Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Sự kỳ lạ của các sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.69 KB, 35 trang )

Sinh vật học kỳ thú
Rái mỏ vịt - sinh vật kỳ lạ nhất thế giới
Rái mỏ vịt. (Ảnh: sciencecentric)
Loài rái mỏ vịt có bộ lông giống như động vật có vú, đôi chân lạch bạch giống như
chim và đẻ trứng theo kiểu của bò sát.
Bà mẹ thiên nhiên đã nhào nặn và biến chúng thành một thứ sinh vật lai tạp kỳ quặc.
Các nhà nghiên cứu đã hoàn thành bản đồ gene của một con rái mỏ vịt cái đến từ Aus-
tralia.
"Rái mỏ vịt là một nhánh rất cổ trong cây họ nhà thú, vì vậy, khoảng 166 triệu năm trước,
chúng ta đã có chung tổ tiên với rái mỏ vịt", nhà nghiên cứu Jenny Graves tại Đại học
quốc gia Australia nói. "Và điều đó đặt chúng vào giữa 2 nhóm động vật có vú và bò sát,
bởi chúng vẫn còn giữ rất nhiều đặc tính của bò sát mà chúng ta đã mất đi từ rất lâu,
chẳng hạn như đẻ trứng".
"Chúng ta có thể dựa vào loài sinh vật này để lần theo những thay đổi của loài người khi
chuyển từ bò sát sang mọc lông, tiết sữa và sinh con".
Loài thú cổ đại này sống trong các hang ở miền đông Australia, tìm kiếm thức ăn dọc
theo các con sông và suối. Cơ thể mỏng dẹt của nó rộng khoảng 50 cm cùng với chiếc
đuôi giống như mái chèo và 4 bàn chân có màng. Rái mỏ vịt là một trong 2 loài có vú
duy nhất (loài kia là thú lông nhím) đẻ trứng. Và không giống như các loài thú khác,
rái mỏ vịt đực có thể tiết ra nọc độc từ một chiếc cựa nhỏ trên mỗi chân sau.
Để tìm hiểu mối liên hệ tiến hóa giữa rái mỏ vịt và các loài động vật khác, các nhà
nghiên cứu đã so sánh bản đồ gene của một con rái mỏ vịt cái với con người, chuột, chó,
thú có túi ôpôt và gà.
Rái mỏ vịt là sự chắp vá giữa
bò sát, chim và động vật có vú.
(Ảnh: Livescience)
Với khoảng 2,2 tỷ cặp đôi, bộ
gene của rái mỏ vịt bằng khoảng
2/3 kích cỡ bộ gene người. Nó có
chung 80% gene với các loài có
thú khác.


Giống như con người, rái mỏ vịt mang nhiễm sắc thể X và Y. Nhưng không giống như
chúng ta, X và Y không phải nhiễm sắc thể giới tính. Loài vật này có 52 nhiễm sắc thể,
trong đó có 10 nhiễm sắc thể giới tính. Bộ gene cũng gồm những đoạn ADN liên quan
tới việc đẻ trứng và tiết sữa. Do không có đầu vú, nên các con non bú sữa mẹ qua da
bụng.
Một điều kỳ quặc khác là khi bơi dưới nước, rái mỏ vịt nhắm cả mắt, tai và mũi lại. Khi
đó chiếc mỏ vịt hoạt động như một ăng-ten, phát hiện từ trường yếu ớt xung quanh con
mồi. Kể cả như vậy thì bộ gene của chúng cho thấy chúng vẫn có những gene phát hiện
mùi.
Nghiên cứu bao gồm hơn 100 nhà khoa học trên toàn cầu và được tài trợ bởi Viện
nghiên cứu gene người quốc gia của Australia
Livescience, VnExpress
Cá ngựa đực – những bà mẹ thiên bẩm
Cá ngựa đực là những “bà mẹ” có thực trong tự nhiên khi vai trò làm cha của chúng
còn bao gồm cả trọng trách mang thai.
Một cặp cá ngựa. (Ảnh: PracticalFishKeeping)
Mặc dù chuyện cá đực đóng vai trò trụ cột trong gia đình là hoàn toàn bình thường,
nhưng việc con đực mang thai lại là một quá trình phức tạp chỉ có duy nhất trong gia
đình cá Syngnathidae, bao gồm cá chìa vôi, cá ngựa và rồng biển. Nhà nghiên cứu sinh
học tiến hóa Adam Jones cùng cộng sự thuộc đại học Texas A&M đang tiến hành tìm
hiểu bằng cách nào mà cấu trúc cơ thể cần thiết cho quá trình mang thai có thể tiến hóa.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cơ chế tiến hóa chịu trách
nhiệm với những biến đổi trong cấu trúc của các loài qua thời gian.
Jones cho biết: “Chúng tôi sử dụng cá ngựa và họ hàng của chúng nhằm hướng đến một
trong những lĩnh vực nghiên cứu thú vị nhất của sinh học tiến hóa hiện đại: nguồn gốc
của các đặc điểm phức tạp. Chiếc túi ấp trên cơ thể cá ngựa đực và cá chìa vôi nơi con
đực giữ trứng trong quá trình giao phối là một đặc điểm thú vị có ảnh hưởng lớn đến
ngành sinh học nghiên cứu các loài do khả năng mang thai của con đực đã thay đổi hoàn
toàn động lực của hành động giao phối”.
Khi cá ngựa giao phối, con cái đưa bộ phận đẻ trứng của nó vào túi ấp của con đực (cơ

quan nằm bên ngoài cơ thể con đực) sau đó đẻ trứng chưa được thụ tinh vào túi ấp. Con
đực sau đó xuất tinh vào túi ấp để thụ tinh cho trứng. Jones cho biết: “Nếu cái túi chỉ
đơn giản là nếp da để con cái đẻ những quả trứng bình thường vào đó rồi những quả
trứng phát triển bên trong cái túi thay vì lớn lên ở thềm đại dương thì chẳng có gì là thú
vị. Nhưng việc con đực mang thai ở một số loài cá ngựa hay cá chìa vôi xét về mặt chức
năng sinh lý còn phức tạp hơn thế nhiều”.
Sau khi con cái đẻ trứng chưa thụ tinh vào túi con đực, vỏ ngoài của trứng vỡ ra. Tinh
trùng của con đực sẽ bao quanh trứng. Sau khi thụ tinh, con đực làm nhiệm vụ điều
khiển môi trường sống của phôi trong túi ấp. Nó sẽ giữ máu lưu thông quanh phôi, kiểm
soát nồng độ muối trong túi ấp, cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển
của con non qua một cơ quan giống nhau thai cho đến khi sinh.
Việc con đực mang thai có một ý nghĩa thú vị về vai trò của giới trong giao phối. Do ở
đa số các loài, con đực thường tranh giành nhau để đến với con cái nên chúng ta thường
thấy các đặc điểm tiến hóa thứ yếu thể hiện giới tính của con đực, ví dụ như chiếc đuôi
của loài công hay chiếc gạc ở loài hươu. Nhưng ở một số loài cá chìa vôi, vai trò của hai
giới bị đảo ngược. Do con đực có thể mang thai còn kích cỡ của túi ấp cũng có giới hạn
nên con cái cạnh tranh với nhau để giành được con đực đang còn “cô đơn”. Vì vậy đặc
điểm giới tính thứ yếu (ví dụ như màu sắc tươi sáng chẳng hạn) lại tiến hóa ở cá cái thay
vì cá đực.
Jones nói: “Theo quan điểm nghiên cứu, điều này rất thú vị vì không có mấy loài trong tự
nhiên mà vai trò giới tính lại bị đảo ngược. Đây là cơ hội hiếm có để tìm hiểu lựa chọn
giới tính trong điều kiện vai trò bị đảo ngược”.
Để tìm hiểu hành vi giao phối ở cá ngựa và cá chìa vôi, phòng thí nghiệm của Jones đã
sử dụng chỉ thị phân tử trong phân tích pháp lý vai trò làm mẹ để tìm ra con cá ngựa cái
nào là mẹ của những đứa con trong bụng cá ngựa đực. Nhóm nhận thấy rằng cá chìa vôi
giao phối theo phương thức “đa phu cổ điển”, con đực nhận trứng từ một con cái nhưng
con cái có thể giao phối với nhiều con đực. Do những con cái trông hấp dẫn có thể giao
phối nhiều lần nên phương thức giao phối này gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc
lựa chọn để giao phối. Cá chìa vôi cái đã tiến hóa những đặc điểm giới tính thứ yếu rất
quan trọng.

(Ảnh: snapscot)
Tuy nhiên, cá ngựa lại là loài sống chung thủy theo đôi trong suốt một mùa sinh sản. Đối
với phương thức này, nếu tỉ lệ giới tính là tương đương thì sẽ không có cạnh tranh giữa
các con cái vì số lượng con đực đã đủ để kết đôi. Nên ở loài cá ngựa không có những
đặc điểm giới tính thứ yếu quan trọng tiến hóa giống như cá chìa vôi.
Việc mang thai của con đực cũng gây ra xáo trộn trong hành vi liên quan đến giới tính.
Jones cho biết: “Cá ngựa cái có những hành vi cạnh tranh vốn là đặc trưng của con đực,
trong khi cá đực lại ‘kén cá chọn canh’ – một đặc trưng của những con cái”. Nhóm thí
nghiệm của ông cũng nghiên cứu các bước tiến hóa dẫn đến hành vi đảo ngược và vai
trò của hooc-mon trong biến đổi này.
Đồng thời nhóm còn nghiên cứu túi ấp ban đầu tiến hóa ở cá ngựa và cá chìa vôi như thế
nào. “Một câu hỏi lớn về sinh học tiến hóa đó là bằng cách nào một cơ quan lạ thường
như thế lại có đủ các gen và các bộ phận cần thiết để hoàn thành chức năng. Chúng ta
đang cố tìm hiểu phương thức mà túi ấp cũng như các gen cần thiết cho quá trình mang
thai của con đực hình thành trong suốt giai đoạn tiến hóa”.
Một trong những điều thú vị về túi ấp của con đực chính là dường như nó tiến hóa độc
lập nhiều lần. Có hai nhóm cá ngựa và cá chìa vôi chính: ấp thân và ấp đuôi. Cấu trúc túi
ấp cũng tiến hóa độc lập ở hai nhóm.
Một khía cạnh khác mà phòng thí nghiệm của Jones nghiên cứu là các bước tiến hóa
hình thành nên hình dạng chung có một không hai của loài cá ngựa. Jones cho biết:
“Bằng cách nào chúng ta tìm hiểu một loài khác thường như các ngựa từ những loài cá
có hình dạng thông thường? Chắc chắn có rất nhiều bước tiến hóa tham gia vào quá
trình này”.
John giải thích rằng bước đầu tiên trong quá trình tiến hóa chính là bước kéo dài thân –
nhóm hiện đang nghiên cứu bước này. Bước thứ hai chính là sự hình thành thêm các đặc
điểm cấu trúc độc nhất vô nhị mà loài cá ngựa sở hữu như biến đổi thành hình dạng đặc
trưng. Đầu của loài cá ngựa không giống đa số các loài cá khác. Nó vuông góc với cơ
thể của chúng. Cá ngựa còn có chiếc đuôi có thể cầm nắm được, có nghĩa là không
giống các loài cá khác chúng sở hữu một chiếc đuôi cầm được đồ vật.
“Đây là tất cả những biến đổi thú vị. Chúng tôi rất hứng thú nghiên cứu phương thức

những đặc điểm lạ thường xuất hiện và các bước tiến hóa hình thành nên các đặc điểm
đó. Về cơ bản, chúg tôi hy vọng có được những hiểu biết sâu hơn về một số cơ chế tiến
hóa giúp hình thành nên những biến đổi đáng kinh ngạc trong các cơ quan của sinh vật
xảy ra trong suốt lịch sử của sự sống trên trái đất”.
Trà My (Theo khoahoc.com.vn, ScienceDaily)
Nhện tỏ tình bằng… tia cực tím
Các chàng nhện "trò chuyện" với bạn tình tiềm năng của chúng bằng một loại ánh
sáng mà mắt người không thấy được. Chưa có loài nào được biết dùng ánh sáng này.
Giáo sư Daiqin Li, từ Đại học Quốc gia Singapore, đã tìm thấy ở loài nhện nhảy
(Phintella vittata), con đực sử dụng tia cực tím B (UVB) để giao tiếp với con cái.
Mặc dù động vật vẫn thường dùng tia cực tím A (UVA) trong giao tiếp, nhưng đây là
bằng chứng đầu tiên cho thấy tia UVB cũng được sử dụng. Các con đực phản xạ tia cực
tím B từ cơ thể chúng.
Tia UVA và UVB là một phần nhỏ trong dải ánh sáng mặt trời, nhưng mắt người không
thể nhìn thấy.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy các cô nàng nhện thích giao phối với những con đực có
thể "trò chuyện" bằng UVB so với những con được đặt trong các phòng mà tia UVB đã
bị lọc bỏ.
"Hầu hết các nghiên cứu trước kia tập trung vào hiện tượng động vật giao tiếp bằng tia
UVA, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về UVB trên động vật", giáo sư Li nói.
"Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn kết luận rằng động vật không thể nhìn thấy tia UVB,
nhưng chúng tôi đã phát hiện điều này không đúng".
Nhện có con mắt phức tạp và mặc dù các nhà khoa học biết rằng chúng có thể cảm thụ
UVA, họ vẫn chưa rõ bằng cách nào chúng phát hiện được tia UVB.
Dương Văn Cường (Theo BBC, VnExpress.
Đôi mắt to nhất trong thế giới động vật
Các nhà khoa học vừa tuyên bố phát hiện đôi mắt động vật to nhất trên trái đất với
đường kính lớn hơn một quả bóng đá. Đôi mắt này thuộc về một con mực khổng lồ cực
hiếm bị sa lưới hồi năm ngoái.
Thuỷ tinh thể của mắt con mực.

Con mực khổng lồ có biệt danh “quỷ biển”, dài 8m và nặng khoảng 450 kg, đã bị bắt ở
vùng biển Ross Sea ngoài khơi Nam Cực. Nó thuộc loài mực hiếm và bí ẩn có tên gọi
Mesonychoteuthis hamiltoni có nghĩa là mực khổng lồ.
“Quỷ biển” được bảo quản tại bảo tàng quốc gia New Zealand Te Papa Tongarewa ở thủ
đô Wellington. Đây là con mực trưởng thành lớn nhất từng cắn câu và cũng là con mực
được bảo quản tốt nhất từ trước tới nay.
Qua những nghiên cứu bước đầu, các nhà khoa học đã đo được kích thước mắt của con
mực là 27cm với thuỷ tinh thể tương đương với một quả cam. Một trong 2 mắt vẫn còn
nguyên vẹn.
Kat Bolstad, chuyên gia nghiên cứu loài mực tại Đại học Công nghệ Auckland (New
Zealand) nói: “Đây là con mắt nguyên vẹn duy nhất của loài mực khổng lồ từng được tìm
thấy và cũng là con mắt lớn nhất trong thế giới động vật”.
Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa biết nhiều về loài mực khổng lồ. Chúng được tin
là có thể lặn sâu 2.000 mét và là những động vật săn mồi hung dữ.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thêm thông tin về loài mực khổng lồ như
cách thức sinh hoạt và săn mồi của chúng. Bảo tàng Te Papa Tongarewa đang có kế
hoạch trưng bày con mực trước công chúng sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu.
Những hình ảnh về con mực khổng lồ và đôi mắt lớn nhất trong thế giới động vật:
Đường kính mắt của con mực lớn hơn quả bóng đá.
Mắt của con mực sau khi được rã đông.
Các nhà khoa học New Zealand nghiên cứu mắt của con mực tại bảo tàng Te Papa Mu-
seum ở Wellington.
Mark Fenwick, chuyên viên kỹ thuật của bảo tàng Te Papa Museum, chiếu đèn vào mắt
của con mực.
Con mực khổng lồ cắn câu ở vùng biển ngoài khơi Nam Cực hồi năm ngoái
Dương Văn Cường (Theo AP, AFP, Dân Trí
Con bò to như con voi
Chú bò thiến tên Chilli nặng hơn một tấn và có chiều cao tương đương một con voi
nhỏ - 2 m, trong khi bạn đồng lứa của nó chỉ cao khoảng 1,5 m.


Người chủ của nó đã liên lạc với sách kỷ lục Guiness để ghi nhận nó là con bò cao
nhất nước Anh. Hiện Chilli sống tại Trang trại Ferne ở Chard, Somersets. Cho dù có bộ
dạng khổng lồ, Chilli rất hiền lành và chỉ ăn cỏ vào ban ngày, thỉnh thoảng được ăn
thêm củ cải.
Hiện con bò cao nhất thế giới có chiều cao 2,07 m sống ở Italy.

VnExpress
Sinh vật phát sáng - sự kỳ diệu của thiên nhiên
Vào đêm trước khi đổ bộ lên châu Mỹ, Christopher Columbus đã trông thấy "những
ngọn nến nhảy múa trên mặt biển”. Đó chính là ánh sáng phát ra từ những con “giun
lửa” đang gọi bạn tình.

Trong lịch sử, sự tự phát sáng sinh học từng gây nhiều bối rối cho con người. Chuyện
xưa còn ghi lại: Khi con tàu Mỹ lướt qua một đàn sứa nhỏ, chúng phát ra hàng triệu tia
sáng màu xanh. Bên trong khoang lái, Edith Widder, thuộc Viện Hải dương học Harbor
Branch, hoảng hốt khi thấy dạ quang tràn ngập chung quanh con tàu mạnh đến nỗi ông
có thể đọc những con số trên bảng kiểm soát mà không cần bật đèn.
Hàng nghìn năm trước, người Trung Hoa và Việt Nam… cũng đã từng thảng thốt khi
thấy những con vật nhỏ bay qua bay lại chớp sáng lập lòe: “Đom đóm bay qua/thày
tưởng là ma…”.
Nhà thám hiểm Christopher Columbus kể rằng , vào đêm trước khi đổ bộ lên châu Mỹ,
ông đã trông thấy “những ngọn nến nhảy múa trên mặt biển”. Đó chính là ánh sáng phát
ra từ những con “giun lửa” đang gọi bạn tình. Năm 1634, các chiến thuyền nước Anh đi
đến gần Cuba đã phải tạm ngừng đổ bộ vì thấy ánh sáng lạ trên bờ biển, và cho rằng đảo
đang được bảo vệ tốt. Nhưng thực ra không hề có sự bảo vệ nào cả, ánh sáng lạ đó do
hàng nghìn con bọ phát quang gọi là Cucujos gây ra.
Tại bang New Jersey, cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo tin có ánh sáng xanh kỳ
quái tại kênh đào Arthur Kill, họ nghi rằng có thể một sự kiện tệ hại nào đó đã xảy ra.
Lập tức đội cấp cứu của địa phương và liên bang kéo đến. Nhưng thực chất đó chỉ là ánh
sáng xanh lục tỏa ra từ nhiều đàn mực phát dạ quang bị gió và những luồng nước đưa

đẩy vào khúc kênh đào này.
Rất nhiều sinh vật có thể phát quang
Trong khi đa số sinh vật biển phát ra ánh sáng xanh truyền xa trong nước biển, thì những
loài vật trên cạn lại có gam màu rộng hơn. Ấu trùng một loài giun “đường sắt” ở Trung
Mỹ và Nam Mỹ có cái đầu phát sáng màu đỏ và 11 cặp phát sáng vàng xanh ở hai bên
sườn, giống như một tàu hỏa bé xíu đang vận chuyển hành khách trong đêm.
Một loại bọ phát sáng tại vùng biển Caribe có ánh sáng màu cam hình trái tim phát ra từ
bụng, và 2 “cái đèn” vàng - xanh lá cây nằm ở trên vai, đủ sáng để cho các thiếu nữ bản
xứ dùng nó trang điểm cho mái tóc. Nhưng một loại vi khuẩn lại chỉ có ánh sáng xanh
rất yếu, phải 1.000 tỷ con mới tạo ra được ánh sáng có cường độ như chiếc bóng điện
tròn 60 watt.
Một vài loài côn trùng ăn thịt cũng có khả năng phát quang: Con cái chớp sáng để con
đực tìm đến cặp đôi, và bị con cái ăn thịt. Tại New Zealand trong hang động Watomo có
loài sâu phát sáng dụ con mồi bằng cách: Từng đàn sâu bám lên nóc hang động ngầm
dưới đất, phát sáng trông giống như sao trời, các côn trùng trong hang tưởng thật tìm
đường bay thẳng lên trên, thế là vướng vào đám tơ dính đã giăng sẵn, và bị sâu ăn thịt.
Một số loài không có khả năng phát sáng, nhưng lại cộng sinh với loài phát sáng để mưu
lợi. Loài cá anglerfish có một bọc vi khuẩn phát quang trước trán để thu hút các con mồi
đến ngay hàm răng nhọn của mình.
Người cũng phát quang
Năm 1934, một hiện tượng lan truyền khắp nước Italy dưới cái tên “Người đàn bà phát
quang ở Pirano”.
Bác sĩ Sambo thuộc Bệnh viện Pirano đang ngủ bỗng choàng tỉnh vì tiếng hộ lý gọi thất
thanh: “Bác sĩ đến ngay, bà Anna Monaro vừa ngủ vừa phát ra ánh sáng”. Bác sĩ đến thì
thấy đó là sự thật. Sáng sau cả bệnh viện xôn xao, và hằng đêm cái giường của Monaro
lại sáng rực. Bà Monaro (người mẹ của 6 đứa con) cho biết: “Tôi không hiểu gì cả, vì tôi
ngủ cơ mà”.
Bệnh án của bệnh viện ghi rõ: “Bệnh nhân Monaro không phải là phù thủy hay nhà
ngoại cảm gì cả. Nhưng ban đêm từ lồng ngực của bệnh nhân có một luồng sáng mạnh
vẫn phát ra soi rõ cả gương mặt trong căn phòng tối. Trong khi đó, bà ta rên nhẹ. Khi

tỉnh dậy, nhịp tim của Monaro tăng cao nhưng thân nhiệt vẫn ổn định”.
Mục sư Michel Garicoits ở Pháp (sinh năm 1797) cũng một lần phát sáng cả gương mặt
vào đêm giáng sinh năm 1830. Sau đó, ông bị nhiều cơn co giật khó hiểu. Michel qua
đời sau đó gần 3 năm.
Ở Việt Nam có cô giáo Trần Thị Lộc (thôn Bình An, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam) cũng phát sáng. Vào một buổi tối đầu năm 1993, dọn bếp
xong, cô lau tay thì thấy cánh tay phát ra ánh sáng xanh. Ngỡ hoa mắt, cô lặp lại động
tác cũ thì lại thấy tay phát ra ánh sáng với cường độ mạnh hơn. Hoảng quá, cô gọi chồng
cùng các con tới xem. Và mọi người đều thấy rõ hiện tượng này.
Do không biết vì sao nên cô Lộc và gia đình lo lắng, giấu kín không cho ai biết. Nhưng
vào dịp Tết Ất Hợi (1995), khi cùng các đồng nghiệp đi thăm nhà bạn bè, cơ thể cô lại
phát sáng nên mọi người biết. Từ khi phát hiện ra sự lạ, cô giáo Lộc (ngoài 40 tuổi) vẫn
khỏe mạnh bình thường.
Cô Nguyễn Thị Ngà (ở thôn Ân Thường, xã Ân Thanh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)
cũng phát hiện trên người mình phát ra những vệt sáng nhấp nháy vào một đêm năm cô
21 tuổi. Hiện tượng này tiếp diễn trong vài đêm nữa thì hết, đến dịp Tết Bính Tý (1996)
thì tái hiện, dai dẳng và nhiều hơn trước. Cô Ngà càng cử động thì ánh sáng phát ra càng
nhiều, kèm theo tiếng nổ lép bép.
Lý giải của khoa học
Cho đến nay, các nhà khoa học đã nhận biết được 130 “luật phát sáng” riêng biệt, được
gần 2.000 loại đom đóm sử dụng. Tại Đông Nam Á, đom đóm đực tập hợp trên một cái
cây và gọi bạn tình bằng cách phát sáng cùng lúc chớp, tắt làm cho cây trông giống như
cây thông giáng sinh. Song chúng vẫn chưa nổi bật bằng hình ảnh tại một vài vùng ở
Thái Lan, cả một hàng cây ven đường sáng lên vì đom đóm đồng loạt chớp chớp sáng
rực giống như đèn quảng cáo.
Các nghiên cứu đã soi sáng nguồn gốc của sự phát sáng sinh vật. Đó là phản ứng của 2

×