Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ NUÔI cấy đờm tìm VI KHUẨN LAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP MGIT ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB âm TÍNH tại BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.93 MB, 127 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI Y DƯỢC HẢI PHÒNG

LÊ TRỌNG THẠCH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ NUÔI CẤY ĐỜM TÌM VI KHUẨN LAO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP MGIT Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB ÂM
TÍNH TẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 - 2016
Chuyên nghành : Nội Hô Hấp
Mã số
: 62722005

LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
Ts. Trần Quang Cảnh
Ts. Doãn Trọng Tiên

HẢI PHÒNG - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trên
bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những lời cam kết trên.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Học viên

Lê Trọng Thạch




LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn y học, đến nay
tôi đã hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ts.Trần Quang
Cảnh, Ts.Doãn Trọng Tiên là những người thầy đã hết lòng, tận tình trực tiếp
giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học Trường
Đại học Y - Dược Hải Phòng, Ban giám đốc các khoa phòng Bệnh viện 71
Trung Ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp thời gian qua đã giúp đỡ tôi trong công việc học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Học viên

Lê Trọng Thạch


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
(-)
BC
BC ĐNTT
BN
CTCLQG

CS
CTM
CTTB
DPQ
Sp
Se
(+)
LJ
M
MGIT

Nội dung
Âm tính
Bạch cầu
Bạch cầu đa nhân trung tính
Bệnh nhân
Chương trình chống lao Quốc gia
Cộng sự
Công thức máu
Công thức tế bào
Dịch phế quản
Độ đặc hiệu (Specificity)
Độ nhạy (Sennsitivity)
Dương tính
Lowenstein-Jensen
Mantoux
Ống chỉ điểm sự phát triển của vi khuẩn lao

PCR
PQ

STXTN
WHO
NPV
PPV
AFB
BK
HIV
XQ

(Mycobacterium Growth Indicator Tube)
Phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction)
Phế quản
Sinh thiết xuyên thành ngực
Tổ chức Y tế Thế giới
Trị số dự báo âm tính (Negative predictive value)
Trị số dự báo dương tính (Positive predictive value)
Trực khuẩn kháng cồn kháng axit (Acid fast bacilli)
Trực khuẩn lao (Bacille de Koch)
Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
X-quang

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
Chương 1............................................................................................................................................4


TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................................................4
1.1. Bệnh lao và tình hình bệnh lao...............................................................................................4
1.1.1. Khái niệm bệnh lao và trực khuẩn lao............................................................................4
1.1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................6

1.2. Lao phổi...................................................................................................................................8
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của lao phổi.............................................................8
1.2.2. Phân loại lao phổi............................................................................................................9
1.3. Nghiên cứu lao phổi AFB (-)..................................................................................................12
1.3.1. Định nghĩa lao phổi AFB (-)............................................................................................12
1.3.2. Nghiên cứu lao phổi AFB (-) ở trong nước và trên thế giới..........................................13
1.3.3. Các phương pháp chẩn đoán lao phổi AFB (-)..............................................................16
1.3.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB (-)....................................21
Chương 2..........................................................................................................................................36
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................36
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:.......................................................................................36
2.2. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................................36
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.................................................................36
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................................36
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:......................................................................................................37
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu.........................................................................................................37
2.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................37
2.4.1. Nghiên cứu về lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi AFB (-)................................................37
2.4.2. Triệu chứng lâm sàng....................................................................................................38
2.4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng..............................................................................................38
2.4.4. Nhận định và đánh giá kết quả tại Khoa vi sinh Bệnh viện 71 Trung Ương.................39
2.5. Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu...........................................................................39
2.5.1. Triệu chứng lâm sàng....................................................................................................39
2.5.2. Xét nghiệm cận lâm sàng..............................................................................................39
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu...........................................................................................44
2.6.1. Hỏi bệnh:.......................................................................................................................44
2.6.2. Thăm khám lâm sàng:...................................................................................................44
2.6.3. Các xét nghiệm thường quy:.........................................................................................44
2.6.4. X - quang phổi chuẩn và cắt lớp vi tính:........................................................................45

2.6.5. Phân tích và xử lý số liệu...............................................................................................45


2.7. Đạo đức nghiên cứu:............................................................................................................45
2.8. Khống chế sai số....................................................................................................................45
Chương 3..........................................................................................................................................47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................................................47
3.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân lao phổi AFB(-) nghiên cứu..................................47
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................................................47
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới........................................................................................48
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo địa bàn cư trú.......................................................................48
3.1.4. Tiền sử bệnh lao............................................................................................................49
3.1.5. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.....................................................................................49
3.1.6. Tiền sử bệnh tật khác....................................................................................................50
3.1.7. Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám bệnh......................50
3.1.8. Lý do đến khám của bệnh nhân nghiên cứu.................................................................51
3.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu.....................................51
3.2.1. Triệu chứng cơ năng......................................................................................................51
3.2.2. Triệu chứng toàn thân...................................................................................................53
3.2.3. Triệu chứng thực thể.....................................................................................................54
3.3. Xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu...............................55
3.3.1. Xét nghiệm máu ngoại vi...............................................................................................55
3.3.2. Xét nghiệm Mantoux.....................................................................................................56
3.3.3. Kết quả X-quang phổi và CT scanner ngực (cắt lớp vi tính)..........................................56
3.3.4. Kết quả nuôi cấy MGIT-BACTEC của bệnh nhân lao phổi AFB(-) nghiên cứu..............58
Chương 4..........................................................................................................................................62
BÀN LUẬN.........................................................................................................................................62
4.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu.................................62
4.1.1. Tình hình bệnh nhân lao phổi AFB (-) phân bố theo tuổi............................................63
4.1.2. Đặc điểm về giới bệnh nhân lao phổi AFB (-)...............................................................64

4.1.3. Ảnh hưởng của địa bàn cư trú và mức sống đến bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên
cứu.............................................................................................................................65
4.1.4. Tiền sử bệnh lao............................................................................................................65
4.1.5. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.....................................................................................66
4.1.6. Tiền sử bệnh tật khác....................................................................................................66
4.1.7. Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám bệnh......................67
4.1.8. Lý do đi khám bệnh của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu................................68
4.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu.....................................69
4.2.1. Triệu chứng cơ năng......................................................................................................69


4.2.2. Triệu chứng toàn thân...................................................................................................72
4.2.3. Triệu chứng thực thể.....................................................................................................73
4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu...............................74
4.3.1. Xét nghiệm máu ngoại vi...............................................................................................74
4.3.2. Kết quả phản ứng Mantoux..........................................................................................75
4.3.3. Kết quả X-quang phổi....................................................................................................76
4.3.4. Kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi..................................................................................78
4.4. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao trong đờm........................................................................79
4.4.1. Phương pháp nuôi cấy MGIT- BACTEC..........................................................................79
4.4.2. Phương pháp nuôi cấy Lowenstein –Jensen.................................................................80
4.5. MGIT- BACTEC với các yếu tố liên quan khác.......................................................................82
4.5.1. MGIT- BACTEC với nhóm tuổi........................................................................................82
4.5.2. MGIT- BACTEC với giới tính...........................................................................................82
4.5.3. MGIT- BACTEC với mức độ tổn thương phổi................................................................82
4.5.4. MGIT- BACTEC với kết quả phản ứng Mantoux............................................................83
4.5.5. Liên quan giữa MGIT- BACTEC với Lowenstein –Jensen...............................................83

KẾT LUẬN.................................................................................................85
KIẾN NGHỊ................................................................................................87

LÊ TRỌNG THẠCH.....................................................................................1
HẢI PHÒNG - 2016......................................................................................1
DANH MỤC BẢNG...................................................................................16
DANH MỤC HÌNH....................................................................................17
Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện 71 Trung Ương..........36
Thời gian nghiên cứu: Được thực hiện từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 03
năm 2016.........................................................................................................36
Gồm 189 bệnh nhân có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán lao phổi
AFB âm tính....................................................................................................36
Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp tiến cứu.........37
Chọn mẫu nghiên cứu theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu được tính
theo công thức.................................................................................................37
.....................................................................................................................37
Trong đó:.....................................................................................................37


p: Tỷ lệ MGIT-BACTEC dương tính ở một nghiên cứu khác, lấy p= 0,187
[53]..................................................................................................................37
α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05......................................................37
Z 1-α/2p: Giá trị Z thu được ứng với α được chọn Z 1-α/2p = 1,96...........37
ε: hệ số (0,1-0,4), chọn α = 0,4....................................................................37
Vậy theo công thức tính trên ta tính được cỡ mẫu tối thiểu N = 105..........37
Số mẫu nghiên cứu là 189 bệnh nhân.........................................................37
.....................................................................................................................48
Nhận xét:.....................................................................................................57
- Vị trí tổn thương:......................................................................................57
+ Hai bên là 95/186 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 50,26%.....................58
+ Bên phải là 65/189 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 34,39%..................................58
+ Bên trái là 29/189 bệnh nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,34%...................58
Hình ảnh tổn thương....................................................................................58

+ Tổn thương hỗn hợp có 102/189 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 53,96%.
.........................................................................................................................58
+ Tổn thương dạng nốt có 53/189 bệnh nhân chiếm 28,04%.....................58
+ Thấp nhất là hình ảnh tổn thương đám mờ gặp ở 34/189 bệnh nhân chiếm
17,98%.............................................................................................................58
Hạch:...........................................................................................................58
+ Chỉ có 25/189 bệnh nhân có hạch, chiếm 13,22%...................................58
+ Không có hạch 164/189 bệnh nhân, chiếm 86,78%.................................58
3.3.5. Kết quả nuôi cấy Lowenstein – Jensen của bệnh nhân lao phổi AFB
(-) nghiên cứu..................................................................................................58
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy, bệnh nhân lao phổi
AFB (-) gặp nhiều ở nhóm tuổi từ 50 - 69 là 92/189 chiếm 48,8%. Nhóm tuổi
từ 16 - 49 là 66/189 bệnh nhân chiếm 34,9%. Nhóm tuổi 80-89 gặp ở 10
trường hợp chiếm 5,3%. Nhóm tuổi 16-19 chỉ gặp ở 4 trường hợp chiếm 2%.
.........................................................................................................................63
Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
.........................................................................................................................63


Trần Văn Sáu (1999), bệnh nhân lao phổi AFB (-), lứa tuổi gặp nhiều nhất
từ 31- 50 tuổi (75,34%) [30], còn Hà Thị Tuyết Trinh (2004) lao phổi AFB (-)
mới gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 16 - 44 tuổi (78,2%) [39]. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thu Hà (2006), lứa tuổi từ 16 - 44 tuổi chiếm 82% số bệnh nhân
lao phổi AFB (-) nghiên cứu [15]. Phạm Ngọc Hảo (2013), nhóm tuổi trong
độ tuổi lao động 18-54 chiếm 62% [18]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thương
(2013), nhóm tuổi từ 16-60 chiếm tỷ lệ cao nhất 76,5% [35].........................63
Còn theo Notari M.O (1994), tỷ lệ mắc lao từ 14 - 44 tuổi là 75% [89].
Theo nghiên cứu Sevket Ozkaya và CS (2012), tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 39,6. Bệnh nhân tuổi từ 14-45 chiếm 38% [97]. Các kết quả này
có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.....................................63

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Trần Thị Minh Hằng (2008),
nhóm tuổi 16- 49 tuổi chiếm 46,3%, 50– 69 tuổi chiếm 33,3%. [16] và Phạm
Ngọc Hảo (2013) bệnh nhân lao phổi AFB (-) nhóm tuổi 16-50 chiếm 62%
[18]..................................................................................................................63
Giải thích cho sự phù hợp và khác nhau này, chúng tôi thấy có thể Bệnh
viện 71 Trung Ương là Bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn tỉnh lẻ,
nên những bệnh nhân trẻ tuổi, triệu chứng lâm sàng rõ ràng, rầm rộ. Trong khi
những bệnh nhân lớn tuổi, cơ thể có sức đề kháng yếu, kèm theo bệnh phối
hợp tuổi già, do đó việc chẩn đoán sẽ khó khăn, dễ nhầm lẫn với các bệnh
khác, việc điều trị thuốc sẽ kém hiệu quả hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Do
đó, bệnh nhân phải được theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa có đầy
đủ trang thiết bị...............................................................................................63
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm từ 16-59 tuổi là 114/189 bệnh nhân
chiếm tỷ lệ 60,3%. Đây là lứa tuổi đang trực tiếp lao động tạo ra của cải cho
xã hội, đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động trong cộng đồng, nếu mắc
bệnh sẽ trở thành nguồn lây nhiễm quan trọng...............................................64
Các nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra rằng tỷ lệ lao phổi ở nam cao
hơn ở nữ...........................................................................................................64
Theo Nguyễn Thu Hà (2006), tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nam là 74%, cao gấp
2,8 lần ở nữ (26%) [15]. Nguyễn Văn Thiêm (2001) cũng đưa ra nhận xét, lao


phổi AFB (-) ở nam cao gấp 2-3,3 lần ở nữ [33]. Còn theo Trần Thị Minh
Hằng (2008) tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nam là 68,6%, ở nữ 31,5%, nam cao gấp
2,2 lần so với nữ [16]. Phạm Ngọc Hảo (2013) ở nam 92%, nữ 8%, cao gấp
11,2 lần [18]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thương (2013), tỷ lệ lao phổi AFB
(-) ở nam là 53,3%, cao gấp 1,4 lần so với nữ [35].Theo nghiên cứu của Phan
Thị Hạnh (2013), tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nam là 64,3%, cao gấp 1,8 lần so
với nữ (37,5%). [17]. Theo nghiên cứu của Sameer Singhai Abhay and et al
(2009), tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nam là 66,7%, ở nữ là 33,3% [96]...............64

Lý giải cho điều này, Holmes C.B (1999) cho rằng do ảnh hưởng của văn
hoá xã hội, yếu tố sinh học, nam giới thường tham gia các hoạt động xã hội
nhiều hơn nữ giới vì vậy nhiều nguy cơ tiếp xúc nguồn lây, dễ mắc lao hơn nữ
[69]. Ngoài ra theo Shukhova E.V (2005), cũng do đặc điểm xã hội, văn hoá,
phụ nữ thường bận công việc gia đình, phải trông con nhỏ, thường họ ít quan
tâm đến bản thân và sức khoẻ, nếu có bệnh họ thường chịu đựng và tự điều
trị. Do vậy tỷ lệ phụ nữ được phát hiện sẽ ít hơn nam giới [99].....................64
Trong nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.2 và biểu đồ 3.1, tỷ lệ lao phổi AFB
(-) ở nam là 147/189 bệnh nhân chiếm 78%, nữ là 42/189 bệnh nhân chiếm
22%..................................................................................................................65
Lý giải điều này bằng việc chúng tôi thực hiện nghiên cứu 189 bệnh nhân ở
Bệnh viện 71 Trung Ương đã có kết quả phù hợp với các kết quả nghiên cứu
trước đó...........................................................................................................65
Lao là một bệnh xã hội, điều kiện sống và môi trường có ảnh hưởng nhiều
đến sự phát triển của bệnh. Ở những nơi có điều kiện sống thấp, môi trường
ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ bệnh lao cao hơn những nơi có mức
sống và điều kiện sinh hoạt tốt. Nếu cuộc sống được nâng cao, nguy cơ nhiễm
lao giảm 4-5% [6]. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Biểu đồ 3.2 cho thấy có 136/189 chiếm 72% số bệnh nhân lao phổi AFB (-) ở
nông thôn, thành thị có 53/189 bệnh nhân chiếm 28%. Theo Trần Thị Minh
Hằng (2008) tỷ lệ nông thôn chiếm 77,8%; thành thị 22,8% [16]. Nguyễn Thị
Thương (2013) tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nông thôn là 58,9%, thành thị chiếm


41,1%[35]. Phan Thị Hạnh (2013), tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nông thôn chiếm
40,05%, thành thị chiếm 59,95% [17].............................................................65
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của
Trần Thị Minh Hằng (2008) nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thương (2013) và Phan Thị Hạnh (2013) về tỷ lệ lao phổi AFB (-) ở nông
thôn..................................................................................................................65

Điều kiện sinh hoạt ở nông thôn phần nào cũng hạn chế hơn so với thành
thị. Điều này lí giải tại sao số bệnh nhân lao phổi AFB (-) ở nông thôn cao gấp
nhiều lần so với ở thành thị.............................................................................65
Theo nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân lao phổi AFB (-) có tiền sử
mắc lao từ trước là 32/189 chiếm 16,9%. Nghiên cứu của Trần Thị Minh
Hằng (2008), bệnh nhân có tiền sử mắc lao từ trước là 11,1%[16]................66
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp
nói chung và lao phổi nói riêng. Nguy cơ mắc lao ở những người hút thuốc lá
cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc. Nguy cơ này là 2-4 lần đối với
những người hút thuốc liên tục hơn 20 năm [62]. Trong nghiên cứu của
Dhamgage T.M (1998), số người hút thuốc lá ở bệnh nhân lao chiếm 27%
[62]. Theo Nguyễn Thu Hà, tỉ lệ này là 46% [15], còn Nguyễn Văn Thiêm
(2001) là 40% [33]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. Tỷ
lệ người hút thuốc lá trong số 189 bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu là
59/189 chiếm 31,2% (Biểu đồ 3.4). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thương
(2013) tỷ lệ này là 29,7%[35]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hảo (2013) là
28% [18]. Kết quả này cho thấy nếu nhà nước làm tốt công tác tuyên truyền
để người dân bỏ thuốc lá, thuốc lào thì tỉ lệ mắc lao sẽ giảm đáng kể............66
a. Ho: Trong nghiên cứu của chúng tôi 28/146 bệnh nhân có triệu chứng ho
khan chiếm 19.19%, ho đờm 95/189 bệnh nhân chiếm 65.06%, ho máu
23/146 bệnh nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,75% (Biểu đồ 3.8). Nguyễn Thu
Hà (2006) nhận xét, ho khan chiếm 50%, ho khạc đờm là 18% [15]. Còn
Nguyễn Văn Thiêm thì lại thấy 70% bệnh nhân ho khạc đờm [33]. Theo Trần
Thị Minh Hằng (2008) ho khan là 52,4%, khạc đờm chiếm là 23,8% [16].


Nghiên cứu của Sevket Ozkaya và CS (2012) ho đờm là 34,7%, ho khan
chiếm 39,2%.[97]............................................................................................69
Ho máu trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 15,75% (Biểu đồ 3.8),
tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà (2006), tỷ lệ ho máu là 28% [15],

Barnes P.F và CS (1998) là 37% [50]. Một số nghiên cứu về lao phổi AFB (+)
nhận thấy tỷ lệ ho ra máu cao hơn với những bệnh nhân lao phổi AFB (-)....70
Từ các bảng 3.10; 3.11 kết quả MGIT - BACTEC dương tính ở các lứa tuổi
và giới..............................................................................................................82
Kết quả này chứng tỏ độ tuổi và giới là không ảnh hưởng đến kết quả xét
nghiệm.............................................................................................................82
Trong số 189 bệnh nhân nghiên cứu được làm xét nghiệm MGIT và LJ thì
có 76 bệnh nhân dương tính với cả 2 phương pháp, chiếm 40,2%, có 13 bệnh
nhân chiếm 6,9% dương tính với một trong hai phương pháp MGITBACTEC và LJ...............................................................................................83
Tỷ lệ dương tính của MGIT trong nhóm LJ dương tính và âm tính là khác
nhau. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Theo kết quả nghiên
cứu thì tỷ lệ MGIT (+) ở nhóm LJ (+) cao hơn trong nhóm LJ (-) và ngược lại
(Bảng 3.14)......................................................................................................83
Điều này cũng dễ hiểu bởi vì cả 2 phương pháp đều là nuôi cấy. Khi một
phương pháp đã dương tính thì có nghĩa là đã có đủ một lượng vi khuẩn tối
thiểu để có thể mọc trên môi trường nuôi cấy khác (khoảng 10-100 vi khuẩn
còn sống trong đờm). Chính vì vậy khả năng dương tính của phương pháp
khác là rất lớn. Đây là 2 xét nghiệm độc lập về nguyên lý và cách thức tiến
hành, vì thế nên có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân chỉ dương tính với một trong 2
phương pháp....................................................................................................83
Bên cạnh những ưu điểm của hệ thống nuôi cấy MGIT- BACTEC (nuôi cấy
trên môi trường lỏng), phương pháp nuôi cấy cổ điển LJ (nuôi cấy trên môi
trường đặc) vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nuôi cấy phân lập định
danh và KSĐ vi khuẩn lao. Năm 1993, Trung tâm kiểm soát và phòng chống
dịch bệnh của Mỹ (CDC) khuyến cáo phòng xét nghiệm lâm sàng về lao nên
dùng môi trường nuôi cấy đặc LJ bên cạnh môi trường nuôi cấy lỏng...........83


Nói chung 2 phương pháp này là những kỹ thuật xét nghiệm ít xâm lấn hơn
so với những xét nghiệm khác. Điều này có ý nghĩa với những bệnh nhân lao

phổi AFB (-) không có tổn thương nhìn thấy trên phim X-quang. Chính vì
vậy, trên lâm sàng ta vẫn nên kết hợp nhiều chỉ định cận lâm sàng để xét
nghiệm, chẩn đoán và điều trị lao phổi nhằm mục đích chẩn đoán đúng, tránh
sai sót, nhầm lẫn, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong chẩn đoán,
điều trị lao phổi AFB (-)..................................................................................84
Qua nghiên cứu 189 bệnh nhân lao phổi AFB (-) chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:...........................................................................................................85
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB(-).....85
1.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB (-)...........................85
Bệnh nhân lao phổi AFB(-) gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nhóm tuổi từ 5059 chiếm tỷ lệ cao nhất 25,5%........................................................................85
Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(-) ở nam nhiều hơn nữ...............................85
Đa số bệnh nhân lao phổi nghiên cứu có triệu chứng ho chiếm tới 77%
(146/189), trong đó ho đờm 65.06%, ho khan 19,19%...................................85
Triệu chứng đau ngực chiếm 34,4% (65/189), trong đó đau cả 2 bên là 33
người, chiếm 51%...........................................................................................85
59,3% bệnh nhân lao phổi AFB(-) không có sốt, sốt nhẹ chỉ chiếm 18,5%.
.........................................................................................................................85
Đa số bệnh nhân nghe phổi không có ran chiếm 75,7%.............................85
Rung thanh bình thường chiếm tỷ lệ cao 85,7%.........................................85
Gõ bình thường chiếm 93,7%.....................................................................85
1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB(-)......................85
a. X-quang phổi..........................................................................................85
Tỷ lệ tổn thương hay gặp trên phim X-quang lao phổi AFB(-) là tổn thương
thâm nhiễm chiếm 77,2%................................................................................85
Tổn thương thường gặp cả 2 bên là 46,6%.................................................85
Tổn thương chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ chiếm 55,9%.................................85
b. Chụp cắt lớp vi tính phổi........................................................................85
c. Mantoux..................................................................................................86



Tỷ lệ dương tính ở bệnh nhân lao phổi AFB (-) là 37%..............................86
Tỷ lệ nghi ngờ ở bệnh nhân lao phổi AFB (-) là 38,1%..............................86
Tỷ lệ dương tính ở bệnh nhân lao phổi AFB (-) là 24,9%...........................86
d. Xét nghiệm công thức máu....................................................................86
Số lượng bạch cầu bình thường chiếm 58,7%.............................................86
Bạch cầu tăng chiếm 35,4%........................................................................86
Bạch cầu đa nhân trung tính tăng chiếm 31,1%..........................................86
Bạch cầu lympo >30% chỉ có 14%.............................................................86
Tỷ lệ LJ dương tính là 42,86%....................................................................86
2. Kết quả MGIT- BACTEC ở bệnh nhân lao phổi AFB(-)........................86
Tỷ lệ phát hiện vi khuẩn lao của phương pháp MGIT- BACTEC đờm ở các
bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu đạt 44,4%.........................................86
- Tỉ lệ MGIT dương tính theo tuổi cao nhất ở nhóm 50-59, chiếm tỷ lệ
14,8%. Tỉ lệ MGIT dương tính theo giới nam cao hơn nữ (Nam 33,9%; Nữ
10,6%).............................................................................................................86
- Theo mức độ tổn thương, tỷ lệ MGIT dương tính ở thể nhẹ, vừa và nặng
chiếm tỷ lệ như sau:.........................................................................................86
Thể nhẹ cho tỷ lệ cao nhất (29,34%), thể vừa (16,16%), nặng (4,79%).....86
Phương pháp MGIT- BACTEC có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán lao
phổi AFB (-)....................................................................................................86
Có bằng chứng vi khuẩn học còn sống chứng tỏ phương pháp này không
thua kém một kỹ thuật nào trong chẩn đoán và điều trị lao phổi AFB (-).......86
Đối với bệnh nhân nghi ngờ lao phổi, tuy làm đầy đủ các xét nghiệm
thường quy nhưng các kết quả này đều âm tính, thì ta nên cho bệnh nhân lấy
đờm đạt tiêu chuẩn hoặc nội soi phế quản lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét
nghiệm nuôi cấy MGIT–BACTEC. Vì các xét nghiệm thường quy cho tỷ lệ
âm tính giả khá cao trong khi đó xét nghiệm nuôi cấy MGIT–BACTEC chỉ
cần một lượng nhỏ vi khuẩn 10-100VK/1ml/bệnh phẩm là cho kết quả nuôi
cấy (+).............................................................................................................87



Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn, với số lượng bệnh nhân nhiều
hơn, ở nhiều vùng miền khu vực…về lâm sàng và cận lâm sàng, phương pháp
MGIT – BACTEC và các yếu tố liên quan của lao phổi AFB (-)...................87
Rất mong các nghiên cứu tiếp theo đi sâu tìm hiểu vấn đề đáp ứng điều trị
của bệnh lao phổi AFB (-), tình hình kháng thuốc của lao phổi AFB (-) cũng
như các chủng gây bệnh…để công tác chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao
phổi AFB (-) được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................88
Tiếng Việt:...................................................................................................88
Tiếng nước ngoài:........................................................................................92


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Ước tính số bệnh nhân lao mới mắc theo khu vực (WHO)[105]. .6
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................47
Bảng 3.2. Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến khi đi khám bệnh....50
Bảng 3.3. Triệu chứng toàn thân của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)........53
Bảng 3.4. Triệu chứng thực thể của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)..........54
Bảng 3.5. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu..................................55
Bảng 3.6. Kết quả phản ứng Mantoux của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)56
Bảng 3.7. Kết quả X-quang phổi của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)........56
Bảng 3.8. Kết quả Hình ảnh tổn thương trên CT scanner...........................57
(cắt lớp vi tính) (n=189).............................................................................57
Bảng 3.9. Kết quả nuôi cấy MGIT-BACTEC của bệnh nhân nghiên cứu. .58
(n=189)........................................................................................................58
Bảng 3.10. Kết quả nuôi cấy Lowenstein - Jensen của bệnh nhân nghiên
cứu (n=189).....................................................................................................59
Bảng 3.11. Kết quả MGIT theo nhóm tuổi bệnh nhân (n=189)..................59
Bảng 3.12. Kết quả MGIT theo giới tính bệnh nhân (n=189).....................61

Bảng 3.13. Kết quả MGIT theo mức độ tổn thương phổi (n = 167)...........61
Bảng 3.14. Kết quả MGIT theo kết quả Mantoux (n=189).........................61
Bảng 3.15. Kết quả MGIT theo kết quả LJ.................................................62


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới (n=189)..................48
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo địa bàn cư trú (n=189). .48
Biểu đồ 3.3. Tiền sử mắc lao của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)..............49
Biểu đồ 3.4. Tiền sử hút thuốc của bệnh nhân nghiên cứu n=189..............49
Biểu đồ 3.5. Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân nghiên cứu n=189................50
Biểu đồ 3.6. Lý do đến khám của bệnh nhân nghiên cứu n=189................51
Biểu đồ 3.7. Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)......51
Biểu đồ 3.8. Triệu chứng ho của bệnh nhân nghiên cứu (n=189)...............52
Biểu đồ 3.9. Triệu chứng đau ngực của bệnh nhân nghiên cứu (n=189).. .52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao là một bệnh xã hội, đang là vấn đề thời sự, ảnh hưởng rất nhiều
tới sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Không một quốc gia nào, cộng đồng nào
trên thế giới không có người mắc bệnh lao và chết vì bệnh lao. Tỷ lệ mắc lao
trên toàn cầu ước tính mỗi năm khoảng 1% dân số. Trong đó, số người mắc lao
ở độ tuổi từ 15 đến 49 chiếm 60 - 75%. Đây là lực lượng lao động chính của xã
hội, khi bị bệnh là ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu [14].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) (2007) có khoảng 1/3 dân số bị
nhiễm lao. Mỗi năm có thêm gần 9 triệu người mắc bệnh lao và khoảng 2
triệu người chết vì lao [106].

Việt Nam xếp thứ 13 trong số 22 nước có tỷ lệ mắc lao cao trên thế giới,
đứng thứ ba sau Trung Quốc và Philippin về tỷ lệ bệnh nhân lao lưu hành
cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm trong khu vực Tây Thái
Bình Dương [8]. Tổng số nhiễm lao ước tính khoảng 44% dân số cả nước. Tại
Việt Nam, bệnh lao có số tử vong xếp trong năm nguyên nhân tử vong cao
nhất, với tỷ lệ 23/100.000 dân [3].
Trong các thể lao, lao phổi hay gặp và dễ lây lan cho cộng đồng nhiều
nhất. Chẩn đoán xác định lao phổi phải dựa vào tìm AFB trực tiếp trong bệnh
phẩm đờm lấy từ người bệnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho
thấy phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB chỉ phát hiện được 3050% các trường hợp có AFB trong đờm [19], [23], [24]. Tỷ lệ AFB âm tính
trong đờm có xu hướng tăng lên và đã cao hơn lao phổi AFB dương tính trong
đờm. Nhiều trường hợp đã chẩn đoán nhầm với các bệnh phổi không lao như


2
viêm phổi, ung thư phổi, do đó sẽ bỏ sót bệnh nhân và khi phát hiện thì bệnh
đã nặng lên nhiều, vì vậy việc điều trị rất khó khăn, hiệu quả thấp.
Lao phổi AFB âm tính trong đờm, trong quá trình phát triển có thể thành
AFB dương tính và là nguồn lây mạnh. Theo các nghiên cứu dịch tễ thì nguồn
lây từ lao phổi AFB âm tính chiếm khoảng 1/4 tổng số nguồn lây [23], [24].
Các kỹ thuật để chẩn đoán lao phổi AFB âm tính trong đờm trước đây
chủ yếu dựa vào soi trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Lowenstein Jensen nhưng đòi hỏi phải có môi trường nuôi cấy chuẩn và thời gian ít nhất 2
tháng mới có kết quả.
Trên thế giới hiện nay đã có nhiều kỹ thuật cao như Gene Xpert và nuôi
cấy lỏng MGIT- BACTEC được áp dụng nhằm chẩn đoán sớm và xác định
tính chất kháng thuốc của vi khuẩn lao, chính xác cho những trường hợp bệnh
lao phổi AFB âm tính. Các kỹ thuật này có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn so
với những kỹ thuật nuôi cấy cổ điển.
Tại Bệnh viện 71 Trung Uơng, một cơ sở chuyên sâu nơi tiếp nhận các
bệnh nhân lao phổi trực tiếp vào điều trị từ tuyến dưới chuyển đến trong đó có

đối tượng bệnh nhân lao phổi AFB âm tính thường gặp. Tại bệnh viện, các kỹ
thuật xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, chụp X-quang phổi chuẩn,
chụp cắt lớp vi tính, nuôi cấy đờm tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp MGITBACTEC.... đã thành thường quy trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính.
Trong đó kỹ thuật MGIT- BACTEC ngày càng phổi biến do cho kết quả chính
xác, nhanh chóng và thuận tiện trong thử nghiệm kháng sinh đồ, tìm vi khuẩn
lao. Hiện nay, chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả của phương pháp này
trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính. Nó giúp cho việc chẩn đoán lao phổi
AFB âm tính sớm và chính xác, để người bệnh yên tâm điều trị khỏi bệnh,
hạn chế tiến triển thành lao phổi AFB dương tính, giảm thiểu nguồn lây cho


3
cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nuôi cấy đờm
tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp MGIT-BACTEC ở bệnh nhân lao
phổi AFB âm tính” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi AFB
âm tính tại Bệnh viện 71 Trung Ương năm 2014- 2016.
2. Nhận xét kết quả nuôi cấy đờm tìm vi khuẩn lao bằng phương
pháp MGIT- BACTEC ở những bệnh nhân lao phổi AFB âm tính.


4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh lao và tình hình bệnh lao
1.1.1. Khái niệm bệnh lao và trực khuẩn lao
1.1.1.1. Khái niệm về bệnh lao

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
gây nên.
Bệnh lao đã được phát hiện từ trước công nguyên ở Ấn Độ, Hy Lạp, Ai
Cập và các nước Trung Á. Thời kỳ này, bệnh lao được hiểu lẫn với một số
bệnh khác, đặc biệt là các bệnh ở phổi. Người ta xem bệnh lao là một bệnh
không chữa được và là bệnh di truyền.
Từ thế kỷ XIX, thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lao.
Năm 1982, Robert Koch tìm ra trực khuẩn lao. Hiểu biết của con người về
bệnh lao được thay đổi. Bệnh lao được biết đến là một bệnh lây nhiễm, có
tính chất xã hội. Năm 1944, Waksman tìm ra Streptomyxin, thuốc kháng sinh
đầu tiên điều trị lao. Sau đó một loạt các thuốc chữa lao mới ra đời. Bệnh lao
được biết chính xác là bệnh có thể phòng và điều trị với kết quả tốt [6].
Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp do hít
phải những hạt nhỏ trong không khí có chứa trực khuẩn lao. Từ những tổn
thương ban đầu trực khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, đường phế quản
hoặc đường tiếp cận có thể đến để gây bệnh qua nhiều cơ quan khác trong cơ
thể [6].
Bệnh lao diễn biến qua 2 giai đoạn: Lao nhiễm (lao tiên phát) là giai
đoạn đầu tiên khi vi khuẩn lao vào cơ thể gây tổn thương đặc hiệu. Đa số các
trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể hình thành dị ứng và miễn


5
dịch chống lao sau 3 tuần đến 3 tháng. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm thì
lao nhiễm sẽ trở thành lao bệnh (lao hậu tiên phát) [6].
Yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm lao và mắc bệnh lao: Suy giảm miễn
dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (dùng corticoid kéo dài, nhiễm HIV/AIDS); mắc
các bệnh mạn tính (đái tháo đường, bụi phổi, suy thận mạn, mổ cắt dạ dày),
phụ nữ ở thời kỳ thai nghén, trẻ em chưa được tiêm phòng lao. Ngoài ra mức
sống thấp, chiến tranh, trạng thái tinh thần căng thẳng...đều là yếu tố thuận lợi

cho sự phát sinh và phát triển của bệnh lao nói chung và lao phổi nói riêng
[6].
1.1.1.2. Trực khuẩn lao
Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là những trực khuẩn mảnh,
chúng không có vỏ, lông và nha bào. Trong bệnh phẩm trực khuẩn lao thường
đứng thành đám nối đầu vào nhau. Nhuộm Zielh - Neelsen vi khuẩn có màu
đỏ [42].
Ở điều kiện tự nhiên, trực khuẩn lao có thể tồn tại 3-4 tháng. Trong
phòng thí nghiệm, người ta có thể bảo quản trực khuẩn lao trong nhiều năm.
Dưới ánh nắng mặt trời, trực khuẩn lao chết sau 1,5 giờ. Khi chiếu tia cực tím
chúng chỉ tồn tại được 2-3 phút. Ở 42°C, trực khuẩn lao không ngừng phát
triển và chết sau 10 phút ở 80°C. Đờm của bệnh nhân lao trong phòng tối, ẩm,
sau 3 tháng trực khuẩn lao vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Với cồn 90°C trực
khuẩn lao tồn tại được 3 phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chết ngay sau 1
phút [42].
Gây bệnh lao cho người gồm có M.Tuberculosis (trực khuẩn lao người),
M.bovis (trực khuẩn lao bò) và M.Avium (trực khuẩn lao chim) [6].
1.1.1.3. Phân loại bệnh lao
Tùy theo vị trí gây bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao
phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-


6
85% các thể bệnh lao, là nguồn lây bệnh chủ yếu trong cộng đồng. So với lao
phổi, các thể lao ở các cơ quan ngoài phổi ít hơn, như lao màng phổi, lao màng
bụng, lao màng não, lao hạch ngoại biên, lao ở hệ xương khớp, lao ở hệ sinh
dục - tiết niệu... Các thể này có vai trò thứ yếu trong nguồn lây [6]. Chính vì
vậy, trong đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu lao phổi AFB (-).
1.1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới:

Bệnh lao được biết từ trước công nguyên và được coi là bệnh không thể
chữa được.Từ năm 1882, khi Robert Koch tìm ra vi khuẩn lao và một loạt
thuốc chống lao ra đời thì người ta hy vọng có thể phòng và điều trị lao như
các bệnh nhiễm trùng khác.
Theo số liệu của TCYTTG năm 2005, trên thế giới có khoảng 1/3 dân
số bị nhiễm lao, mỗi ngày có 5000 người chết do lao (2 triệu người mỗi năm).
Trong 20 năm qua có khoảng 35 triệu người chết vì lao thì 98% nằm ở các
nước đang phát triển [105].
Bảng 1.1.Ước tính số bệnh nhân lao mới mắc theo khu vực (WHO)[105]
Số bệnh nhân
Khu vực

Tỉ lệ/100 000

Tử vong do lao (bao

(nghìn)
gồm cả nhiễm HIV)
Các thể AFB(+) Cácthể AFB(+) SL(nghìn) TL/100000
Châu Phi 2354 (26%) 1000
350
149
556
83
Châu Mỹ
370 (4%)
165
43
19
53

6
Trung Đông 622 (7%)
279
124
55
143
28
Châu Âu
472 (5%)
211
54
24
73
8
Đông Nam
2890 (33%) 1294
182
81
625
39
Châu Á
Tây Thái
2090 (24%) 939
122
55
373
22
Bình Dương
Toàn cầu 8797(100%) 3887
141

63
1823
29


7
Ngày nay, tình trạng lao kháng thuốc ngày càng phát triển. Tổ chức Y
tế thế giới năm 2005 ước tính số bệnh nhân lao kháng thuốc có 424.000
người, số chết do lao kháng thuốc là 116.000 người [105].

Bản đồ lao kháng nhiều thuốc trên thế giới (WHO) [106]
(nơi có dấu tròn)
Tử vong do lao: Trước khi có hóa trị liệu chống lao thì có tới 50-60%
bệnh nhân lao sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán. Cao
nhất là lao phổi AFB dương tính trong đờm (chiếm 54-66%). Hiện nay, tử
vong do lao đứng hàng thứ 5 sau tim mạch, nhiễm khuẩn hô hấp, ung thư,
tiêu chảy [106].
1.1.2.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Việt Nam được xếp vào nước có số bệnh nhân lao ở mức trung bình cao
trong khu vực, là một trong 22 nước có bệnh lao trầm trọng trên thế giới.
Trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc
và Philipinnes về tỷ lệ bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới
xuất hiện hàng năm [8].


8
Theo thống kê của Chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG)
(2007), tổng số bệnh nhân lao hiện mắc là 221.000 ca. Trong đó khoảng
78.000 ca có AFB dương tính trong đờm. Tỷ lệ mắc lao hàng năm có xu
hướng tăng lên. Tỷ lệ tử vong do lao là 25,1/100000 người, tương đương

20.800 người [10].
Nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là trên 1% dân số.
Tổng số nhiễm lao ước tính khoảng 44% dân số.
1.1.2.3. Tình hình lao phổi AFB âm tính trong đờm
Soi đờm trực tiếp, chỉ khi có trên khoảng 5000 vi khuẩn /1ml thì mới
dương tính. Vì vậy, kết quả chỉ đạt 65% tổng số bệnh nhân lao phổi. Ở
Ethipopia đạt 6%, Băngladesh đạt 35%, Zimbabue là 26% [106].
Ở Việt Nam, khoảng một nửa số bệnh nhân lao phổi không thể chẩn đoán
dựa vào soi đờm trực tiếp tìm AFB mà phải dựa vào các phương pháp khác [6].
1.2. Lao phổi
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của lao phổi
Trong cơ thể, mọi cơ quan bộ phận đều có thể bị lao nhưng lao phổi là
thể bệnh gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh lao [7]. Lao phổi là
nguồn lây nguy hiểm, đặc biệt là lao phổi AFB (+). Đây là nguồn lây chủ yếu
làm bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều thế kỷ.
Nguyên nhân gây bệnh lao chủ yếu do trực khuẩn lao người
(Mycobacterium tuberculosis Hominis) và trực khuẩn lao bò (Mycobacterium
Bovis). Ngoài ra bệnh lao còn có thể do trực khuẩn kháng cồn, kháng toan
không điển hình (Mycobacterium Atipyques).
Lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn (phân thùy
đỉnh và phân thùy sau của thùy trên phổi). Có 2 cơ chế được giải thích về điều
này. Thứ nhất là vùng này có nhiều oxy hơn so với các vùng phổi khác (trực
khuẩn lao là vi khuẩn hiếu khí). Thứ hai, do cấu trúc về giải phẫu hệ mạch


×