội, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Đảng ủy, Ban giám hiệu và phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y
Hà Nội.
Ban lãnh đạo và toàn thể Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phòng đọc và phòng internet của thư viện Trường Đại học Y Hà Nội.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
Tất cả các bệnh nhân và thân nhân của họ.
Tất cả các tác giả trong và ngoài nước có công trình nghiên cứu khoa học
tham khảo cho luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn:

Gia đình, bạn bè tôi đã động viên và dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất để
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin ghi nhận tất cả những tình cảm và công ơn đó.
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2018
Trần Thị Trang Anh

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Trần Thị Trang Anh, học viên cao học khóa 25, Trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy Phạm Nhật An.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2018
Người viết cam đoan

Trần Thị Trang Anh

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Một số khái niệm về sốt phát ban.............................................................3
1.2. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng sốt phát ban ở trẻ em...............................3
1.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của sốt phát ban ở trẻ em.....................3
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng của sốt phát ban..................................................6
1.3. Cơ chế hình thành ban của một số căn nguyên sốt phát ban thường gặp

...............................................................................................................20
1.4. Một số căn nguyên sốt phát ban hay gặp ở trẻ em, định hướng căn
nguyên sốt phát ban dựa vào đặc điểm lâm sàng...................................22
1.4.1. Một căn nguyên sốt phát ban hay gặp ở trẻ em...............................22
1.4.2. Định hướng căn nguyên sốt phát ban dựa vào một số hình thái ban

.........................................................................................................23
1.4.3. Định hướng căn nguyên sốt phát ban dựa vào triệu chứng lâm sàng kèm theo

.........................................................................................................26
1.5. Một số bệnh sốt phát ban ở trẻ em.........................................................28
1.5.1. Các bệnh sốt phát ban cổ điển ở trẻ em...........................................28
1.5.2. Một số bệnh có sốt và phát ban khác ở trẻ em.................................32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................37
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................37
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................37
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................37
2.2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu.................................................37
2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu..................................................................42

2.2.5. Đạo đức nghiên cứu.........................................................................43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................44
3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của sốt phát ban....................................44
3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ...................................................................44
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng................................................................49
3.2. Diễn biến lâm sàng.................................................................................59
3.2.1. Thời gian nằm viện..........................................................................59
3.2.2. Các căn nguyên gây sốt phát ban.....................................................61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................................64


4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của sốt phát ban...................................64
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ...................................................................64
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng................................................................68
4.2. Diễn biến lâm sàng.................................................................................73
4.2.1. Thời gian nằm viện..........................................................................73
4.2.2. Các căn nguyên gây sốt phát ban.....................................................73
KẾT LUẬN.............................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AGEP

Acute Generalized Exanthematous Pustulosis

ASLO
CDC


(Hội chứng ngoại ban mụn mủ cấp tính lan toả)
Anti-streptolysin O
US Centers for Disease Control and Prevention

DIC

(trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ)
Disseminated intravascular coagulation

EBV
ICD-10

(Rối loạn đông máu nội quản rải rác)
Epstein–Barr virus
International Classification of Diseases 10th

HHV-6
HSP
HHV-7
KD
SLE
SJS
SSSS

(Phân loại bệnh tật quốc tế 10)
Human herpesvirus 6
Henoch-Schonlein purpura (Ban xuất huyết Scholein – Henoch)
Human herpesvirus 7
Kawasaki Disease (bệnh Kawasaki)

Systemic Lupus Erythematosus (Lupus ban đỏ hệ thống)
Stevens-Johnson syndrome (Hội chứng Steven- Johnson)
Staphylococcal scalded skin syndrome

WHO

(Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu – hội chứng 4S)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Danh mục bảng biểu:

Trang

Bảng 1.1.

Một số hình thái thường gặp của ban trên da ........................................9

Bảng 1.2.

Đặc điểm hình dạng, cấu hình của ban trên da ....................................14

Bảng 1.3.

Căn nguyên hay gặp sốt phát ban ở trẻ em...........................................22

Bảng 1.4.

Chẩn đoán phân biệt căn nguyên sốt phát ban dựa vào hình thái ban .......23


Bảng 1.5.

Chẩn đoán phân biệt căn nguyên sốt phát ban dựa vào triệu chứng lâm
sàng kèm theo .....................................................................................26

Bảng 1.6 : Một số bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ em....................................28
Bảng 3.1.

Phân bố theo nhóm tuổi các ca bệnh sốt phát ban theo căn nguyên....44

Bảng 3.2.

Tỷ lệ sốt phát ban theo giới và nhóm tuổi............................................45

Bảng 3.3.

Tiền sử tiêm phòng vaccine Sởi và tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ ≥ 9 tháng tuổi.....46

Bảng 3.4

Tiền sử tiếp xúc tác nhân gây bệnh và tỷ lệ mắc bệnh.........................47

Bảng 3.5

Lý do nhập viện và thời điểm nhập viện..............................................49

Bảng 3.6.

Một số đặc điểm về sốt của sốt phát ban..............................................50


Bảng 3.7.

Một số đặc điểm về ban của sốt phát ban theo căn nguyên, mối liên
quan với sốt..........................................................................................52

Bảng 3.8.

Một số đặc điểm về hình thái ban trong sốt phát ban ở trẻ em............53

Bảng 3.9.

Các triệu chứng lâm sàng khác kèm theo.............................................58

Bảng 3.10. Các trường hợp sốt phát ban có dấu hiệu nặng khi nhập viện..............59
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và căn nguyên sốt phát ban.....60
Bảng 3.12. Các nhóm căn nguyên sốt phát ban theo chẩn đoán ra viện.................61
Bảng 3.13. Căn nguyên sốt phát ban có chuẩn đoán xác định bằng xét nghiệm.....62
Bảng 3.14. Xét nghiệm thường quy định hướng căn nguyên nhiễm trùng.............62

Danh mục biểu đồ:

Trang

Biểu đồ 3.1. Tuổi mắc bệnh trung bình theo căn nguyên sốt phát ban....................45


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sốt phát ban theo thời gian........................................................47
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ sốt phát ban theo thời gian của các nhóm căn nguyên...............48
Biểu đồ 3.4: Sốt phát ban do căn nguyên virus theo thời gian................................48

Biểu đồ 3.5. Mức độ sốt trong sốt phát ban theo căn nguyên.................................50
Biểu đồ 3.6: Trung bình thời gian sốt chia theo căn nguyên...................................51
Biểu đồ 3.7: Thời gian nằm viện trung bình theo nhóm căn nguyên......................59
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các bệnh sốt phát ban trong nghiên cứu....................................61
Biểu đồ 3.9: Trung bình số lượng bạch cầu, CRP theo nhóm căn nguyên..............63


Danh mục hình:

Trang

Hình 1. 1. Trẻ bị bệnh mèo cào có tổn thương nhiễm bệnh và hạch cổ sưng..........5
Hình 1.2.

Vị trí phát ban........................................................................................6

Hình 1.3.

Nốt Koplik mọc ở niêm mạc miệng và niêm mạc môi dưới...................7

Hình 1.4.

Đặc điểm bề mặt ban..............................................................................8

Hình 1.5:

Ban xuất huyết kịch phát tiến triển ở trẻ nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu. .17

Hình 1.6:


Ban cánh bướm trong SLE ..................................................................18

Hình 1.7.

Ban bỉm tã ...........................................................................................18

Hình 1.8.

Ban do thuốc .......................................................................................19

Hình 1.9.

Ban nhiệt..............................................................................................20

Hình 1.10: Sáu bệnh sốt phát ban cổ điển ở trẻ em................................................31
Hình 1.11. Ban Tay chân miệng điển hình.............................................................33
Hình 1.12. Ban phỏng nước đặc trưng của thuỷ đậu trên nền da đỏ và ở rất nhiều
lứa tuổi hình thái, từ dạng dát sẩn tới mụn nước và kể cả mụn mủ......34
Hình 1.13. Các dạng ban trong sốt Dengue............................................................35
Hình 1.14: Ban điển hình trong bệnh Kawasaki ....................................................36
Hình 2.1.

Tóm tắt sơ đồ tiến hành nghiên cứu.....................................................38

Hình 3.1

Mụn phỏng nước trên nền đỏ ở chân và trong miệng điển hình của Tay
chân miệng trong nghiên cứu...............................................................56

Hình 3.2


Mụn phỏng nước của thuỷ đậu và mụn mủ trong thuỷ đậu bội nhiễm
trong nghiên cứu,ban dày đặc toàn thân...............................................56

Hình 3.3.

Ban dát sẩn dạng sởi hội tụ ở mặt và thân............................................57

Hình 3.4.

Sốt phát ban không xác định có ban mụn mủ trắng lan toả toàn thân trên
nền đỏ da, sau đó ban thâm lại và bay đi, theo dõi hội chứng AGEP có
định hướng liên quan tới dị ứng thuốc nhưng không rõ tiền sử............57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt phát ban là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em do nhiều căn nguyên gây
nên, có thể xảy ra thành dịch. Trên thế giới, chỉ riêng sốt phát ban do Rubella, theo
WHO năm 2009 đã có 121344 trường hợp từ 167 nước. Việt Nam ghi nhận có dịch
phát ban ở Lào Cai năm 2009, dịch phát ban ở Nghệ An năm 2011 ...và nhiều vụ
dịch gần đây.
Trong một số báo cáo của Việt Nam thường nhắc tới căn nguyên của sốt phát
ban do sởi và rubella hay gặp, trong 3 năm 2009-2011, số ca sốt phát ban nghi sởi
hay rubella có đến 20000 trường hợp, trong đó 4/64 tỉnh mắc trên 1000 ca cũng gây
nên sự quan tâm lớn của cộng đồng . Tuy nhiên, còn rất nhiều căn nguyên gây sốt
kèm phát ban khác ở trẻ nhỏ không chỉ ở Việt Nam mà theo các nghiên cứu trên thế
giới do nhiều căn nguyên truyền nhiễm, đặc biệt là virus có thể gây dịch lây lan
mạnh trong cộng đồng nếu không có phương pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản

lý hợp lý ca bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue, thuỷ đậu Ngoài
ra còn có một số căn nguyên ít gặp hơn HHV-6, nhiễm khuẩn huyết, Rickettsia...
các căn nguyên không nhiễm trùng hoặc không chẩn đoán ra căn nguyên.
Tỷ lệ mắc bệnh và khả năng xảy ra thành dịch của sốt phát ban tuỳ thuộc vào
từng giai đoạn, và các yếu tố như lứa tuổi, thời điểm theo mùa trong năm, giới...
Việc chẩn đoán căn nguyên bệnh sốt phát ban trong giai đoạn sớm cần dựa vào các
đặc điểm tổn thương mang tính đặc thù của từng loại bệnh, với tính chất diễn biến
khác nhau, vị trí khác nhau và yếu tố dịch tễ khác nhau. Mặc dù sốt phát ban ở trẻ
em rất phổ biến và đa dạng, kèm khả năng phát triển thành dịch, một số trường hợp
gây ra các biến chứng nguy hiểm và biến chứng dài lâu, ngoài ra gần đây có những
đợt dịch có xu hướng tăng nhưng đến nay chưa thực sự nhiều nghiên cứu đi sâu
không chỉ trên thế giới và Việt Nam để đánh giá những đặc điểm chính của sốt phát
ban trên lâm sàng, giúp cho tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, đã có các tiến bộ trong việc áp dụng các xét nghiệm đặc hiệu
kỹ thuật cao để chẩn đoán nguyên nhân được cập nhật tại Việt Nam, các bệnh sốt


2

phát ban đã ngày càng xác định được chính xác căn nguyên hơn, nên có giá trị, tuy
nhiên giá thành còn cao, còn hạn chế trong việc phát hiện nhiều căn nguyên và chưa
phổ biến ở mọi cơ sở y tế, chưa thể trở thành xét nghiệm thường quy trong chẩn
đoán xác định. Vì thế việc định hướng chẩn đoán căn nguyên sốt phát ban ở trẻ em
sớm dựa vào dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc điều trị
và phòng ngừa bệnh dịch cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, và
căn nguyên sốt phát ban ở trẻ em”, với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng sốt phát ban ở trẻ em tại khoa
Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 01/07/201730/06/2018
2. Tìm hiểu một số căn nguyên thường gặp gây sốt phát ban ở trẻ em tại

Bệnh viện Nhi Trung Ương


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về sốt phát ban
Phát ban (Skin rash, skin eruption): là triệu chứng bệnh lý do nhiều căn
nguyên gây nên với biểu hiện viêm da và/ hoặc thay đổi màu sắc của da làm biến
đổi kết cấu bình thường bên ngoài của da. Phát ban có thể gây nên trực tiếp hay
gián tiếp do nhiễm trùng virus, vi khuẩn, nấm hoặc cũng có thể do các bệnh không
nhiễm trùng gây nên.
Thuật ngữ “ban” không đặc hiệu và đôi khi được sử dụng không chính xác
khi áp dụng với bất kỳ bất thường về da nào; phát ban thường được dùng khi nói
đến biểu hiện cấp tính ở da.
Sốt phát ban: Là tình trạng phát ban có biểu hiện sốt kèm theo, chủ yếu do
các căn nguyên vi sinh vật.
Bệnh sốt phát ban : Các bệnh thường do căn nguyên vi sinh vật có triệu
chứng sốt và phát ban. Vào đầu thế kỷ 20, có 6 bệnh sốt phát ban ở trẻ em được
phân loại gọi là “sáu bệnh ở trẻ em” gồm Sởi, Sốt Scarlet, Rubella, Bệnh FilatowDukes (Hiện còn đang tranh cãi về sự tồn tại của bệnh), Ban đỏ nhiễm trùng, Đào
ban trẻ em (Roseola infatum).
1.2. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng sốt phát ban ở trẻ em
1.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của sốt phát ban ở trẻ em
Phát ban và sốt rất hay gặp ở các bệnh nhi. Phát ban do virus tới nay vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất trong sốt phát ban ở trẻ em . Các căn nguyên thường gặp đã
được nêu trong bảng....
Phần lớn các trường hợp trẻ có sốt và ban trong một số nghiên cứu có hơn
70% là do virus và chỉ khoảng 20% do vi khuẩn , trong một số báo cáo, 50% trường
hợp sốt phát ban là do các căn nguyên nhiễm trùng, 40% là các căn nguyên miễn

dịch dị ứng, và 10-30% các trường hợp không xác định được căn nguyên , . Các
ban virus này thường do phản ứng và có thể gây ra bởi enterovirus, adenovirus,
echovirus và nhiều loại khác. Rubeola (sởi) do paramyxovirus là vấn đề sức khoẻ


4

chính của cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể, đặc biệt ở những nước
đang phát triển, giảm hơn ở những nước công nghiệp. Một căn nguyên sốt phát ban
do virus ở trẻ nhỏ cũng cần đăc biệt lưu tâm do có thể đe doạ tính mạng là sốt
Dengue truyền bởi muỗi Aedes egypti gây nên các vụ dịch vào mùa mưa, và có
những vụ dịch ở Ấn độ, với tỷ lệ tử vong là 0,57 năm 2009
Tuổi – Tuổi của bệnh nhi giúp thu hẹp các chẩn đoán về sốt phát ban. Ngoại
ban liên quan tới bệnh virus thường gặp ở nhóm tuổi trẻ em. .
Phát ban do virus như sởi, đào ban trẻ em, EBV và nhiễm trùng do virus
đường ruột thường ở trẻ nhỏ và trẻ em dưới 3 tuổi. Tuổi mắc thủy đậu, rubella, và
hồng ban nhiễm khuẩn có thể từ 3 đến 10 tuổi. Sốt xuất huyết Dengue và sốt
chikungunya gặp ở tất cả các lứa tuổi.
Nhiễm khuẩn máu do não mô cầu có hai đỉnh lứa tuổi là dưới 5 tuổi và giữa
15-24 tuổi. SLE, viêm da cơ trẻ em, thấp tim, viêm nút quanh động mạch, và bệnh u
hạt Wegener’s thường gặp ở trẻ hơn 6-7 tuổi trong khi HSP thường gặp trẻ 2-8 tuổi
và viêm khớp thiếu niên mạn tính thường dưới 1 tuổi. Phần lớn các trường hợp KD
và SSSS là trẻ dưới 5 tuổi.
Mùa- Một số lượng lớn nhiễm trùng có ban và sốt có thiên hướng theo mùa.
Ví dụ, nhiễm trùng do virus đường ruột non-polio xuất hiện vào mùa hè và mùa thu;
bệnh Kawasaki, nhiễm trùng não mô cầu và nhiễm trùng do parvovirus thường gặp
nhiều nhất vào mùa đông hoặc những tháng đầu xuân; sởi và rubella thường vào
mùa xuân; bệnh do ve truyền như bệnh Lyme, ehrlichiosis/anaplasmosis,và Rocky
Mountain spotted fever (RMSF) thường xuất hiện vào xuân và hè; bệnh tularemia
và dịch hạch thường gặp vào hè. Nhiễm trùng do Vibrio vulnificus thường xuất hiện

vào giữa tháng tư và tháng mười, khi nước biển ấm hơn tạo điều kiện cho sự lan
truyền của các sinh vật. Nhiễm khuẩn huyết do loại sinh vật này thường gặp phải
sau ăn hải sản sống. ,
Địa dư – Du lịch hoặc ở tại một vùng cụ thể ở Mỹ hoặc các nơi khác trên thế
giới có thể là một trong những bằng chứng quan trọng để chẩn đoán sốt phát ban. , .
Một số ví dụ về một số trường hợp sốt phát ban gắn với một số nơi ở Mỹ như.


5

Sốt phát ban vùng núi đá (Rocky Moutain spotted fever) – Các bang ở trung
tâm miền Nam và Atlantic
Bệnh Lyme – Vùng Đông Bắc, Trung Tây và Nam Tây Pacific
Dịch hạch – Các bang miền Tây
Sốt hồi quy do Borrelia hermsii – Vùng núi Tây Mỹ
Thời gian ủ bệnh- Thời gian ủ bệnh rất hữu ích trong việc xác định việc bệnh
nhân tiếp xúc với bệnh nhân có ban tương tự. Thời gian ủ bệnh đối với một số tác
nhân nhiễm trùng có thể có liên quan tới sốt và ban. (xem phụ lục Giai đoạn ủ
bệnh cho bệnh truyền nhiễm có sốt và phát ban)
Tiền sử phơi nhiễm- Tiền sử phơi nhiễm khá rộng để có thể có thể chẩn đoán
phân biệt ban và sốt. Việc tiếp xúc với thức ăn, nước, cây cối, động vật và dịch tiết
của người nhiễm đều có thể dẫn đến ban :
Bệnh nhiễm Toxoplasma và bệnh mèo cào do mèo
Bệnh dịch hạch từ dê, thỏ, chó, sóc, hoặc chó sói
Sốt chuột cắn hay leptospirosis từ chuột...

1.
2.
3.
4.

5.


6

6.
Hình 1. 1. Trẻ bị bệnh mèo cào có tổn thương nhiễm bệnh và hạch cổ sưng
Tiền sử sử dụng thuốc – Mặc dù thuốc có thể gây tổn thương da mức độ lớn,
mối liên quan giữa sốt và ban do thuốc lại không mạnh như các bác sỹ nghĩ. Trong
một nghiên cứu phân tích hệ thống 148 trường hợp sốt do thuốc, có ít hơn 20% có
ban, và ít hơn 50% số ban là mày đay mọc tự nhiên . Dạng phản ứng tăng nhạy cảm
hoặc phản ứng da dị ứng (ban, ngứa hoặc phát ban nhiều) đã được đánh giá ở
khoảng 20000 bệnh nhân nhập viện trong chương trình giám sát và mặc dù việc
kèm theo ban không được đánh giá, chỉ khoảng 2% bệnh nhân dùng thuốc có phản
ứng trên da . Các thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin và trimethoprimsulfamethoxazole có tỷ lệ phản ứng da dị ứng cao.
Tổn thương da có kèm sốt (thường sốt cao) là đặc điểm khi phản ứng thuốc
nặng, đặc biệt là dị ứng thuốc DRESS, ban đa hình thái, hội chứng Steven –
Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc. Các phản ứng hiếm gặp này thường xuất
hiện diễn biến từ một đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Tiền sử tiêm chủng- Tiêm chủng không đủ là nguy cơ nhiễm virus ở trẻ nhỏ
và là căn nguyên có thể gây bệnh.
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng của sốt phát ban
1.2.2.1. Đặc điểm phát ban
Phát ban là triệu chứng khá thường gặp do rất nhiều căn nguyên gây nên,
nhưng chủ yếu gặp do các căn nguyên nhiễm trùng và các bệnh dị ứng/miễn dịch.
Phát ban đơn thuần thường ít khi là một tình huống cấp cứu, và có thể khỏi không
cần điều trị, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thăm khám kỹ và đánh giá để
can thiệp kịp như phát ban trong bệnh cảnh của phản ứng phản vệ; ban xuất huyết
hoại tử trong một số bệnh nhiễm trùng nặng như nhiễm khuẩn huyết do não mô
cầu...). Mô tả đặc điểm ban có thể dựa vào các tiêu chí sau.

a/ Vị trí ban: Ban

có thể xuất

hiện khu trú ở những

vùng cơ thể

hoặc lan tỏa toàn thân.


7

.

Hình 1.2. Vị trí phát ban
- Khu trú (Localized) – hình 1.2 trái: giới hạn ở một vùng của cơ thể
- Lan tỏa (generalized) – hình 1.2 phải : xuất hiện ở nhiều vùng cơ thể
b/ Màu sắc: Màu sắc của ban có thể là đỏ, tím, trắng hoặc bạc. Màu sắc của
ban có thể đồng nhất hoặc loang lổ xen kẽ các khoảng sẫm màu và nhạt màu và có
thể thay đổi màu sắc trong quá trình bệnh, căng da có thể mất hoặc không, trường
hợp căng da không mất gặp trong xuất huyết dưới da.
c/ Nội ban và ngoại ban:
Ngoại ban – exanthem (ban bên ngoài cơ thể) từ Hy Lạp là exanthema, còn
gọi là “sự bùng phát”(a breaking out) thường chỉ một sự phát ban rộng khắp, hay
gặp do căn nguyên virus.
Ngoại ban thường được mô tả như triệu chứng bệnh với ban đỏ chấm và nốt
sẩn tương tự như ban sởi. Ngoại ban đôi khi khó phân biệt với ban dị ứng thuốc
nhưng ngoại ban virus hay gặp ở trẻ nhỏ còn ban do thuốc thường gặp ở người lớn.
Nội ban – enanthen (ban trong cơ thể) chỉ những chấm nhỏ trên niêm mạc,

như nốt Koplik trong bệnh sởi, có thể gặp trong đậu mùa, thủy đậu, bệnh đào ban
trẻ em.


8

Hình 1.3. Nốt Koplik mọc ở niêm mạc miệng và niêm mạc môi dưới

d/ Diễn biến, mật độ ban:
Phát ban có thể có tiến triển trong quá trình mắc bệnh hay không, hoặc xuất
hiện cùng lúc ở nhiều vị trí trên cơ thể và không tiến triển. Dựa vào hình thức lan
của ban có thể định hướng tới một số căn nguyên như
- Từ mặt lan xuống phần dưới cơ thể ở Sởi, Rubella
- Từ thân lan ra xung quanh có thể gặp ở thể điển hình Thủy đậu…
Bề mặt ban rất đa dạng. Có thể có dạng vảy, các nốt gồ ghề hoặc mịn. Nếu ở
dạng các nốt cũng có thể từ mức độ rải rác đều cho đến phân bố rời rạc, đặc hoặc có
dịch phía trong.


9

Hình 1.4. Đặc điểm bề mặt ban
Sốt tinh hồng nhiệt (hình1.4 - trái) ban đầu xuất hiện ban với các nốt đỏ nhỏ
li ti ở ngực và bụng sau đó lan ra toàn thân, trông như vết rám nặng, nhưng nếu đưa
tay sờ lên da sẽ cảm giác khô ráp như giấy ráp. Sốt tinh hồng nhiệt là một ví dụ về
ban dạng mịn với các nốt đặc nhỏ.
Virus thủy đậu (hình 1.4 - phải) gây nên nhiều ban rời rạc, và tùy vào mức độ
nặng của bệnh, các nốt có thể gần sát nhau hoặc cách xa nhau. Do việc tiêm phòng
vaccine thủy đậu nên ngày càng có nhiều trường hợp không điển hình của thủy đậu.
Một số trẻ có ít hơn 50 nốt toàn thân và trông như vết cắn côn trùng, trong hình là

hình ảnh ban thủy đậu dạng nốt phỏng nước.

e/ Phân loại ban theo hình thái ban thường gặp ở trẻ em
Bảng 1.1. Một số hình thái thường gặp của ban trên da
1

Hình thái
Chấm/Dát

Mô tả
Ví dụ
Tổn thương Viêm mạch hủy bạch cầu
phẳng



đường kính
<1 cm

2

Nốt sần

Tổn thương U mềm lây
gồ lên bề
mặt



đường kính

< 1cm


10

3

Hình thái
Vết loang

Mô tả
Ví dụ
Tổn thương
phẳng
đường kính
> 1cm

Bệnh Lyme
4

Mảng

Tổn thương
gồ lên trên
da có bề mặt
phẳng
đường kính
> 1cm

5


Nốt

Tổn thương
gồ lên bề
mặt

ra

đường kính
> 1cm

6

Mụn nước

Tổn thương
phỏng nước


dịch

trong <1cm

Mụn cơm
Hồng ban nút


11


7

Hình thái
Bọng nước

Mô tả
Ví dụ
Tổn thương
phỏng nước


dịch

đường kính
> 1cm

8

Mụn mủ

Tổn thương
phỏng nước
có dịch đục
đường kính
<1 cm
Mụn mủ tụ cầu sơ sinh

9

Vết trợt


Mất

lớp

thượng bì da

Viêm kẽ da do liên cầu khuẩn
10

Mày đay

Tổn

thương

phù

thoáng

qua,

thường

căng da mất
hoặc

vùng

giữa


nhạt

màu có viền
ban đỏ xung Chứng mày đay
quanh


12

11

Hình thái
Loét

Mô tả
Ví dụ
Mất
vùng
thượng bị và
một phần hạ
bì và đôi khi
cả mô dưới
da (sâu)
Viêm da hoại tử

12

Nứt kẽ


Nứt

đường

kẽ hoặc loét

Viêm khóe môi do nấm
13

Các ban đỏ
hợp lại do
giãn

mạch

hoặc

thoát

quản

14

Đỏ da
Ban Xuất huyết

Hoại tử biểu mô nhiễm độc
Ban đỏ căng
da
mất


không
hoặc

vùng có thể
xâm

phạm

được
Viêm mao mạch


13

15

Hình thái
Vết trầy da

Mô tả
Ví dụ
Sự trầy da
thường

do

gãi
Ghẻ


16

Vảy da

Sự bong bề
mặt

nông

của thượng


Bệnh nấm
17

Vết rỉ dịch

Vảy cứng
Chốc lở


14

18

Hình thái
Vết thiểu sản

Mô tả


Ví dụ

Phần mỏng đi
của da gồm
thượng bì, hạ
bì và vùng
mô dưới da,
biểu

hiện

vùng

giảm

màu và da bị

19

nhăn nheo
Các vết nổi

Dạng liken hóa

bật đậm màu,
dày

vùng

thượng bì do

cọ



gãi

thường xuyên

Viêm da cơ địa mạn tính
Bảng 1.2. Đặc điểm hình dạng, cấu hình của ban trên da
Hình dạng
1

Từng

Mô tả
Các tổn thương phân

nốt

tán riêng lẻ

Ví dụ

riêng
biệt

Chốc loét do tụ cầu vàng



15

Hình dạng
2

Nhóm

Các

Mô tả
tổn thương

Ví dụ

giống nhau tập trung
khu trú

Nhiễm

virus

Herpes

simplex
3

Hình vòng
Dạng vòng nhẫn

Mày đay

4

Hình bia

Tổn thương dạng “mắt
bò” có vùng tối màu ở
trung tâm xung quan
là vùng nhạt màu
(phù) và có rìa dạng
ban đỏ

Hồng ban đa dạng
5

Ban dạng lượn sóng

Tập hợp các tổn
thương kéo dài lượn
sóng

Ấu trùng di chuyển ngoài


×