Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chuyên đề RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.28 KB, 28 trang )

.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT .................
=======  =======

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN

TÊN CHUYÊN ĐỀ:

RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Người viết: ..............
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường THPT ...............

..............
1

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN 12
RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


Người viết: ...............
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường THPT ...................
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết bồi dưỡng: 10 tiết
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
( Theo định hướng CV số 1993/ BGDĐT GD TrH), NGàY 15/4/2014 của Thứ trưởng
BGD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển),cần:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về :
+ Văn bản văn học
+ Tiếng việt
+ Làm văn
- Rèn kĩ năng làm bài phần đọc hiểu văn bản
- Các dạng đề phần đọc hiểu
B. NỘI DUNG:
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
1. Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duyvà lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
Nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao quát hết nội dung và có
thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cáigì? Như thế
nào? Là thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát,
biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực,tư duy và biểu đạt.
2. Mụcđích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
2


Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Nội dung củavăn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xâydựng.
+ ýđồ, mục đích?
+Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ ý nghĩa của từng ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?
II. Phần Tiếng Việt.
1.Từ và cấu tạo từ Tiếng việt
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu.
a, Từ đơn và từ phức:
- Từ đơn là từ có 1 tiếng
- Từ phức là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng
b. Từ ghép và từ láy:
- Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa:
+ Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
+ Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép CP và ĐL
+ Dùng từ ghép CP khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép ĐL khi cần diễn đạt cái khái
quát
- Từ láy: Ghép các từ có quan hệ về âm
Có 2 loại từ láy: - láy toàn bộ
- láy bộ phận

+ Láy tồn bộ nhưng có sự biểu đạt, thanh điệu và phụ âm cuối ⇒ tạo sự hài hoà về âm
thanh (đọc thuận miệng, nghe êm tai)
* Lưu ý: Phân biệt từ ghép ĐL có các tiếng giống nhau với từ láy
- Nghĩa của từ láy:
+ Được tạo bởi sự mô phỏng âm thanh (từ láy tượng thanht)
+ Được tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của khn vần.
+ Hình thành trên cơ sở miêu tả 1 trạng thái luôn vận động của sự vật
+ Một số từ láy, nghĩa của từ so với tiếng gốc có sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh
c. Từ ngữ địa phương:
Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số địa phương nhất định.
d. Biệt ngữ xã hội :
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất
định
e. Nghĩa của từ trong sử dụng:
- Nghĩa đen: nghĩa gốc, nghĩa chính Là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các
nghĩa khác
- Nghĩa bóng: Nghĩa phái sinh, nghĩa chuyển, Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa
gốc
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực:
3

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Sử dụng từ đúng chính âm, chính tả
+ Sử dụng từ đúng nghĩa

+ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
+ Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
+ Không lạm dụng từ điạ phương, từ Hán Việt
- Cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (so
sánh, ẩn dụ...) có tác dụng làm tăng sức gợi cảm.
f. Từ loại tiếng việt:
f.1. Danh từ: Là những từ có ý nghĩa sự vật: chỉ người, vật, hiện tượng kn( Sự vật : ĐV,
T/vật, đồ vật; K/niệm trừu tượng như thói quen, tính nết, thái độ, tư tưởng, đạo đức)
* Chức vụ ngữ pháp:
+ Có thể kết hợp với từ chỉ SL ở phía trước
+ Các từ này, ấy, đó ở phía sau để lập thành cụm DT
+ Thường làm CN:
+ DT làm VN cần có từ là đứng trước
* Phân loại DT:
- DT chỉ đơn vị: dùng để tính đếm, đo lường sự vật
+ DT chỉ đơn vị tự nhiên
( loại từ) Con, cái, vị, chiếc, tấm
+ DT chỉ đơn vị quy ước (Đvị chính xác và DT chỉ đơn vị ước chừng) Tấn, tạ, km, mét,
miếng, mẩu, nhóm
- DT chỉ sự vật: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm: vua,
gạo nếp, trâu, tư tưởng
*Chú ý:
- DT chỉ số lượng ước chừng (đầy vơi, to) nên có thể thêm từ bổ sung về lượng
* - Cụm danh từ: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một danh từ
- Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm danh từ càng đầy đủ hơn
Đặc điểm ngữ pháp
- Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ, khi làm
vị ngữ phải có từ làđứng trước)
Cấu tạo: 3 phần

- Phần TT: DT (Nhất thiết phải có)
- Phần trước: Bổ sung cho DT có ý nghĩa SL
- Phần sau: Nêu đặc điểm mà DT biểu thị hoặc xđ vị trí của SV ấy trong KG, TG.
f.2. Động từ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật nói chung
- ĐT có khả năng kết hợp với những từ: đã, sẽ, đang hoặc hãy, đừng, chớ tạo thành cụm
ĐT
- Chức vụ điển hình: Làm VN
*Chú ý về ĐT: Có thể là CN không kết hợp với đã, sẽ, đang
4

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

* Các loại ĐT chính:
- ĐT tình thái: thường địi hỏi phải có ĐT khác đi kèm phía sau
- ĐT chỉ hành động, trạng thái: khơng địi hỏi phải có ĐT khác đi kèm phía sau.
+ĐT chỉ hành động trả lời câu hỏi làm gì?
+ĐT chỉ trạng thái trả lời câu hỏi làm sao? thế nào?
*Cụm ĐT: Là loại tổ hợp từ do ĐT và 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa
- Cụm ĐT có cấu tạo ý nghĩa đầy đủ và phức tạp hơn ĐT
- Cụm ĐT hđộng trong câu giống ĐT (làm VN, khi làm CN mất khả năng làm phụ ngữ
trước)
* Cấu tạo cụm ĐT:
P.trước T.Tâm P.sau
- P.trước: bổ sung cho ĐT ở các ý nghĩa quan hệ, TG, sự tiếp diễn, sự khuyến khích hay

ngăn cản hành động, sự KĐ hoặc PĐ của hành động
- Phần T.Tâm: Là ĐT
- P.sau: bổ sung về đối tượng, điạ điểm, TG, mục đích, ng.nhân
f.3. Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
- TT có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn tạo thành cụm TT
- Khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ hạn chế
- TT có thể làm VN nhưng khả năng hạn chế hơn ĐT
* Các loại TT:
- TT chỉ đ2 tương đối: có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ
- TT chỉ đ2 tuyệt đối: Không kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm
* Cụm TT:
P.trước
T.tâm
P.sau
- P.trước: Các p.ngữ biểu thị quan hệ TG, mđộ, tiếp diễn
- P.sau: Các p.ngữ biểu thị vị trí, so sánh mức độ
- T.tâm: Tính từ
f.4. Đại từ: Đại từ nhân xưng
f.5. Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với TT, ĐT để bổ sung ý nghĩa cho TT, ĐT
- Phó từ đứng trước hoặc sau ĐT, TT, là những từ có ý nghĩa NP, khơng có ý nghĩa từ
vựng.
* Các loại phó từ:
PT đứng trước
PT đứng sau
f.6. Số từ: Là những từ chỉ SL và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị SL sự vật số từ thường
đứng trước DT; Khi biểu thị sốthứ tự, số từ đứng sau DT
f.7. Lượng từ:
- Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Chia làm 2 nhóm:
+Chỉ ý nghĩa tồn thể

+Chỉ ý nghĩa tập hợp và phân phối
5

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

f.8. Trợ từ : Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc
biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
f.9.Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để
gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, Có khi được tách thành câu đặc biệt
Có 2 loại:
+ Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi...
+ Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ...
f.10.Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm một số loại sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ơ, hả, hử, chứ chăng...
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...
g. Thành ngữ:
- Khái niệm thành ngữ: Cụm từ cố định, khó thay đổi, thêm bớt. Vị trí các từ khơng thay
đổi biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh
- Nghĩa của thành ngữ
+ Nghĩa bắt nguồn từ nghĩa đen
Thơng thường qua ghi chép chuyển rộng (nghĩa bóngn

- Chức năng của thành ngữ trong câu: Sử dụng đúng lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh
mẽ, tăng hiệu quả trong giao tiếp
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ: Ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng
biểu cảm;
- Nhận biết thành ngữ
2. Câu, các thành phần chính của câu.
a. Câu:
* Câu đơn:
* Các loại câu đơn:
Phân loại câu theo mục đích nói:
+ Câu nghi vấn
+ Câu trần thuật
+ Câu cầu khiến: là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ...đi, thôi, nào...
hay ngữ điệu cầu khiến. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. Khi viết, câu cầu
khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh
thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
+ Câu cảm thán
Phân loại câu theo cấu tạo:
+ Câu đơn hai thành phần: C-V: cấu tạo theo mơ hình C +V
+ Câu đơn đặc biệt: không cấu tạo theo mô hình C +V
6

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

Tác dụng của câu đặc biệt: Nêu thời gian, nơi đến;- Liệt kê thông báo về sự tồn tại cuả sự

vật hiện tượng; Bộc lộ cảm xúc, Gọi đáp
* Dấu câu: Công dụng của các dấu câu Dấu phảy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,
dấu gạch ngang (-);công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. dấu chấm
lửng (...):
+Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết
+ Lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn
Dấu chấm phẩy (;)Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép§
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Dùng dấu chấm cuối câu cầu khiến. Dùng dấu chấm than; chấm hỏi trong ngoặc đơn vào
sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó.
Dấu phảy có cơng dụng tách giữa:
+ Thành phần phụ với thành phần chính.
+ Các từ ngữ cùng chức vụ trong câu.
+ Giữa một từ ngữ với BP chú thích của nó.
* Câu ghép.
Đặc điểm của câu ghép:
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi
cụm C-V là 1 vế câu.
- Cách nối các vế câu: Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một QHT: Vì, thì, nhưng, nên.
+ Nối bằng một cặp QHT: vì-nên; nếu - thì; tuy-nhưng.
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng):
Vừa-đã; đâu-đấy, càng-càng.
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phảy, dấu chấm
phảy hoặc dấu hai chấm.
* Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
- Những quan hệ thường gặp là:

+ Quan hệ nguyên nhân.
+ Quan hệ điều kiện giả thiết.
+ Quan hệ tương phản.
+ Quan hệ tăng tiến. + Quan hệ nối tiếp.
+ Quan hệ lựa chọn. + Quan hệ đồng thời.
+ Quan hệ bổ sung. + Quan hệ giải thích.
* Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, hoặc cặp từ
hơ ứng nhất định.
- Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải
dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
7

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

*Các loại câu ghép:
+ Ghép chính phụ
+ Ghép đẳng lập
+ Ghép tăng tiến
+ Ghép nhân quả...
b. Các thành phần chính trong câu:
- Thành phần bắt buộc phải có trong câu: CN - VN  Thành phần chính của câu.
- Thành phần khơng bắt buộc: Thành phần phụ.
+ Trạng ngữ: Ý nghĩa: Xác định về thời gian, nơi chốn, tình thế, cách thức, điều
kiện / giả thiết, ngun nhân..... - Vị trí: Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu
Nhận biết: Trạng ngữ được tách với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩy; Cơng dụng: Xác định

hồn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu; Nối kết các câu, các đoạn với nhau → Tính
mạch lạc trong văn bản.
- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ ở phía trước.
- Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi: làm gì? làm sao? như thế nào? hoặc là gì?
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ.
- Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
CN: Nêu tên sự vật, hiện tượng mà nó có đặc điểm, hành động, trạng thái... được miêu
tả ở vị ngữ.
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ai? con gì? cái gì?
- Chủ ngữ thường là danh từ; cụm danh từ; đại từ; trong một số trường hợp nhất định,
chủ ngữ có thể là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
- Câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.
3. Đoạn văn - Xây dựng đoạn văn trong văn bản
a. Thế nào là đoạn văn?
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên VB, do nhiều câu tạo thành, có vai trị quan trọng
trong việc tạo lập VB, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống
dịng và thường biểu đạt một ý tương đối hồn chỉnh.
b Từ ngữ và câu chủ đề trong đoạn văn:
- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
+ Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại
nhiều lần (các đại từ, chỉ từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong
đoạn văn.
+ Câu chủ đề:
Mang ND khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường có cấu tạo hồn chỉnh (thường đủ 2 thành
phần chính) và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
c. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các
phép: diễn dịch, quy nạp, song hành...
d. Các cách trình bày nội dung đoạn văn:
Bốn cách:

8

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

- Quy nạp: Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn
- Diễn dịch: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn
- Song hành: khơng có câu chủ đề
- Tổng phân hợp: Đầu-giữa-cuối đoạn
e. Liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý các đoạn văn vừa phân biệt với nhau,
vừa liền mạch với nhau tạo tính chỉnh thể cho VB.
*Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để
thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng.
* Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
- Dùng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng.
+ Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn: Dùng từ ngữ (phương tiện) có tác dụng liên
kết:
- Về từ loại: Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê.
+ So sánh, đối lập, tổng kết, khái quát
+ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
4. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
a. Khái niệm:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu,
nhiều đoạn.

b. Đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong vbản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản đc xây dựng theo một
kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hồn chỉnh về nội dung(thường mờ đầu bằng
nhan đề và kết thúc bằng hìh thức thích hợp của từng loại vbản)
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) giao tiếp nhất định.
c. Phân loại văn bản:
* Căn cứ vào lĩnh vực và mục đích giao tiếp: (chia 6 lọai văn bản - 6 phong cách chức
năng)
- Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,..)
=> Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được
dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hồn cảnh giao tiếp khơng mang tính nghi
thức, dùng để thơng tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm .đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
*Đặc trưng:
+Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng
nghiệp.
- Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch...)
9

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

=> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các
văn bản thuộc lĩnh vực văn chương

- Đặc trưng:
+Tính thẩm mĩ.
+Tính đa nghĩa.
+Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
- Văn bản thuộc phong cách khoa học (sgk, tài liệu hocj tập, bài báo khoa học, luận văn,
luận án, cơng trình nghiên cứu..)
=> Phong cách ngơn ngữ Khoa học: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chun mơn sâu.
- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngơn ngữ như từng chữ,câu,
đọan văn, văn bản).
Tính khái qt,trừu tượng.
Tính lí trí, lơ gíc.
Tính khách quan, phi cá thể.
- Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định,
luật,..)
=> Phong cách ngôn ngữ hành chính: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực hành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ
quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngơn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thơng báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thơng thường.
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp
trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cánhân
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch,
tun ngơn,..)
=> Phong cách ngơn ngữ chính luận: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn

bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng
của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có
nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, khơng mơ hồ,úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan
phải rõ ràng, rành mạch.
10

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Tính truyềncảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn,tha
thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu
phẩm...)
=> Phong cách ngơn ngữ báo chí: Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ dùng để thong báo tin tức
thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề
thời sự:(thơng tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa
điểm-Sự kiện-Diễn biến-Kết quả.

+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả
bằng hình ảnh, giúp người đọc có1 cái nhìn đầyđủ,sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm
nhưng hàm chứa 1chính kiến về thời cuộc
* Căn cứ vào phương thức biểu đạt : chia 6 loại văn bản
- Văn bản Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc
Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngơi kể thích hợp
- Văn bản Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
- Đặc trưng:
Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm.
. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa,giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ, dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
- Văn bản Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
- Văn bản Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
- Văn bản Thuyết minh: Gthích đặc điểm, tính chất, phương pháp
- Văn bản Hành chính, cơng vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,
trách nhiệm giữa người người.
Văn bản thuộc phong cách hành chính cơng vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng
xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
11


Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa
các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật
từ trung ương tới địa phương
d. Bố cục của VB:
- Bố cục của VB là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
- VB thường có bố cục 3 phần: MB,TB, KB.
Mỗi phần thường có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau (các phần có
quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của VB).
+ MB: Nêu ra chủ đề của VB.
+ TB: Thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Nội dung phần TB
thường được sắp xếp mạch lạc theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu bài, chủ đề và ý đồ giao
tiếp của người viết. Sắp xếp theo trình tự thời gian và khơng gian, theo sự phát triển của
sự việc hay theo mạch suy luận.
+ KB: Tổng kết chủ đề của VB.
e. Liên kết trong văn bản
- Liên kết là một trong những t /ch quan trọng nhất của văn bản..
- Phương tiện liên kết trong văn bản:
+ Viết câu, đoạn văn có nội dung chặt chẽ - TN
+ Dùng từ, câu hợp lý làm phương tiện LK
*Tính thống nhất về chủ đề văn bản:
- VB có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay
lạc sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc hiểu một VB, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong

quan hệ giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại
5. Văn bản văn học
*. Khái niệm văn bản văn học:
- VBVH cịn gọi là văn bản ngơn từ, văn bản văn chương là sản phẩm của tiến trình lịch
sử. VBVH rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp
+ Theo nghĩa rộng: VBVH bao gồm tất cả những văn bản ngôn từ trong đó ngơn từ được
sử dụng một cách nghệ thuật (không chỉ thơ, truyện... mà cả hịch, chiếu, cáo, biểu, sử kí
của thời trung đại , hoặc kí, tạp văn thời hiện đại)
+ Theo nghĩa hẹp: VBVH chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây
dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng)
* Đặc điểm văn bản văn học
- Đặc điểm ngơn từ
- Đặc điểm về hình tượng
- Đặc điểm về ý nghĩa
- Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn
5.1. Đặc điểm về ngơn từ:
-a. Tính nghệ thuật và thẩm mĩ:
12

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

- Tính nghệ thuật: Ngơn từ văn học sắp xếp có vần nhịp, có hình ảnh ẩn dụ (tính lạ hóa của
ngơn từ)
- Tính thẩm mĩ của ngơn từ có được do thốt khỏi tính thực dụng trực tiếp tạo ra vẻ đẹp
hấp dẫn, ý nhị, gợi cảm.

b. Tính hình tượng:
- Tính hình tượng của ngôn từ trong tác phẩm văn học là do trí tưởng tượng của ngwoif
viết tạo ra, vì thế có tính chất hư cấu, chứ khơng có giá trị thơng tin như báo chí
c. Tính biểu tượng và đa nghĩa:
=> Ngơn từ văn học có tính biểu tượng.
5.2. Đặc điểm về hình tượng:
- Là thế giới đời sống do ngơn từ gợi lên trong tâm trí người đọc
- Hình tượng là phương tiện giao tiếp đặc biệt: Hình tượng văn học là thông điệp để nhà
văn biểu hiên tư tưởng tình cảm (Khơng chỉ là thế giới sống động mà cịn là thế giới biết
nói, ở đó đã kí thác những tâm hồn gnười viết)
5.3. Đặc điểm về ý nghĩa.
- ý ngihã là những gì văn bản gợi lên trong lịng người đọc
- Y nghĩa của hình tượng thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, qua sự sắp xếp
cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
6. Giao tiếp - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
a. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của người trong xã hội, được tiến
hành chủ yếu bằng phương tiện ngơn ngữ (dạng nói và dạng viết), nhằm thực hiện những
mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
b. Quá trình của hoạt động giao tiếp
Hai quá trình
- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
- Lĩnh hội văn bản (do người đọc, người nghe thực hiện)
c. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp: Ngươi nói, người nghe
- Hồn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh hẹp
- Nội dung giao tiếp: Cái để nói
- Mục đích giao tiếp: Mục đích đạt đến
- Phương itện và cách thức giao tiếp: Ngôn ngữ
7. Các biện pháp tu từ

a. Tu từ từ vựng:
a.1. Biện pháp tu từ so sánh:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự dđ.
Vế A
Phương
(Sự vật được so sánh) sánh

diện

so Từ so sánh

Vế B
(Sự vật dùng để so sánh)
13

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

Trẻ em
Rừng đước
Mây

Dựng lên cao ngất
Trắng


Như
Như
Như

Búp trên cành
Hai dãy tường thành
Bông

*Từ so sánh: Bao nhiêu bấy nhiêu, bằng, tựa, hơn, kém, giống, khác.
*Chú ý: Trong so sánh có thể đảo vế B & từ so sánh lên trước.
*Có 2 kiểu so sánh
- So sánh ngang bằng: Tựa như ,giống như.
- So sánh hơn kém: chẳng là
*) Tác dụng của so sánh
- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người nghe, người đọc hình dung về sự vật,
sự việc.
- Tạo ra những lối nói hàm súc  người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết
 quan niệm của tác giả.
a.2. Biện pháp tu từ nhân hóa
Nhân hố là gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được tả con
người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị
được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
*Các kiểu nhân hố:
 Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trị chuyện, xưng hơ với vật như với người
* Chú ý: Trong nhân hố có 1 loại dùng những từ chỉ vật gắn cho người gọi là Vật hoádùng trong những trường hợp bày tỏ thái độ căm ghét
a.3. Biện pháp tu từ ẩn dụ:
ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng

với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 ẩn dụ : so sánh ngầm
* Các kiểu ẩn dụ:
 Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp:
- ẩn dụ hình thức
- ẩn dụ cách thức
- ẩn dụ phẩm chất
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 Cách phân tích giá trị của ẩn dụ (từ B  tìm đến A)
* Tác dụng của ẩn dụ
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
a.4. Biện pháp tu từ Hoán dụ
14

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tợng, khái niệm bằng tên của 1 sự vật, hiện tợng, khái
niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật diễn đạt.
*. Các kiểu hoán dụ:
 Có 4 kiểu hốn dụ thường gặp:
- Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể - gọi cái trừu tợng.
- Lấy tên riêng để chỉ tên chung

*.Tác dụng của hốn dụ:
Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
a.5. Biện pháp điệp từ, điệp ngữ:
*Điệp từ, điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ
Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hay cụm từ -> làm nổi bật ý – gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra
những xúc cảm trong lòng người đọc
Tác dụng: Giúp cho câu văn, câu thơ tăng thêm tính nhịp nhàng, hài hoà, tạo được âm
hưởng gây cảm xúc ở người nghe, người đọc
Điệp ngữ không phải là sự trùng lặp vô ích mà là sự trùng lặp có giá trị tăng tiến về nội
dung biểu hiện
* Các dạng điệp ngữ
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp vịng trịn
- Điệp ngắt qng
- Ngồi ra cịn có những dạng điệp ngữ khác như điệp cấu trúc câu
Lưu ý: Cần phân biệt điệp ngữ mang giá trị chân chính với sự lặp từ ngữ làm câu văn rườm
rà không mang giá trị nào cả
a.6. Biện pháp nói giảm nói tránh
*Nói giảm, nói tránh là một BPTT dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây
cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thơ tục, thiếu lịch sự.
*Tác dụng của nói giảm, nói tránh:
- Để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào giảm bớt sự đau buồn
* Dùng trong những trường hợp sau:
- Đề cập đến những chuyện đau buồn.
- Để biểu thị thái độ nhã nhặn, lịch thiệp, tránh thơ tục.
- Nói tránh: Dùng để biểu thị thái độ nhã nhặn, tế nhị, lịch sự.
a.7.Biện pháp chơi chữ
* Chơi chữ?
- Lợi dụng đặc sắc âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước … làm câu văn
hấp dẫn, thú vị

* Các lối chơi chữ
+ Dùng từ đồng âm
15

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Lối nói trại âm (gần âm)
+ Cách dùng điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
Sử dụng: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là
trong thơ văn trào phúng, câu đối, câu đố
a.8. Biện pháp nói quá (thậm xưng)...
*Nói quá và tác dụng của nói quá:.
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại, mức độ quy mơ, tính chất của sự vật, hiện
tượng được mơ tả
- Tác dụng: Nhấn mạnh mức độ quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng gây ấn tượng
cho người đọc, tăng sức biểu cảm.
b. Biện pháp tu từ cú pháp:
- Điệp cấu trúc cú pháp: Lặp lại một cấu trúc ngữ pháp
- Đảo cấu trúc cú pháp: V-C
- Câu hỏi tu từ, tác dụng : Hình thức là câu hỏi nhưng thực tế lại là câu khẳng định hoặc
phủ định cảm xúc. Câu hỏi tu từ khơng địi hỏi câu trả lời
- Liệt kê: Sắp xếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại nối tiếp: Diễn tả đầy đủ những khía
cạnh khác nhau của thực tế, tình cảm.

- Chêm xen (Thành phần phụ chú)
c. Biện pháp tu từ ngữ âm: (sử dụng âm tiết có nghệ thuật)
- Biện pháp điệp âm (điệp phụ âm đầu, điệp vần...)
- Biện pháp điệp thanh
- Biện pháp biến nhịp ( tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
d. Phép liệt kê:
e. Đối lập: Là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả
giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hồn chỉnh và hài hịa
trong diễn đạt nhằm biểu đạt một ý nghĩa nào đó.
f. Đảo ngữ: Là sự thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh tích
chất, đặc điểmcủa đối tượng cần miêu tả
8. Các phương châm hội thoại:
a- Phương châm về lượng:
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc
giao tiếp, không thiếu, không thừa
b- Phương châm về chất:
Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình khơng tin là đúng hay khơng có bằng chứng
xác thực
c. Phương châm quan hệ:
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d- Phương châm cách thức:
16

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu


Khi giao tiếp, cần chú ý (tới) nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (Phương châm
cách thức)
e- Phương châm lịch sự:
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
9.Thể thơ
a. Một số thể thơ truyền thống
* Thơ lục bát:
+ Số tiếng: trên 6, dưới 8
+ Vần: tiếng cuối của câu 6 phải cùng vần với tiếng 6 câu 8. Tiếng cuối câu 8 phải vần với
tiếng cuối câu 6 tiếp theo.
+ Nhịp 2/2/2 cũng có thể là 3/3 ở câu 6.
* Thơ song thất lục bát:
+ Số tiếng: 2 dòng 7, một dòng 6, một dòng 8
* Các thể thơ ngũ ngôn đường luật:
+ Số tiếng: 5
+ Số câu:8
* Các thể thơ thất ngôn đường luật:
+ Số tiếng: 7
+ Số câu :8
b. Các thể thơ hiện đại
- Thơ mới - Tự do, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, trường thiên thơ-văn
xuôi...
10. Luật thơ:
- Luật thơ là những quy định có tính ngun tắc bắt buộc về gieo vần, ngắt nhịp, số tiếng,
hài hoà âm thanh đối với thể thơ nào đó. Tất cả quy định ấy được khái quát theo kiểu mẫu
ổn định.
11. Phương thức trần thuật của tác phẩm:
- Trần thuật ngôi thứ nhất
- Người trần thuật đứng ngoài câu chuyền để kể
- Người trần thuật kể bằng điểm nhìn của nâhn vật (nửa trực tiếp)

* Điểm nhìn trần thuật:
- Tác Giả trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật nào? (của tác giả, của nhân vật của các
nhân vật khác.)
12.Phép liên kết
- Liên kết nội dung:
+ Liên kết chủ đề: Các câu văn, đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản.
+ Liên kết lôgich: Các câu, đoạn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý, triển khai theo
đúng chủ đề của văn bản.
- Liên kết hình thức:
Sử dụng các phương tiện liên kết câu để liên kết các câu, các đoạn với nhau. Có những
biện pháp liên kết câu chính:
17

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng
nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng liên tưởng ở các câu câu khác nhau những từ ngữ đã có ở các
câu trước.
+ Phép thế : Sử dụng các từ ngữ ở câu đứng sau có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở
câu đứng trước. Phép thế thường dùng các phương tiện sau đâu để thay thế:
- Đại từ thay thế: Đó,ấy kia, nó, hắn, nọ
- Tổ hợp danh từ + chỉ từ: cái này, việc ấy, điều đó
+ Phép nối: Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với các câu đứng
trước. Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ và gồm có:

. Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, vì, nên, tuy nhưng .
. Tổ hợp quan hệ từ + đại từ: vì vậy, tuy nên, nếu thế, thế thì, vậy nên . Những tổ hợp
kiểu qn ngữ: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, vả lại, với lại
III. Phần Làm văn
1. Các thao tác lập luận:
a.Thao tác lập luận phân tích
- Phân tích là: chia tác sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét
một cách kỹ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sự vật và hiện tượng đó.
- Yêu cầu: đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét nhưng khơng có nghĩa là tách
rời chỉ thấy cái nhỏ, chi tiết, vụn vặtmà bao giờ cũng phải có tính tổng hợp, khái quát.
b.Thao tác lập luận so sánh:
- Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc các mặt trong cùng một sự .So sánh để chỉ ra
những nét giống nhau gọi là so sánh tương đồng.So sánh để chỉ ra những nét khác biệt, đối
chọi nhau gọi là so sánh tương phản.
- Yêu cầu: So sánh làm nổi bật vấn đề, tránh so sánh khập khiễng dẫn đến việc khẳng định
hoặc phủ định thiếu sức thuyết phục.
c.Thao tác lập luận bác bỏ:
- Bác bỏ là dùng lý lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ đi những quan điểm sai lệch hoặc những ý kiến
thiếu chính xác. Từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
- Yêu cầu: Khi bác bỏ cần tỏ thái độ khách quan và đúng mực
d.Thao tác lập luận bình luận:
- Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với nhận xét,
đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng, một vấn đề trong đời sống hoặc trong văn
học
- Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng được bình luận, đề xuất và chứng tỏ ý
kiến của mình là đúng, có những lời bàn luận sâu sắc.
2. Kĩ năng lập ý
* Lập ý cho đoạn văn nghị luận
- Xác định luận điểm
+ Luận điểm chính

+ Luận điểm phụ 18

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Xây dựng lập luận
- Xác định luận cứ
- Sắp xếp các luậ điểm và luận cứ một cách hợp lí và lơ gic
IV. Các tác phẩm văn học
1. Ôn lại tất cả kiến thức cơ bản về tác phẩm, tác giả trong chương trình lớp11,12
* Lớp 1 I:
- Văn xi lãng mạn:
+ Hai đứa trẻ
+ Chữ người tử tù
- Văn xuôi hiện thực:
+ Chí Phèo
+ Hạnh phúc của một tang gia
- Kịch: Vũ Như tô
- Thơ lãng mạn:
+ Vội vàng
+ Tràng giang
+ Đây thôn Vĩ Dạ
- Thơ ca cách mạng:
+ Chiều tối
+ Từ ấy
*Lớp 12:

- Văn xuôi :
+ Tuyên ngôn Độc lập
+ Người lái đị Sơng Đà
+ Ai đã đặt tên cho dịng sơng
+ Vợ chồng A Phủ
+ Vợ Nhặt
+ Rừng xà nu
+ Những đứa con trong gia đình
+ Chiếc thuyền ngồi xa
- Thơ:
+ Tây Tiến
+ Việt Bắc
+ Đất Nước
+ Sóng
+ Đàn ghi ta của Lorca
- Kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt
* Ngoài ra chú ý các tác phẩm đọc thêm và các tác phẩm ngồi chương trình
2. Nắm chắc được những đoạn trích tiêu biểu (câu, hình ảnh, từ ngữ)
V.Cách thức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
19

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

- Xác định hình thức ngơn ngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.

- ý nghĩa của một chữ, một hình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
-Nêu ý nghĩa nhan đề?(Hoặc hãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữa các câu?Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đó trong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản? Nộidung ấychia thành mấyý?
- Nếu là thơ:
+ Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy?
+ Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+ Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu học sinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+Chỉ ra các phép liên kết?Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
B / ĐỊNH HƯỚNG KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
I. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và
cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi.
1. Các lỗi sai trong văn bản:
-Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu)
- Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)
- Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức )
- Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả )
* Lưu ý : Trong một văn bản khơng chỉ có một loại lỗi mà thường xuất hiện đồng thời
nhiều loại lỗi.
2. Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản:
Đọc kỹ văn bản. Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản .
Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu)
Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản.
Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ.
- Cách phát hiện lỗi sai : Sau khi đã đọc kỹ văn bản, xác định được cấu tạo câu và sự
liên kết câu cũng như thể loại, phong cách ngơn ngữ và hình thức chính tả và cách trình

bày,cách dùng từ ,chữ viết.. ta có thể phát hiện:
+ Sai ngữ pháp:
+ Sai chính tả:
+ Dùng từ sai:
+ Sai logic:
II. Nhận biết nội dung chính và các thơng tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa
của văn bản, tên văn bản:
- Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản…
=> Cách đọc và nhận biết văn bản đối với dạng câu hỏi này:
+ Đọc kỹ đoạn văn bản của đề ra.
20

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

+ Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần văn bản ( đây là
những từ mà người viết có ý nhấn mạnh thơng tin muốn nói). Tìm hiểu nội dung của
những từ ngữ đó nói về điều gì ?
+ Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( các câu và các thành phần phụ của câu trong đoạn
văn bản).
+ Từ đó xác định được nội dungchính của đoạn văn bản và đề xuất cáchđặt tên cho văn
bản.
III. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn bản và tác dụng của
những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:
C. BÀI TẬP LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾP NHẬN VĂN
BẢN :

Đề đọc hiểu số 1:
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời.
Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả
nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai
cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật!
Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng
cũng khơng ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu khơng? Thế thì có khổ hắn khơng?
Khơng biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải
đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí
Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã
đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết "
1) Nêu xuất xứ và nội dung cơ bản của đoạn trích? (0,5 điểm)
2) Chỉ rõ tính chất những tiếng chửi của Chí Phèo? Những tiếng chửi ấy cho thấy bi kịch
gì của Chí Phèo? (1 điểm)
3) Anh/chị có thể giải thích để trả lời giúp Chí Phèo câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo? ( 0,5
điểm)
Đáp án:
1) Nêu xuất xứ và nội dung cơ bản của đoạn trích? ( 0,5 điểm)
- Đây là đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
- Đoạn trích miêu tả cảnh Chí Phèo uống rượu say và vừa đi vừa chửi giữa sự thờ ơ của tất
cả mọi người.
2) Chỉ rõ tính chất những tiếng chửi của Chí Phèo? Những tiếng chửi ấy cho thấy bi kịch
gì của Chí Phèo? ( 1 điểm)
- Những tiếng chửi của Chí Phèo vu vơ, uất ức, hắn chửi từ trời đến đời, từ làng Vũ Đại
đến những người không chửi nhau với hắn... hắn chửi tất cả mà chẳng trúng vào ai. Bởi
Chí Phèo khơng biết ai làm hắn khổ, còn cả thế gian ai cũng nghĩ mình vơ can trong bi
kịch của Chí.
- Những tiếng chửi vu vơ phẫn uất ấy cho thấy Chí mơ hồ cảm nhận bi kịch đau khổ của
một kẻ lạc loài, một kẻ hoàn toàn bị gạt bỏ ra bên lề cuộc sống bình dị của dân làng, hồn
21


Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

toàn đứng ngoài "xã hội bằng phẳng, thân thiện" của những người lương thiện. Hình như
dưới đáy cùng của cơn say triền miên u tối, Chí vẫn thèm nghe người ta nói với mình,
cũng tức là cơng nhận sự tồn tại của mình trong cộng đồng lồi người, dẫu sự cơng nhận
chỉ bằng tiếng chửi, nhưng cả làng VĐ và đúng hơn là cả xã hội loài người kiên quyết
ruồng bỏ, tẩy chay hắn.
3) Anh / chị có thể giải thích để trả lời giúp Chí Phèo câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo? ( 0,5
điểm)
- Người mẹ khốn khổ bất hạnh nào đó chỉ đẻ ra một hài nhi bị bỏ rơi trong lò gạch cũ;
những người dân làng Vũ Đại nhân hậu đã cưu mang, nuôi lớn và tạo ra một anh Chí
nghèo khổ nhưng lương thiện.
- Nhà văn đã cho thấy, chính xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945 là những kẻ đã đẻ
ra Chí Phèo khi hủy hoại phần thiện lương, tước đoạt vĩnh viễn quyền làm người của Chí.
Cụ thể, nhà tù thực dân cùng những thủ đoạn áp bức tàn bạo, thâm hiểm của bọn cường
hào ác bá ở nông thôn VN trước CM đã đẩy những người nông dân lương thiện như Năm
Thọ, Binh Chức, Chí Phèo... vào con đường tha hóa lưu manh, đó chính là những kẻ đã đẻ
ra CP, đã hủy hoại nhân hình để Chí trở thành một con vật lạ, hủy hoại nhân tính để Chí
trở thành con quỉ dữ.
Đề đọc hiểu số 2:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng
đàn hậm hực, chừng như khơng thốt hết được vào khơng gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết
(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự khơng

tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của
một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là
cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái
phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là
cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh
âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần. Biện
pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như
khơng thốt hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện
pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy
thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
22

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước đó.

3. - Biện pháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm
trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạng thái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ).
Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảo chọn đủ 5 từ.
Đề đọc hiểu số 3:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân
viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5
tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình
chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái
chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà.
Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân
của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung của văn bản?
3. Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản?
Gợi ý:
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngơn ngữ báo chí.
2. Văn bản trên nói về
- Hồn cảnh gia đình chị Thanh.
- Lý do gia đình chị lên chuyến phà.
- Việc chìm phà Sewol (H.Quốc)
- Chiếc áo phao duy nhất cứu sống em bé của gia đình.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
- áo phao trao sự sống.
- áo phao biểu tượng của tình u gia đình.

- Trước sự sống cịn, tình u thương đã bừng sáng.
Đề đọc hiểu số 4:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
23

Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

Chuông ôi chuông nhỏ cịn reo nữa?
Phịng lặng, rèm bng, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở
đoạn thơ thứ 2?
Gợi ý
1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ,
bàng hồng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.

3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng
đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để
nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Đề đọc hiểu số 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đi lính, lâu khơng về q ngoại
dịng sơng xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tơi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ cịn là một nấm cỏ thơi!
(Trích Đị Lèn Nguyễn Duy)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến dịng sơng xưa trong đoạn thơ?
2. Các từ đã muộn, nấm cỏ có vai trị gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Gợi ý
1. Viết về bà, tác giả liên tưởng đến dịng sơng xưa nhằm trăn trở một điều: thiên nhiên
vẫn trường tồn nhưng con người đã thành hư vơ.
2. Các từ đã muộn, nấm cỏ có vai trò trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ: đó là
sự sám hối nhẹ nhàng nhưng vơ cùng tấm thía, một nỗi đau nhói lịng, một suy ngẫm triết
lí sâu xa. Thuở ấu thơ được sống với bà mà không hiểu cuộc đời cơ cực của bà là do cháu
cứ mãi thả hồn vào cõi mộng ảo. Giờ đây, khi đã đủ khơn lớn để biết thương bà thì mọi
chuyện đã muộn màng.
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Đoạn văn đảm bảo các nội dung:
- ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại
khơng cịn.
- Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá
phải trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức
24


Trường THPT ……………


.

Rèn kỹ năng làm bài phần đọc hiểu

tự giác đánh giá bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì
hậu chiến.
- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng
những tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn
màng.
Đề đọc hiểu số 6
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ rét
Tình u ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xn đến chim rừng lơng trở biếc
Tình u làm đất lạ hóa q hương.
(Trích Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện
nội dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình u làm đất lạ hóa q hương. ?
Gợi ý
1. ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình
u đơi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình u lứa đơi làm
nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : đó là phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ;
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .

ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đơng vì mùa
đơng mà khơng có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ
khắc khoải, tự nhiên trong anh. Anh khơng có em sẽ khơng thành tình u. Hình ảnh Tình
yêu như: cánh kiến hoa vàng xuân đến chim rừng lơng trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức
sống gợi tình u trẻ trung, sơi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh
cửu mà ln tươi mới. Tình u ở đây khơng chỉ là tình u đơi lứa mà cịn là sự kết tinh
của những tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước.
3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình u làm đất lạ hóa q hương: Nhà thơ lí giải cơ
sở của tình u đất nước từ tình u đơi lứa . Đó là phần sâu nhất để tâm hồn hố địa danh
xa xơi chính là tình u nhỏ bé, thân thuộc, nhân bản
Đề đọc hiểu số 7
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
DặN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
25

Trường THPT ……………


×