HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG MIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG MIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Nguyễn Danh Tiên
2. TS. Nguyễn Duy Hạnh
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu ra trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Miên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài
luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
27
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006
32
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
32
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996
đến năm 2006
46
Chương 3: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016
70
3.1. Bối cảnh mới và chủ trương của Đảng về đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
70
3.2. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
82
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
112
4.1. Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2016 112
4.2. Một số kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2016 137
KẾT LUẬN
148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
152
171
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐG
Bình đẳng giới
CLB
Câu lạc bộ
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CTPN
Công tác phụ nữ
HLHPNVN
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
HTCT
Hệ thống chính trị
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
NDPTHĐ
Nội dung, phương thức hoạt động
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Hoạt động giám sát, phản biện của Hội Liên hiệp Phụ nữ
giai đoạn 2006-2016
92
Biểu đồ 3.2: Hoạt động hỗ trợ tín dụng giúp phụ nữ phát triển kinh tế từ
2007- 2016
95
Biểu đồ 3.3: Kết quả thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không
3 sạch” giai đoạn 2006-2011 và 2011-2016
97
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành Đảng ủy các cấp từ 2006-2015
101
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
từ 2007-2016
102
Biểu đồ 4.1: Bảng so sánh số cán bộ Hội được tập huấn về công tác giải
quyết đơn thư, tư vấn pháp luật từ năm 1997 đến năm 2017
120
Biểu đồ 4.2: Bảng so sánh số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội
giúp đỡ và thoát nghèo từ năm 2002 đến năm 2016
121
Biểu đồ 4.3: Bảng so sánh tỷ lệ nữ đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân
dân các cấp từ khóa IX đến khóa XIII (1997-2016)
124
Biểu đồ 4.4: Bảng so sánh sự phát triển hội viên phụ nữ trong tổ chức
Hội từ năm 2001 đến năm 2016
125
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ là lực lượng xã hội to lớn, đóng góp vai trò quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã sớm quan tâm tổ chức
ra các đoàn thể phụ nữ, từ tổ chức Phụ nữ Giải phóng đến Hội phụ nữ Dân chủ,
Hội phụ nữ Phản đế... và hiện này là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
(LHPNVN) để vận động, tập hợp, đoàn kết phát huy sức mạnh của phụ nữ trong
đấu tranh cách mạng, trong đời sống xã hội, thực hiện bình đẳng giới (BĐG).
Giải phóng phụ nữ và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu
của cách mạng Việt Nam.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một thành tố trong hệ thống chính trị
(HTCT), là tổ chức chính trị - xã hội đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của phụ nữ; là nơi tập hợp đoàn kết, vận động, tổ chức phụ nữ
thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và vận động xã hội tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước,
thực hiện BĐG. HLHPNVN trở thành cầu nối giữa Đảng với đông đảo quần
chúng phụ nữ. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về
vị trí, vai trò của HLHPN trong HTCT, xã hội và luôn quan tâm đến việc lãnh đạo
hoạt động của HLHPN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPNVN đã có những
đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, Hội đã tích
cực tham gia các hoạt động của phụ nữ trong khu vực và quốc tế, tranh thủ sự ủng
hộ của các tổ chức phụ nữ quốc tế đối với phong trào hoạt động của phụ nữ Việt
Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, hoạt động của HLHPNVN và công tác phụ nữ (CTPN) còn
bộc lộ những hạn chế nhất định: “Định hướng lãnh đạo, chính sách, phương
pháp, công tác vận động phụ nữ còn thiếu cụ thể, chưa sát hợp với từng đối
tượng, khu vực, vùng, miền chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới” [37,
tr.2]. Những nội dung, phương thức hoạt động (NDPTHĐ) của HLHPNVN
2
chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế. Đó là, việc động viên, thu hút
phụ nữ tuy được đánh giá là cơ bản hoàn thành về chỉ tiêu phát triển hội viên
nhưng còn nhiều khó khăn, thành phần các đối tượng hội viên chưa đồng đều,
chất lượng chưa cao. Hoạt động của Hội chưa thực sự đáp yêu cầu của các tầng
lớp phụ nữ. Tổ chức Hội ở một số nơi vẫn còn tình trạng “hành chính hóa”.
Việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành tổ chức hoạt động của Hội còn nhiều lúng
túng. Hoạt động giám sát thực hiện luật pháp, chính sách, công tác phản biện
xã hội ở nhiều địa phương chưa hiệu quả. Trình độ, năng lực, tính chủ động
sáng tạo của một bộ phận cán bộ Hội cấp cơ sở còn hạn chế chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội trong tình hình mới.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế,
nhiều vấn đề trong nước và quốc tế đã và đang đặt ra cho công tác vận động và
tổ chức quần chúng, không chỉ của Đảng mà với tất cả các thành viên của Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ), trong đó có HLHPNVN. Ðể đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, Ðảng ta đặc biệt coi trọng phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc, động viên sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, trong đó có phụ
nữ. Đổi mới NDPTHĐ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Hội được xem là
vấn đề có ý nghĩa sống còn. Do đó, đòi hỏi Đảng và các cấp chính quyền phải
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với CTPN và đổi mới NDPTHĐ của
HLHPNVN “để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng
góp lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện
BĐG” [37, tr.3]. Do vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống việc Đảng
lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN, đúc rút kinh nghiệm, phát huy
những ưu điểm, khắc phục hạn chế là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quyết định
đến hiệu quả hoạt động của HLHPNVN, góp phần quan trọng tăng cường xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh vững chắc trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).
3
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt của Hội Liên hiệp Phụ nữ từ
năm 1996 đến năm 2016” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ của
HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh
nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ của
HLHPNVN, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới NDPTHĐ của
HLHPNVN, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về CTPN trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về phụ nữ, CTPN nói chung và đổi
mới NDPTHĐ của HLHPNVN nói riêng.
- Làm rõ các yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới
NDPTHĐ của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016.
- Phân tích, luận giải hệ thống những quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng về CTPN, đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN và quá trình
Đảng chỉ đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN qua 2 giai đoạn 1996 2006 và 2006 - 2016.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học về những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ
của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016.
- Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng lãnh
đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận án nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam
chỉ đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPN từ năm 1996 đến năm 2016.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đảng lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN là một
khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ những công việc liên quan đến các cấp ủy
đảng, chính quyền, các ban ngành thực hiện các hoạt động của HLHPNVN vì sự
tiến bộ, phát triển của phụ nữ và BĐG với các phương pháp, hình thức, biện
pháp tiến hành để thực hiện các nội dung hoạt động của Hội. Luận án tập trung
làm rõ chủ trương và quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới NDPTHĐ của
HLHPNVN với các vấn đề: Nâng cao vai trò của HLHPNVN trong HTCT, từng
bước xây dựng, bổ sung chính sách pháp luật về CTPN; các hoạt động thực
hiện vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
phụ nữ, nâng cao quyền làm chủ cho phụ nữ. Phương thức tham mưu với cấp
ủy đảng, chính quyền về các vấn đề liên quan đến CTPN và BĐG; hoạt động
phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm
vụ chính trị; công tác chỉ đạo trong hệ thống Hội và hoàn thiện tổ chức, bộ
máy, công tác cán bộ Hội.
Về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới
NDPTHĐ của HLHPNVN.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới
NDPTHĐ của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016. Năm 1996 là năm
Đại hội lần thứ VIII, Đảng đề ra đường lối chuyển hướng đất nước sang thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với sự đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã
hội. Năm 2016 là năm Đại hội lần thứ XII, tổng kết 30 năm đổi mới toàn
diện đất nước, trong đó có đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN. Tuy nhiên,
lịch sử là một quá trình liên tục nên trong quá trình nghiên cứu luận án có sử
dụng một số tài liệu liên quan trước năm 1996 và sau năm 2016.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, của Đảng về phụ nữ
và CTPN.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu.
Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; phỏng vấn các nhân chứng lịch sử, kết hợp với
các phương pháp liên ngành của khoa học xã hội.
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng ở chương 2 và chương 3 để phân kỳ
thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày hệ thống chủ trương, quan điểm và
sự chỉ đạo của của Đảng về đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN.
+ Phương pháp lôgic sử dụng ở chương 2, chương 3 và chương 4 để xâu
chuỗi các sự kiện, liên kết các nội dung làm rõ sự phát triển về nhận thức và quá
trình hoàn thiện chủ trương của Đảng về lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ của
HLHPNVN và khái quát những ưu điểm, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm qua
thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN từ năm
1996 đến năm 2016.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập, phân tích và đánh giá các
nguồn tài liệu liên quan, gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung
ương và địa phương; các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu
về vấn đề đổi mới NDPTHĐ của các tổ chức chính trị nói chung và
HLHPNVN nói riêng.
+ Phương pháp thống kê, so sánh, đánh giá: Thống kê, so sánh kết quả
đạt được trong đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN qua các giai đoạn; đánh giá
những kết quả đạt được và hạn chế của việc đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN.
+ Kết hợp với các phương pháp liên ngành của khoa học xã hội để đánh
giá sự lãnh đạo của Đảng với đổi mới NDPTHĐ của HLHPN đã góp phần
làm thay đổi toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ Việt Nam.
4.3. Nguồn tư liệu
Luận án chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu, bao gồm:
- Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CTPN.
6
- Các Văn kiện Đại hội lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng; các nghị
quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư về CTPN;
các văn kiện của Nhà nước về CTPN.
- Các Văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI;
các báo cáo tổng kết năm, tổng kết nhiệm kỳ của HLHPNVN.
- Các công trình khoa học liên quan đến phụ nữ, tổ chức, hoạt động
của HLHPNVN; các bài tạp chí được đăng tải trên các tạp chí Trung ương
và địa phương, trên các trang Web của các cơ quan tổ chức liên quan đến
vấn đề phụ nữ.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần hệ thống chủ trương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về đổi
mới NDPTHĐ của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016.
- Nhận xét quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đổi mới
NDPTHĐ của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2016.
- Góp phần tổng kết thực tiễn quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo đổi mới NDPTHĐ của HLHPNVN giai đoạn 1996 - 2016.
- Các kinh nghiệm luận án đúc kết nhằm tiếp tục đổi mới NDPTHĐ
của HLHPNVN, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về CTPN trong
giai đoạn tiếp theo.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án dùng làm tài liệu tham khảo, giúp
HLHPNVN và HLHPN các cấp ở cơ sở nghiên cứu, tiếp tục đổi mới NDPTHĐ
trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên
cứu về phụ nữ và CTPN trong các trường đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Phụ nữ và CTPN là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học, dưới nhiều góc độ khác nhau. Thời gian qua,
có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề CTPN, đổi mới
NDPTHĐ của HLHPNVN được công bố dưới các hình thức như: Sách, bài viết
trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và luận án
Tiến sỹ... Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu sau đây:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, đường lối của Đảng về phụ nữ, công tác vận động phụ nữ
Cuốn sách, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
[19], tác giả Trần Dương đã nêu quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về
giải phóng phụ nữ, Người rất coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong
toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Theo Người, trình độ giải phóng phụ nữ được
coi là thước đo của trình độ phát triển xã hội; quan điểm của Hồ Chí Minh
về xác lập, đảm bảo quyền bình đẳng và chăm lo cho sự tiến bộ của phụ nữ;
khẳng định: “Vai trò của người phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp quan
trọng trong xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ của phụ nữ trong thời đại mới”.
Đồng thời, tác giả đã phân tích vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ, BĐG và sự tiến bộ của phụ nữ.
Cuốn sách, Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh về
phụ nữ và công tác phụ nữ [87] của HLHPNVN đã trình bày quan điểm của
Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, về quyền bình
đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ; vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của
dân tộc; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, sử dụng cán bộ nữ; về tăng
8
cường BĐG và nâng cao vị thế năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn sách, Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ [147], các tác giả Như
Quỳnh, Lê Minh Cầm và Minh Hiền đã trình bày những quan điểm, tư tưởng
tiến bộ của Bác về vấn đề giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ. Theo
Hồ Chí Minh: “Giải phóng phụ nữ là công việc của toàn Đảng, toàn xã hội và
của nhân dân, phụ nữ phải được học văn hóa, được giáo dục, đào tạo thành
những công dân XHCN. Giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực
trong sự nghiệp giải phóng của cách mạng”. Đồng thời, các tác giả đã phân
tích vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của đất nước; trình bày những câu
chuyện về tình thương yêu, sự quan tâm dạy bảo của Bác với chị em phụ nữ
và những kỷ niệm sâu đậm, những tình cảm tha thiết của phụ nữ dành cho
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn sách, Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa [151] của Đỗ Thị Thạch đã: “Hệ thống hóa các
quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, phương hướng xây dựng đội ngũ nữ
trí thức ở nước ta hiện nay”; khẳng định phẩm chất, trí tuệ của người phụ nữ
trong xây dựng đất nước; những yếu tố tác động đến phẩm chất, trí tuệ của người
phụ nữ; phân tích, đánh giá đặc điểm, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước, đặc biệt là vai trò của đội ngũ nữ trí thức; đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy năng lực của lực lượng trí thức nữ
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Cuốn sách, Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống
chính trị [52], tác giả Nguyễn Đức Hạt đã trình bày quan điểm của Đảng về công
tác cán bộ nữ, xác định: “Cán bộ nữ là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ
nữ, do vậy xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai
trò to lớn của phụ nữ là tất yếu khách quan, là định hướng chính trị cụ thể cho
việc thực hiện công tác cán bộ nữ”. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu, góp phần
làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực
9
lãnh đạo của cán bộ nữ; tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ
trong hệ thống bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể
nhân dân trong tình hình mới.
Các bài viết, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ [118],
của Đặng Thị Lương; Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ [149], tác giả
Thái Sơn đã trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong
xã hội, khẳng định: “Con đường giải phóng dân tộc cũng là con đường giải phóng
phụ nữ”. Các tác giả xác định: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ trong bối cảnh hiện nay, muốn phát huy vai trò của phụ nữ phải có chủ
trương, chính sách, pháp luật cụ thể để đưa họ tham gia vào các hoạt động chính
trị, kinh tế, xã hội, phát huy hết tiềm năng trong xây dựng đất nước”. Sự nghiệp
giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào chính sự cố gắng, phấn đấu của bản thân phụ nữ.
Bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo bồi dưỡng và đề bạt
cán bộ nữ [141] của Hoàng Thị Nữ; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ
nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ [122], tác giả Nguyễn Thị Mão đã khẳng định
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CTPN, xác định vai trò, vị trí và những
đóng góp to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ đó thấy
được tầm quan trọng của công tác cán bộ nữ. Các tác giả khẳng định: “công tác
cán bộ nữ phải được quan tâm đặc biệt; phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cất
nhắc và sử dụng cán bộ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia vào mọi hoạt
động của xã hội, kể cả công tác lãnh đạo, quản lý để phụ nữ phát huy được vai
trò của mình trong xây dựng và phát triển đất nước”. Qua đó, các tác giả đưa ra
những đề xuất nhằm thực hiện tốt công tác cán bộ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Bài viết, Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam - Thực trạng và những giải pháp đổi mới [74], của HLHPNVN đã
chỉ rõ: Những cơ sở khoa học, thực tiễn của mối quan hệ giữa HLHPNVN
với Đảng - tổ chức sáng lập và lãnh đạo Hội cũng như các tổ chức đoàn thể
nhân dân khác trong suốt quá trình cách mạng; quan hệ phối hợp hành động
10
với Nhà nước - cơ quan quản lý xã hội. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân
tích thực trạng và đề ra những giải pháp để HLHPNVN thực hiện tốt vai trò
của mình trong giám sát và phản biện xã hội.
Bài viết, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc triển khai Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XI về vấn đề phụ nữ [58], tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa
đã khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, HLHPNVN quyết tâm cùng toàn
Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, chủ động
xây dựng kế hoạch, triển khai những vấn đề trực tiếp, cơ bản về BĐG và
CTPN; xây dựng Báo cáo Đại hội bảo đảm quán triệt và thực hiện các nhiệm
vụ đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (CNXH). Bài viết là tài liệu tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI đến các cấp Hội.
Bài viết, Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức [117], tác giả Lê Lục khẳng định:
“Thông qua công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của mỗi
người về vai trò của phụ nữ, đặc biệt là phải làm sao cho nhận thức đó chuyển
hóa thành hành vi, thái độ ứng xử bình đẳng với phụ nữ”; cần tăng cường các
hoạt động tập huấn để các tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giới và
BĐG đến được với tất cả phụ nữ và cộng đồng; đồng thời, phụ nữ phải tự phấn
đấu, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo, đặc biệt là khắc phục
một số yếu điểm của giới mình trong công tác lãnh đạo, quản lý để khẳng định
vai trò của mình trong nền kinh tế tri thức.
Bài viết, Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống
chính trị của đất nước [62], của Nguyễn Thị Thanh Hòa; Quan tâm hơn nữa
việc thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt
động quản lý Nhà nước, xã hội [111] của Hà Thị Khiết, đã khẳng định: “Quan
điểm của Đảng, Nhà nước về giải phóng phụ nữ, về quyền bình đẳng và sự
tiến bộ của phụ nữ; về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ sử dụng cán bộ
nữ”; trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong
11
thời kỳ đổi mới, các tác giả khẳng định: Vai trò quan trọng của phụ nữ Việt
Nam và trách nhiệm của HLHPNVN trong đời sống chính trị của đất nước
thời kỳ đổi mới. Các tác giả kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ
đạo hoạt động của HLHPNVN, tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng của
mình trong đời sống chính trị của đất nước.
Công trình nghiên cứu, Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và
quản lý ở Việt Nam [107], của Jean Munro và các cộng sự, nghiên cứu dưới góc
độ nhân học, đã đánh giá sơ lược thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong vai
lãnh đạo và quản lý trong khu vực Nhà nước của Việt Nam; phân tích những cản
trở và thách thức đối với sự thăng tiến của phụ nữ trong khu vực Nhà nước; đánh
giá vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý ở Việt Nam. Từ đó, đề cập đến:
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về CTPN và các khuyến nghị chính
sách đối với phụ nữ và CTPN trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đề tài, Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ vận trong thời kỳ mới
[156] của Lê Thị Thu đã điều tra, phân tích, đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng,
vai trò nòng cốt của HLHPNVN đối với CTPN trong thời kì đổi mới; việc phát
huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các tổ
chức kinh tế thực hiện công tác vận động phụ nữ. Đề tài nhấn mạnh tầm quan
trọng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc nâng cao
năng lực cho phụ nữ trên nhiều phương diện. Từ đó, tác giả chỉ ra những thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế và đề xuất những
phương hướng, giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phụ vận trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Những vấn đề lý luận về công tác phụ nữ ở
Việt Nam trong tình hình mới [100]. Các bài viết của các nhà khoa học đã bàn
luận khá sâu sắc các vấn đề lý luận về quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ nghĩa Mác- Lê nin về CTPN, các lý thuyết phát triển phụ nữ hay
những nỗ lực đổi mới theo hướng kiến tạo, phục vụ của Chính phủ, quyền con
12
người của phụ nữ, các vấn đề đặt ra liên quan đến phụ nữ và gia đình, thúc đẩy
sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề thực
hiện BĐG, đổi mới và phát triển tổ chức HLHPNVN.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam
* Các công trình nghiên cứu chung về phụ nữ
Cuốn sách, Vai trò địa vị của người phụ nữ Việt Nam những ghi nhận
mang tính lịch sử về giới nữ và quyền nữ giới [136] của Nhà xuất bản Lao độngXã hội đã trình bày khái quát địa vị, nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong
xã hội xưa - nay và sự phát triển mang tính thời đại; những ghi nhận mang tính
lịch sử về nữ giới và quyền nữ giới; những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt
Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ xưa đến nay góp phần xây
dựng quê hương giàu đẹp; vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh; đánh giá về nhan sắc và tài năng của phụ nữ Việt Nam trên các lĩnh
vực trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cuốn sách, Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI [70] của HLHPNVN
đã nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về vai trò của người phụ nữ Việt Nam
trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước từ khi có Đảng ra đời và lãnh đạo cách
mạng đến đầu thế kỷ XXI. Công trình đã góp phần đánh giá ngày càng đầy đủ,
sâu sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới từ năm 1986 đến năm 2001.
Cuốn sách, How Remarkable Women Lead (Cách người phụ nữ xuất
chúng lãnh đạo) [197] tác giả Joanna Barsh, Susie Cranston đã trình bày những
kinh nghiệm về sự thành công của những người phụ nữ trên thế giới; những câu
chuyện cá nhân về “người thật, việc thật” và sự hiểu biết sâu sắc về vai trò của
người phụ nữ trong xã hội hiện đại; khẳng định, các nữ lãnh đạo là những con
người đầy tham vọng, quyết đoán, tự tin và biết cân nhắc rủi ro. Họ nói lên chính
kiến và vận mệnh của mình. Đồng thời, họ cũng biết cảm thông, tích cực, vui vẻ,
kết nối và quan tâm đến người khác. Những tính cách này đã làm nên chân dung
13
một người phụ nữ lãnh đạo. Các tác giả khẳng định: “Để thành công phụ nữ phải
luôn có sự đam mê, tự tin quyết đoán và luôn chủ động xây dựng chiến lược phát
triển thiết thực mang tính đột phá trong công việc và cuộc sống”.
Cuốn sách, Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công
cuộc đổi mới đất nước [79] của HLHPNVN đã làm rõ vai trò to lớn của người
phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử gần 80 năm (1930-2007) dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Đồng thời, công trình đã: Nêu bật những quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện sự quan tâm sâu sắc
đối với phụ nữ và phong trào phụ nữ; đề cao và khẳng định vai trò, vị trí và sức
mạnh to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Công trình đã tiếp tục chứng minh và khẳng
định sự đúng đắn về chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với CTPN;
đồng thời, nêu bật sự cố gắng, nỗ lực, những đóng góp to lớn của phụ nữ trong
sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cuốn sách, Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất
nước [195] tác giả Dương Thị Xuân đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà
nước về sự tiến bộ của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới; đồng thời, nêu lên những
kết quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội thời kỳ đổi mới đất nước; Tác giả khẳng định: “Phụ nữ Việt Nam không chỉ
có vị trí, vai trò trong nước mà còn có vị thế quan trọng trên trường quốc tế trong
thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”.
Cuốn sách: Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và
hội nhập quốc tế [139] của Hoàng Thị Ái Nhiên đã trình bày quan điểm của
Đảng và nhà nước về vai trò của người phụ nữ, khẳng định: “Phụ nữ tham gia
vào mọi mặt của đời sống xã hội, là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải, vật
chất và tinh thần cho xã hội. Đặc biệt, phụ nữ có vị trí hết sức quan trọng trong
gia đình với vai trò làm vợ, làm mẹ, là người thầy đầu tiên của con người”. Tác
giả nêu lên những kết quả trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
14
của phụ nữ Việt Nam, đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Cuốn sách, Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt
Nam (1975-1995) [65] của HLHPNVN đã trình bày những hoạt động cơ bản và
đánh giá vai trò của phụ nữ Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước đến những năm đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng
XHCN. Qua đó, khẳng định: “Phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; đồng thời, dự báo những bước
đi tiếp theo để phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI.
Cuốn sách, Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [8] của các tác giả Đỗ Thị Bình, Lê
Văn Ngọc và Nguyễn Linh Khiếu đã phân tích làm rõ vai trò của người phụ nữ
Việt Nam trong gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Công trình đã tiếp tục
khẳng định: Phụ nữ Việt Nam có vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Họ vừa
đảm nhiệm công việc gia đình, vừa thực hiện tốt công việc xã hội. Tuy nhiên,
truyền thống gia đình Việt Nam đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xã hội
của người phụ nữ.
Cuốn sách, Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện
nay [128] tác giả Dương Thị Minh đã trình bày những đặc điểm cơ bản của gia
đình Việt Nam; phân tích làm rõ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia
đình Việt Nam, đó là: “Vai trò làm vợ, làm mẹ, là người thầy đầu tiên của con
người và vai trò tham gia sản xuất tạo thu nhập cho gia đình”. Đồng thời, tác giả
nêu lên những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của gia đình thời hiện đại
và xu hướng biến đổi vai trò của phụ nữ; đưa ra các giải pháp để phát huy vai trò
của người phụ nữ Việt Nam trong xây dựng gia đình hạnh phúc.
Cuốn sách, Việt Nam Điều tra, đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
2006 [180] của Tổng cục thống kê và UNICIF; Việt Nam Điều tra, đánh giá
các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014 [181] của Tổng cục thống kê và UNICIF
đã trình bày những nghiên cứu trên diện rộng các vấn đề ảnh hưởng tới sức
15
khỏe, sự phát triển, điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em. Kết quả nghiên cứu
đã đánh giá thực tiễn những khó khăn của phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang gặp
phải trong cuộc sống, đó là: “Phụ nữ Việt Nam chủ yếu là lao động giản đơn
với sự hạn chế về trình độ, ít được đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng tiếp cận việc làm thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao”. Công trình nghiên cứu
phục vụ cho việc đánh giá về thực hiện các mục tiêu quốc gia và cam kết quốc
tế và làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách của Đảng, Nhà nước đối
với phụ nữ và trẻ em trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.
Cuốn sách, Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt
Nam [153] tác giả Lê Thi đi sâu phân tích thực trạng việc làm và những vấn đề
khó khăn trong đời sống của phụ nữ trong quá trình chuyển đổi kinh tế thời kì
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, khẳng định: Lao động nữ Việt Nam chiếm 48%
lực lượng lao động xã hội, phần lớn là lao động giản đơn có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ thấp, hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp nên luôn gặp khó khăn
trong tìm kiếm việc làm và nguy cơ thất nghiệp, đời sống luôn gặp khó khăn.
Tác giả cho rằng: “Để giải quyết vấn đề việc làm và đời sống cho phụ nữ, cần
phải có những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện cho
phụ nữ phát triển kinh tế, khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội”.
Luận án, Vai trò của nữ cán bộ quản lý Nhà nước trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa [121] của Võ Thị Mai đã nghiên cứu sâu về vấn đề giới
và vấn đề nữ cán bộ quản lý trong bộ máy Nhà nước, làm rõ thực trạng và xu
hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ trong quá trình CNH, HĐH đất nước; phân tích
thực trạng, chỉ ra các yếu tố tác động đến vai trò của nữ cán bộ trong quản lý
Nhà nước. Luận án khẳng định: “Trong công tác cán bộ ở nước ta thời kỳ CNH,
HĐH vẫn có khoảng cách lớn về vấn đề giới, chưa đánh giá đúng tiềm năng của
phụ nữ, chưa có giải pháp quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng
cao một cách phù hợp”. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
vị thế, vai trò của phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước
trước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
16
Luận án, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt
Nam hiện nay [106] của Nguyễn Thị Giáng Hương đã nghiên cứu sâu về nguồn
nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam; đánh giá vai trò to lớn của nguồn nhân
lực nữ chất lượng cao trong phát triển kinh tế, xã hội. Tác giả khẳng định:
“Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao là yếu tố quan trọng trong sự phát triển
kinh tế, xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án phân tích thực
trạng, chỉ ra các yếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp để phát triển
nguồn nhân lực nữ chất lượng cao, góp phần phát huy vai trò và tiềm năng của
phụ nữ trong phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [57] tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa đã
phân tích vai trò quan trọng của phụ nữ trong thời kỳ mới; trình bày những hoạt
động sáng tạo, đa dạng, phong phú của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đặc biệt là trong xây dựng gia đình và phát triển kinh tế. Tác giả
khẳng định: “Chiếm hơn 70% lao động nông thôn, phụ nữ Việt Nam có vai trò
to lớn trong xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Việc phát huy vai
trò to lớn của phụ nữ đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
Bài viết, Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong những
năm gần đây [146] tác giả Lê Thị Quý đã trình bày những đóng góp to lớn
của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới. Tác giả
khẳng định: Khi được tham gia lãnh đạo, quản lý, được trao quyền cùng với
việc trau dồi về phẩm chất, năng lực, phụ nữ đã từng bước khẳng định vai trò
của mình trong phát triển kính tế, xã hội. Đặc biệt, phụ nữ có điều kiện thuận
lợi để phát huy tiềm năng, trí tuệ và sáng tạo đóng góp nhiều hơn cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Bài viết: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay [148] của
Phạm Hạnh Sâm đã khẳng định: Sự tham gia lãnh đạo, quản lý giúp người phụ
nữ thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý trí, nguyện vọng của chính bản thân phụ
17
nữ; được trao quyền, cùng với việc trau dồi về phẩm chất, năng lực thực sự giúp
phụ nữ tự khẳng định mình trong hoạt động thực tiễn. Đồng thời, phụ nữ có điều
kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng, sức lực và trí tuệ, đóng góp nhiều hơn cho
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và cho sự nghiệp BĐG.
Các bài viết: Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế đến
năm 2000 [55] tác giả Trương Mĩ Hoa; Về năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ
trong hệ thống chính trị [120] của Võ Thị Mai; Phát huy nội lực của phụ nữ
trong phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững [61] tác giả Nguyễn Thị
Thanh Hòa; Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản
lý ở nước ta hiện nay [152] của Đỗ Thị Thạch, đã khẳng định vai trò to lớn của
phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; phân tích những đóng
góp của phụ nữ trong việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội và quán lý nhà
nước. Các tác giả khẳng định: “Trong thời kỳ CNH, HĐH, phụ nữ Việt Nam đã
phát huy tiềm năng trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm
nghèo, xây dựng nông thôn mới”. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm: Bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và phát huy tiềm năng to lớn
của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
và hội nhập quốc tế.
Công trình nghiên cứu, Nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ
nữ làm chủ ở Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị chính sách [53] của
HAWAS, ADB, MBI, đã đánh giá thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong vai
trò lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, kinh tế tư nhân của Việt Nam; phân tích
những thuận lợi và thách thức đối đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ
làm chủ; đánh giá tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa do phụ
nữ làm chủ trong sự phát triển của nền kinh tế theo hướng thị trường. Từ đó, đề
cập đến chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và các khuyến nghị chính
sách đối với phụ nữ và doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ trong xây
dựng và phát triển đất nước.
18
Công trình nghiên cứu, Lao động nữ trong công nghiệp Việt Nam thời kỳ
đổi mới [187] của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Lao động nữ đã chỉ ra thực
trạng tình hình lao động nữ trong các khu công nghiệp ở Việt Nam; vấn đề việc
làm và đời sống của lao động nữ trong các khu công nghiệp, khẳng định: “Đời
sống của phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn. Người phụ nữ chưa thực sự được đối
xử công bằng trong phát triển kinh tế, Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm
đúng mực đến đời sống của phụ nữ”. Khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần
quan tâm đến việc chăm lo cho đời sống phụ nữ, đặc biệt là lao động nữ tại các
khu công nghiệp; cần có những chính sách phù hợp để phát huy vai trò của phụ
nữ trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Cuốn sách, Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại [113] của Phan
Thanh Khôi và Nguyễn Thị Thạch đã trình bày những nghiên cứu về giới theo
quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh; vấn đề giới
trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các tác giả
khẳng định: “Ngay từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cao tư tưởng
“nam nữ bình quyền”, đến nay tư tưởng đó vẫn xuyên suốt trong đường lối
lãnh đạo của Đảng”. Để giải phóng phụ nữ, Đảng chỉ rõ: Phải đưa phụ nữ vào
các tổ chức riêng, từ đó, HLHPNVN ra đời. Khẳng định: “Đảng có nhiều chủ
trương, chính sách chỉ đạo sự nghiệp giải phóng phụ nữ để phụ nữ có thể phát
huy vai trò to lớn của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội”. Đây là công
trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về vấn đề giới, là căn cứ lý luận và thực tiễn
về thực trạng giới ở nước ta hiện nay; là một trong những cơ sở để hoạch định
chính sách hướng đến mục tiêu BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở nước ta.
Cuốn sách, Globalisation, Gender and Work in the Context of
Economic Transition: The Case of Viet Nam (Toàn cầu hóa, Giới và việc
làm trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế: Trường hợp của Việt Nam) [198] của
Naila Kabeer đã nghiên cứu vấn đề việc làm trong bối cảnh toàn cầu hóa với
sự chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra vấn đề bất BĐG
trong phát triển kinh tế ở Việt Nam; những khó khăn của lao động nữ trong
19
vấn đề tìm kiếm việc làm. Tác giả khẳng định: “Lao động nữ Việt Nam phần
lớn có trình độ thấp, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp kém,
chưa qua đào tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ, lao động nữ Việt Nam đứng trước nguy cơ thất
nghiệp cao”. Qua đó, tác giả khuyến nghị Chính phủ tăng cường chính sách
BĐG, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp cho lao động
nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế.
Cuốn sách, Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình [116] tác giả Nguyễn
Linh đã nghiên cứu khá cơ bản về các vấn đề phụ nữ, giới và gia đình, trình
bày sâu sắc cơ sở lý luận, khoa học và mối quan hệ giữa các vấn đề phụ nữ,
giới và gia đình; phân tích vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới,
những nhân tố tác động đến quá trình giải phóng phụ nữ, BĐG và xây dựng
gia đình XHCN. Đồng thời, cuốn sách đã đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên
nhân của thực trạng và đề ra các nhóm giải pháp để góp phần giải phóng phụ
nữ, thực hiện BĐG và xây dựng gia đình, phát huy vai trò của người phụ nữ
trong thời kì cách mạng mới.
Đề tài, Nghiên cứu định kiến giới đối với cán bộ nữ lãnh đạo các cấp
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế [50] tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã tập
trung nghiên cứu và chỉ ra: Những quan niệm, định kiến đối với phụ nữ trong
lịch sử; thực tế vấn đề thực hiện BĐG và những chính sách đối với phụ nữ trên
trên các lĩnh vực; thực trạng vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế.
Từ đó, tác giả chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất
những phương hướng, giải pháp cơ bản để thực hiện BĐG và nâng cao vai trò
của cán bộ nữ lãnh đạo các cấp trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế.
Gần đây, các tổ chức phi Chính phủ hợp tác với Việt Nam thực hiện các
nghiên cứu về đói nghèo, BĐG và phát triển, vấn đề phụ nữ ở Việt Nam. Tiêu
biểu là các công trình khoa học: Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở
Việt Nam: Các phát hiện quan trọng về giới. Điều tra mức sống ở Việt Nam lần