Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học TÍNH SÁNG tạo của TRIẾT học mác GIÁ TRỊ và ý NGHĨA LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.74 KB, 26 trang )

2

MỞ ĐẦU
Triết học Mác, trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử tư tưởng nhân
loại, đã khẳng định mình với những đặc trưng rất riêng so với những trường
phái triết học khác trong lịch sử xét trên nhiều phương diện. Trong đó, tính
sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở tiền đề quan trọng để chủ nghĩa
Mác - Lênin nói chung, triết học Mác nói riêng trở thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong
thời đại mới.
Nghiên cứu triết học Mác nói chung, tính sáng tạo triết học Mác nói
riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn,
đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo. Nó là cơ sở để luận giải việc C.Mác đã
kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo di sản văn hoá nhân loại, nhất là
lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, gắn kết với thực tiễn đấu tranh cách mạng
của giai cấp vô sản toàn thế giới và những thành tựu mới của khoa học, gắn
kết hữu cơ chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng để tạo nên một học thuyết
cách mạng về giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Với tư cách một hệ thống lý luận chặt chẽ nhưng lại mang tính mở, triết
học Mác vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa cách mạng của nó trong
thời đại ngày nay, vẫn là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại
tiến bộ, là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta
trong công cuộc đổi mới đất nước.



3

NỘI DUNG
I. ĐIỀU KIỆN ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN
ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC MÁC


Triết học Mác ra đời là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học, là
một tất yếu lịch sử, một hiện tượng hợp quy luật. Nó là kết tinh của tất cả các
giá trị cao quí của tư duy nhân loại, đồng thời cũng dựa trên những tiền đề về
kinh tế - xã hội đạt được ở thời kỳ đó. Sự ra đời của triết học Mác là cuộc
cách mạng trong lịch sử triết học, nó dựa vào những tiền đề cơ bản.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của sự hình thành triết học Mác
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
trong điều kiện cách mạng công nghiệp: Vào giữa những năm 40 của thế
kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển mới. Sự ra
đời của chủ nghĩa tư bản như là một tất yếu, nó đạt được một số thành tựu
và trở thành hệ thống thống trị về mặt kinh tế ở nhiều nước Châu Âu. Sự
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa được củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh mẽ trên cơ sở vật chất kỹ thuật của chính mình, do đó nó đã thể hiện
rõ tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến. Nó phát triển
nhanh và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, thể hiện sự đơn giản hóa tạo
không gian thông thoáng và phá vỡ hàng rào của chế độ phong kiến. Tạo ra
môi trường cạnh tranh rất khốc liệt giúp con người phải rèn luyện, cạnh
tranh và phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp tư sản, trong quá
trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản
xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước
kia gộp lại” 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn
xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt. Của cải xã hội tăng
lên nhưng bất công xã hội lại tăng thêm, đối kháng xã hội thêm sâu sắc,
1

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.603.


4


những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những cuộc đấu tranh
giai cấp.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực
lượng chính trị - xã hội độc lập: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
ở các nước tư bản Tây Âu trong giai đoạn này còn mang tính tự phát, thiếu tổ
chức, do đó nhu cầu khách quan đặt ra là phải có một vũ khí lý luận sắc bén
phản ánh một cách khoa học quá trình vận động cách mạng của giai cấp công
nhân. Các học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng thời đó của Xanh
Ximông, Phuriê, Ôoen đã không phản ánh được lợi ích căn bản của cuộc đấu
tranh giai cấp của giai cấp công nhân vì sự nghiệp giải phóng giai cấp mình
và giải phóng quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột.
Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng: Triết học Mác đã xuất hiện
đúng lúc trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và sáng tạo những di sản tư tưởng của
triết học của loài người, biết phân tích đúng thực tiễn kết hợp với năng lực tư
duy của một nhà bác học, C.Mác đã cùng với Ph.Ăngghen xây dựng nên chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Triết học Mác ra đời
đã phản ánh đúng đắn lịch sử khách quan phong trào đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân toàn thế giới, cũng như nguyện vọng và lợi ích chân chính
của nó. Với sự ra đời của triết học Mác, giai cấp công nhân đã tìm thấy ở đó
sức mạnh và vũ khí tinh thần của mình, là một học thuyết khoa học dẫn dắt
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đi từ tự phát đến tự giác. Bên
cạnh triết học C.Mác còn có mối quan hệ hữu cơ với phong trào cách mạng
của công nhân, C.Mác nói: “triết học nhận thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật
chất và tinh thần của mình”.
1.2. Tiền đề lí luận của sự hình thành triết học Mác
Tiền đề về kinh tế - xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết cho sự ra
đời của triết học Mác. Song nó chỉ là tiền đề khách quan, nó chỉ đặt ra cho
nhu cầu lịch sử và tạo khả năng cho sự giải quyết nhu cầu đó. Nhưng nhu cầu



5

lịch sử không thể tự nó thực hiện và khả năng không tự hiện thực hóa và nó
cần có sự hoạt động của con người, của nhân tố chủ thể. Chủ thể ở đây không
chỉ là quần chúng nhân dân mà còn là cá nhân lỗi lạc, có tầm trí tuệ cao, đủ
sức nắm lấy và giải quyết những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của loài người
đặt ra. C.Mác và Ph.Ăngghen, như V.I.Lênin nhận xét, là những cá nhân như
thế. Sự ra đời của triết học Mác là sự kế thừa nền văn minh của nhân loại,
trực tiếp nhất là những trào lưu tư tưởng là và lý luận ở châu Âu thế kỷ XIX
như: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã
hội không tưởng Pháp. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những mặt tích cực
của hệ thống lý luận trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng một thế giới
quan triết học mới.
Triết học cổ điển Đức, với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và
Phoiơbắc đã có ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lý luận đến sự hình thành thế
giới quan duy vật biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học
Hêghen. Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm triết học Hêghen, các
ông vẫn đánh giá cao tư tưởng biện chứng của nó. Chính cái “hạt nhân hợp
lý” đó đã được C.Mác kế thừa bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây
dựng nên lý luận mới của phép biện chứng - phép biện chứng duy vật. Phép
biện chứng duy vật của C.Mác được hình thành dựa trên cơ sở chọn lọc có
phê phán phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen - một trong
những nhà triết học biện chứng duy tâm khách quan lớn nhất của lịch sử triết
học. C.Mác cho rằng: Dù triết học của Hêghen mang tính duy tâm thần bí,
nhưng ông là người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có hệ thống các
hình thức vận động chung của phép biện chứng.
Cùng với phép biện chứng duy tâm của Hêghen, trong chủ nghĩa duy
vật biện chứng của C.Mác còn có sự kế thừa và phát triển những quan điểm

duy vật về tự nhiên của Phoiơbắc - nhà dân chủ tư sản cấp tiến, đại biểu


6

sau cùng của triết học cổ điển Đức. Phoiơbắc là người có công bảo vệ và
phát triển quan điểm duy vật tự nhiên, đấu tranh chống tôn giáo. Đặc điểm
triết học duy vật của Phoiơbắc là lấy con người làm xuất phát điểm của
triết học, khuyết điểm lớn nhất trong triết học của ông là duy tâm về mặt xã
hội và không nhận thấy được những hạt nhân tích cực và hợp lý trong phép
biện chứng của Hêghen. Bản thân con người mà ông chọn làm trung tâm
nghiên cứu của triết học cũng chỉ là con người sinh học chứ không phải
con người xã hội.
Mặc dù trong triết học của Hêghen và Phoiơbắc còn có những hạn chế
nhất định, nhưng nhờ được C.Mác kế thừa và phát triển hợp lý mà phép biện
chứng duy tâm khách quan của Hêghen, chủ nghĩa duy vật về tự nhiên của
Phoiơbắc đã trở thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết
học Mác. Từ đó C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng nên học thuyết triết học
mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một
cách hữu cơ tạo thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, một mình thức mới,
một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.
Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với những khuynh hướng tiến bộ trong
sự phát triển của tư tưởng kinh tế tư sản đã được C.Mác đã tiếp thu, cải tạo và
phát triển trên lập trường của giai cấp vô sản, chỉ ra những quy luật kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa tư bản. Các đại biểu tiêu biểu là A.Smith và Đ.Ricácđô.
Theo C.Mác, A.Smith đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi, khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. A.Smith có
một linh cảm nhạy bén và thiên tài. Ông cảm thấy giá trị hàng hóa trong chủ
nghĩa tư bản có gì khác trong sản xuất giản đơn, nhưng ông chưa chỉ ra được
sự khác nhau là như thế nào vì ông chưa biết đến phạm trù giá cả. C.Mác cho

rằng linh cảm của A.Smith còn nằm trong bóng tối, song vẫn là một linh cảm
quý giá. Vì C.Mác đã ít nhiều sử dụng quan điểm lịch sử đó để xem xét các
phạm trù kinh tế.


7

Với Đ.Ricácđô, C.Mác khẳng định ông là người đã đưa kinh tế chính trị
tư sản cổ điển lên đến đỉnh cao và chấm dứt luôn tại đó. C.Mác đánh giá
Đ.Ricácđô là tiền bối trực tiếp của mình. Thế giới quan của Đ.Ricácđô duy
vật, máy móc và tự phát. Với thế giới quan đó, Đ.Ricácđô đã đưa ra quy luật
phân phối trong chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, cùng với sử dụng
phương pháp luận, Đ.Ricácđô đã sử dụng thành thạo phương pháp trừu tượng
hóa một cách thành thạo nhưng không triệt để. Bên cạnh đó, do bị ảnh hưởng
bởi thế giới quan tư sản và quan niệm phạm trù kinh tế của tư bản là vĩnh viễn
nên ông đã đồng nhất tư bản với hiện vật.
Như vậy, việc cải tạo có phê phán những gì có giá trị trong kinh tế chính
trị cổ điển Anh (đại biểu là Ađam Smit,Đa vit Ricácđô) có một vai trò to lớn
trong việc sáng tạo ra học thuyết kinh tế mác xít ấy thì không thể phát hiện ra
cơ sở vật chất của quá trình lịch sử xã hội, không thể sáng lập ra quan điểm
duy vật về lịch sử và không thể khắc phục được tính chất không triệt để của
chủ nghĩa duy vật trước Mác.
Cùng với triết học cổ điển Đức và kinh tế chính trị học cổ điển Anh thì
chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành thế giới quan duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen với các đại
biểu nổi bật là Xanh Ximông, Phuriê và Ôoen…
Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng muốn xây dựng một xã hội cộng
sản như kiểu một xã hội tồn tại hoàn toàn tách rời khỏi xã hội hiện thực,
muốn cảm hoá con người bằng tình thương để làm gương cho giai cấp tư sản.
Một “ốc đảo” mơ ước như vậy giữa trùng khơi của xã hội tư bản hoàn toàn là

điều không tưởng và không chóng thì chầy nó sẽ bị biển khơi hung dữ và bạo
tàn kia nhấn chìm, nuốt chửng. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
trong xã hội có đối kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực phát triển
trực tiếp của xã hội có giai cấp. Đấu tranh giai cấp tất nhiên dẫn đến chuyên
chính vô sản. Chuyên chính vô sản là tiếp tục đấu tranh giai cấp để xoá bỏ áp


8

bức bóc lột tiến tới xoá bỏ giai cấp, xây dựng một xã hội không còn giai cấp xã hội cộng sản văn minh. Nghiên cứu và phê phán tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tưởng đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen hiểu một cách duy vật biện
chứng về đời sống xã hội và dự báo được sự phát triển tương lai của hình thái
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Việc cải tạo có tính chất sáng tạo các học thuyết xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp thế kỷ XIX với các đại biểu như
Xanh Ximông, Phuriê và Ôoen... có vai trò quan trọng trong việc hình thành
triết học Mác, đặc biệt là quan điểm duy vật về lịch sử và những dự báo về
tương lai cộng sản chủ nghĩa.
1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên của sự hình thành triết học Mác
Sự ra đời của triết học Mác còn có tiền đề về khoa học tự nhiên. Khoa
học này đòi hỏi phải phương pháp nghiên cứu từ siêu hình máy móc sang
phương pháp biện chứng, nghĩa là trình bày sự phát triển của tự nhiên như
một quá trình vận động, liên hệ thống nhất.
Trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên vào đầu thế kỷ thứ XIX,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến ba phát minh lớn có ý nghĩa đối với sự hình
thành triết học duy vật biện chứng, đó là: Định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng, học thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Đácuynh.
Phát minh thứ nhất: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được
phát minh vào thời kỳ 1842-1845 bởi nhà vật lý học người Đức R.Mayer.
Định luật này đã chứng minh cho luận điểm: Vận động của vật chất là phổ

biến, các dạng vận động của vật chất đều chuyển hóa lẫn nhau; mọi vật đều
không tự sinh ra, không tự mất đi, mà chúng chỉ chuyển hóa từ dạng tồn tại
này sang dạng tồn tại khác. Phát minh này cho phép vạch ra được mối liên hệ
thống nhất giữa các hình thức vận động khác nhau của thế giới vật chất, rõ
ràng sự xuất hiện của phát minh này đã cung cấp cơ sở khoa học để bảo vệ
vững chắc cho sự tồn tại của quan điểm duy vật biện chứng về thế giới.


9

Phát minh thứ hai: Học thuyết về tế bào được phát minh vào những năm
30 của thế kỷ XIX. Nội dung học thuyết này khẳng định: Sự sống là sản phẩm
phát triển của bản thân giới tự nhiên; mọi cơ thể dù là động vật hay thực vật
đều được cấu tạo từ những đơn vị mang sự sống rất nhỏ gọi là tế bào; quá
trình không ngừng phân hóa và tăng trưởng của tế bào cũng là quá trình duy
trì và phát triển của mỗi cơ thể sống, làm cho cơ thể ngày càng hoàn thiện…
Như vậy học thuyết tế bào góp phần quan trọng vào việc khẳng định cơ sở
khoa học của sự thống nhất về mặt cấu tạo của các cơ thể động vật và thực
vật, đồng thời đã góp phần cho sự tồn tại và phát triển của sự sống. Phát minh
này chứng minh cho sự thống nhất, sự phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp của thế giới sinh vật.
Phát minh thứ ba: Thuyết tiến hóa của Đácuynh có vai trò to lớn đối với
quan niệm duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen. Đácuynh đã chứng minh được
rằng các loài đang tồn tại hiện nay được sinh ra từ các loài khác bằng con
đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn
mạnh rằng, cống hiến của Đácuynh đã góp phần xác định cơ sở khoa học của
tính biến dị và di truyền giữa các loài, vạch trần sự xuyên tạc của những quan
điểm duy tâm, tôn giáo và thần học xung quanh học thuyết về sự phát triển
của thực vật và động vật, giải thích tính chất biện chứng của sự phát triển
phong phú, đa dạng của giống loài trong thế giới tự nhiên hữu sinh. Sự hình

thành các khoa học tự nhiên mang tính lý luận như vậy đã làm cho triết học về
tự nhiên trước đây có tham vọng đóng vai trò “khoa học của các khoa học”
như Ph.Ăngghen không còn nữa.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử như một triết học phù hợp với sự phát triển của các khoa
học cụ thể (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), đồng thời trở thành thế
giới quan và phương pháp luận cho các khoa học đó. Như vậy sự xuất hiện
của chủ nghĩa Mác và triết học của nó không phải là ngẫu nhiên mà là một


10

hiện tượng hợp qui luật, như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và
thực tiễn, nó do những nguyên nhân kinh tế xã hội và sự phát triển của tư
tưởng nhân loại trước đó. Khi sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác đã góp phần vạch ra những qui luật
vận động chung nhất của giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nhờ khắc
phục được những thiếu sót cơ bản của triết học duy vật cũ mà triết học Mác
đã trang bị cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động công cụ khoa học để
nhận thức và cải tạo thế giới.
1.4. Nhân tố chủ quan của sự hình thành triết học Mác
Triết học Mác xuất hiện không chỉ là kết quả của sự vận động và phát
triển tất yếu từ các nhân tố có tính chất tiền đề khách quan về phương diện
kinh tế - xã hội, lý luận và khoa học tự nhiên như đã dẫn ở trên mà còn là
kết quả của sự vận động và phát triển của nhân tố chủ quan. Đó là thiên tài
của C.Mác và Ph.Ăngghen, lập trường giai cấp vô sản và tình bạn vĩ đại
của hai ông. V.I.Lênin chỉ rõ rằng: “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở
chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại
đã nêu ra”2.
C.Mác ngoài với tư cách là một nhà khoa học vĩ đại còn là một nhà

cách mạng nồng nhiệt. Ông coi khoa học trước hết là một động lực cách
mạng, triết học phải góp phần thúc đẩy sự nghiệp tổ chức phong trào công
nhân và cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản, dành thắng
lợi cho chủ nghĩa xã hội. Ông có một trí tuệ uyên bác đặc biệt, có sự nhạy
cảm chính trị và tầm nhìn rộng lớn bao quát mọi lĩnh vực và ở nhiều lĩnh vực
ông đã đưa ra được những kết luận thiên tài. C.Mác đã tìm được ở
Ph.Ăngghen một người cùng tư tưởng, một người bạn, người đồng chí trung
thành, người trợ lực gắn bó mật thiết trong sự nghiệp khoa học và đấu tranh
cách mạng. Nói về tình bạn vĩ đại này V.I.Lênin viết: “Giai cấp vô sản châu
2

V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.49.


11

Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác
học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất
trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”3.
Trước khi học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen xuất hiện phong trào
công nhân châu Âu còn mang tính chất tự phát, không có tổ chức. Giai cấp vô
sản chưa giác ngộ về địa vị thực sự của mình, chưa thấy con đường và biện
pháp đấu tranh đúng đắn chống áp bức bóc lột tư bản. Sống trong phong trào
công nhân được tận mắt chứng kiến sự bất công giữa ông chủ tư bản và người
lao động và thông cảm với họ nên C.Mác và Ph.Ăngghen đã đứng về phía
những người cùng khổ, đấu tranh không mệt mỏi vì lợi ích của họ, trang bị
cho họ một công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới với thiên tài khoa
học, lập trường giai cấp vô sản kiên định và tình bạn vĩ đại. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng trở thành
khoa học.

Tóm lại: Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như
một tất yếu lịch sử, không những vì nó là là sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất
là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp
lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÍNH SÁNG TẠO TRONG TRIẾT
HỌC MÁC - GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỰ
2.1. Nội dung cơ bản của tính sáng tạo trong triết học Mác
2.1.1. Sáng tạo ra sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy
vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và hình thức cao nhất của phép biện
chứng là phép biện chứng duy vật. Trong triết học mácxít, chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
3

V.I.Lênin: Toàn tập, tập 2, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.12.


12

Trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, chủ nghĩa duy
vật trước Mác đã đóng vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển của khoa học
trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm. Tuy nhiên trước
khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy
vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định
giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học
duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít.
Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng
trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy

vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất
phác, đúng như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây
thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng:
mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi,
mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và
tiêu vong"4
Ở thời kỳ Phục Hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát
triển về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ
nghĩa duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Nghĩa là chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng.
Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Nhưng Mác không
dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ XVIII mà đưa nó lên một trình độ cao
hơn bằng cách tiếp thu có phê phán những thành quả của triết học cổ điển
Đức, nhất là của hệ thống triết học Hêghen, với thành quả chủ yếu là phép
biện chứng, tức là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Tuy
nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy để sử
4

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.35.


13

dụng phép biện chứng đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo nó, đặt nó trên cơ
sở duy vật. Trong khi thực hiện phê phán ông nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm
duy vật của triết học Phoiơbắc. Song với tinh thần phê phán ông đã thấy
những mặt hạn chế, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi của
Phoiơbắc. Sự phê phán sâu rộng triết học Hêghen, việc khái quát kinh nghiệm
lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học

Phoiơbắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm triết học
của Mác.
Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen, cải
tạo chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc và phát triển tiếp chủ nghĩa duy vật, trên cơ
sở khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội giữa thế kỉ
XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo phép biện chứng duy vật hay chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Vì vậy để xây dựng triết học duy vật biện chứng
Mác đã phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ, siêu hình và cả phép biện chứng
duy tâm. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi hạn chế siêu hình và phép biện
chứng ra khỏi chủ nghĩa duy tâm. Mác đã tạo ra được sự thống nhất hữu cơ
giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng Mac xít là phép biện chứng
duy vật.
Như vậy, trong triết học Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu
cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu
bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt
trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp
biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy,
sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng
trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy
vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây
chính là bước phát triển sáng tạo trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen
thực hiện.


14

2.1.2. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự
phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa
duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự

nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy,
chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm
một cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực
xã hội, lịch sử, tinh thần.
Ngược lại, chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách duy vật,
khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần.
Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn
bị nhất. Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã khẳng định: “Triết học của
Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị” 5. Rằng, “chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận
khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện,
vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị” 6.
Như vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác là thành tựu vĩ
đại nhất của tư tưởng khoa học chặt chẽ thống nhất và hoàn chỉnh. Đây là một
trong hai phát kiến vĩ đại của Mác. Lần đầu tiên trong lịch sử C.Mác và
Ph.Ăngghen đã gắn tự nhiên với xã hội, và coi xã hội là một bộ phận của tự
nhiên, trước đó chưa có đại biểu nào có quan điểm đúng đắn ngay cả Phoi ơ
bắc khi đi nghiên cứu về xã hội lại rơi vào duy tâm thần bí.
C.Mác khẳng định giới tự nhiên là thân thể vô của con người, con người
sống bằng giới tự nhiên, đời sống thể xác và tinh thần của con người là gắn
liền khăng khít với giới tự nhiên, con người là một bộ phận của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, con người chỉ có thể trở thành con người đích thực khi nó được
5
6

V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.54
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.53


15


sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với
người, trong môi trường mà ở đó các yếu tố xã hội giữ vai trò quyết định. Xã
hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất. C.Mác đã xem xét một cách
toàn diện xã hội, đi nghiên cứu toàn diện tiến trình lịch sử và đi mổ sẻ xem
xét xã hội điển hình đó là chủ nghĩa tư bản. C.Mác đã cho rằng xã hội là một
bộ phận đặc biệt của tự nhiên, đồng thời với quá trình tiến hoá tiếp tục của tự
nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng
sự vận động , biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội, ở
mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội cơ bản đặc thù. Hình
thái kinh tế xã hội, được coi như những nấc thang của sự phát triển. Nền tảng
chung của các cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ sản xuất vật
chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người và người, trên đó sẽ hình thành
nên một thượng tầng kiến trúc phù hợp. Con người vừa là sản phẩm của tự
nhiên vừa là sản phẩm của xã hội, khẳng định nguồn gốc động lực của xã hội
là mâu thuẫn về kinh tế mà trực tiếp là đấu tranh giai cấp để giải quyết mâu
thuẫn xã hội và coi đó là động lực trực tiếp để phát triển xã hội. Học thuyết
hình thái kih tế xã hội là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và
cũng là một nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Mác. Học thuyết đó vạch rõ
những quy luật cơ bản của vận động xã hội, vạch ra phương pháp duy nhất
khoa học để giải thích lịch sử. Chính từ hiện thực mà nhận thấy rằng, sản xuất
vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất là hoạt động đặc
trưng riêng có của con người và của xã hội loài người. đó là quá trình hoạt
động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Theo Ph.Ăngghen:
“Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài
vật may mắn lắm chỉ hái lượm, trong khi con ngtười sản xuất”7.
Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, và sản
xuất ra bản thân con người. Ba quá trình này không tách biệt với nhau, trong
7


C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 34, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.241.


16

đó, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, và
xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. Để con
người sống và tồn tại, điều đơn giản là con người phải, có ăn, có mặc thì mới
nghĩ đến việc làm khác. Cũng từ những điều đó mà C.Mác thấy sự vận động
của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự vận động đó không theo ý muốn
chủ quan của con người.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải quyết hàng loạt khái niệm như cách mạng
xã hội, lực lượng cách mạng, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, vấn đề con người… theo lập trường duy
vật. Chỉ khi triết học Mác ra đời thì các khoa học nhân văn mới thực sự ra
đời. Chủ nghĩa Mác ra đời, đã thực sự đưa chủ nghĩa duy tâm ra khỏi căn hầm
trú ngụ cuối cùng của mình.
Như vậy, với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ
nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới
trong nghiên cứu xã hội, lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận
động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so sánh phát minh
này của C.Mác như phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống
như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra
quy luật phát triển của lịch sử loài người” 8. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của
C.Mác “chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một
hình thức tổ chức xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình
thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã
nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến” 9. Về bản chất, chủ nghĩa duy
vật lịch sử của C.Mác - quan niệm duy vật về lịch sử - cũng là chủ nghĩa duy

vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử - lĩnh
8
9

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.449.
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.53.


17

vực hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho
C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu được
sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội tư bản
chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại
nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.
2.1.3. Sáng tạo ra sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học,
lý luận và thực tiễn
Một là: sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính
khoa học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới
thì tính cách mạng càng cao, càng triệt để. Thể hiện thế giới quan của giai cấp
tư sản cách mạng, tạo nên sự thống nhất tính cách mạng với tính khoa học,
thống nhất hệ tư tưởng với lý luận khoa học trong triết học Mác.
Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của
học thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử
của giai cấp vô sản. Triết học Mác đã chứng minh, bằng sức mạnh của
phương pháp biện chứng, sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ
nghĩa là một tất yếu lịch sử. “Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã
chỉ cho giai cấp vô sản con đường phải theo để thoát khỏi chế độ nô lệ về tinh

thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay”.
Triệt học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là
vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai.
Triết học mácxít là thế giới quan của giai cấp công nhân - giai cấp tiến
bộ và cách mạng của thời đại. Lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi
ích của nhân dân lao động. Cho nên với triết học Mác ra đời lần đầu tiên trong
lịch sử, nhân dân lao động có thế giới quan thực sự của mình. Đó là thế giới
quan khoa học và cách mạng, là vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu tranh giải


18

phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân dân loại khỏi
một áp bức và bóc lột. V.I.Lênin viết “Triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật
triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công
nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”10.
Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng mang đặc tính bản
chất bên trong là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng.
V.I.Lênin viết “sự hấp dẫn không gì cưỡng nổi đã lôi cuốn những người xã
hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ở chổ nó kết hợp
tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã
hội) với tinh thần cách mạng và kết hợp không phải một cách ngẫu nhiên,
không phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy đã kết bên trong bản thân
mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng mà là kết hợp
trong chính bản thân lý luận ấy một sự kết hợp nội tại và khăng khít”11.
Triết học Mác là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, một hệ tư tưởng đã
được luận chứng bằng lý luận khoa học, phản ánh những qui luật phát triển
khách quan của lịch sử. Vì vậy nó là hệ tư tưởng khoa học chứa đựng sự
thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học, giữa tính thực tiễn và tính lý luận.
Nhờ đó, triết học Mác mang sức mạnh cải tạo thế giới bằng cách mạng và

không đội trời chung với chủ nghĩa chủ quan duy ý chí cũng như chủ nghĩa
giáo điều, bảo thủ. Luận điểm đó của Mác nói lên thực tế cũng như vai trò xã
hội của triết học Mác, chỉ rõ lý do tồn tại và phương hướng phát triển của nó.
Hai là: sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu chúng ta thấy rằng chủ nghĩa duy tâm tôn
giáo không thể có khoa học được. Lịch sử đã chứng minh, các nhà triết học
trước đây chưa thấy rõ mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận gắn bó với
nhau. Phạm trù thực tiễn là cái rất mới, ngay khi đi nghiên cứu về tự nhiên thì
10
11

V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.54.
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 1, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.421.


19

Phoiơbắc là nhà duy vật triệt để, còn nghiên cứu trên lĩnh vực xã hội thì
ông lại là nhà triết học duy tâm, ông cho rằng sự vận động phát triển của xã
hội, là do sự vận động phát triển của tôn giáo, chỉ cần thay thế tôn giáo
đang có bằng tôn giáo tình yêu. Còn hoạt động thực tiễn chỉ là hoạt động
con buôn bẩn thửu mà thôi. Chính trong hoạt động thực tiễn, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chuyển đổi lập trường từ duy tâm sang duy vật, từ dân chủ
cách mạng sang người cộng sản. Các nhà duy vật trước C.Mác đã có công
lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Tuy nhiên, lý luận của họ
còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó hạn chế lớn nhất là không thấy được
vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức,do đó chủ nghĩa duy vật
của họ mang tính trực quan. C.Mác đã chỉ rõ rằng “khuyết điểm chủ yếu, từ
trước đến nay, của mọi chủ nghĩa duy vật kể cả chủ nghĩa duy vật của

Phoiơbắc, là không thấy được vai trò của thực tiễn” 12. Có một số nhà triết
học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động
của con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần,
chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính
của con người. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn,
khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực
tiễn vào lý luận, hai ông đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng
trong lý luận nói chung và trong nhận thức nói riêng.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu con vật
chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới
bên ngoài, thì con mgười, nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích,
có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình,
thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới.
12

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.9.


20

Con mgười không thể thoả mãnvới những gì tự nhiên cung cấp cho mình
dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật
chất để nuôi sống mình. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức, thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực chủ yếu
và trực tiếp của nhận thức. Ph.Ăngghen khẳng định “…chính việc người ta
biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách
giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người,
và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến
tự nhiên”13.

Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà
bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới
mà nhận thức của con người được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động
thực tiễn con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những
thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Trong quá
trình hoạt động thực tiễn biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả
bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Chính
vì vậy con người ngày càng đi sau vào nhận thức thế giới khám phá những bí
mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức phải quay về phục vụ thực
tiễn. Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận khoa học
chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực
tiễn. Thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý, mọi vấn đề đều bắt nguồn từ
thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm nếu không phù hợp với thực tiễn thì
lý luận cũng chỉ là lý luận xưông mà thôi. Ngày nay,trong công cuộc đổi mới
của đất nước chúng ta đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi việc
gắn lý luận với thực tiễn là yêu cầu hết sức bức thiết, đòi hoỉ lý luận phải đi
sâu nghiên để đáp ứng những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra.
13

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.720.


21

2.1. Giá trị và ý nghĩa lịch sử của tính sáng tạo trongtriết học Mác
Là sản phẩm hợp tư tưởng lý luận nhân loại, triết học Mác với tính sáng
tạo ra đời được đánh giá là đỉnh cao của tư duy triết học nhân loại. Chúng có
vị trí và ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử triết học chủ nghĩa duy vật đã được

giải phóng khỏi tư duy siêu hình, thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện
chứng. Giải phóng phép biện chứng khỏi tính siêu hình, bảo thủ của nó, đem
chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội xây dựng nên chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Lần đầu tiên phong trào công nhân có được lý luận cách mạng
thực sự là công cụ nhận thức vĩ đại.
Hai là, với quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác đã vạch ra được
quy luật phát triển của xã hội, đem lại “chìa khóa” để nhận thức một cách
khoa học toàn bộ tiến trình lịch sử và phân chia một cách thật sự khoa học các
thời kỳ trong lịch sử; chấm dứt sự thống trị của quan điểm duy tâm, tôn giáo
về vai trò sáng tạo của Chúa trời, Thượng đế.
Ba là, trang bị cho chúng ta thế giới quan phương pháp luận đúng đắn
trong xem xét và đánh giá thời cuộc, đánh giá tình hình hiện nay. Thấy rõ sự
cần thiết của việc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định
lập trường duy vật biện chứng, không xa rời các nguyên tắc mác xít, tôn trọng
quy luật khách quan.
Tuy nhiên, triết học Mác không phải là một đơn thuốc vạn năng chứa sẵn
cách giải quyết mọi vấn đề trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn. Chính vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi
hỏi mỗi chúng ta cần phát huy trí tuệ, nâng cao khả năng nhận thức cả về tri
thức lẫn kinh nghiệm trong cuộc sống đặt ra. Trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn, chứng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm, hoặc là xem
nhẹ thường triết học và do đó sa vào tình trạng mò mẫm, đễ bằng lòng với
những biện pháp ccụ thể nhất thời,đi đến mất phương hướng, thiếu nhìn xa


22

trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác, hoặc là tuyệt đối hoá
vai trò của triết học và do đó sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách
máy móc những nguyên lý, những quy luật chung vào từng trường hợp riêng

mà khôngtính đến tình hình cụ thể trong từng trường hợp riêng và kết quả là
dễ bị vấp ngã, thất bại.
Từ tiếp thu nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo vào con đường cách mạng và giải phóng dân tộc ở nước ta,
đã trực tiếp cùng toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
và chủ nghĩa đế quốc, và các thế lực thù địch đưa nước ta đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch đang tìm mọi cách chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đặc
biệt là việt nam chúng ta là một trọng điểm. Đảng và nhân dân ta lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam
cho hành động cách mạng. Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mặc
dù để thực hiện được mục tiêu đó không phải một sớm một chiều, mà đây là
quá trình đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Sau hơn 20 năm đổi mới của đất
nước chúng ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, tình hình kinh tế có bước
phát triển mạnh, an ninh quốc phòng ổn định, chính trị xã hội được giữ vững,
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, quan hệ đối ngoại dược mở rộng. Tuy nhiên
chúng ta cũng có những thách thức đó là những nguy cơ mà Đảng ta nhận
định tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, diễn biến hoà
bình, tệ quan liêu, tham nhũng. Những vấn đề đó đang là trở lực con đường
xây dựng của nước ta, cần phải nhận dạng rõ âm mưu của kẻ thù tránh bị bất
ngờ trước những diễn biến xảy ra. Với quan điểm thực hiện nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy nền kinh
tế năng động, tuy nhiên phải chấp hành đúng pháp luật. Thường xuyên đổi
mới xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là then chốt, phát huy và giữ vững
nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng lực lượng vũ trang


23

nhân dân chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại nhằm đẩy lùi những nguy cơ

và những thách thức đặt ra.
Là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc, đấu tranh chống thế lực thù địch, chống
tệ tham nhũng, quan liêu, đòi hỏi chúng ta cần thấm nhuần lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thường xuyên bổ sung vào kho tàng lý
luận, vận dụng đúng đắn vào thực tiễn của đất nước, luôn luôn đấu tranh trước
những sự chống phá của kẻ thù và các thế lực chống khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, chống con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Luôn được xây
dựng vững mạnh về mọi mặt cả về chính trị ,quân sự , khoa học kỹ thuật, luôn
giáo dục bản lĩnh chính trị vững vàng cho mọi quân nhân, quán triệt quan
điểm chủ nghĩa duy vật mác xít, phát triển kinh tế, gắn đi đôi xây dựng tiềm
lực quân sự mạnh, chủ động xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng lực
lượng vũ trang đủ mạnh để chống lại sự chống phá đáp ứng các tình huống
đặt ra. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ
từng bước hiện đại.


24

KẾT LUẬN
Sự ra đời và phát triển của triết học Mác là kết quả hoạt động nghiên cứu
khoa học công phu và sáng tạo của C.Mác và Ph.Ăngghen. Lịch sử hình
thành, phát triển của triết học Mác cho thấy đây chính là một học thuyết triết
học chân chính khoa học đó và đang phát triển giữa dòng văn minh nhân loại,
gắn với thực tiễn sinh động của phong trào công nhân. Sáng tạo chính là đặc
trưng chủ yếu ngay trong bản chất của triết học Mác - một học thuyết phản
ánh thế giới vật chất luôn luôn vận động phát triển.
Triết học Mác là một hệ thống mở luôn luôn được bổ sung, phát triển bởi
những thành tựu khoa học và thực tiễn. Không được coi những nguyên lý triết
học Mác là những giáo điều, mà chỉ là kim chỉ nam cho nhận thức và hành

động, cần phải vận dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh
cụ thể.
Hiện nay, do bối cảnh lịch sử quy định và do những biến cố hiện thời
của lịch sử nhân loại, một số luận điểm, quan niệm nào đó của C.Mác đã trở
nên không còn thích hợp với điều kiện lịch sử mới, song không phải vì thế mà
triết học Mác mất đi ý nghĩa thời đại của nó. Bản chất cách mạng và tính khoa
học của nó vẫn mãi trường tồn với lịch sử nhân loại, vẫn là cơ sở nền tảng để
có thể khẳng định “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính nguyên
tắc số một” đối với chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước.
Bản thân là một học viên chuyên ngành triết học đang học tập, nghiên
cứu ở trình độ thạc sỹ, trong nghiên cứu triết học Mác, đặc biệt là tính sáng
tạo của triết học Mác, chúng ta phải nhận thức rằng các yếu tố sáng tạo của
C.Mác và Ph.Ăngghen là đỉnh cao của tư duy triết học nhân loại. Đây là sự
sáng tạo có sự kế thừa, sự chọn lọc những tinh hoa của tư duy triết học nhân
loại. Là người giảng viên phải có nhận thức đúng đắn, đánh giá đúng các yếu
tố sáng tạo của triết học Mác. Tránh đánh giá một cách chung chung, hời hợt,
phiến diện một chiều dẫn đến phê phán thiếu cơ sơ khoa học. Tư duy của


25

những người làm công tác sư phạm đòi hỏi có sự mô phạm một cách khái
quát, chính xác đánh giá một cách công bằng đối với từng giai đoạn lịch sử,
tạo sức hút cho người học sau này.
Trong giảng dạy và học tập muốn có kết quả tốt nhất, bản thân mỗi
người phải nắm vững quan điểm sáng tạo của triết học Mác. Ứng với mỗi đối
tượng giảng dạy khác nhau, cần có cách vận dụng và liên hệ khác hhau. Để
làm được điều đó, phải tăng cường tích luỹ tri thức, kinh nghiệm, có khả năng
phán đoán cao, khả năng tưu duy trừu tượng lớn, có cách nhìn, cách tổng hợp,
khái quát hoá gắn lý luận vào thực tiễn sinh động. Chính từ ý nghĩa đó người

học, người làm công tác giảng dạy sau này để có khả năng tư duy khoa học,
tư duy biện chứng cao phải có quá trình tích luỹ kiến thức, thông qua các giai
đoạn nhận thức, chống tư tưởng nóng vội đốt cháy giai đoạn, tăng cường học
hỏi, tích luỹ kiến thức khoa học của nhận loại, tính luỹ kinh nghiệm trong
thực tiễn giảng dạy là con đường đúng đắn nhất để cũng cố, hoàn thiện
phương pháp tư duy khoa học nâng cao chất lượng giảng dạy sau này.


26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
2. Đ.Benxaiđơ, Mác - người vượt trước thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1998.
3. Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003.
4. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.
5. GS.TS Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): Thời đại chúng ta và sức sống của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
6. Bùi Thanh Quất, Lịch sử triết học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.
7. GS, TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Văn Vui (đồng chủ
biên), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2006.
8. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội, Khoa
Triết học, Tập bài giảng triết học Mác - Lênin, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000.
9. Ngô Đức Thịnh, Giáo trình triết học Mác - Lênin, NXB. Chính trị
Hành chính, Hà Nội, 2009.
10. PGS, TS. Đoàn Quang Thọ (chủ biên), Giáo trình triết học, Nxb. Lý

luận Chính trị, Hà Nội, 2006.
11. Tổng cục Chính trị, Giáo trình lịch sử triết học, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2014.
12. Tổng cục Chính trị, Lịch sử triết học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2003.


×