Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Quản trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 89 trang )

Ngo Phuong Tra _ Luan van Cao hoc Luat kinh te (khoa 24).pdf


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ooo0ooo

NGÔ PHƯƠNG TRÀ

QUẢN TRỊ BÍ MẬT KINH DOANH
THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGÔ PHƯƠNG TRÀ

QUẢN TRỊ BÍ MẬT KINH DOANH
THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN VIỄN

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Ngô Phương Trà– mã số học viên: 7701240537A, là học viên lớp Cao
học Luật Khóa năm 2014, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Quản
trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành” (Sau đây gọi tắt là
“Luận văn”).

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

Ngô Phương Trà


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU

01

CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BÍ MẬT KINH DOANH,
NHỮNG THÔNG TIN NÊN BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH VÀ LỢI THẾ
CỦA DOANH NGHIỆP CÓ BÍ MẬT KINH DOANH ĐƯỢC BẢO HỘ
1.1 Pháp luật sở hữu trí tuệ về bí mật kinh doanh

07

1.1.1

Khái niệm bí mật kinh doanh

07

1.1.2

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

09

1.1.3

Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh

12


1.1.4

Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

13

1.1.5

So sánh quy định về bí mật kinh doanh giữa pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên

14

1.2 Những thông tin nên bảo hộ bí mật kinh doanh

16

1.2.1

Các loại bí mật kinh doanh

16

1.2.2

Những vấn đề cần xem xét khi lựa chọn bảo hộ bí mật kinh
doanh


19

1.2.2.1

Khả năng bảo mật của thông tin

1.2.2.2 Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của thông tin

20
20


1.2.2.3

Hạn chế của việc bảo hộ bí mật kinh doanh

1.3 Lợi thế của doanh nghiệp có bí mật kinh doanh được bảo hộ

21
24

1.3.1

Lợi thế cạnh tranh

24

1.3.2

Lợi thế về thời hạn bảo hộ


26

1.3.3

Lợi thế về công cụ pháp lý chống lại hành vi tiếp cận, sử dụng
và bộc lộ trái phép

Tiểu kết chương 1

28
29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO HỘ BÍ MẬT
KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
2.1 Khảo sát thực trạng áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ để bảo hộ bí mật
kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

30

2.2 Một số vụ tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh

32

2.2.1

Tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh tại Việt Nam

32


2.2.2

Tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh ở nước ngoài

39

2.3 Những vướng mắc trong bảo hộ bí mật kinh doanh tại các doanh
nghiệp Việt Nam
2.3.1

Chưa nhận diện được bí mật kinh doanh

2.3.2

Chưa có cách thức bảo mật thích hợp đối với

2.3.3

47
47

bí mật kinh doanh

48

Chưa có phương pháp hiệu quả để chứng minh quyền sở hữu
đối với bí mật kinh doanh

49


Tiểu kết chương 2

49


CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀO QUẢN TRỊ
BÍ MẬT KINH DOANH
3.1 Khái niệm quản trị bí mật kinh doanh

50

3.2 Các quy định pháp luật cần vận dụng trong quá trình quản trị
bí mật kinh doanh

51

3.2.1

Quy định về các biện pháp bảo mật cần thiết

51

3.2.1.1

Quy định về biện pháp bảo mật trong quan hệ lao động

52

3.2.1.2


Quy định về biện pháp bảo mật trong quan hệ hợp đồng

53

3.2.1.3 Quy định về biện pháp bảo mật trong quan hệ cạnh tranh

55

3.2.2

Quy định về biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh

3.2.2.1
3.2.2.2

3.2.2.3

Chứng minh quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh

56
57

Chứng minh đã có hành vi xâm phạm quyền đối với
bí mật kinh doanh

58

Lựa chọn biện pháp xử lý xâm phạm phù hợp

58


3.3 Đề xuất cách thức quản trị bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp

60

3.3.1

Chính sách và quy định về quản trị bí mật kinh doanh

60

3.3.2

Quy trình quản trị bí mật kinh doanh

62

3.3.2.1

Nhận diện

62

3.3.2.2

Bảo mật

63

3.3.2.3


Khai thác

67

3.3.2.4

Bảo vệ

68

3.3.3

Nhân lực và các phương tiện vật chất khác phục vụ quản trị

68


bí mật kinh doanh
Tiểu kết chương 3

70

PHẦN KẾT LUẬN

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC

PL.1 Phiếu khảo sát doanh nghiệp
PL.2 Bảng thống kê khảo sát
PL.3 Bản án số 08/2010/LĐ-ST ngày 6/12/2010
PL.4 Bản án số 09/2010/LĐ-ST ngày 10/12/2010
PL.5 Tài liệu về vụ tranh chấp IBM vs. MARK D. PAPERMASTER
PL.6 Tài liệu về vụ tranh chấp Hutchison vs. KFC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

01.

BMKD

:

Bí mật kinh doanh

02.

DN

:

Doanh nghiệp

03.

HĐLĐ


:

Hợp đồng lao động

04.

SHCN

:

Sở hữu công nghiệp

05.

SHTT

:

Sở hữu trí tuệ

06.

TAND

:

Tòa án nhân dân

07.


WIPO

:

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bí mật kinh doanh (BMKD) là một loại quyền sở hữu công nghiệp tồn tại
trong mọi doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, để được bảo hộ và có thể khai thác có
hiệu quả đối với BMKD, trước tiên DN cần phải nhận diện được các loại thông tin
có thể trở thành BMKD và áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết đối với BMKD
đó. Muốn vậy, DN cần tiến hành quản trị đối với BMKD. Đề tài đề cập đến việc
quản trị BMKD theo quy định pháp luật hiện hành, gồm ba nội dung chính như sau:
(i) Phân tích các quy định của pháp luật SHTT về BMKD, nêu các loại BMKD và
đưa ra những tiêu chí để xác định thông tin nào nên bảo hộ BMKD, phân tích những
lợi thế của DN có BMKD được bảo hộ; (ii) Thực trạng áp dụng pháp luật để bảo hộ
BMKD tại các DN thông qua kết quả khảo sát thực tế về khả năng nhận diện cũng
như các biện pháp bảo mật đang được áp dụng tại DN và nghiên cứu một số vụ
tranh chấp liên quan đến BMKD ở Việt Nam và nước ngoài; (iii) Vận dụng các quy
định pháp luật vào quản trị BMKD, trong phần này tác giả đưa ra khái niệm về quản
trị BMKD, tổng hợp và phân tích các quy định pháp luật trong nhiều ngành luật
khác nhau cần vận dụng vào quá trình quản trị BMKD; trên cơ sở, đó đề xuất cách
thức quản trị BMKD trong DN.

[Bí mật kinh doanh; quản trị bí mật kinh doanh; nhận diện bí mật kinh
doanh; biện pháp bảo mật cận thiết; các loại bí mật kinh doanh]


1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mỗi DN có thể có một số đối tượng SHTT khác nhau, tuỳ thuộc vào từng
lĩnh vực kinh doanh và đặc thù của DN. Mặc dù về lý thuyết, một công ty đa ngành
nghề có thể có tất cả các loại đối tượng SHTT nhưng thực tế sẽ khó có một DN nào
có đầy đủ các đối tượng đó, ví dụ một công ty thiết kế hàng trang trí nội thất sẽ có
rất nhiều tác phẩm có quyền tác giả hoặc nhiều kiểu dáng công nghiệp được đăng
ký nhưng không thể có quyền đối với giống cây trồng, hoặc ngược lại, một công ty
chuyên nghiên cứu giống cây trồng sẽ khó mà có quyền SHTT đối với thiết kế bộ trí
mạch tích hợp bán dẫn. Nhưng mọi DN hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh,
với mọi đặc thù khác nhau đều có các thông tin mật và chúng có thể được bảo hộ
dưới dạng BMKD, ví dụ danh sách khách hàng, danh sách nhà cung cấp, danh sách
đối tác, mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội hay các thông
tin mang tính kỹ thuật khác như các bí quyết kỹ thuật (knowhow), quy trình sản
xuất, hay kể cả những mẫu thiết kế hoặc chiến lược quảng cáo, tiếp thị chưa/ không
được lựa chọn để sử dụng trên thực tế… Vậy, BMKD là một loại quyền SHTT phổ
biến, có thể có ở mọi DN khác nhau.
Giá trị kinh tế của các BMKD là vô cùng khác nhau, có những BMKD chỉ
mang lại một giá trị kinh tế không đáng kể, nhưng có những BMKD có một giá trị
khổng lồ. Một ví dụ mà khi nói đến BMKD không thể quên nhắc đến, đó là bí mật
công thức nước giải khát có ga Coca Cola. Khó mà xác định rõ ràng là BMKD này
đã đóng góp bao nhiêu phần trăm vào mạng giá trị của thương hiệu Coca Cola.
Nhưng cùng với những đối tượng SHTT khác như kiểu dáng công nghiệp, quyền
tác giả… BMKD đã góp một phần không nhỏ cho thương hiệu này luôn được xếp
hàng đầu trong bảng định giá thương hiệu trên toàn thế giới. Chúng ta biết là công
thức bí mật của món nước giải khát này đã tồn tại cùng với DN, tính đến nay là hơn
100 năm. Làm sao có một đối tượng SHTT nào ngoài BMKD có giá trị lớn đồng
thời có khả năng khai thác dài lâu được như vậy?

Ngành luật SHTT có đặc thù là các quy định ở phần lớn các quốc gia trên
thế giới thực chất là quá trình nội địa hoá các quy định trong các điều ước quốc tế.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, các quy định về SHTT nói chung


2

và về BMKD nói riêng không có khác biệt gì đáng kể so với những điều ước quốc
tế và pháp luật ở hầu hết các quốc gia khác. Đối với BMKD, các quy định đều mang
tính “mở” để chủ sở hữu tự hiểu và làm theo cách của mình.
Mặc dù có một hành lang pháp lý tương tự nhau nhưng ở nhiều nước phát
triển, có những BMKD được bảo vệ và khai thác tốt, tạo được giá trị rất lớn và lâu
dài; trong khi đó, tại Việt Nam hầu như các DN chưa khai thác được BMKD một
cách có hiệu quả, thậm chí khi bị chiếm đoạt BMKD chủ sở hữu đích thực lại không
thể chứng minh được quyền của mình để yêu cầu xử lý xâm phạm. Lý do của sự
khác biệt này thiết nghĩ không phải là do pháp luật Việt Nam còn thiếu sót, từ góc
nhìn đó, tác giả nhận thấy vấn đề của chúng ta không phải là cải cách các quy định
của pháp luật hiện hành.
Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Tác giả cho rằng chính việc chưa vận dụng hiệu
quả pháp luật trong việc quản trị BMKD là nguyên nhân dẫn đến hầu hết DN Việt
Nam chưa bảo hộ được BMKD và càng chưa thể khai thác tốt BMKD. Vì vậy, đề
tài "Quản trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành" được tác giả
lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết khoa học được sử dụng để nghiên cứu là:
Thứ nhất, các quy định pháp luật SHTT về BMKD của Việt Nam không có
sự khác biệt đáng kể so với các điều ước quốc tế.
Thứ hai, DN có BMKD được bảo hộ sẽ có những lợi thế trong kinh doanh.
Thứ ba, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận diện được hết các

loại thông tin mật có thể trở thành BMKD
Thứ tư, phần lớn các doanh nghiêp Việt Nam chưa áp dụng hoặc áp dụng
chưa đầy đủ những biện pháp bảo mật cần thiết đối với thông tin mật để thông tin
đó đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ BMKD.
Thứ năm, để bảo hộ và khai thác hiệu quả BMKD thì DN cần phải tiến hành
quản trị đối với BMKD đó.


3

Thứ sáu, để quản trị tốt BMKD, DN cần phải vận dụng được các quy định
pháp luật có liên quan thuộc nhiều ngành luật khác nhau.
2.2 Các câu hỏi nghiên cứu
Từ các giả thiết nghiên cứu trên, tác giả xác định đề tài cần giải quyết ba
câu hỏi nghiên cứu lớn sau:
Thứ nhất, những thông tin nào nên bảo hộ BMKD và quyền sở hữu
BMKD có thể tạo ra những lợi thế gì cho DN? Để trả lời câu hỏi này tác giả phân
tích các quy định của pháp luật SHTT về BMKD để rút ra những đặc điểm cơ bản
của đối tượng này và những ưu điểm cũng như nhược điểm của hình thức bảo hộ
BMKD. Từ đó xác định những loại thông tin nên bảo hộ BMKD và những lợi thế
của DN có BMKD được bảo hộ.
Thứ hai, thực trạng áp dụng pháp luật để bảo hộ BMKD tại các DN ở
Việt Nam hiện nay và những vướng mắc cần khắc phục là gì? Để trả lời câu hỏi
này tác giả tiến hành khảo sát 100 doanh nghiệp để đánh giá thực trạng doanh
nghiệp Việt Nam về bảo hộ BMKD, khả năng nhận diện BMKD và những biện
pháp bảo mật BMKD mà DN đang áp dụng. Bên cạnh việc tiến hành khảo sát thực
tế, tác giả nghiên cứu và phân tích một số vụ tranh chấp liên quan đến BMKD ở cả
trong và ngoài nước. Từ đó, tìm ra những vướng mắc còn tồn tại trong việc bảo hộ
BMKD của các DN Việt Nam.
Thứ ba, những quy định pháp luật nào có thể vận dụng và cách thức vận

dụng hữu hiệu các quy định pháp luật vào quản trị BMKD? Để trả lời câu hỏi
này, tác giả đưa ra khái niệm về quản trị BMKD, tổng hợp những quy định pháp
luật liên quan từ các ngành luật khác nhau có thể được vận dụng trong quản trị
BMKD. Từ đó, đề xuất một cách thức quản trị BMKD cho DN mang tính tổng quát,
đi từ các chính sách và quy định của DN đến quy trình quản trị và những điều kiện
hỗ trợ cho hoạt động quản trị BMKD.
3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, các đề tài nghiên cứu và công trình khoa học của Việt Nam
chuyên biệt về BMKD nói chung còn chưa nhiều, và thường chỉ tập trung vào việc
phân tích những bất cập trong quy định pháp luật về BMKD. Tác giả xin điểm qua
một số công trình nghiên cứu như sau:


4

Một số bài báo của tiến sỹ Nguyễn Thái Mai – Khoa Pháp luật quốc tế, Đại
học Luật Hà Nội “Hoàn thiện Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với BMKD”1, “Xác định các điều kiện bảo hộ đối với BMKD – Một nội dung pháp
lý quan trọng trong khi giải quyết các vụ việc về xâm phạm BMKD tại tòa án”2 và
“Bổ sung luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về BMKD trong mối tương quan với quy định
của điều ước quốc tế và pháp luật các nước”3 đều tập trung chỉ ra bất cập trong các
quy định của pháp luật về phạm vi bảo hộ, điều kiện bảo hộ và các biện pháp bảo
mật đối với BMKD và vai trò của điều kiện bảo hộ BMKD trong công tác xét xử.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Anh – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề
tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD, chỉ dẫn địa lý, tên thương
mại”4 và bài báo “BMKD và các tiêu chí bảo hộ”5 tập trung phân tích các bất cập
của pháp luật Việt Nam về BMKD. Tuy nhiên bối cảnh của các nghiên cứu này là
trước khi Luật SHTT được ban hành (2005).
Ngoài ra, còn một số đề tài nghiên cứu khác như: “Bảo hộ quyền Sở hữu
công nghiệp đối với BMKD theo quy định của pháp luật Việt Nam”6. “Bảo hộ

BMKD theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật Việt nam”7…cũng bàn
về những bất cập trong pháp luật Việt Nam về BMKD.
Các tài liệu trên chưa nghiên cứu dựa trên khảo sát thực tế mà chỉ nghiên
cứu lý thuyết đơn thuần. Đến đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
BMKD – pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”8 của Trần Thị Kim Huế, tác
giả đã nghiên cứu dựa trên cả lý luận và kết quả khảo sát thực tế về hiểu biết của
DN đối với BMKD, nhận thức của DN về vai trò của BMKD và quy định về trách
nhiệm bảo vệ BMKD cho nhân viên trong DN.
Đề tài “BMKD theo pháp luật sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”9 là
một công trình nghiên cứu còn khá mới, nội dung chính là đánh giá thực trạng pháp
luật bảo hộ BMKD ở Việt Nam để từ đó đưa ra kiến giải nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao kết quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này.
Nguyễn Thái Mai, 2009a.
Nguyễn Thái Mai, 2009b.
3
Nguyễn Thái Mai, 2012
4
Nguyễn Thị Quế Anh, 2002
5
Nguyễn Thị Quế Anh, 2003
6
Châu Thị Vân, 2007
7
Trương Thị Minh Hiền, 2011
8
Trần Thị Kim Huế (2012)
9
Nguyễn Thị Thanh Hoa (2014)
1
2



5

Như vậy, các tài liệu trên đều tập trung nghiên cứu theo hướng kiến nghị
cải cách pháp luật. Việc vận dụng pháp luật để quản trị tốt BMKD, tức là sử dụng
những quy định hiện hành một cách hữu hiệu, chưa thấy được đề cập đến trong các
đề tài và công trình nghiên cứu trong nước.
Trong các tài liệu nước ngoài, như khóa đào tạo từ xa về quản trị sở hữu
công nghiệp của WIPO10 chỉ dừng lại ở việc nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc quản trị BMKD mà chưa đi sâu vào những biện pháp tác nghiệp cụ thể mang
tính kỹ thuật trong việc quản trị BMKD. Chương trình đào tạo trực tuyến IP
PANORAMA11 về SHTT cũng đã có nguyên một chương về BMKD, trong đó có
một phần về quản lý bí mật kinh doanh bao gồm 10 bước ngắn gọn chủ yếu liên
quan đến công tác bảo mật. Một số tài liệu khác liên quan đến quản trị BMKD hầu
hết cũng chỉ dừng lại ở việc đưa ra những bước ngắn gọn trong bảo mật BMKD.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của Việt Nam về BMKD hầu hết đi theo
hướng phân tích những bất cập trong quy định pháp luật, từ đó đưa ra những kiến
nghị để cải cách pháp luật chứ không nghiên cứu theo hướng vận dụng pháp luật.
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã có hướng chú trọng vào việc vận dụng
pháp luật để quản trị BMKD, tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu
nào đưa ra những giải pháp mang tính tổng thể cho DN trong quản trị BMKD từ lời
khuyên về những thông tin nên bảo hộ BMKD, đến các quy định có thể áp dụng
trong quản trị BMKD và cách thức để quản trị BMKD.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này không nhằm mục đích đánh giá luật thực định hay đưa ra giải
pháp, kiến nghị để cải cách pháp luật hiện hành liên quan đến BMKD. Mục đích
của đề tài là đưa ra những kiến nghị nhằm giúp DN có thể vận dụng tốt những quy
định pháp luật hiện hành để quản trị BMKD một cách có hiệu quả tại DN mình.

4.2 Phạm vi nghiêu cứu
Với mục đích kiến nghị cách thức vận dụng hữu hiệu các quy định pháp
luật vào quản trị BMKD, đề tài không chú trọng vào những ưu – nhược điểm hay
bất cập còn tồn tại trong các quy định của pháp luật mà chỉ nghiên cứu theo hướng
10
11

WIPO, 2015.
WIPO, KIPO và KIPA


6

với quy định hiện hành, DN có thể và nên làm gì để vừa phù hợp với quy định vừa
quản trị tối ưu cho BMKD của DN.
Đối tượng hướng tới của đề tài là các DN, vì vậy, việc quản trị các thông tin
mật tại các cơ quan, tổ chức không phải là DN không nằm trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài. Nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp phép cho các sản phẩm như dược phẩm, nông hóa phẩm, vì vậy
cũng sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đặc thù của ngành Luật học, các phương pháp chủ yếu được sử dụng
trong đề tài này đều là các phương pháp nghiên cứu định tính.
- Phương pháp phân tích luật, phương pháp so sánh, phân loại và khái quát
được áp dụng chủ yếu để giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, những thông tin
nào nên bảo hộ BMKD và quyền sở hữu BMKD có thể tạo ra những lợi thế gì cho
DN?
- Phương pháp chọn mẫu, khảo sát thu thập dữ liệu, nghiên cứu tình huống
thực tế, phân tích dữ liệu, liệt kê, tổng hợp và khái quát hóa được áp dụng chủ yếu
để giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ hai, thực trạng áp dụng pháp luật để bảo hộ

BMKD tại các DN ở Việt Nam hiện nay và những vướng mắc cần khắc phục là gì?
- Phương pháp phân tích luật, liệt kê và tổng hợp được áp dụng chủ yếu để
giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ ba, những quy định pháp luật nào có thể vận dụng
và cách thức vận dụng hữu hiệu các quy định pháp luật vào quản trị BMKD?
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài là đề tài nghiên cứu cả về khía cạnh pháp luật
và khía cạnh quản trị BMKD, kết quả đề tài cung cấp một tập thông tin khá đầy đủ
về khía cạnh pháp luật liên quan đến BMKD có sự kết hợp với những thông tin cơ
bản của khía cạnh quản trị BMKD.
Giá trị ứng dụng thực tiễn của đề tài là khá thiết thực, mọi DN đều có thể
dựa vào những đề xuất của đề tài trong cách thức quản trị BMKD đề xây dựng ngay
cho mình một mô hình quản trị tương đối đầy đủ và hiệu quả.


7

CHƯƠNG 1
PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BÍ MẬT KINH DOANH,
NHỮNG THÔNG TIN NÊN BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH
VÀ LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ
BÍ MẬT KINH DOANH ĐƯỢC BẢO HỘ
1.1 Pháp luật sở hữu trí tuệ về bí mật kinh doanh
1.1.1

Khái niệm bí mật kinh doanh
Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ12, các tài

sản trí tuệ này là “thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh”13 và không có
hình thái vật chất. Vì vậy, quyền SHTT là một loại tài sản vô hình, nhưng khi ứng
dụng quyền SHTT vào sản phẩm hữu hình nhất định thì nó có thể mang lại hiệu

quả, giá trị lớn. Hiện nay, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam chia quyền
SHTT ra thành ba nhánh lớn là (i) quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả, (ii) quyền sở hữu công nghiệp và (iii) quyền đối với giống cây trồng. Trong đó,
BMKD là một trong những đối tượng thuộc quyền SHCN, là nhánh thứ hai và cũng
là nhánh gắn liền với hoạt động kinh doanh của DN nhất trong tất cả các nhánh
quyền SHTT.
Các quy định pháp luật về SHTT nói chung tại Việt Nam bắt đầu manh nha
từ những năm 1960 với Nghị định 20/CP14 ngày 08/2/1965, tiếp theo là Nghị định
31/CP15 ngày 23/1/1981 … Đến Nghị định 63/CP16 ngày 24/10/1996 thì hầu hết các
đối tượng SHCN như sáng chế và giải pháp hữu ích (nay gộp chung là sáng chế),
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa (nay đổi là nhãn hiệu), tên gọi xuất xứ
hàng hóa (nay được thay thế bằng chỉ dẫn địa lý) đã được ghi nhận bảo hộ. Tuy
nhiên, BMKD là một trong những đối tượng quyền SHCN được ghi nhận bảo hộ
muộn nhất hiện nay (chỉ trước thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được ghi nhận
bảo hộ vào năm 2003), BMKD lần đầu được quy định tại Nghị định 54/2000/NĐCP17 ngày 03/10/2000.
Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT
Lê Nết, 2005. Trang 11
14
Nghị định 20/CP
15
Nghị định 31/CP
16
Nghị định 63/CP
17
Nghị định 54/2000/NĐ-CP
12
13


8


Tại Điều 6 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định “BMKD được bảo hộ là
thành quả đầu tư dưới dạng thông tin” và phải đáp ứng đủ ba điều kiện bảo hộ. Với
khái niệm này, BMKD được xác định là thành quả đầu tư nói chung, không xác
định cụ thể là loại đầu tư nào.
Luật SHTT năm 2005 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của pháp
luật về SHTT ở nước ta khi lần đầu tiên các quy định về SHTT được quy tụ lại
trong một văn bản luật thống nhất. Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung vào
năm 2009 (gọi tắt là Luật SHTT) và cho đến nay, đây là văn bản pháp luật chính
thống cao nhất có quy định thế nào là BMKD. Tại Khoản 23 Điều 4 về giải thích từ
ngữ Luật SHTT quy định: “BMKD là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài
chính, trí tuệ, chưa bị bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Cả hai khái niệm trên đều thống nhất BMKD là một dạng thông tin, tuy
nhiên Luật SHTT đã cụ thể hơn về cơ sở phát sinh của BMKD, nó phải là thành quả
của hoạt động đầu tư tài chính hoặc đầu tư trí tuệ. Đã là BMKD thì thông tin đó tất
nhiên phải có khả năng sử dụng trong kinh doanh, nếu không thì nó chỉ là những bí
mật thông thường khác. Một điểm vô cùng quan trọng cần chú ý nữa đó là thông tin
của BMKD phải là thông tin chưa bị bộc lộ, bởi nếu một thông tin đã bị bộc lộ thì
nó không còn là bí mật nữa, đây là đặc điểm vốn có của mọi thứ có tính “bí mật”.
Việc quy định về cơ sở phát sinh ra BMKD từ hoạt động đầu tư tài chính,
trí tuệ như trong Luật SHTT dường như làm bó hẹp phạm vi của khái niệm về
BMKD, bởi nếu một thông tin mật vô tình được phát hiện ra mà chẳng có sự đầu tư
đặc biệt nào nhưng thông tin đó vẫn đem lại lợi thế cho DN trong hoạt động kinh
doanh thì nó có thể không được bảo hộ theo quy định này. Có lẽ vì lý do này,
Khoản 4 Điều 6 Nghị Định 103/2006/NĐ-CP18 quy định “Quyền SHCN đối với
BMKD được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp
pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin...”, theo đó cơ sở phát sinh ra
BMKD không còn bị bó hẹp trong các hoạt động đầu tư tài chính và trí tuệ nữa mà
chỉ cần có “cách thức hợp pháp” là được.
Với mục đích là “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật SHTT”, từ

quy định của Nghị định 103/2006/NĐ-CP nêu trên, có thể kết luận theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện nay, BMKD có ba đặc điểm, cụ thể: (i) là một dạng
thông tin, (ii) chưa bị bộc lộ, và (iii) có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Những
đặc điểm này là khá tương đồng với cách hiểu chung trên thế giới về BMKD.
18

Nghị định 103/2006/NĐ-CP


9

Trên thế giới cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về BMKD (trade secrets)
như: WIPO cho rằng19 “Nói chung, bất kỳ một thông tin kinh doanh bí mật nào cung
cấp cho DN một lợi thế cạnh tranh thì đều có thể được coi là một BMKD”20. Theo
cơ quan SHTT Singapore thì21: “Một BMKD là thông tin quan trọng của các DN
hoặc công ty và không được công chúng biết đến. Nó là một thuật ngữ thường được
sử dụng để chỉ các thông tin có giá trị thương mại”22. Theo cơ quan SHTT Canada
thì23 “BMKD bao gồm bất kỳ thông tin kinh doanh có giá trị mà giá trị của nó xuất
phát từ sự bí mật”24… Dù diễn đạt theo cách nào, tựu chung lại BMKD cũng là một
dạng thông tin, thông tin đó có giá trị trong kinh doanh và nó phải là một thông tin
mật, không có quy định nào về cơ sở phát sinh ra BMKD trong các quy định này.
Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Không phải mọi loại thông tin mật đều có thể trở thành BMKD, Luật SHTT
đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là một thông tin mật đáp ứng điều
kiện bảo hộ của một BMKD, nội dung này được quy định tại Điều 84 Luật SHTT,
1.1.2

theo đó, BMKD được bảo hộ nếu đáp ứng đủ ba điều kiện như sau:
Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có
được: Thông tin của BMKD không phải là hiểu biết thông thường tức là thông tin

đó chưa được phổ biến đến mức trở thành những kiến thức thông thường mà mọi
người đều có thể biết, ví dụ: thông tin trong các tài liệu giảng dạy và học tập, thông
tin trên báo chí hàng ngày… được xem là “hiểu biết thông thường” và không phải là
đối tượng của BMKD. Thông tin đó không dễ dàng có được vì nó không được bộc
lộ công khai đến mức mọi người đều có thể truy cập một cách dễ dàng, ví dụ thông
tin trong các bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, thông
tin được chia sẻ công khai trên các website hoạt động chuyên môn… là những
thông tin mang tính chuyên sâu chứ không còn là những hiểu biết thông thường nữa
nhưng nó lại “dễ dàng có được” nên không thể trở thành BMKD.
Tuy nhiên, trên cơ sở những thông tin dưới dạng là những hiểu biết thông
thường hay dễ dàng có được này, người ta có thể tổng hợp, chọn lọc, nghiên cứu
19

WIPO a,
Broadly speaking, any confidential business information which provides an enterprise a competitive edge
may be considered a trade secret
21
Intellectual Property Office of Singgapore. What is a trade secret, and how is it related to confidential
information?
22
A trade secret is information that is important to the business or company and is not known to the public.
It is a term often used to cover information that has commercial value
23
Canadian Intellectual Property Office.
24
Trade secrets include any valuable business information that derives its value from the secrecy
20


10


phát triển, tìm ra quy luật…để tạo ra những tập thông tin mới hữu ích cho hoạt động
kinh doanh và hoàn toàn đáp ứng điều kiện để trở thành BMKD. Ví dụ, doanh nhân
A tìm trong danh bạ DN được công bố công khai trên cổng thông tin DN quốc gia,
dựa trên tiêu chí về ngành nghề kinh doanh, địa bàn trú đóng, quy mô DN… để lọc
ra danh sách những DN có thể trở thành khách hàng tiềm năng của công ty ông;
hoặc nhà nghiên cứu B dựa trên những tin tức về tình hình chính trị thế giới được
đăng tải công khai trên báo chí để đánh giá xu hướng thay đổi của tỷ giá ngoại hối
trong tương lai. Khi đó, danh sách khách hàng tiềm năng của doanh nhân A hay xu
hướng thay đổi tỷ giá ngoại hối của nhà nghiên cứu B đều là những tập thông tin
mới không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được (nếu chúng
không bị chính doanh nhân A hay nhà nghiên cứu B bộc lộ công khai). Như vậy,
ngoài việc phải đầu tư sáng tạo (như nhà nghiên cứu B) thì việc kết hợp cách đơn
thuần những thông tin đã là hiểu biết thông thường và/ hoặc dễ dàng có được (như
doanh nhân A) cũng vẫn có thể tạo ra một tập thông tin không phải là hiểu biết
thông thường và không dễ dàng có được.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, thông tin “không phải là hiểu biết
thông thường” của BMKD là thông tin có được nhờ sự đầu tư về suy nghĩ/ thời
gian/ nỗ lực/ kinh nghiệm và không nhiều người biết đến25.
Thứ hai, khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ
BMKD lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD đó. Như
vậy, thông tin trong BMKD phải là thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh,
muốn vậy trước tiên nó phải có khả năng sử dụng trong hoạt động kinh doanh và
khi sử dụng sẽ tạo ra giá trị nhất định. Chính giá trị được tạo ra từ BMKD sẽ là “lợi
thế” của người nắm giữ và sử dụng thông tin từ BMKD. Những “lợi thế” của người
nắm giữ BMKD sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau của đề tài (phần 1.2).
Như vậy, nếu một người nắm giữ tập thông tin và dù rằng chắc chắn thông
tin đó có giá trị nhưng anh ta không sử dụng nó thì tập thông tin đó cũng không
được bảo hộ như một BMKD. Cụ thể như hai ví dụ ở trên, nếu doanh nhân A không
bao giờ sử dụng tới danh sách khách hàng tiềm năng mà mình đã tạo lập hay nhà

nghiên cứu B không sử dụng thông tin về xu hướng thay đổi tỷ giá ngoại hối đó cho
đến khi xu hướng đó chấm dứt và cả hai cùng không chuyển giao các thông tin đó
cho ai khác thì những tập thông tin đó không phải là một BMKD vì nó không được
25

Đào Minh Đức, 2005. slide 3.


11

sử dụng trong hoạt động kinh doanh nên cũng không đem lại bất kỳ lợi thế nào cho
người nắm giữ.
Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để
BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Những thông tin không
phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được, khi sử dụng trong kinh
doanh tạo lợi thế cho người nắm giữ chỉ trở thành BMKD nếu nó được giữ bí mật.
Việc giữ bí mật đó được thực hiện thông qua các biện pháp bảo mật nhằm ngăn
chặn hành vi “bộc lộ” và “tiếp cận”. Trên thực tế, một BMKD chỉ thực sự tạo nên
lợi thế cho người nắm giữ và sử dụng nó nếu thông tin của BMKD đó có khả năng
“nắm giữ” được, nghĩa là người nắm giữ phải có khả năng kiểm soát được thông tin.
Vì đặc tính của thông tin là vô hình nên trong trường hợp này, để kiểm soát, nắm
giữ nó thì cần phải bảo mật, và các biện pháp bảo mật phải đủ ở mức “cần thiết”
mới đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của một BMKD.
Quay trở lại với hai ví dụ trên: Nếu nhà nghiên cứu B chỉ là người nghiên
cứu đơn thuần và không có ý định tham gia kinh doanh, ông chủ động công bố xu
hướng thay đổi tỷ giá ngoại hối mà mình vừa nghiên cứu để giới kinh doanh tham
khảo và quyết định việc sử dụng thông tin đó, đương nhiên tập thông tin này không
thể là BMKD; việc chủ động công bố thông tin thể hiện ý chí của người nắm giữ
thông tin là họ không mong muốn biến thông tin đó thành một BMKD. Với trường
hợp của doanh nhân A, ông không có ý định công bố danh sách khách hàng tiềm

năng của mình vì dự định sẽ khai thác danh sách này để mở rộng thị phần cho sản
phẩm của công ty, tuy nhiên A không coi trọng việc bảo mật, ông để quên một bản
sao danh sách đó tại hội trường của một hội thảo có rất nhiều DN cùng ngành nghề
kinh doanh tham gia, một số người tham gia hội thảo đã đọc được và sử dụng thông
tin trong danh sách khách hàng tiềm năng của A; lúc này A không thể đòi hỏi quyền
sở hữu BMKD đối với tập thông tin nói trên vì anh đã không có biện pháp bảo mật
cần thiết theo quy định của pháp luật nên tập thông tin của anh không đáp ứng tiêu
chuẩn để bảo hộ là một BMKD.
Ngoài việc đáp ứng đủ ba điều kiện bảo hộ nêu trên, BMKD phải
không thuộc các đối tượng loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩa BMKD26
theo luật định, cụ thể, không phải là: (i) bí mật về nhân thân, (ii) bí mật về quản lý
nhà nước, (iii) bí mật về quốc phòng, an ninh và (iv) thông tin bí mật khác không
liên quan đến kinh doanh. Trên thực tế, các loại thông tin mật trên hoàn toàn có thể
26

Điều 85 Luật SHTT


12

đáp ứng đủ các điều kiện của một BMKD (như tình hình sức khỏe của vị vua xứ
Saudi Arabia có thể ảnh hưởng đến giá dầu mỏ thế giới hoặc chính sách quy hoạch
mở rộng đô thị của chính quyền có thể ảnh hưởng đến giá đất đai tại khu vực đô thị
được mở rộng…), dù vậy thì nó đã thuộc các đối tượng bị loại trừ nên sẽ không
được công nhận bảo hộ là BMKD.
Ngoài pháp luật về SHTT, Luật Cạnh tranh cũng có quy phạm điều chỉnh
về BMKD, theo đó, BMKD được giải thích là những thông tin có đủ các điều kiện:
(i) không phải là hiểu biết thông thường (ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh
và khi áp dụng sẽ mang lại lợi thế (iii) được bảo mật bằng các biện pháp cần thiết27.
Những điều kiện được quy định trong Luật Cạnh tranh cũng chính là điều kiện bảo

hộ BMKD được quy định trong Luật SHTT.
Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh
Phần lớn các đối tượng SHCN, “quyền” chỉ được xác lập trên cơ sở quyết
định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có nghĩa là để
1.1.3

quyền được xác lập và một/ một số chủ thể trở thành chủ sở hữu quyền thì cần phải
tiến hành những thủ tục hành chính theo quy định. Tuy nhiên, cũng có một số đối
tượng SHCN quyền sẽ tự động được xác lập khi đáp ứng các quy định của pháp luật
mà không cần phải tiến hành bất kỳ một thủ tục gì. BMKD là một trong những đối
tượng SHCN mà quyền được tự động xác lập. Vấn đề này được quy định tại Khoản
3.c Điều 6 Luật SHTT như sau: “Quyền SHCN đối với BMKD được xác lập trên cơ
sở có được một cách hợp pháp BMKD và thực hiện việc bảo mật BMKD đó”.
Chính căn cứ xác lập quyền đối với BMKD đã góp phần lớn trong việc tạo
nên cho đối tượng này những đặc thù rất riêng biệt so với các đối tượng SHCN
khác. Không có văn bằng bảo hộ cho BMKD, bình thường một BMKD cứ thế được
chủ thể quyền28 sử dụng mà không cần một căn cứ nào để chứng minh quyền.
Tuy nhiên, khi có tranh chấp hoặc xâm phạm xảy ra, chủ sở hữu sẽ phải chứng
minh mình có quyền sở hữu đối với BMKD đó.
Việc chứng minh quyền sở hữu đã phát sinh đối với bất kỳ đối tượng SHCN
nào cũng chính là chứng minh đối tượng đó đã có đầy đủ căn cứ xác lập quyền. Như
vậy, cụ thể là để chứng minh quyền sở hữu đã phát sinh đối với BMKD, chủ sở hữu

Khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh
Khoản 6 Điều 4 Luật SHTT quy định “Chủ thể quyền SHTT là chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá
nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT”, như vậy chủ thể quyền SHTT là khái niệm rộng hơn khái
niệm chủ sở hữu, nó bao gồm chủ sở hữu và những người được chủ sở hữu cấp phép cho sử dụng.
27
28



13

phải chứng minh rằng BMKD đó “có được một cách hợp pháp” và chủ sở hữu đã
“thực hiện việc bảo mật”.
Để chứng minh BMKD đã được tạo lập, phát hiện một cách hợp pháp sẽ rất
khó khăn và ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với BMKD có khả năng tồn tại lâu
dài. Một điều đáng chú ý là một BMKD chỉ thực sự tồn tại được lâu dài khi nó vẫn
còn tiếp tục có giá trị và mang lại lợi thế trong kinh doanh. Như vậy, BMKD càng
tồn tại lâu thì dường như giá trị của nó càng lớn và bền. Thế nhưng, càng có giá trị
lâu dài thì việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp của BMKD đó càng trở nên rắc
rối, phức tạp hơn. Để giải quyết được vấn đề này, chủ sở hữu BMKD cần làm gì?
Biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu áp dụng đối với BMKD phải là biện
pháp bảo mật “cần thiết” thì mới đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của BMKD như đã
phân tích ở phần trên (phần 1.1.2). Tuy nhiên, xác định thế nào là biện pháp bảo
mật cần thiết thực tế không dễ dàng và pháp luật cũng không có quy định cụ thể hơn
về vấn đề này. Chính vì vậy, chủ sở hữu BMKD hoàn toàn phải chủ động để tìm các
biện pháp bảo mật thế nào nhằm đảm bảo ngăn chặn tối đa khả năng thông tin trong
BMKD bị bộc lộ hoặc bị tiếp cận. Tùy thuộc vào tính chất, giá trị của mỗi BMKD
khác nhau mà biện pháp bảo mật cụ thể sẽ có sự khác biệt, nhưng có thể có một
“nguyên tắc chung” nào để thiết lập biện pháp bảo mật đảm bảo đáp ứng được yêu
cầu của sự “cần thiết” hay không?
Quản trị các đối tượng SHTT nói chung để khai thác và bảo vệ quyền đối
với chúng một cách hiệu quả là cần thiết thì việc quản trị đối với BMKD là cần thiết
hơn cả. Quản trị BMKD bắt đầu từ khâu đảm bảo có đủ cơ sở để chứng minh quyền
được xác lập và kéo dài suốt “vòng đời” của BMKD đó vì song song với việc sử
dụng khai thác một cách có hiệu quả và bảo vệ chống lại các hành vi xâm phạm như
các đối tượng SHTT khác thì chủ thể quyền còn luôn luôn phải thực hiện biện pháp
bảo mật cần thiết nhằm duy trì khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của BMKD.
Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Đối với các đối tượng SHCN xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn
bằng bảo hộ thì thường có quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ và thời hạn này sẽ
được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ (trừ giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
có hiệu lực vô thời hạn). Còn các đối tượng SHCN xác lập quyền tự động, trong đó
có BMKD thì pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ. Điều này có
nghĩa là cho đến khi nào bản thân BMKD đó còn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ thì nó
còn được pháp luật bảo hộ.
1.1.4


14

Như vậy, thời hạn bảo hộ của một BMKD ngắn hay dài do chính chủ sở
hữu BMKD đó quyết định chứ không bị giới hạn theo quy định nào. Tất nhiên, chủ
sở hữu có mong muốn BMKD của mình được bảo hộ lâu dài hay không thì còn tùy
thuộc vào giá trị hay lợi thế kinh doanh mà BMKD đó mang lại; nhưng nếu mong
muốn được bảo hộ lâu dài thì chủ sở hữu BMKD phải chủ động thực hiện các công
việc nhằm duy trì khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của BMKD đó. Trên thực tế,
có những BMKD được bảo hộ từ đời này sang đời khác như các bí quyết gia truyền,
ví dụ cùng một món ăn nhưng nhờ bí quyết trong quy trình chế biến hoặc có thêm
gia vị bí mật… mà một tiệm ăn sẽ cung cấp được món ăn có hương vị đậm đà, thơm
ngon hơn những nơi khác, nhờ vậy có thể bán giá cao hơn, giữ chân được nhiều
khách hàng hơn so với các tiệm ăn kinh doanh cùng món ăn đó; bí quyết này được
truyền qua nhiều đời và vẫn giữ được “lợi thế cạnh tranh” cho chủ sở hữu là nhờ
việc thực hiện biện pháp bảo mật luôn được chú trọng (chỉ truyền cho con trưởng,
chỉ truyền cho con trai, chỉ truyền cho con gái…).
1.1.5

So sánh quy định về bí mật kinh doanh giữa pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Công ước Paris29 đã đề cập đến hầu hết các đối tượng của quyền SHCN,

bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu (gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn
hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể), kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, tên gọi
xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn nguồn gốc. Tuy nhiên BMKD chưa được đề cập đến
một cách trực tiếp mà chỉ bao hàm trong nội dung về cạnh tranh không lành mạnh,
theo đó, bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và và
thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh30.
Ngày 15/12/1993 các cuộc đàm phán thương mại đa phương tại vòng đàm
phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT) được ký kết, tiến tới thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào
ngày 15/4/1994 bằng việc thông qua Thỏa thuận WTO. Hiệp định TRIPS31 là một
phần phụ lục của Thỏa thuận WTO bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 và có giá
trị ràng buộc với mọi thành viên của WTO32. Cho đến nay, TRIPS là Điều ước quốc
tế đa phương duy nhất có quy định trực tiếp, cụ thể về BMKD.

Công ước Paris về Bảo hộ SHCN
Điều 10bis (2) Công ước Paris
31
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT
32
WIPO, 2001.Trang 344
29
30


15

Để đảm bảo chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo
quy định tại Công ước Paris, Hiệp định TRIPS giành một mục để quy định về “bảo

hộ thông tin bí mật”33. Theo đó, bên cạnh việc yêu cầu các Thành viên phải bảo hộ
các dữ liệu được trình nộp cho các cơ quan chính phủ thì các Thành viên phải bảo
hộ cho “thông tin bí mật” nếu thông tin đó đáp ứng các điều kiện cụ thể sau34:
(i)
Có tính chất bí mật: những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó
nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó
dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính
(ii)

(iii)

xác mọi chi tiết của thông tin đó.
Có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật: người nắm giữ BMKD phải
có lợi ích đáng kể trong việc giữ bí mật thông tin trong BMKD để tạo lợi
thế riêng cho mình so với người khác.
Được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện
pháp phù hợp thực tế: người kiểm soát hợp pháp thông tin phải có khả
năng ngăn chặn để thông tin mà mình kiểm soát được này không bị tiết lộ
cho những người không được mình đồng ý, không bị những người đó
chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách thức trái với hoạt động thương mại
trung thực. Hành vi trái với hoạt động thương mại trung thực có thể là

hành vi phá vỡ hợp đồng, làm lộ bí mật và xui khiến người khác làm lộ bí
mật, tiếp nhận thông tin bí mật khi biết hoặc lẽ ra phải biết thông tin đó
thu được bằng các hành vi trái hoạt động thương mại trung thực kể trên.
Trong Chương II về Quyền SHTT của Hiệp định BTA35 cũng có riêng một
điều quy định về Thông tin bí mật (BMKD), theo đó các bên có nghĩa vụ phải bảo
hộ BMKD nếu thông tin trong BMKD thỏa mãn điều kiện sau36:
(i) Thông tin không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có
được

(ii)
Thông tin có giá trị thương mại vì có tính bí mật.
(iii)

Người có quyền kiểm soát hợp pháp thông tin đó đã thực hiện các biện
pháp phù hợp với hoàn cảnh để giữ bí mật thông tin đó.

Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia một số Điều ước quốc tế đa phương và
song phương khác có liên quan đến SHTT như Hiệp định khung ASEAN về hợp tác
Mục 2 Phần 2 Hiệp định TRIPS
Khoản 2 Điều 39 Hiệp định TRIPS
35
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại
36
Điều 9 Chương II Hiệp định BTA
33
34


×