Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu trường hợp cục hải quan tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.07 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN DIỄM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ
THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG
XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN DIỄM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ
THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG
XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG (HƢỚNG ỨNG DỤNG)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KIM QUYẾN
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thông tin luận
văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Xuân Diễm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận của đề
tài ................................................................................................................... 2

1.3.1. Khung phân tích .............................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi của đề tài ........................................................................... 2
1.3.3. Phƣơng pháp tiếp cận thực hiện đề tài ............................................ 2
1.4. Kết cấu của đề tài ................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ VÀ KHUNG
PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH
GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU .................... 4
1.1. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý thuế đối với loại hình gia
công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ..................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhập
sản xuất xuất khẩu ..................................................................................... 4
1.1.2. Nội dung quản lý của cơ quan Hải quan liên quan đến hoạt động
gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ............................................ 6
1.2. Hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế ........................................... 12
1.2.1. Khái niệm về tuân thủ thuế ........................................................... 12
1.2.2. Lý thuyết các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế.............. 13
CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ
THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT


KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU LÀM THỦ TỤC QUA CỤC HẢI
QUAN ĐỒNG THÁP ..................................................................................... 21
2.1. Vài nét về tỉnh Đồng Tháp ................................................................... 21
2.2. Vài nét về Cục Hải quan Đồng Tháp ................................................... 22
2.3. Công tác quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất
khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp .............................................................. 25
2.3.1. Công tác giám sát quản lý ............................................................. 25
2.3.2. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nƣớc ................... 25
2.3.3. Tình hình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất
xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp .................................................. 26

2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến tính tuan thủ thuế của doanh nghiệp
hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan
Đồng Tháp ................................................................................................... 28
2.4.1. Mô hình khảo sát ........................................................................... 28
2.4.2. Xác định các yếu tố tác động ........................................................ 29
2.4.3. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra .................................................... 30
2.4.4. Mẫu nghiên cứu khảo sát .............................................................. 32
2.4.5. Phân tích kết quả điều tra các yếu tố tác động .............................. 33
2.4.6. Các yếu tố tác động chủ yếu ......................................................... 37
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục ................................. 38
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ
TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG
XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN
ĐỒNG THÁP .................................................................................................. 40
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành Hải quan đến năm 2020 40
3.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................... 40
3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................ 41
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh
nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải
quan Đồng Tháp .......................................................................................... 42
3.2.1. Kiến nghị về phƣơng thức quản lý ................................................ 43
3.2.2. Kiến nghị về hệ thống pháp luật chung ........................................ 45


3.2.3. Kiến nghị các giải pháp nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh
nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục
Hải quan Đồng Tháp ............................................................................... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 53



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải nội dung

HQĐT

Hải quan Đồng Tháp

GC

Gia công

GCXK

Gia công xuất khẩu

SXXK

Sản xuất xuất khẩu

NSXXK

Nhập sản xuất xuất khẩu

HQCK

Hải quan cửa khẩu


BCQT

Báo cáo quyết toán

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

DN

Doanh nghiệp

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục HQĐT
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của Cục Hải quan Đồng Tháp đối với loại hình
gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu
Hình 2.4: Mô hình khảo sát
Bảng 2.5: Các yếu tố tác động và ký hiệu
Bảng 2.6: Kết quả điều tra các nhóm yếu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp
Bảng 2.7: Kết quả điều tra nhóm yếu tố xã hội
Bảng 2.8: Kết quả điều tra nhóm yếu tố liên quan đến qui định của pháp luật
Bảng 2.9: Các yếu tố tác động chủ yếu

Hình 3.1: Mô hình các cấp độ tuân thủ


TÓM TẮT
Hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đang đóng vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho
ngƣời lao động. Trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt
động của giới doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực gia công xuất khẩu, nhập sản xuất
xuất khẩu. Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành chính sách ƣu đãi để thu hút đầu
tƣ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Cụ thể trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Đồng Tháp, có thể nói các
chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp gia
công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu phát triển, mở rộng qui mô sản xuất, góp
phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh và giải quyết ngày càng nhiều
việc làm cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, có không ít
doanh nghiệp lợi dụng chính sách ƣu đãi về thuế để gian lận gây thất thu thuế cho
ngân sách Nhà nƣớc, tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
giữa các doanh nghiệp.
Trên cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến hành vi
tuân thủ thuế của doanh nghiệp, kết quả phân tích thực trạng quản lý đối với các
doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu; luận văn đã
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng
Tháp.
Từ khóa: yếu tố ảnh hưởng, gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu


ABSTRACT


Export processing, export production are playing an important role for the
country's economy, solving jobs for laborers. In the context of reforming
administrative procedures to create favorable conditions for enterprises' activities,
including export processing and export production, over the past time, Vietnam has
issued preferential policies to attract investment, create favorable conditions for
businesses to operate in this field.
In Dong Thap province, it can be said that the preferential policies have
created a favorable environment for export processing enterprises to develop and
expand, contributing to improve the import-export turnover of the province and
creating more and more jobs for laborers.
However, there still have many businesses take advantage of tax incentives
and it is cause of tax losses to the State budget and make inequality among business.
On the basis of the theory of tax compliance and factors affecting enterprises'
tax compliance behavior and the results of management situation analysis of
enterprises engaged in export processing and export production, the research has
proposed solutions to enhance the tax compliance of enterprises engaged in export
processing and export production in Dong Thap Customs Department.
Key words: influencing factors, export processing, export production


1

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu không ngừng tăng lên. Thực tế cho
thấy, các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đang đóng vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu, giải
quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Đề cao vai trò của doanh nghiệp gia công
xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đối với nền kinh tế và trong bối cảnh cải cách

thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của giới doanh nghiệp, trong đó có
lĩnh vực gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu thời gian qua, Việt Nam đã
ban hành chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này. Nổi bật là việc Luật Hải quan đƣa ra các quy định tạo điều
kiện thông thoáng về mặt thủ tục hải quan đối với loại hình gia công xuất khẩu,
nhập sản xuất xuất khẩu. Đồng thời Luật Thuế xuất nhập khẩu đã đƣa ra quy định
miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tƣ nhập sản xuất xuất khẩu thay vì ân hạn thuế
275 ngày nhƣ trƣớc đây.
Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, có thể nói các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đã
tạo ra môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất
khẩu phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập
khẩu của Tỉnh và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
Dù vậy, vẫn có không ít doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhập sản xuất
xuất khẩu lợi dụng các chính sách ƣu đãi về thuế để gian lận gây thất thu thuế cho
ngân sách Nhà nƣớc, tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
giữa các doanh nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của doanh
nghiệp, tuy nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu phân tích đối với các doanh nghiệp hoạt
động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu trong khi đây là loại hình đặc thù,
dễ dẫn đến hành vi gian lận thuế do có nhiều chính sách ƣu đãi về thuế mà Nhà


2

nƣớc dành riêng cho đối tƣợng này. Trƣớc thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài
“Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu: Trƣờng hợp Cục Hải
quan tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh

nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải quan
Đồng Tháp.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp hoạt
động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu đăng ký thủ tục ở Cục Hải quan
Đồng Tháp trong thời gian tới.
1.3. Khung phân tích, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận của
đề tài
1.3.1. Khung phân tích
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất
xuất khẩu ở Cục Hải quan Đồng Tháp.
1.3.2. Phạm vi của đề tài
Các số liệu thu thập để phân tích, tổng hợp từ nghiên cứu thực trạng thực
hiện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ các báo
cáo tình hình công tác năm của Cục Hải quan Đồng Tháp; số liệu qua các đợt kiểm
tra thực tế tại doanh nghiệp cũng nhƣ các báo cáo của Ngành về tình hình hoạt động
trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu và các kênh thông tin trên website.
1.3.3. Phƣơng pháp tiếp cận thực hiện đề tài
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật lấy ý kiến
sâu một số công chức có am hiểu và kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động gia công,
sản xuất xuất khẩu để nhận dạng các các yếu tố có thể tác động đến mức độ tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp hoạt động gia công, sản
xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp nói riêng.


3

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát thông qua
bảng câu hỏi để xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố (đã đƣợc nhận
dạng qua phƣơng pháp định tính), đƣợc tiến hành khảo sát đối với 58 công chức hải

quan đã qua thực tế công tác lĩnh vực quản lý hàng gia công xuất khẩu, nhập sản
xuất xuất khẩu và 24 doanh nghiệp có làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng gia công,
sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp.
1.4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng, bao
gồm:
Chương 1: Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế và khung pháp lý của Việt
Nam về quản lý thuế đối với loại hình gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu
Chương 2: Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu làm thủ tục qua Cục
Hải quan Đồng Tháp
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của
doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải
quan Đồng Tháp


4

CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ VÀ
KHUNG PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LOẠI
HÌNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU, NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU
1.1. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý thuế đối với loại hình gia
công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhập
sản xuất xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm gia công
Theo Điều 178 Luật Thƣơng mại năm 2005: “Gia công thƣơng mại là hoạt
động thƣơng mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ
nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hƣởng thù lao”.

Tại Việt Nam, hoạt động GC chủ yếu theo hình thức nhận GC nguyên liệu và
xuất khẩu trả sản phẩm cho phía đối tác nƣớc ngoài, quyền sở hữu nguyên vật liệu
và sản phẩm xuất khẩu không thuộc về bên nhận GC (cụ thể trong trƣờng hợp của
đề tài nghiên cứu là DN Việt Nam) mà thuộc đối tác giao GC ở nƣớc ngoài.
Theo hình thức này, đối tác nƣớc ngoài cung cấp điều kiện để DN tại Việt
Nam (bên nhận GC) sản xuất ra thành phẩm theo yêu cầu, gồm nguyên vật liệu/bán
thành phẩm và có thể là dây chuyền máy móc, thiết bị và chuyên gia. Bên nhận GC
sẽ phải bàn giao toàn bộ sản phẩm làm ra và đƣợc bên giao GC trả một khoản tiền
hay còn gọi là phí GC. Vì vậy, chỉ khi nào bên đặt GC nhận đƣợc sản phẩm là kết
quả lao động từ bên nhận GC đúng nhƣ các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng,
thì hợp đồng GC mới đƣợc coi là thực hiện xong.
Hợp đồng GC chính là cơ sở pháp lý của phƣơng thức này, trong đó quy định rõ
trách nhiệm của từng bên, bên nhận GC chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu
đƣợc chuyển giao từ bên giao GC và tổ chức sản xuất theo mẫu mã thỏa thuận trong hợp
đồng GC và xuất khẩu toàn bộ sản phẩm cho đối tác thuê GC.


5

1.1.1.2. Khái niệm nhập sản xuất xuất khẩu
“Nhập sản xuất xuất khẩu là một phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu
trong đó nhà nhập khẩu nhập nguyên vật liệu về để sản xuất chế biến ra sản phẩm
xuất khẩu. Đây là hình thức mua đứt bán đoạn, DN nhập khẩu mua nguyên vật liệu
về để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thu đƣợc từ chính nguyên vật liệu đó .Trong
phƣơng thức này, có hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu
và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.” – (Nguồn: Hoàng Ngọc Duyên-2012)
Với phƣơng thức NSXXK, ngƣời mua với ngƣời bán hoàn toàn độc lập, nhà
nhập khẩu có quyền nhập khẩu nguyên vật liệu của những DN ở những nƣớc khác
nhau và xuất khẩu bán sản phẩm của mình cho một hay nhiều DN khác nhau ở
những nƣớc khác nhau.

Nguyên nhân hình thành phƣơng thức kinh doanh SXXK là do sự chênh lệch
về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt, lợi thế về các nguồn lực nhƣ tài nguyên,
thị trƣờng lao động giữa các nƣớc.
1.1.1.3. Phân biệt loại hình nhập gia công xuất khẩu và nhập sản xuất
xuất khẩu
- Giống nhau (về mặt bản chất, quy trình hoạt động):
+ Cả hai đều sử dụng nguồn lao động trong nƣớc hay còn đƣợc gọi là xuất
khẩu lao động tại chỗ.
+ Các công đoạn thực hiện đều phải thiện gồm: nhập khẩu nguyên vật liệu,
sản xuất ra sản phẩm và sau đó xuất khẩu sản phẩm.
- Khác nhau:
+ Về tính tự chủ và quyền sở hữu: Trong phƣơng thức NSXXK, ngƣời mua
với ngƣời bán hoàn toàn độc lập, tự chủ về nguyên liệu và hàng hóa sản xuất, bên
nhập khẩu có thể nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu từ nhiều nƣớc khác nhau và xuất
bán thành phẩm cho bất kỳ đối tác nào hay nói khác hơn là họ có toàn quyền định
đoạt hàng hóa miễn hàng hóa đó nếu bán cho đối tác nƣớc ngoài thì sẽ đƣợc miễn
thuế (và ngƣợc lại nếu tiêu thụ nội địa thì phải chịu thuế đầu vào nguyên liệu); còn
đối với loại hình GC xuất khẩu, bên nhận GC chịu sự chi phối hoàn toàn vào bên


6

đặt GC từ đầu vào nguyên vật liệu, mẫu mã theo yêu cầu và số lƣợng sản phẩm đầu
ra... trong phƣơng thức GC xuất khẩu, bên nhận GC chỉ là ngƣời làm thuê để đƣợc
nhận tiền phí GC.
+ Về chính sách thuế: Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, DN
nhập khẩu để GC hàng hóa xuất khẩu sẽ đƣợc miễn thuế, còn loại hình NSXXK thì
chỉ đƣợc hoàn thuế nguyên vật liệu nhập khẩu sau khi xuất khẩu sản phẩm và sản
phẩm xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế.
1.1.2. Nội dung quản lý của cơ quan Hải quan liên quan đến hoạt động

gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu
1.1.2.1. Quy định chung
- Nguyên liệu, vật tư, nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu,
hàng chế xuất bao gồm: (1) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện
trực tiếp tham gia vào quá trình GC, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; (2)
Vật tƣ trực tiếp tham gia vào quá trình GC, sản xuất nhƣng không chuyển hóa thành
sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; (3) Sản phẩm hoàn
chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng
chung với sản phẩm xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu hoặc
để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu, vật tƣ mua
trong nƣớc, nguyên liệu, vật tƣ tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;
(4) Vật tƣ làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; (5) Nguyên liệu,
vật tƣ, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm
xuất khẩu; (6) Hàng mẫu nhập khẩu để GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; (7) Máy
móc, thiết bị nhập khẩu do bên đặt GC cho bên nhận GC thuê mƣợn để thực hiện
hợp đồng GC. – (Nguồn: Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Định m c th c tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu
Định mức thực tế sản xuất là lƣợng nguyên liệu, vật tƣ thực tế đã sử dụng để
GC, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất.
Trƣờng hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm
xuất khẩu trƣớc đƣợc sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây


7

dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định. Trong đó, phế
liệu là vật liệu loại ra trong quá trình GC, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn
giá trị sử dụng ban đầu đƣợc thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy
cách, kích thƣớc, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình GC, sản xuất hàng hóa

xuất khẩu và không đạt chất lƣợng để xuất khẩu.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lƣu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên
quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lƣợng
sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi thực hiện việc
BCQT. Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn
chƣa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chƣa phải nộp định mức thực tế
khi nộp BCQT.
Vật tƣ không xây dựng đƣợc định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân
phải lƣu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tƣ và thể hiện trong BCQT
về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tƣ này. (Nguồn: Điều 55 Thông tư số
38/2015/TT-BTC)
- Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp
đồng gia công
Tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho Chi cục Hải quan do tổ chức,
cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan thông qua Hệ thống. Trƣờng hợp Hệ
thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất theo mẫu văn bản giấy.
Trƣờng hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo cơ sở sản xuất) thì
tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trƣớc đây, Chi cục Hải
quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo cơ
sở sản xuất cho Chi cục Hải quan quản lý mới. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
trƣớc pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở GC, sản
xuất, nơi lƣu giữ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.


8

Trƣớc khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ, thiết bị, máy
móc phục vụ hợp đồng GC, phụ lục hợp đồng GC với thƣơng nhân nƣớc ngoài, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng GC, phụ lục hợp đồng GC cho

Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp
đồng GC, phụ lục hợp đồng GC. Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông
báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. (Nguồn: Điều 56
Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Kiểm tra cơ sở, năng l c gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu
giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu
Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất GC,
sản xuất hàng hóa xuất khẩu ban hành Quyết định kiểm tra cơ sở GC, sản xuất hàng
hóa xuất khẩu; nơi lƣu giữ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất
khẩu, năng lực GC, sản xuất. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện sau 05 ngày làm việc kể
từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm
việc.
Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra địa chỉ cơ sở GC, sản xuất, nơi lƣu giữ
nguyên liệu, vật tƣ, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; kiểm tra ngành nghề
đầu tƣ kinh doanh; kiểm tra nhà xƣởng, máy móc, thiết bị; kiểm tra Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất...
Kết thúc kiểm tra, công chức Hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm
tra cơ sở GC, sản xuất. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở GC, sản
xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra. (Nguồn: Điều 57Thông tư số
38/2015/TT-BTC)
- Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng
hóa xuất khẩu
Tổ chức, cá nhân có hoạt động GCXK, NSXXK thực hiện cung cấp thông tin
liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu, xuất kho nguyên
liệu, vật tƣ; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm từ hệ thống quản trị sản


9


xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất
thông qua Hệ thống.
Trƣớc khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống
của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật
tƣ, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc
trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh
giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu
trên hệ thống của cơ quan hải quan và thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn
kho nguyên liệu, vật tƣ, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân chƣa thực hiện cung cấp thông tin theo quy
định trên với cơ quan hải quan thì định kỳ BCQT tình hình sử dụng nguyên liệu, vật
tƣ nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ
chức, cá nhân nộp BCQT chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài
chính hoặc trƣớc khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển
nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ cho Chi cục Hải quan nơi đã thông
báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. – (Nguồn: Điều 60 Thông tư số
38/2015/TT-BTC)
1.1.2.2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam
cho thƣơng nhân nƣớc ngoài
- Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản
phẩm để th c hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
+ Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ
Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu (bao
gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt GC cung cấp để gắn hoặc đóng chung với
sản phẩm GC thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tƣ do bên nhận GC tự cung



10

ứng nhập khẩu từ nƣớc ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu.
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tƣ do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam
cung cấp theo chỉ định của thƣơng nhân nƣớc ngoài thực hiện theo hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Đối với nguyên liệu, vật tƣ do bên nhận GC sản xuất hoặc mua tại thị trƣờng
Việt Nam, ngƣời khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trƣờng hợp
mua từ DN chế xuất, DN khu phi thuế quan).
+ Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mƣợn để thực hiện hợp đồng GC
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mƣợn để trực tiếp phục vụ
hợp đồng GC thì thực hiện theo loại hình tạm nhập - tái xuất.
+ Thủ tục xuất khẩu sản phẩm GC
Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu. Trƣờng hợp sản phẩm GC xuất khẩu đƣợc sản xuất từ nguyên liệu,
vật tƣ mua trong nƣớc thuộc đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất
khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm GC trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tƣ
mua trong nƣớc cấu thành sản phẩm GC xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của
tờ khai, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tƣ
trên tờ khai hải quan xuất khẩu. (Nguồn: Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng GC với thƣơng nhân
nƣớc ngoài nhƣng không trực tiếp GC mà thuê tổ chức, cá nhân khác GC toàn bộ
hoặc GC công đoạn (thuê GC lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng GC với
thƣơng nhân nƣớc ngoài là ngƣời làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, BCQT hợp
đồng GC với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực
hiện hợp đồng GC này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng GC với thƣơng nhân
nƣớc ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng GC lại cho Chi cục Hải quan nơi đã
thông báo cơ sở sản xuất bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trƣớc khi giao

nguyên liệu, vật tƣ cho đối tác nhận GC lại.


11

Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không
phải làm thủ tục hải quan nhƣng phải lƣu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao
nhận nguyên liệu, vật tƣ, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài
chính về chế độ kế toán, kiểm toán. (Nguồn: Điều 62 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
Hàng hóa GC chuyển tiếp phải làm thủ tục hải quan nhƣ thủ tục hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Ngƣời đại diện theo pháp luật của tổ
chức, cá nhân Bên giao, Bên nhận chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc sản
phẩm GC chuyển tiếp đƣợc sản xuất từ nguyên liệu, vật tƣ của hợp đồng GC và
đƣợc sử dụng đúng mục đích GC.
Trƣờng hợp hợp đồng GC có sản phẩm GC chuyển tiếp (hợp đồng GC giao)
và hợp đồng GC sử dụng sản phẩm GC chuyển tiếp làm nguyên liệu GC (hợp đồng
GC nhận) cùng một tổ chức, cá nhân nhận GC thì tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm
vụ của cả Bên giao và Bên nhận. - (Nguồn: Điều 63 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế
phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng GC kết thúc hoặc hết hiệu lực thực
hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên
liệu, vật tƣ dƣ thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mƣợn và sản phẩm
gia. Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trƣờng. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình
cho cơ quan hải quan khi kiểm tra. – (Nguồn: Điều 64 Thông tư số 38/2015/TTBTC)
1.1.2.3. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
là nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm

Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu thực hiện nhƣ đối với hàng hóa nhập khẩu thông thƣờng. Trƣờng hợp tổ
chức, cá nhân khác GC một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá


12

nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tƣ để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo
hợp đồng GC lại và trƣớc khi giao nguyên liệu, vật tƣ cho đối tác nhận GC lại phải
lƣu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tƣ, sản phẩm.
Sản phẩm xuất khẩu đƣợc quản lý theo loại hình sản xuất xuất khẩu gồm:
Sản phẩm đƣợc sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu theo loại hình sản
xuất xuất khẩu; sản phẩm đƣợc sản xuất do sự kết hợp từ nguyên liệu, vật tƣ nhập
khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu hoặc nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu theo loại
hình nhập khẩu kinh doanh hoặc nguyên liệu, vật tƣ có nguồn gốc trong nƣớc; sản
phẩm đƣợc sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu theo loại hình nhập
kinh doanh.
Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu
nhập khẩu đƣợc thực hiện nhƣ đối với hàng hóa xuất khẩu thông thƣờng. - (Nguồn:
Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải
Phế liệu, phế phẩm thu đƣợc trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán,
tiêu thụ nội địa đƣợc miễn thuế nhập khẩu nhƣng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trƣờng (nếu có) và gửi đến cơ
quan hải quan thông qua Hệ thống hoặc trên hồ sơ giấy. Đối với xử lý phế thải, tổ
chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi
kiểm tra. – (Nguồn: Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
1.2. Hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế
1.2.1. Khái niệm về tuân thủ thuế

Theo James, S.; Alley, C (1999): “Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản
nhất là mức độ ngƣời nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế đƣợc quy định trong luật
thuế”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều nội dung chƣa đồng thuận về
khái niệm tuân thủ thuế, chủ yếu xoay quanh hƣớng nghiên cứu tính tự nguyện hay
không tự nguyện chấp hành pháp luật về thuế. “Hầu hết doanh nghiệp về bản chất là


13

không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cƣỡng chế của
cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế”, đây chính là giả thuyết của
quản lý thuế theo quan điểm truyền thống. Do vậy, cách tiếp cận cƣỡng chế tuân thủ
theo luật và cách tiếp cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn thuế chứ không
hƣớng vào việc tăng cƣờng sự tuân thủ thuế.
Quan điểm nghiên cứu hiện nay chuyển sang xem xét tính tự nguyện của
việc chấp hành nghĩa vụ thuế. James, S.; Alley, C, (1999) viết: “Có câu hỏi đặt ra là
sự “tuân thủ” có đƣợc là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu ngƣời nộp thuế
“tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp hành chính, hoặc do cả hai, thì
điều này không đƣợc cho là hoàn toàn tuân thủ ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt
đến 100% so mức phải nộp theo luật định. Vì vậy, quan điểm hiện đại cho rằng cơ
quan quản lý thuế thành công khi gia tăng đƣợc sự tuân thủ tự nguyện của ngƣời
nộp thuế mà không cần dùng đến các hình thức kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở hoặc lo
sợ bị áp dụng các biện pháp hành chính”.
Bên cạnh cách khía cạnh đƣợc xem xét trên, khái niệm tuân thủ thuế cũng
cần đƣợc phát triển dựa trên việc đƣa yếu tố thời gian vào nhƣ là một tiêu chí thể
hiện sự tuân thủ tự nguyện. Một DN trì hoãn việc thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế
đến thời hạn cuối cùng hay nói khác hơn là nghĩa vụ thuế đó đƣợc thanh toán muộn
thì cũng không phải sự tuân thủ hoàn toàn. Và ngay cả khi DN chấp nhận nộp lãi
suất do chậm thanh toán nghĩa vụ thuế thì khoản thu đó cũng không phải là sự tuân

thủ hoàn toàn tự nguyện.
1.2.2. Lý thuyết các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
Theo các chuyên gia về thuế trên thế giới thì tuân thủ thuế có thể đƣợc tiếp
cận theo hai cách cơ bản. Thứ nhất, dùng những khích lệ về mặt kinh tế (ƣu tiên
trong trƣờng hợp tuân thủ và chế tài xử lý trong trƣờng hợp không tuân thủ) để đánh
giá mức độ tuân thủ. Thứ hai, nghiên cứu tác động của những yếu tố khác dựa trên
các quyết định tuân thủ, đặc biệt là chúng có liên quan đến cách thức giải quyết vấn
đề nộp thuế của ngƣời nộp thuế và đôi khi của cơ quan quản lý thuế; điều này liên


14

quan đến các yếu tố hành vi mà trọng tâm là nghiên cứu về các lý thuyết về tâm lý
và xã hội.
Hai cách tiếp cận này có mối liên hệ với các khái niệm của tuân thủ thuế theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Cách tiếp cận kinh tế là thích hợp trong trƣờng hợp tuân
thủ thuế xem xét về vấn đề trốn thuế và thực thi pháp luật về thuế đƣợc xem là vấn
đề chính thì nó phù hợp với việc nghiên cứu các mối cân bằng của các yếu tố giữa
lợi ích của việc trốn thuế với rủi ro bị phát hiện và việc áp dụng các hình thức phạt.
Và cách tiếp cận hành vi đƣợc cho là thích hợp hơn nếu sự tuân thủ thuế đƣợc định
nghĩa rộng hơn, có liên quan đến các quyết định của ngƣời nộp thuế trong việc trốn,
tránh hoặc kiên quyết tìm cách chối bỏ các nghĩa vụ về thuế.
Cách tiếp cận kinh tế giả định rằng các cá nhân/tổ chức quyết định tuân thủ
hay không là do họ tính toán dựa trên phép tính giữa lợi ích và chi phí. Con ngƣời
có xu hƣớng không tuân thủ nếu ít có nguy cơ bị phát hiện, lợi ích từ việc trốn thuế
mang lại cao hơn chi phí bỏ ra cho việc trốn thuế và ngƣợc lại. Lợi ích lớn nhất và
dễ nhận biết nhất của việc trốn thuế là họ không phải trả những khoản thuế theo
nghĩa vụ, tuy nhiên, việc làm đó đƣơng nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro mà điển hình nhất
là nguy cơ bị cơ quan thuế phát hiện và trừng phạt.
Khác với cách tiếp cận kinh tế, cách tiếp cận hành vi đƣợc đúc kết từ những

nguyên lý khoa học, cho rằng ngoài cách tính toán giữa lợi ích – chi phí thì còn có
những yếu tố quan trọng khác có tác động lớn đến quyết định tuân thủ thuế của
ngƣời nộp thuế. Theo cách tiếp cận này, những vấn đề về hành vi đƣợc xem xét
rộng hơn và rút ra những khái niệm từ các nguyên lý của tâm lý học và xã hội học.
Theo đó, sự tuân thủ thuế đƣợc định nghĩa rộng hơn, liên quan đến quyết định tự
nguyện của DN.
Trong đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến nội dung tuân thủ thuế dựa trên các
nguyên lý của tâm lý học và xã hội học hay nói khác hơn là chỉ tiếp cận theo hành
vi của ngƣời nộp thuế. Các yếu tố tác động đến hành vi của ngƣời nộp thuế bao
gồm:


15

1.2.2.1. Các yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp
Yếu tố quy mô doanh nghiệp
Quy mô DN là phạm trù phản ánh độ lớn của DN và để đánh giá quy mô DN,
ngƣời ta thƣờng sử dụng những chỉ tiêu định lƣợng một cách cụ thể. DN có thể
đƣợc phân loại thành 4 nhóm theo tiêu chí về quy mô, bao gồm: quy mô theo doanh
thu, qui mô theo số lao động, qui mô theo tài sản và qui mô dựa trên tổng giá trị sản
xuất. Tùy theo nhóm qui mô của DN mà hành vi tuân thủ thuế cũng có những đặc
điểm riêng.
Đối với nhóm DN lớn: nhóm DN này thƣờng đƣợc hƣởng các chính sách ƣu
đãi cao do họ có qui mô lớn và đóng góp số thu lớn vào ngân sách nhà nƣớc. Thông
thƣờng nhóm DN này thông qua sự hiểu biết về pháp luật mà có những phƣơng
pháp tinh vi để hạn chế đối đa số thuế phải nộp, họ khai thác kẽ hở của pháp luật về
thuế để tránh thuế chứ không trốn thuế.
Đối với nhóm DN vừa và nhỏ: Các DN vừa và nhỏ ở hầu hết các nƣớc đều
có chung điểm tƣơng đồng là đại diện cho nhóm có rủi ro cao nhất bởi vì có qui mô
về số lƣợng, thu nhập của họ thƣờng không cố định và rất khó khăn cho cơ quan

thuế trong việc xác minh dữ liệu.
Yếu tố về thời gian hoạt động của doanh nghiệp
“Có mối liên hệ rất rõ về mức độ tuân thủ giữa các DN có thời gian hoạt
động khác nhau. Các DN mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh
doanh thƣờng thiếu kiến thức về luật thuế, nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuế,
vì vậy họ thƣờng là đối tƣợng chủ yếu của hình thức không tuân thủ không dự tính.
Các DN có thời gian hoạt động lâu năm thƣờng đã có thƣơng hiệu, có hệ thống kế
toán ổn định, hiểu rõ về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Vì vậy, nếu tinh thần
thuế tốt, họ là những đối tƣợng sẵn sàng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế. Nhƣng khi
tinh thần thuế yếu, các DN này cũng thƣờng sử dụng những hình thức tinh vi phức
tạp và thƣờng tránh thuế hơn là trốn thuế.” – (Nguồn: Võ Đ c Chín, 2011)
Kiến th c về thuế của doanh nghiệp


×