Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lí trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
của xã hội là giáo dục cần đào tạo ra những người lao động phát triển toàn diện, có
phẩm chất đạo đức, có kiến thức, kĩ năng, năng động sáng tạo trong sự nghiệp
công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Và với sự đổi mới nền giáo dục đào tạo
từ căn bản đến toàn diện. Đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức
tổ chức kiểm tra đánh giá,… Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được
xem là khâu then chốt trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác dạy học và giáo dục học sinh. Trong nhóm các phương pháp dạy học tích
cực, lấy học sinh làm trung tâm, tôi thấy nổi bật là phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp này có tác dụng phát huy cao độ khả năng tư duy, tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học đồng thời phát huy tinh thần hợp tác giữa các thành
viên, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
Địa lí là môn học luôn đòi hỏi học sinh phải tư duy, liên hệ, so sánh, tổng
hợp để tìm ra kiến thức và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí. Vì vậy việc hợp
tác giữa các học sinh để tìm ra kiến thức là rất cần thiết.
Để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá
trình dạy học bản thân mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới, cải
tiến các phương pháp dạy học nhằm phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực, sáng
tạo của học sinh. Cũng chính vì lẽ đó trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã
luôn tự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng linh hoạt phương pháp thảo luận nhóm và
đưa ra giải pháp: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học Địa lí ở trường THCS ....
2. Nội dung của giải pháp hữu ích:


2.1. Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp hữu ích:
2.1.1. Khó khăn:
Hiện nay đa số học sinh và phụ huynh còn xem nhẹ bộ môn Địa lí, xem
Địa lí là môn phụ. Vì vậy không đầu tư nhiều thời gian cho môn học. Nhiều học
sinh lười tìm hiểu, thụ động trong tiếp thu kiến thức mới, ít làm bài tập về nhà. Kỹ
năng hợp tác của nhiều em còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa hiểu rõ mục đích
1


của công tác thảo luận nhóm nên nhiều em dựa vào thảo luận để nói chuyện, làm
việc riêng.
Cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho việc dạy học bộ môn Địa lí tuy có được
đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học bộ môn.
Giáo viên bộ môn Địa lí trong trường ít nên việc trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp còn hạn chế.
2.1.2. Thuận lợi:
Bản thân được đào tạo chính quy về chuyên ngành Địa lí và được sự quan
tâm tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc giảng dạy bộ môn. Đã
được tập huấn cơ bản về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí và
được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo.
Phương pháp thảo luận nhóm đã được triển khai và áp dụng nhiều năm .
Một số học sinh có ý thức học tập tốt, ham học hỏi, tìm tòi, kĩ năng hợp tác
tốt, yêu thích bộ môn Địa lí. Nhiều học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận
nhóm.
2.1.3. Sự cần thiết của giải pháp hữu ích:
Phương pháp thảo luận nhóm đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong
công tác dạy học từ nhiều năm nay. Đến nay có thể nói hầu hết các giáo viên đã sử
dụng phương pháp này trong dạy học. Trong quá trình giảng dạy và tham gia dự
giờ nhiều tiết học, bản thân nhận thấy nhiều tiết học có sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh phát huy tốt khả năng tư duy

sáng tạo, khả năng hợp tác, học sinh hứng thú trao đổi, tích cực hoạt động. Mặt
khác đối với môn học Địa lí có nhiều khái niệm trừu tượng, khó hiểu đối với học
sinh. Đây cũng là môn học cần phải tư duy, giải quyết các mối quan hệ giữa các
thành phần tự nhiên với nhau, giữa tự nhiên với dân cư, kinh tế, xã hội,... Vì vậy
hoạt động nhóm là nhiệm vụ cần thiết giúp các em trao đổi với nhau để tìm ra
kiến thức của bài học,yêu thích bộ môn Địa lí. Qua đó còn giáo dục tinh thần đoàn
kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Tuy nhiên do kinh nghiệm hoặc cách thức tổ chức
của giáo viên,... mà nhiều lúc phương pháp này trở nên hình thức, làm mất đi sự
hứng thú, tập trung của học sinh.
Thực tế trong quá trình giảng dạy và tham gia dự giờ các đồng nghiệp tôi
nhận thấy một số tiết dạy học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm còn có
những hạn chế sau:
- Nội dung thảo luận giáo viên đưa ra đơn giản, không mang tính chất tư
duy mà đã có sẵn trong sách giáo khoa chỉ cần học sinh đọc sách giáo khoa là học
sinh trả lời được .
- Trong nhóm chỉ có một vài học sinh khá, giỏi thảo luận, thậm chí có nhóm
chỉ có một học sinh làm việc còn những học sinh khác, đặc biệt là những học sinh
yếu, kém ngồi thụ động hoặc nói chuyện riêng, ỉ lại.
2


- Giáo viên không phân công trách nhiệm cụ thể cho học sinh, không quy
định thời gian khi thảo luận.
- Nhiều nội dung thảo luận đơn giản, có sẵn trong sách nên giáo viên yêu
cầu học sinh thảo luận chỉ mang tính hình thức.
- Từ những hạn chế nêu trên mà một số tiết dạy sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm hiệu quả đem lại chưa cao. Một số giáo viên còn xem nhẹ thảo luận
nhóm nên phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong các tiết thao giảng, dự thi
hoặc khi có người khác dự giờ.
Qua nhiều năm dạy học, áp dụng phương pháp này, cùng với sự tìm tòi, học

hỏi, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và đưa
ra giải pháp: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học Địa lí trường THCS
2.2. Phạm vi áp dụng của giải pháp:
Giải pháp đã được áp dụng trong dạy học môn Địa lí ở trường THCS
2.3. Thời gian áp dụng giải pháp:
Trong quá trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, bản thân đã nhận
thấy những ưu điểm, hạn chế và tìm cách khắc phục. Năm học 2017 - 2018 tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu, viết giải pháp và áp dụng giải pháp từ năm học 2018 – 2019
đến nay.
2.4. Giải pháp thực hiện:
2.4.1. Tính mới của giải pháp hữu ích:
Để phương pháp thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao cần phải quan tâm đến
hai khâu công việc quan trọng là: Chuẩn bị nội dung thảo luận, phân công tổ chức
nhóm thảo luận và tổ chức thảo luận tại lớp cho học sinh.
* Nội dung thảo luận:
- Những nội dung thảo luận phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo trước khi
lên lớp.
- Câu hỏi thảo luận cần phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, tránh rườm rà.
- Những vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra, học sinh cần phải có sự đầu tư
suy nghĩ, tư duy, so sánh, tổng hợp, vận dụng kiến thức đã được học mới giải
quyết được hoặc kích thích sự tìm tòi, khám phá của học sinh.
- Không nên chọn những vấn đề quá đơn giản hoặc quá khó đối với học
sinh.
* Công tác chuẩn bị và tổ chức cho học sinh thảo luận:
Công tác chuẩn bị
Bước này được tiến hành vào lúc kết thúc của tiết học trước.
Đối với giáo viên:
3



- Chuẩn bị nội dung thảo luận trước ở nhà. Cần cân đối thời gian hợp lí
trong tiết dạy và chọn nội dung thảo luận phù hợp.
- Phiếu học tập cho học sinh hoặc nội dung trình chiếu trên máy.
- Hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu trước bài học, tham khảo các kiến
thức liên quan đến bài học. Có thể giao các bài tập, vấn đề thảo luận cho học sinh
về nhà chuẩn bị trước.
- Căn dặn học sinh chuẩn bị một số phương tiện cần thiết.
- Có thể chia nhóm trước. Giáo viên căn cứ vào lực học của học sinh để
chia nhóm đủ các đối tượng (giỏi, khá, trung bình, yếu). Giáo viên hoặc học sinh
cử các thành phần của nhóm gồm: nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo (nếu cần).
Các thành phần này có thể thay đổi qua các lần thảo luận khác nhau. Có thể chia
nhóm 1 lần sau đó sử dụng nhiều lần để tiết kiệm thời gian.
- Chia nhóm thảo luận: Căn cứ vào nội dung thảo luận có thể chia nhóm lớn
hoặc nhóm nhỏ. Nhóm lớn khoảng 6 đến 10 học sinh. Thời gian thảo luận đối với
nhóm lớn tối thiểu khoảng 4 phút bởi vì nhóm lớn thường phải giải quyết các vấn
đề khó, phức tạp hơn. Nhóm nhỏ từ 2 đến 5 học sinh, thời gian thảo luận đối với
nhóm nhỏ tối đa khoảng 4 phút.
- Phân công nhiệm vụ:
+ Nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận, khi có các ý kiến khác nhau thì
nhóm trưởng là người quyết định cuối cùng.
+ Thư kí ghi lại các ý kiến thảo luận.
+ Báo cáo kết quả thảo luận: Các thành viên trong tổ sẽ lần lượt được cử
báo cáo qua các lần thảo luận khác nhau nhằm tạo ý thức trách nhiệm và khả năng
diễn đạt cho học sinh, đồng thời giúp các em tự tin, mạnh dạn khi phát biểu.
+ Việc chia nhóm và phân công nhiệm vụ này thông thường giáo viên chỉ
hướng dẫn các em thực hiện một vài lần sau đó các em sẽ tự giác phân công, thực
hiện.
Đối với học sinh:
- Tìm hiểu trước bài mới ở nhà.

- Chuẩn bị những nội dung công việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tổ chức thảo luận trên lớp
Bước 1: Giao nhiệm vụ thảo luận
- Xác định vị trí cụ thể cho các nhóm.
- Giáo viên đưa ra các vấn đề cần thảo luận cho từng nhóm (phiếu học tập,
nội dung ghi trên màn chiếu,...) và hướng dẫn học sinh thảo luận. Các nhóm nghe
và hiểu nhiệm vụ. Có thể các nhóm đều thảo luận cùng một nội dung hoặc mỗi
nhóm thảo luận một nội dung khác nhau. Nội dung thảo luận cần phải rõ ràng, cụ
thể để tất cả học sinh trong lớp đều hiểu.
4


- Trước khi học sinh thảo luận giáo viên cần nêu rõ mục đích, yêu cầu cần
đạt và hướng dẫn cụ thể cách thảo luận đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc
khai thác kiến thức trên các đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Giáo viên quy định thời gian thảo luận cụ thể. Yêu cầu học sinh thảo luận
sôi nổi nhưng tránh ảnh hưởng đến các nhóm khác.
Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận
- Cho học sinh trong các nhóm trao đổi, bàn bạc, phân tích.
- Giáo viên tới các nhóm quan sát, uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh đúng hướng
thảo luận.
- Giáo viên không được giải đáp thắc mắc, giải thích, kết luận ngay khi các
nhóm đang thảo luận hoặc thời gian thảo luận chưa kết thúc mà chỉ giúp học sinh
hướng đi cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề.
Bước 3: Tổng kết thảo luận
Sau khi thời gian thảo luận hết thì giáo viên yêu cầu các nhóm ngừng thảo
luận và hướng lên bảng để nghe các nhóm trình bày kết quả.
* Đối với hình thức thảo luận mỗi nhóm một nội dung:
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Cho thành phần khác trong nhóm bổ sung.

- Mời đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận kèm theo uốn nắn các sai sót, sửa
chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý thú nảy sinh
trong quá trình thảo luận (nếu có).
- Tiếp tục gọi nhóm khác trình bày lần lượt với trình tự như trên.
* Đối với hình thức các nhóm cùng thảo luận một nội dung:
- Có thể mời đại diện một hoặc hai nhóm trình bày, không nhất thiết tất cả
các nhóm phải trình bày lần lượt nội dung của nhóm mình vì làm như thế sẽ rất
mất thời gian mà sẽ có nhiều nội dung lặp lại.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận, uốn nắn sai sót, giải đáp thắc
mắc...
Chú ý: Tuyên dương các nhóm hoặc cá nhân trả lời tốt, đặc biệt qua tâm
đến các học sinh trầm, học yếu.
* Một số giải pháp kích thích các học sinh thụ động tham gia thảo luận.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS tôi nhận thấy có nhiều học sinh
còn thụ động, nhút nhát khi trình bày ý kiến của mình. Trong thực tiễn áp dụng
phương pháp dạy học thảo luận nhóm tôi đã đưa ra một số giải pháp nhỏ nhằm
kích thích các học sinh thụ động, nhút nhát trình bày ý kiến của mình nhằm giúp
5


các em dần hình thành kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, khả năng hợp tác với các thành
viên khác:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Đối với học
sinh thụ động lúc đầu giao nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn ( thư kí), sau đó tùy sự tiến bộ
của từng học sinh mà có thể giao các nhiệm vụ cao hơn.
- Yêu cầu các thành viên trong một nhóm luân phiên trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình qua các tiết học.
- Khen ngợi ngay sau khi các em phát biểu xây dựng bài trong tiết học.

- Có thái độ quan tâm, gần gũi, cởi mở đối với các em.
- Áp dụng kĩ thuật dạy học “chiếc khăn trải bàn”
2.4.2. Khả năng áp dụng:
Các giải pháp nâng cao hiệu quả của thảo luận nhóm tôi đưa ra theo trình tự
như trên có thể áp dụng trong dạy học bộ môn Địa lí ở Trường THCS hoặc tùy
tình hình thực tế có thể áp dụng cho các môn học khác và cũng có thể áp dụng
trong các địa bàn khác của tỉnh Lâm Đồng.
2.4.3. Kết quả thực hiện:
Qua quá trình tìm tòi, học hỏi và cải tiến bản thân đã áp dụng thành công
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí ở trường THCS. Sau thời gian
nghiên cứu áp dụng từ năm học 2017 – 2018 đến nay tôi thấy hiệu quả nâng lên
rõ nét.
Đa số học sinh tự giác, mạnh dạn, chủ động trong hoạt động thảo luận.
Một số học sinh trước đây thụ động, ít tham gia thảo luận, không dám giơ
tay phát biểu bài thì nay đã tích cực trong quá trình thảo luận, tự tin khi giơ tay
phát biểu xây dựng bài học. Khắc phục được tình trạng chỉ có học sinh khá, giỏi
trong nhóm tham gia thảo luận.
Số học sinh không tham gia thảo luận, ỉ lại đã giảm rõ rệt. Học sinh cảm
thấy hứng thú khi được thảo luận nhóm và yêu thích môn học Địa lí hơn.
Kết quả chất lượng đại trà của bộ môn cũng như chất lượng mũi nhọn đã
được tăng lên đáng kể.

6


Số liệu khảo sát cụ thể như sau:
Đối với khối 6
* Khảo sát trước khi nghiên cứu: Đầu năm học 2017-2018
Giỏi
Lớp



số

6A

34 7

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Tỉ
Tỉ
Tỉ
Tỉ
Tỉ
Số
Số
Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lệ

lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
20.6 5

14,7 16

47

4

11.0 2

5,9

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 20
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 10
- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như nhau: 4
* Kết quả khảo sát sau nghiên cứu: Cuối năm học 2017-2018
Giỏi
Lớp



số

6A

34 19

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Tỉ
Tỉ
Tỉ
Tỉ
Tỉ
Số
Số
Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lệ

lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
55,9 6

17,7 9

26,5 0

0

0

0.0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 30
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 2
- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như nhau: 2
Đối với khối 7
* Khảo sát trước khi nghiên cứu: Đầu năm học 2017-2018
Lớp



số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

7A

40 5

25

4


20

8

40

3

15

0

0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 10
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 7
7


- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như
nhau: 3
* Kết quả khảo sát sau nghiên cứu: Cuối năm học 2017-2018
Giỏi

Lớp


số


7A

20

Khá

Trung bình
Tỉ
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
lệ
lượng (%) lượng (%) lượng
(%)
10
50
7
35
3
15

Yếu
Tỉ
Số
lệ
lượng
(%)
0
0


Kém
Tỉ
Số
lệ
lượng
(%)
0
0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 15
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 3
- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như
nhau: 2
Đối với khối 8
* Khảo sát trước khi nghiên cứu: Đầu năm học 2017- 2018
Giỏi

Lớp


số

8A

32 3

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

25

2

16,6 5

41,7 1

8,3

0

0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 6
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 3

- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như
nhau: 3
* Kết quả khảo sát sau nghiên cứu: Cuối năm học 2017 - 2018
Lớp


số

8A

32

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)


6

50

3

25

3

25

0

0

0

0.0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 8
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 2
- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như
nhau: 2

8


Đối với khối 9

* Khảo sát trước khi nghiên cứu: Đầu năm học 2017-2018
Giỏi

Lớp


số

9A

12 6

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

50


3

25

3

25

0

0

0

0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 6
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 3
- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như
nhau: 3
* Kết quả khảo sát sau nghiên cứu: Cuối năm học 2017-2018
Giỏi

Lớp


số

9A


12 8

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Tỉ
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng
(%)

72,7 2

18

1

9

0


0

0

0.0

Thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhóm
- Học sinh hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 8
- Học sinh không hứng thú với phương pháp thảo luận nhóm: 2
- Thảo luận nhóm hay không thảo luận nhóm thì kết quả học tập cũng như
nhau: 2
VÍ DỤ MINH HỌA
Địa lí 6
Bài 4: Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí
Phần: Bài tập
Công tác chuẩn bị
Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ bài học, xác định trước nội dung cần thảo luận, chuẩn bị
phiếu học tập hoặc máy chiếu.
- Hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu về phương hướng trên bản đồ, cách
xác định tọa độ địa lí (bài 4).
Đối với học sinh:
Về nhà tìm hiểu về phương hướng trên bản đồ, cách xác định phương
hướng trên bản đồ, tọa độ địa lí.
Tổ chức thảo luận trên lớp
9


Bước 1: Giao nhiệm vụ thảo luận

- Chia học sinh theo nhóm lớn từ 6 - 8 học sinh, phân công phụ trách nhóm
trưởng, thư kí. Nếu giữa các nhóm có sự chênh lệch về trình độ học sinh thì có thể
trao đổi học sinh giữa các nhóm để có đủ các đối tượng học sinh (việc chia nhóm
có thể chuẩn bị trước).
- Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận, quy định thời gian cụ thể (4 phút) và
phát phiếu học tập cho học sinh hoặc chiếu trên máy.
Quan sát hình 12 trang 16 SGK hãy xác định:

Phân công các nhóm dãy bên phải xác định:
+ Hướng bay từ Hà Nội đến Viêng Chăn
+ Hướng bay từ Hà Nội đến Gia-các-ta
+ Hướng bay từ Hà Nội đến Ma-ni-la
+ Xác định toạ độ địa lí các điểm: A,E,G
Phân công các nhóm dãy bên trái xác định:
+ Hướng bay từ Cu-a-la-lăm-pơ đến Băng Cốc
+ Hướng bay từ Cu-a-la-lăm-pơ đến Ma-ni-la
+ Hướng bay từ Ma-ni-la đến Băng Cốc
+ Xác định toạ độ địa lí các điểm: B,C,H
10


Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận
Học sinh trong các nhóm trao đổi, bàn bạc, phân tích.
Giáo viên tới các nhóm quan sát, uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh đúng hướng
thảo luận.
Trong thời gian thảo luận giáo viên đi kiểm tra sự phối hợp giữa các học
sinh trong nhóm, tránh tình trạng một số em không thảo luận mà làm việc riêng,
nói chuyện, đồng thời hướng dẫn, định hướng khi cần thiết.
Bước 3: Tổng kết thảo luận
- Mời đại diện 1 nhóm dãy bên phải trình bày kết quả của nhóm mình.

- Mời các nhóm dãy bên phải còn lại nhận xét, bổ sung
- Mời ý kiến của các nhóm dãy bên trái.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận kèm theo uốn nắn các sai sót, sửa
chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc.
- Tiếp tục tiến hành đối với các nhóm dãy bên trái theo thứ tự như trên
Đáp án:
+ Hướng bay từ Hà Nội đến Viêng Chăn: Tây Nam
+ Hướng bay từ Hà Nội đến Gia-các-ta: Nam
+ Hướng bay từ Hà Nội đến Ma-ni-la: Đông Nam
+ Xác định toạ độ địa lí các điểm: A: 1300 Đông và 100 Bắc
E: 1400 Đông và 00
G: 1300 Đông và 150 Bắc
- Tiếp tục tiến hành như vậy đối với dãy bên trái
+ Hướng bay từ Cu-a-la-lăm-pơ đến Băng Cốc: Bắc
+ Hướng bay từ Cu-a-la-lăm-pơ đến Ma-ni-la: Đông Bắc
+ Hướng bay từ Manila đến Băng Cốc: Tây
+ Xác định toạ độ địa lí các điểm: C: 1300 Đông và 00
B: 1100 Đông và 100 Bắc
H: 1250 Đông và 00
Địa lí 9
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Mục 1: Mật độ dân số và sự phân bố dân cư
Công tác chuẩn bị
11


Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ bài học, xác định trước nội dung cần thảo luận, chuẩn bị
phiếu học tập hoặc máy chiếu.
- Hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu trước bài mới, tìm hiểu sự phân bố

dân cư và các nguyên nhân ảnh hưởng đấn sự phân bố dân cư.
Đối với học sinh:
Tìm hiểu bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Tổ chức thảo luận trên lớp
Bước 1: Giao nhiệm vụ thảo luận
Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 4-5 học sinh làm cùng một nội dung.
Quan sát hình 3.1 và phần tự tìm hiểu, hãy nêu sự phân bố dân cư ở nước ta, nơi
tập trung đông dân, nơi thưa dân. Giải thích nguyên nhân sự phân bố đó?

Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận
Học sinh trong các nhóm trao đổi, bàn bạc, phân tích.
Giáo viên tới các nhóm quan sát, uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh đúng hướng
thảo luận.
Bước 3: Tổng kết thảo luận
- Mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Mời các đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung
12


- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận kèm theo uốn nắn các sai sót, sửa
chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý thú nảy sinh
trong quá trình thảo luận.
Đáp án: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng, ven biển
với đồi núi, hải đảo, giữa thành thị với nông thôn.
Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển, các đô thị lớn, thưa
thớt ở vùng đồi núi, cao nguyên, hải đảo.
Nguyên nhân: Do đồng bằng, ven biển có điều kiện sống thuận lợi: địa hình
bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào,... Còn đồi
núi, hải đảo có điều kiện sống khó khăn hơn: xa xôi, địa hình dốc, giao thông khó
khăn, khó tổ chức sản xuất theo quy mô lớn,...

Dân cư nước ta phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, dân cư tập
trung chủ yếu ở nông thôn chiếm > 70%.
Nguyên nhân: Do dân cư nước ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp nên phần lớn cư trú ở nông thôn.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Trong quá trình dạy học, không được lạm dụng phương pháp mà phải
chọn lọc nội dung, vấn đề cần thảo luận. Không phải bài học nào, nội dung nào áp
dụng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả mong muốn.
- Giáo viên cần có sự đầu tư nhiều hơn cho công tác soạn giảng, chuẩn bị
chu đáo các nội dung thảo luận, phiếu học tập, phương tiện dạy học. tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn giảng và dạy học.
- Cần phải thường xuyên học hỏi, trao đổi với các giáo viên bộ môn. Trau
dồi kiến thức, cập nhật thông tin liên quan đến bộ môn thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên mạng Internet.
- Những nội dung, vấn đề đưa ra thảo luận cần phải chọn lọc, mang tính
chất tư duy, tổng hợp, so sánh, liên hệ…
- Các bước tổ chức cho học sinh thảo luận tuỳ thuộc vào nội dung, các vấn
đề cần thảo luận mà có thể linh động sửa đổi.
4. Kết luận:
Trong quá trình dạy học không có phương pháp nào được xem là tối ưu. Mỗi
phương pháp dạy học đều có ưu, nhược điểm riêng. Để công tác dạy học đạt được
kết quả cao thì người giáo viên cần phải biết phối hợp các phương pháp dạy học.
Chính vì vậy bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi để
phát huy các ưu điểm và khắc phục hạn chế của từng phương pháp. Kết hợp nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học với nhau và vận dụng linh động, sáng tạo vào
từng nội dung bài học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục
học sinh, đồng thời tạo được uy tín của mình đối với học sinh và đồng nghiệp.
13



Trên đây là một số giải pháp của cá nhân tôi nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí. Tuy nhiên trong quá
trình nghiên cứu, áp dụng và viết giải pháp không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý từ chân thành từ Ban giám khảo để
giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn.

Đà Lạt, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Người thực hiện

Cao Xuân Cường

14



×