Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

“ Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Thanh Nhàn giai đoạn 2004-2008”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.29 KB, 26 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân. Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công
tác khám chữa bệnh của bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời,
đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và hợp lý. Hiện nay, công tác cung ứng
thuốc trong bệnh viện đã đạt được những thành tựu nhất định. Hầu hết các bệnh
viện đều đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, 96% khoa dược bệnh viện
cung cấp đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, 99% bệnh viện đảm bảo đúng thuốc
trong danh mục của bệnh viện và ở 94% bệnh viện bảo đảm chất lượng, số
lượng, nguồn gốc thuốc. Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm đã có tiến
bộ. Hệ thống bệnh viện đang sử dụng 65% thuốc sản xuất trong nước về chủng
loại, phần còn lại là thuốc nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên về giá trị, thuốc trong
nước chỉ chiếm gần 50 % do giá rẻ hơn, và đa số là thuốc mang tên gốc. Công
tác theo dõi tác dụng phụ của thuốc được tăng cường. Các khoa dược bệnh viện
từng bước vươn lên đảm nhiệm chức năng thông tin, tư vấn sử dụng thuốc, bước
đầu thiết lập mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ và y tá nhằm sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, có hiệu quả cho người bệnh [5]. Tuy nhiên công tác cung ứng
thuốc còn có nhiều bất cập. Có quá nhiều nguồn cung ứng thuốc cho bệnh viện.
Ảnh hưởng của các hoạt động marketing đối với việc kê đơn của bác sĩ ngày
càng nghiêm trọng. Hiện tượng kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê thuốc với
tên biệt dược gây tình trạng lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lý. Nhiều
bệnh viện chưa đảm bảo cung ứng đủ thuốc chủ yếu, người bệnh nội trú phải tự
mua thuốc. Có một số bệnh viện giá thuốc cao hơn so với thị trường...
Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở y
tế Hà Nội với 2 chuyên khoa đầu ngành là Nội và Chẩn đoán hình ảnh. Với
nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nội, ngoại thành
Hà Nội, hiện nay bệnh viện Thanh Nhàn có khoảng 460 giường bệnh, với 6 nhà
khám chữa bệnh và hơn 800 cán bộ nhân viên. Với sự lớn mạnh nhanh chóng
của bệnh viện, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao, công
tác cung ứng thuốc của bệnh viện càng cần được quan tâm và chú trọng. Nhằm
góp phần nhận thức rõ thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện


Thanh Nhàn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc, chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh
viện Thanh Nhàn giai đoạn 2004-2008” nhằm mục tiêu:
1. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
Thanh Nhàn giai đoạn 2004-2008
2. Hoạch định một số chiến lược phát triển hoạt động thông tin thuốc tại
bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010
Phần 1 - TỔNG QUAN
1.1 BỆNH VIỆN THANH NHÀN HÀ NỘI
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
1.1.1.1 Cấp cứu – Khám bệnh - Chữa bệnh
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh
viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại
trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà
nước.
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương và các ngành.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám
định y khoa tỉnh thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của
bệnh viện.[4]
1.1.1.2 Đào tạo cán bộ y tế
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới
để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ
ban đầu.
1.1.1.3 Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức
khoẻ ban đầu.
- Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học

trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cấp Bộ và cấp cơ sở.
- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc.
1.1.1.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới ( phòng khám đa khoa, y tế cơ sở)
thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị.
- Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương.
1.1.1.5 Phòng bệnh
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
1.1.1.6 Hợp tác quốc tế
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngơài
nước theo đúng qui định của nhà nước.
1.1.1.7 Quản lý kinh tế y tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp và các nguồn
kinh phí.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu
tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách
của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh.
1.1.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện
Các phòng chức năng
Ban giám đốc
Khoa dược
Phòng kế hoạch
Tổng hợp
Phòng chỉ đạo tuyến

Phòng hành chính QT
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng điều dưỡng
Phòng tài chính
Kế Toán
Khoa chống
Nhiễm khuẩn
Phòng tài chính
Kế toán
Khoa chống
Nhiễm khuẩn
Khối lâm sàng
Khoa thần kinh
Khoa liên
chuyên khoa
Khoa nội
Khoa tiêu hoá
Khoa các bệnh
chuyển hoá
Các phòng chKhoa
phục hồi
chức năng
ức năng
Khoa nhi
Khoa tim mạch
Khoa thận
Khối cận lâm sàng
Khoa khám bệnh
Đơn nguyên CC
tổng hợp

Khoa sản
Khoa gây mê hồi sức
Khoa hồi sức cấp cứu
Khoa ngoại sọ não chấn
thương chỉnh hình
Khoa ngoại
Tổng Hợp
Khoa bệnh
nghề nghiệp
Khoa Y Học
Cổ Tuyền
Khoa hoá sinh
Khoa huyết học
Khoa chẩn đoán
Hình Ảnh
Khoa giải phẩu
bệnh lý
Khoa vi sinh
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện Thanh Nhàn
1.1.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện
- Khoa dược là một khoa chuyên môn thuộc sự quản lý điều hành trực tiếp
của Giám đốc bệnh viện, góp phần trách nhiệm với bệnh viện trong công
tác khám chữa bệnh. Khoa dược là nơi thực thi chính sách quốc gia về
thuốc.
- Chức năng , nhiệm vụ: Quy chế bệnh viện đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ
của khoa Dược bệnh viện: .....
- Cơ cấu nhân lực của khoa dược bệnh viện Thanh Nhàn
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực khoa dược
Năm
Trình độ

2004 2005 2006 2007 2008
- Sơ đồ tổ chức khoa dược
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khoa dược
1.1.4 Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Thanh nhàn
Số lượng bệnh nhân đến tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện Thanh
Nhàn trong các năm vừa qua thể hiện theo bảng sau:
Tổ khoTổ thông tin
thuốc và DLS
Tổ thống kê Tổ cấp phát
TRƯỞNG KHOA
DƯỢC
BAN GIÁM ĐỐC
HĐT& ĐT
Bảng 1.2 Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn
giai đoạn 2004 - 2008
Năm
Đối tượng
2004 2005 2006 2007 2008
Bệnh nhân khám
dịch vụ
Bệnh nhân điều
trị nội trú
Bệnh nhân khám
bảo hiểm
1.2 HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
- Chức năng: Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên
cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ
thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
- Nhiệm vụ:

+ xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc,
vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.
+ Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, kê đơn, sử dụng thuốc...
+ Theo dõi ADR
+ Thông tin về thuốc, theo dõi thuốc mới trong bệnh viện
+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá (điều
dưỡng); trong đó dược sĩ là tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá
(điều dưỡng) là người thực hiện y lệnh.[4]
1.2.2 Tổ chức hội đồng thuốc và điều trị
Do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ
trách chuyên môn.
- Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sĩ đại học, trưởng
khoa dược bệnh viện.
- Thư ký hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá
( điều dưỡng). Trưởng phòng hành chính kế toán là uỷ viên không thường
xuyên.[4]
1.3 QUẢN LÝ THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.3.1 Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
- Cung cấp thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bác sĩ , dược sĩ khác trong cộng
đồng và trong bệnh viện
- Thu thập thông tin về phản ứng có hại của thuốc và thuốc không đảm bảo
chất lượng.[7]
1.3.2 Nội dung các thông tin về thuốc
- ADR
- Các khuyến cáo về: liều dùng, dược động học, sinh khả dụng của các biệt
dược
- Thông tin về: tương tác thuốc, CCĐ của các thuốc, đặc biệt đối với các
trường hợp bệnh nhân đặc biệt.

- Các thông báo về: những thuốc được lưu hành ở Việt Nam, thuốc bị đình
chỉ, bị cấm sử dụng...[7]
1.3.3 Phương pháp thông tin
- Tuỳ đối tượng, tính chất câu hỏi mà người làm thông tin thuốc phải trả lời
thích hợp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thuốc tạo hiệu quả
cao hơn.[7]
1.4 CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
1.4.1 Chu trình quản lý cung ứng thuốc
- Quản lý cung ứng thuốc bệnh viện là một chu trình khép kín gồm các
bước thể hiện theo sơ đồ sau [2]
Hình 1.3 Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
1.4.1.1 Lựa chọn thuốc
- Danh mục thuốc bệnh viện do hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện
xây dựng, dựa trên một số cơ sở sau:
+ Mô hình bệnh tật của bệnh viện
+ Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y Tế ban hành
+ Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh
+ Phác đồ điều trị của bệnh viện
+ Kinh phí mua thuốc
+ Trình độ chuyên môn của bác sĩ......
LỰA CHỌN
( Selection)
MUA THUỐC
( Procurement)
CẤP PHÁT
( Distribution)
HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG ( Use)
Mô hình bệnh tật

Phác đồ điều trị
Ngân sách
Thông tin
Kinh tế
Khoa
học
Công
nghệ
- Nhu cầu thuốc của bệnh viện thể hiện số lượng từng chủng loại thuốc
trong danh mục để đáp ứng cho hoạt động cung ứng thuốc hiệu quả và kịp
thời.
1.4.1.2 Mua thuốc
Quản lý mua thuốc thể hiện trong sơ đồ sau:[11]
Hình 1.4 Chu trình mua thuốc
- Chọn phương thức mua: Theo chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/02/1997 của
bộ y tế đã chỉ rõ: “ việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu
thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo qui định của nhà nước” .
Tuỳ thuộc đặc điểm của gói thầu mà chọn phương thức mua theo qui chế
đấu thầu của nhà nước.
- Chọn nhà cung ứng: Sau khi chọn được phương thức mua, tiến hành tổ
chức đấu thầu để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của bệnh
viện.
Xác định nhu cầu
Thu thập thông tin về sử
dụng, đánh giá
Cân đối kinh phí và nhu
cầu
Thanh toán
Chọn phương
thức mua

Nhận thuốc và
kiểm tra
Chọn nhà
cung ứng
Đặt hàng
và theo dõi

×