Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hoá và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.39 KB, 100 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội phát triển ngày càng hiện đại, cùng với những tiến bộ vượt bậc
trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật trong đó có y tế, tuổi thọ của con người
đang ngày càng cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Pháp lệnh người
cao tuổi Việt Nam: người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Theo Liên hợp
quốc (2007), tỷ lệ người già (60 tuổi trở lên) trong dân số đã tăng lên một
cách nhanh chóng, từ 8% năm 1950 lên đến 11% năm 2007, và dự báo lên đến
22% vào năm 2050 [1],[2]. Ngoài những bệnh về thực thể như: tim mạch, tiêu
hóa, cơ xương khớp thì các rối loạn tâm thần cũng là một thách thức không
nhỏ với sức khỏe người cao tuổi. Các rối loạn tâm thần kinh ở người già
chiếm 6,6% tổng số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYs) ở nhóm tuổi
này; và 15% người trên 60 tuổi mắc phải các rối loạn tâm thần [2].
Tìm hiểu về những triệu chứng của các rối loạn tâm thần thường gặp ở
người cao tuổi sẽ giúp người cao tuổi và gia đình sớm nhận biết bệnh, có kế
hoạch điều trị và hỗ trợ kịp thời, giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Rối loạn cơ thể hóa là một rối loạn tâm thần được biểu hiện chủ yếu
bằng các triệu chứng cơ thể. Các triệu chứng này rất đa dạng, thường xuyên
biến đổi, ít nhiều chịu tác động của các yếu tố căng thẳng tâm lý. Bệnh nhân
luôn tin tưởng mình đang mắc một bệnh cơ thể thực sự, mặc dù đi khám bệnh
và làm xét nghiệm nhiều lần đã đưa đến kết luận không mắc bệnh thực thể. Tỷ
lệ ước tính của rối loạn cơ thể hóa là 1% dân số nói chung, 1 - 6% ở các cơ sở
chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị nội trú, nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 2:1
đến 6:1, thường khởi phát trước 30 tuổi đến 40 tuổi và kéo dài, được coi như
là một rối loạn suốt đời, gặp nhiều khó khăn khi điều trị [3].


2


Rối loạn cơ thể hóa có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với
người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Bệnh nhân
giảm nhiều chất lượng sống, khó khăn thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng
ngày, thường phải giành nhiều thời gian và tiền bạc cho nhiều cuộc khám bệnh,
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, điều trị nội trú không cần thiết tại các chuyên
khoa khác nhau. Đặc biệt ở người cao tuổi, rối loạn cơ thể hóa kéo dài có thể
tiến triển thành bệnh cơ thể thực sự cũng như là việc cần thiết quá nhiều sự
chăm sóc y tế và gia tăng các chi phí đi kèm thật sự đã gây ra nhiều khó khăn,
do bởi những người cao tuổi đã giảm khả năng lao động, giảm thu nhập và
sống phụ thuộc vào người chăm sóc. Mặt khác, rối loạn cơ thể hóa thường đi
kèm với rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu. Chính vì vậy việc phát hiện, chẩn
đoán và điều trị đúng rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi thật sự cấp thiết
trong thực hành tâm thần học cũng như chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống về rối
loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hoá và các yếu tố liên quan ở người
cao tuổi”.
Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hoá ở người cao tuổi.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ thể hóa.

CHƯƠNG 1


3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và phân loại các rối loạn dạng cơ thể
Theo ICD -10 rối loạn dạng cơ thể là các rối loạn tâm thần, thuộc
chương các rối loạn liên quan stress, biểu hiện tái diễn bằng các triệu chứng cơ

thể, cùng với những yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dầu các kết
quả âm tính nhiều lần và các thày thuốc đảm bảo rằng các triệu chứng này
không có cơ sở bệnh cơ thể. Ngay cả khi các triệu chứng khởi đầu và duy trì có
mối quan hệ chặt chẽ với những sự kiện đời sống khó chịu hoặc với những khó
khăn hay những xung đột, người bệnh thường chống lại những cố gắng muốn
thảo luận về khả năng có nguyên nhân tâm lý, điều này thậm chí có thể có, khi
có các triệu chứng lo âu và trầm cảm rõ rệt [4].
Các biểu hiện của rối loạn dạng cơ thể phong phú, đa dạng, tái diễn và
kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, đã được khám nhiều lần ở các dịch vụ y tế ban
đầu và các chuyên khoa sâu, nhưng đều không phát hiện được tổn thương thực
thể nào tương xứng.
Trong thời kỳ đầu, các rối loạn dạng cơ thể phát triển dần dần, không rõ
ràng, không thuộc về phạm vi một cơ quan nào, kèm theo biểu hiện cảm xúc lo
âu, trầm cảm mờ nhạt. Do vậy, người bệnh chưa bao giờ đến khám thày thuốc
tâm thần, mà chỉ được các thày thuốc chuyên khoa khác theo dõi. Diễn tiến các
triệu chứng rối loạn dạng cơ thể có xu hướng tiến triển mạn tính và dao động,
dễ hình thành các phản ứng nhân cách bệnh lý khác nhau như nhân cách lo âu
tiến triển, nhân cách nghi bệnh tiến triển, nhân cách suy nhược trầm cảm, nhân
cách trầm cảm ám ảnh… [4].
Tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa tại Mỹ, tỷ lệ rối loạn dạng cơ thể
từ 4 - 6%, có nơi lên đến 15%. Nam giới và nữ giới có tỷ lệ mắc các rối loạn


4

dạng cơ thể ngang nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nữ giới có lời
than phiền về cơ thể nhiều hơn nam giới. Mặc dù bệnh có thể khởi phát ở bất
kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi 20 - 30 [5].
Phân loại các rối loạn dạng cơ thể
Theo trường phái tâm thần học Liên Xô (quan niệm truyền thống)

Rối loạn dạng cơ thể được xếp vào các nhóm bệnh tâm căn/tâm sinh
với thuật ngữ là bệnh cơ thể tâm sinh hay bệnh tâm sinh.
- Đây là bệnh do căn nguyên tâm lý, nếu không có căn nguyên tâm lý
thì cá nhân sẽ không bị bệnh.
- Có các triệu chứng cơ thể rõ ràng, cố định theo một hệ thống.
- Ít nhiều có kèm theo tổn thương thực thể
- Tiến triển liên quan rõ rệt đến trạng thái tâm lý bệnh nhân
- Bao gồm: cao huyết áp, loét dạ dày, hen phế quản, lao, ung thư…
Theo ICD-10:
Các rối loạn dạng cơ thể được xếp vào chương F45, bao gồm:
- Rối loạn cơ thể hóa (F45.0)
- Rối loạn dạng cơ thể biệt định (F45.1)
- Rối loạn nghi bệnh (F45.2)
- Rối loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể (F45.3)
- Rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng (F45.4)
- Các rối loạn dạng cơ thể khác (F45.8)
- Rối loạn dạng cơ thể, không biệt định (F45.9)
Theo DSM-V: gồm 5 rối loạn dạng cơ thể và 2 rối loạn không biệt định và
phân loại nơi khác [6].
- Rối loạn triệu chứng cơ thể (300.82)
- Rối loạn lo âu bệnh (300.7)
- Rối loạn chuyển di (Rối loạn triệu chứng thần kinh chức năng)
(300.11)
- Các nhân tố tâm lý tác động đến các tình trạng bệnh khác (316)
- Rối loạn giả tạo (300.19)


5

- Các rối loạn dạng cơ thể khác (300.89)

- Rối loạn dạng cơ thể, không biệt định (300.82)
Quan niệm mới về y học tâm thể
- Là nhóm rối loạn có các triệu chứng cơ thể không thể giải thích thỏa
đáng là do bệnh nội khoa, ngoại khoa nào
- Các triệu chứng này nặng và kéo dài…làm giảm khả năng lao động và
hoạt động xã hội của bệnh nhân
- Yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng trong phát sinh, tiến triển mức độ
trầm trọng và sự kéo dài của các triệu chứng
Bao gồm:
- Các rối loạn truyền thống (ICD-10, DSM-IV)
- Các rối loạn mới được xếp loại:
Rối loạn lo âu, trầm cảm…
Rối loạn nghiện chất..
Rối loạn chức năng tình dục
Rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Các rối loạn dạ dày ruột….
Sự thống nhất các quan niệm
Có vai trò quan trọng (trong khởi phát, tiến triển), đánh giá được vai trò
của các yếu tố stress, vai trò của nhân cách, yếu tố môi trường, các sự kiện cuộc
sống (lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, các sang chấn thời thơ ấu…).
1.1.1. Khái niệm rối loạn cơ thể hóa
Rối loạn cơ thể hóa là một rối loạn bao gồm các lời than phiền về cơ thể
ở nhiều hệ thống cơ quan, diễn ra trong nhiều năm và kết quả là suy giảm đáng
kể chức năng và chất lượng cuộc sống hoặc phải đi điều trị nhiều lần hoặc cả
hai. Đây là rối loạn mạn tính và có liên quan đến các yếu tố căng thẳng tâm lý,
suy giảm chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội, và có hành vi liên tục
tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế [7].
Lịch sử của thuật ngữ “rối loạn cơ thể hóa” rất phức tạp trải qua nhiều
thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau.



6

Thời Ai Cập cổ đại: Hippocrates mô tả hội chứng Hysteria, được đặc
trưng bởi nhiều phàn nàn cơ thể lặp đi lặp lại, thường được bệnh nhân mô tả một
cách kịch tính mà không giải thích được bởi các rối loạn lâm sàng đã biết [8].
Đến thế kỷ 17, Thomas Syndenham đã gắn Hysteria với những rối loạn
tâm lý mà lúc đó ông gọi là “tiền sử sầu muộn” (antecedent sorrows), tức là
đề cập nguồn gốc cảm xúc của rối loạn này [7].
Năm 1859, Pierre Briquet, đã quan sát thấy sự đa dạng của các triệu
chứng, các hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng và báo cáo về tiến triển mạn tính
của rối loạn này [7]. Thuật ngữ rối loạn cơ thể hóa được sử dụng rộng rãi từ
sau những năm 1980 khi nó được đưa vào trong DSM-III (Sổ tay thống kê và
chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ ba của Hội tâm thần học Mỹ, 1980) [8],
[9]. Nó đã thay thế thuật ngữ "hysteria" cổ đại, vì không thỏa mãn được tính
đa nghĩa và thường được sử dụng theo nghĩa có tính chất miệt thị. DSM-III
cũng sử dụng thuật ngữ “hội chứng Briquet” như một từ đồng nghĩa với rối
loạn cơ thể hóa để tôn vinh những đóng góp của Pierre Briquet [9].
Rối loạn cơ thể hóa vẫn xuất hiện trong hệ thống phân loại DSM-IVTR, nhưng trong DSM-V, nó đã được kết hợp với rối loạn dạng cơ thể không
biệt định để trở thành rối loạn triệu chứng cơ thể - chẩn đoán này không đòi
hỏi số lượng cụ thể các triệu chứng cơ thể [6]. ICD-10 (Phân loại bệnh quốc
tế lần thứ 10) vẫn duy trì chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa (F45.0) [10].
1.1.2. Cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của rối loạn cơ thể hóa đến nay vẫn chưa
được biết rõ nhưng có rất nhiều giả thuyết lý giải triệu chứng của rối loạn này.
1.1.2.1. Các yếu tố tâm lý xã hội:
Rối loạn cơ thể hóa có thể được xem như là một mô hình hành vi bệnh
tật. Định nghĩa này bao gồm các quá trình nhận thức hoặc nội tâm cũng như



7

các hành vi thái quá [11]. Khái niệm về hành vi bệnh tật ban đầu được nhà xã
hội học y học David Mechanic giới thiệu (1972). Trên lâm sàng, nó mô tả các
cách mà bệnh nhân đối phó với các triệu chứng và bệnh tật của họ. Hành vi
bệnh tật bao gồm các đặc trưng như sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
thúc giục bác sĩ thực hiện các lần khám có đơn thuốc hoặc điều trị, khả năng
làm việc giảm sút, tránh các hoạt động thể chất và kể về các triệu chứng cho
các thành viên trong gia đình và những người quan trọng khác biết [12].
Thuyết tập nhiễm cho rằng hành vi học được trong suốt quá trình trải
nghiệm. Khi các hành vi này xuất hiện hoặc nặng lên thì bệnh nhân đạt được
điều mình muốn và ngược lại. Vì thế, rối loạn cơ thể hóa được coi như một
phương thức kém thích nghi của bệnh nhân nhằm đạt được các nhu cầu xã hội.
Một đứa trẻ khi thấy bố mẹ hay anh chị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh
nặng và mạn tính, có thể học được hành vi đau ốm, lớn lên phát triển thành
rối loạn cơ thể hóa. Những trải nghiệm bệnh tật trước đây cũng là một yếu tố
quan trọng trong bệnh sinh. Người ta cũng thấy rằng bố của những phụ nữ rối
loạn cơ thể hóa có khả năng mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao. Sự
ảnh hưởng này là do yếu tố di truyền, yếu tố tâm lý xã hội hay do cả hai vẫn
chưa được biết rõ.
Thuyết phân tâm cổ điển cho rằng các triệu chứng cơ thể là biểu hiện
của các xung đột bản năng dồn nén bên trong. Thuyết phân tâm coi những
xung đột với cha, mẹ hoặc những khó khăn trong việc kiểm soát và điều chỉnh
thái độ công kích (aggression) và tâm trạng bất toại (frustration) đóng vai trò
quan trọng trong nhiều trường hợp rối loạn cơ thể hóa [9].
Thuyết tâm lý động cho rằng rối loạn cơ thể hóa như một cơ chế phòng
vệ. Người bệnh có thể đổ lỗi cho những rối loạn cơ thể đã gây ra những thất
bại trong cuộc sống cho bệnh nhân, hoặc khi bệnh nhân lo lắng về những triệu
chứng cơ thể thì có thể tạm quên đi những căng thẳng tâm lý đang hiện hữu,



8

tránh đối mặt với những xung đột không thể chịu đựng được. Từ đó, người
bệnh có thể tránh được trầm cảm, tránh được việc đổ lỗi cho bản thân. Theo
cách tiếp cận này thì rối loạn cơ thể hóa là là một hoạt động thích nghi nhằm
bảo vệ người bệnh khỏi một rối loạn tâm thần trầm trọng hơn. Do đó rối loạn
cơ thể hóa không phải luôn là bệnh lý [13].
Thuyết nhận thức cho rằng rối loạn cơ thể hóa có liên quan với rối loạn
chức năng não bộ, đặc biệt là suy giảm sự kiểm soát về khả năng chú ý và trí
nhớ [14]. Những người có rối loạn cơ thể hóa có ngưỡng chịu đựng thấp đối
với phản ứng kém thích nghi để điều chỉnh cơ thể trở lại trạng thái bình
thường. Họ coi những rối loạn cơ thể không đáng kể như là những bệnh cơ
thể mang tính trầm trọng và quy một cách sai lệch những rối loạn này là do
bệnh cơ thể gây ra [15].
1.1.2.2. Vai trò của yếu tố Stress
Một lý thuyết hàng đầu về sự khởi phát của các triệu chứng cơ thể là rối
loạn chức năng của hệ thống phản ứng với stress [16]. Khi một sinh vật gặp
phải một sự kiện căng thẳng và nhận thức nó là một mối đe dọa về thể chất
hoặc cảm xúc, cơ thể phản ứng căng thẳng sinh lý về mặt thần kinh, hormon
và hành vi để duy trì cân bằng nội môi (Tak & Rosmalen, 2010). Khả năng
của cơ thể nhằm đạt được sự ổn định thông qua việc thay đổi về mặt sinh lý
hoặc hành vi là một phản ứng với stress, hay còn được gọi là quá trình điều
chỉnh cân bằng (allostasis). Trong quá trình điều chỉnh cân bằng, các hệ miễn
dịch, hệ tim mạch và trục HPA vốn bị ảnh hưởng trong phản ứng với stress,
được kích thích một cách nhất quán vừa phải, và điều này dẫn đến các triệu
chứng cơ thể khác nhau (Brosschot, Gerin, & Thayer, 2006). Quá trình điều
chỉnh cân bằng là một phản ứng thích ứng thông thường con người để tránh
tác hại và nó sẽ giảm sau khi căng thẳng đã giảm xuống, nhưng khi hệ thống
căng thẳng được kích hoạt liên tục do phơi nhiễm mạn tính với các yếu tố gây



9

stress, thì các triệu chứng cơ thể nổi lên và tồn tại dai dẳng (Linden, Earle,
Gerin, & Christenfeld, 1997). Theo thời gian, cá nhân cũng có thể trở nên
tăng nhạy cảm với những dấu hiệu của stress, làm trầm trọng thêm các triệu
chứng cơ thể.
1.1.2.3.Yếu tố nhân cách (loại hình thần kinh)
Nhân cách đóng vai trò quan trọng, cùng một phản ứng stress mỗi cá
nhân phản ứng theo những cách khác nhau. Có người thích nghi được không
bị bệnh, có người xuất hiện lo âu, có người xuất hiện trầm cảm, có người xuất
hiện các triệu chứng cơ thể.
Theo học thuyết Paplop một số rối loạn tâm căn xuất hiện trên những
nhân cách đặc biệt: tâm căn Hysteria trên loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu, tâm
căn suy nhược tâm thần (Psychasthenia) trên loại hình thần kinh lý trí yếu,
tâm căn suy nhược trên loại hình thần kinh trung gian yếu.
Yếu tố nhân cách có ảnh hưởng tới sự phát sinh rối loạn cơ thể hóa.
Những bệnh nhân mắc rối loạn này thường có rối loạn nhân cách, đặc biệt là
các loại rối loạn nhân cách nhóm B. Những nét nhân cách lệ thuộc - thụ động
(passive - dependent), kịch tính (histrionic) và cảm tính - xâm hại (sensitive
-aggressive) gặp ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa cao gấp hai lần ở bệnh nhân
lo âu và trầm cảm. Tỷ lệ mắc rối loạn cơ thể hóa ở bệnh nhân rối loạn nhân
cách ranh giới cũng thấy tương đối cao. Mối liên quan này có thể phản ánh
kiểu mẫu giống nhau trong các tương tác xã hội giữa bệnh nhân rối loạn cơ
thể hóa và bệnh nhân rối loạn nhân cách nhóm B [9].
Yếu tố nhân cách còn liên quan tới bệnh sinh rối loạn cơ thể hóa theo
cách thức khác như trong khái niệm “mù đọc cảm xúc” (Alexithymia), thuật
ngữ này dựa trên quan niệm phân tâm rằng bệnh nhân bị rối loạn cơ thể hoá vì
không thể diễn tả cảm xúc thành lời [9].

1.1.2.4. Yếu tố sinh học, thần kinh


10

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa rối loạn cơ thể hóa và
bệnh lý não. Slater, Merskey và Buhrich đã nhận thấy mối tương quan giữa rối
loạn cơ thể hóa và bệnh lý não, đặc biệt là với động kinh và xơ cứng rải rác [9].
Nghiên cứu của Murad Atmaca (2011) cho thấy các bệnh nhân mắc rối
loạn cơ thể hóa có khối lượng trung bình của hạnh nhân 2 bên, nhỏ hơn đáng
kể mà không có sự khác biệt nào liên quan đến toàn bộ não bộ, tổng khối
lượng chất xám và chất trắng hay hồi hải mã [17].
Một số tác giả nghiên cứu về tâm thần - thần kinh học cho biết khả
năng về chú ý và trí nhớ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa giảm (Ludwig A.,
1972) [18]. Kết quả một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có sự giảm chức
năng thuỳ trán hai bên, đặc biệt là bán cầu không ưu thế ở bệnh nhân rối loạn
cơ thể hóa (Flor-Henry P. và cộng sự, 1981) [19]. Rối loạn còn liên quan với
nồng độ cortisol máu 24 giờ và với huyết áp tâm thu (Kristal-Boneh E. và
cộng sự, 1998) [20].
Tuy nhiên các tác giả này cũng nhấn mạnh rằng mối liên quan giữa rối
loạn cơ thể hóa và bệnh lý thực thể, đặc biệt là bệnh lý não là không đặc hiệu.
Nhiều chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh của rối loạn cơ thể hóa và các rối loạn liên quan như noradrenalin,
serotonin….
1.1.2.5. Yếu tố môi trường, di truyền…
Những phụ nữ họ hàng bậc một của bệnh nhân nữ mắc rối loạn cơ thể
hóa cũng tăng nguy cơ mắc rối loạn này [21]. Nam giới có quan hệ họ hàng
với bệnh nhân nữ mắc rối loạn cơ thể hóa có nhiều khả năng mắc rối loạn
nhân cách chống đối xã hội [21] và rối loạn liên quan đến sử dụng rượu [22].
Có tác giả cho rằng rối loạn cơ thể hóa và rối loạn nhân cách chống đối

xã hội có thể có chung một nền tảng di truyền, và rối loạn này ở nữ tương ứng
với rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở nam.


11

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả yếu tố di truyền và yếu tố môi
trường đều có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc rối loạn nhân cách chống đối xã
hội, rối loạn liên quan sử dụng chất và rối loạn cơ thể hóa. Một người có cha
mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn
liên quan sử dụng chất hay rối loạn cơ thể hóa thì khả năng mắc các rối loạn
này sẽ cao hơn. Theo Z.J. Lipowski (1986), rối loạn cơ thể hóa đã được tìm
thấy phổ biến hơn ở những phụ nữ được nhận làm con nuôi, đặc biệt ở những
người có cha mẹ đẻ mắc rối loạn chống đối xã hội hoặc nghiện rượu [23].
Các nghiên cứu cũng cho thấy các ảnh hưởng văn hóa xã hội cũng rất
quan trọng. Rối loạn cơ thể hóa có xu hướng phổ biến ở những người có trình
độ học vấn và vị thế kinh tế xã hội thấp hơn và đang sinh sống ở những nước
đang phát triển [23]. Mối tương quan cao cũng được tìm thấy giữa rối loạn cơ
thể hóa với giới tính nữ [24].
1.1.3. Dịch tễ
Tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa theo DSM ước tính khoảng 2% nguy cơ trong
đời người đối với nữ giới, tỷ lệ ở người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Tây
Ban Nha là 11%, ở người Mỹ gốc Phi là 15% [25]. Theo Kaplan - Sadock, các
nghiên cứu ở Mỹ, Puerto Rico, Đức và Ý cho thấy tỷ lệ trong đời người rối
loạn cơ thể hóa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán từ 0,1% ở Mỹ đến 0,8%
ở Đức, trong khi tỷ lệ trong đời người ở bệnh nhân có rối loạn cơ thể hóa đáp
ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán từ 5,6% ở Đức đến 19% ở Puerto Rico [26].
Trong một nghiên cứu quốc tế được thực hiện ở 15 trung tâm chăm sóc sức
khỏe ban đầu (n=5438) ở 14 quốc gia, tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa theo tiêu chuẩn
ICD-10 là 2,8% [27]. Đa số các tác giả đều nhận định rằng rối loạn cơ thể hóa

chiếm tỷ lệ không cao trong quần thể dân số chung nhưng lại khá phổ biến ở
các cơ sở dịch vụ y tế.
Nghiên cứu của F. H. Creed (2012) trên nhóm quần thể vùng Tây Bắc
nước Anh cho thấy tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa có ở 21% dân số [28]. Nghiên cứu


12

của Gureje và Obikoya (1992) trên 214 bệnh nhân ở các trung tâm chăm sóc
sức khỏe ban đầu ở Nigienia cho thấy 1,1% bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa theo DSM-III-R, 4,7% đáp ứng tiêu
chuẩn chẩn đoán rối loạn đau dạng cơ thể và 10,8% rối loạn dạng cơ thể
không biệt định [29].
Khảo sát quốc gia của R.D. Kocalevent, A. Hinz, E. Brahler (2013) trên
5.031 người dân Đức (53,6% là nữ) với độ tuổi trung bình 48,9 ± 18,1 cho
thấy rối loạn cơ thể hóa xuất hiện ở 9,3% dân số. 10,3% nữ giới và 8,1% nam
giới có mức độ rối loạn cơ thể hóa vừa đến nặng. Rối loạn cơ thể hóa có mối
tương quan cao nhất với trầm cảm [30].
Ở Việt Nam, đã có một số đánh giá về rối loạn cơ thể hóa như cuộc hội
thảo quốc gia tâm thần học chuyên đề chương F4 (F40 - F48) - “Các rối loạn
tâm căn có liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể” năm 1992, ngoài ra
cũng có một số nghiên cứu như “Rối loạn nghi bệnh” của Trần Viết Nghị,
Trần Hữu Bình, Nguyễn Viết Thiêm (1992), “Rối loạn đau dai dẳng” của
Nguyễn Viết Thiêm, Trần Hữu Bình, Đồng Minh Tiệp (1992) và “Rối loạn cơ
thể hoá” của Trần Hữu Bình (1992). Năm 2006, tác giả Trần Thị Hà An đã
thực hiện một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân mắc rối loạn cơ thể hóa điều trị
nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần, đưa ra những đặc điểm và một số yếu tố
liên quan tới rối loạn này [31].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa
Đặc điểm triệu chứng lâm sàng chung:

+ Các triệu chứng cơ thể (chức năng/thực tổn)
+ Kéo dài/ tái diễn
+ Theo 1 hệ thống cơ quan nhất định
+ Chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng
+ Chịu sự tác dụng rõ rệt của yếu tố tâm lý
+ Không chấp nhận lời giải thích về y tế, xét nghiệm
+ Không cắt nghĩa được bằng 1 bệnh cơ thể thực tổn
+ Kèm theo hoặc không kèm theo bệnh cơ thể
+ Có sự khác biệt ở trẻ em và người già
+ Có các triệu chứng nhận thức hành vi kèm theo.


13

1.1.5.1. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng
Các triệu chứng cơ thể thường gặp ở phụ nữ tuổi 30, xuất hiện ít nhiều
liên quan đến các stress, tái diễn thay đổi theo thời gian mà bệnh nhân than
phiền nhiều năm. Các triệu chứng này có thể liên quan đến mọi bộ phận, hệ
thống trong cơ thể.
- Đau:
+ Vị trí: trong quá trình phát triển bệnh, đau xuất hiện thay đổi ở nhiều
vị trí và hoạt động như đau đầu, ngực, lưng, bụng, khớp, đau khi có kinh, đau
khi giao hợp, đau khi đi tiểu...
+ Tính chất: đau thường khó mô tả rõ ràng và không nêu được chính
xác thời điểm khởi phát. Đau thường tản mạn, không khu trú và thay đổi theo
cảm xúc của bệnh nhân. Hơn nữa, đau ở đây thường ít hoặc không thay đổi
khi dùng thuốc giảm đau thông thường nhưng lại giảm hoặc mất đi khi dùng
rượu hoặc thuốc tác động tâm thần.
- Các triệu chứng dạ dày - ruột: Hầu hết các triệu chứng chức năng ở
hệ thống dạ dày - ruột đều có thể gặp ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa: ăn

không ngon, đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy...
- Các triệu chứng hệ sinh dục - tiết niệu:
+ Kinh nguyệt không đều, mất kinh, kinh kéo dài, lãnh đạm, bất lực,
xuất tinh sớm, cường dương...
+ Đái khó, đái dắt, đau vùng thắt lưng kéo dài...
- Các triệu chứng thần kinh:
+ Rối loạn chức năng vận động và cảm giác: chóng mặt, rối loạn phối
hợp động tác, mất thăng bằng, khó nuốt, nuốt nghẹn, rối loạn cảm giác hay
giác quan.


14

+ Rối loạn chức năng cao cấp của hệ thần kinh: mất trí nhớ, lên đồng...
- Các triệu chứng hệ tim mạch, hô hấp:
+ Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, tức ngực, vã
mồ hôi.
+ Khó thở, thở nhanh, cảm giác tức nặng vùng ngực.
- Rối loạn cảm giác trên da: ngứa, bỏng rát...
Các triệu chứng cơ thể này ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày
và công việc nghề nghiệp của bệnh nhân. Bệnh nhân luôn tin mình có bệnh cơ
thể nên đòi hỏi phải được khám và điều trị nhiều lần tại các dịch vụ y tế ban
đầu và các chuyên khoa khác nhau. Kết quả khám cơ thể và xét nghiệm cận
lâm sàng không cắt nghĩa được đầy đủ các triệu chứng trên. Các phương pháp
điều trị, thậm chí cả phẫu thuật ít có hiệu quả nhưng thường đưa đến lạm
dụng thuốc, đôi khi nghiện thuốc.
1.1.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
* Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM - IV
A. Có nhiều triệu chứng cơ thể, có thể bắt đầu trước tuổi 30, kéo dài nhiều
năm, luôn tìm kiếm sự điều trị, ảnh hưởng rõ rệt đến làm việc và hoạt động xã hội.

B. Phải có các triệu chứng sau (xuất hiện ở một thời điểm nào đó của bệnh):
- 4 triệu chứng đau: có triệu chứng đau ở ít nhất 4 vị trí hay hoạt động
khác nhau (ví dụ đau đầu, bụng, lưng, khớp, tứ chi, ngực, trực tràng, đau khi
có kinh, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu).
- 2 triệu chứng dạ dày - ruột: có ít nhất 2 triệu chứng dạ dày - ruột không
phải đau (ví dụ buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, kém hấp thu).


15

- 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản: ít nhất 1 triệu chứng về
hoạt động tình dục, sinh sản không phải đau (lãnh đạm, cường dương, xuất
tinh, kinh nguyệt không đều hay kéo dài, nôn nhiều khi có thai...).
- 1 triệu chứng giả các triệu chứng thần kinh: có ít nhất 1 triệu chứng gợi
ý đến bệnh lý thần kinh không phải đau
Các triệu chứng “chuyển di”: rối loạn phối hợp động tác, thăng bằng,
khó nuốt, nuốt nghẹn, mất tiếng, bí tiểu, rối loạn cảm giác sờ hay đau, nhìn
đôi, mù, điếc, co giật...
Các triệu chứng phân ly: quên, lên đồng, ý thức thu hẹp.
C. Có một trong hai biểu hiện sau:
- Khi làm xét nghiệm, các triệu chứng trên không cắt nghĩa được thoả đáng
là do các bệnh nội khoa, thần kinh hoặc hậu quả trực tiếp của rượu, ma tuý...
- Nếu có bệnh nội khoa, thần kinh nào đó có liên quan thì các triệu
chứng trên là quá mức so với đánh giá về lâm sàng và xét nghiệm.
D. Các triệu chứng này không phải do bệnh nhân cố ý hay giả vờ.
*Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD - 10.
Một chẩn đoán xác định đòi hỏi có tất cả các tiêu chuẩn sau:
A. Ít nhất 2 năm có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi mà không
tìm thấy một giải thích thoả đáng nào về mặt cơ thể.
B. Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều bác

sỹ rằng không cắt nghĩa được các triệu chứng về mặt cơ thể.
C. Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy
vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra.
1.2. Người cao tuổi
1.2.1. Khái niệm


16

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người
ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người cao tuổi, hiện nay
“người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 60 tuổi trở lên. Một số nước phát
triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65
tuổi trở lên.
Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy
định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi
1.2.2.1. Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm
hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Về thể chất trong giai đoạn này cơ
thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở
nên khô và thô hơn, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo
thành các chất xanh đen nhỏ dưới da.
- Bộ răng yếu hơn.
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng
với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.

- Các cơ quan nội tạng: Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ
tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão
hoá. Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy
giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng
giảm sút.


17

- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn
tình dục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không
còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm
chạp, vụng về.
1.2.2.2. Quá trình thoái triển: cùng với sự lão hóa của tuổi già, các cơ quan
bộ phận đều có sự thoái triển. Sức đề kháng của người già cũng giảm sút do
vậy người già thường gặp nhiều bệnh thực thể, không chỉ gặp một bệnh mà
cùng lúc có thể gặp nhiều bệnh kết hợp với nhau.
- Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy
tim, loạn nhịp tim…
- Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…
- Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng - mũi, cúm, viêm phế quản,
viêm phổi, ung thư phổi…
- Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
- Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
1.2.2.3. Đặc điểm tâm lý người cao tuổi
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc
vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là
môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi
bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác,
nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là:

- Hướng về quá khứ để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc
sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa,
tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi
ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ
tiên, sưu tầm cổ vật…


18

- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già
người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề
nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè)
sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang
trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi
với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
- Các yếu tố Stress ở tuổi già:
Cô đơn
Về hưu
Quan hệ xã hội thay đổi
Con cháu bỏ bê
Vợ, chồng chết
Hạn chế vận động đi lại, giao tiếp
Bệnh cơ thể nặng, mạn tính….


19

1.3. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi
Hiện nay có rất ít nghiên cứu khảo sát về rối loạn cơ thể hóa ở người
cao tuổi, chủ yếu là những nghiên cứu về tỷ lệ mắc của các rối loạn dạng cơ

thể nói chung. Một trong những lý do gây khó khăn cho chẩn đoán là rối loạn
cơ thể hóa thường xuất hiện trước 30 tuổi, vì vậy thời kỳ bệnh sử kéo dài từ
thời điểm đó đến khi trên 60 tuổi rất khó đánh giá. Mặt khác, người càng cao
tuổi càng xuất hiện nhiều những triệu chứng và bệnh lý mạn tính, liên quan
tới quá trình lão hóa. Vì vậy, các triệu chứng cơ thể đa dạng, các biểu hiện
đau thường được các bác sỹ quy kết cho các bệnh lý thực thể, vì thế tỷ lệ rối
loạn dạng cơ thể không được xác định chính xác. Đồng thời, bản thân bệnh
nhân là người cao tuổi cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt các triệu
chứng là các cảm giác chủ quan của mình, mà thường có xu hướng giải thích
đó là biểu hiện của bệnh lý thực thể ở một cơ quan, hệ thống nào đó và từ
chối điều trị theo chuyên khoa tâm thần.
Rối loạn cơ thể hóa là hiện tượng phổ biến ở mọi lứa tuổi và nền văn
hóa, ở người già các triệu chứng nổi bật liên quan đến đường ruột hoặc các
triệu chứng cơ thể khác, nhưng không có nghĩa rối loạn cơ thể hóa ở người
già có tỷ lệ cao hơn người trẻ. Ở người già, rối loạn cơ thể hóa đặc biệt liên
quan với trầm cảm, lo âu và bệnh cơ thể [32]. Nghiên cứu của Pang (2000)
trên 70 người Hàn Quốc, có độ tuổi 60 trở lên, định cư ở Mỹ cho thấy những
người đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm có điểm trung bình trên tiểu
thang đánh giá các triệu chứng cơ thể hóa của Bảng nghiệm kê triệu chứng rút
gọn (BSI) cao hơn nhóm có các rối loạn tâm thần khác hoặc không mắc rối
loạn tâm thần [33].
Dù vậy, tỷ lệ mắc phải của các rối loại này ở quần thể người cao tuổi là
rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Sự khác biệt được giải thích do khác biệt
về công cụ nghiên cứu và mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của Hiller cho biết


20

87,1% người trên 45 tuổi có ít nhất 1 triệu chứng nhẹ, 26,8% có ít nhất 1 triệu
chứng nặng hoặc rất nặng [34]. Nghiên cứu khảo sát 2 giai đoạn của Erico

Costa và cộng sự (2007) trên quần thể dân số già (75 tuổi trở lên) ở Brazil cho
tỷ lệ 1,8% mắc rối loạn cơ thể hóa [35]. Một nghiên cứu khác ở Hà Lan trên
404 bệnh nhân có độ tuổi từ 65 đến 79 ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa là 5,4% với mức độ vừa và nặng trên bệnh cảnh
lâm sàng theo tiêu chuẩn DSM-IV [36].
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho biết rối loạn cơ thể hóa nói riêng và rối
loạn dạng cơ thể nói chung có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với
người cao tuổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Bệnh nhân
mắc các triệu chứng cơ thể dai dẳng không giải thích được thường suy giảm
chất lượng sống, khó khăn thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày,
thường trải qua nhiều cuộc khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, điều
trị nội trú không cần thiết tại các chuyên khoa khác nhau. Theo một nghiên cứu
theo dõi dọc trong 5 năm của Barsky (2005) chi phí dành cho bệnh nhân mắc
rối loạn cơ thể hóa cao gấp đôi so với những nhóm bệnh nhân nội trú và ngoại
trú không mắc rối loạn cơ thể hóa và gấp đôi chi phí dịch vụ y tế hàng năm
[37]. Việc cần thiết quá nhiều sự chăm sóc y tế và các chi phí đi kèm thật sự là
vấn đề ở những người cao tuổi khi họ đã giảm khả năng lao động tạo thu nhập
và sống phụ thuộc vào người chăm sóc. Chính vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán
và điều trị đúng rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi thật sự cấp thiết trong thực
hành tâm thần học cũng như chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong một nghiên cứu tổng quan của Sheehan và cộng sự (1999), rối
loạn cơ thể hóa ít gặp ở người cao tuổi, và thường các nhà lâm sàng hay sử
dụng thuật ngữ “trầm cảm ẩn” để giải thích cho những triệu chứng thực thể đa
dạng ở người cao tuổi. Đồng thời các tác giả cũng nhấn mạnh tới việc rối loạn
cơ thể hóa có liên quan tới các rối loạn cảm xúc [38]. Theo Hillary, trầm cảm


21

thường không được nhận ra ở những bệnh nhân mà biểu hiện chính là các

triệu chứng cơ thể nổi bật và dai dẳng [39].
Cũng theo Sheehan, quan niệm cổ điển về cơ thể hóa ở người già trước
kia tập trung vào việc coi đó là một tình trạng trầm cảm ẩn, rằng những cảm xúc
khó chịu được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng cơ thể. Những ý tưởng này
có mối liên quan gần gũi với nền tảng phân tâm truyền thống về rối loạn phân ly
[38]. Những nghiên cứu gần đây đã gợi ý 4 cơ chế bệnh nguyên sau:
Thứ nhất, cơ thể hóa có thể là là đặc điểm suốt đời mà kéo dài cho tới
tận tuổi già. Quan điểm này được ủng hộ bởi những bằng chứng gợi ý là
không có sự khác biệt hệ thống về đặc điểm nhân khẩu học hoặc các hành vi
tìm kiếm chữa trị ở người già và người trẻ tuổi mắc rối loạn cơ thể hóa. Tuy
nhiên, điều này bị phản bác bởi 1 nghiên cứu theo dõi dọc trong 3 năm, thấy
rằng các trường hợp theo dõi là những trường hợp mới xuất hiện. Do vậy cần
thêm những nghiên cứu theo dõi cá nhân từ trẻ tới khi già.
Thứ hai, có mối liên quan chặt chẽ giữa rối loạn cơ thể hóa và rối loạn
trầm cảm. Tuy nhiên, các mẫu tham gia nghiên cứu là những đối tượng được
gửi đến chuyên khoa và đã được tìm hiểu kỹ. Cần thêm những nghiên cứu
dựa trên quần thể người già để xem tỷ lệ của trầm cảm và cơ thể hóa như thế
nào. Trầm cảm dường như không thường gặp hơn ở người già so với người trẻ
mà được chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa.
Thứ ba, mối liên quan với lo âu ở cả mức độ triệu chứng và mức độ rối
loạn có thể là rõ rệt. Bận tâm cơ thể là thường gặp ở lo âu nặng, và có thể lo âu
như là một con đường dẫn tới cơ thể hóa trong các rối loạn tâm thần khác nhau.
Thứ tư, ngược lại với bệnh nhân trẻ tuổi, vai trò của các yếu tố nhận
thức trong cơ thể hóa ở người già có thể quan trọng. Những người trầm cảm
lớn tuổi dường như ít có khả năng chấp thuận rằng các vấn đề tâm lý là vấn đề
thực thể. Trong một nghiên cứu cộng đồng trên nhiều độ tuổi về mối liên quan
giữa việc hiểu biết về triệu chứng với tuổi, cho thấy người già có thể quan


22


trọng hóa các những triệu chứng hơn so với người trẻ tuổi. Tình trạng tâm lý
bất ổn, một đặc điểm tính cách kéo dài và đo lường được, đã được nhận thấy
có liên quan chặt chẽ với “cơ thể hóa”, chứ không phải liên quan tới tuổi già.
Về điều trị, có ít nghiên cứu về hiệu quả của các liệu pháp điều trị trên
nhóm người cao tuổi mắc rối loạn cơ thể hóa. Trị liệu nhận thức hành vi có
thể có hiệu quả đối với rối loạn cơ thể hóa, nhưng mới chỉ được thực hiện ở
những người trẻ tuổi [38].
Liệu pháp hóa dược cho người cao tuổi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Do người cao tuổi thường có nhiều bệnh thực thể cùng xảy ra, thường phải
điều trị nhiều loại thuốc do vậy có nhiều tác dụng phụ, nhiều tương tác thuốc
xảy ra. Khi sử dụng các thuốc hướng thần điều trị cho người cao tuổi thì
ngưỡng dung nạp thuốc cũng giảm và thường rất dễ xảy ra tác dụng phụ khi
tăng liều lượng thuốc để điều trị. Khi sử dụng các thuốc an thần kinh nên lựa
chọn những thuốc an thần kinh mới và dùng liều thấp như Olanzapine,
Quetiapine, Dogmatil… Các thuốc chống trầm cảm nên lựa chọn những thuốc
chống trầm cảm mới như SSRI, SNRI nên hạn chế sử dụng thuốc chống trầm
cảm 3 vòng vì dễ có tác dụng phụ kháng cholinergic.
1.4. Một số yếu tố liên quan
1.4.1. Tuổi
Đa số các tác giả cho rằng rối loạn cơ thể hóa thường khởi phát trước
tuổi 30. Holloway (2000) cho rằng những triệu chứng đầu tiên của rối loạn cơ
thể hóa xuất hiện từ tuổi thanh thiếu niên và đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán khi
30 tuổi [40]. Theo Trần Thị Hà An, 77,5% bệnh nhân mắc rối loạn này có tuổi
khởi phát là 26 đến 30 tuổi [31]. Theo Oye Gureje (1997), rối loạn cơ thể hóa
có liên quan đến độ tuổi, những người có độ tuổi 45 trở lên có nguy cơ mắc
rối loạn cơ thể hóa cao hơn nhóm tuổi từ 31 - 44 [27]. Theo Swartz và cộng
sự (1989), rối loạn cơ thể hóa có liên quan đến lứa tuổi 45 - 64, cũng như độc



23

thân, li thân, góa bụa hay li hôn [41]. Tuy nhiên, ICD - 10 không yêu cầu tiêu
chuẩn tuổi khởi phát mà chỉ cần các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 năm.
1.4.2. Giới
Rối loạn cơ thể hóa gặp ở nữ nhiều hơn ở nam, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ
10/1. Nghiên cứu của Trần Thị Hà An cho biết tỷ lệ này là 7/1 [31].
Theo Holloway (2000), rối loạn cơ thể hóa thường gặp ở nữ giới gấp 10
lần ở nam giới [40]. Cloninger và cộng sự (1986) nhận thấy, theo tiêu chuẩn
chẩn đoán của DSM-III, tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa ở những bệnh nhân nữ tâm
thần ngoại trú là 22% [42].
Nghiên cứu của E. Morawa (2017) trên 335 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ
định cư ở Đức cho thấy tuổi trên Bảng hỏi Sức khỏe người bệnh - 15 (PHQ15) đánh giá các mức độ rối loạn cơ thể hóa, nữ giới có điểm trung bình hiệu
chỉnh cao hơn nam giới (M = 10,4 ± 6,3 so với M = 8,1 ± 6,3, p = 0,001), sự
khác biệt về tuổi có ý nghĩa thống kê (p = 0,028) [43].
1.4.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Các nghiên cứu cho thấy rối loạn cơ thể hóa gặp nhiều hơn ở những
người độc thân, góa bụa hoặc li hôn, ở đô thị và có trình độ văn hoá thấp [40].
Theo L. J. Kirmayer (1998), trong nghiên cứu ECA, rối loạn cơ thể hóa có ở
0,01% dân số và phổ biến nhất ở những người phụ nữ Mỹ gốc Phi (0,8%),
tiếp theo là nam giới Mỹ gốc Phi (0,4%) [44]. Một nghiên cứu của tác giả
Ritsner và cộng sự (2000) cho biết tỷ lệ mắc rối loạn cơ thể hóa ở những
người nhập cư tại Isarel là 21,9%, tức cao hơn rất nhiều so với những quần
thể khác [45].
Theo E. Morawa (2017), nghiên cứu cắt ngang văn hóa của J.I. Escobar
năm 1995 và năm 2007 cho thấy các triệu chứng cơ thể hóa như “cảm thấy
nóng”, “cảm giác sởn gai ốc và nóng rát”, và “tê cóng” là các than phiền phổ
biến ở Châu Phi, trong khi “nóng rát ở bàn tay và bàn chân” và “cảm giác



24

nóng ở đầu” là các triệu chứng thường gặp ở Ấn Độ. Ở các nước phương Tây,
các triệu chứng mô phỏng theo các rối loạn hệ miễn dịch [44].
1.4.4. Nhân cách
Đặc điểm nhân cách như “dễ bị tác động tiêu cực” được xác định có
nguy cơ tăng các triệu chứng cơ thể hóa [6]. Các nét tính các thường gặp ở
bệnh nhân bị rối loạn cơ thể hóa như chi ly, vụn vặt, hay suy diễn, suy nghĩ
nghiền ngẫm, hướng nội, hay lo lắng, dễ kích thích thần kinh thực vật, dễ bị
ám thị, nhận cảm cái thay đổi trong có thể.
Smith và cộng sự (1991) đánh giá 94 bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa ở
các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, kết quả cho thấy 61% có ít nhất một rối
loạn nhân cách theo DSM-III-R. Những loại phổ biến nhất là tránh né (27%),
paranoid (21%), và ám ảnh-nghi thức (17%). Rối loạn nhân cách kịch tính chỉ
có 12,8% và rối loạn nhân cách chống đối xã hội (7,4%) [46]. Nghiên cứu ở
Anh của Stern và cộng sự (1993) cho thấy tỷ lệ các rối loạn nhân cách ở bệnh
nhân rối loạn cơ thể hóa gấp đôi nhóm chứng, các loại rối loạn nhân cách
thường thấy là thụ động-lệ thuộc, kịch tính, và nhạy cảm-hung tính (tương tự
như paranoid). Ba rối loạn nhân cách theo DSM-III thường gặp ở nhóm bệnh
nhân rối loạn cơ thể hóa hơn nhóm chứng là thụ động-hung tính (p < 0,05),
ám ảnh-nghi thức (p < 0,05) và paranoid (p < 0,05) [47]. Nghiên cứu của
Javier Garcia-Campayo và cộng sự (2006) cho thấy những bệnh nhân rối loạn
cơ thể hóa thường có kèm theo các rối loạn nhân cách paranoid (OR=9.2;
95% CI=1.9-43), ám ảnh - nghi thức (OR=6.2; 95% CI=1.2-53.6), và kịch
tính (OR=3.6; 95% CI=0.9-13.9) [48].
1.4.5. Các stress hay gặp ở người già
Cô đơn
Về hưu
Quan hệ xã hội thay đổi
Con cháu bỏ bê

Vợ, chồng chết
Hạn chế vận động đi lại, giao tiếp


25

Bệnh cơ thể nặng, mạn tính….
1.4.6. Các bệnh lý thực thể
Người già thường đi cùng với sự lão hóa các cơ quan, bộ phận, do đó
người cao tuổi thường gặp nhiều bệnh cơ thể một lúc. Các bệnh thường găp
như bệnh lý tim mạch và huyết áp (Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,
loạn nhịp tim…). Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương,
bệnh gút… Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng - mũi, cúm, viêm phế
quản, viêm phổi, ung thư phổi…Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng,
bệnh nha chu… Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy
dinh dưỡng… Trong khi đó các bệnh cơ thể thường tiến triển âm thầm do các
triệu chứng không rầm rộ, do đó không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó khả năng dung nạp thuốc kém, và phải dùng nhiều thuốc nên
việc tương tác thuốc là không thể tránh khỏi. Do đó khả năng hồi phục là rất
thấp. Chính bởi vậy, rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi là hết sức phức tạp
và việc điều trị cũng hết sức thận trọng.


×