SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
Đề thi gồm có 02 trang
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 1
MÔN NGỮ VĂN 10
NĂM HỌC 2019- 2020
(Thời gian 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề chẵn
I. ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ý nghĩ chiến thắng sẽ giúp bạn trở thành người chiến thắng. Điều đó lý giải tại sao
việc biết cách giữ thái độ chiến thắng là quan trọng…
Khi bắt tay vào học tập, điều gì có giá trị nhất đối với bạn? Trí tuệ? Gen di truyền? Hay
sự giáo dục?
Tất cả những điều trên đều giữ một vai trò nhất định trong khả năng học tập của bạn.
Song, có một điều ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn nhiều hơn tất cả những yếu
tố trên cộng lại. Đó chính là “thái độ chiến thắng”.
Nếu bạn kỳ vọng ở bản thân mình, có lòng tự trọng cao và niềm tin chiến thắng thì bạn sẽ
thành công, sẽ đạt được những kết quả cao. Người xưa có câu “Cái gì nghĩ đến, nó sẽ
đến” và Henry Ford bổ sung thêm: “Bạn luôn đúng khi quyết định có thể làm được điều
gì và không làm được điều gì”. Hãy nghĩ mình là người chiến thắng, bạn sẽ chiến thắng.
Hay giữ thái độ tin cậy, mọi thứ sẽ thay đổi tức khắc. Khả năng sẽ biến thành triển vọng
và hạn chế sẽ trở thành cơ hội.
(Trích Phương pháp học tập siêu tốc – Bobbi Deporter và Mike Hernaki, NXB
Lao động, 2015, tr.109)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, điều gì ảnh hưởng nhất đến quá trình học tập?
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Hãy nghĩ mình là người chiến
thắng, bạn sẽ chiến thắng?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh (chị) rút ra được bài học gì trong học tập?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề chiến thắng chính bản thân mình?
1
Câu 2. (5.0 điểm):
Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và
Mỵ Châu, Trọng Thủy, từ đó anh /chị bình luận ý kiến: Nguyên nhân dẫn đến bi kịch nước
mất nhà tan không phải chỉ do sai lầm của Mị Châu , mà bắt đầu từ sai lầm khó dung thứ
của vua cha .
....................Hết...........................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
Đáp án gồm có 04 trang
Ý
Phần I:
Đọc
hiểu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
HƯỚNG DẤN CHẤM KSCL LẦN 1
MÔN: NGỮ VĂN 10
NĂM HỌC 2019- 2020
(Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Nội dung
Điểm
3,0
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Nghị luận
Theo tác giả, điều ảnh hưởng nhất đến quá trình học tập là “thái
độ chiến thắng”
Câu nói “Hãy nghĩ mình là người chiến thắng, bạn sẽ chiến
thắng” có thể hiểu rằng: Khi ta đặt ra mục tiêu cho mình và ta
luôn có những suy nghĩ tích cực về nó thì ta sẽ có thêm động lực,
có thêm sự tự tin để đạt được mục tiêu.
0,5
0,5
Rút ra bài học trong học tập:
Học sinh có thể nêu lên nhiều bài học cho bản thân mình nhưng
cần cụ thể, tránh diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng. Chẳng hạn
như: Bài học về sự tự tin, sự quyết tâm, sự say mê, nỗ lực trong
học tập…
1,0
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của vấn
đề chiến thắng chính bản thân mình?
2,0
*Về hình thức: đảm bảo đúng hình thức đoạn văn với độ dài
khoảng 200 chữ.
*Về nội dung: Chiến thắng chính bản thân mình:
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của
vấn đề chiến thắng được bản thân mình. Có thể theo hướng sau:
- Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình,
vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong
chính con người mình. Đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn,
không đơn giản, thậm chí chịu nhiều thiệt thòi, mất mát
- Chiến thắng bản thân là cách để con người hoàn thiện nhân
0,5
1.0
Phần II:
làm văn
Câu 1
3
0,5
0,75
0,25
cách. Có như thế con người đáng được trân trọng, thể hiện được
sự dũng cảm và bản lĩnh của chính mình….
* Lưu ý: Không đảm bảo hình thức đoạn văn chỉ cho điểm tối đa
là 0,5 điểm
Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An
Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy , từ đó anh/chị bình
luận ý kiến :Nguyên nhân dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan
không phải chỉ do sai lầm của Mị Châu , mà bắt đầu từ sai lầm
khó dung thứ của vua cha .
Câu 2
Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc
lỗi diễn đạt lỗi chính tả thông thường.
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu
Trọng Thủy thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
1 Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy
- Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm của truyện,
một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước,
nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước
2
a
5.0
0.5
Thân bài:
3,25
An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế 1,25
nỏ, đánh giặc
- Rời đô: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương
quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân
dân→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm
nhìn xa trông rộng
- Quá trình xây thành.
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.
+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón
rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ thành đã xây trong nửa
tháng thì xong
+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự
kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết
trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng
dân.
4
b,
c
d
- Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn
“nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua ,
việc dựng nước phải đi đôi với giữ nước
- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ:
Thành kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
=>Tóm lại, Nhân vật An Dương Vương là vị vua anh minh,
sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích
của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao
độ. Xây dụng nhân vật An Dương Vương còn là cách để nhân
dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ,
chiến thắng quân xâm lược.
An Dương Vương và những sai lầm
0,5
- Những sai lầm của An Dương Vương
+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng
lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh
của nỏ thần.
+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên
đánh cờ.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong
chiến thắng.
- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
0,25
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, đặt nghĩa nước
lên trên tình nhà nhưng đó là sự tỉnh ngộ muộn màng của An
Dương Vương – Đất nước vẫn rơi vào tay giặc .
- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua cầm sừng tê bảy tấc 0,25
theo Rùa Vàng xuống biển.
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung,
biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn
với dân tộc.
=>Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất
nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà
vua.
Nghệ thuật
0,25
- Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
- Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng
giúp đỡ xây thành, chế nỏ…
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thuyết
5
e
Bình luận về ý kiến:
0,75
- Ý kiến đã khẳng định rõ ràng sai lầm của Mị Châu bắt nguồn từ
sai lầm của An Dương Vương – Đó là ý kiến đúng - Bởi suy cho
cùng nếu vua không gả Mị Châu cho con trai kẻ thù lại cho hắn ở
rể thì Mị Châu không để mất nỏ thần và ,nếu vua cha không chủ
quan, khinh địch, mất cảnh giác thì đất nước đã không rơi vào
tay giặc, cả hai nhân vật đều sai lầm dẫn đến bi kịch nước mất
nhà tan …..Đó cũng là bài học cho cả dân tộc trong quá trình
dựng nước và giữ nước.
0,25
Kết bài:
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này
d. Sáng tạo
0,5
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ , đặt câu
0,5
- Không sai quá 5 lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, câu đúng ngữ
pháp, ngữ nghĩa.
-----------------------------------Hết-----------------------------------Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
ĐỀ LẺ
Đề thi gồm có 02 trang
ĐĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 1
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ Văn lớp 10
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một
quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ
nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có
thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy”
đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá:
Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một
tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. (...)
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi
cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi
6
trẻ đi qua nhanh, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì
chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? (0,5 điểm)
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang
lại cho ta một bài học đáng giá”? (1,0 điểm)
Câu 4: Các câu “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh.
Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi ” muốn
khuyên chúng ta điều gì? Lời khuyên ấy hướng chúng ta đến lối sống như thế nào?(1,0
điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ thông điệp rút ra ở phần Đọc - hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về thất bại trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết Truyện
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Từ đó bình luận về ý kiến “Phút sai lầm
của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể
dung tha”.
----------Hết---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……………………………….; Số báo danh:…….......................
7
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT
XUÂN
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
CHUYÊN ĐỀ LẦN 1
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN 10
ĐỀ LẺ
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC- HIỂU
3,0
1
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0,5
2
- Nội dung đoạn trích: bàn về vấn đề thất bại, vấp ngã trong cuộc 0,5
sống và cách đứng lên sau vấp ngã.
3
- Vì mỗi lần vấp ngã ta sẽ rút ra những bài học đáng quý như: bài 1,0
học về kinh nghiệm; bài học về ý chí, nghị lực, niềm tin; bài học
về giá trị sống,...
4
- Hai câu khích lệ, khuyên mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền 0,5
để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh, hãy sống có ích
để không hối tiếc,...
- Lời khuyên hướng chúng ta đến lối sống tích cực, lạc quan,... 0,5
(học sinh có thể trả lời khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục)
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về 2,0
thất bại trong cuộc sống
*Yêu cầu về hình thức:
0,25
-Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
-Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu.
- Viết không đúng đoạn văn hoặc viết quá dài trừ 0,5 điểm
*Yêu cầu về nội dung:
HS có thể viết đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu
được nội dung sau:
-Giải thích:
0,25
Thất bại có thể được hiểu là sự thua cuộc, cũng có thể là chưa đạt
được mục đích đã đặt ra từ trước. Thất bại là khó tránh khỏi trong
đời mỗi người, vấn đề là phải biết chấp nhận nó để vươn lên sau
đó.
1,0
-Bàn luận:
+Thất bại trong cuộc đời mỗi người là khó tránh khỏi vì có nhiều
trở ngại khách quan, chủ quan.
+ Sau mỗi lần thất bại ta lại học được những bài học quý giá từ
cuộc sống. Điều quan trọng là sau mỗi lần thất bại, ta rút ra được
8
2
kinh nghiệm, ý chí, nghị lực để vươn lên .
+Thất bại giúp ta nhận diện đúng hơn về bản thân và hiểu hơn về
người khác,...
+ Phê phán những người không chế ngự được bản thân: đầu hàng
với những ham muốn, cám dỗ hoặc trở nên sụp đổ, gục ngã sau
mỗi lần thất bại.
– Bài học nhận thức và hành động: Học sinh rút ra bài học cho
mình như:
+ Biết chấp nhận thất bại bằng cách rút ra bài học kinh nghiệm,
rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên.
+ Biết kiềm chế những ham muốn, cám dỗ đối với bản thân, rèn
luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng để có thể đối đầu
với những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu. Từ đó bình luận ý kiến
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần Mở bài,
Thân bài, Kết bài
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhân vật Mị Châu
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
* Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết, tác phẩm truyện
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và nhân vật Mị Châu
* Cảm nhận về nhân vật:
-Mị Châu không chỉ là công dân của đất nước Âu Lạc mà nàng
còn là một công chúa. Vì vậy nàng có vai trò quan trọng đối với cả
quốc gia. Nhưng nàng đã ngây thơ, nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác
cho Trọng Thủy xem nỏ thần làm lộ bí mật quốc gia. Hành động
ấy vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu
Lạc.
- Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường
chạy trốn. Hành động ấy vô tình đã chỉ dẫn cho quân giặc chạy
theo, đẩy hai cha con vào đường cùng và nàng chỉ kịp nhận ra sự
thật trước khi bị chém đầu.
- Thái độ của các tác giả dân gian:
+Các tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “ Kẻ
nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Câu nói ấy đồng thời cũng là
lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân đối với hành động
vô tình phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt giá về mối
quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân: cần đặt
cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên
trên quyền lợi cá nhân, gia đình.
+ Tuy nhiên nhân dân cũng bộc lộ sự khoan dung, cảm thông cho
sai lầm của Mị Châu thông qua hình ảnh ngọc trai ở cuối tác
phẩm.
* Bình luận về ý kiến:
9
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
- ý kiến đã khẳng định sai lầm của Mị Châu là không thể dung thứ.
Đó là lời luận tội đanh thép dành cho kẻ đã gián tiếp gây ra bi kịch
nước mất nhà tan. Sai lầm ấy phải trả giá bằng cái chết đau đớn.
- Ý kiến trên mới chỉ đề cập đến tội của Mị Châu mà chưa nói đến
sai lầm của vua An Dương Vương. Bởi suy cho cùng nếu vua
không chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác thì đất nước chắc gì đã
rơi vào tay giặc. ....Đó cũng là bài học cho cả dân tộc trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
d. Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ , đặt câu
- Không sai quá 5 lỗi chính tả, dùng từ chuẩn xác, câu đúng ngữ
pháp, ngữ nghĩa.
-----------------------------------Hết------------------------------------
10
0,25
0,25
0,5
0,5