Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.93 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN VĂN AN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THỊ TRƯỜNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 31 10
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM BẢO DƯƠNG

Hµ néi - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử dụng
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn An

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân
và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế; Viện sau đại học – Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Phạm Bảo Dương đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng ban của huyện
Trực Ninh - tỉnh Nam Định, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN AN

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục hộp

viii

1

MỞ ĐẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4

2.1

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp

4

2.2


Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp
ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

28

3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41

3.1

Đặc điểm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

41

3.2

Phương pháp nghiên cứu

49

3.3

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

52

4.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

53

4.1

Một số nét khái quát quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông
nghiệp tỉnh Nam Định

53

4.1.1

Các chính sách về quản lý thị trường vật tư nông nghiệp

53

4.1.2

Quy trình thực hiện trong công tác quản lý thị trường vật tư nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

4.2
4.2.1

54

Thực trạng quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp huyện
Trực Ninh tỉnh Nam Định


57

Khái quát về các đối tượng điều tra

57

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

iii


4.2.2

Quản lý nhà nước về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp

60

4.2.3

Quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp

66

4.2.4

Quản lý nhà nước về giá cả vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh

71


4.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thị trường vật
tư nông nghiệp huyện Trực Ninh

78

4.3.1

Chủ trương, chính sách và thông tin

80

4.3.2

Trình độ, năng lực của các chủ thể, đối tượng trong quản lý

82

4.3.3

Trình độ và quy mô của nền sản xuất

84

4.3.4

Tổ chức và quản lý thị trường

84


4.4

Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước
về thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh

85

4.4.1

Định hướng quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp

85

4.4.2

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông
nghiệp trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định

87

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

5.1

Kết luận


95

5.2

Kiến nghị

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

BQ

Bình quân

BVTV


Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

LCLSPHH

Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa



Lao động


PTNT

Phát triển nông thôn

GTSX

Giá trị sản xuất

QLNN

Quản lý nhà nước

QLTT

Quản lý thị trường

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VTNN

Vật tư nông nghiệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình đất đai huyện Trực Ninh qua 3 năm 2009 - 2011

3.2

Tình hình dân số và lao động của huyện Trực Ninh qua 3 năm 2009


43

- 2011

45

3.3

Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Trực Ninh năm 2011

46

3.4

Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2009 - 2011

48

4.1

Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2011

58

4.2

Tình hình đất đai và vốn vay của các hộ điều tra

60


4.3

Sản lượng phân bón của Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật Trực Ninh
phân theo chủng loại tiêu thụ trên thị trường tỉnh Nam Định giai đoạn
2006 - 2010

4.4

Số lượng hội nghị khách hàng được tiến hành trên địa bàn huyện Trực
Ninh giai đoạn 2006 - 2010

4.5

62

Nguồn mua và hình thức thanh toán vật tư nông nghiệp của hộ điều tra
năm 2011

4.6

61

63

Kết quả thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp huyện Trực
Ninh giai đoạn 2008 – 2011

67

4.7


Đánh giá của người dân về chất lượng vật tư nông nghiệp

69

4.8

Sự tham gia của người dân quản lý giá cả vật tư nông nghiệp ở huyện
Trực Ninh

4.9

Kết quả quản lý nhà nước về giá cả vật tư nông nghiệp huyện Trực
Ninh giai đoạn 2008 – 2011

4.10

74

Giá bán một số sản phẩm loại vật tư nông nghiệpThời điểm tháng 12
năm 2011

4.11

73

75

Đánh giá của người dân về những vướng mắc trong quản lý nhà nước
về giá cả vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

76

vi


4.12

Đánh giá về giá cả vật tư nông nghiệp của người dân năm 2011 so với
năm 2010

4.13

Kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra năm
2011

4.14

77
77

Lý do hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về thị trường vật tư
nông nghiệp tại huyện Trực Ninh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

79


vii


DANH MỤC HỘP
STT
4.1
4.2

Tên hộp

Trang

Quản lý về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp thì
đội chưa nắm bắt được..

61

Nhận định của hộ gia đình khi mua vật tư nông nghiệp

64

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

viii


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc “Đổi mới”, Việt Nam từ một
nước tự cung tự cấp đã tiến lên sản xuất hàng hóa. Ngành nông nghiệp luôn giữ một

vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy cần có sự quan tâm và
đầu tư thích đáng tới ngành sản xuất vật chất này.
Quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường đã
từng bước khẳng định xu thế phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta. Cơ chế kinh tế
thị trường đã và đang chi phối phần lớn các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc
dân. Nghị quyết đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Vận
dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô Nhà nước,
đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị kinh doanh, nhằm phát huy
những tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những
mặt tiêu cực của cơ chế thị trường".
Với ngành nông nghiệp, để tạo ra ngày càng nhiều các nông sản có giá trị,
nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập cho người dân, đảm bảo chỗ đứng cho
nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, việc đảm bảo chất lượng đầu vào trong
sản xuất là việc quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ năm 2008, chính phủ đã có chỉ thị về việc
tăng cường công tác quản lý chất lượng nông, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm
bảo vệ sinh, an toàn nông sản thực phẩm. Hiện nay vấn đề này vẫn tiếp tục được
triển khai và được cụ thể hóa qua thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT về Quy định
việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông lâm thủy sản.
Cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, tình trạng buôn lậu, buôn bán
hàng cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép hoạt động tinh vi
bằng nhiều thủ đoạn. Vấn đề giá cả biến động mạnh gây không ít khó khăn cho
nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Trách nhiệm quản lý thị trường vật tư nông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

1


nghiệp trước hết thuộc về cán bộ ngành quản lý thị trường, ngành nông nghiệp và

phát triển nông thôn cũng như sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh cùng các ban ngành
liên quan, tuy nhiên vẫn còn sự chồng chéo. Các điều kiện về phương tiện, số lượng
cán bộ biên chế ít, chế độ của cán bộ phục vụ cho công tác còn hạn chế, cơ sở vật
chất còn thiếu thốn khiến cho công tác này cũng gặp nhiều khó khăn.
Cũng như nhiều địa bàn khác trên cả nước, tỉnh Nam Định cũng quán triệt
tinh thần đó và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả
trong quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp chưa cao, nảy sinh nhiều
vấn đề như công tác quản lý chưa sâu sát, chất lượng vật tư nông nghiệp – đặc biệt
là phân bón và thức ăn chăn nuôi - chỉ được đánh giá thông qua mẫu mã xuất xứ
bao bì, số lượng và chủng loại mặt hàng vật tư chưa được quản lý...
Để giúp các địa phương giải quyết tình trạng nêu trên, nhiều tác giả đã đi sâu
nghiên cứu, đưa ra giải pháp áp dụng vào thực tiễn và đạt được một số thành công.
Riêng đối với huyện Trực Ninh - một huyện có truyền thống sản xuất nông nghiệp
lâu đời, điều kiện tự nhiên phù hợp với việc tạo ra nhiều nông sản có giá trị kinh tế thì chưa có một nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề này.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện
Trực Ninh tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về thị
trường vật tư nông nghiệp, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thị
trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp
tăng cường hiệu quả quản lý thị trường vật tư nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
thị trường vật tư nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông
nghiệp trên địa bàn huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định; Phân tích yếu tố ảnh hưởng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


2


tới quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp huyện Trực Ninh - tỉnh Nam
Định;
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường vật
tư nông nghiệp huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải pháp quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông
nghiệp trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Đối tượng điều tra bao gồm các chủ thể có liên quan tới công tác quản lý nhà
nước về thị trường vật tư nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là nhà nông,
các cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp, đội quản lý thị trường, chính
quyền địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà
nước về thị trường vật tư nông nghiệp chủ yếu đối với thị trường phân bón, thức ăn
chăn nuôi, trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng trong việc mua, bán,
quản lý, đánh giá về chất lượng, giá cả, chính sách liên quan tới đảm bảo chất lượng
của vật tư nông nghiệp. Chú trọng tới việc đảm bảo về chất lượng, giá cả phù hợp
phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố trong
5 năm 2007 đến năm 2011. Số liệu điều tra hiện trạng chủ yếu thu thập năm 2011.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp
2.1.1 Khái niệm thị trường, nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, thị trường vật tư
nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm thị trường
Có rất nhiều khái niệm về thị trường, tuy nhiên luận văn chú ý đến một số
khái niệm sau đây:
Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại
khách quan của thị trường.
Khái niệm cổ điển cho rằng: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán hàng hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất thị trường với
chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng
khái niệm này.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm hiện đại về thị trường.
Theo sự tương tác của các chủ thể trên thị trường người ta cho rằng: thị
trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết
giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành
thị trường là một quá trình không thể chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể.
Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: thị trường là tổng thể các quan hệ
về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các
dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực.
Theo Paul A.Samuelson - nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học hiện
đại thế kỷ 18 “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một
thứ hàng hóa tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng”
A. Smith đã phân tích các nhân tố của thị trường như người mua, người bán,
cung cầu, giá cả… và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Lần đầu tiên có một kinh tế
gia đã phân chia thị trường thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu như thị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

4


trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tư bản…
C.Mác đã chỉ rõ: thị trường là lĩnh vực của trao đổi và cao hơn là lưu thông
hàng hoá.
Theo Lênin: Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân công xã
hội được. Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và
khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá
của lao động xã hội. Phân công lao động xã hội sẽ phát triển vô cùng tận bởi vậy
phát triển của thị trường cũng là vô cùng tận.
Theo Philip Kotler, tác giả nổi tiếng về Marketing, định nghĩa: “Thị trường
bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ
thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn
đó”. Ở khái niệm này Philip Kotler phân chia người bán thành ngành sản xuất còn
người mua thì họp thành thị trường.
Theo quan điểm chung hiện nay, thị trường được coi là tổng hòa các mối
quan hệ giữa người mua và người bán, là tổng hợp số cung và cầu về một họặc
một số loại hàng hóa nào đó. Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi
mua bán hàng hóa thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải
quyết các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị trường.
Thị trường là một dạng “tổ chức kinh tế vô định hình” được tạo ra bởi các mối
quan hệ chằng chịt giữa bên bán và bên mua, từ đó xác định giá cả hàng hóa (dịch
vụ), số lượng hàng cần cung ứng và phương thức thanh toán giữa các bên.
Với quan điểm hiện đại, giới hạn về không gian và thời gian của thị trường bị
xóa nhòa, thị trường không bị giới hạn về mặt không gian và thời gian nhưng để tồn
tại thị trường vẫn phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
- Một là, phải có khách hàng (người mua hàng) nhưng không nhất thiết phải

gắn với một địa điểm xác định.
- Hai là, khách hàng phải có nhu cầu chưa được thỏa mãn. Đây chính là yếu
tố thúc đẩy khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ.
- Ba là, khách hàng phải có khả năng thanh toán, tức là khách hàng phải có
khả năng trả tiền để mua hàng nghĩa là nhu cầu được thực hiện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

5


Như vậy, có thể tổng hợp lại rằng, người bán và người mua là hai lực lượng
cơ bản trên thị trường. Đó cũng là hình ảnh cụ thể nhất của 2 yếu tố cung - cầu của
thị trường. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng
hoá và dịch vụ được tính bằng tiền, đã là hàng hóa thì yếu tố chất lượng luôn được
chú trọng.

2.1.1.2 Khái niệm về nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, thị trường vật tư nông
nghiệp
a. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn
nuôi và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành
lâm nghiệp và ngành thuỷ sản.
Theo Đỗ Kim Chung (2009), nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản
của xã hội, cung cấp sản phẩm cho con người và là nguyên liệu cho công nghiệp,
lực lượng lao động cho các ngành kinh tế khác và là thị trường tiêu thụ của các sản
phẩm được sản xuất ra ở các ngành phi nông nghiệp. Nông nghiệp liên quan đến
nhiều ngành khoa học kỹ thuật sinh học như: sinh học, công nghệ sinh học, đất,
nông hóa thổ nhưỡng, giống, sinh lý và di truyền, công nghệ sau thu hoạch.
b. Khái niệm vật tư nông nghiệp
Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT về Quy định việc kiểm tra, đánh

giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản,
vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn
chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm
sinh học, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh
nông lâm thủy sản, thủy lợi và muối thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp: nơi thực hiện một, một số hoặc tất
cả các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển vật
tư nông nghiệp.
Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp: nơi thực hiện các hoạt động buôn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

6


bán vật tư nông nghiệp.
c. Khái niệm thị trường vật tư nông nghiệp
Thị trường vật tư nông nghiệp là nơi diễn ra mối quan hệ giữa người mua
và người bán, là tổng hợp số cung và cầu về vật tư nông nghiệp. Nó được biểu
hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hóa thông qua giá cả và các
phương thức thanh toán nhằm giải quyết các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các
thành viên tham gia thị trường.
Cơ sở
sản xuất,
kinh
doanh
VTNN

Thị trường VTNN


Bên
bán

Nông hộ,
trang trại

Bên
mua

2.1.2 Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước, quản lý thị trường, quản lý nhà nước
về thị trường vật tư nông nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự tác động chỉ huy,
điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát
triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
* Các loại hình quản lý: đều có một xuất phát điểm giống nhau là do con
người điều khiển, nhưng khác nhau về đối tượng:
- Loại hình thứ nhất là quá trình quản lý sinh học, thiên nhiên, môi trường
- Loại hình thứ hai là quản lý trong kỹ thuật (việc điều khiển máy tính, người
máy, thông tin viễn thông...).
- Loại hình thứ ba là quản lý xã hội. Đây là loại hình quản lý quan trọng
nhất, phương thức điều khiển trong lịch sử xã hội loài người
Lực lượng xã hội chính là Nhà nước. Quyền lực Nhà nước được thực hiện
bởi 3 nhóm quyền lực cơ bản: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
* Những yếu tố cơ bản của quản lý
Yếu tố xã hội tức là yếu tố con người: Con người vừa là mục đích, vừa là
động lực và lực lượng của quá trình phát triển xã hội; cũng tức là mục đích của hoạt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


7


động quản lý.
Yếu tố chính trị: Chính trị là định hướng của quản lý. Ý chí của giai cấp
thống trị được thể hiện tập trung ở các đảng chính trị. Ở Việt Nam, điều 4 của Hiến
pháp năm 1992 đã ghi “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực
lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
Yếu tố tổ chức: Tổ chức là một khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ
giữa các con người để thực hiện một công việc quản lý Đảng và Nhà nước ta đã chỉ
rõ rằng một tổ chức được sinh ra và tồn tại do nhu cầu quản lý xã hội, nhu cầu công
việc, nhất thiết không được xuất phát từ tình cảm riêng tư của một nhóm hoặc một
cá nhân lãnh đạo nào. Một tổ chức đã hình thành thì phải có chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn rõ ràng, có một đội ngũ viên chức đủ mạnh để thực thi công vụ, đồng
thời phải hoạt động và hoạt động có hiệu quả mang lai lợi ích cho xã hội. Quyền uy
là thể thống nhất của quyền lực và uy tín. Quyền lực là công cụ quản lý bao gồm
một hệ thống pháp luật, điều lệ, quy chế, nội quy, kỷ luật, kỷ cương... được tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công, phân cấp rành mạch
trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật quản lý.
Yếu tố thông tin: Thông tin là một trong những điều kiện quản lý, là căn cứ
để ra các quyết định quản lý.

2.1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực
nhà nước để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý
công việc của Nhà nước. Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt
động lập pháp của cơ quan lập pháp (Quốc hội), hoạt động hành pháp (chấp hành và

điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp (Tòa án, Viện
Kiểm soát).
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

8


chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đối tượng của quản lý nhà nước là toàn thể nhân dân, tức là toàn bộ dân cư
sống sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự này do
pháp luật quy định, chúng vừa chứa đựng lợi ích nhà nước, vừa chứa đựng lợi ích
của tập thể, của cá nhân, vừa bao hàm mục đích mà các bên tham gia quản lý cùng
hướng tới bảo vệ.
Như vậy, trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã
hội, như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, các
hiệp hội… Trong sự quản lý đó thì sự quản lý nhà nước giữ vị trí quan trọng và có
những điểm khác biệt.
Theo đó, khái niệm chung về quản lý nhà nước là: “Quản lý nhà nước là sự
tác động của các chủ thể mang tính quyền lực Nhà nước, bằng nhiều biện pháp tới
các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước
trên cơ sở pháp luật”.
Quản lý nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau đây: QLNN mang
tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức rất cao; có mục tiêu chiến lược, chương trình
kế hoạch để thực hiện mục tiêu. QLNN theo nguyên tắc tập trung dân chủ; QLNN
không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý.

2.1.2.3 Khái niệm quản lý thị trường
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương

đến địa phương, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Hệ thống Quản lý thị trường gồm:
a. Ở Trung ương: Thành lập Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương
mại trên cơ sở sát nhập bộ máy chuyên trách của Ban Quản lý thị trường Trung
ương chuyển giao về Bộ Thương mại và Vụ Quản lý thị trường thuộc Bộ Thương
mại (được thành lập theo Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ) nay
thuộc bộ Công thương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

9


b. Ở tỉnh, thành phố: Thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở
Công thương trên cơ sở tổ chức lại bộ máy chuyên trách của Ban chỉ đạo Quản lý
thị trường tỉnh, thành phố hiện có.
c. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện): Theo
yêu cầu cụ thể trên từng địa bàn, chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập các
Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên
huyện, trên cơ sở tổ chức lại các Đội kiểm tra thị trường hiện có ở địa phương.

2.1.2.4 Khái niệm quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu, quản lý nhà nước về thị trường vật tư
nông nghiệp là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực Nhà nước mà
trước hết là của quản lý thị trường, dùng nhiều biện pháp nhằm tác động tới mối
quan hệ giữa người bán và người mua chủ yếu là về tổng hợp số cung, cầu cũng
như chất lượng, giá cả, chủng loại, cơ cấu của vật tư nông nghiệp trên cơ sở pháp
luật để giải quyết các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị
trường vật tư nông nghiệp.
2.1.3 Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp

Phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập với thế giới bên ngoài,
bên cạnh mặt được - thị trường VTNN phong phú, sống động, mua - bán thuận tiện,
sức mua tăng,… chúng ta phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề thuộc về mặt trái
của nền kinh tế thị trường: đó là tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép, gian lận thương mại về VTNN.
Quản lý nhà nước về thị trường VTNN là một trong những nội dung của
Quản lý nhà nước, trong đó tổ chức quản lý thị trường là một bộ phận trong hệ
thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị
trường hàng hóa nói chung và thị trường VTNN nói riêng.
Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và hạn chế mặt
trái của nền kinh tế thị trường, quản lý thị trường góp phần cùng các cơ quan chức
năng của bộ máy nhà nước đấu tranh chống các hành vi: đầu cơ, buôn lậu, làm hàng
giả, kinh doanh VTNN trái phép; bảo vệ nền sản xuất VTNN trong nước, quyền lợi
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

10


chính đáng của người sản xuất - kinh doanh VTNN hợp pháp và của người nông
dân; góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
2.1.4 Đặc điểm của quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp
Quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp có đặc điểm sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về cung vật tư nông nghiệp: là quản lý số lượng
vật tư nông nghiệp, dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN có khả năng bán
và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau. Tổng hợp các nguồn cung ứng VTNN
trên thị trường tạo nên cung VTNN.
Cung VTNN vĩ mô gồm sản xuất trong nước, nguồn nhập khẩu, nguồn
VTNN đại lý cho nước ngoài, tồn kho đầu kỳ trong lưu thông. Cung VTNN vi mô ở
các doanh nghiệp gồm tồn kho đầu kỳ, nguồn tự huy động, nguồn tiết kiệm và
nguồn VTNN từ ngoài

Cung VTNN vận động theo xu hướng tỉ lệ thuận với giá cả hàng hóa, giá
cao lượng - cung ứng cao, giá thấp - lượng cung ứng thấp. Ngoài sự tác động của
giá cả cung VTNN còn chịu sự tác động của các nhân tố: chi phí sản xuất, cầu hàng
hóa, yếu tố chính trị xã hội, trình độ công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, kỳ vọng của
người cung ứng.
Thứ hai, quản lý nhà nước về cầu VTNN: là quản lý số lượng VTNN, dịch
vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau. Tổng
hợp các nhu cầu của người dân hàng tạo nên cầu VTNN.
Cầu VTNN vận động theo xu hướng tỉ lệ nghịch với giá VTNN, giá cao lượng cầu thấp, giá thấp - lượng cầu cao. Ngoài sự tác động của giá cả, cầu hàng
hóa còn chịu sự tác động của cá nhân tố sau: quy mô thị trường, cung hàng hóa, thu
nhập của dân cư, thị yếu hay sở thích, giá cả của những hàng hóa có liên quan (hàng
hóa bổ sung, hàng hóa thay thế), kỳ vọng của người tiêu dùng.
Thứ ba, đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về thị trường VTNN bao gồm:
những người sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp (các công ty, doanh nghiệp,
nhà máy sản xuất vật tư nông nghiệp; các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, đại lý kinh
doanh vật tư nông nghiệp; và những người trung gian tham gia trong quá trình vận
chuyển và tiêu thụ vật tư nông nghiệp. Trình độ của các đối tượng này cũng không
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

11


đồng đều, gây khó khăn trong công tác quản lý.
Thứ tư, người phản hồi ý kiến về chất lượng VTNN là người sử dụng vật tư
nông nghiệp, trực tiếp nhất là người dân (các nông hộ, trang trại).
Thứ năm, quản lý nhà nước về thị trường VTNN mang những tính chất đặc
thù riêng:
a. Thường xuyên đụng chạm đến lợi ích kinh tế của thương nhân và mọi tầng
lớp dân cư, kể cả dân nghèo được bọn “đầu nậu” thuê mướn để mang thuê, vác
mướn; có những trường hợp đã va chạm đến lợi ích của bạn bè, người thân… Cuộc

đấu tranh này không giống như cuộc đấu tranh vệ quốc (ranh giới địch – ta không rõ
ràng), do vậy không dễ dàng nhận được sự đồng tình ủng hộ của mọi người, kể cả
của chính quyền ở một số địa phương (vì lợi ích cục bộ của mình) đã làm ngơ hoặc
không tạo điều kiện cho quản lý thị trường hoạt động.
b. Phải đương đầu với bọn buôn lậu, làm hàng giả có tổ chức, có phương tiện
hiện đại, nhiều khi có vũ khí. Tính chất của cuộc đấu tranh khá quyết liệt “một mất một còn”; vì rắp tâm bảo vệ cho được lợi ích kinh tế của mình, bọn làm ăn phi pháp
chống đối quyết liệt, không từ một thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nào.
c. Hoạt động của quản lý thị trường không theo thời gian hành chính: vì bọn
buôn lậu hoạt động không theo một quy luật nào, chúng thường tận dụng mọi kẽ hở
về không gian, thời gian, theo dõi chặt chẽ, nắm bắt quy luật hoạt động của các lực
lượng kiểm tra, kiểm soát để vận chuyển hàng lậu; và để đối phó lại với hoạt động
của bọn buôn lậu, anh em quản lý thị trường phải luân phiên thay nhau kiểm tra,
kiểm soát, hoạt động không kể giờ giấc, ngày đêm, các ngày chủ nhật, lễ, tết cũng
không được nghỉ; công việc khá vất vả và ít có thời gian để chăm sóc gia đình.
d. Vì mục lợi nhuận, người sản xuất - kinh doanh tìm mọi cách để khai thác
các kẽ hở của luật pháp nhằm mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời trong quá
trình hội nhập, trên thị trường nước ta không chỉ có các thương nhân, doanh nghiệp
trong nước mà còn có cả thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài, do đó yêu cầu
công tác quản lý thị trường đòi hỏi anh em kiểm soát viên không chỉ am hiểu sâu
sắc về luật pháp, tinh thông về nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết các kiến thức về
kinh tế, xã hội, kể cả thông lệ quốc tế để thích ứng với công tác Quản lý thị trường
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

12


trong điều kiện nước ta mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài.
2.1.5 Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường vật tư nông nghiệp
Thứ nhất, quản lý về số lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư nông nghiệp. Là
quản lý vĩ mô trên cơ sở quan hệ cung cầu về VTNN của thị trường. Đồng thời là

quản lý số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN đảm bảo tiêu chuẩn của nhà
nước về sản xuất kinh doanh VTNN cũng như đảm bảo các yêu cầu liên quan về
VTNN như bao bì, nhãn hiệu…
Cầu VTNN chịu ảnh hưởng của quy mô thị trường tiêu dùng VTNN, cung
VTNN, thu nhập của người dân, thói quen sử dụng VTNN, giá cả so sánh của các
VTNN cùng công dụng và kỳ vọng của người nông dân trong sử dụng VTNN.
Cung về VTNN chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: chi phí sản xuất VTNN,
cầu về VTNN, yếu tố chính trị, trình độ công nghệ, tài nguyên thiên nhiên (về
nguyên liệu), kỳ vọng của người cung ứng VTNN.
Việc đảm bảo về nguồn cung đáp ứng đủ cầu tiêu dùng về VTNN là một yếu
tố sống còn cho nông nghiệp phát triển. Nhiều mặt hàng VTNN nhất là phân bón
nước ta còn phụ thuộc nhập khẩu, nguyên liệu sản xuất cũng từ xuất khẩu. Vì vậy
việc đảm bảo số lượng VTNN là bài toán cho các nhà hoạch định chiến lược về thị
trường VTNN.
Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/3/2011 quy định việc
kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông,
lâm, thủy sản là căn cứ cho việc quản lý về số lượng cơ sản sản xuất kinh doanh
VTNN đảm bảo cho quá trình vận hành của VTNN trong thị trường được diễn ra
suôn sẻ.
Chủng loại cơ cấu VTNN càng đa dạng thì người nông dân càng có nhiều cơ
hội lựa chọn và sử dụng. Điều này kích thích các nhà sản xuất VTNN nâng cao tính
cạnh tranh và đảm bảo yêu cầu của thị trường để tồn tại. Việc quản lý nhãn hiệu
hàng VTNN theo quy chuẩn của nhà nước là cơ sở để giúp người dân có được hàng
hóa thật, đảm bảo để phục vụ SXNN.
Thứ hai, quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp. Đây việc đảm bảo hàng
VTNN là hàng đúng, đảm bảo yêu cầu về nhãn mác, các tiêu chuẩn về kỹ thuật khi
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

13



được lưu hành trên thị trường.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31-12-2008
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa (NĐ 132), việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất
do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành. Cơ quan kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản
xuất dựa trên các căn cứ sau: a) Hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều
kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LCLSPHH)
gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia; b) Hàng hóa lưu thông trên thị trường
không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sự
không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa kiểm tra các nội dung sau:
a) Việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên
quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về
chất lượng sản phẩm trong sản xuất; b) Việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù
hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm
cần kiểm tra; c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm, đoàn kiểm tra sẽ xử lý theo
quy định tại Điều 6 NĐ 132 như sau: Trường hợp người sản xuất không thực hiện
các yêu cầu quy định tại Điều 28 của LCLSPHH, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định
tại Điều 30 của LCLSPHH, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung
không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm
khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được
phép đưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi
đưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra. Trong trường hợp phải thông báo công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2
Điều 30 của LCLSPHH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô

ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

14


trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện
thông tin đại chúng khác.
Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra
chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan
có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ
quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
- Lực lượng Hải quan, lực lượng Bộ đội Biên phòng: có trách nhiệm tổ chức
việc chống hàng giả xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu, trên biên giới đất liền
và trên biển theo nhiệm vụ của từng ngành.
- Lực lượng Quản lý thị trường có trách nhiệm: + Thanh tra, kiểm tra chống
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng ở thị trường nội địa.
+ Chủ trì tổ chức phối hợp với các lực lượng Thanh tra chuyên ngành, các
lực lượng có chức năng chống hàng giả, hàng kém chất lượng khác trên địa bàn.
- Lực lượng Công an có trách nhiệm:
+ Điều tra, khám phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả
đặc biệt là giấy tờ, hoá đơn, tem.
+ Phối hợp với các lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra ở các ngành các
cấp chống hàng giả khi có yêu cầu.
- Các lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: có trách nhiệm tổ chức
thanh tra, kiểm tra chống hàng giả đối với hàng hóa, thuộc phạm vi quản lý nhà
nước chuyên ngành, đồng thời phối hợp với các lực lượng có chức năng chống hàng
giả để tiến hành thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.
* Nội dung phối hợp:

- Phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về:
+ Diễn biến tình hình hàng giả, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối
tượng sản xuất, buôn bán hàng giả.
+ Chủ trương, chính sách, kế hoạch có liên quan đến công tác chống hàng
giả của ngành, địa phương.
- Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

15


lý vi phạm:
+ Xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp thanh tra, kiểm tra.
+ Cử cán bộ tham gia việc thanh tra, kiểm tra.
+ Hỗ trợ phương tiện kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh tra,
kiểm tra.
+ Tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, giám định, thẩm
định hàng giả.
+ Tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt.
- Phối hợp trong việc xử lý vi phạm về hàng giả đối với những vụ việc phức
tạp. Trường hợp không thống nhất được biện pháp xử lý thì báo cáo Ban chỉ đạo 31
ở địa phương hoặc Trung ương quyết định.
- Phối hợp trong việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có đóng góp
trong việc phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm về hàng giả.
- Phối hợp với cơ sở sản xuất kinh doanh hợp pháp, các chủ sở hữu quyền sở
hữu công nghiệp để xác định hàng giả. .
* Giám định, thẩm định hàng giả, hàng kém chất lượng:
- Khi kiểm tra phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng các lực lượng có
chức năng phải lập biên bản và xử lý vi phạm theo đúng quy định. Trường hợp chưa

đủ căn cứ khẳng định là hàng giả, hàng kém chất lượng thì phải lấy mẫu theo đúng
quy định gửi đến cơ quan nhà nước có chức năng để giám định, thẩm định.
- Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám định, thẩm định các mẫu hàng
hoá, ấn phẩm khi các cơ quan kiểm tra, kiểm soát yêu cầu.
* Xử lý hàng giả:
- Tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng VTNN giả, hàng kém chất
lượng nhập khẩu đang làm thủ tục Hải quan theo các quyết định của các cơ quan có
thẩm quyền.
- Tổ chức tiêu huỷ theo quy định hiện hành của Nhà nước:
+ VTNN không đảm bảo mức chất lượng tối thiểu gây hại đối với sản xuất
hoặc tính mạng, sức khoẻ người, động vật, thực vật và môi sinh, môi trường.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….

16


×