ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VŨ THỊ HƢƠNG GIANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ
TỈNH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 1: PGS.TS. ĐẶNG VĂN MỸ
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN SONG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với các nguyên tắc công bằng, có đóng mới có hưởng, chia sẻ
nhưng phải đảm bảo bền vững tài chính. Trong khi đó một bộ phận
doanh nghiệp nhân cơ hội này luồn lách, làm trái quy định pháp luật,
gây thiệt hại quyền lợi của người lao động bằng cách đóng BHXH cho
người lao động với mức lương tối thiểu. Điều này giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí nhưng khiến người lao động chỉ được trả mức trợ cấp
thấp khi nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. Quy trình giải quyết chế độ chính sách của hệ
thống BHXH còn quá lỏng lẻo tạo nhiều khe hở cho người lao động và
người sử dụng lao động có cơ hội chiếm dụng, vấn đề này chưa được
quán triệt đầy đủ nên có nguy cơ quỹ hưu trí tử tuất mất cân đối trong
dài hạn. Bởi vậy, việc quản lý nhà nước về công tác chi trả các chế độ
là công việc cấp bách để đảm bảo quyền lợi của người tham gia, đảm
bảo quỹ được an toàn không thất thoát, cân đối quỹ, góp phần thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Đó là lí do
tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về chi trả các chế
độ BHXH tại địa bàn huyện Đăk Hà”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá
thực trạng công tác quản lý nhà nước về chi trả các chế độ BHXH tại
huyện Đắk Hà, luận văn sẽ thực hiện:
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý chi trả các chế độ BHXH ở địa phương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi trả các chế
độ BHXH trên địa bàn huyện Đăk Hà, chỉ rõ những thành tựu đạt
được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
2
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý chi trả các
chế độ BHXH trên địa bàn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến quản lý chi trả các chế độ BHXH.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề quản
lý nhà nước về chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện Đắk Hà.
+Về thời gian: Đề tài được tiến hành thu thập dữ liệu nghiên
cứu từ năm 2015-2018.
Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành
03 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Lý luận về quản lý nhà nước về chi trả các chế độ.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chi trả
các chế độ BHXH tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum
- Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước
về chi trả các chế độ BHXH tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN C Ơ B Ả N VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
BHXH
1.1.1. Một số khái niệm
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng vào quỹ” (Theo Điều 3.1 Luật BHXH số
58/2014/QH13) [34]
Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hạch toán độc lập
với ngân sách nhà nước được nhà nước bảo hộ và đền bù, Quỹ này
được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không
đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều
hướng tăng lên hoặc thâm hụt.
Chi bảo hiểm xã hội (thực chất là chi trả các chế độ BHXH)
được hiểu là việc cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan bảo hiểm xã
hội) sử dụng số tiền thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn quỹ
bảo hiểm xã hội để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng
thụ hưởng theo luật định.
Quản lý chi trả BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy
định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ. Các hoạt
động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và
bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan
chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số
lượng và đám bảo đến tận tay đối tượng thụ hưởng đúng thời gian
quy định. Theo quyết định 828/QĐ-BHXH,
4
1.1.2 Đặc điểm của quản lý chi trả các chế độ BHXH
Thứ nhất, nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động chi.
Thứ hai, Mang tính chất đặc thù.
Thứ ba, gắn liền trực tiếp và có mối quan hệ mật thiết với chính
sách BHXH và chính sách ASXH và các chính sách khác của Đảng
và Nhà nước.
1.1.3. Vai trò của quản lý chi trả các chế độ BHXH
Quản lý tốt công tác chi trả các chế độ BHXH sẽ có ý nghĩa đối
với:
- Đối với đối tượng thụ hưởng
- Đối với người SDLĐ
- Đối với hệ thống BHXH
- Đối với hệ thống ASXH
- Đối với xã hội.
1.1.4. Nguyên tắc quản lý chi trả các chế độ BHXH
Để quản lý chi trả các chế độ đúng theo quỹ đạo, đạt được mục
tiêu, cần tuân thủ các nguyên tắc quản lý sau:
- Nguyên tắc có đóng - có hưởng.
- Nguyên tắc chi đúng, đủ và kịp thời.
- Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
BHXH
1.2.1. Lập dự toán chi các chế độ BHXH
- Dự toán chi các chế độ BHXH là xác định kế hoạch chi trả các
chế độ do hai nguồn kinh phí (NSNN và Quỹ BHXH) đảm bảo để đủ
nguồn chi trả hàng tháng cho các đối tượng hưởng.
- Xác định đối tượng chi (đối tượng thụ hưởng)
5
Đối tượng thụ hưởng được phân thành 2 loại:
+ Đối tượng hưởng chế độ hàng tháng (dài hạn): Gồm những
người hưởng các chế độ hưu trí, TNLĐ-BNN, trợ cấp tuất.
+ Đối tượng hưởng chế độ một lần (ngắn hạn): Gồm những
người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ hồi sức
khỏe, trợ cấp mai táng phí và trợ cấp một lần.
- Xác định mức chi (mức hưởng)
Bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động; thấp hơn mức
lương hoặc mức tiền công khi đang làm việc của người lao động một
cách hợp lý; Phải dựa trên cơ sở mức đóng góp và thời hạn đóng
góp; phải phản ánh được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các
bên tham gia BHXH.
- Lập dự toán chi
Tại BHXH tỉnh, BHXH huyện hàng năm lập dự toán chi cho
đối tượng hưởng. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế
hoạch được duyệt phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh, BHXH
Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời
cho đối tượng hưởng.
- Xét duyệt dự toán chi
+ Tại BHXH Việt Nam: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định giao dự toán thu, chi, BHXH Việt Nam thực hiện phân
bổ dự toán chi và hướng dẫn thực hiện dự toán chi cho các tỉnh.
+ Tại BHXH tỉnh: Trên cơ sở dự toán chi đã được xét duyệt,
thực hiện phân bổ dự toán chi cho các huyện dựa trên số dự toán của
huyện đã được thông qua và có sự điều chỉnh hợp lý.
1.2.2. Tổ chức thực hiện chi các chế độ BHXH
a. Tổ chức bộ máy quản lý chi trả
6
Cơ quan BHXH là tổ chức sự nghiệp có nhiệm vụ tổ chức triển
khai thực hiện các chế độ theo quy định của Nhà nước thông qua hệ
thống văn bản pháp quy, với nhiệm vụ chủ yếu quản lý các nghiệp vụ
gồm: quản lý đối tượng, quản lý thu, quản lý chi trả các chế độ cho
NLĐ,... Việc chi trả các chế độ thường được cơ quan BHXH tổ chức
theo mô hình thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Đối với cấp quản lý chi trả các chế độ tại BHXH cấp huyện, các
bộ phận chịu trách nhiệm chi gồm Bộ phận Kế toán Chi, chịu quản lý
trực tiếp của Giám đốc. Bên cạnh đó trong công tác quản lý chi còn
có sự tham gia của các bộ phận như: Bộ phận Một cửa, Bộ phận
Kiểm tra nội bộ, Bộ phận Chế độ chính sách. Các bộ phận này được
quản lý bởi các Phó giám đốc.
b. Tổ chức chi trả
Tổ chức quản lý chi BHXH gồm những nội dung: quản lý đối
tượng hưởng các chế độ BHXH và quản lý việc chi các chế độ
BHXH cho người hưởng.
+ Phân cấp đối tượng hưởng.
BHXH tỉnh thực hiện quản lý người hưởng như sau: chịu trách
nhiệm toàn diện trong việc quản lý người hưởng lương hưu và trợ
cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh.
BHXH huyện chịu trách nhiệm quản lý người hưởng lương hưu
và trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện.
+ Phân cấp thực hiện chi trả.
BHXH tỉnh chi trả và quyết toán các chế độ: chế độ ngắn hạn
do tỉnh quản lý thu theo phân cấp; BHXH một lần đối với người
đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài định cư.
BHXH huyện chi trả và quyết toán các chế độ: chế độ ngắn hạn
do huyện quản lý thu theo phân cấp; chế độ BHXH một lần đối; chi
7
truy lĩnh chế độ BHXH một lần khi người hưởng nộp Giấy đề nghị
tại huyện; chi truy lĩnh những tháng chưa lĩnh cho người hưởng có
nhu cầu nhận tại huyện.
BHXH tỉnh ký Hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi
trả các chế độ qua hệ thống bưu điện với Bưu điện tỉnh để tổ chức
chi trả các chế độ: lương hưu, trợ cấp hàng tháng; chế độ BHXH một
lần cho người hưởng do BHXH tỉnh, BHXH huyện giải quyết hưởng
theo phân cấp.
+ Phương thức và hình thức chi trả các chế độ.
BHXH tỉnh, huyện; Bưu điện tỉnh, huyện lựa chọn các phương
thức chi trả phù hợp với từng địa phương và yêu cầu quản lý, gồm
các phương thức chi trả sau: thông qua đơn vị SDLĐ, trực tiếp cho
NLĐ bằng tiền mặt hoặc tài khoản cá nhân.
+ Quy trình thực hiện chi trả các chế độ BHXH:
Quy trình chi trả các chế độ BHXH theo Quyết định 828/QĐBHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam và Quyết định số
1515/QĐ-BHXH ngày 17/10/2016 của BHXH Việt Nam.
1.2.3. Công tác quyết toán chi các chế độ BHXH
Công tác quyết toán chi BHXH gồm các nội dung:
- Quyết toán chi BHXH:
+ Chế độ BHXH hàng tháng: Quyết toán theo số thực chi trả
trong tháng trước ngày 10 hàng tháng.
+ Chế độ BHXH một lần: Quyết toán theo số thực chi trả trong
tháng trước ngày 05 của tháng liền kề.
+ Chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: Quyết toán theo số thực
chi trả.
- Thu hồi kinh phí chi sai BHXH: Khi có phát sinh thu hồi chi
sai, bộ phận Kế toán thực hiện phân tích rõ: số thu hồi năm nay thì
8
được giảm số đã chi tại đơn vị, số thu hồi năm trước thì phải chuyển
nộp toàn bộ về BHXH tỉnh.
1.2.4. Kiểm tra, giám sát công tác chi trả các chế độ BHXH
Nội dung kiểm tra, kiểm soát thực hiện chi BHXH gồm có:
- Kiểm tra việc giải quyết, thanh toán, chi các chế độ BHXH
cho người thụ hưởng.
- Kiểm tra việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp
BHXH thường xuyên, tình hình biến động tăng giảm đối tượng.
- Kiểm tra việc chấp hành công tác quyết toán, chấp hành công
tác kế toán – thống kê.
1.2.5 Xử lý vi phạm pháp luật về công tác chi trả các chế độ
BHXH
- Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
- Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH. Mọi
hành vi vi phạm pháp luật về BHXH được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời và phải bị xử lý nghiêm minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm
pháp luật về BHXH phải được khắc phục theo đúng quy định của
pháp luật.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI
TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
1.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2. Hệ thống pháp luật, quy định về BHXH
1.3.3. Đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH
1.3.4. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH
1.3.5. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
chi trả các chế độ BHXH
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN ĐẮK HÀ, TỈNH KON TUM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI,
KINH TẾ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Đăk Hà nằm cách trung tâm thị xã Kon Tum 20 km về
phía Bắc, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và
có quốc lộ 14 chạy qua. Đồi núi, chiếm khoảng 3/5 diện tích toàn
huyện, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa
hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang
phía đông, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ
nhau khá phức tạp.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Huyện Đăk Hà có dân số trung bình 74.718 người gồm nhiều
dân tộc sinh sống như Kinh, Bana, Xơ – đăng, Giẻ triêng, Gia rai....
Trong đó dân số thành thị là 15.590 người chiếm khoảng 21,36%,
dân tộc nông thôn là 57.418 người chiếm khoảng 78,64%. Dân số
nam 36.204 người chiếm 49,6%, dân số nữ 36.794 người chiếm
50,4%.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 40.089 người năm
2015, năm 2018 là 43.710 người, số lao động trong độ tuổi lao động
bị thất nghiệp năm 2015 là 260 người, đến năm 2018 là 288 người.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày càng tăng lên là do
dân số của huyện tăng, lực lượng lao động ở các huyện lân cận cũng
đến để định cư và làm việc tại huyện.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất
nước của đất nước cũng như tỉnh Kon Tum, huyện Đắk Hà với vai
trò là huyện lỵ của tỉnh Kon Tum đã từng bước phát triển trên mọi
10
lĩnh vực.
Cơ cấu kinh tế huyện Đắk Hà trong thời gian 2015-2018 là:
nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 43,62% xuống 40,74%, công
nghiệp và xây dựng tăng từ 33,03 lên 33,62%, dịch vụ tăng từ
23,35% lên 25,64%.
Nhìn chung, huyện Đắk Hà có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi nhất
trong các huyện thuộc tỉnh Kon tum, có nhiều tiềm năng về điều kiện
thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được nâng cấp đồng bộ, con người huyện
Đắk Hà năng động, chịu khó học hỏi. Đây là những thuận lợi để thúc
đẩy huyện Đắk Hà phát triển kinh tế toàn diện cả về nông - lâm - ngư
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ
CÁC CHẾ ĐỘ B H X H TẠI HUYỆN ĐẮK HÀ
2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi các chế độ BHXH
a. Xác định đối tượng chi (đối tượng thụ hưởng)
Đối tượng hưởng các chế độ bao gồm:
- Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng:
- Đối tượng hưởng chế độ tử tuất.
- Đối tượng hưởng chế độ ngắn hạn.
- Đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN.
b. Xác định mức chi
Xác định mức chi bình quân theo từng loại chế độ là căn cứ để
BHXH huyện Đắk Hà lập dự toán chi các chế độ BHXH sát với thực
tế, mức chi bình quân các chế độ qua các năm.
Việc xác định mức chi không sát với thực tế thực hiện đã ảnh
hưởng đến việc tổng hợp dự toán chi các chế độ hàng năm của đơn
vị, dẫn đến không đảm bảo đủ nguồn kinh phí kịp thời để thực hiện
chi trả các chế độ cho đối tượng thụ hưởng.
c. Nội dung dự toán chi BHXH
Lập dự toán chi được thực hiện vào đầu quý 3 hàng năm,
11
BHXH huyện dựa vào thực tế tình hình thực hiện chi các chế độ
BHXH của 6 tháng đầu năm, tình hình chi các chế độ BHXH của
năm trước trên cơ sở đó dự kiến số chi cho năm kế hoạch, lập dự
toán và gửi về phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Chế độ để xét
duyệt và tổng hợp.
Bảng 2.1. Tình hình lập và thực hiện dự toán chi bảo hiểm
xã hội tại huyện Đắk Hà qua các năm 2015-2018
Nguồn
Chi từ NSNN
Năm
Dự
Thực
toán
hiện
(Triệu
(Triệu
đồng)
đồng)
Chi từ quỹ BHXH
Thực
hiện/
dự
toán
(%)
Tổng cộng
Thự
Thự
Dự
Thực
c
Dự
Thực
c
toán
hiện
hiện
toán
hiện
hiện/
(Triệu
(Triệu
/ dự (Triệu
(Triệu
dự
đồng)
đồng)
toán đồng)
đồng)
toán
(%)
(%)
2015
16.000 16.610
104 58.556 59.952
103 74.556
76.562
103
2016
16.000 16.315
102 60.550 63.586 105 76.550
79.901
104
2017
16.495 16.864
102 63.945 69.356
108 84.440
86.220
107
2018
18.412 17.791
97 79.171 87.265
110 97.583
105.056
108
(Nguồn: BHXH huyện Đắk Hà)
Qua Bảng 2.1 ta thấy, qua các năm tổng chi so với dư toán chi
tăng cao, năm 2015 lập dự toán chi là 74.556 triệu đồng, thực hiện cả
năm là 76.562 triệu đồng vượt 103% so với dự toán lập; năm 2016
lập dự toán chi là 76.550 triệu đồng, thực hiện cả năm là 79.901 triệu
đồng vượt 104% so với dự toán lập; Năm 2017 lập dự toán chi là
80.440 triệu đồng, thực hiện cả năm là 86.220 triệu đồng vượt 107%
so với dự toán lập; Năm 2018 lập dự toán chi là 97.583 triệu đồng,
thực hiện cả năm là 105.056 triệu đồng vượt 108% so với dự toán
12
lập. Nguyên nhân của việc tổng chi cao hơn dự toán chi là do các
năm nhà nước đều điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, và điều chỉnh
mức lương hưu và trợ cấp theo quy định của nhà nước. Vì vậy dẫn
đến việc lập dự toán chi bị chênh lệch với tổng chi đã thực hiện.
d. Xét duyệt dự toán chi BHXH
Sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt dự toán chi, tổ chức
thực hiện phân bổ dự toán chi cho BHXH huyện dựa trên số dự toán
của huyện đã được thông qua và có sự điều chỉnh hợp lý.
Trong năm thực hiện, khi số chi lớn hơn số kế hoạch thì BHXH
huyện lập báo cáo, giải trình với BHXH tỉnh để điều chỉnh và đề
nghị cấp thêm kinh phí đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng.
2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chi các chế độ BHXH
a. Tổ chức bộ máy quản lý chi trả
- BHXH huyện do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ
trưởng. Giúp Giám đốc là giám đốc và 06 bộ phận nghiệp vụ.
- Tổng biên chế của BHXH huyện Đắk Hà là 15 người, biên chế
cho bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý chi trả chỉ (bộ phận
Kế toán, bộ phận Chế độ chính sách) có 3 người.
- Như vậy, công tác bố trí nhân sự của BHXH huyện làm công
tác chi trong nhiều năm qua tuy hợp lý so với tổng biên chế được
giao, song đều quá tải so với nhiệm vụ chi trả các chế độ cho đối
tượng thụ hưởng.
b. Tổ chức thực hiện chi
- Quản lý đối tượng chi trả: Đối tượng hưởng các chế độ được
phân loại thành đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên (hàng tháng),
đối tượng hưởng trợ cấp một lần và đối tượng hưởng chế độ ngắn
hạn.
- Phân cấp công tác chi trả các chế độ BHXH: BHXH huyện
Đắk Hà chi trả và quyết toán theo phân cấp quản lý:
+ Chi trả chế độ ốm đau, thai sản bao gồm nghỉ DSPHSK sau
13
ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do
TNLĐ-BNN cho người lao động; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi
ro, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ-BNN khi trở
lại làm việc cho đơn vị SDLĐ do BHXH huyện quản lý thu theo
phân cấp.
+ Chi trả các chế độ cho người lao động bảo lưu thời gian đóng,
tự đóng, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi.
+ Chi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề để
duy trì việc làm cho đơn vị SDLĐ do BHXH huyện quản lý thu theo
phân cấp.
+ Chi trả chế độ BHXH một lần đối với người hưởng chế độ
hàng tháng ra nước ngoài định cư; chi truy lĩnh chế độ một lần khi
người hưởng nộp Giấy đề nghị tại BHXH huyện.
BHXH huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và quyết toán
với Bưu điện huyện về việc chi trả theo hợp đồng dịch vụ quản lý
người hưởng và chi trả các chế độ qua hệ thống bưu điện đã ký kết
giữa BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh
- Quy trình chi trả các chế độ:
+ Chi trả các chế độ BHXH hàng tháng.
BHXH Việt Nam
Quỹ BHXH
BHXH tỉnh Kon Tum
(02)
(01)
BHXH các huyện, thị,
thành trực thuộc
(02)
Đại diện chi trả
(01)
(03)
Đối tượng hưởng chế độ
BHXH hàng tháng
Sơ đồ 2.1. Quy trình chi trả các chế độ BHXH hàng tháng
14
+ Quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn: ốm đau, thai sản,
dưỡng sức phục hồi sức khỏe. (sơ đồ 2.2)
(01)
Đơn vị SDLĐ và NLĐ
(02)
các huyện, thị,
BHXH
thành trực thuộc
(03)
(02)
Người LĐ
(01)
Sơ đồ 2.2. Quy trình chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn
(Nguồn: BHXH huyện Đắk hà)
+ Quy trình chi trả các chế độ BHXH một lần.
- BHXH huyện
- Bưu điện huyện
(ĐDCT)
BHXH TỈNH
(01)
ĐỐI TƯỢNG
HƯỞNG
(02)
Sơ đồ 2.3. Quy trình chi trả các chế độ BHXH một lần
(Nguồn: BHXH huyện Đắk Hà)
- Thực hiện chi trả các chế độ
+ Phương thức và hình thức chi trả các chế độ.
BHXH huyện Đắk Hà đang thực hiện song song 2 phương thức
chi trả các chế độ: chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp gián tiếp được
thực hiện bởi sự ủy quyền chi trả cho hệ thống tổ chức dịch vụ công
(cơ quan Bưu điện) các chế độ cho đối tượng hưởng.
Dù thực hiện chi trả các chế độ qua 2 phương thức thì cũng đều
qua hai hình thức là: chi trực tiếp bằng tiền mặt cho người hưởng và
chi qua tài khoản cá nhân của người hưởng.
15
+ Tình hình chi trả các chế độ qua các năm 2015-2018
Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình chi BHXH tại huyện Đắk Hà
qua các năm 2015-2018
Nguồn
2015
2016
2017
Số chi CC Số chi CC Số chi CC
(Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ)
NSNN
16.558 22 16.246
Quỹ BHXH
59.757 78 63.481
- Quỹ Hưu trí, 57.647 76 60.722
-tửQuỹ
0,2
tuấtTNLĐ133
134
BNN
- Quỹ ốm đau 1.977 1,8 2.625
Tổng
thai
sản cộng 76.315 100 79.727
2018
Số chi
CC
(%)
(Tr.đ)
(%)
20 16.763 19
80 69.291 81
76 65.542 76
127
0,1
1
17.789
82.791
78.051
184
17
82
78
0,1
3 3.622 4,9
4.556
3,9
100 86.054 100 100.580 100
(Nguồn: BHXH huyện Đăk Hà)
Căn cứ vào bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng chi các chế độ tại
huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum được chia thành 2 nhóm: NSNN đảm
bảo và do quỹ BHXH đảm bảo và đang có xu hướng tăng mạnh
trong thời gian qua. Năm 2015, tổng số tiền chi trả đạt mức 76.315
triệu đồng thì sang năm 2016 tổng số tiền chi tăng lên 79.727 triệu
đồng và năm 2017 tổng số tiền chi tăng lên tới 86.054 triệu đồng đến
năm 2018 tổng số tiền chi tăng lên 100.580 triệu đồng.
2.2.3. Thực trạng công tác quyết toán chi các chế độ BHXH
a. Báo cáo quyết toán chi các chế độ BHXH
- BHXH huyện Đăk Hà thực hiện:
+ Hàng tháng quyết toán việc chi trả lương hưu và trợ cấp
BHXH hàng tháng với Bưu điện huyện, lập thành 2 bộ. Trong đó
một 1 bộ gửi về BHXH tỉnh trước ngày 30 hàng tháng, và một bộ lưu
lại bộ phận kế toán BHXH huyện.
16
+ Hàng tháng, quyết toán việc chi trả trợ cấp một lần với Bưu
điện huyện Đăk Hà, lập thành 2 bộ. Trong đó 1 bộ gửi tỉnh trước
ngày 5 hàng tháng, 1 lưu tại bộ phận kế toán huyện.
+ Hàng tháng căn cứ vào số đã chi trợ cấp ốm đau, thai sản,
dưỡng sức; lập 2 bản báo cáo chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức.
+ Hàng quý, lập Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết
toán kinh phí chi BHXH (Mẫu B08a-HB) để BHXH tỉnh thực hiện
thẩm định (xét duyệt) quyết toán chi bắt đầu từ ngày 20 của tháng
đầu quý sau.
b. Tổng hợp thu hồi chi sai các chế độ BHXH
Khi có phát sinh thu hồi chi sai thực hiện phân tích rõ số thu hồi
năm nay thì được giảm số đã chi tại đơn vị, số thu hồi năm trước thì
phải chuyển nộp toàn bộ về BHXH tỉnh Kon Tum. Thuyết minh cụ
thể nội dung, nguyên nhân thu hồi chi sai, do cơ quan BHXH chi sai,
giải quyết sai hay do cơ quan Bưu điện chi sai, lập Bảng tổng hợp
thu hồi chi sai đóng kèm vào báo cáo quyết toán hàng quý, năm.
2.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát công tác chi các chế độ
BHXH
Giám đốc BHXH huyện Đắk Hà trực tiếp ra quyết định thành
lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo 2 hình thức:
- Kiểm tra định kỳ: Hàng tháng, vào ngày 5,6,7 BHXH huyện
cử 2 cán bộ đến các địa điểm chi trả tại các xã, phường để kiểm tra
giám sát việc chi trả của ĐDCT.
- Kiểm tra đột xuất: BHXH huyện còn kết hợp với Phòng
Thanh tra - Kiểm tra của BHXH tỉnh Kon Tum, Liên đoàn lao động
huyện để đi kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra thực
hiện thanh toán chi trả chế độ cho NLĐ, đối chiếu với bảng lương,
bảng công, hồ sơ nhân sự, thang bảng lương của đơn vị từ đó phát
17
hiện ra những sai sót, những vi phạm pháp luật BHXH của đơn vị.
2.2.5. Xử lý vi phạm trong công tác quản lý chi trả các chế
độ BHXH
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện thanh tra, kiểm tra tại Bảo
hiểm xã hội huyện ĐắkHà qua các năm 2015-2018
Năm
Năm
Năm
Năm
2015
2016
2017
2018
Kế hoạch kiểm tra (cuộc)
10
13
25
34
2
Số đã thực hiện (cuộc)
10
15
31
36
3
Tỷ lệ đạt (%)
100
115
124
106
5
7
14
11
3
15
39
47
STT
Năm
1
4
Số cuộc thực hiện phát
hiện có vi phạm (cuộc)
Số nợ vi phạm thu được
5
sau thanh tra, kiểm tra
(triệu đồng)
(Nguồn: BHXH huyện Đắk Hà)
Việc tổ chức thực hiện kết luận sau kiểm tra cũng được BHXH
huyện đặc biệt quan tâm, cụ thể là sau các cuộc thanh tra, kiểm tra đã
thu được số tiền vi phạm.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Thành công và hạn chế
a. Thành công
- Qua những năm vừa qua, BHXH huyện Đắk Hà vẫn thực hiện
tốt công tác quản lý chi trả của mình, không để xảy ra nhiều sai sót
về đối tượng cũng như mức chi trả.
- Công tác lập dự toán và quyết toán chi luôn được BHXH tỉnh
Kon Tum đánh giá cao, không có điều chỉnh số liệu nhiều.
18
- Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách ngày càng được tăng
cường về số lượng và chất lượng.
- Công tác giải quyết và thực hiện chi trả các chế độ cho người
thụ hưởng kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế
được tình trạng chi sai do giải quyết sai chế độ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
BHXH đã được chú trọng hơn.
b. Hạn chế
- Việc xây dựng dự toán chi chưa sát với thực tế thực hiện nên
khi thực hiện thì vẫn tăng chi vượt dự toán
- Tổ chức các quy trình, thủ tục nghiệp vụ trong công tác chi trả
các chế độ còn kém và thiếu hiệu quả.
- Công tác quyết toán chi trả các chế độ chưa chú ý số liệu của
các hồ sơ, chứng từ quyết toán để lập báo cáo quyết toán kịp thời
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về còn mỏng, đôi khi
còn buông lỏng, hình thức, nội dung
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Chất lượng công tác lập dự toán chi từ cơ sở chưa được quan
tâm.
Nhưng sự liên kết và tham gia của chính quyền địa phương
trong việc quản lý đối tượng hưởng còn hạn chế.
Đội ngũ nhân viên huyện Đắk Hà là rất mỏng
Mức thu nhập của các nhân viên ĐDCT còn thấp
Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra còn nghiên về
hình thức, chưa thực sự chuyên sâu, chưa đủ sức để răn đe
Tình hình trục lợi quỹ BHXH ngày càng tinh vi và nghiêm trọng là
do cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
19
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI TRẢ
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
HUYỆN ĐẮK HÀ
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội
- Nhận thức về vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động
BHXH, quản lý phát triển nó.
- Đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý
hoạt động BHXH
- Quản lý chặt chẽ nhằm bảo toàn và phát triển quỹ trong khuôn
khổ pháp luật và rủi ro nhỏ nhất
- Thực hiện quản lý chặt chẽ các chế độ bắt buộc theo quy định
của Luật
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon
Tum
- Đến năm 2021, có khoảng 17,6% tham gia BHXH; khoảng
14,6% BHTN; khoảng 32% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được
hưởng lương hưu,.
- Đến năm 2021, có khoảng 30% tham gia BHXH; khoảng 25%
BHTN; khoảng 40% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng
lương hưu,.
3.1.3. Một số phƣơng hƣớng chủ yếu hoàn thiện quản lý chi
trả các chế độ trên địa bàn huyện Đắk Hà
Nhằm triển khai rộng rãi chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới
mọi đối tượng lao động, đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia
và thụ hưởng các chế độ, nhằm vừa tăng nguồn thu cho quỹ, vừa
đảm bảo khả năng chi trả của quỹ.
20
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC
CHẾ ĐỘ BHXH TẠI HUYỆN ĐẮK HÀ, TỈNH KON TUM
- Về nội dung lập dự toán đối với các khoản chi: xây dựng trên
cơ sở quy định hiện hành về chính sách, chế độ, đánh giá kết quả chi
theo quy định hiện hành, sát thực tế.
- BHXH huyện Đắk Hà phải ký thỏa thuận hợp tác với Phòng
Tư pháp huyện Đắk Hà, Công an huyện Đắk Hà, … về việc quản lý
đối tượng hưởng chế độ.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan đến chi
trả các chế độ.
- Cần phải lưu ý một số trường hợp cần điều chỉnh dự toán thu,
chi...
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức chi trả các chế độ BHXH
a. Tăng cường và nâng cao năng lực của CCVC trong quản
lý chi trả
Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực quản lý.
- BHXH huyện Đăk Hà cần dựa vào năng lực, thế mạnh của
từng cán bộ viên chức để luân chuyển vị trí công việc cho phù hợp
nhằm phát huy được sức mạnh của từng người..
- Cần có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ viên chức..
- Đào tạo lại cán bộ trong ngành về trình độ quản lý, sử dụng
CNTT trong quản lý, hoạt động của cơ quan.
- Phải có kế hoạch đào tạo chuyên môn ngành tài chính kế toán
đối với cán bộ chuyên quản chi BHXH..
b. Hoàn thiện quy trình quản lý chi các chế độ hàng tháng
- Quản lý chặt quy trình quản lý chi tiền mặt, thường xuyên
giám sát công tác chi trả, không để số lượng lớn tiền mặt tồn lại tại
21
các điểm chi trả của cơ quan bưu điện.
- Yêu cầu cơ quan bưu điện phải đảm bảo chi trả đúng lịch..
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức công
tác chi trả tại từng địa bàn, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.
c. Hoàn thiện quy trình quản lý chi các chế độ ngắn hạn
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động đăng ký tài khoản
giao dịch trong thanh toán chi các chế độ ngắn hạn.
- BHXH huyện không được sử dụng tiền chi để chi vào bất cứ
nội dung công việc gì khác.
- Thực hiện chi trả trực tiếp cho người lao động ở đơn vị sử
dụng lao động qua tài khoản thanh toán cá nhân.
d. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình và thủ
tục trong công tác chi trả
Một trong những khâu cải cách thủ tục hành chính trong chi trả
các chế độ đó là ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý chi trả.
Thông qua các chương trình phần mềm xét duyệt hồ sơ hưởng
BHXH các dữ liệu được chuyển sang chương trình phần mềm quản
lý hồ sơ và lập danh sách chi trả giúp cho chất lượng công tác chi trả
được nâng cao: Từ khâu xét duyệt hồ sơ đến khâu chi trả được nhanh
hơn, chính xác hơn.
3.2.3. Hoàn thiện quyết toán chi trả các chế độ BHXH
Công tác quyết toán chi cần được thực hiện chính xác thông qua
việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định, nguyên tắc khi lập
báo cáo quyết toán..
3.2.4. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát chi trả các chế độ
BHXH
- Nâng cao chât lượng kiểm tra, kiện toàn và nâng cao chất
lượng của cán bộ đi kiểm tra, giám sát..
22
- Cần phải tăng cường kiểm tra trên diện rộng..
- Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao
động cố tình khai báo không đầy đủ về số lao động.
- Cần xây dựng lịch kiểm tra thường xuyên ở các ban đại diện
chi trả xã trong việc thanh toán lương hưu và trợ cấp hàng tháng
- Những nơi chi trả qua ban đại diện, đối tượng chết do ban đại
diện chi trả báo, phải kiểm tra qua gia đình đối tượng..
3.2.5. Tăng cƣờng xử lý vi phạm về công tác quản lý chi trả
các chế độ BHXH
- Tiếp tục thực hiện cơ chế thu nợ, cưỡng chế phù hợp với thực
tế hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm túc các chế tài xử phạt, đồng thời phát triển
tới mức cao nhất các hình thức phạt và cưỡng chế.
- Cần xác định rõ số nợ của đơn vị, doanh nghiệp, số cần phải thu
hồi của người hưởng thụ, tìm ra được nguyên nhân, khả năng thu hồi..
- Hoàn thiện quy trình cưỡng chế và có biện pháp giám sát
CCVC thực hiện công tác này.
3.2.6. Các giải pháp khác
a. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
- Hình thức tuyên truyền:
- Đổi mới nội dung tuyên truyền:
- Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt
chính sách BHXH đồng thời phê phán những cá nhân, đơn vị vi
phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH.
b. Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH
Để tăng nguồn thu cho quỹ cần có những biện pháp sau đây:
- Mở rộng đối tượng tham gia
- BHXH huyện Đắk Hà đã tổ chức thực hiện các chế độ theo
23
quy định quản lý quỹ chặt chẽ, có hiệu quả, giải quyết kịp thời, đúng
chế độ, chính sách quy định, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi tác phong phục vụ tốt hơn đối với
người lao động.
- Chấn chỉnh các khâu nghiệp vụ có liên quan: Thu, cấp quản lý
sổ; rà soát, kiểm tra lại việc thu, truy đóng, việc cấp sổ.
c. Hoàn thiện công tác cấp sổ
Công tác cấp sổ BHXH nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng
tham gia và đóng BHXH giúp cho người lao động có cơ sở pháp lý
kiểm tra giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ của người sử
dụng lao động.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Cần hoàn thiện hệ thống chính sách quy định một cách thống
nhất giữa các văn bản ban hành ở các thời gian khác nhau..
Xây dựng và hoàn thiện các quy định về pháp luật trong việc xử
phạt các trường hợp vi phạm chính sách BHXH.
Giữ vai trò chủ chốt trong việc phối hợp với các cơ Bộ ngành
có liên quan đến công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tuyên truyền phổ
biến pháp luật, chính sách.
3.3.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum
Cần đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ BHXH huyện, thị xã,
thành phố bồi dưỡng, hỗ trợ về kiến thức, nghiệp vụ trong công tác
quản lý chi và hoạt động chi của mình
Tiếp tục ban hành các văn hướng dẫn, chỉ đạo một cách cụ thể,
chi tiết, rõ ràng..
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3