Nan_Kinh
by Unknown
Nan Kinh
NAN KINH
Mục Lục
NAN 1
Nhất Nan viết: “Thập nhị kinh giai hữu động mạch. Độc thủ thốn khẩu dĩ quyết ngũ
tạng lục phủ tử sinh cát hung chi pháp hà vị dã ?” - Nhiên: “ Thốn khẩu giả, mạch chi
đại hội, thủ Thái âm chi mạch động dã. Nhân nhất hô, mạch hành tam thốn, nhất hấp
mạch hành tam thốn, hô hấp định tức, mạch hành lục thốn. Nhân nhất nhật nhất dạ,
phàm nhất vạn tam thiên ngũ bạch tưc, mạch hành ngũ thập độ, chu ư thân , lậu thủy há
bách khắc Vinh Vệ hành Dương nhị thập ngũ độ, hành Âm nhị thập ngũ độ, vi nhất chu
dã. Cố ngũ thập độ phục hội ư thủ Thái âm thốn khẩu giả ngũ tạng lục phủ chi sở chung
thỉ, cố pháp thủ ư Thốn khẩu dã”.
* Điều 1 Nan nói: “12 kinh đều có động mạch nhưng chỉ cần thủ mạch ở Thốn khẩu
để làm phép đoán việc lành dữ, chết sống của ngũ tạng lục phủ mà thôi. Nói như vậy có
nghĩa là gì ?
Thực vậy: “Thốn khẩu là nơi đại hội của mạch, là động mạch của kinh thủ Thái âm.
Con người mỗi lần hô (thở ra) thì mạch hành 3 thốn, mỗi lần hấp ( thở vào) mạch cũng
hành 3 thốn. Hô hấp định tức, mạch hành 6 thốn. Con người mỗi ngày đêm thở gồm
13.500 tức, mạch hành 50 độ, chu 1 vòng thân thể, lậu thủy ( nước chảy xuống ) chảy
đầy 100 khắc,khí Vinh Vệ vận hành ở dương phận 25 độ, vận hành ở âm phận cũng 25
độ, thành 1 chu. Cho nên phép chẩn phải thủ mạch Thốn khẩu”.
NAN 2
Điều 2 Nan ghi: “ Mạch có Xích và có Thốn, nghĩa là thế nào?
Thực vậy, Xích và Thốn là nơi đại yếu hội của mạch. Từ ( vị trí bộ ) Quan cho đến (vị
trí bộ) Xích, gọi là ‘Xích nội’, thuộc về phần Âm khí quản trị. Từ bộ Quan cho đến
huyệt Ngư tế gọi là ‘Thốn nội’, thuộc về phần Dương khí quản trị.
Cho nên tách 1 phần của Thốn làm Xích, tách 1 phần của Xích làm Thốn.
Cho nên, Âm được 1 thốn trong xích nội và Dương được 9 phân trong Thốn nội. Sự
chung thỉ của Xích và Thốn gồm có ‘1 thốn và chín phân’. Đó là ý nghĩa để gọi tên
Xích và Thốn vậy
NAN 3
* Điều 3 Nan ghi: “Mạch có Thái quá, có Bất cập, có Âm Dương tương thừa, có Phúc,
có Dật, có Quan, có Cách, nói thế nghĩa là thế nào ?”
Thực vậy: “Phía trước Quan là nơi động của Dương, mạch phải (dương) hiện ra 9
phân mà Phù. Nếu quá (mức) thì phép gọi là Thái quá; nếu giảm hơn thì phép gọi là Bất
cập. Nếu nó đi thẳng lên đến huyệt Ngư tế thì gọi là Dật, là Ngoại quan, Nội cách. Đây
là mạch “Âm thừa”.
Phía sau Quan là nơi động của Âm, mạch phải hiện ra 1 thốn mà Trầm. Nếu quá
(mức) thì phép gọi là Thái quá; nếu giảm hơn thì phép gọi là Bất cập. Nếu nó đi thẳng
nhập vào huyệt Xích trạch thì gọi là Phúc, là Nội quan, Ngoại cách. Đây là mạch
“Dương thừa”.
Cho nên nói rằng: “Nếu gặp phải mạch Phúc và mạch Dật thì đó là mạch thuộc chân
tạng. Con người (gặp trường hợp này) không bệnh cũng chết”.
NAN 4
* Điều 4 Nan ghi:“Mạch có cái phép Âm Dương. Nói như vậy nghĩa là thế nào ?”
Thực vậy: “Thở ra (hô xuất) do Tâm và Phế, hít vào (hấp nhập) do Thận và Can.
Trong khoảng hô và hấp, Tỳ nhận lấy “cốc” và “vị”. Mạch của nó ở trung (giữa).
Phù thuộc Dương, Trầm thuộc Âm. Đó là ý nghĩa của Âm Dương vậy.
“Nếu Tâm và Phế đều Phù, làm thế nào có thể phân biệt được ?”
Thực vậy: “Phù mà Đại Tán, đó là mạch của Tâm; Phù mà Đoản Sắc, đó là mạch của
Phế”.
“Nếu Thận và Can đều Trầm, làm thế nào có thể phân biệt được ?”
Thực vậy: “Lao mà Trường, đó là mạch của Can; khi đè ngón tay xuống thấy Nhu,
đưa ngón tay lên thấy Thực, đó là mạch của Thận”.
Tỳ thuộc trung châu (bờ đất ở giữa), cho nên mạch của nó ở giữa. Đây là phép Âm
Dương vậy.
Mạch có loại “nhất Âm nhất Dương”, “nhất Âm nhị Dương”, “nhất Âm tam Dương”,
có loại “nhất Dương nhất Âm”, “nhất Dương nhị Âm”, nhất Dương tam Âm”. Nói như
vậy, thốn khẩu có 6 mạch, đều động cả ư ?”
Thực vậy: “Lời nói trên đây, không có ý nói rằng cả 6 mạch đều động, mà chỉ đề cập
đến vấn đề Phù Trầm, Trường Đoản, Hoạt Sắc mà thôi”.
Phù thuộc Dương, Hoạt thuộc Dương, Trường thực Dương; Trầm thuộc Âm, Đoản
thuộc Âm, Sắc thuộc Âm.
Khi nói: “nhất Âm nhất Dương” là nói mạch đến Trầm mà Hoạt; “nhất Âm nhị
Dương” là nói mạch đến Trầm Hoạt mà Trường; “nhất Âm tam Dương” là nói mạch đến
Phù Hoạt mà Trường, có lúc 1 Trầm”.
Khi nói: “nhất Dương nhất Âm” là nói mạch đến Phù mà Sắc; “nhất Dương nhị Âm”
là nói mạch đến Trường mà Trầm Sắc; “nhất Dương tam Âm” là nói mạch đến Trầm Sắc
mà Đoản, có lúc 1 Phù. Tất cả phải dựa vào tình trạng cụ thể của mạch khí ở mỗi đường
kinh để mà gọi tên sự thuận nghịch của bệnh”.
NAN 5
* Điều 5 Nan ghi: “Mạch có khinh có trọng. Nói thế nghĩa là thế nào ?”
Thực vậy: “Lúc bắt đầu, ta nắm lấy bộ mạch, sức nặng bằng 3 hạt đậu, như vậy là ta
đã đắc được mạch ở phần bì mao, đó là Phế bộ; nếu ta đè nặng bằng 6 hạt đậu, như vậy
là ta đã đắc được mạch ở phần huyết mạch, đó là Tâm bộ; nếu ta đè nặng bằng 9 hạt đậu,
như vậy là ta đã đắc được mạch ở phần cơ nhục, đó là Tỳ bộ; nếu ta đè nặng bằng 12 hạt
đậu, như vậy là ta đắc được mạch ở phần Cân (Cân bình), đó là Can bộ, nếu ta đè mạnh
đến vùng của cốt, nâng ngón tay lên mạch sẽ đến nhanh, đó là Thận bộ. Cho nên “khinh
trọng là như thế”.
NAN 6
* Điều 6 Nan ghi:“Mạch có Âm thịnh, Dương hư, có Dương thịnh Âm hư. Nói thế
nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Phù mà đi tới tổn Tiểu, Trầm mà đi tới thực Đại, cho nên mới nói đó là
Âm thịnh Dương hư; Trầm mà đi tới tổn Tiểu, Phù mà đi tới thực Đại, cho nên mới nói
đó là Dương thịnh Âm hư. Đây là nói về cái ý Âm Dương hư thực.
NAN 7
* Điều 7 Nan ghi: “Kinh nói: “Mạch Thiếu dương đến lúc Đại, lúc Tiểu, lúc Đoản, lúc
Trường; mạch Dương minh đến Phù Đại mà Đoản; mạch Thái dương đến Hồng Đại mà
Trường; mạch Thái âm đến Khẩn Đại mà Trường; mạch Thiếu âm đến Khần Tế mà Vi;
mạch Quyết âm đến Trầm Đoản mà Đôn. Sáu mạch trên đến như vậy là “bình mạch” ư ?
Là “bệnh mạch” ư ? Thực vậy tất cả thuộc “Vượng mạch” vậy.
“Khi đó mỗi kinh vượng bao nhiêu ngày trong tháng nào”.
Thực vậy: “Sau tiết Đông chí, ta có ngày Giáp tý, đó là ngày vượng của kinh Thiếu
dương, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Dương minh vượng, sau đó lại tới
ngày Giáp tý khác là ngày kinh Thái dương vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là
ngày kinh Thái âm vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Thiếu âm
vượng, sau đó lại tới ngày Giáp tý khác là ngày kinh Quyết âm vượng. Mỗi lần vượng là
60 nhật. 6 lần 6 như vậy là 360 nhật, thành 1 tuế. Trên đây là đại yếu của nhật vượng,
thời vượng của tam Âm, tam Dương vậy”.
NAN 8
Điều 8 Nan ghi: “Mạch Thốn khẩu “bình” mà vẫn chết, thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Các đường kinh của 12 kinh mạch đều ràng buộc vào cái “nguyên: gốc
nguồn” của “sinh khí”. Cái gọi là “nguyên” của sinh khí chính là cái “căn bản: gốc rễ”
của 12 kinh, là cái “động khí” trong vùng “thận gian”.
Đây chính là cái “bản” của ngũ tạng lục phủ, là cái “căn” của 12 kinh mạch, là cái “
cửa” của sự hô hấp, là cái “nguồn” của Tam tiêu. Nó còn có tên là “vị thần gìn giữ tà
khí”. Cho nên, (người xưa) nói rằng “khí” là cái “gốc rễ” của con người. Khi nào cái
“căn: rễ” bị tuyệt thì thân cây và lá cây sẽ bị mục nát.
Khi nói rằng “mạch Thốn khẩu bình mà vẫn chết”, đó là nói cái “sinh khí” bị tuyệt
một mình ở bên trong vậy
NAN 9
Điều 9 Nan nói: “Làm thế nào để biết 1 cách phân biệt bệnh ở tạng hay ở phủ ?”.
Thực vậy: “Mạch Sác là bệnh ở phủ, mạch Trì là bệnh ở tạng. Mạch Sác gây thành
nhiệt, mạch Trì gây thành hàn. Các chứng Dương gây thành nhiệt, các chứng Âm gây
thành hàn. Cho nên, ta nhờ đó mà biết 1 cách phân biệt về bệnh của tạng phủ vậy”.
NAN 10
Điều 10 Nan ghi: “Một mạch có thể thành thập biến. Như vậy có nghĩa là gì ?”.
Thực vậy: Đây là ý nói về “ngũ tà cương nhu” cùng gặp nhau vậy.
Giả sử như Tâm mạch bị Cấp thậm, đó là tà khí của Can “can: thừa lên” Tâm; Tâm
mạch bị vi Cấp, đó là tà khí của Đởm thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Đại thậm, đó
là tà khí của Tâm tự thừa lên mình; Tâm mạch bị vi Đại, đó là tà khí của Tiểu trường tự
thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Hoãn thậm, đó là tà khí của Tỳ thừa lên Tâm; Tâm
mạch bị vi Hoãn, đó là tà khí của Vị thừa lên Tiểu trường; Tâm mạch bị Sắc thậm, đó là
tà khí của Phế thừa lên Tâm; Tâm mạch bị vi Sắc, đó là tà khí của Đại trường thừa lên
Tiểu trường; Tâm mạch bị Trầm thậm, đó là tà khí của Thận thừa lên Tâm; Tâm mạch bị
vi Trầm, đó là tà khí của Bàng quang thừa lên Tiểu trường. Ngũ tạng đều có tà khí thuộc
cương nhu, cho nên mới có việc một mạch mà rồi biến thành thập biến vậy.
NAN 11
*Điều 11 Nan ghi: “Kinh nói rằng: mạch chưa đầy 50 động mà đã có một “chỉ”, đó là
một tạng không còn khí. Đó là tạng nào ?”
Thực vậy: “Con người khi hít vào, nó đi theo Âm để vào, khi ta thở ra, nó sẽ theo
Dương để ra, nay khi hít vào nó không thể đến Thận chỉ đến Can thì nó đã quay trở ra,
do đó ta biết có một tạng không còn khí, Thận khí bị tận trước”.
NAN 12
Điều 12 Nan nói: “Kinh nói rằng: Mạch của ngũ tạng đã tuyệt bên trong mà người
thầy dụng châm, ngược lại, làm thực cho bên ngoài; mạch của ngũ tạng đã tuyệt bên
ngoài mà người thầy dụng châm, ngược lại, làm thực cho bên trong. Làm thế nào để
phân biệt được là đang tuyệt trong hay đang tuyệt ngoài ?”.
Thực vậy: “Khi nói “Mạch của ngũ tạng đã tuyệt bên trong” đó là nói khí của Thận và
Can đã tuyệt ở bên trong, trong lúc đó người thầy thuốcd, ngược lại, châm bổ cho Tâm
và Phế.
Khi nói “Mạch của ngũ tạng đã tuyệt ở bên ngoài”, đó là nói khí (mạch) của Tâm Phế
đã tuyệt ở bên ngoài, trong lúc đó người thầy thuốc, ngược lại, châm bổ cho Thận và
Can. Dương tuyệt lại bổ Âm, Âm tuyệt lại bổ Dương, đó gọi là thực thêm cho cái đang
thực, hư thêm cho cái đang hư, đó là làm tổn thêm cho cái đang bất túc, làm tăng thêm
cho cái đang hữu dư. Như vậy, nếu người bệnh có bị chết, là do người thầy thuốc đã giết
người vậy”.
NAN 13
Điều 13 Nan nói: “Kinh nói rằng: Thấy được sắc diện mà không đắc được mạch tương
ứng, ngược lại chỉ đắc được mạch “tương thắng”, như vậy là chết. Khi nào đắc được
mạch tương sinh, bệnh xem như có thể tự khỏi. Vậy, làm thế nào để biết được là sắc và
mạch phải cùng “tham” và cùng “ứng” với nhau ?”.
Thực vậy: “Ngũ tạng đều có ngũ sắc, tất cả đều biểu hiện lên trên mặt. Nó cần phải
tương ứng với Thốn khẩu và phần Xích nội.
Giả sử sắc diện hiện lên thanh, mạch của nó phải huyền và cấp; sắc diện hiện lên xích,
mạch của nó phải phù đại mà tán; sắc diện hiện lên hoàng, mạch của nó phải trung hoãn
mà đại; sắc diện hiện lên bạch, mạch của nó phải phù sắc mà đoản; sắc diện hiện lên
hắc, mạch của nó phải trầm sắc mà hoạt. Đây là các trường hợp mà ngũ sắc và mạch
phải cùng tương tham, tương ứng vậy.
Mạch sác thì nơi bì phu của bộ Xích cũng sác; mạch cấp thì nơi bì phu của bộ Xích
cũng cấp; mạch hoãn thì nơi bì phu của bộ Xích cũng hoãn; mạch sắc thì nơi bì phu của
bộ Xích cũng sắc; mạch hoạt thì nơi bì phu của bộ Xích cũng hoạt. Ngũ tạng đều có đủ
(ngũ) thanh, (ngũ) sắc, (ngũ) xú, (ngũ) vị, tất cả đều phải tương ứng với nơi Thốn khẩu
và Xích nội. Khi nào chúng không tương ứng là bị bệnh.
Giả sử như sắc diện hiện lên màu thanh, mạch của nó lại là phù sắc mà đoản, nếu là
đại mà hoãn đều gọi là tương thắng; mạch phù đại mà tán, nếu là tiểu mà hoạt đều gọi là
tương sinh. Kinh nói rằng: (người thầy thuốc nào) chỉ biết có một cách chẩn thì thuộc về
hạ công, biết được hai cách chẩn thì thuộc về trung công, biết được ba cách chẩn thì
thuộc về thượng công. Bậc thượng công thì giải quyết 10 lần được 9, bậc trung công giải
quyết 10 lần được 8, kẻ hạ công giải quyết 10 lần chỉ được 6. Đó là nói về ý nghĩa mà ta
vừa nói trên vậy”.
NAN 14
Điều 14 Nan nói: “Mạch có “tổn”, có “chí”, thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Mạch của “chí” gồm có: 1 hô có 2 chí gọi là bình, (1 hô) 3 chí gọi là ly
kinh, (1 hô) 4 chí gọi là đoạt tinh, (1 hô) 5 chí gọi là chết, (1 hô) 6 chí gọi là mệnh tuyệt,
đây là những mạch tử.
Thế nào là mạch “tổn”?
Một hô mạch 1 chí gọi là ly kinh; (2 hô) 1 chí gọi là đoạt tinh; (3 hô) 1 chí gọi là tử; (4
hô) 1 chí gọi là mệnh tuyệt. Đây gọi là mạch tổn.
Mạch chí đi từ dưới lên trên, mạch tổn đi từ trên rồi xuống dưới. Mạch tổn gây thành
bệnh như thế nào ?
Thực vậy: “Một tổn, tổn ở bì mao, da nhăn, lông rụng. Hai tổn, tổn ở huyết mạch,
huyết mạch bị hư thiểu không còn làm vinh (tươi) cho ngũ tạng, lục phủ. Ba tổn, tổn ở
cơ nhục, cơ nhục bị tiêu hao, gầy còm, việc ăn uống không còn giúp cho phần cơ nhục
và bì phu nữa. Bốn tổn, tổn ở cân, cân bị lơi lỏng không còn đủ sức để co duỗi và giữ
vững thân thể được nữa. Năm tổn, tổn ở cốt, cốt bị nuy (liệt) không thể ngồi lên khỏi
giường được nữa. Khác với những (tổn bệnh) là bệnh của mạch “chí”.
Nếu bệnh từ trên xuống, đó là bệnh “cốt nuy”, không ngồi lên khỏi giường nổi, chết.
Nếu bệnh từ dưới lên, đó là bệnh da nhăn và lông rụng, chết.
Phép trị bệnh của mạch “tổn” như thế nào ?
Thực vậy: “Nếu bị tổn ở Phế thì nên “ích” cho Phế khí, bị tổn ở Tâm thì nên điều khí
vinh vệ, bị tổn ở Tỳ thì nên điều hòa sự ăn uống, thích ứng với cuộc sống ấm lạnh, bị tổn
ở Can thì làm lơi hơn phần trung khí, bị tổn ở Thận thì nên “ích” cho tinh khí. Đây là
những phép trị về bệnh “tổn”.
Mạch có loại 1 hô 2 chí, 1 hấp 2 chí; có loại 1 hô 3 chí, 1 hấp 3 chí; có loại 1 hô 4 chí,
1 hấp 4 chí; có loại 1 hô 5 chí, 1 hấp 5 chí; có loại 1 hô 6 chí, 1 hấp 6 chí; có loại 1 hô 1
chí, 1 hấp 1 chí; có loại 2 hô 1 chí, 2 hấp 1 chí; có loại hô và hấp 2 chí. Mạch thì cứ đến
như thế, nhưng làm thế nào phân biệt để biết được bệnh của nó ?
Thực vậy: “Mạch đến “1 hô 2 chí, 1 hấp 2 chí, không đại không tiểu”, gọi là bình; “1
hô 3 chí, 1 hấp 3 chí” được xem là đúng lúc bị bệnh; khi nào trước đại sau tiểu tức bị
bệnh đầu thống mắt hoa; khi nào trước tiểu sau đại tức bị bệnh ngực đầy khí ngắn; khi
nào 1 hô 4 chí, 1 hấp 4 chí đó là bệnh muốn trở nặng thêm; lúc mạch hồng đại là bệnh
bứt rứt, đầy; lúc mạch trầm tế là bị chứng trong bụng bị thống; khi nào mạch hoạt thì khí
bị thương bởi nhiệt; khi mạch sắc tức là trúng bởi vụ và lộ; khi nào 1 hô 5 chí, 1 hấp 5
chí, người bệnh đang khốn nguy; mạch trầm tế thì ban đêm nặng thêm, mạch phù đại thì
ban ngày nặng thêm, khi nào không đại không tiểu thì tuy đang nguy khốn cũng có thể
trị được, còn nếu như có đại có tiểu thì sẽ khó trị. Khi nào 1 hô 6 chí, 1 hấp 6 chí, đó là
tử mạch, khi mạch trầm tế thì chết vào ban đêm, mạch phù đại thì chết vào ban ngày.
Khi nào 1 hô 1 chí, 1 hấp 1 chí thì gọi tên là “tổn”. Dù cho người bệnh còn có thể đi
đứng được, nhưng nên để cho họ nằm trên giường là hơn. Tại sao vậy ? Bởi vì người
bệnh huyết khí đều bất túc; nhất hô 2 chí, hô hấp 2 chí (1 hấp 2 chí), gọi là vô hồn, mạch
vô hồn sẽ chết, con người dù đi được mà vẫn được gọi là “xác chết biết đi”.
Khi mà thượng bộ còn mạch, hạ bộ không còn mạch, người bệnh đáng phải thổ mà
không thổ được, phải chết. Khi mà thượng bộ không còn mạch, hạ bộ còn mạch, tuy bị
vào tình trạng nguy khốn, nhưng sẽ không bị hại gì. Tại sao thế ? Vì ví như con người
còn bộ Xích, thân cây còn có rễ, cành lá tuy khô héo nhưng gốc và rễ sẽ tự sinh ra (cành
lá). Mạch có gốc rễ, con người có nguyên khí, nhờ đó mà biết rằng người bệnh này
không chết.
NAN 15
Điều 15 Nan nói: “Kinh nói: Mùa xuân mạch huyền, mùa hạ mạch câu, mùa thu mạch
mao, mùa đông mạch thạch. Đó là vượng mạch ư ? Là bệnh mạch ? (mạch vượng hay
mạch sắp bệnh).
Thực vậy: “Mạch huyền, mạch câu, mạch mao, mạch thạch là mạch của tứ thời. Khi
nói mùa xuân mạch huyền, là vì Can thuộc đông phương Mộc, đó là lúc vạn vật mới
sinh ra, chưa có cành lá, vì thế mạch đến “nhu nhược: yếu đuối, nhẹ” mà trường cho nên
gọi là “huyền”.
Khi nói hạ mạch câu, là vì Tâm thuộc nam phương Hỏa, đó là lúc vạn vật đang lúc
thịnh, cành buông ra, lá phủ đầy, tất cae đều buông xuống gãy khúc như móc câu. Vì thế
mạch của nó đến thật nhanh, đi thật chậm, gọi là “câu”.
Khi nói thu mạch mao, là vì Phế thuộc tây phương Kim, đó là lúc vạn vật đang quay
về chỗ “chung: dứt”, hoa lá, cỏ cây đều úa và rụng xuống, chỉ còn trơ lại có cành giống
như những sợi lông mao, vì thế mạch đến khinh hư mà phù, gọi là “mao”.
Khi nói đông mạch thạch, là vì Thận thuộc bắc phương thủy, đó là lúc vạn vật đang
tàng ẩn. Thời thịnh đông nước ngưng đọng lại như “thạch: đá”, vì thế mạch đến “trầm
nhu mà hoạt”, gọi là “thạch”.
Trên đây là các mạch của tứ thời.
“Nếu như các mạch trên đây có “biến” thì như thế nào ?”.
Thực vậy: “Mạch của mùa xuân là huyền. Khi phản lại là bị bệnh. Vậy thế nào gọi là
“phản” ?”.
Thực vậy: “Khi mạch khí đến “thực, cường”, đó gọi là thái quá, bệnh ở ngoài. Khi
mạch khí đến “hư, vi” đó gọi là bất cập, bệnh ở trung. Khi mạch khí đến nhẹ nhàng, êm
ả như chiếc lá du lướt qua, gọi là bình. Khi (mạch khí đến) ngày càng thực mà hoạt như
cành trúc dài quét qua gọi là bệnh. Khi (mạch khí đến) gấp mà thẳng cứng, ngày càng
cứng mạnh như dây cung mới được giương căng lên, gọi là “tử”. Mạch của mùa xuân
được “vi huyền” thì gọi là bình. Khi huyền đa mà Vị khí thiểu, gọi là bệnh. Nếu chỉ có
huyền mà Vị khí gọi là tử. Mùa xuân lấy Vị khí làm gốc”.
“Mạch của mùa hạ là câu. Khi “phản” lại là bị bệnh. Vậy thế nào gọi là phản ?”.
Thực vậy: “Khi mạch khí đến “thực, cường”, đó gọi là thái quá, bệnh ở ngoài. Khi
mạch khí đến “hư, vi” đó gọi là bất cập, bệnh ở trong. Khi mạch khí đến như xâu chuỗi
xoắn nhau ví như chiếc vòng ngọc như ngọc lang can xô nhau tới, gọi là bình. Khi
(mạch khí) sác ngày càng tăng, như con gà nhảy chân lên, đó là bệnh. Khi (mạch khí
đến) như (câu móc) trước gãy khúc lại, sau cứng thẳng ví như (ta) cầm lấy sợi dây đai có
câu móc, gọi là tử. Mạch của mùa hạ được “vi câu” thì gọi là bình. Khi câu đa mà Vị khí
thiểu gọi là bệnh. Nếu chỉ có “câu” mà không có vị khí gọi là tử. Mùa hạ lấy Vị khí làm
gốc”.
“Mạch của mùa thu là mao. Khi “phản” lại là bị bệnh. Vậy thế nào gọi là phản ?”.
Thực vậy: “Khi mạch khí đến “thực, cường”, cũng gọi là thái quá, bệnh ở ngoài. Khi
mạch khí đến “hư, vi” đó gọi là bất cập, bệnh ở trong. Khi bệnh khí đến một cách rậm
mát như cái mui xe (che lại), án lên nó sẽ lớn hơn, đó gọi là bình. Khi mạch khí đến mà
không lên, không xuống như ta vuốt lên lông của gà, gọi là bệnh. Khi ta án lên mạch khí
sẽ tiêu, mất dần như gió thổi lên lông mao, đó là “tử”. Mạch của mùa thu được “vị mao“
gọi là bình. Khi mao đa mà Vị khí thiểu gọi là bệnh. Nếu chỉ có mao mà không còn Vị
khí gọi là “tử”. Mùa thu lấy Vị khí làm gốc”.
“Mạch của mùa đông là thạch. Khi “phản” lại là bị bệnh. vậy thế nào gọi là “phản”?”.
Thực vậy: “Khi mạch khí đến “thực, cường”, đó gọi là thái quá, bệnh ở ngoài. Khi
mạch khí đến “hư, vi” đó gọi là bất cập, bệnh ở trong. Mạch khí đến trên thì đại, dưới thì
suông suốt, nhu hoạt (trơn nhuận) như cái mỏ con chim sẻ, đó gọi là bình. (Mạch đến
như tiếng chim sẻ) mổ rồi mổ không ngừng, (trong lúc đó mạch của Tỳ đến để làm cho)
thành gãy nhẹ, gọi là bệnh. (Khi mạch đến) là đang mở dần mối dây, khi mạch đi như
đang bắn một viên đá, gọi là “tử”. Mạch của mùa đông được “vi thạch” thì gọi là bình.
Khi thạch đa mà Vị khí thiểu gọi là bệnh. Khi thạch đa mà không còn Vị khí gọi là “tử”.
Mùa đông lấy Vị khí làm gốc. Vị là biên của thủy cốc, nó chủ về bẩm thụ khí của tứ
thời, vì thế (tứ thời) đều lấy Vị khí làm gốc, cho nên mới gọi “sự biến của tứ thời” chính
là những điểm “yếu hội” của vấn đề bệnh tật và tử sinh vậy.
Tỳ đóng vai trung châu (bãi đất ở giữa). Khi nào khí trong người được bình hòa thì ta
không thấy nó hiện ra, chỉ khi nào khí bị suy thì nó mới hiện ra. Khi mạch hiện ra như
chim sẻ đang mổ, như giọt nước đang chảy xuống và chảy giọt ra ngoài. Đó chính là sự
biểu hiện của Tỳ khí đang lúc suy vậy”.
NAN 16
Điều 16 Nan nói: “Mạch có Tam bộ, Cửu hậu, có Âm Dương, có khinh trọng, có lục
thập thủ. Nhất mạch biến thành tứ thời, thời của (Tân Việt Nhân) cách xa thời của các
bậc thánh nhân, mỗi người có vạch ra 1 phép cho mình, làm thế nào để phân biệt ?”.
Thực vậy: “Mỗi bệnh nào đó về nội chứng và ngoại chứng”.
“Bệnh xảy ra như thế nào ?”.
Thực vậy: “Giả sử ta đắc được (mạch) Can bệnh, ngoại chứng của nó là: thích sạch sẽ,
sắc mặt xanh, thường hay giận dữ; nội chứng của nó là: phía trái của rún có động khí, án
lên thấy cứng hơi đau. Bệnh này làm cho tứ chi bị đầy, cứng, lung bế, đại tiện khó,
chuyển cân. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Can, nếu không thì không
phải.
Giả sử ta đắc được (mạch) của Tâm bệnh, ngoại chứng của nó là : mặt đỏ, miệng khô,
hay cười; nội chứng của nó là: phía trên của rún có động khí, án lên thấy cứng hơi đau.
Bệnh này làm cho Tâm bị bứt rứt, Tâm thống, giữa lòng bàn tay nhiệt, ói khan. Nếu như
có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Tâm, nếu không thì không phải.
Giả sử ta đắc được (mạch) của Tỳ bệnh, ngoại chứng của nó là: sắc mặt vàng, hay ợ,
hay suy tư, hay thèm ngọt; nội chứng của nó là: ngay giữa rún có động khí, án lên thấy
cứng, hơi đau. Bệnh này làm cho bụng bị trướng mãn, ăn không tiêu, tay chân nặng, cốt
tiết bị đau nhức, trễ lười, thích nằm, tay chân khó co duỗi. Nếu như có đủ các chứng trên
thì bệnh thuộc Tỳ, nếu không thì không phải.
Giả sử ta đắc được mạch của Phế bệnh, ngoại chứng của nó là: sắc mặt trắng, hay hách
xì, bi sầu không vui, thường muốn khóc; nội chứng của nó là: phía hữu của rún có động
khí, án lên thấy cứng, hơi đau. Bệnh này làm cho ho suyễn, ớn lạnh, hàn nhiệt. Nếu như
có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Phế, nếu không thì không phải.
Giả sử ta đắc được mạch của Thận bệnh, ngoại chứng của nó là: sắc mặt đen, hay lo
sợ, ngáp; nội chứng của nó là: phía dưới rún có động khí, án lên thấy cứng, hơi đau.
Bệnh này làm cho nghịch khí, vùng thiếu phúc bị cấp thống, tiêu chảy như chứng “lý
cấp hậu trọng”, cẳng chân bị lạnh mà nghịch khí. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh
thuộc Thận, nếu không thì không phải.
NAN 17
Điều 17 Nan viết: “Kinh nói rằng: Bệnh, có loại phải chết, có loại không cần trị mà tự
hết, hoặc có loại đau liên miên từ năm này qua tháng khác mà không khỏi. Vấn đề sinh,
tử, tồn, vong này có thể dùng phép “thiết mạch” để biết được không ?”.
Thực vậy: “Có thể (dùng phép thiết mạch) để biết tất cả (việc tử sinh tồn vong). Phép
chẩn như sau:
Có loại bệnh, người bệnh chỉ muốn nhắm mắt lại mà không muốn thấy ai cả, mạch
đáng lẽ phải đắc được Can mạch: cường cấp mà trường, thế mà, trái lại, chỉ đắc được
mạch Phế: phù đoản mà sắc, phải chết.
Có loại bệnh, người bệnh mở mắt mà khát, dưới Tâm thấy nặng cứng, mạch đáng lẽ
đắc được khẩn thực mà sác, thế mà, trái lại, chỉ đắc được mạch trầm nhu mà vi, chết.
Có loại bệnh, bệnh nhân phải thổ huyết, lại bị chảy máu ra mũi, mạch đáng lẽ phải
trầm tế, thế mà, trái lại, mạch lại phù đại mà lao, chết.
Có loại bệnh, bệnh nhân nhân phải nói sàm ngôn vọng ngữ, thân mình đáng lẽ phải
nhiệt, mạch đáng lẽ phải hồng đại, thế mà, trái lại, tay chân họ bị quyết nghịch, mạch
trầm tế mà vi, chết.
Có loại bệnh, bệnh nhân bụng bị trướng mà tiêu chảy, mạch đáng lẽ phải vi tế mà sắc,
thế mà, trái lại, mạch lại khẩn đại mà hoạt, chết.
NAN 18
Điều 18 Nan viết: “Mạch có tam bộ, mỗi bộ có tứ kinh. Thủ thì có Thái âm, Dương
minh; Túc thì có Thái dương, Thiếu âm, được xem là thượng và hạ bộ. Như vậy nghĩa là
thế nào ?”.
Thực vậy: “Thủ Thái âm, Dương minh thuộc Kim, Túc Thiếu âm, Thái dương thuộc
Thủy. Kim sinh Thủy, Thủy chảy xuống dưới mà không lên trên được, vì thế nên (thủy)
ở tại hạ bộ.
Kinh Túc Quyết âm, Thiếu dương thuộc Mộc. Nó sinh ra Thủ Thái dương, Thiếu âm
Hỏa. Hỏa bốc lên trên mà không xuống dưới được, vì thế (Hỏa) ở tại Thượng bộ.
Kinh Thủ Tâm chủ, Thiếu dương Hỏa sinh ra Túc Thái âm, Dương minh Thổ, Thổ
chủ trung cung, cho nên nó ở tại trung bộ.
Trên đây đều là con đường cùng sinh dưỡng cho nhau giữa “tử và mẫu” của ngũ hành.
“Mạch có tam bộ, cửu hậu, mỗi thứ như vậy làm chủ nơi nào ?”.
Thực vậy: “Tam bộ gồm Thốn, Quan, Xích. Cửu hậu gồm phù, trung, trầm. Thượng
bộ lấy phép ở Thiên, chủ về các bệnh đi ngựïc lên đến đầu. Trung bộ lấy phép ở Nhân,
chủ về các bệnh từ màn cách xuống đến rún. Hạ bộ lấy phép ở Địa, chủ về các bệnh từ
rún xuống đến chân. Nên thẩm định rõ tam bộ, cửu hậu để châm trị”.
“Con người bệnh lâu ngày bị trầm trệ, tích tụ, có thể dùng phép thiết mạch để biết
không ?”.
Thực vậy: “Khi chúng ta chẩn đoán thấy phía phải hông sườn, có tích khí, ta đắc được
mạch kết của Phế. Mạch kết “Thậm: nặng” thì tích khí nặng, kết “vi: nhẹ” thì khí vi”.
“Khi chẩn đoán không đắc được mạch của Phế nhưng bên hông sườn phải vẫn có tích
khí, tại sao ?”.
Thực vậy: “Tuy mạch của Phế không thấy hiện ra, nhưng mạch ở tay phải phải trầm
phục”.
“Vấn đề cố và tật bên ngoài cũng chẩn theo phép ấy hay không, hay là chẩn khác
hơn ?”.
Thực vậy: “Mạch “lai” và “khứ” có lúc ngưng 1 “chỉ” không theo 1 thường số nhất
định thì gọi là mạch “kết”. Mạch “phục” là mạch vận hành bên dưới cân; mạch “phù” là
mạch vận hành trên cơ nhục, các phép tứ tả hữu, biểu lý đều như thế cả.
Giả sử như mạch “kết phục” mà bên trong không có tích tụ, mạch “phù kết” mà bên
ngoài không có cố tật, hoặc có tích tụ mà mạch không “kết phục”, có cố tật mà mạch
không “phù kết”. Đây chính là mạch không ứng với bệnh, bệnh không ứng với mạch,
gọi là tử bệnh”.
NAN 19
Điều 19 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có nghịch, thuận, nam nữ có lẽ thường của
nó. Vậy mà có khi bị ngược lại, thế là thế nào ?”.
Thực vậy: “Nan (trai) sinh ra ở dần, dần thuộc Mộc, thuộc Dương; nữ (gái) sinh ra ở
thân, thân thuộc Kim, thuộc Âm.
Cho nên, mạch của nam ở tại Quan thượng, mạch của nữ ở tại Quan hạ. Vì thế bộ
Xích của nam “hằng: thường” là nhược, bộ Xích của nữ “hằng” là thịnh. Đó là lẽ
thường. Nếu ngược lại thì nam sẽ đắc được nữ mạch, nữ sẽ đắc được nam mạch. “Nó sẽ
gây thành bệnh như thế nào ?”.
Thực vậy: “Nam đắc nữ mạch gọi là “bất túc”, bệnh ở trong, đắc được mạch tả thì
bệnh xảy ra bên tả, đắc được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói
được bệnh (xảy ra ở đâu).
Nữ đắc nam mạch gọi là “thái quá”, bệnh ở tứ chi, đắc được mạch tả thì bệnh xảy ra
bên tả, đến cắt được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói bệnh
(xảy ra ở đâu). Đó là ý nghĩa đã nói trên.
NAN 20
Điều 20 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có “phục và nặc”. Nó phục nặc ở tạng nào
mới gọi là phục nặc ?”.
Thực vậy: “Đây ý nói Âm Dương cùng thay nhau để thừa lên nhau, để phục với nhau.
Mạch “cư” tại Âm bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Dương mạch hiện ra. Ta gọi đây là
Dương “thừa lên Âm”.
Mạch tuy thường trầm sắc mà đoản, đây gọi là trong Dương đã “phục” sẵn Âm.
Mạch “cư” tại Dương bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Âm mạch hiện ra. Ta gọi đây Âm
“thừa lên” Dương.
Mạch tuy thường phù hoạt mà trường, đây gọi là trong Âm đã “phục” sẵn Dương.
Khi bị “trùng Dương” thì bệnh cuồng, khi bị “trùng Âm” thì bệnh điên. Khi thoát
Dương thì trông thấy qủy, khi bị thoát Âm thì mắt bị mù.
NAN 21
Điều 21 Nan viết: “Kinh nói: Con người nếu hình bị bệnh mà mạch không bệnh thì
sống; nếu mạch bệnh mà hình không bệnh là chết. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Khi nói “con người nếu nói hình bệnh mà mạch không bệnh” không phải
là không có bệnh, ý nói rằng “tức số: số hơi thở” không ứng với mạch số mà thôi. Đây là
nói về “pháp: nguyên lý” lớn.
NAN 22
Điều 22 Nan viết: “Kinh nói: Mạch có “Thị động bệnh” có “Sở sinh bệnh” thuộc
huyết. Khi tà khí ở tại khí thì khí sẽ biến thành “Thị động”, khi tà khí ở tại huyết thì
huyết sẽ biến thành “Sở sinh bệnh”. Khí chủ về chưng bốc lên, huyết chủ về làm nhuận
trơn. Khi mà khí lưu lại không vận hành được, đó là khí “tiên bệnh”, khi huyết bị ủng trệ
không còn nhu nhuận, đó là huyết “hậu bệnh”. Vì thế trước hết là “Thị động”, sau đến là
“Sở sinh bệnh”.
NAN 23
Điều 23 Nan viết: “Độ số của mạch của Thủ. Túc tam Âm, tam Dương có thể biết
được không ?”.
Thực vậy: “Mạch của Thủ tam Dương đi từ tay lên đến đầu dài 5 xích; 5 lần 6 hợp
thành 3 trượng. Mạch của Thủ tam Âm đi từ tay đến giữa ngực, dài 3 xích 5 thốn; 3 lần
6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích; tất cả hợp lại thành 2 trượng 1 xích.
Mạch của Túc tam Dương đi từ chân lên đến đầu dài 8 xích; 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích.
Mạch của Túc tam Âm đi từ chân lên đến ngực dài 6 xích 5 thốn; 6 lần 6 là 3 trượng 6
xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại tất cả là 3 trượng 9 xích.
Kiểu mạch ở 2 bên chân của con người đi từ chân đến mắt dài 5 xích 7 thốn; 2 lần 7 là
1 trượng 4 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp tất cả là 1 trượng 5 xích. Đốc mạch và Nhậm
mạch, mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 lần 4 là 8 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp tất cả là 9
xích. Các mạch dài tất cả là 16 trượng 2 xích. Đây gọi là con số dài ngắn của mạch khí
của 12 kinh”.
“Kinh mạch có 12, lạc mạch có 15, chỗ nào là thỉ (bắt đầu), chỗ nào là cùng (chấm
dứt) ?”.
Thực vậy: “Kinh mạch là nơi vận hành của huyết khí, là nơi để cho khí Âm Dương
thông nhau nhằm làm “vinh” cho thân hình. Nó bắt đầu ở Trung tiêu để rót vào Thủ Thái
âm và Thủ Dương minh; từ Dương minh nó rót vào Túc Dương minh, Túc Thái âm; từ
Thái âm nó rót vào Thủ Thiếu âm, Thủ Thái dương; từ Thái dương nó rót vào Túc Thái
dương, Túc Thiếu âm; từ Thiếu âm nó rót vào Thủ Tâm chủ, Thủ Thiếu dương; từ Thiếu
dương nó rót vào Túc Thiếu dương, Túc Quyết âm; từ Quyết âm nó trở lại để rót vào
Thủ Thái âm, biệt lạc có 15. Tất cả đều nhân vào cái nguồn “như chiếc vòng ngọc không
đầu mối” để xoay chuyển, cùng tưới thắm nhau. Xong nó lại về “chầu” nơi mạch Thốn
khẩu và Nhân nghênh, nhằm định được trăm bệnh và quyết đoán được việc sống chết”.
Kinh nói: “Biết được rõ ràng là “chung thỉ” thì lẽ nào Âm Dương sẽ được định, nói
thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “”Thỉ” là cái giềng mối của mạch. Mạch Thốn khẩu và Nhân nghênh là nơi
mà khí của Âm Dương thông nhau vào buổi sáng khiến cho nó như “chiếc vòng ngọc
không đầu mối”, vì thê nên gọi nó là “thỉ”.
“Chung” là nơi tuyệt của mạch của tam Âm tam Dương. Mạch tuyệt là chết, mỗi cái
chết đều có biểu hiện lên bằng “hình mạch”, vì thế gọi đây là “chung”.
NAN 24
Điều 24 Nan viết: “Tam Âm, tam Dương của Thủ và Túc đã tuyệt thì nó biểu hiện như
thế nào ? ta có thể biết được việc cát hung của chúng không ?”.
Thực vậy: “Khí của kinh Túc Thiếu âm bị tuyệt, tức là cốt bị khô. Khí Thiếu âm là
mạch của mùa đông, nó vận hành ẩn phục (bên dưới) để làm ấm cốt tủy. Cho nên khi mà
cốt tủy không còn ấm tức là cơ nhục không còn bám vào cốt. Khi mà cốt và nhục không
còn gần gũi nhau nữa, cơ nhục sẽ bị teo co lại. Khi mà nhục bị co và teo sẽ làm cho răng
lộ dài ra và khô, tóc không còn trơn ướt, đó là cốt bị chết trước: Mậu nhật bệnh nặng, kỷ
nhật chết”.
Khí của kinh Túc Thái âm bị tuyệt thì mạch không làm vinh cho môi và miệng. Miệng
và môi là cái gốc của cơ nhục. Khi mạch không còn “vinh: tươi” thì cơ nhục không còn
trơn ướt, khi cơ nhục không còn trơn ướt thì nhục bị “mãn”, cơ nhục bị mãn sẽ làm cho
môi bị lật ngược lên, môi bị lật ngược lên đó là nhục bị chết trước: Giáp nhật bệnh nặng,
Ất nhật chết.
Khí của kinh Túc Quyết âm bị tuyệt tức là cân bị teo co lại, dái và lưỡi bị cuốn lại,
Quyết âm là mạch của Can. Can là chỗ hợp của Cân. Cân khí tụ lại ở Âm khí (bộ sinh
dục) để rồi lạc với cuống lưỡi. Vì thế khi mạch không còn “vinh: tươi” thì cân bị teo một
cách nhanh chóng, cân bị teo một cách nhanh chóng tức là ảnh hưởng đến buồng trứng
và lưỡi, làm cho lưỡi bị cuốn buồng trứng teo. Đây là cân bị chết trước: Canh nhật bệnh
nặng, Tân nhật chết.
Khí của Thủ Thái âm bị tuyệt sẽ làm cho bì mao khô. Kinh Thái âm thuộc Phế, nó
hành khí để làm ấm ở bì mao. Vì thế nếu khí không còn vinh thì bì mao bị khô, bì mao
bị khô thì tân dịch sẽ tách rời bì và cốt tiết, khi tân dịch tách rời bì và cốt tiết thì bì và
cốt tiết bị thương, bì và cốt tiết bị thương thì da bị khô, lông bị rụng. Lông rụng tức là
lông bị chết trước: Bính nhật bệnh nặng, Đinh nhật chết.
Khí của kinh Thủ Thiếu âm bị tuyệt thì mạch không thông, mạch không thông thì
huyết không lưu hành, huyết không lưu hành sắc diện tươi tắn sẽ không còn, vì thế mặt
sẽ đen như màu quả “lê”. Đây là huyết chết trước: Nhâm nhật bệnh nặng, Qúy nhật chết.
Khí của tam Âm kinh đều tuyệt sẽ làm cho từ mắt bị hoa đến mắt bị mờ (mù). Mắt mù
(mờ) gọi là thất chí, mà thất chí tức là chí chết trước: chết tức là mắt bị mờ hẳn.
Khí của lục Dương kinh đều tuyệt, đó là Âm và Dương cùng rời nhau. Khi Âm Dương
rời nhau thì tấu lý bị phát tiết “tuyệt hạn: mồ hôi cuối cùng” sẽ chảy ra, to như hạt châu
xâu vào nhau lăn ra mà không chảy đi, đó là khí chết trước: sáng xem thấy bệnh là chiều
chết, chiều xem thấy bệnh là sáng chết”.
NAN 25