Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án tự chọn Hóa học 10 tiết 6: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.5 KB, 2 trang )

Tự chọn 6

BẢNG TUẦN HOÀN

? Ngày soạn : 27/09/2014
Ngày dạy :…………….

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
2.Kĩ năng:
Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.
3. Phát triển năng lực :
- Năng lực tổng hợp kiến thức
- Năng lực giải giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực suy luận , tư duy, vận dụng
4.Thái độ: Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ ô nguyên tố Na. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- HS: BTH các nguyên tố hoá học. Ôn lai cách viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh.
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
HĐ1: Cấu tạo BTH:
? Thế nào là ô ngtố? chu kì ? nhóm ngtố? Phân biệt nhóm A và nhóm B?Cách xác định STT nhóm A, nhóm B.
HS: a/ Ô nguyên tố: Mỗi ngtố được xếp vào 1 ô của bảng được gọi là ô ngtố.
b/ Chu kì: Chu kì là dãy các ngtố mà ngtử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều điện tích hạt
nhân tăng dần.


c/ Nhóm nguyên tố:
- Nhóm ngtố là tập hợp các ngtố mà ngtử có cấu hình e tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và
được xếp thành 1 cột.
+ Nhóm A bao gồm các ngtố s và p. STT của nhóm bằng với số e lớp ngoài cùng.
+ Nhóm B bao gồm các ngtố d và f.
Vận dụng làm bài tập sau:
- Yêu cầu HS đọc đề và chọn câu trả lời đúng.
Bài 1:
Nguyên tố X ở ô số 37. X ở chu kì nào , nhóm nào trong BTH?
A. Chu kì 3 nhóm IA. B. Chu kì 4 nhóm IA.
C. Chu kì 5 nhóm IA. D. Chu kì 4 nhóm IIA.
- GV gọi 1 hs nhận xét.: Thang nămg lượng : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s1.
Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 5s1. � Chọn đáp án C
Bài 2:
Một nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VIIB, vậy cấu hình e ngtử của ngtố này là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
- Yêu cầu hs đọc đề và chọn đáp án đúng?
Chọn đáp án D.
HĐ2:
Bài 3: Các nguyên tố C, N thuộc chu kì 2. Hỏi nguyên tố C, N có mấy lớp electron ? Lớp ngoài cùng là lớp nào ?
GV: Hướng dẫn HS trả lời dựa vào mối quan hệ số lớp electron và chu kì.
HS: Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e, các nguyên tố này thuộc chu kì 2 vậy chúng đều có hai lớp e và lớp ngoài
cùng là lớp thứ 2 (hay lớp L)
Bài 4: Nguyên tử R thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hỏi R có bao nhiêu electron ? Electron ngoài
cùng nằm ở lớp thứ mấy ?
GV: Cho HS nhắc lại mối tương quan giữa số chu kì và số lớp e.
Mối quan hệ giữa số e ngoài cùng và số thứ tự của nhóm



HS: R thuộc chu kì 3 vậy có ba lớp e
R thuộc nhóm VA vậy có 5 e lớp ngoài cùng
Cấu hình e của R 1s22s22p63s23p3
BTVN:
1) Một nguyên tố thuộc chu kì 3 và các nguyên tố thuộc nhóm IIIA trong BTH.
a/ Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng?
b/ Các e ở lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy?
c/ Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố đó?
2) A là nguyên tố thuộc chu kì 3. Hợp chất X nên từ nguyên tố A và Cacbon có chứa 25% cacbon về khối lượng.
Phân tử khối của X là 144. Định tên A.



×