Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.55 KB, 3 trang )

Phân tích vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước theo
quy định pháp luật hiện hành. Cho ví dụ minh họa.
BÀI LÀM
Khỏan 1 điều 4 luật NSNN năm 2002 ghi nhận: “Ngân sách nhà nước gồm NSTƯ và ngân
sách địa phương”. Như vậy, hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm 2 cấp: Ngân sách trung ương
và Ngân sách địa phương trong đó, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành
chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Mỗi cấp ngân sách lại có nhiệm vụ,
vai trò riêng tuy nhiên trong hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam, có thể nói Ngân sách
trung ương đóng vai trò chỉ đạo. Về điều này, điểm b khỏan 2 điều 4 Luật NSNN 2002 quy
định: “Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược,
quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;”
Trước hết, ta có thể thấy: xuất phát từ vị trí, vai trò nòng cốt, chính yếu của chính quyền trung
ương được quy định trong Hiến pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước cho nên ngân sách trung ương – ngân sách của cả nước với chính phủ làm
chủ thể trực tiếp quản lí phải giữ vai trò chủ đạo để có thể thực hiện được những nhiệm vụ của
chính quyền trung ương một cách tốt nhất, thực hiện tất cả các chức năng về kinh tế xã hội của
đất nước trong khi ngân sách địa phương chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương
và phải chịu sự quyết định trực tiếp của ngân sách trung ương. Bên cạnh đó, điều này cũng thể
hiện được sự tập trung quyền lực thống nhất của nhà nước từ trung ương tời địa phương, đảm
bảo sự cầm quyền của nhà nước, tránh sự phân tán ở địa phương.
Vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương được thể hiện trên 2 phg diện:
Thứ nhất, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách thể hiện ở chỗ
ngân sách trung ương được sử dụng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô. Điều này thể hiện ở việc
ngân sách trung ương tập trung phần lớn các nguồn thu quan trọng của quốc gia và thỏa mãn
nhu cầu chi tiêu để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược của quôc gia .
Các khỏan thu của ngân sách trung ương bao gồm: các khỏan thu tập trung 100% vào NSTW
(các loại thuế gián thu liên quan tới xuất nhập khẩu, thuế thu nhập…. vở ghi) và các khỏan
thu điều tiết phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSDP: (vở ghi). Từ đây ta có thể
thấy, ngân sách trung ương là nơi tập trung đại bộ phận nguồn thu của cả nước do đó lkhả
năng chi cũng là lớn nhất và dành cho việc thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng,có tính
chất huyết mạch của quốc gia. cụ thể, các khỏan chi của NSTW gồm: “……………..”.


như vậy, các hoạt động thu của ngân sách nhà nước nhằm mục đích phục vụ cho những
nhiệm vụ chủ chốt, quan trọng của qúốc gia , đó là những nhu cầu thiết yếu và lớn lao của nhà
nước về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội quốc fòng, an ninh , ngoại giao và hoạt độngcủa bộ
máy nhà nước. bên cạnh đó, NSTW cũng góp phần điều tiết điều tiết 1 phần thu nhập của 1
nhóm người để san sẻ cho 1 nhóm ngwoif khác, góp phần đem lại sự công bằng tương đối về
thu nhập giữa các giai tầng xã hội đồng thời tạo ra những công trình công cộng như đường xá,
cầu cống, .. phục vụ đời sống nhân dân.
Về vấn đề này, ta có thể lấy ví dụ: Ngày 15-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ
ngân sách (NS) trung ương năm 2011 .Theo đó, việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn được
chú trọng, cụ thể chú trọng đầu tư cho các công trình, dự án cấp bách phục vụ trực tiếp nông
nghiệp, nông thôn (3.319 tỷ đồng), Cũng theo dự toán NS trung ương, 224.300 tỷ đồng là số
tiền sẽ dành cho phát triển các sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hàn
chính. Chi đầu tư phát triển là 78.800 tỷ đồng. Riêng chi cho điều chỉnh lương năm 2011 được
dự toán là 27.000 tỷ đồng
thứ hai, vai trò chủ đạo của ngấn sách trung ương còn thể hiện ở việc điều hòa vốn cho các
địa phương bằng cách chi bổ sung cho ngân sách địa phương. Các khỏan chi cho ngân sách
địa phương gồm các khỏan thu bổ sung để cân đối thu, chi ngân sách địa phương và các khỏan
thu bổ sung có mục tiêu giúp cho địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy
định. Việc chi ngân sách này nhằmgiải quyết tình trạng thiếu hụt ngân sách, thu không đủ chi
của ngân sách địa phương qua đó giúp cho ngân sách địa phương hòan thành các mục tiêu
kinh tế - xã hội của mình đồng thời hỗ trợ vốn cho các địa phương có khó khăn , nhất là các
địa phương miền núi, vùng dân tộc và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói,
giảm nghèo,thực hiện chế độ đối với gia đình chính sách, người có công ,cán bộ hưu trí.
Ví dụ như: tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 45/2011/QĐ-TTg quy
định việc hỗ trợ một phần kinh phí cho người đã có thời gian làm giáo viên mầm non trước
năm 1995 đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để
hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện sẽ được Nhà
nước hỗ trợ một phần kinh phí để đóng BHXH tự nguyện. Nguồn kinh phí thực hiện chi hỗ trợ
đóng BHXH được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm của các địa
phương và nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện

vai trò chủ đạo của mình trong việc điều hòa vốn cho các địa phương,giúp các địa phương
hòan thành nhiệm vụ của mình, Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo nguyên tắc:
Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chưa tự cân đối được ngân sách; hỗ trợ 50% đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ
điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%; các tỉnh, thành phố còn lại, ngân sách địa phương
tự đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành.

×