Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị phục hồi trí nhớ ở người bị tai biến mạch máu não đã được điều trị phục hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.47 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỤY BẢO CHÂN

ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP
TRONG ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI BỊ TAI
BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI

Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật
Mã số: 60 52 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Minh Thái
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. BS Tôn Chi Nhân, BV YHCT cần Thơ
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Trần Thị Ngọc Dung, ĐH Bách Khoa
Luận văn được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa TPHCM ngày 19
tháng 01 năm 2019.
Thành phần hội đồng đánh giá luận vãn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS.TS. Huỳnh Quang Linh
2. Thư kí: TS. Phạm Thị Hải Miền
3. Phản biện 1: TS. Trần Thị Ngọc Dung
3. Phản biện 2: TS.BS. Tôn Chi Nhân


5. ủy viên: TS. Lý Anh Tú
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

TRƯỞNG KHOA
KHOA HỌC ỨNG DỤNG

PGS.TS. Huỳnh Quang Linh

PGS.TS. Trương Tích Thiện


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Trần Thụy Bảo Chân

MSHV: 1570787

Ngày, tháng, năm sinh: 31/07/1983

Nơi sinh: Đồng Nai


Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật

Mã số: 60 52 04 01

I. TÊN ĐỀ TÀI: ÚNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG
ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐÃ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng laser bán
dẫn công suất thấp ừong điều trị phục hồi trí nhớ ở người bị tai biến mạch máu não
đã được điều trị phục hồi.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/07/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/01/2019
V.

CÁN Bộ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRẦN MINH THÁI
Tp. HCM, ngày.... tháng... năm 2019
CÁN Bộ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM Bộ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Trần Minh Thái
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ kí)


I


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình, bạn bè.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm on sâu sắc đến PGS. TS. Trần Minh Thái. Thầy
là người hướng dẫn, chỉ bảo và có những lời nhận xét tỉ mỉ, cung cấp cho em những
kiến thức và phưong pháp nghiên cứu thiết yếu đầu tiên, hướng dẫn em hình dung
được con đường thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Thầy cũng là người
luôn giúp đỡ em vượt qua những khó khăn ừong quá trình thực hiện luận vãn này.
Em xin được gửi lời cảm on chân thành đến ThS Ngô Thị Thiên Hoa và các
quý anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Phòng
điều trị phục hồi chức năng Tân Châu An Giang.
Đồng thời, em cũng xin cảm on các thầy cô khoa Khoa học ứng dụng, Trường
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho em những
kiến thức nền tảng trong suốt hai năm học tập tại trường.
Cuối cùng em xin cảm on gia đình và những người bạn luôn bên cạnh và hỗ
trợ em để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Trên mỗi chặng đường đã đi qua, em cảm thấy may mắn vì luôn có gia đình,
bạn bè, thầy cô luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ. Chúc cho tất cả mọi người nhiều
sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm on.
Tp. HCM, ngày 12 tháng 01 năm 2019
Học viên

Trần Thụy Bảo Chân


VI

TÓM TẮT LUÂN VĂN
Nghiên cứu “ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp ừong điều trị phục hồi trí

nhớ ở người bị tai biến mạch máu não đã được điều trị phục hồi” được tiến hành tại
Phòng điều trị phục hồi chức năng Tân Châu An Giang trên 36 bệnh nhân được lựa
chọn. Luận văn sử dụng phưcmg pháp nghiên cứu thực nghiệm, không đối chứng, chỉ
so sánh kết quả thang điểm SMMSE trước và sau khi điều 03 liệu trình bằng laser
bán dẫn công suất thấp.
36 bệnh nhân được đánh giá thang điểm SMMSE trước điều trị: Điểm SMMSE từ
(18-23) điểm - suy giảm trí nhớ nhẹ có 06 bệnh nhân, chiếm 16,67%. Điểm SMMSE
từ (10-17) điểm - suy giảm trí nhớ trung bình có 22 bệnh nhân, chiếm 61,11%. Điểm
SMMSE từ (0-9) điểm - suy giảm trí nhớ nặng có 08 bệnh nhân, chiếm 22,22%. Vậy,
điểm trung bình điểm SMMSE đạt 13,72 điểm tương ứng suy giảm trí nhớ trung bình.
Sau 03 liệu ừình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp có sự thay đổi lớn về mức
độ sa sút trí nhớ. Cụ thể như sau: 02 bệnh nhân đạt điểm SMMSE từ (18-23) điểm tương ứng với mức độ suy giảm trí nhớ nhẹ, chiếm 5,56%. 34 bệnh nhân đạt điểm
SMMSE từ (24-30) điểm - tương ứng với mức độ bình thường, chiếm 94,44%. Kết quả
điểm trung bình điểm SMMSE đạt 25,64 điểm tương ứng với sự hồi phục hoàn toàn.
Giá trị này so với thời điểm trung bình điểm SMMSE trước khi điều trị (13,92 điểm)
lớn hơn 1,84 lần.
Sự khác biệt này là lớn. Điều này chứng tỏ hiệu quả chữa trị của phương pháp điều trị
mới này khá cao.


VII

ABSTRACT
"Application of low level semiconductor laser in the treatment of dementia in patients
recovering from cerebrovascular accident" was conducted at Tan Chau An Giang
Rehabilitation Therapy Center, on 36 stroke patients. The methodology in thesis is used
empirical, non-controlled method, only compare the SMMSE scores before and after
03 course treatments with low power semiconductor laser.
Bẻo
36 patients were assessed on the SMMSE score before treatment: SMMSE score from

(18-23) points - 06 patients have mild cognitive impairment, 16.67%. SMMSE score
from (10-17) points - 22 patients have intermidiate cognitive impairment, 61.11%.
SMMSE score from (0-9) points - 08 patients have severe cognitive impairment,
22.22%. Therefore, the average of SMMSE scores 13.72 points corresponding to mild
cognitive impairment.
After 03 low-power semiconductor laser treatment courses, there was a big change in
the level of dementia. Specifically, 02 patients achieved SMMSE score from (18- 23)
points - corresponding to the level of cognitive impairment, 5.56%. 34 patients
achieved SMMSE scores from (24-30) points - no cognitive impairment, 94.44%. The
average score of SMMSE scores reached 25.64 points, corresponding to a full
recovery. This value is 1.84 times greater than the mean time of SMMSE before
treatment (13.92 points).
These results show that this method is safe and effective for patients.


II

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận vãn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi duới sự huớng
dẫn của PGS. TS Trần Minh Thái. Các số liệu, hình vẽ liên quan đến kết quả tôi thu
đuợc trong luận vãn này là hoàn toàn trung thực, khách quan.
Học Viên

Trần Thụy Bảo Chân


Ill

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... I

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ II
MỤC LỤC ..................................................................................................................III
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ VI
ABSTRACT ............................................................................................................. VII
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................... VIII
DANH MỤC BẢNG BIÊU ....................................................................................... IX
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................4
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu ừong nước.....................................................................7
CHƯƠNG 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................9
2.1. Dan nhập ..........................................................................................................9
2.2. Laser công suất thấp trong y học ...................................................................10
2.2.1. ..................................................................................................... Sử
dụng hiệu ứng hai bước sóng ........................................................................... 10
2.2.2. Sử dụng quang châm bang laser bán dẫn ............................................. 15
2.2.3. Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch ................................................... 15
2.3. ứng dụng các hiệu ứng kích thích sinh học trong nghiên cứu .................... 16
CHUƠNG 3. XÂY DỤNG PHUƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TRÍ NHỚ BẰNG LASER
BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP Ở NGUỜI SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐÃ
ĐUỢC ĐIỀU TRỊ PHỤ HỒI .............................................................................................18
3.1. Lời dẫn...........................................................................................................18


IV

3.2. Nội dung chính của phương pháp điều trị phục hồi trí nhớ bằng laser bán dẫn
công suất thấp ở người sau tai biến mạch máu não đã được điều trị phụ hồi ...... 19
3.3. Thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp vừa nêu trong
điều trị lâm sàng ................................................................................................... 23

3.3.1. Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch ............................. 24
3.3.2. Thiết bị quang châm - quang trị liệu bằng Laser bán dẫn công suất thấp
loại 12 kênh ....................................................................................................... 26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG ......................... 29
4.1. Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng ......................................................... 29
4.2. Phương pháp nghiên cứu điều ừị lâm sàng và bệnh nhân ừong diện điều trị
.............................................................................................................................. 29
4.2.1. .....................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng ....................................................... 29
4.2.2. .....................................................................................................
Thiết bị phục vụ nghiên cứu điều trị lâm sàng .................................................. 29
4.2.3. Quy trình điều trị ................................................................................... 29
4.2.4. Liệu trình điều trị .................................................................................. 30
4.2.5.
nhânbảng
trongđánh
diệngiá
nghiên
cứu điều
trị .............................................
30
4.3.1. Bệnh
Xây dựng
suy giảm
trí nhớ
ở người sau TBMMN đã được
4.3.
Kếttrịquả
điều
..............................................................................................32

32
điều
phục
hồitrị...............................................................................................
4.3.2. Đánh giá mức độ suy giảm trí nhớ ở bện nhân trong diện điều trị, trước
khi chữa trị bang laser bán dẫn công suất thấp ................................................. 33
4.3.3. Sự tiến triển trí nhớ sau khi hoàn thành 01 liệu trình điều trị bằng laser bán
dẫn công suất thấp ......................................................................................... 34
4.3.4. Sự tiến triển trí nhớ sau khi hoàn thành 02 liệu trình điều trị bằng laser bán
dẫn công suất thấp ......................................................................................... 36
4.3.5. Sự tiến triển trí nhớ sau khi hoàn thành 03 liệu trình điều trị bằng laser bán
dẫn công suất thấp ......................................................................................... 38


V

4.4. Đánh giá kết quả điều trị ...............................................................................40
4.5. Kết luận .........................................................................................................41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..........................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................45
PHỤ LỤC ...................................................................................................................49


VIII

DANH MỤC CÁC KÍ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT





7

Chữ viết tắt

Nguyên văn

TBMMN

Tai biến mạch máu não

MMSE

Thang Đánh giá Tâm thần tối thiểu

SMMSE

Thang Đánh giá Tâm thần tối thiểu Việt Nam hóa

AD

Bệnh Alzheimer

PHCN

Phục hồi chức năng

DANH Mưc HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THI

••


Hình 3.1
Hình 3.2

Phác đồ đầu châm.
Hồi hải mã (Hippocampus) nằm trong thùy Thái duong của não

Hình 3.3

bộ.
Huyệt Phong Trì

Hình 3.4

Huyệt Bách Hội

Hình 3.5

Huyệt Bách Hội và Huyệt Tứ thần thông

Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8

Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch dùng trong
điều trị.
Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch.
Thiết bị quang châm - quang trị liệu bang laser bán dẫn công

Hình 4.1


suất thấp loại 12 kênh.
Phân bố số lượng bệnh nhân theo tuổi.

Hình 4.2

Phân bố số lượng bệnh nhân theo giới tính.


IX

DANH Mưc BẢNG BIỂU

Bảng 4.1
Bảng 4.2

Mối quan hệ giữa điểm SMMSE với mức độ suy giảm trí nhớ.
Ket quả đánh giá tiến triển suy giảm trí nhớ trước và sau khi kết
thúc một (01) liệu trình điều trị.

Bảng 4.3

Ket quả đánh giá tiến triển suy giảm trí nhớ trước và sau khi kết
thúc hai (02) liệu ừình điều trị.

Bảng 4.4.

Ket quả đánh giá tiến triển suy giảm trí nhớ trước và sau khi kết
thúc ba (03) liệu ừình điều trị.



PHẦN THỨ NHẤT
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN
QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.


1

BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐÈ TÀI, Mưc TIÊU VÀ NHIÊM
VỤ LUẬN VĂN.
1.1 Bối cảnh hình thành đề tài luận văn
Giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một
nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và
năng lực xã hội, đủ để gây trở ngại cho hoạt động sống hàng ngày. [1]
Giảm trí nhớ liên quan đến sự hủy hoại các tế bào thần kinh hiện diện ở vài vùng của
não. Tùy từng vùng não bị tổn thương mà ảnh hưởng của sa sút trí tuệ lên từng người
là khác nhau.
Triệu chứng của giảm trí nhớ thay đổi tùy theo từng nguyên nhân, các triệu chứng
thường gặp bao gồm: Giảm trí nhớ gần hay xa; Khó khăn ừong giao tiếp, khó khăn
trong các việc phức tạp, khó khăn ừong lập kế hoạch và tổ chức công việc, khó khăn
ừong các chức năng phối họp và vận động; Gặp vấn đề ừong định hướng, chẳng hạn
như ừở nên lạc lõng, mất phương hướng; Thay đổi nhân cách; Không thể suy luận;
Hành vi không thích hợp; Hoang tưởng; Kích động; Ảo giác. [1] [2]
Giảm trí nhớ sau tai biến mạch máu não (TBMMN) được định nghĩa là giảm trí nhớ
được xuất hiện ít nhất sau 3 tháng sau TBMMN, không phụ thuộc vào thời gian xuất
hiện của giảm trí nhớ [2], Các hình thức giảm trí nhớ xuất hiện khác nhau do có các
yếu tố nguy cơ khác nhau, cũng như là các phương pháp điều trị bằng thuốc cũng khá
phức tạp. Mặc dù có một số nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng cho đến nay tỷ lệ
và các yếu tố tiên đoán giảm trí nhớ sau TBMMN vẫn còn chưa được thống nhất. Do

đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: Đánh giá hiệu quả của
laser bán dẫn công suất thấp trong việc điều trị sa sút trí tuệ mạch máu ở người sau
tai biến mạch máu não đã điều trị phục hồi, nhằm cải thiện chất lượng sống cho những
bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.


2

Do vậy, ừong đề tài này, học viên tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá tình
trạng suy giảm trí nhớ trên những người có tiền sử TBMMN đã điều trị phục hồi,
bằng cách sử dụng laser bán dẫn công suất thấp để ngăn chặn sự suy giảm của các tế
bào não mà không cần dùng thuốc. Tên đề tài: “ứng dụng laser bán dẫn công suất
thấp trong điều trị phục hồi trí nhớ ở người bị tai biến mạch máu não đã được
điều trị phục hồi.”

1.2 Mục tiêu của đề tài luận văn
1.2.1 Mục tiêu trước mẳt
Xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp điều trị giảm trí nhớ trên bệnh nhân
sau TBMMN sau chữa trị phục hồi bằng laser bán dẫn công suất thấp. Trên cơ sở ấy,
thiết kế mô hình thiết bị phục vụ điều trị lâm sàng
Bước đầu tổ chức nghiên cứu can thiệp lâm sàng trên các bệnh nhân sau
TBMMN có thang điểm SMMSE <= 23 điểm bằng laser bán dẫn công suất thấp.
1.2.2 Mục tiêu lâu dài
Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng với số lượng bệnh nhân điều trị phục
hồi trí nhớ của bệnh nhân sau TBMMN đã được điều trị phục hồi bằng laser bán dẫn
công suất thấp. Trên cơ sở ấy, đánh giá toàn diện về phương pháp điều trị mới này.

1.3 Nhiệm vụ chính của luận văn
Đe hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài, cần phải thực hiện các nhiệm vụ chính
sau đây:

a) Tổng quan các vấn đề chính liên quan trực tiếp đến đề tài.
b) Cơ sở lý thuyết của việc ứng dụng quang châm-quang trị liệu laser bán dẫn loại
12 kênh với laser bán dẫn nội tĩnh mạch cho phương pháp điều trị phục hồi trí nhớ
trên các bệnh nhân đã bị TBMMN.


3

c) Xây dựng phương pháp điều trị phục hồi trí nhớ của bệnh nhân sau TBMMN đã
được điều trị phục hồi (theo thang điểm MMSE đã được Việt Nam hóa) bằng sự kết
hợp quang châm-quang trị liệu laser bán dẫn loại 12 kênh với laser bán dẫn nội tĩnh
mạch.
d) Kết quả điều trị suy giảm trí nhớ bằng laser bán dẫn công suất thấp.
e) Kết luận.

Dựa vào nhiệm vụ trên, luận vãn của học viên viết bao gồm năm chương:
Chương 1 “Tổng quan”: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài đã có của các tác giả ừong nước và ngoài nước. Từ đó, nêu lên ý nghĩa của
đề tài. Chương 2 “Cơ sở lý thuyết”: Trình bày các cơ sở lý thuyết dùng trong luận
vãn. Chương 3 “Xây dựng phương pháp điều trị phục hồi trí nhớ bằng laser bán
dẫn công suất thấp ở người sau tai biến mạch máu nào đã được điều trị phục
hồi”: ừong chương này tôi trình bày lý do lựa chọn việc sử dụng laser bán dẫn công
suất thấp nội tĩnh mạch và quang trị liệu hai bước sóng đồng thời ừong điều trị giảm
trí nhớ ở người sau tai biến mạch máu não đã điều trị phục hồi. Chương 4 “Kết quả
nghiên cứu điều trị lâm sàng”: chương này phân tích các kết quả thu được và đánh
giá kết quả ừên lâm sàng, qua đó nêu các ưu khuyết điểm của phương pháp áp dụng.
Chương 5 “Kết luận” nêu những đóng góp của luận văn trong công tác nghiên cứu.


4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Chứng giảm trí nhớ là một thuật ngữ được để mô tả một loạt các các triệu chứng
như suy giảm khả năng hoạt động tinh thần, suy giảm trí nhớ gần hay xa, khó hiểu
ngôn ngữ, lẫn lộn và mất phương hướng, chứng mất trí dẫn đến sự suy giảm các kỹ
năng cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày [1]. Các triệu chứng
của giảm trí nhớ cũng ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng [2]. Khi bệnh tiến triển,
mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của các triệu chứng có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh mất trí nhớ và người chăm sóc của họ
[3]. [4]. Khi bệnh tiến triển, sự gia tăng liên quan đến tần suất và mức độ nghiêm
trọng của các triệu chứng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của
người mắc chứng mất ừí và người chăm sóc của họ.
Trong khi bệnh mất trí nhớ chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, thì ngày càng có
nhiều nhận thức về các trường hợp bắt đầu trước 65 tuổi. Sau 65 năm, tỷ lệ mắc chứng
mất trí tăng gấp đôi so với mỗi năm ừong độ tuổi. Ước tính hiện tại cho thấy có 35,6
triệu người sống chung với chứng mất trí trên toàn thế giới, và dự đoán sẽ tăng gấp
đôi vào năm 2030 và gấp ba lần vào năm 2050. Gần hai phần ba dân số suy giảm trí
nhớ ở các nước có thu nhập trung bình và thấp và xu hướng này là dự kiến sẽ tăng
lên. Chi phí chăm sóc không chính thức cấu thành phần lớn chi phí ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình, trong khi chi phí trực tiếp của chăm sóc xã hội có vai trò lớn
hơn nhiều ở các nước có thu nhập cao do chi phí chăm sóc tại gia và chăm sóc tại nhà
lâu dài ở các nước này [5]. Với mức độ nghiêm trọng của tác động của chứng mất trí
trên tất cả các bệnh nhân sau TBMMN và tỷ lệ ngày càng gia tăng và gánh nặng chi
phí, Tổ chức Y tế Thế giới 2012 [3] đã tuyên bố mất trí nhớ là ưu tiên sức khỏe quốc
gia và thế giới. Có sự quan tâm toàn cầu trong nghiên cứu về cách ngăn ngừa hoặc
trì hoãn sự khởi đầu của chứng mất trí.



5

Bệnh Alzheimer lần đầu tiên được mô tả bởi Tiến sĩ Alois Alzheimer, một bác sĩ tâm
thần và nhà thần kinh học người Đức, năm 1906. Hiện nay nó được coi là nguyên
nhân phổ biến nhất gây mất trí nhớ, chiếm 60% đến 80% trong tất cả các trường hợp.
Chứng mất trí do Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến khoảng 15 triệu người trên toàn thế
giới [3].NÓ có tỷ lệ khoảng 1% trong số 60 đến 64 tuổi, tăng lên 40% ở những người
từ 85 tuổi trở lên [6]. Bệnh Alzheimer là một rối loạn thoái hóa thần kinh. Nó được
đặc trưng bởi bệnh lý bởi các mảng thần kinh và rối loạn thần kinh, và lâm sàng do
sự suy giảm dần dần, suy giảm hoạt động sinh hoạt hàng ngày [7]. Tuy nhiên, hơn 25
năm trước, giả thuyết đã được đặt ra trước tiên rằng các quá trình tích lũy bệnh là một
phần không thể tách rời của quá trình phát triển của con người [8] [9] [10]. Mặc dù
chứng mất trí do Bệnh Alzheimer thường xảy ra trong cuộc sống sau này, có một giai
đoạn tiền lâm sàng mở rộng được đặc trưng bởi những thay đổi thần kinh tiến triển.
Các yếu tố nguy cơ đối với Bệnh Alzheimer là nhiều nhưng hai yếu tố nguy cơ lớn
nhất là tuổi già và di truyền, đặc biệt là chất mang alen APOE e4 của gen
apoplipoprotein E. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử suy giảm nhận thức nhẹ,
giới tính nữ, bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường và tình trạng kinh tế xã hội thấp,
lượng tử thấp đến và đạt ừình độ học vấn thấp [11] [12].
Giảm trí nhớ do mạch máu. Đây là (a) một chứng rối loạn nhận thức hiển nhiên trên
xét nghiệm thần kinh logic, và (b) tiền sử đột quỵ lâm sàng hoặc bệnh não thoái hóa
não được phát hiện bởi thần kinh liên quan đến rối loạn nhận thức. Giảm trí nhớ do
mạch máu có thế được phân loại thành: thứ nhất chứng mất trí, thứ hai mất trí nhớ
chiến lược, thứ ba xuất huyết mất máu, thứ tư thiếu máu cục bộ thiếu máu cục bộ
mạch máu, và thứ năm là các dạng khác của giảm trí nhớ do mạch máu. Ba loại đầu
tiên của giảm trí nhớ do mạch máu có thế xuất hiện với những cơn kịch phát khởi
phát đột ngột hoặc đột ngột do các biến cố cấp tính não. Các triệu chứng đặc hiệu của
họ phụ thuộc vào các vùng vỏ não hoặc vùng dưới vỏ não bị ảnh hưởng. Ngược lại,
thiếu máu cục bộ thiếu máu cục bộ mạch máu có liên quan với sự khởi đầu ngấm
ngầm và suy giảm nhận thức dần dần, bắt chước quá trình bệnh



6

Alzheimer [13]. Nguyên nhân gây ra bởi huyết khối gây tắc mạch máu nhỏ, dẫn đến
thiếu máu cục bộ và nhiều dấu vết trong cấu trúc dưới vỏ não Cuối cùng, các hình
thức khác của giảm trí nhớ liên quan mạch máu có nguyên nhân không đồng nhất đối
với viêm mạch màng phổi, bệnh mạch vành amyloid não, và các bệnh di truyền như
bệnh động mạch chủ chi phối não với nhồi máu dưới vỏ não và bệnh não [14]. Các
yếu tố cho giảm trí nhớ liên quan mạch máu cũng đa yếu tố và bao gồm người lớn
tuổi, giới tính nam giới, tiền sử bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì và hút thuốc,
cao huyết áp [15].
Mất trí nhớ thể hổn hợp ngày càng trở nên rõ ràng rằng các bệnh lý hỗn hợp của các
loại bệnh mất trí nhớ tồn tại, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi. Ket quả sau 1050
người bị mất trí nhớ cho thấy 86% đã phát hiện bệnh lý liên quan đến bệnh Alzheimer
nhưng chỉ 42,8% có biểu hiện 'thuần' bệnh Alzheimer, với tổn thương mạch máu não
bổ sung 22,6% và bệnh lý cơ thể Lewy 10,8% [16].
Các liệu pháp dùng thuốc với phác đồ phức tạp và bệnh nhân phải kiên trì. Tuy nhiên
trên những bệnh nhân có tiền sử TBMMN thì phác đồ điều trị càng khó khăn hơn.
Năm 2010 Huang, Ying-Ying và cộng sự tiến hành nghiên cứu sử dụng laser công
suất thấp xuyên sọ để điều trị tổn thương não, nghiên cứu cho thấy chỉ có hai bước
sóng 660 and 810 nm là có hiệu quả khác biệt sau điều trị (ngày 1, 3 và sau 14 ngày
điều trị) [17]. Trong một nghiên cứu năm 2013 [18], tổng hợp ứng dụng của laser
công suất thấp trong thần kinh và tâm lý của Julio c. Rojas và F. Gonzalez-Lima cho
thấy có rất nhiều đề tài đánh giá hiệu quả của laser công suất thấp xuyên sọ trong điều
trị các tốn thương mạch máu, thần kinh trong hộp sọ. Các công trình nghiên cứu này
cho thấy hiệu quả của việc laser công suất thấp xuyên sọ để điều trị tổn thương não.
Tuy nhiên, các công trình trên chỉ sử dụng laser quang học, và dùng các bước sóng
khác nhau. Đối với đề tài luận vãn này, chúng tôi vừa kết hợp laser nội tĩnh mạch và
quang trị liệu để đánh giá kết quả.



7

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Một nghiên cứu 2017 của Nguyễn Thị Kim Liên và Hà Thị Bích Ngọc về
“Đánh giá tình ừạng rối loạn nhận thức của của bệnh nhân TBMMN” tại Trung tâm
PHCN bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu đuợc tiến hành ừên 60 BN đuợc chẩn đoán
xác định là TBMMN để đánh giá tình ứạng nhận thức bằng thang điểm MoCA
(Montreal cognitive assessment). Kết quả: tỷ lệ rối loạn nhận thức của BN TBMMN
khá cao (75%), chủ yếu là rối loạn nhận thức ở mức độ trung bình (40%) và nhẹ
(23,3%). Lĩnh vục rối loạn nhận thức thuờng gặp là rối loạn ừí nhớ (95%), rối loạn
ngôn ngữ (78,3%), rối loạn khả năng thị giác (68,3%) và rối loạn độ tập trung
(58,3%). Điều này cho thấy tỉ lệ Rối loạn ừí nhớ hay giảm ừí nhớ xảy ra ừên đối
tuợng sau TBMMN là rất cao. [19]
Tucmg tụ một nghiên cứu [20] về “tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của sa sút ừí tuệ sau
đột quỵ não” ừong năm 2013 ừên 102 bệnh nhân đuợc chẩn đoán đột quỵ não 3 - 12
tháng truớc. Kết quả: tỷ lệ sa sút ừí tuệ sau đột quỵ là 35,3%. Không có sụ khác biệt
về giới tính và tỷ lệ các yếu tố nguy cơ mạch máu giữa nhóm có và không có sa sút
ừí tuệ sau đột quỵ. Sau khi phân tích đa biến, tuổi > 75, học vấn duới đại học, đột quỵ
tái phát, teo não lan tỏa và tổn thuơng vùng chiến luợc có liên quan độc lập với sa sút
ừí tuệ sau đột quỵ. [20]
Và trong một nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở nguời cao tuổi
tại hai quận, huyện Hà Nôi” năm 2010 cho thấy ở những đối tuợng sa sút trí tuệ tham
gia nghiên cứu thì tỷ lệ nguời có tiền sử TBMMN chiếm tỷ lệ 20,8% so với 3,5% đối
với nguời không có tiền sử TBMMN. [21]
Và nhiều các nghiên cứu của các tác giả trong nuớc cũng đã chứng minh thấy việc
giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ trên những bệnh nhân có tiền sử TBMMN là hệ quả tất
yếu [22] [23] [24] [25]. Vì vậy, cần có nhũng phuơng pháp phòng ngừa giảm trí nhớ,
sa sút trí tuệ trên nhũng bệnh nhân có tiền sử TBMMN càng sớm càng tốt. Tuy nhiên,

ngoài việc phòng các di chứng sau TBMMN thì việc phòng ngừa các nguyên nhân
gốc rễ gây TBMMN vẫn là quan trọng hơn hết.


8

Hiện tại Việt Nam chưa có đề tài nào thực hiện nghiên cứu về “ứng dụng laser bán
dẫn công suất thấp trong điều trị phục hồi trí nhớ ở người bị tai biến mạch máu
não đã được điều trị phục hồi”


9

CHƯƠNG 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Dan nhập
Chiếc Laser đầu tiên chào đời vào mùa hè năm 1960. Đó là Laser hồng ngọc
do nhà vật lý người Mỹ Maiman Tit chế tạo. Năm 1961 nhà vật lý Mỹ Javan đã chế
tạo thành công chiếc Laser khí đầu tiên. Đó là Laser khí nguyên tử He, Ne làm việc
ở bước sóng 632,8 nm. Năm 1962 một nhóm nhà vật lý Liên Xô do Basov N.G và
Mỹ do Hall lãnh đạo đã chế tạo thành công chiếc Laser bán dẫn đầu tiên trên thế giới.
Đó là chiếc Laser bán dẫn GaAs. Sau đó, hàng loạt các loại Laser khác tiếp nối ra
đời.
Cho đến nay việc sử dụng Laser được đề cập rộng rãi trong khắp các ngành, từ những
việc đơn giản cần có độ chính xác cao và nhanh như khoan cắt bằng Laser đến những
việc phức tạp như dùng Laser trong phản ứng nhiệt hành.
Những ứng dụng của Laser tạo ra hoặc góp phần tạo ra những thành tựu cực kỳ to
lớn của nền khoa học hiện đại ngày nay.
Nghiên cứu ứng dụng Laser trong y học được tiến hành khá sớm (1962). Nhìn chung
quá trình phát triển ứng dụng Laser trong y học là một quá trình liên tục với những
điểm tiến bộ có tính nhảy vọt. Từ chỗ dùng Laser như một phương tiện hỗ trợ, bổ

sung cho các phương pháp điều trị truyền thông, Laser đã hỗ trợ thành một phương
tiện độc lập và trong rất nhiều trường họp đã đem lại những kết quả mà không phương
pháp nào trước đây có thể đạt tới nổi. Sau khi đã được thừa nhận rộng rãi trong những
năm 1970. Một trong những năm 80 Laser luôn mở ra trận địa mới, chang hạn tạo
hình mạnh bang Laser đã mang lại khá nhiều ưu điếm noi bật.
Thực tế trên thế giới đã hình thành một ngành y học - ngành y học Laser, với chức
năng nghiên cứu phát triến và ứng dụng kỹ thuật Laser phục vụ sức khỏe con người.
Từ năm 1974 đã có tổ chức “Hội y học Laser thế giới” với 10.000 hội viên thuộc trên
50 nước tham gia.
Trong y học Laser được nghiên cứu theo hai hướng sau đây:


10

-

sử dụng Laser như một công cụ để nghiên cứu đối tượng sinh học phục vụ cho
việc chẩn đoán và xét nghiệm.

-

Sử dụng Laser như một công cụ dùng để điều trị.

Phưong hướng này phát triển nhanh, đa dạng và được chia thành hai nhóm:
Nhóm thủ nhẩt: sử dụng Laser công suất cao điều trị, được dựa trên các hiệu ứng
chính sau đây:
-

Bốc bay hơi tổ chức;


-

Quang đông;

-

Quang bóc lớp;

-

Quang phân cách;
Quang hoạt hóa.

Hướng điều trị có tên gọi là Laser ngoại khoa.
Nhóm thứ hai: Sử dụng Laser công suất thấp trong điều trị. Trong đó hiệu ứng kích
thích sinh học đóng vai trò quyết định. Hướng điều trị này gọi là Laser y học công
suất thấp.
2.2. Laser công suất thấp trong y học
2.2.1. Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng
Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời làm cho các đáp ứng sinh học, do hiệu
ứng kích thích sinh học mang lại, đế điều trị phục hồi tốn thương ở não.
Cụ thể như sau:
Khi chùm tia laser với công suất thấp, tác động lên mô sống với mật độ công suất
trong khoảng 10"4 -10° w/cm2 vói thời gian chiếu từ 10 giây đến vài chục phút, tại
đấy sẽ xảy ra hiệu ứng kích thích sinh học.
Thông qua hàng loạt phản ứng quang hóa và quang sinh, hiệu ứng kích thích sinh học
mang lại hàng loạt các đáp ứng sinh học đã được y văn thế giới khẳng định [26] [27]
[28], Đó là:
-


Đáp ứng chống viêm.

-

Đáp ứng chống đau.


11

-

Đáp ứng của tổn thương tế bào.

-

Đáp ứng tái sinh.

-

Đáp ứng hệ miễn dịch.

-

Đáp ứng hệ tim mạch.

-

Đáp ứng hệ nội tiết.

Rõ ràng các đáp ứng vừa nêu là công cụ đắc lực để thực hiện điều trị phục hồi tổn

thương ở não.
Ở đây một vấn đề được đặt ra: Sử dụng cách thức nào để làm cho các đáp
ứng sinh học nêu trên xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn, để việc điều trị mang lại hiệu
quả cao.
Kết quả khảo sát bằng thực nghiệm ở [29] cho thấy: hiệu ứng hai bước sóng
đồng thời, do hai laser bán dẫn làm việc ở hai bước sóng khác nhau tạo nên, làm cho
các đáp ứng sinh học, do hiệu ứng kích thích sinh học mang lại, xảy ra nhanh hơn và
mạnh hơn so với từng bước sóng một.
Ở [30] cho biết: Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời ừong điều trị viêm
xoang cấp tính và mãn tính mang lại hiệu quả cao.
Trên cơ sở những điều trình bày ừên đây tôi chọn: Hiệu ứng hai bước sóng
đồng thời, do:
-

Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 780 nm.

-

Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940 nm.
Khi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng trong điều trị, mang lại hai lợi thế quan

trọng sau đây so với một bước sóng [27] đó là:
Thứ nhất, tăng vi tuần hoàn cục bộ tại vùng thận nhằm cung cấp máu cho thận tốt
hơn. Việc tăng vi tuần hoàn máu được xảy ra trên hai mặt:
-

Dòng máu lưu thông tốt hơn nhờ đường kính mạch máu được giãn rộng.

-


Chất lượng dòng máu được nâng lên nhờ sự tương tác với chùm tia laser


12

Thứ hai, khi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, vùng chịu tác động rộng đến
100 cm2. Điều này mang lại lợi ích điều trị được vùng tổn thương rộng ở não. Nhiều
kết quả nghiên cứu do hiệu ứng kích thích sinh học mang lại đã được các nhà khoa
học công bố.
Kriuk A s và cộng sự [27] đã sử dụng Laser khí He - Ne làm việc ở bước sóng 632,8
nm để điều trị vết thương nhiễm trùng cho 317 bệnh nhân. Kết quả thu được cho thấy:
quá trình tái tạo vết thương diễn ra rất nhanh. Nghiên cứu hệ miễn dịch cho thấy:
trong quá trình điều trị, chỉ số miễn dịch tăng, đặc biệt là Globulin miễn dịch G (IgG).
Jan s. Kana và Gerd Hutschenreiter [31] đã thực hiện một nghiên cứu để xác định
xem liệu bức xạ laser năng lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương
da mở ở chuột. Các vết thương đã được chiếu hàng ngày với một laser helium-neon
(bước sóng, 632,8 nm) và một laser argon (bước sóng, 514,5 nm) với mật độ công
suất không đổi của 45 mW /cm2. Nồng độ collagen hydroxyproline ừong mô sẹo đã
được xác định vào ngày điều trị thứ 18. Bức xạ laser helium-neon có tác dụng kích
thích tổng họp collagen ở vết thương. Việc tiếp xúc với tia laser argon cũng làm tăng
nồng độ collagen đáng kể cả ừong những vùng lân cận. vết thương lành rất nhanh
chóng giữa những ngày điều trị thứ 3 và thứ 12.
Dr. Endre Mester, Andrew F. Mester và Adam Mester [32]đã có bài báo đánh giá thử
nghiệm và lâm sàng của các tác giả nghiên cứu về laser ừong khoảng thời gian 20
năm, trong đó các hiệu ứng laser trên 15 hệ thống sinh học đã được nghiên cứu. Bức
xạ laser năng lượng thấp được phát hiện có tác dụng kích thích các tế bào. Các ứng
dụng của laser để kích thích làm lành vết thương trong trường họp loét được khuyến
khích sử dụng.
Lívia Prates Soares, Marília Gerhardt De Oliveira, Antônio Luiz Barbosa Pinheiro,
Bruna Rodrigues Fronza, And Marconi Eduardo Souza Maciel [33] điều trị bang laser

tại bước sóng 685nm cho ba mươi sáu con chuột Wistar để cải thiện quá trình chữa
bệnh, giảm hình thành các u hạt, phù nề và viêm nhiễm do quá trình viêm bị kích
thích bởi oxy hóa.


×