Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI KHUÔN mặt một NHÓM NGƯỜI dân tộc tày 18 25 TUỔI ở LẠNG sơn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

BÙI ĐỨC HẢI

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT
MỘTNHÓM NGƯỜI DÂN TỘC TÀY 18 - 25 TUỔI
Ở LẠNG SƠN NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI ĐỨC HẢI

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT
MỘT NHÓM NGƯỜI DÂN TỘC TÀY 18 - 25 TUỔI
Ở LẠNG SƠN NĂM 2017
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ LONG NGHĨA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một khoảng thời gian học tập, nghiên cứu, phân tích số liệu và
đánh giá tổng hợp tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà
Nội, em đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ y học của mình. Trong suốt quá
trình này, em đã được các Thầy, Cô trong Viện hết lòng dìu dắt và chỉ bảo.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới Ts. Lê
Long Nghĩa, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực
hiện Luận văn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Trương
Mạnh Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Chủ nhiệm
đề tài cấp Nhà nước, đã chỉ đạo hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để
chúng em thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Võ Trương Như Ngọc, bằng những
kinh nghiệm, kiến thức của mình, Thầy đã tận tình theo sát và giúp đỡ em,
đặc biệt trong những chuyến đi thực địa để có thể hoàn thành được đề tài
nghiên cứu này.
Ngoài ra, em thật sự rất trân trọng những tình cảm, sự nhiệt tình, cũng
như sự giúp đỡ của UBND tỉnh Lạng Sơn, nơi đã tạo điều kiện cho chúng em
được thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, từ tận đáy lòng, tôi xin được gửi lời yêu thương nhất tới gia
đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ, sát cánh cùng tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Bùi Đức Hải


Học viên lớp Cao học khóa 25, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Ts. Lê Long Nghĩa, hoàn toàn không sao chép, trùng lặp
với bất cứ nghiên cứu nào đã có trước đây.
2. Các thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Người viết cam đoan

Bùi Đức Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS : Chỉ số
P

: Giá trị p của kiểm định 2 phía

SD : Độ lệch chuẩn
XQ : X quang
: Trung bình



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tổng quan về vai trò nhân trắc học và thẩm mỹ khuôn mặt..................3
1.1.1. Khái niệm nhân trắc học..................................................................3
1.1.2. Định nghĩa thẩm mỹ khuôn mặt......................................................5
1.1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu đặc điểm nhân trắc khuôn
mặt...............................................................................................10
1.2. Tiêu chuẩn tân cổ điển..........................................................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu về hình thái khuôn mặt trên thế giới và Việt Nam....14
1.3.1. Trên thế giới..................................................................................14
1.3.2. Tại Việt Nam.................................................................................16
1.4. Giới thiệu sơ lược về người dân tộc Tày ở Lạng Sơn..........................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........20
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................20
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................20
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................20
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................20
2.4. Phương pháp chọn mẫu........................................................................22
2.5. Phương tiện nghiên cứu........................................................................22
2.6. Các bước nghiên cứu............................................................................23
2.7. Kỹ thuật đo trực tiếp.............................................................................23
2.8. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hoá...............................................................24
2.8.1. Tư thế của đối tượng cần chụp......................................................24
2.8.2. Vị trí đặt thước tham chiếu có thuỷ bình.......................................25
2.8.3. Bố cục vị trí đặt máy ảnh..............................................................25
2.8.4. Chụp ảnh và lưu trữ ảnh vào máy tính..........................................26
2.8.5. Tiêu chuẩn của ảnh chụp...............................................................26

2.8.6. Các bước xử lý ảnh chụp bằng phần mềm....................................27
2.9. Các điểm mốc giải phẫu cần, kích thước, chỉ số..................................27


2.9.1. Các mốc giải phẫu.........................................................................27
2.9.2.Các kích thước................................................................................30
2.10. Tiến trình thực hiện............................................................................33
2.11. Xử lý số liệu.......................................................................................33
2.12. Sai số và cách khống chế sai số..........................................................34
2.12.1. Sai số trong khi làm nghiên cứu - Cách khắc phục.....................34
2.12.2. Sai số trong quá trình đo đạc và phân tích số liệu - Cách khắc
phục.............................................................................................35
2.13. Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................37
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................................................37
3.1.1. Phân bố theo giới...........................................................................37
3.1.2. Đặc điểm phân phối chuẩn của các phép đo.................................37
3.2. Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt của toàn bộ mẫu nghiên cứu...............38
3.2.1. Các chỉ số sọ mặt theo Martin.......................................................38
3.2.2. Các tỉ lệ theo chuẩn tân cổ điển.....................................................43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................47
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................................................47
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................47
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................47
4.1.3. Dạng phân phối của các đặc điểm nghiên cứu..............................48
4.2. Đặc điểm hình dạng khuôn mặt ở một nhóm người dân tộc Tày độ tuổi
từ 18-25 theo chỉ số Martin.................................................................51
4.2.1. Các kích thước trung bình của 2 phương pháp đo........................51
4.2.2. Các chỉ số mặt theo Martin...........................................................57
4.2.3. So sánh với các tiêu chuẩn tân cổ điển..........................................58

KẾT LUẬN....................................................................................................66
KIẾN NGHỊ...................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các điểm mốc giải phẫu.............................................................28

Bảng 2.2.

Biến số nghiên cứu.....................................................................29

Bảng 2.3.

Mười bốn kích thước nhân trắc chuẩn vùng mặt........................31

Bảng 2.4.

Tám chuẩn tân cổ điển thường được sử dụng.............................32

Bảng 3.1.

Các giá trị trung bình đo trực tiếp...............................................38

Bảng 3.2.

Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa..............................39


Bảng 3.3.

Chỉ số đầu của nam và nữ...........................................................40

Bảng 3.4.

Phân bố chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ.................................41

Bảng 3.5.

Phân loại chỉ số mũi....................................................................41

Bảng 3.6.

Phân loại chỉ số vẩu bằng phương pháp đo trực tiếp..................42

Bảng 3.7.

Phân loai chỉ số hàm dưới...........................................................42

Bảng 3.8.

So sánh chiều rộng mũi (al-al) và khoảng cách giữa hai góc mắt
trong (en-en) bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa............43

Bảng 3.9.

So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en) và chiều rộng
mắt (en-ex) trên ảnh chuẩn hóa..................................................43


Bảng 3.10. So sánh khoảng cách từ cánh mũi đến góc miệng (al-ch) và
khoảng cách từ góc miệng đến đường giữa đồng tử (ch-pp)......44
Bảng 3.11. So sánh chiều dài tai (sa-sba) và chiều dài mũi bằng phương
pháp đo trên ảnh chuẩn hóa........................................................44
Bảng 3.12. So sánh kích thước chiều rộng mũi (al-al) và chiều rộng mặt (zyzy) với tiêu chuẩn tân cổ điển bằng phương pháp đo trên ảnh
chuẩn hóa....................................................................................45
Bảng 3.13. So sánh chiều cao tầng mặt trên (tr-gl) và tầng mặt giữa (gl-sn)
bằng phương pháp đo trực tiếp và đo trên ảnh...........................45


Bảng 3.14. So sánh chiều cao tầng mặt giữa (gl-sn) và tầng mặt dưới(sn-gn)
bằng phương pháp đo trực tiếp và đo trên ảnh...........................46
Bảng 3.15. So sánh tỷ lệ n-sn/ n-gn bằng hai phương pháp: đo trực tiếp, đo
trên ảnh chuẩn hóa......................................................................46
Bảng 4.1.

So sánh giá trị trung bình giữa hai phép đo trực tiếp và ảnh......51

Bảng 4.2.

So sánh giá trị trung bình một số kích thước ngang ở nam với các
tác giả khác trong nước...............................................................53

Bảng 4.3.

So sánh giá trị trung bình một số kích thước ngang ở nữ với các
tác giả khác.................................................................................54

Bảng 4.4.


So sánh giá trị trung bình một số kích thước dọc ở nam với các
tác giả khác.................................................................................55

Bảng 4.5.

So sánh giá trị trung bình một số kích thước dọc ở nữ với các tác
giả khác.......................................................................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới......................................................................37
Biểu đồ 4.1. Lược đồ phân bố kích thước tầng mặt trên trên ảnh chuẩn hóa......49
Biểu đồ 4.2. Lược đồ phân bố kích thước tầng mặt giữa trên ảnh chuẩn hóa......49
Biểu đồ 4.3. Lược đồ phân bố khoảng cách giữa hai mắt trên ảnh chuẩn hóa.....50
Biểu đồ 4.4. Lược đồ tần suất chiều dài tai bằng phương pháp đo trực tiếp....50


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Đường thẩm mỹ E ..........................................................................7
Hình 1.2. Ảnh chụp thẳng, nghiêng chuẩn hóa ............................................11
Hình 1.3. Một số chuẩn tân cổ điển..............................................................14
Hình 2.1. Máy ảnh và ống kính sử dụng trong nghiên cứu...........................23
Hình 2.2. Các thước sử dụng đo trực tiếp trong nghiên cứu.........................24
Hình 2.3. Tư thế chụp ảnh đối tượng nghiên cứu.........................................25
Hình 2.4. Bố cục vị trí đặt máy ảnh .............................................................26
Hình 2.5. Đo đạc với phần mềm VNCeph....................................................27
Hình 2.6. Các điểm mốc giải phẫu trong đề tài nghiên cứu..........................28
Hình 2.7. Các kích thước dọc và ngang........................................................31



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hình thái giải phẫu cơ thể người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức
tạp khác nhau. Sinh ra và lớn lên trong các điều kiện địa lý, sinh thái, tập quán
sinh hoạt khác nhau, cơ thể con người trong đó đặc biệt là khuôn mặt có
những nét khác nhau tạo nên những chủng tộc khác nhau [1], [2].
Để phân tích sự khác nhau về hình thái khuôn mặt, có 3 phương
pháp chính đó là: đo trực tiếp trên khuôn mặt, phân tích gián tiếp qua ảnh,
phân tích gián tiếp qua phim XQ chụp theo kỹ thuật từ xa. Mỗi phương
pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định, trong đó phương pháp phân tích
gián tiếp qua ảnh được đánh giá là nhanh gọn, thu thập được số lượng mẫu
lớn với thời gian ngắn, chi phí thấp…[2].
Trên thế giới đã có rất nghiên cứu nhân trắc bằng phương pháp đo trực
tiếp và sử dụng hình ảnh khuôn mặt trên ảnh như Ferruccio Torsello (2010)
[3], Farkas L.G. (2002) [4], Farhan Zaib (2009) [5]… Tuy nhiên, những
nghiên cứu này đều mang đậm tính bản sắc, chỉ áp dụng cho chủng tộc nhất
định, ở những quốc gia nhất định. Vì vậy các bác sĩ ở nước ta không thể áp
dụng kết quả của các công trình khoa học này vào công tác điều trị và nghiên
cứu do có sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc cũng như quan niệm về thẩm mỹ.
Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt và nghiên cứu vẻ đẹp đã trở
thành vấn đề cần thiết của xã hội.Một khuôn mặt như thế nào được gọi là
hài hoà? Việc bác sỹ chỉnh nha, phẫu thuật tạo hình áp dụng một cách phổ
biến, cứng nhắc các tư tưởng của người da trắng để điều trị cho bệnh nhân
liệu có lập lại được nét đẹp, nét hài hòa thuần Việt, phù hợp với đa số dân
chúng hay không? Hiện nay ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về hình thái



2

khuôn mặt người Việt nhưng tuy nhiên các tác giả thường nghiên cứu trên
cả cộng đồng và chủ yếu nghiên cứu trên nhóm đối tượng là người Kinh
chứ chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên nhóm đối tượng là người dân
tộc thiểu số. Theo số liệu thống kê dân số năm 1999 dân tộc Tày có số dân
đứng thứ 2 tại Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu về khuôn mặt người
Tày còn khá ít.
Và chính vì những trăn trở đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đặc điểm hình thái khuôn mặt một nhóm người dân tộc Tày 18- 25 tuổi
ở Lạng Sơn năm 2017” với 2 mục tiêu như sau:
1. Nhận xét đặc điểm hình thái khuôn mặt người dân tộc Tày 18-25 tuổi
ở tỉnh Lạng Sơn năm 2017 dựa trên năm chỉ số Martin.
2. Đặc điểm hình thái khuôn mặt ở nhóm người nói trên theo tám chuẩn
tân cổ điển.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vai trò nhân trắc học và thẩm mỹ khuôn mặt
1.1.1. Khái niệm nhân trắc học
Nhân trắc là ngành khoa học có từ rất lâu, tuy nhiên nó thực sự phát
triển từ đầu thế kỉ XX khi Fisher sáng lập môn di truyền quần thể, xây dựng
được môn thống kê toán học ứng dụng vào y học thì nhân trắc mới trở thành
môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó. Những năm 20 của thế kỉ này,
Rudolf Martin (người Đức) đã đề xuất hệ thống phương pháp và dụng cụ đo
kích thước cơ thể ngườivới các chỉ số cụ thể và được hệ thống hóa [6], [7].
Nhân trắc học là một ngành khoa học nghiên cứu về các phương pháp đo

trên cơ thể người và sử dụng toán học để phân tích những kết quả đo được
nhằm tìm hiểu quy luật về sự phát triển hình thái giải phẫu ở người. Hệ
phương pháp nghiên cứu này cho phép tìm hiểu được những đặc trưng số
lượng về những biến dị của các cá thể tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi, dân
tộc, nghề nghiệp cũng như các yếu tố tự nhiên khác. Dấu hiệu nhân trắc đặc
trưng bao gồm các kích thước rộng, vòng, kích thước góc, lực cơ... Tính chất
định lượng của các chỉ số nhân trắc được tính bằng các đơn vị đo lường:
centimet, milimet, kilogram, newton, độ hoặc các chỉ số hệ thông số. Các chỉ
số nhân trắc được đo ở trạng thái và tư thế khác nhau phỏng theo trạng thái
và tư thế hoạt động của người đó nhằm thiết lập lại trong trường hợp có tổn
thương khiếm khuyết cần chỉnh sửa để khôi phục lại hình thể giải phẫu và
chức năng [8]. Các chỉ số này là cơ sở khoa học cho những đánh giá khách
quan vẻ đẹp của cơ thể và khả năng thích ứng của con người đối với môi
trường sống. Điểm khác biệt chính giữa nhân trắc học cổ điển và hiện đại là


4

sự phủ nhận những kích thước và tỉ lệ được đưa ra bởi các nghệ sĩ và nhà
khoa học thời trước, các tác giả này thường mô tả hình thái và các tiêu chuẩn
của cơ thể theomột cách chủ quan theo ý muốn của họ. Chỉ số nhân trắc cổ
điển xác định dựa vào các mốc đo quy định trong danh sách giải phẫu học
quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong các ngành y học, hội họa, điêu khắc,
thể thao...
Rudolf Martin, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2
tác phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ
thể và xử lý thống kê”. Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số
phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn
được sử dụng. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn
thiện thêm các đề xuất của ông cho phù hợp với từng nước. Hiện nay có

nhiều nghiên cứu nhân trắc sử dụng các chỉ số do ông đề xuất. Trong nghiên
cứu này chúng tôi nghiên cứu các chỉ số sọ mặt theo Martin sau [6], [7]:
Chỉ số đầu
Chỉ số đầu= rộng đầu (eu-eu) x 100/ dài đầu (gl-op)
Theo phân loại Martin chỉ số đầu chia làm 5 mức:đầu rất dài < 71; đầu dài:
71,0-75,9; đầu trung bình: 76-80,9; đầu ngắn: 81-85,9; đầu rất ngắn: > 86.
Chỉ số mặt toàn bộ:
Chỉ số mặt toàn bộ = cao mặt hình thái (n-gn)x100/rộng mặt(zy-zy)
Theothang phân loại độ rộng mặtchỉ số mặt toàn bộchia thành 5 mức:
rất rộng<80; rộng: 80-84,9; trung bình: 85-89,9; dài:90-94,9; rất dài: >95.
Chỉ số hàm dưới:
Chỉ số hàm dưới= rộng hàm dưới(go-go)x 100/ rộng mặt (zy-zy)
Theo thang phân loại của Martin có 3 dạng: hẹp:<76, trung bình: 7677,9; rộng>78.


5

Chỉ số vẩu:
Chỉ số vẩu= (po-pr) x 100/ (po-n)
Theo thang phân loại : không vẩu:<109; vẩu: 109-113; rất vẩu:> 113
Chỉ số mũi:
Chỉ số mũi = rộng cánh mũi(al-al) x 100/ cao tầng mũi(n-sn)
Theo thang phân loại Martin có 7 mức: mũi cực hẹp:<40, mũi rất hẹp:
40-54,9; mũi hẹp: 55-66,9; mũi trung bình: 70-84,9; mũi rộng: 85-99,9; mũi
rất rộng: 100-114,9: mũi cực rộng: >115.
1.1.2. Định nghĩa thẩm mỹ khuôn mặt
Thuật ngữ thẩm mỹ lần đầu tiên được sử dụng bởi Baumgarten để chỉ
khoa học của cảm giác mà nghệ thuật tạo ra cho chúng ta [9]. Từ đó thuật
ngữ thẩm mỹ đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài từ Platon đến
Aristote, Hegel... Mỗi một triết gia có một định nghĩa khác nhau về thẩm mỹ,

nhưng nhìn chung các nhà triết học này đều thống nhất để có được thẩm mỹ
thì cần phải có sự cân xứng và hài hoà [10], [11].
Theo Hegel, sự đều đặn, hài hoà và trật tự là các đặc tính của thẩm mỹ.
Quan niệm về cái đẹp trong đó có cái đẹp của khuôn mặt và nụ cười bao
giờ cũng có tính tương đối và gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định.
Cái đẹp trong hiện thực tồn tại ngoài ý thức chủ quan của mỗi người, cái đẹp
là khách quan nhưng những quan niệm và cảm xúc về cái đẹp bao giờ cũng
là chủ quan. Mỗi thời đại và mỗi giai cấp đều có những tiêu chuẩn khác nhau
về cái đẹp và thường gắn với lợi ích thực tiễn nhất định, do đó quan niệm về
cái đẹp luôn luôn có tính giai cấp và xã hội. Để đánh giá một khuôn mặt thẩm
mỹ hay không thẩm mỹ là một công việc rất khó và phức tạp, có rất nhiều tiêu
chuẩn khác nhau được đưa ra. Ngày nay, khi phân tích thẩm mỹ khuôn mặt


6

chúng ta ít nhắc đến thuật ngữ thẩm mỹ mà hay nhắc đến thuật ngữ hài hoà hơn.
Theo Pythagore “hài hoà là sự thống nhất và hoà nhập của nhiều yếu tố khác
nhau” [12]. Làm thế nào để có được một khuôn mặt hài hoà, đó là một vấn đề
rất quan trọng đối với các bác sĩ chỉnh hình răng-mặt, các bác sĩ phẫu thuật tạo
hình... Chúng ta có thể tìm hiểu quan niệm thẩm mỹ khuôn mặt theo tiến trình
lịch sử hoặc theo quan điểm của từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Quan niệm của chỉnh hình
Angle là người đặt nền móng cho ngành chỉnh hình. Angle luôn nghĩ
rằng nếu khớp cắn đúng thì thẩm mỹ mặt là bình thường, ông cũng đã mô tả
nhiều trường hợp có những bất thường nhỏ về khớp cắn thì mặt có bất
thường đáng kể.
Tweed nhấn mạnh rằng nếu răng cửa dưới nằm đúng vị trí thì ne ́t
nghiêng của mặt sẽ hài hoà [13].
Theo Ricketts, đánh giá một khuôn mặt cần phân tích trong ba chiều

không gian. Ông cho rằng không có một con số tuyệt đối lý tưởng mà các
mối tương quan bình thường nằm trong một khoảng rộng. Khi phân tích mặt
nghiêng, ông đưa ra khái niệm về đường thẩm mỹ E (E plane), được vẽ từ
đỉnh mũi đến điểm nhô nhất của cằm để mô tả tương quan môi miệng với các
cấu trúc lân cận. Ông cho rằng: “ở một người da trắng trưởng thành bình
thường, hai môi nằm sau giới hạn của đường thẳng vẽ từ đỉnh mũi đến cằm,
đường nét nghiêng của hai môi trên đều đặn, môi trên hơi nằm sau hơn so
với đường thẩm mỹ, và miệng kheṕ kín nhưng không căng” [14]. Ngoài ra,
theo ông để có được một khuôn mặt thẩm mỹ thì một số tỷ lệ kích thước
khuôn mặt phải tuân theo chỉ số vàng như: chiều rộng mũi/chiều rộng miệng,
chiều rộng miệng/chiều rộng giữa 2 góc mắt ngoài, chiều rộng giữa 2 góc
mắt ngoài/chiều rộng mặt.


7

Hình 1.1: Đường thẩm mỹ E [2]
Quan niệm của nhà phẫuthuật
Các nhà phẫu thuật thường dùng những số liệu bình thường có sẵn và
phẫu thuật để làm phù hợp với những giá trị sẵn có này. Do đó, có thể có
những sai lầm nếu áp dụng các số liệu chuẩn không phù hợp từ những phân
tích trước đó vào các dân tộc khác nhau.
Quan niệm của hoạ sĩ và nhà điêukhắc
Các hoạ sĩ và nhà điêu khắc dường như có những ý tưởng rõ ràng về cái
gì là bình thường, cái gì là đẹp. Họ còn cho thấy nét đẹp khác nhau giữa
chủng tộc và văn hoá. Quan niệm về khuôn mặt đẹp theo các nhà hoạ sĩ và
điêu khắc ít nhiều bị ảnh hưởng theo các trường phái nghệ thuật cũng như
các tác phẩm nghệ thuật của các bậc tiền bối.
Năm 1958, Bustone đã tìm hiểu cách đánh giá bình thường về cái đẹp
qua nghiên cứu 100 bức ảnh chụp. Ông đưa 100 ảnh này cho các họa sỹ của

Viện Nghệ thuật Herron và yêu cầu họ đặc biệt chú ý phân tích nét mặt nhìn
nghiêng để chọn ra 40 ảnh mà họ cho là đẹp. Yêu cầu này sau đó được đưa ra
cho các bà nội trợ để thử xem quan niệm về cái đẹp của các họa sỹ có giống
với quan niệm của người dân bình thường không. Kết quả là không có sự
khác biệt. Rõ ràng, những giá trị này không thể đại diện cho dân số nói
chung nhưng có thể đại diện bình thường của cái đẹp.


8

Golsman (1959) cũng nghiên cứu trên ảnh chụp của 160 người đàn ông
và đàn bà da trắng có khuôn mặt dễ thương và 50 ảnh đẹp nhất được chọn
bởi trường nghệ thuật Herron và viện nghệ thuật Buffalo. Sau đó, 50 ảnh này
lại được đánh giá bởi các bác sĩ chỉnh hình (các bác sĩ chỉnh hình thường
thích nét nghiêng phẳng hoặc hơi lõm). Kết quả cho thấy vào những giai
đoạn đó, quan niệm về cái bình thường và cái đẹp cũng khác nhau giữa các
bác sỹ chỉnh hình và các hoạ sĩ.
Theo thời kỳ lịch sử
Ngay từ thời Ai Cập cổ đại, việc đo đạc cơ thể đã được thực hiện nhưng
những người Hy Lạp cổ đại mới là người đầu tiên thực hiện phép đo trên
khuôn mặt. Mục đích của các phép đo cũng khác nhau, một số muốn chỉ ra
nhóm người ưu việt hơn, một số muốn tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ nhưng mục đích
của đa số là cố gắng lượng hóa các số đo và tỷ lệ của cơ thể con người [15].
Polycleitus (420-450 TCN) nghiên cứu dựa phần lớn vào những tỷ lệ cơ
bản của người Ai Cập, những tỷ lệ cơ thể lý tưởng của ông được cho là
những tiêu chuẩn đầu tiên được định nghĩa: chiều cao mặt bằng 1/10 chiều
dài cơ thể, chiều cao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ thể, tổng
chiều dài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể.
Đến thời kỳ nền văn minh Hy Lạp, tiêu chuẩn thẩm mỹ mang tính chất
toán học. Theo các tác giả thời kì này, đầu có dạng hình khối vuông và được

chia làm thành 4 phần bằng nhau: tầng tóc, tầng trán, tầng mũi và tầng miệng
hay còn gọi là tầng dưới mũi. Dựa theo Polycleido, chiều dọc khuôn mặt
được chia ra thành ba phần bằng nhau, chiều cao đầu = 2/15 chiều cao cơ thể
trong khi chiều ngang khuôn mặt được chia ra năm phần bằng nhau.
Tiếp sau đó là sự ra đời của trường phái Tân cổ điển (Neoclassical).
Trong thời kỳ Phục hưng, các nghệ sĩ như Da Vincy, Dϋrer, Pacioli và Alberti


9

đã đưa ra những tiêu chuẩn tân cổ điển (Neoclassical Canons), chia khuôn mặt
thành những tỷ lệ cân đối lý tưởng.
Leon Battista Alberti (1404 - 1472) đã dùng những phép đo nhân trắc để
đề ra các chỉ số về tỷ lệ (proportion indices) cơ thể người. Điều này được
xem là một bước tiến quan trọng trong ngành nhân trắc học.
Leonardo Da Vincy (1452 - 1519) cho rằng một khuôn mặt cân đối phải
thỏa mãn: kích thước của miệng bằng khoảng cách từ đường giữa 2 môi tới
cằm, tỷ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau, chiều cao của tai bằng chiều cao của
mũi. Dù đưa ra những tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt về tỷ lệ lý tưởng, ông
cũng không thể phủ nhận sự phong phú vốn có của tự nhiên.
Albrecht Dϋrer (1471 - 1528) chia khuôn mặt thành 3 phần bằng nhau
là phần trán, phần mũi, phần môi và cằm, trong đó phần môi và cằm được
chia thành 4 phần bằng nhau: đường giữa 2 môi giới hạn 1/4 phía trên, rãnh
cằm chia đôi khoảng cách từ lỗ mũi tới cằm. Khoảng cách giữa 2 mắt bằng
độ rộng của một mắt.
Trong những năm của thế kỷ XVIII và XIX, ngành nhân trắc học hiện
đại được phát triển, nhưng việc đo đạc đa phần diễn ra trực tiếp trên sọ người
mà ít chú ý đến mô mềm.
Thế kỷ XX được xem là thời kì của những tỷ lệ và phép đo khách quan.
Jacques Joseph (1865 - 1934) - cha đẻ của ngành tạo hình mũi hiện đại nhấn

mạnh tầm quan trọng của mũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ khuôn mặt. Ông
nghiên cứu hướng nghiêng của sống mũi trong mối liên quan với các đường
trên mặt nghiêng hơn là với mặt phẳng Frankfort.
Ý tưởng ứng dụng “tỷ lệ vàng” để phân tích khuôn mặt lần đầu tiên được
giới thiệu bởi Seghers cùng cộng sự, và sau này được Ricketts phổ biến. "Tỷ
lệ vàng" hay còn có tên gọi khác là tỷ lệ thần thánh, được ký hiệu là Φ với giá
trị xấp xỉ 1,618, được cho là đem lại sự cân đối, hài hòa nhất. Theo Ricketts,


10

để có được một khuôn mặt thẩm mỹ thì một số tỷ lệ kích thước khuôn mặt
phải tuân theo chỉ số vàng như: chiều rộng mũi/chiều rộng miệng, chiều rộng
miệng/chiều rộng giữa 2 góc mắt ngoài, chiều rộng giữa 2 góc mắt
ngoài/chiều rộng mặt. Ngoài ra, ông cho rằng đánh giá một khuôn mặt cần
được phân tích trong ba chiều không gian, không có một con số tuyệt đối lý
tưởng mà các mối tương quan thường nằm trong một khoảng rộng.
Peck.S và Peck.L nghiên cứu khuôn mặt của những người mẫu chuyên
nghiệp, các hoa hậu và các ngôi sao điện ảnh cũng kết luận rằng những
khuôn mặt và vùng xương ổ răng hơi nhô hơn so với các số liệu chuẩn đưa ra
trước đây được ưa thích hơn cả [16].
1.1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu đặc điểm nhân trắc khuôn mặt
Có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để nghiên cứu đặc điểm
hình thái khuôn mặt như: đo trên ảnh chuẩn hoá, đo trực tiếp, đánh giá trên
phim xq… Trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng 2 phương pháp là đo
trên ảnh chuẩn hoá và đo trực tiếp.
1.1.3.1. Phương pháp đo trực tiếp
Phương pháp đo trực tiếp trên khuôn mặt cho ta biết chính xác kích
thước thật, các chỉ số trung thực hơn. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều
thời gian và cần có nhiều kinh nghiệm để xác định các điểm chuẩn chính xác

trên mô mềm [17],[18]. Tại Việt Nam, từ lâu phép đo trực tiếp đã được nhiều
tác giả sử dụng trong nghiên cứu hình thái, điển hình là Nguyễn Quang
Quyền (1974), Vũ Khoái (1978)[6],[19].
1.1.3.2.Phương pháp đo trên ảnh chuẩn hoá
Phân tích trên ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và
nghiêng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vựckhác
nhau như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá tốt hơn


11

về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm. Khi phân tích
thẩm mỹ khuôn mặt nên chủ yếu quan sát trực tiếp và phân tích qua ảnh [20],
[21]. Hai phương pháp này có tác dụng bổ trợ cho nhau. Phép đo trực tiếp trên
người sống cho các giá trị của các kích thước trên từng cá thể chính xác hơn.
Phép đo ảnh chụp dễ đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt, cũng như dễ trao
đổi thông tin hơn. Đo đạc trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo thích hợp
sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so với đo
trực tiếp trên người, có nhiều ưu điểm về khả năng thông tin, lưu trữ và bảo
quản. Qua ảnh, có thể đánh giá định tính đẹp hay không đẹp, từ đó chúng ta có
thể yêu cầu một phương pháp khoa học để đánh giá định lượng [22], [23]. Có
nhiều tác giả đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và đã đưa ra các tiêu chuẩn để
chụp mặt với các tư thế khác nhau như Ferrario, Bishara, Farkas, mục đích để
chuẩn hoá kỹ thuật chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh dễ dàng hơn [1], [24].

Hình 1.2. Ảnh chụp thẳng, nghiêng chuẩn hóa [25]
Ưu nhược điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa
Ưu điểm:



Những mốc ngoài mặt cần xác định được không chỉ là những mốc
nằm dọc theo chiều mặt nghiêng mà còn phải kể đến các mốc giải
phẫu khác như cánh mũi, mép hai môi, khóe mắt... những điểm rất


12

khó xác định trên phim chụp sọ nghiêng nhưng dễ xác định hơn trên
ảnh chụp chuẩn hóa.


Thao tác đơn giản, dễ dàng đánh giá về sự cân xứng vùng mặt, dễ
dàng lưu trữ và trao đổi thông tin.



Tiết kiệm thời gian, nhân lực khi đo đạc và phân tích bằng phần mềm
trên máy tính.

Nhược điểm:


Nguồn cấp sáng không đồng đều.



Biến dạng qua ảnh dẫn đến sai số.




Tư thế đầu của bệnh nhân không ổn định.

1.2. Tiêu chuẩn tân cổ điển
Một phong trào trí thức ở châu Âu cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII
được khởi xướng bởi những cá nhân xuất chúng, những người đã nhấn mạnh
tri thức khoa học thay thế cho những lý lẽ giáo điều, lý do dẫn đến sự bắt đầu
thay đổi những tư tưởng mê tín tồn tại trước đó hàng thế kỷ. Trường phái tân
cổ điển ở châu Âu, bắt nguồn từ La Mã, giữa thế kỷ XVIII, đặc trưng bởi sự
hồi sinh vào các tiêu chuẩn cổ điển từ thời kỳ Hy Lạp-La Mã. Giai đoạn
này viết nhiều về các khái niệm về cái đẹp trong quan hệ với các ý tưởng
trừu tượng của tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, một vài nghệ sĩ của thời đại này
cũng bắt đầu xem xét lại tiêu chuẩn cổ điển và những tiêu chuẩn của thời
kỳ Phục Hưng, tạo nên tiêu chuẩn tân cổ điển. Hầu hết những tiêu chuẩn
này là sự kết hợp tính cổ điển và những quan điểm, nguyên tắc của thời kỳ
Phục Hưng.
Để định nghĩa tiêu chuẩn tân cổ điển, các học viện nghệ thuật ở thế
kỷ XVII đã bắt đầu đo đạc các bức tượng Hy Lạp-La Mã cổ đại để tìm
kiếm công thức của vẻ đẹp cổ điển. Những nghệ sĩ này tìm kiếm mọi mối


13

liên hệ giữa các tỉ lệ mà họ có thể tìm thấy. Nhà điêu khắc người Pháp
Gérard Audran (1640-1703) đã nghiên cứu ở La Mã trong khoảng 3 năm
và viết một cuốn sách về tỉ lệ trên cơ thể người với tựa đề “Les
Proportions du Corps Humain mesurés sur les plus belles fgures de
l’Antiquité (1683)” dựa trên mối liên hệ giữa các tỉ lệ trên các bức tượng
cổ đại. Cuốn sách đã nghiên cứu trong các học viện nghệ thuật châu Âu
trong suốt thế kỷ XVII và XIX, trong nỗ lực tìm kiếm vẻ đẹp lý tưởng.
Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm này bắt đầu thực sự trở nên khoa học hơn

với sự đóng góp của nhà điêu khắc người Đức Johann Gottfried Schadow
(1764-1850). Ông rất thích nghiên cứu các bức tượng cổ đại, đặc biệt là
các tác phẩm của Polycleitos, chưa dừng lại ở đó, ông cũng nghiên cứu đo
đạc trên cơ thể người, đặt nền móng cho Nhân trắc học ngày nay. Trong
giai đoạn này và xa hơn nữa, dù không nghiên cứu về các tỉ lệ trên khuôn
mặt nhưng có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hiểu biết về phức hợp sọ mặt –
craniometry (phép đo sọ), khoa học nghiên cứu về sọ người.
Nhân trắc học hiện đại, Leslie G Farkas (1915 - 2008) được cho là cha
đẻ của nhân trắc học sọ mặt hiện đại, cũng rất chú tâm nghiên cứu về thẩm
mỹ khuôn mặt, trong đó nổi bật là các nghiên cứu về các chuẩn tân cổ điển, ở
người châu Âu, châu Mỹ cũng như châu Á [26].
Trong nghiên cứu này chúng tôi đo đạc so sánh các tỷ lệ dựa theo chuẩn
tân cổ điển gồm các tiêu chuẩn sau:
 Chiều cao ba tầng mặt bằng nhau.
 Chiều dài mũi bằng chiều dài tai.
 Khoảng gian góc mắt trong bằng chiều rộng mũi.


14

 Khoảng gian góc mắt trong bằng chiều rộng mắt.
 Chiều rộng mũi bằng 2/3 chiều rộng miệng.
 Chiều rộng mũi bằng 1/4 khoảng gian gò má.
 Chiều dài mũi bằng0,43khoảng cách từ chỗ lõm nhất mũi
đếnđiểm nằm giữa bờ dưới xương hàm dưới.
 Khoảng cách từ mũi đến góc mép ngoài bằng khoảng cách từ góc
mép ngoài đến đồng tử.

Hình 1.3. Một số chuẩn tân cổ điển[4]
1.3. Tình hình nghiên cứu về hình thái khuôn mặt trên

thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới


×