Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án tự chọn Hóa học 10 tiết 5: Cấu hình electron

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.04 KB, 3 trang )

CẤU HÌNH ELECTRON

Tự chọn 5
? Ngày soạn: 21/09/2014
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
Củng cố cho HS các kiến thức:
- Thành phần cấu tạo nguyên tử. Những đặc trưng của nguyên tử.
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Sự phân bố electron trên các phân lớp theo thứ tự lớp. Đặc
điểm của lớp electron ngoài cùng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo của nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử để làm
bài tập về cấu tạo nguyên tử.
- Vận dụng các nguyên lí, quy tắc để viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố. Dựa vào đặc điểm lớp
electron ngoài cùng để phân loại các nguyên tố kim lọai, phi kim, khí hiếm.
3. Phát triển năng lực :
- Năng lực tổng hợp kiến thức
- Năng lực giải giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực suy luận , tư duy, vận dụng
- Năng lực tính toán ( chuẩn bị bài tập )
4.Thái độ:
- Cẩn thận khi làm bài tập.
- Làm việc theo nhóm kết hợp với độc lập suy nghĩ.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Hệ thống lý thuyết và bài tập.
- HS: xem lại lý thuyết đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Đàm thoại vấn đáp, làm việc theo nhóm
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Kiến thức cơ bản
1. Thứ tự sắp xếp các mức năng lượng theo các lớp và phân lớp?
* Trong nguyên tử các electron chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao theo dãy: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d


5p 6s …
HS:- Lập dãy ô số :
1s
2s2p 3s3p 4s4p3d 5s4d5p 6s4f5d6p 7s5f6d7p
* Để nhớ ta dùng quy tắc Klechkowsky:
1s
2s
2p
3s
3p
3d
4s
4p
4d
4f
5s
5p
5d
5f…
6s
6p
6d
6f…
7s
7p
7d
7f…
2. Cách viết cấu hình electron?
GV: lưư ý HS: Khi viết cấu hình electron trong nguyên tử của các nguyên tố.
Đối với 20 nguyên tố đầu cấu hình electron phù hợp với thứ tự mức năng lượng.

VD : 19K cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.
Đối với nguyên tử thứ 21 trở đi cấu hình electron không trùng mức năng lượng, nên mức năng lượng 3d lớn hơn
4s.
Ví dụ : 26Fe : Mức năng lượng : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6.
Cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
Cấu hình electron của một số nguyên tố như Cu, Cr, Pd …có ngoại lệ đối với sự sắp xếp electron lớp ngoài cùng,
vì để cấu hình electron bền nhất.
VD : Cu có Z = 29 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. (đáng lẽ 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2, nhưng e ngoài cùng nhảy vào
lớp trong để có mức bão hòa và mức bán bão hòa).


3. Cách xác định nguyên tố là phi kim hay kim loại?
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng là kim loại (trừ nguyên tố H, He, B).
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng là phi kim.
- Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm.
- Các ngtử có 4 electron lớp ngoài cùng nếu ở chu kỳ nhỏ là phi kim, ở chu kỳ lớn là kim loại
HĐ2: Vận dụng làm bài tập sau:
Bài 1: Viết cấu hình e ngtử của từng ngtố sau Z = 20, Z = 28, Z = 30, Z = 40, Z = 48.
Chia bảng và gọi 5 HS lên bảng
HS1: a/ Z = 20
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
HS4: d/ Z = 40
HS2: b/ Z = 28
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d2 5s2
2
2
6
2
6
8

2
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
HS5: e/ Z = 48
HS3: c/ Z = 30
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d10 5s2
2
2
6
2
6
10
2
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
- GV gọi HS khác nhận xét, sừa sai và cho điểm.
Bài 2: Hãy viết cấu hình e của 2 ngtố sau Z = 10, Z = 18 và cho biết đặc điểm của e lớp ngoài cùng?
Goi 2 H lên bảng
HS2: Z = 18
HS1: Z = 10, 1s2 2s2 2p6
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Số e lớp ngoài cùng là 8e
Số e lớp ngoài cùng là 8e
- GV gọi HS khác nhận xét, sừa sai và cho điểm.
HĐ3:
Bài 3: Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tố có lớp ngoài cùng là :
2s22p3 ; 2s22p6 ; 3s23p1 ; 3s23p6
Bài 4: Nguyên tử của nguyên tố X sau khi nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng tạo ra cation X +. Cation X+ có
cấu hình electron là 1s22s22p6
a) X có bao nhiêu electron?
b) Viết cấu hình electron của X
- Chia bảng và gọi 2 HS lên bảng

HS tự giải các bài tập này dựa vào thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
- GV gọi HS khác nhận xét, sừa sai và cho điểm.
BTVN:
Bài 1. Cho biết cấu hình e của các nguyên tố sau:
1s2 2s2 2p6 3s1 ; 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ; 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ; 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a)
b)
c)
d)

Gọi tên các nguyên tố.?
Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất?
Có thể xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó được không? Vì sao?

Bài 2. Biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các ngtử sau lần lượt là 3p1; 3d5; 4p3; 5s2; 4p6
a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử.
b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu?
c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích?
Bài 3. Cho các nguyên tử và ion sau:
Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p.
Nguyên tử B có 12 e.
Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp N.
Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 6s1.
Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng 1/2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p
là 6 hạt.


a) Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E.
b) Biểu diễn cấu tạo nguyên tử.

c) Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?
d) Tính chất hóa học cơ bản của chúng?
Bài 4. Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy viết
cấu hình e và cho biết tên của chúng.
ĐS: 16 S, 17 Cl, 18 Ar
Bài 5. Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của hai phân lớp là 5 và hiệu
số e của hai phân lớp là 3.
a) Viết cấu hình e của chúng, xác định số hiệu nguyên tử, tìm tên nguyên tố.
b) Hai nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvC. Tính số n và số
32
39
khối mỗi nguyên tử.
ĐS: 16 S ; 19 K
Bài 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 21.
a) Hãy xác định tên nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Tính tổng số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó



×