Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH sử DỤNG và TAI BIẾN TRUYỀN máu, CHẾ PHẨM máu tại BỆNH VIỆN 19 8 GIAI đoạn 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 99 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
--------***--------

BÙI HUY TUẤN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
VÀ TAI BIẾN TRUYỀN MÁU, CHẾ PHẨM MÁU
TẠI BỆNH VIỆN 19-8 GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
Chuyên ngành:
Mã số:

Huyết học - Truyền máu
CK 62722501

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng
PGS.TS. Trần Văn Sáu

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, tôi xin
trân trọng cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn
Huyết học-Truyền máu, Trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo giảng dạy và
giúp đỡ để tôi hoàn thành chương trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
- Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện 19-8 Bộ công an đã ủng hộ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, học tập và thực


hiện đề tài nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng - Trường Đại học Y Hà Nội, người Thầy luôn
tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, phương pháp làm việc và
những sáng tạo trong nghiên cứu khoa học vô cùng quý giá, luôn động viên và
tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Trần Văn Sáu - Giám đốc Bệnh viện 19-8 Bộ Công an người Thầy
đã luôn quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Em cũng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc GS.TS. Phạm Quang
Vinh - Chủ nhiệm Bộ môn Huyết học truyền máu-Trường Đại học Y Hà Nội,
người Thầy giảng dạy, đào tạo, giúp đỡ để em có được những kiến thức giá
trị, định hướng nghiên cứu, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến rất quý
báu cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Em xin trân trọng biết ơn các Thầy, Cô của Bộ môn Huyết học -- ruyền
máu Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Huyết học truyền máu Trung ương đã
giảng dạy, đào tạo cho em kiến thức và kỹ thuật chuyên khoa để thực hành
nghề nghiệp.


Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ chiến sĩ Trung tâm Huyết họctruyền máu bệnh viện 19-8 đã luôn động viên, giúp đỡ trong quá trình công
tác và thực hiện nghiên cứu hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được chân thành cảm ơn các anh, chị, em đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, giành cho tôi sự quan tâm động viên chia sẻ,
thường xuyên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng chân thành cảm ơn những người thân trong gia
đình đã luôn động viên, cổ vũ để tôi học tập, phấn đấu và trưởng thành trong
cuộc sống và sự nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2017

Bùi Huy Tuấn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện tại
Bệnh viện 19-8 Bộ Công an. Các số liệu thông tin trong nghiên cứu do tôi thu
thập và hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan.
Kết quả nghiên cứu này chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí hay
công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2017
Tác giả

Bùi Huy Tuấn


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTM

An toàn truyền máu

CPM

Chế phẩm máu

HTTĐL

Huyết tương tươi đông lạnh


KHC

Khối hồng cầu

KTC

Khối tiểu cầu

MTP

Máu toàn phân

SLTC

Số lượng tiểu cầu

TC

Tiểu cầu

TM

Truyền máu

TTHHTM

Trung tâm Huyết học - Truyền máu

TTTM


Trung tâm truyền máu

Tủa

Tủa lạnh yếu tố VIII


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................3
TỔNG QUAN............................................................................................3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUYỀN MÁU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.3
1.1.1. Trên Thế giới...................................................................................3
1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................6
1.2. AN TOÀN TRUYỀN MÁU...................................................................9
1.2.1. Nhóm máu hệ hồng cầu...................................................................9
1.2.2. Máu và các chế phẩm máu............................................................14
1.2.3. Sử dụng máu tại bệnh viện:...........................................................19
1.3. CÁC PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU....................................................22
1.3.1. Phản ứng do miễn dịch..................................................................22
1.3.2. Những tai biến không do cơ chế miễn dịch...................................25
1.3.3. Các tai biến truyền máu do bị nhiễm trùng...................................26
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM MÁU VÀ
TAI BIẾN TRUYỀN MÁU Ở VIỆT NAM........................................26
1.4.1. Tình hình sử dụng máu:.................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.......................................................31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................31

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................31
2.2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................31
2.2.3.1. Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và chế phẩm tại Bệnh viện
19.8 giai đoạn 4/2016 -3/2017......................................................31
2.2.4. Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm một số tai biến truyền máu thường
gặp tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an:.............................................33
Thu thập thông tin từ các phiếu thu thập thông tin tại các khoa lâm sàng
về:..................................................................................................33


2.2.5. Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo phần mềm Excel, SPSS
16.0................................................................................................34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................35
3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU TẠI BỆNH
VIỆN 19-8 GIAI ĐOẠN 4/2016- 3/2017...........................................35
3.1.1. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm từ 4/2016- 3/2017...............35
3.1.2. Khả năng đáp ứng các chế phẩm máu của TT HHTM và Viện
HHTMTW cho Bệnh viện 19-8 giai đoạn 4/2016-3/2017............36
3.1.3. Sử dụng máu trong cấp cứu và có kế hoạch từ 4/2016 - 3/2017...37
3.1.4. Sử dụng máu theo nhóm máu hệ ABO, Rh-D từ 4/2016 - 3/2017 38
3.1.5. Sử dụng máu và các chế phẩm theo từng tháng trong năm...........39
3.1.6. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh tại
Bệnh viện 19-8..............................................................................40
3.1.7. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh
của các khoa lâm sàng...................................................................41
3.1.8. Sử dụng từng loại CPM chế phẩm tại các khoa lâm sàng.............42
3.1.9. Số đơn vị chế phẩm máu trung bình/1 người bệnh truyền máu....45
3.1.10. Số đơn vị CPM sử dụng trong mỗi lần truyền máu.....................46
3.1.11. Sử dụng chế phẩm máu theo một số nhóm bệnh.........................47
Nhận xét......................................................................................................48

Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, máu và chế phẩm máu được sử dụng điều
trị cho hầu hết các nhóm bệnh lý với tỷ lệ khác nhau:........................48
- Nhóm bệnh Lơ xê mi sử dụng chủ yếu là KHC và KTC;.........................48
- Nhóm bệnh Thalassemia, Suy tủy xương và Rối loạn sinh tủy hầu hết chỉ
sử dụng KHC.......................................................................................48
- Nhóm bệnh XHTH, Xơ gan, Viêm gan sử dụng nhiều KHC và chế phẩm
HTTĐL................................................................................................48
3.1.12. Tình hình chỉ định truyền chế phẩm KHC và KTC tại BV 19-8
giai đoạn 4/2016 – 3/2017.............................................................48


3.2. TỶ LỆ TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TAI BIẾN TRUYỀN MÁU GẶP TẠI BỆNH VIỆN 198...........................................................................................................51
3.2.1. Tỷ lệ tai biến truyền máu...............................................................51
3.2.2. Đặc điểm tuổi và giới tính ở bệnh nhân có tai biến truyền máu. . .51
3.2.3. Tỷ lệ các loại tai biến truyền máu gặp tại Bệnh viện 19-8............52
Trong 41 lần phản ứng, biểu hiện Sốt kèm Rét run là phản ứng hay gặp
nhất với tỷ lệ 31,7%. Phản ứng rét run chiếm tỷ lệ 26,8%. Phản
ứng mẩn ngứa và sốt chiếm tỷ lệ lần lượt là 22% và 19,5%. Không
gặp trường hợp nào tai biến nặng như tụt huyết áp, sốc...............52
3.2.4. Tỷ lệ tai biến truyền máu với từng loại chế phẩm.........................52
3.2.5. Mối liên quan giữa tai biến truyền máu và số lần truyền máu......53
Tỷ lệ tai biến xảy ra nhiều nhất ở bệnh nhân được truyền máu > 2 lần
(80,6%)..........................................................................................54
3.2.6. Thời điểm xuất hiện phản ứng truyền máu...................................54
3.2.7. Tỷ lệ phản ứng theo thời gian bảo quản KHC...............................54
Chương 4..................................................................................................56
BÀN LUẬN..............................................................................................56
4.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU TẠI BỆNH
VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN GIAI ĐOẠN 4/2016- 3/2017..................56

4.1.1. Tình hình sử dụng máu và chế phẩm từ 4/2016- 3/2017...............57
Như vậy có thể thấy, giai đoạn 4/2016 – 3/2017 Bệnh viện 19-8 Bộ Công
an đã sử dụng 3 loại chế phẩm máu (KHC, HTĐL và KTC) trong
đó nhiều nhất là khối hồng cầu. Các chế phẩm KHC và HTĐL do
Trung tâm Huyết học - Truyền máu của Bệnh viện tự cung cấp đủ
cho nhu cầu điều trị; chế phẩm khác do nhu cầu sử dụng ít nên
Viện Huyết học - Truyền cung cấp. Trong thời gian tới, sự phát
triển của bệnh viện cả về quy mô và sự đa dạng bệnh nhân, nhiều
bệnh nhân nặng, nhiều kỹ thuật y học hiện đại trình độ cao, nhu
cầu sử dụng các chế phẩm khác tại các chuyên khoa tăng cao thì
Bệnh viện cũng chủ động thu gom và điều chế nhiều loại chế


phẩm máu phục vụ điều trị lâm sàng; việc này đòi hỏi một kế
hoạch đầu tư toàn diện cho chuyên ngành Huyết học Truyền máu
cả về nhân lực, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị máy móc.. 58
4.1.2. Khả năng đáp ứng các chế phẩm máu của TT HHTM và Viện
HHTMTW cho BV19-8 giai đoạn 4/2016-3/2017:.......................58
4.1.3. Sử dụng chế phẩm máu trong cấp cứu và có kế hoạch.................58
4.1.4. Sử dụng máu theo nhóm máu hệ ABO, Rh(D) từ 4/2016 - 3/2017.
.......................................................................................................59
4.1.5. Sử dụng máu và các chế phẩm theo từng tháng trong năm...........60
4.1.6. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh tại
bệnh viện.......................................................................................61
4.1.7. Sử dụng các chế phẩm máu theo số giường bệnh và người bệnh
của các khoa lâm sàng từ 4/2016 - 3/2017....................................62
4.1.8. Sử dụng từng loại CPM chế phẩm tại các khoa lâm sàng.............63
4.1.9. Số lượng đơn vị các chế phẩm/1 người bệnh truyền máu.............65
4.1.10. Số đơn vị CPM sử dụng trong mỗi lần truyền máu.....................66
4.1.11. Sử dụng chế phẩm máu theo một số nhóm bệnh.........................67

4.1.12. Tình hình chỉ định truyền chế phẩm KHC theo xét nghiệm Huyết
sắc tố tại BV 19-8 giai đoạn 4/2016 - 3/2017:..............................68
4.2. TỶ LỆ TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TAI BIẾN TRUYỀN MÁU GẶP TẠI BV 19-8............69
4.2.1. Tỷ lệ tai biến truyền máu...............................................................69
Bảng 3.14cho thấy:.................................................................................69
4.2.2. Đặc điểm tuổi và giới tính của bệnh nhân tai biến truyền máu.....71
Bảng 3.15 và Bảng 3.16 cho thấy:..........................................................71
- Tai biến truyền máu xảy ra ở các độ tuổi khác nhau nhưng xảy ra nhiều
hơn ở độ tuổi > 50 tuổi..................................................................71
- Tỷ lệ truyền máu ở bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ có ý nghĩa
thống kê (p<0,05)..........................................................................71
Do đặc thù, Bệnh viện 19-8 là bệnh viện ngành công an, không có bệnh
nhân nhi, chỉ khám và điều trị cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên và


tỷ lệ nam giới trong ngành công an lớn hơn nữ giới rất nhiều. Tai
biến truyền máu xảy ra nhiều hơn ở độ tuổi > 50 tuổi, độ tuổi này
trong lực lượng công an theo chúng tôi là độ tuổi đã có nhiều vấn
đề về sức khỏe, nhiều bệnh lý đã xuất hiện, tỷ lệ đến khám và điều
trị sẽ nhiều hơn các độ tuổi trước đó.............................................71
4.2.3. Tỷ lệ các loại tai biến truyền máu gặp tại BV 19-8.......................71
Bảng 3.17cho thấy...................................................................................71
Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, trong số 5.104 đơn vị CPM truyền thì
có các biểu hiện phản ứng với tỷ lệ khác nhau: Trong 41 lần phản
ứng, biểu hiện sốt kèm rét run là phản ứng hay gặp nhất với tỷ lệ
31,7%, rét run chiếm 26,8%, ngoài ra còn gặp phản ứng mẩn ngứa,
sốt; không gặp trường hợp nào tai biến nặng như tụt huyết áp, sốc.
.......................................................................................................71
Tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an, công tác đảm bảo và cải tiến, nâng cao

chất lượng trong khám chữa bệnh luôn được quan tâm và thực
hiện nghiêm túc; Tại Trung tâm/Khoa Huyết học truyền máu cũng
như các khoa phòng khác từng bước chuẩn hóa các quy trình kỹ
thuật, luôn cải tiến và đảm bảo chất lượng, đặc biệt về công tác
truyền máu. Công tác đó đã góp phần hạ thấp các tai biến trong
truyền máu.....................................................................................71
4.2.4. Tỷ lệ tai biến truyền máu với từng loại chế phẩm.........................72
Bảng 3.18cho thấy...................................................................................72
4.2.5. Mối liên quan giữa tai biến truyền máu và số lần truyền máu......72
4.2.6. Thời điểm xuất hiện phản ứng truyền máu...................................73
4.2.7. Tỷ lệ phản ứng theo thời gian bảo quản KHC...............................73
KẾT LUẬN..............................................................................................75
KIẾN NGHỊ.............................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................1



DANH MỤC CÁC BẢNG
............................................................................................................................................35
Bảng 3.1. Tỷ lệ đáp ứng các chế phẩm máu....................................................................36
Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng máu trong cấp cứu và điều trị có kế hoạch...............................37
- Nhóm máu hệ Rh: 100% chế phẩm máu được sử dụng có nhóm máu Rh (+).............38
- Nhóm máu hệ ABO:.........................................................................................................38
............................................................................................................................................38
Nhận xét:............................................................................................................................38
Bảng 3.3. Sử dụng từng loại chế phẩm máu theo số giường bệnh và lượt người bệnh
điều trị tại bệnh viện...........................................................................................................40
Bảng 3.4. Tỉ lệ sử dụng CPM tại các khoa lâm sàng theo giường bệnh và lượt người
bệnh/năm...........................................................................................................................41
Bảng 3.5. Tỉ lệ sử dụng CPM giữa các khoa lâm sàng....................................................42

Bảng 3.6. Số lượng đơn vị KHC sử dụng tại các khoa lâm sàng.....................................42
Bảng 3.7. Số lượng đơn vị HTTĐL sử dụng tại các khoa lâm sàng.................................43
Bảng 3.8. Số lượng đơn vị KTC sử dụng tại các khoa lâm sàng.....................................44
Bảng 3.9. Số đơn vị CPM trung bình /1 người bệnh truyền máu.....................................45
Bảng 3.10. Số đơn vị KHC dùng trong mỗi lần truyền máu..............................................46
Bảng 3.11. Số đơn vị HTTĐL dùng trong mỗi lần truyền máu..........................................46
Bảng 3.12. Số đơn vị KTC dùng trong mỗi lần truyền máu..............................................47
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng chế phẩm máu theo một số nhóm bệnh..........................47
Bảng 3.14. Tỷ lệ tai biến truyền máu.................................................................................51
Nhận xét:............................................................................................................................51
Tỷ lệ tai biến trong truyền máu tại Tại Bệnh viện 19-8 Bộ công an là 1,2%....................51
Bảng 3.15. Đặc điểm tuổi của bệnh nhân tai biến truyền máu.........................................51
Nhận xét:............................................................................................................................51
Tai biến truyền máu xảy ra ở các độ tuổi khác nhau nhưng xảy ra nhiều hơn ở độ tuổi >
50.......................................................................................................................................51
Bảng 3.16. Đặc điểm giới tính ở bệnh nhân tai biến truyền máu.....................................51
Bảng 3.17. Tỷ lệ các tai biến truyền máu hay gặp............................................................52
Bảng 3.18. Tỷ lệ chế phẩm máu đã sử dụng có tai biến truyền máu...............................52
Bảng 3.19. Biểu hiện phản ứng theo loại chế phẩm máu.................................................53
Bảng 3.20. Tỷ lệ tai biến ở người bệnh truyền máu một lần và nhiều lần.......................53
Bảng 3.21. Thời điểm xuất hiện phản ứng truyền máu....................................................54


Bảng 3.22. Tỷ lệ phản ứng theo thời gian bảo quản KHC................................................54
Bảng 4.1. Tỷ lệ sử dụng máu và chế phẩm theo một số tác giả......................................57
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo một số tác giả...................................................60
Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an giai đoạn 4/2016 - 3/2017, tỷ lệ tai biến trong truyền
máu tại là 1,2%, kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2006)
tại bệnh viện Bạch: thống kê 4137 lượt truyền máu và chế phẩm máu, trong đó 43 lần
có phản ứng chiếm tỷ lệ 1,04%.........................................................................................69

Bảng 4.3. Tỷ lệ phản ứng truyền máu theo nghiên cứu của một số tác giả [29],[60],[81].
............................................................................................................................................69
Tác giả...............................................................................................................................70
Năm....................................................................................................................................70
nghiên cứu.........................................................................................................................70
Nơi......................................................................................................................................70
nghiên cứu.........................................................................................................................70
Tổng số nghiên cứu...........................................................................................................70
Số lần.................................................................................................................................70
phản ứng............................................................................................................................70
Tỷ lệ....................................................................................................................................70
%........................................................................................................................................70
Phan Quang Hòa...............................................................................................................70
2003...................................................................................................................................70
Viện huyết học truyền máu Trung ương............................................................................70
17.733................................................................................................................................70
177.....................................................................................................................................70
1,02....................................................................................................................................70
Mai Văn Tư........................................................................................................................70
2003...................................................................................................................................70
BV Hữu Nghị Hà Nội..........................................................................................................70
200.....................................................................................................................................70
4.........................................................................................................................................70
2,0......................................................................................................................................70
Nguyễn Thị Hồng...............................................................................................................70
2006...................................................................................................................................70
BV Bạch Mai......................................................................................................................70
4.137..................................................................................................................................70



43.......................................................................................................................................70
1,04....................................................................................................................................70
Bùi Huy Tuấn.....................................................................................................................70
2017...................................................................................................................................70
Bv 198................................................................................................................................70
3406...................................................................................................................................70
41.......................................................................................................................................70
1,2%...................................................................................................................................70
Tỷ lệ tai biến truyền máu phụ thuộc vào loại chế phẩm máu sử dụng, tỷ lệ gặp tai biến
cao trong truyền Máu toàn phần, KTC [29],[71],[80]. Ngày nay hầu hết các bệnh viện
không sử dụng chế phẩm Máu toàn phần, chế phẩm KTC sử dụng với tỷ lệ thấp nhất
[56],[58],[59]; bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật chuyên môn và thực hiện
tốt các hướng dẫn của các thông tư, quy định về truyền máu và sự hoạt động của Hội
đồng truyền máu bệnh viện đã làm giảm tỷ lệ tai biến trong truyền máu.........................70
Tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an giai đoạn 4/2016 – 3/2017, không sử dụng Máu toàn
phần trong điều trị, chỉ truyền các chế phẩm máu, trong đó KHC sử dụng nhiều nhất
(67,8%), KTC sử dụng ít nhất (6,3%) - Bảng 3.1. Tỷ lệ tai biến trong truyền máu tại là
1,2% đó là tỷ lệ thấp, là phù hợp, điều đó nói lên sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám
đốc, của Hội đồng truyền máu bệnh viện và sự nỗ lực của chuyên ngành Huyết học Truyền máu tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an.....................................................................70
Bảng 3.19 cho thấy............................................................................................................72
Bảng 3.20 cho thấy............................................................................................................73
Bảng 3.21 cho thấy............................................................................................................73


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sử dụng chế phẩm máu từ 4/2016 – 3/2017...................................................35
Biểu đồ 3.2. Sử dụng chế phẩm máu theo nhóm máu hệ ABO..........................................38
Biểu đồ 3.3. Sử dụng CPM theo từng tháng trong năm......................................................39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người bệnh chỉ định truyền KHC theo xét nghiệm HST........................49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh chỉ định truyền KTC theo xét nghiệm SLTC.......................50

Nhận xét:........................................................................................................................... 50
Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu < 20 G/l được truyền KTC chiếm tỷ lệ lớn nhất
(56,2%)............................................................................................................................. 50
Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu ≥ 50 G/l được chỉ định truyền KTC chiếm tỷ lệ thấp
nhất là 11,8%..................................................................................................................... 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng máu và các chế phẩm máu trong lâm sàng đã cứu sống
được nhiều người bệnh, không chỉ trong các chuyên ngành ngoại khoa mà còn
hỗ trợ rất lớn trong điều trị nội khoa như: hỗ trợ trong hóa trị liệu đối với bệnh
nhân ung thư, trong thận nhân tạo, các bệnh lý máu ác tính... Tuy vậy truyền
máu cũng có thể gây ra tai biến nguy hiểm đến tính mạng như khi truyền
nhầm nhóm máu, các phản ứng truyền máu, lây truyền các bệnh nhiễm trùng:
HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét... Trong những năm qua, tại Việt Nam
công tác truyền máu tại bệnh viện từng bước được quan tâm và đạt được
nhiều hiệu quả nhất định, đặc biệt sau hơn 10 năm thực hiện chương trình an
toàn truyền máu do Thủ tướng chính phủ phê duyệt (2001) và mới đây nhất là
Thông tư số 26/2013/TT – BYT ngày 16/9/2013 hướng dẫn về hoạt động
truyền máu do Bộ Y tế ban hành [1], đã tạo điều kiện cho ngành truyền máu
ở Việt Nam phát triển ngày càng bền vững. Hiện nay, chuyên ngành Huyết
học - Truyền máu chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá nhu cầu sử dụng các chế
phẩm máu và điều tra về các tai biến truyền máu tại bệnh viện.
Bệnh viện 19-8 là bệnh viện tuyến cuối của ngành Công an với quy mô
600 giường bệnh, hàng năm điều trị gần 30.000 lượt bệnh nhân là cán bộ,
chiến sỹ công an và tham gia điều trị bệnh nhân bảo hiểm y tế và bệnh nhân
tự nguyện trên địa bàn. Bệnh viện có nhiều chuyên ngành phát triển và đã
thực hiện được nhiều kỹ thuật khó như: ghép thận, mổ tim hở, can thiệp

mạch...Như vậy nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu cho cấp cứu, điều
trị là khá lớn. Ngày 25/11/2010, Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện
19-8 được thành lập, từ đó công tác truyền máu ở Bệnh viện đã có những thay
đổi đáng kể: tỷ lệ máu thu gom được từ nguồn tình nguyện đạt được 100%
(năm 2013). Nguồn người hiến máu chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh


2

viên trong lực lượng Công an nhân dân. Vì vậy Trung tâm Huyết học - Truyền
máu đã chủ động được nguồn máu an toàn, chất lượng cao phục vụ cho cấp
cứu, điều trị người bệnh, việc sản xuất các chế phẩm máu có bước phát triển,
công tác truyền máu lâm sàng từng bước được củng cố và đạt hiệu quả cao.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm máu, dưới sự chỉ đạo
của Lãnh đạo Bộ Công an và Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện Bộ Công an,
Bệnh viện 198 đã chủ động kế hoạch thu nhận máu từ lực lượng cán bộ chiến
sỹ công an, đồng thời chủ động tách, sản xuất, bảo quản, cấp phát các chế
phẩm máu với chất lượng cao và an toàn tuyệt đối.
Việc đánh giá về tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu và các phản ứng
truyền máu ở một bệnh viện ngành có nhiều chuyên khoa sẽ góp phần mô tả
bức tranh về thực trạng sử dụng máu và thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn truyền máu tại bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình sử dụng chế phẩm máu và tai biến truyền máu tại
Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016-2017” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng máu và chế phẩm máu tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2016 - 2017.
2. Khảo sát các tai biến truyền máu và đánh giá, phân tích một số yếu
tố liên quan đến tai biến truyền máu tại Bệnh viện 19-8.



3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUYỀN MÁU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Trên Thế giới
Năm 1901 Karl Landsteiner phát hiện 3 nhóm máu A, B, O. Sau đó hai
học trò của ông là Decastello và Sturli đã phát hiện thêm nhóm máu AB. Nhờ
có sự phát hiện ra hệ nhóm máu ABO mà các trường hợp truyền máu thất bại
trước đây đã được làm sáng tỏ là do bất đồng hệ nhóm máu này. Sự phát minh
nhóm máu hệ ABO đã mở ra một kỷ nguyên mới cho truyền máu [2],[3].
Năm 1907, Hektoen đã đưa ra giả thuyết: để đảm bảo an toàn truyền máu
phải thực hiện phản ứng hòa hợp giữa máu của người cho và người nhận trước
khi truyền máu; cùng thời gian này Reuben Ottenberg đã truyền máu thành công
khi đồng thời thực hiện định nhóm máu hệ ABO và phản ứng hòa hợp giữa máu
người cho và người nhận trước truyền máu. Năm 1913, Reuben Ottenberg đưa ra
sơ đồ truyền máu mang tên ông. Việc xác định nhóm máu hệ ABO và phản ứng
hòa hợp giữa máu người cho và người nhận trước truyền máu đã giúp người
bệnh được truyền máu an toàn và hiệu quả hơn [4], [5], [6].
Năm 1939 - 1940, Karl Landsteiner, Alex Wiener, Philip Levine và R.E.
Stetson phát hiện ra hệ nhóm máu Rh và đã lý giải được những trường hợp
người bệnh xảy ra phản ứng truyền máu mặc dù đã có sự hòa hợp nhóm máu
hệ ABO giữa người cho với người nhận máu, đồng thời cũng giải thích được
nguyên nhân gây bệnh vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh là do bất đồng nhóm
máu hệ Rh giữa mẹ và con. Hệ Rh là hệ nhóm máu có vai trò quan trọng thứ
hai (chỉ sau hệ ABO) trong thực hành truyền máu [7], [8], [9].
Sau đó nhiều nhóm máu hệ hồng cầu khác đã được phát hiện: Kell
(1946), Duffy (1950), Kidd (1951).... Theo Hội Truyền máu quốc tế (ISBT-



4

International Society of Blood Transfusion), cho đến năm 2014 có 34 hệ
nhóm máu hồng cầu và 339 kháng nguyên nhóm máu khác nhau đã được
công nhận [10],[11],[12],[13].
Năm 1911, Richard Lewisonin (Bỉ) sử dụng chất chống đông Natri
Citrate trong truyền máu, nhờ sự phát hiện này mà việc truyền máu trực tiếp
từ người sang người đã được chấm dứt. Các chất chống đông, nuôi dưỡng và
bảo quản máu ngày càng được phát minh và cải tiến: Năm 1915, R.Weill đưa
ra chất chống đông Natri citrat và bảo quản máu trong điều kiện lạnh. Năm
1943, JF.Loutit và Patrick L.Mollison phát triển thành dung dịch ACD (acide
citrate dextrose) giúp thu gom một đơn vị máu có thể tích lớn hơn và máu bảo
quản được 21 ngày ở nhiệt độ 2-6 oC. Năm 1970, dung dịch CPD (citrate
phosphat dextrose) bảo quản máu kéo dài ngày hơn đã thay thế ACD. Năm
1979, dung dịch chống đông CPD được bổ sung thêm Adenin, CPD-A1
(citrate phosphat dextrose adenin) bảo quản máu được 42 ngày ở nhiệt độ 26oC. Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là chất chống đông vừa có khả năng
chống đông máu, vừa có tác dụng nuôi dưỡng hồng cầu, tiểu cầu, giảm hao
hụt năng lượng, các chức năng của tế bào không thay đổi [10], [14], [15].
Thêm vào đó các dụng cụ chứa máu cũng không ngừng được nghiên cứu
đổi mới, từ chai thủy tinh cho tới túi dẻo để lấy máu lưu trữ và sản xuất các
chế phẩm máu: Năm 1950, Carl Walter và W.P.Murphy sử dụng kỹ thuật lấy
máu kín vào túi nhựa polyvinyl thay cho chai thủy tinh dễ hỏng, vỡ. Gibson
(1952) đã chứng minh túi dẻo plastic tốt hơn, dễ dàng vận chuyển và tách các
thành phần máu sau khi để lắng hoặc ly tâm, có thể bảo quản bằng đông lạnh
[10], [16]. Những năm 1952-1960, các nước tiên tiến đã thay chai thủy tinh
bằng túi dẻo plastic. Thành công này đã thúc đẩy phát triển chyên ngành
Huyết học - Truyền máu về công tác thu nhận, bảo quản, sản xuất các chế



5

phẩm máu, tăng cường sử dụng truyền máu từng phần ở các bệnh viện, tăng
hiệu quả và an toàn truyền máu [15], [16].
Năm 1935, các nhà truyền máu đã thành lập Hội truyền máu quốc tế
(ISBT- International Society of Blood Transfusion) với mục đích đẩy mạnh
các nghiên cứu về truyền máu, cập nhật và phổ biến các nguyên tắc, quy định
tốt nhất về khoa học truyền máu cho các trung tâm truyền máu trên thế giới
[14], [16].
Vào năm 1936, Bernard Fantus đã thành lập ngân hàng máu bệnh viện
đầu tiên được xây dựng ở Chicago- Mỹ và chính ông là người đưa ra thuật ngữ
“Ngân hàng máu” [16], [17]. Thời gian này, nguồn người cho máu vẫn là vấn
đề trở ngại. Cùng lúc này ở Nga, Yudin cũng xây dựng ngân hàng máu, thu gom
máu từ người đột tử, hoặc chấn thương… nhưng nguồn máu này rất hạn chế,
nhưng đã có động lực thúc đẩy việc trữ máu. Tới năm 1940, đại chiến thế giới
thứ hai, do nhu cầu máu cho chiến tranh, Mỹ đã thành công động viên được
nhiều người cho máu và xây dựng chương trình thu gom máu qua Hội chữ thập
đỏ. Từ đó nhiều bệnh viện đã tổ chức thu gom máu qua Hội chữ thập đỏ. Nhờ
vậy lượng máu thu được ngày càng lớn.
Năm 1947, Hiệp hội ngân hàng máu Mỹ (AABB - American Association
of Blood Banks) được thành lập, để thúc đẩy những mục tiêu chung của các
ngân hàng máu và cộng đồng người hiến máu [14], [18].
Năm 1953, AABB thành lập trung tâm máu quốc gia, làm tiền đề cho
việc tập trung hóa các ngân hàng máu và thực hiện trao đổi máu giữa các
trung tâm truyền máu [14], [19].
Năm 1947, Cohn đã tách thành công các thành phần huyết tương bằng
Ethanol lạnh (albumin, gamma globin, fibrinogen) để sử dụng cho điều trị bệnh.
Năm 1953, nhờ có túi dẻo chế phẩm tủa VIII đã được phân lập và tủa VIII cô
đặc cũng được sản xuất để điều trị cho người bệnh Hemophilia [14], [20].



6

Năm 1972, phương pháp gạn tách tự động các thành phần máu
(Apheresis) đã được áp dụng lần đầu tiên trên thế giới [14], [21].
Với các thành tựu về hệ thống nhóm máu, kháng nguyên hồng cầu; kháng
nguyên bạch cầu; các chất chống đông máu bảo quản máu; sản xuất các chế
phẩm máu và tập trung các ngân hàng máu, bên cạnh đó là sự phát triển của
lĩnh vực vi sinh sàng lọc các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu như
viêm gan B, viêm gan C, HIV… từ đó chuyên ngành Huyết học - Truyền máu
ngày càng phát triển mạnh mẽ, an toàn và hiệu quả hơn [10], [22].
1.1.2. Ở Việt Nam
Trước năm 1954, ở Việt Nam công tác truyền máu do quân đội Pháp tổ
chức đầu tiên tại Bệnh viện 108, sau đó là một số bệnh viện ở Sài Gòn. Từ
năm 1954-1974, công tác truyền máu ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho quân
đội. Truyền máu dân sự chỉ thực hiện ở vài bệnh viện lớn như Bệnh viện 108,
Bạch Mai, Việt Đức và ở Sài gòn [10], [14].
Từ năm 1975-1992, hoạt động truyền máu và huyết học ở nước ta đã bắt
đầu được triển khai ở một số bệnh viện. Các bệnh viện trung ương và bệnh
viện tỉnh/thành phố có bộ phận Huyết học - Truyền máu làm nhiệm vụ: xét
nghiệm huyết học, khám tuyển chọn người hiến máu, thu gom, sàng lọc máu,
phát máu cho các khoa lâm sàng điều trị cho người bệnh. Các cơ sở điều trị
chủ yếu tự cung tự cấp máu: Nguồn máu từ người bán máu chuyên nghiệp
chiếm trên 95%; Phương tiện thu gom máu bằng chai thủy tinh, lấy máu theo
chu trình hở; thiếu các trang thiết bị bảo quản, lưu trữ máu. Việc xét nghiệm
các bệnh lây truyền qua đường máu đã sàng lọc được một số bệnh: sốt rét,
giang mai, viêm gan B. Công tác phát máu chủ yếu thưc hiện định nhóm máu
hệ ABO và phản ứng chéo ở điều kiện 22 oC trước truyền máu, chủ yếu sử
dụng máu toàn phần truyền cho người bệnh [10], [14], [15].



7

Từ năm 1993-2000: Hoạt động truyền máu Việt Nam đã phát triển toàn
diện theo hướng tập trung, hiện đại và từng bước hội nhập với sự phát triển
của ngành truyền máu ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày
24/1/1994 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phát động phong
trào vận động hiến máu nhân đạo, cho tới nay phong trào đang phát triển
mạnh, ổn định và bền vững. Các hoạt động đổi mới trang thiết bị thu gom
máu và bảo quản máu đã được triển khai: thay chai thủy tinh bằng túi dẻo để
tiếp nhận máu (năm 1995); nhiều bệnh viện đã được trang bị hệ thống dây
chuyền lạnh bảo quản, vận chuyển máu và huyết tương theo chương trình
viện trợ của Chính phủ Luxembourg (năm 1996). Công tác xét nghiệm sàng
lọc các bệnh nhiễm trùng cho đơn vị máu trước truyền máu đã được các cơ sở
thực hiện 5 bệnh (HIV, HBV, HCV, sốt rét, giang mai) theo yêu cầu của Tổ
chức Y tế thế giới, trong 5 năm (1993-1997) trên toàn quốc 100% đơn vị máu
đã được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng, hạn chế tối đa các các bệnh lây
truyền qua đường máu [10], [14], [23].
- Từ năm 2001 đến nay: Chuyên ngành Huyết học - Truyền máu Việt
Nam đã đạt được nhiều thành công, tạo ra một sự chuyển biến rất lớn, tích
cực, ấn tượng, được Bộ Y tế và cộng đồng xã hội công nhận [14],[15].
Tháng 12/2001, “Chương trình An toàn truyền máu Quốc gia giai đoạn
2001-2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2007, Bộ Y tế ban
hành “Quy chế truyền máu” thay thế cho “Điều lệnh truyền máu”, làm cơ sở cho
tất cả các hoạt động chuyên môn của dịch vụ truyền máu trên cả nước [15].
Hiện nay phong trào hiến máu nhân đạo ở Việt Nam đang phát triển
mạnh - người hiến máu tình nguyện chiếm trên 90% tổng số người hiến máu.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương: tỷ lệ đơn vị máu tiếp nhận từ
người hiến máu tình nguyện năm 2009 là 90,3% và tăng dần đến năm 2013
đạt 97,7% (175095 đơn vị máu), tổng số lượng máu tiếp nhận từ người hiến



8

máu tình nguyện đã tăng lên liên tục: năm 2013 là 179.161 đơn vị (gấp 1,9 lần
so với năm 2009). Tại Trung tâm truyền máu (TTTM) Chợ Rẫy tỷ lệ người
hiến máu tình nguyện năm 2009 là 93,8% và tăng dần đến năm 2011 đạt
99,8% (76118 đơn vị) [14], [24], [25].
Trong cả nước, các trang thiết bị thu nhận, bảo quản máu cũng ngày càng
đươc đổi mới, hiện đại. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên ngành Huyết học Truyền máu cũng đã được bổ sung nhiều và được đào tạo chuyên sâu ở trong
nước và nước ngoài [14] [15]. Công tác sản xuất và chuẩn hoá các chế phẩm
máu bao gồm: Khối hồng cầu nghèo bạch cầu, khối tiểu cầu pool, khối tiểu cầu
được tách từ một cá thể trên hệ thống máy tự động, huyết tương tươi, huyết
tương tươi đông lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII và khối bạch cầu hạt trung tính.
Tháng 9/2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 26/2013/TT-BYT (thay thế
“Quy chế truyền máu” năm 2007), thông tư này hướng dẫn hoạt động truyền
máu và đã có sửa đổi, bổ sung một số quy định, kỹ thuật xét nghiệm hiện đại
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền máu của Viêt Nam [1].
Để đảm bảo đủ nhu cầu máu và các chế phẩm máu cho cấp cứu, điều trị với
chất lượng cao, hiệu quả và an toàn cần tập trung việc xét nghiệm sàng lọc máu
và sản xuất các chế phẩm máu, đến nay toàn quốc có nhiều trung tâm truyền
máu đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả: Hà Nội, Huế, Chợ Rẫy, Cần
Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Điện Biên….. Các trung tâm này đã cung cấp máu cho rất
nhiều bệnh viện, bước đầu đáp ứng được về nhu cầu máu cho điều trị và đã
chuẩn hóa chất lượng, tạo mạng lưới truyền máu quốc gia theo hướng tập trung,
hiện đại, phát triển ngành truyền máu Việt Nam [10], [14], [15].
Công tác truyền máu của các bệnh viện thuộc Bộ Công an nói chung và
tại Bệnh viện 19-8 nói riêng đã được triển khai từ rất lâu, và đã phát huy hiệu
quả rõ rệt, phục vụ tốt cho công tác điều trị bệnh nhân, đã kịp thời cứu sống

được nhiều bệnh nhân và góp phần vào thành công của việc áp dụng các


9

phương pháp điều trị hiện đại: Phẫu thuật ghép tạng, cấp cứu, ngộ độc... Ngày
25/11/2010, Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện 19-8 được thành
lập, từ đó công tác truyền máu ở Bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể: tỷ
lệ máu thu gom được từ nguồn tình nguyện đạt được 100% (năm 2013).
Nguồn người hiến máu chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên trong
lực lượng Công an nhân dân – những người luôn có sức khỏe tốt đã được
tuyển chọn trong những người khỏe mạnh, vì vậy Trung tâm Huyết học–
Truyền máu đã chủ động được nguồn máu an toàn, chất lượng cao cho cấp
cứu, điều trị người bệnh, việc sản xuất các chế phẩm máu có bước phát triển,
công tác truyền máu lâm sàng từng bước được củng cố và đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt Bệnh viện 19-8 nằm gần các tuyến đường cao tốc, nơi cửa ngõ phía
tây Hà Nội và là nơi có nhiều khu dân cư đông đúc, có nhiều trường hợp cấp
cứu cần phải truyền máu cấp cứu và truyền máu số lượng lớn thì việc nghiên
cứu tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu và tai biến truyền máu để đưa ra
các biện pháp củng cố và nâng cao hiệu quả của công tác truyền máu là việc
làm cấp bách và vô cùng quan trọng.
1.2. AN TOÀN TRUYỀN MÁU
1.2.1. Nhóm máu hệ hồng cầu
a. Hệ nhóm máu ABO:
* Kháng nguyên hệ ABO
Năm 1901, Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO và đây
là hệ nhóm máu quan trọng nhất trong truyền máu,có 4 nhóm máu chính là A,
B, AB, O. Tên nhóm máu là tên của kháng nguyên có mặt trên hồng cầu (2
kháng nguyên chính là A và B). Hệ nhóm máu ABO có đặc điểm là trên hồng
cầu không có kháng nguyên nào thì trong huyết thanh có kháng thể tự nhiên

chống lại kháng nguyên đó. Sự có mặt kháng thể (kháng thể chống A, kháng


10

thể chống B) là tự nhiên, hằng định, không cần một sự miễn dịch cụ thể nào
[11], [26],[27],[28].
Để truyền máu được an toàn thì nhất thiết phải đảm bảo hòa hợp hệ
nhóm máu ABO. Đảm bảo hòa hợp miễn dịch trong truyền máu là không để
phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra trong cơ thể người nhận máu.
Nguyên tắc là không đưa kháng nguyên vào cơ thể đã có kháng thể tương
ứng, không đưa kháng thể vào cơ thể có kháng nguyên tương ứng [28],[29].
Bảng 1.1. Đặc điểm các nhóm máu hệ ABO
Kháng nguyên
Kháng thể trong
trên hồng cầu
huyết thanh
A
A
Chống B
B
B
Chống A
AB
A và B
Không
O
Không có
Chống A và chống B
Ngoài ra trong kháng nguyên A có hai loại kháng nguyên A 1 và A2. Nhu


Nhóm máu

vậy nhóm A thực ra có hai nhóm A1 và A2, cũng như có hai nhóm AB là A 1B
và A2B. Trong đó hồng cầu A1 bị ngưng kết mạnh với kháng thể chống A còn
hồng cầu A2 phản ứng kém với kháng thể chống A.
* Kháng thể hệ ABO
Kháng thể chống A, chống B có trong huyết thanh của những người
không có kháng nguyên tương ứng. Có hai loại:
- Kháng thể tự nhiên
Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO là trong huyết thanh có mặt các KT
tương ứng với các KN vắng mặt trên màng hồng cầu, những kháng thể tự
nhiên này xuất hiện khi trẻ sinh ra và tồn tại suốt đời, cụ thể:
+ KT chống A ở người nhóm máu B
+ KT chống B ở người nhóm máu A
+ KT chống A và chống B ở người nhóm máu O


×