Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Tư tưởng trị nước của các vị vua gia long, minh mệnh, thiệu trị và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 161 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGUỒN

TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA
GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGUỒN

TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA
GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA NÓ

Ngành: Triết học
Mã số: 9 22 90 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THỊ LAN



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác
và có xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nguồn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều
Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX ................................................................................. 6
1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng trị nước của vị vua Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị ........................................................................................ 16
1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tư tưởng trị nước
của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị ............................................... 23
1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tư tưởng trị
nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án ........................................... 27
Chƣơng 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ
NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRỊ
NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN ................................................ 31

2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX................................................. 31
2.1.1. Tình hình chính trị .................................................................................... 31
2.1.2. Tình hình kinh tế....................................................................................... 42
2.1.3. Tình hình văn hóa, tư tưởng ..................................................................... 47
2.1.4. Tình hình xã hội ........................................................................................ 49
2.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng trị nước của các vị
vua đầu triều Nguyễn .......................................................................................... 55
2.2.1. Lãnh thổ thống nhất .................................................................................. 55
2.2.2. Học thuyết chính trị Nho giáo .................................................................. 57
2.2.3. Vai trò xã hội của tầng lớp nho sĩ thời kỳ đầu nhà Nguyễn ..................... 59
2.3. Đôi nét về tiểu sử của các vị vua đầu triều Nguyễn. ................................... 62
Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CƠ BẢN CỦA
CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ .............................. 66


3.1. Xây dựng hệ tư tưởng chính trị ................................................................... 66
3.2. Tư tưởng về tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước ................................... 81
3.3. Những chính sách trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn ...................... 91
3.3.1. Chính sách kinh tế .................................................................................... 91
3.3.2. Chính sách an ninh - quốc phòng ............................................................. 98
3.3.3. Chính sách văn hóa - tư tưởng ................................................................ 101
3.3.4. Chính sách giáo dục - khoa cử................................................................ 102
3.3.5. Chính sách tôn giáo ................................................................................ 106
3.3.6. Chính sách ngoại giao ............................................................................ 111
Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ
TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ
THIỆU TRỊ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI NƢỚC TA
HIỆN NAY ............................................................................................................. 121
4.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn ... 121
4.1.1. Giá trị ...................................................................................................... 121

4.1.2. Hạn chế ................................................................................................... 128
4.2. Bài học lịch sử từ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh
và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay.......................... 136
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta không thể không
nhắc đến những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước, mà trong đó phải kể
đến sự trị vì của các triều đại đã qua. Từ đó, có sự kế thừa và phát huy những
tư tưởng tiến bộ của các thế hệ trước đó đồng thời chỉ ra những hạn chế cần
khắc phục cho giai đoạn hiện nay. Trong các giai đoạn lịch sử ấy không thể
không nhắc đến giai đoạn trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn – triều đại
cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, triều đại nhà Nguyễn
được hình thành từ cuộc đấu tranh giành quyền lực với triều đại Tây Sơn và
nắm quyền thống trị thống nhất đất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Từ
trong điều kiện lịch sử ấy, triều đại nhà Nguyễn với các vị vua đầu triều như
Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đã kế thừa kinh nghiệm trị nước của các
triều đại phong kiến trong lịch sử đặc biệt là triều đại Lê sơ từng đạt tới đỉnh
cao của mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên các bình diện
chính trị - xã hội, văn hoá, giáo dục và tư tưởng. Đến giai đoạn trị vì của
mình, các vị vua đầu triều Nguyễn đã thực hiện sự tái độc tôn Nho giáo, coi
đó là bệ đỡ hệ tư tưởng và cẩm nang cho việc điều hành đất nước. Ngoài ra,
các vị vua đầu triều Nguyễn còn kết hợp tư tưởng đức trị với pháp trị, hình
thành nên Bộ luật Gia Long với tư cách là cơ sở luật pháp cho việc quản lý xã

hội và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước được coi là thời kỳ có một nền
pháp luật hoàn bị nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Trong lịch sử khi bàn về đạo trị nước thì các nhà Nho ở nước ta cũng
đã đề cập đến như quan niệm về dân, vai trò của dân và đạo làm vua, đạo của
bề tôi và mối quan hệ giữa vua - tôi... Những quan điểm của các nhà Nho ở
nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm của các nhà Nho ở Trung Quốc.
Mặc dù những quan niệm này được xây dựng dựa trên những yêu cầu từ thực
tiễn của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì vậy, những tư tưởng của các

1


nhà Nho Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào trong công cuộc xây dựng
đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội phong kiến ở Việt Nam lúc
bấy giờ với những ý nghĩa hết sức tích cực.
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tư
tưởng chính trị - xã hội của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị.
Thế nhưng, tư tưởng trị nước vẫn chưa được đề cập, ngay cả khái niệm tư
tưởng trị nước cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng, có nhà nghiên cứu
khi đề cập đến tư tưởng trị nước lại cho rằng đó thực chất là trị quan. Quá
trình nghiên cứu chúng tôi cho rằng, đề cập đến tư tưởng trị nước là tư tưởng
về đường lối quản lý, xây dựng phát triển đất nước, quản lý bộ máy nhà nước.
Chính vì vậy, trong lịch sử thì tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều
Nguyễn có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ quá trình lãnh đạo của triều đại
nhà Nguyễn trong lịch sử và cả giai đoạn xây dựng đất nước sau này. Ngoài
việc xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ (hay là Luật Gia Long) và trên cơ sở của
nó là một loạt các định chế về hành chính và quân sự đã làm cho triều Nguyễn
có một bộ máy nhà nước mạnh trong khu vực. Các vị vua triều Nguyễn là những
người biết kế thừa các thành quả về trị nước của các triều đại phong kiến trước
đó, đồng thời thiết lập các chế định mới cho bộ máy quan lại cũng như quyền và

nghĩa vụ của quan lại trong các bộ máy đó. Nhiều điều khoản của bộ Luật Gia
Long cũng như các định chế cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta
tham khảo như luật Hồi tỵ, qui định về khảo hạch, sát hạch quan lại, v.v… Để sự
nghiệp cải cách hành chính và cuộc chiến chống tham nhũng thành công, chắc
chắn chúng ta phải xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, trong đó có sự
tham khảo kinh nghiệm lịch sử của các triều đại phong kiến trước đây từng thực
hiện một cách có hiệu quả về phòng chống tham nhũng.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đó, đồng thời
trên cơ sở thành quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội từ trước đến
nay ở trong và ngoài nước về đường lối trị nước của các vị vua đầu triều

2


Nguyễn, tôi quyết định chọn: “Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài nghiên cứu cho
luận án tiến sĩ triết học với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh
vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như sự nghiệp xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân
và vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay.
2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của luận án xuất phát từ quan niệm duy vật biện chứng
và quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác - Lênin, tức là về mối quan
hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội biểu hiện qua sự tác động tích cực của nó đối với tồn tại xã
hội và sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội. Ngoài ra tôi còn dựa vào
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để đánh giá về giá trị và hạn chế trong
tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh
và Thiệu Trị, đồng thời rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối

với đời sống xã hội nước ta hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh - đối chiếu….
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua
Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đầu triều Nguyễn, từ đó nêu những giá
trị, hạn chế và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với việc xây dựng đường
lối chính trị - xã hội nước ta hiện nay.

3


3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích nói trên, luận án cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử và những tiền đề cơ bản cho
sự ra đời tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
Thứ hai, trình bày nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của các vị
vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử trong tư tưởng
trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
* Đối tƣợng nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước của các vị vua Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị.
*Phạm vi nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước qua các tác phẩm của vua
Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị từ năm 1802 - 1847, các bộ sử, cũng như
các công trình nghiên cứu về tư tưởng đó của các học giả trong và ngoài nước
từ trước tới nay.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Một là, luận án làm rõ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh
Mệnh và Thiệu Trị trong nửa đầu thế kỷ XIX với sự phân tích triết học về
cách thức tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện
luật pháp vì mục tiêu căn bản được xác định ngay từ đầu triều đại là nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền.
Hai là, làm rõ những giá trị, hạn chế của các vị vua Gia Long, Minh
Mệnh và Thiệu Trị trong quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo...
Ba là, luận án rút ra bài học lịch sử từ những giá trị và hạn chế trong tư
tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn đối với đời sống chính trị - xã
hội nước ta hiện nay.

4


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương 13 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên
quan đến luận án.
Chương 2: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ XIX và
những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng trị nƣớc của các vua
đầu triều Nguyễn.
Chương 3: Những nội dung tƣ tƣởng trị nƣớc cơ bản của các vị vua
Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị.
Chương 4: Giá trị, hạn chế và bài học lịch sử từ tƣ tƣởng trị nƣớc
của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính
trị - xã hội nƣớc ta hiện nay.

5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
Trong thời kỳ này, nhìn một cách tổng thể đặc biệt là giai đoạn đầu
triều Nguyễn thì các vị vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đều là
những người có quyết tâm xây dựng vương triều, chú trọng đào tạo và tuyển
chọn nhân tài cho đất nước. Nửa đầu thế kỷ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành
lập 1802 cho đến khi Pháp xâm lược 1858) được xem là thời kỳ nhà Nguyễn
củng cố quyền lực không chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ
tư tưởng mang tính ý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập
và duy trì trật tự xã hội. Có thể khái quát một số công trình cụ thể tiêu biểu về
kinh tế, chính trị, xã hội như sau:
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và giai đoạn
đầu của triều Nguyễn nói riêng, như cuốn “Lịch sử Việt Nam” (Lịch sử Việt
Nam thế kỷ XIX), Nxb Khoa học xã hội do GS. Nguyễn Khánh Toàn chủ
biên; cuốn “Lịch sử cận đại Việt Nam”, tập 1, Nxb Giáo dục, 1960, do các tác
giả như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự biên soạn và cuốn
“Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ
XIX), tập III, Nxb Giáo dục, 1965, do các tác giả như Phan Huy Lê, Chu
Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm biên soạn. Các công trình này
đều có cách tiếp cận và một số quan điểm đánh giá tương đồng do những yêu
cầu của thực tiễn đất nước lúc bấy giờ. Trong những công trình này, các tác
giả cho rằng: “Sau khi đánh thắng Tây Sơn, trên cơ sở nước nhà được thống
nhất rộng lớn, về mặt cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn, có đủ khả năng để
phát triển sản xuất, đáng lẽ nhà cầm quyền phải nhận những điều kiện thuận


6


tiện ấy để đưa ra những chính sách thích hợp làm cho nước thịnh dân giàu;
trái lại, bè lũ phong kiến thống trị triều Nguyễn càng ngày càng đi sâu vào
con đường phản động, phục hồi và ra sức củng cố quan hệ sản xuất cũ và cố
bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ
XVIII”[42; tr.402]. Có thể nói, đây chính là một trong những hạn chế rất lớn
trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn.
Luận án “Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 1847” của Nguyễn Sĩ Hải, vào năm 1962. Công trình này được xem là một
trong những công trình đầu tiên đề cập đến cơ quan giám sát, tổ chức bộ máy
chính quyền của triều đình nhà Nguyễn. Tác giả tập trung đi sâu phân tích
toàn bộ cơ quan trung ương của các triều đại như Gia Long, Minh Mệnh và
Thiệu Trị. Từ đó tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, cùng với chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan giám sát. Mặc dù vậy, tác giả cũng chỉ dừng lại trong phạm vi liệt
kê một số quy định của triều đình chứ chưa nghiên cứu sâu và đánh giá cụ thể
về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạt động của nó và chưa làm rõ việc tổ
chức chính quyền ở địa phương.
Tác giả Nguyễn Thế Anh với tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam
dưới các vua triều Nguyễn”, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Trong đó, đáng chú
ý là tác giả dành toàn bộ chương V để đề cập đến các hoạt động của thương
nghiệp, hoạt động thương mại, trung tâm buôn bán, cũng như các yếu tố về
chính sách thuế khóa và vấn đề giao thông vận tải. Từ đó, tác giả chỉ rõ vai trò
của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ
XIX trong tác phẩm của mình.
Công trình “Lịch sử Việt Nam từ năm 1427 đến 1858” của Nguyễn
Phan Quang, năm 1971 (quyển 2, tập 2) do NXB Giáo dục phát hành. Theo
tác giả, thì công trình này đã đánh giá về những hạn chế của triều đình nhà
Nguyễn chẳng hạn như sự dốt nát, bạc nhược của quan lại đó là kết quả của
chính sách giáo dục, thi cử lạc hậu, xa rời thực tế và phần lớn các quan lại đều

7


bảo thủ và không có tư tưởng canh tân đất nước. Đây được xem là công trình
tham khảo cho giới nghiên cứu lý luận khi đưa ra những đánh giá về thành
tựu và hạn chế mà triều đình nhà Nguyễn đã mang lại.
Tác giả Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn thì trong“Lịch sử Việt Nam
từ nguồn gốc đến năm 1858”, NXB Đại học sư phạm Hồ Chí Minh, xuất bản
năm 1993 lại đề cập đến việc đào tạo và sử dụng quan lại, tình trạng tham
nhũng của quan lại bị nhà vua trừng trị vào thời kỳ nhà Nguyễn. Mặc dù vậy,
theo tác giả thực chất là việc bao che cho quan lại và tránh đưa ra xét xử các
vụ án hối lộ vẫn còn diễn ra ở thời kỳ này. Hạn chế của công trình này là
người đọc rất khó theo dõi và hiểu tường tận về các vấn đề vì công trình
không có các chương mục cụ thể trong quá trình khảo cứu.
Công trình nghiên cứu rất đồ sộ của tác giả Alexander Barton
Woodside với tên gọi “Việt Nam và hình mẫu Trung Hoa nghiên cứu so sánh
về chính quyền dân sự nhà Nguyễn và nhà Thanh nửa đầu thế kỷ XIX”, bản
dịch tiếng Việt, công trình xuất bản năm 1971, tại Harvard University Press
Cambridge, Massachusetts. Những nội dung liên quan nhiều nhất đến luận án
chủ yếu ở chương II với nội dung là đề cập đến chính quyền dân sự trung
ương nhà Nguyễn và nhà Thanh, còn chương IV thì tác giả đề cập đến nền
giáo dục và khoa cử thời kỳ nhà Nguyễn ở Việt Nam, và trong chương V
được khái quát bằng bức tranh giao thương vào giai đoạn trị vì của nhà
Nguyễn đặc biệt là thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh . Trong tác phẩm này tác
giả tập trung đề cập đến văn hóa Trung Hoa và những hạn chế của nó đối với
đời sống chính trị, văn học, xã hội và giáo dục ở Việt Nam. Tác giả tập trung
nghiên cứu chủ yếu giai đoạn xã hội Việt Nam từ sau năm 1802, giai đoạn mà
theo tác giả là thời kỳ “khôi phục” của nhà Nguyễn.
Nhà nghiên cứu GS. Trần Văn Giàu với công trình “Sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”, tập 1, do NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào năm 1996. Đây là công trình có ý
8


nghĩa rất lớn của tác giả, đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam. Nội dung của công trình này được tác giả đề cập
đến ý thức hệ phong kiến và sự thất bại của nó trong sự nghiệp bảo vệ đất
nước, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
Với công trình “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” của Trần Thanh
Tâm do NXB Thuận Hóa Huế, xuất bản vào năm 1996. Bộ máy quan chức
của nhà Nguyễn đã được tác giả đi sâu tìm hiểu. Công việc này có ý nghĩa
quyết định hàng đầu vào sự vận hành của chế độ phong kiến. Tác giả đã có
một số đóng góp như đưa ra những ý kiến về quan chức nhà Nguyễn và góp
phần chỉ ra cho giới nghiên cứu những danh mục từ tra cứu quan chức nhà
Nguyễn. Thông qua đó người đọc có thể hình dung được chế độ quan chức
một thời đại cũng như cách gọi tên về các chức vụ quan trọng của triều đình.
Tác giả Đỗ Bang trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 219 với tiêu đề
“Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - thực trạng và hậu quả”, năm
1996. Bài viết này đã đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà
Nguyễn, và để thực hiện tối ưu hóa chính sách này đã đề ra một số biện pháp.
Thông qua bài viết của mình tác giả chỉ rõ nhà Nguyễn đã có những chế tài trong
việc sử dụng tàu thuyền đối với thương nhân nước ngoài khi đi vào nước ta.
Tuy nhiên, công trình “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai
đoạn 1802 - 1884” của Đỗ Bang, xuất bản vào năm 1997. Thông qua công
trình này theo tác giả triều đình nhà Nguyễn được xem đây là giai đoạn phát
triển cực thịnh của chế độ quân chủ trung ương tập quyền và cho rằng đây là
triều đại có tính uy lực tuyệt đối hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử phong
kiến ở nước ta. Cũng theo tác giả thì triều đại nhà Nguyễn là triều đại có khả
năng thống nhất lãnh thổ, thế quyền và giáo quyền trong bộ máy Nhà nước.
Tác phẩm được xem như bài học kinh nghiệm cho những người quản lý trong

công tác cải cách hành chính, xây dựng một xã hội ngày càng phát triển tốt
đẹp hơn.
9


Tác giả Đỗ Bang với rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn này, thì
trong “Thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn” cũng của tác giả, do
NXB Thuận Hóa phát hành, ra đời vào năm 1997. Trong chương 2 của tác
phẩm này tác giả đã đề cập đến chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn.
Đồng thời tác giả cũng đánh giá cao vai trò của các vua quan triều đình nhà
Nguyễn, trong việc nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương nhất là
việc trao đổi mua bán với các nước trong khu vực đặc biệt là kinh tế hàng
hóa. Tuy nhiên, theo tác giả triều đình nhà Nguyễn cũng có một số sai lầm đó
là chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với thương nhân trong việc
thực thi chính sách về ngoại thương. Từ đó cũng đã làm hạn chế sự phát triển
của nền kinh tế đất nước vào thời kỳ này.
Tác phẩm “Việt Nam thế kỷ XIX” của Nguyễn Phan Quang, do NXB
Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản 1999, gồm 458 trang, ông cũng là một nhà
nghiên cứu có rất nhiều công trình đề cập đến giai đoạn trị vì của nhà
Nguyễn, trong công trình này thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực
thương nghiệp. Theo tác giả thì triều đình nhà Nguyễn mặc dù có nhiều cố
gắng nhưng chính sách nội thương chưa đủ mạnh để thúc đẩy việc phát triển
nền kinh tế hàng hóa. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng triều Nguyễn có hạn
chế trong chính sách ngoại thương đó là việc không ký kết các hiệp ước
thương mại, thực hiện chính sách “trọng nông ức thương” làm kìm hãm sự
phát triển của đất nước.
Tác giả Trần Vũ Tài với tác phẩm “Quốc sử quán triều Nguyễn - từ góc
độ văn hóa”, được xuất bản vào năm 2000. Từ công trình này tác giả đã trình
bày về hoàn cảnh, mục đích ra đời của tác phẩm này, triều đình nhà Nguyễn
cho biên soạn lịch sử nhằm khẳng định vị trí, công lao của Nhà nước trung

ương tập quyền. Theo tác giả thì tác phẩm này đã thể hiện những đóng góp rất
lớn trong việc viết sử với khối lượng tư liệu phong phú, đồ sộ để lại cho thế hệ
sau của triều Nguyễn. Công trình này thể hiện tâm huyết rất lớn của tác giả.

10


Bài viết trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 2 của tác giả Huỳnh Công
Bá vào năm 2001 là “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của
người phụ nữ” và bài “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình
dưới triều Nguyễn” trong Tập san Nghiên cứu Huế, tập 3, vào năm 2002.
Thông qua các bài viết này tác giả đã đề cập đến pháp luật của thời kỳ nhà
Nguyễn đã có những điều khoản rất rõ để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ,
chẳng hạn như nếu không may người chồng qua đời thì người phụ nữ có
quyền quản lý tài sản đó; hay người phụ nữ có quyền lựa chọn người chồng
để kết hôn trên tinh thần tự nguyện… họ còn được ngang hàng với người đàn
ông trong việc phải có trách nhiệm đối với gia đình, về thời hạn đính hôn…
Theo tác giả, pháp luật vào thời kỳ nhà Nguyễn mặc dù có sự kế thừa Luật
của nhà Thanh tuy nhiên trong đó cũng có sự lược bỏ đặc biệt là rất quan tâm
đối với quyền lợi của người phụ nữ.
Hội thảo Khoa học Quốc gia do Bộ giáo dục và Trường Đại học Sư
Phạm tổ chức vào năm 2002, với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và phổ thông” đã tập hợp được
hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực lịch
sử. Trong đó, những nội dung chủ yếu bao gồm: Những vấn đề chung, mang
tính phương pháp luận; những vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn trên các
lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục, tư tưởng... Cuộc
hội thảo này được đánh giá có bước đột phá, là hội thảo mang nhiều dấu ấn học
thuật. Những bài viết của hội thảo này đã trở thành căn cứ để các nhà khoa học
đứng trên quan điểm lập trường của mình để đánh giá về triều Nguyễn, nó vừa là

tác nhân, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội. Chính vì vậy, khi đánh giá phải
đứng trên quan điểm lập trường lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét
các hiện tượng lịch sử ấy đã được hình thành và phát triển như thế nào mới thấy
được giá trị khoa học của nó. Đặc biệt là còn thấy được công lao đóng góp của
các thế hệ đi trước và có cái nhìn nhận một cách xứng tầm.

11


GS. Phan Huy Lê với công trình “Lịch sử Việt Nam” tập II, làm chủ
biên, NXB. Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2003 là công trình tập
hợp và đánh giá tình hình đất nước từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX.
Đặc biệt trong đó có phần “Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” tác giả
đã trình bày rất rõ nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của
triều đình nhà Nguyễn nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Trong đó, tác
giả còn nêu lên những mặt tích cực của vương triều Nguyễn như: “Từ Gia
Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện,
có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là
gọn nhẹ”[45, tr.418]. Thông qua công trình này tác giả Phan Huy Lê cũng
đánh giá cao bộ máy của triều đình nhà Nguyễn, tác giả cho rằng giai đoạn
này đã đóng góp to lớn cho lịch sử nước nhà.
Ngoài ra, sau thời kỳ đất nước đổi mới, hội thảo “Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” vào
ngày 18/10/2008 đã có cách nhìn khách quan và khoa học hơn đối với triều
Nguyễn. GS. Phan Huy Lê đã nhận định trong trang 11 của kỷ yếu hội thảo:
“Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết
sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt
trong khung lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, là triều đại suy vong, lâm vào
khủng hoảng nặng nề, và chịu phán xét không công bằng”. Theo ông, khi

nghiên cứu nhận thức về lịch sử cần phải rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử
khách quan và lịch sử đươc nhận thức, nghĩa là sự nhìn nhận, đánh giá về vị trí,
vai trò của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cần mang tính khách quan,
khoa học và công bằng. Đó cũng chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ
chúng ta với các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho đất nước trong lịch sử.
Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2009
của TS. Huỳnh Công Bá chủ biên, trong đó có đề cập đến giai đoạn triều

12


Nguyễn và Nho giáo thời kỳ này theo tác giả thì nó phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng thời kỳ này để chấn hưng Nho học, triều Nguyễn
đã chấn chỉnh lại giáo dục và đích thân vua Minh Mệnh cho ban hành “10
điều huấn dụ” trong nhân dân. Tác giả cho rằng, Nho giáo triều Nguyễn chịu
ảnh hưởng của Tống Nho, bên cạnh đó còn có các ảnh hưởng của Hán Nho và
Đường Nho. Dưới triều đại nhà Nguyễn, lịch sử cũng đã đặt ra cho các nhà
nho 3 vấn đề lớn cần giải quyết, mà trước đây chưa có đó là: cuộc đấu tranh
giữa “chính đạo” và “tà giáo”, giữa “duy tân” và “thủ cựu”, giữa “chiến” và
“hòa”. Đây cũng là 3 cuộc đấu tranh tư tưởng quan trọng, mà có giải quyết
được thì nó mới chứng minh được sức sống của Nho giáo, còn không thì
chẳng những nước bị mất, dân tộc bị nô lệ, mà cả giai cấp thống trị triều
Nguyễn cũng chấm dứt vai trò lịch sử của mình và hệ tư tưởng Nho giáo ở
Việt Nam. Kết quả là, Nho giáo triều Nguyễn đã không giải quyết được đúng
đắn 3 vấn đề nói trên của thời đại, bất lực trước sứ mệnh lịch sử.
Tác giả Trần Nam Tiến với bài viết “Vấn đề đạo Thiên chúa trong
quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời nhà Nguyễn (1802 –
1858)” trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, vào tháng 10 năm 2012. Theo
tác giả, lịch sử ra đời của đạo Thiên chúa giáo cách đây rất lâu rồi từ thế kỷ I
tại đế quốc Roma cổ đại. Cùng với đó là quá trình du nhập vào Việt Nam qua

việc truyền bá của một số giáo sĩ, đặc biệt là giám mục Bá Đa Lộc và cuộc
hội ngộ với vua Gia Long (Nguyễn Ánh) sau này đã giúp ông lập nên vương
triều. Cũng theo tác giả, do biết ơn sự giúp đỡ của người Pháp đặc biệt là mối
quan hệ gần gũi, thân mật với vị giám mục Bá Đa Lộc mà việc truyền giáo
cũng diễn ra hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, việc chọn người kế vị là hoàng tử
Đảm lên ngôi của ông đã không nhận được sự đồng tình của người Pháp. Mặc
dù vậy, ông luôn là người dung hòa mối quan hệ với người Pháp, nên Gia
Long đã khéo léo ngăn chặn việc phát triển của đạo Thiên chúa vì biết rất rõ
mối đe dọa lớn lao đối với độc lập chủ quyền của đất nước. Đến thời kỳ trị vì

13


của vua Minh Mạng thì chính sách “bài đạo” đã được thực hiện, đây cũng là
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước ta với Pháp. Chính
sách “cấm đạo” với 5 chỉ dụ của ông đã dẫn đến những hệ lụy sau này, làm
gay gắt thêm tình hình và ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao với
nước Pháp. Tới thời kỳ trị vì của vua Thiệu Trị và Tự Đức thì chính sách cấm
đạo của vua cha vẫn tiếp tục được duy trì, và càng ngày càng trở nên gay gắt.
Người Pháp cũng lợi dụng chính sách cấm đạo để can thiệp vũ trang vào nước
ta. Tuy nhiên, theo tác giả khi nhận định về chính sách cấm đạo, bế quan tỏa
cảng của nhà Nguyễn cần phải có cái nhìn khách quan, vì trong bối cảnh
muốn giữ vững chủ quyền của dân tộc trước họa xâm lược của thực dân
phương Tây lợi dụng chính sách truyền giáo.
Tác giả Lê Thị Lan với bài viết “Các đặc trưng của tư tưởng triết học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (93),
ra đời vào năm 2015. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến vào nửa
đầu thế kỷ XIX thì quá trình vận động và phát triển của tư tưởng triết học Việt
Nam cần phải có một hệ tư tưởng chính thống dẫn dắt về mặt tinh thần trong
việc củng cố, xây dựng và bảo vệ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền

cao độ của nhà Nguyễn. Do đó, việc lựa chọn tư tưởng của Nho giáo để từng
bước đáp ứng được yêu cầu này. Tác giả đã phân tích rất rõ nét và làm sáng tỏ
những đặc điểm khác biệt của tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn này với
các giai đoạn khác. Qua đó, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng
triết học Việt Nam đã được tác giả gợi mở.
Tiến sĩ Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Định chế pháp luật và tố tụng
triều Nguyễn (1802 - 1885”), do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản vào năm
2016, cho rằng triều đại nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong
kiến ở nước ta, giai đoạn này đất nước thống nhất hơn hai phần ba của thế kỷ.
Sau khi lên ngôi xây dựng cơ đồ thì triều đình nhà Nguyễn đã tiếp thu, học
hỏi những kinh nghiệm của các triều đại đi trước để lại trong việc quản lý đất

14


nước. Do đó, dưới sự trị vì của triều đại nhà Nguyễn thì những định chế pháp
luật là tương đối hoàn thiện. Từ đó, theo tác giả khi nghiên cứu định chế pháp
luật Việt Nam ở triều Nguyễn sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về
nền pháp luật được thực thi ở thời kỳ đó cùng những đóng góp và giá trị của
nó đối với lịch sử dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay.
Công trình gần đây nhất là bộ sách “Lịch sử Việt Nam” do PGS.TS.
Trần Đức Cường tổng chủ biên, do Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội,
xuất bản vào năm 2017 gồm có 15 tập được đánh giá rất cao, công trình đạt
giải vàng sách hay. Nội dung cơ bản được tập trung trong tác phẩm này là đề
cập đến lịch sử nước ta từ thủa sơ khai cho đến năm 2000.
Trong 15 tập của bộ sách thì tập 5 là đề cập đến giai đoạn trị vì của
triều đình nhà Nguyễn, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Tác giả
trình bày từ giai đoạn vương triều nhà Nguyễn được thành lập đến thời điểm
thực dân Pháp chính thức nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, từ năm
1802 đến năm 1858. Một số công trình trước đây thường đánh giá về triều

đại nhà Nguyễn một cách phiến diện, một chiều, phủ nhận công lao của thời
kỳ này. Tuy nhiên, tác giả lại có cái nhìn khách quan, mới mẻ hơn khi đánh
giá về triều đại nhà Nguyễn - theo tác giả thì bên cạnh hạn chế của thời kỳ
này thì không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ đối với lịch sử dân
tộc, nhất là việc thống nhất non sông bờ cõi từ Bắc vào Nam, thiết lập bộ
máy hành chính nhà nước, mở rộng biên giới ở khu vực phía Nam… Tóm
lại, công trình này được đánh giá là tâm huyết của tập thể các nhà khoa học,
được kết cấu theo từng chương rất rõ ràng xuyên suốt theo dòng lịch sử của
Việt Nam từ thời kỳ sơ khai cho đến giai đoạn đất nước độc lập, non sông
thu về một mối.
Gần đây nhất là công trình “Đạo đức Nho giáo với đạo đức Việt Nam
hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, năm 2018. Thông qua tập tài
liệu này tác giả có cách nhìn nhận về Nho giáo ở Việt Nam vào thời kỳ trước
15


đây, trong đó có cả giai đoạn trị vì của nhà Nguyễn và giai đoạn hiện nay như
thế nào. Đồng thời, theo tác giả thì giai đoạn nào cũng vậy, vấn đề đạo đức có
vai trò hết sức quan trọng cho nên cần phải nâng cao giá trị đạo đức đối với
các thế hệ đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung các công trình trên đây vẫn còn gây nên những tranh luận
trái chiều về công và tội của các vị vua đầu triều Nguyễn, những quan điểm
của một số tác giả phủ nhận công lao của thời kỳ này còn có những công trình
gần đây nhất thì đã có sự nhìn nhận khách quan về đóng góp của các vị vua
đầu triều Nguyễn vào thời kỳ này. Có thể nói, khái quát những công trình cơ
bản về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ
XIX đã đề cập tới một bức tranh khá rõ nét của thời kỳ này. Đồng thời một số
tác giả còn chỉ rõ những hạn chế của chính sách mà triều đình nhà Nguyễn đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước vào thời kỳ bấy
giờ. Từ đó, làm kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước.

1.2. Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng trị nƣớc của vị vua Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Có thể nói, khi nghiên cứu về tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều
Nguyễn nói riêng hay lịch sử triều Nguyễn nói chung có thể tạm quy vào các
phương diện khác nhau tùy thuộc vào mục đích của từng chuyên ngành khoa học
xã hội như ngành sử học, văn học, triết học... Ở phạm vi nghiên cứu của luận án
tiến sĩ triết học của mình, tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu quan điểm của các học
giả thuộc hai chuyên ngành tuy có khác nhau về mục đích và cách tiếp cận. Tuy
nhiên, cả hai chuyên ngành này đều có điểm chung về nghiên cứu nguồn gốc và
diễn biến của các sự kiện, đó chính là chuyên ngành Sử học và Triết học. Những
công trình nghiên cứu này có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
Tác phẩm “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh” của tác giả
Nguyễn Minh Tường, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1996. Trong công trình

16


này tác giả đã tập trung nghiên cứu rất sâu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của
cơ quan giám sát dưới triều vua Minh Mệnh và đưa ra nhận định vào thời kỳ
này tư tưởng pháp trị được đề cao. Đồng thời, những tư tưởng pháp trị này
đã được thực hiện hết sức nghiêm minh nhằm tạo điều kiện cho việc hoạt
động của bộ máy hành chính hiệu quả, hạn chế tình trạng tham nhũng của
đội ngũ quan lại của triều đình. Mặc dù vậy tác phẩm lại chưa đi sâu phân
tích về các tư tưởng này mà chỉ dừng lại ở việc khái quát tư tưởng chính trị
của vua Minh Mệnh mà thôi.
Công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập II, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1997, do Lê Sỹ Thắng chủ biên. Đây được xem là công trình nghiên
cứu hết sức công phu về nghiên cứu tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam thế
kỷ XIX. Theo tác giả, thế kỷ XIX được chia thành hai giai đoạn đó là việc
thiết lập triều Nguyễn sau khi Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn và

giai đoạn tiếp theo được ghi dấu là từ năm 1858 đến khi thực dân Pháp mở
đầu cuộc chiến xâm lược nước ta, kết thúc vào năm 1896 với sự thất bại của
cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Thông qua công trình này tác giả cho
rằng các vua đầu triều Nguyễn đều là những người uyên thâm Nho giáo, có
công rất lớn trong việc đào tạo, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Do đó, ở thời kỳ này tầng lớp Nho học đã phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng. Cũng theo tác giả, khi nghiên cứu tiến trình lịch sử tư
tưởng Việt Nam thế kỷ XIX là tìm hiểu về những biến đổi hết sức quan
trọng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, cũng có một số điểm cần
chú ý như bước vào thế kỷ XVIII đã được đánh dấu bằng một bước tiến, một
sự phong phú tương đối của lịch sử tư tưởng Việt Nam so với các thế kỷ
trước, mặc dù sự tồn tại của nó ở giai đoạn này vẫn còn nằm trong khuôn
khổ hệ tư tưởng phong kiến.
Một số công trình như “Nho học và Nho học ở Việt Nam – một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” của GS. Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

17


Nội, năm 1997 thì lại có sự nhìn nhận một cách thẳng thắn đối với Nho giáo
triều Nguyễn, ông cũng phủ định sạch trơn những đóng góp của Nho giáo
triều Nguyễn và đưa ra nhận định: “Nho giáo triều Nguyễn là một tập đại thành
những tư tưởng duy tâm phản động trong lịch sử của Nho giáo”[85, tr.515]. Có
thể nói, khuynh hướng nghiên cứu này của tác giả theo các nhà nghiên cứu là
cách đánh giá được xem là sự nhìn nhận trái chiều của ông khi đề cập đến những
công lao, đóng góp của triều đại nhà Nguyễn về tư tưởng Nho giáo.
Bài viết “Vua Minh Mạng với tư tưởng “củng cố nền thống nhất quốc
gia” của tác giả Nguyễn Minh Tường, tạp chí Xưa và nay, số 286, tháng
6/2007. Theo tác giả, trong số những vị vua của triều đình nhà Nguyễn thì
Minh Mệnh là người thông minh, có tài cai trị hơn cả. Vì vậy, dưới sự trị vì

của Minh Mệnh thì nhà Nguyễn đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng
trên rất nhiều các lĩnh vực từ kinh tế, quân sự, văn hoá… và đây cũng chính là
giai đoạn triều đình phát triển mạnh mẽ nhất. Đến thời kỳ trị vì của vua Minh
Mệnh thì vấn đề củng cố nền thống nhất quốc gia trở nên hết sức cấp bách.
Trong đó, theo tác giả thì vấn đề toàn vẹn lãnh thổ được vua Minh Mệnh đặt
lên hàng đầu, đặc biệt những vùng đất ở biên cương, hải đảo xa xôi được ông
tăng cường xác lập chủ quyền.
Tác giả Bùi Huy Khiên với công trình “Những bài học từ hai cuộc cải
cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh”, Nxb.
Lao động, Hà Nội, năm 2011. Theo tác giả, giai đoạn lịch sử đó được đánh
dấu là từ khi vua Gia Long lên ngôi tới khi vua Minh Mệnh kế vị, đây chính
là kết quả của một quá trình nội chiến lâu dài, tình hình đất nước lâm vào một
cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bức tranh của xã hội Việt Nam được mô tả là
sau nhiều năm trải qua chiến tranh khốc liệt, diễn ra ở cả 2 miền Nam - Bắc
cho đến cuộc nội chiến đẫm máu Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi đến chiến
tranh giữa quân Tây Sơn với Nguyễn Ánh đã làm cho nền kinh tế đất nước
kiệt quệ, xã hội mất ổn định, kỷ cương lỏng lẻo, tổ chức bộ máy hành chính

18


các cấp không thống nhất, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, theo nhà nghiên
cứu Bùi Huy Khiên thì việc phải tiến hành cải cách hành chính đã làm cho bộ
máy hành chính mạnh lên đủ để quản lý một đất nước thống nhất, rộng lớn
cũng chính là một yêu cầu khách quan lúc bấy giờ.
Tương tự còn một số công trình như “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho
giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mạng” vào năm 2002 của Nguyễn
Hoài Văn và công trình “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” vào
năm 2011, Nxb. Đại học sư phạm do nhóm tác giả gồm Đỗ Thanh Bình,
Nguyễn Ngọc Cơ, Phan Ngọc Liễn biên soạn đã trình bày một số vấn đề về

công tác hành chính dưới triều vua Minh Mệnh. Các tác giả cũng chỉ ra cho
chúng ta thấy một cách tiếp cận mới về triều đại phong kiến cuối cùng của
Việt Nam. Công trình này có nhiều bài viết đã nghiên cứu trình bày tư tưởng
của vua Minh Mệnh ở nhiều khía cạnh tiếp cận hết sức khác nhau, do đó nó
cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công trình “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước
đến đầu thế kỷ XX” do PGS.TS. Doãn Chính chủ biên, Nxb Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, vào năm 2013. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ
thống và khái quát quá trình hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng
triết học Việt Nam trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh
quan, chính trị - xã hội và các đạo đức luân lý, qua các giai đoạn, qua các
thiền phái và qua từng nhà tư tưởng. Từ đó, làm nổi bật lên triết lý về đạo
làm người, khẳng định vai trò chủ thể của con người Việt Nam trước tự
nhiên, xã hội, trước tiến trình lịch sử và cuộc sống của chính mình. Đó là
tinh thần và ý chí độc lập dân tộc, là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần
đoàn kết, là ý chí kiên cường và lòng dũng cảm; là đức tính cần cù, sáng tạo,
là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình... đã tạo nên bản sắc, cốt cách
tinh thần của con người Việt Nam.

19


Ngoài ra còn có công trình “Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam” do tác giả Nguyễn Tài Đông chủ biên, được Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, Hà Nội, xuất bản vào năm 2016. Công trình này gồm có 5 chương,
trong đó chương 4 đề cập đến lịch sử triều Nguyễn. Tác giả đề cập đến lịch sử
Việt Nam từ giai đoạn sơ sử cho đến triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam được các tác giả khắc họa tạo nên bức tranh
sinh động đề cập trong tác phẩm này, tư tưởng của dân tộc tồn tại từ rất lâu
đời, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử. Bởi vì, quá trình hình

thành và phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với điều kiện lịch
sử và cơ cấu của xã hội Việt Nam. Do đó, đề cập đến vấn đề này theo tác giả
là một vấn đề mở, lĩnh vực nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng do đó có
rất nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Bài viết “Tìm hiểu tư tưởng trị nước của vua Minh Mạng” của tác giả
Phan Quốc Khánh, tạp chí Khoa học Chính trị số 4, năm 2004. Bài viết này,
tác giả cho rằng trong các vị vua triều Nguyễn thì vua Minh Mệnh là vị vua
anh minh nhất. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo tác giả thì
không thể phủ nhận rằng cách trị nước của ông có ít nhiều cũng đáng để
chúng ta tham khảo và rút ra trong việc quản lý xã hội. Cũng theo tác giả,
ngay từ khi lên ngôi Minh Mệnh đã thể hiện tư tưởng pháp trị. Ông đòi hỏi
khi luật đã ban hành thì phải thực hiện nghiêm minh. Bởi vì pháp luật mà
không được thực hiện nghiêm minh thì chẳng khác nào không có pháp luật.
Mặc dù thiên về Pháp trị nhưng Minh Mệnh tỏ ra không cực đoan như Hàn
Phi mà vẫn đề cao Nho giáo, xem trọng vai trò của đạo đức. Ông đã cho xây
dựng văn miếu để thờ Khổng Tử ở kinh đô Huế và các tỉnh, ban phát rất nhiều
sách kinh điển Nho giáo. Ngoài ra, Minh Mệnh rất ngưỡng mộ vua Lê Thánh
Tông và đã cố gắng trở thành một Lê Thánh Tông thứ hai, ông muốn xây
dựng một đất nước thịnh trị “quốc thái, dân an” nhưng lại không thành công
như ông mong muốn. Ông được đánh giá là ông vua anh minh nhất triều

20


×