Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Ôn thi công chức CHỦ đề bản THÂN 1 lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.81 KB, 30 trang )

CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
(4 tuần: Từ 17/10 đến 11/11/2016)
A. Mục Tiêu
I. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng – Sức khoẻ:
-Trẻ biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Trẻ nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân răng miệng
và quần áo sạch sẽ là có lợi ích cho sức khỏe.
- Trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và
sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ biết ích lợi 4 nhóm thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đủ chất, đúng giờ,
và có ý thức vệ sinh trong ăn uống.
* Vận động cơ bản
- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân: lăn và bắt
bóng với cô, đập và bắt bóng, tung và bắt bóng, chạy thay đổi hướng theo đường
dích dắc.
II. Phát triển nhận thức
- Trẻ có một số hiểu biết về tác dụng của các bộ phận trên cơ thể, cách giữ gìn
vệ sinh và chăm sóc các bộ phận đó Khơi gợi ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết,
có một số kiến thức sơ đẳng về các thông tin bản thân (Tên, tuổi, giới tính,
sở thích và hình dáng bên ngoài của cơ thể: Kiểu tóc, màu da, cao, thấp, béo
gầy…)
- Trẻ biết cơ thể con người có năm giác quan, tác dụng của từng giác quan,
hiểu sự cần thiết của việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh.
- Trẻ biết sử dụng đúng một số từ chỉ phương hướng và kích thước: Nhận biết
1 và nhiều, nhận biết phân biệt dài ngắn, xếp tương ứng 1-1, nhận biết tay
phải, tay trái của bản thân.
- Trẻ nhận ra ký hiệu của bản thân, biết các quy định chung của tập thể.
III. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết sử dụng các từ, câu nói đơn giản để kể về bản thân, về sở thích của


mình.
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người.
- Trẻ biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với mọi người qua cử
chỉ, điệu bộ lời nói.
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung câu chuyện.
IV. Phát triển tình cảm- Xã hội
- Trẻ biết tiếp nhận và cảm nhận tình cảm, cảm xúc khác nhau của bản thân.
Thích giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Trẻ biết làm theo các yêu cầu của người lớn và quy định của gia đình, trườn
lớp. Biết cách ứng sử với bạn bè, người lớn phù hợp với giới tính của mình.
V. Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc trước những tác phẩm nghệ thuật gần gũi
- Trẻ biết kết hợp tay mắt trong hoạt động nghệ thuật tạo hình.


- Trẻ tham gia các hoạt động vận động, thuộc một số bài hát về chủ đề bản
thân.
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.


B. MẠNG NỘI DUNG:

Bé có đáng yêu không?
- Trẻ biết lăn và bắt bong với cô đúng kỷ
thuật
- Trẻ biết một số đặc điểm cá nhân: họ
tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật...
- Thuộc và hiểu nội dung bài thơ: “ đôi
mắt của em”

- Trẻ biết phân biệt 1 và nhiều.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái
“e”
- Trẻ biết dùng màu để tô tranh bạn trai,
bạn gái đúng giới tính của mình.
- đúng giai điệu bài hát
- Trẻ thuộc và hát
“ mừng sinh nhật”

Bé lớn lên như thế nào
- Trẻ biết đập và bắt bong đúng phương
pháp
- Trẻ biết trên mặt mình có mắt mũi,
miệng...và tác dụng của từng bộ phận đó,
cách giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể.
- Hiểu nội dung câu chuyện: “ gấu con bị
đau răng”
- Trẻ biết phân biệt dài ngắn.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái
“ê”
- Trẻ biết dùng màu để in hình bàn tay của
mình.
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát “
Hãy xoay nào”

BẢN THÂN

Bé biết giữ gìn vệ sinh cá
nhận và môi trường
- Trẻ biết tung và bắt bóng

đúng phương pháp.
- Trẻ biết nhờ ăn uống đủ chất,
tập luyện thể dục, vệ sinh tốt...
cơ thể mới được khỏe mạnh.
- Trẻ hiểu và thuộc bài thơ “ đi
nắng”
- Trẻ biết xếp tương ứng 1-1.
- Trẻ nhận biết và đọc đúng
chữ cái “u”
- Trẻ biết dùng dùng các kỹ
năng lăn dọc gắn ghép để nặn
chiếc vồng màu.
- Trẻ biết vận động theo bài hát
“ nào chúng ta cùng tập thẻ
dục”

Bé thích nhất là gì?
- Trẻ biết chạy thay đổi
hướng đúng kỷ thuật
- Trẻ biết kể những món ăn
mình thích, biết các chất
dinh dưỡng có trong món
ăn.
- Nghe và hiểu nội dung
câu chuyện: “Bé Minh
Quân dũng cảm”
- Trẻ nhận biết tay phải tay
trái của bản thân.
- Trẻ nhận biết và phát âm
đúng chữ cái “ư”

- Trẻ thuộc và hát đúng
giai điệu bài hát “Tay thơn
tay ngoan”


C. MẠNG HOẠT ĐỘNG

- Trẻ phân biệt điểm giống và
khác nhau của mình và người
khác
- Trò chơi: bán hàng, xây khu
vui chơi, tô màu bạn trai, bạn
gái,....
- Biết chơi các trò chơi đúng,
hứng thú tham gia chơi cùng bạn

Khám phá khoa học:
- Bé là ai
- Cơ thể của bé
- Bé ăn gì để lớn lên và khỏe mạnh
- Bé làm gì để tự bảo vệ mình.
Toán:
- Nhận biết 1 và nhiều
- Nhận biết phân biệt dài ngắn
- Xếp tương ứng 1-1
- Nhận biết tay phải tay trái của bản
thân
Phát triển
nhận thức


Phát triển
TCXH

BẢN THÂN
Phát triển
ngôn ngữ
Văn học
- Thơ: Đôi mắt của em
- Truyện: Gấu con bị đau
răng.
- Thơ: Đi nắng
- Truyện: Bé Minh Quân
dũng cảm.
Chữ cái
- Nhận biết và phát âm
chữ cái e
- Nhận biết và phát âm
chữ cái ê
- Nhận biết và phát âm
chữ cái u
- Nhận biết và phát âm
chữ cái ư

Phát triển
thẩm mỹ
Tạo hình
- Tô màu bạn trai
bạn gái
- In và tô màu bàn
tay của bé

- Nặn chiếc vồng
màu
- Vẽ theo ý thích
Âm nhạc
- DH: mừng sinh nhật
- DH: Hãy xoay nào
- DH: Nào chúng ta
cùng tập thể dục
- DVĐ: Tay thơm tay
C
ngoan

Phát triển
thể chất
Dinh dưỡng-sức khoẻ
- Trẻ biết ích lợi 4
nhóm thực phẩm và
lợi ích của việc ăn
uống đủ chất, đúng
giờ, và có ý thức vệ
sinh trong ăn uống.
*Thể dục
- Lăn và bắt bóng với

- Đập và bắt bóng
- Tung và bắt bóng
- Chạy thay đổi hướng
theo đường dích dắc



Chủ đề: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Bé có đáng yêu không?
Tuần/thứ
Thời điểm
Đón trẻ,
TD sáng

Thời gian thực hiện: 1 tuần
( Từ ngày 17/10 đến ngày 21/10/2016
Tuần 1
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của
trường.
- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện
sức khỏe cho trẻ
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.
II.CHUẨN BỊ:
- Trống lắc.
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn

chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng
ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Động tác hô hấp( thổi nơ )
- Động tác tay( 2 x 2): Đánh xoay tròn hai cánh tay.
+ Nhịp 1, 2: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau.
+ Nhịp 1: Giơ 2 tay lên cao.
+ Nhịp 2: Hạ 2 tay gập lên vai.
+ Lần 2: thực hiện như lần1
- Động tác bụng( 2x2 ): Đứng cúi gập người tay chạm chân.
+Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: cúi gập người 2 tay chậm chân
+ Lần 2: thực hiện như lần1
- Động tác chân 1(2 x 2 ): Khuỵu gối.
+ Nhịp 1: Ngồi khuỵu gối
+ Nhịp 2: Đứng thẳng lên.
+ Lần 2: thực hiện như lần 1.
- Động tác bật 1( 2 x 2 ): Bật tách khép chân.
+ Nhịp 1: bật tách chân, kết hợp đưa 2 tay dang ngang
+ Nhịp 2: Bật khép chân tay dọc thân
+ Lần 2: thực hiện như lần 1.
3. Hồi tĩnh


HOẠT
ĐỘNG
HỌC

NGOÀI
TRỜI


Chơi,
HĐ góc

Cho trẻ đi vun tay quanh sân tập 1- 2 vòng.
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh.
PTNT
PTTC
PTNT
PTNN
Dạy hát:
Bé là ai
Lăn và bắt
Nhận biết 1
Nhận biết và mừng sinh
bóng với cô và nhiều
phát âm chữ
nhật
cái e
- Trò chơi - Trò
- Trò chơi - Quan sát
- Trò chơi
vận
chuyện
vận
bạn trai
vận
động:
về các
động:

bạn gái
động:
Người lạ
giác
chuyền
- Trò chơi:
Người lạ
xấu tính
quan
bóng qua
Tai ai
xấu tính
- Trò chơi: - Trò chơi:
đầu qua
thính
- Trò chơi:
chuông
Tai ai
chân
- Chơi tự do
chuông
reo ở đâu
thính
- Trò chơi:
reo ở đâu
- Trò chơi: - Chơi tự
kéo co
- Trò chơi:
Chơi tự
do

- Chơi tự
Chơi tự
do
do
do
- Tạo hình: Vẽ / tô màu bạn trai bạn gái.
- Âm nhạc: hát các bài về chủ đề
- Xây dựng: xây khu vui chơi
- Phân vai: bán hàng
- Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
I- Mục Tiêu
- Trẻ biết tự phân vai chơi và thể hiện được vai chơi của mình
- Trẻ chơi đúng luật, nắm được cách chơi, xây được khu vui chơi theo
cách khác nhau và có nhiều sáng tạo
- Hứng thú tham gia chơi không tranh giành và biết thu dọn đồ chơi sau
giờ chơi
II- Chuẩn bị:
Tạo hình : Tranh bạn trai bạn gái cho trẻ tô, màu, giấy…
Âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc
Phân vai: hoa, quả, rau đồ chơi,
Xây dựng: Khối gỗ, cây kiểng, hoa, đồ chơi, băng ghế, bảng tên, bập
bênh..
Thiên nhiên: cây kiễng, nước tưới, khăn lau..
III.Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú:
Chơi “ Thi nhặt bóng”
Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được phép lấy 1 quả bóng, nếu lấy được bóng thì
đem về bỏ vào rổ của đội mình, nếu ai lấy trước khi có hiệu lệnh của cô bị
phạm luật.

- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, cách hàng 3m cô


để rổ đựng những quả bóng và trước hàng cô để sọt để trẻ nhặt bóng bỏ
vào.
+ Khi cô nói bắt đầu thì trẻ ở đầu hàng của mỗi đội chạy nhanh lên nhặt 1
quả bóng đem về để vào rổ mình và về cuối hàng đứng. thực hiện đến khi
nào hết bạn thì cô cho trẻ dừng lại.
+ Cô cùng trẻ đếm xem đội nào nhặt được nhiều quả bóng hơn.
Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
*Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô giới thiêu tên các góc chơi: Hôm nay cô có các góc chơi sau:
Tạo hình: Vẽ/Tô màu bạn trai bạn gái
Âm nhạc: hát các bài về chủ đề
Xây dựng: Khu vui chơi
Phân vai: bán hàng
Thiên nhiên: Chăm sóc cây
+ Tạo hình: Vẽ/Tô màu bạn trai bạn gái
Con cầm bút bằng tay nào? Con sẽ vẽ bạn nào? Trai hay gái? Bạn gái có
gì khác với bạn trai?
+ Âm nhạc: Hát múa các bài hát theo chủ đề.
- Con sẽ hát những bài hát nào? Vận động như thế nào? Ai sẽ là nhạc
trưởng…
+ Xây dựng: Xây khu vui chơi thì con sẽ xây như thế nào?
- Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì?
+ Phân vai : bán hàng
- Ai sẽ là người bán hàng, người mua hàng? Người bán thì làm việc gì?,
còn người mua hàng thì làm gì và nói chuyện với nhau như thế nào?
+ Góc thiên nhiên con sẽ làm việc gì? Khi tưới cây con chú ý điều gì?
( tiết kiệm nước, không làm ướt quần áo…) Lau lá xong con làm gì?

- Bạn nào muốn chơi ở góc (…) nào?
- Con sẽ làm gì?
- Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi.
*Hoạt động 3: Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ chơi và vào góc chơi
- Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình
huống và chú ý các góc chính
- Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ
*Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi :
- Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi, nhắc trẻ cất dọn đồ chơi
- Cùng tập trung lại góc chơi nào tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để nhận xét
và tham quan.
- Cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi , biết thoả thuận , vai chơi và chơi
đoàn kết
- VD : Các bác xây dựng hôm nay xây được gì ?
- Ai là người năng động nhất vậy ?


HĐ chiều

- Buổi chơi sau các bác dự định sẽ xây dựng gì ?
- Cô nhận xét chung cả lớp - tuyên dương trẻ, gợi ý , ý tưởng cho buổi
chơi sau
*Hoạt động 5:
Kết thúc, nhận xét, chuyển hoạt động:
Ăn
Ngủ
- Tập một số
Tập một số Tập một số

Tập một số
Tập một số
động tác sau động tác
động tác sau động tác sau động tác sau
khi ngủ dậy. sau khi ngủ khi ngủ dậy. khi ngủ dậy.
khi ngủ dậy.
- Làm quen
dậy.
- Rèn kỹ
PTTM
- Ôn bài hát
bài thơ “ đôi
PTNN
năng tô màu Tô màu bạn
hãy xoay
mắt của em”
Thơ: Đôi
trai bạn gái
nào
mắt của em
Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ chiều

Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2016


 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
HOẠT ĐỘNG NGÀY
ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: BẢN THÂN
Nhánh 1: BÉ CÓ ĐÁNG YÊU KHÔNG

LĨNH VỰC PTNT
BÉ LÀ AI
Thời gian thực hiện: 20-25 phút(KPKH)
Thực hiện lần 1
I. Muc Tiêu:
− Trẻ biết mình là ai? Thông qua một số đặc điểm của bản thân như: họ
tên, tuổi-ngày sinh nhật, hình dạng bên ngoài-giới tính, sở thích, khả
năng hoạt động.
− Biết trả lời đúng câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
− Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh bản
thân và các bộ phận trên cơ thể
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II. Chuẩn bị
- 12 tờ lịch, trên mỗi tờ cô ghi sẳn số thứ tự (tượng trưng cho tháng), và hình
vẽ 1 ổ bánh sinh nhật.
- Một số tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi làm quà tặng nhân ngày sinh nhật (xe,
máy bay, búp bê, kẹp tóc …)
- Tích hợp: AN, LQVH.
III. Tổ chức hoạt động:
tt Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1 Hoạt động1
- Cho cháu đọc thơ : Đôi mắt của em”
ổn định-GTB
- Con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói đến cơ quan nào của cơ thể?
- Mắt có tác dụng gì?
- Muốn có đôi mắt sang, khỏe con phải làm gì?
- Ngoài ra, trên cơ thể chúng ta còn có rất nhiều bộ phận

khác nhau, bộ phận nào cũng rất quan trọng và cần được
chăm sóc và bảo vệ.
- Vậy muồn có sức khỏe tốt người ta thường làm gì?
- Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh đôi mắt cũng như cơ thẻ
được sạch sẽ, ăn thức ăn dinh dưỡng có nhiều chất vitamin
A, tắm rửa lau mặt bằng nước sạch…và không nên thức
khuya, xem tivi điện thoại quá gần trong thời gian lâu…
Biết tập thể dục hay vận động để có sức khỏe tốt
2 Hoạt động2
- Cho trẻ đứng vòng tròn và hát “Tập đếm”, cô kết hợp đi
quan sát-đàm
vòng quanh vòng tròn, khi hát hết câu cô dừng ở trước


thoại

3

Hoạt động 3
Trò chơi

mặt bạn nào thì bạn đó bước vào trong vòng tròn phía
trước cô, tự giới thiệu về mình rồi tiếp tục đi hát và mời
bạn khác cùng cô
- Cô cho 1 trẻ đứng giữa lớp (làm người nổi tiếng), cho các
trẻ khác hỏi (người phỏng vấn):
- Bạn là ai (tên gì)?
- Là trai hay gái?
- Bạn sinh ngày, tháng nào?
- Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

- Trong ngày sinh nhật, con thích được tặng quà gì?
- Bạn thích gì nhất (chơi gì? Ăn gì? …)?
- Bạn thân của bạn là ai? …:
- Con là bạn gái ( trai) vậy con thích chơi đồ chơi nào?
- Con thích mặc gì?
- Con thấy các bạn của mình ai có giới tính giống con?
- Cho cháu kể ra.
- Từ trước đến giờ con có được ba mẹ tổ chức sinh nhật
chưa?
- Con là con thứ mấy trong nhà?
- Con có khả năng làm tốt những việc gì?
- Con thích học môn học nào nhất?
- Lớn lên con sẽ làm gì?
Để làm được con phải có sức khỏe tốt, ngoài việc tập thể dục,
chúng ta cần ăn uống cho đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng
lượng bồi bổ cơ thể nữa…

* Trò chơi “Tìm bạn thân” : Cho trẻ tìm bạn thân theo ý thích.
Sau đó cô hỏi trẻ : Vì sao con thích bạn này? Bạn có những điểm
gì giống (khác) con?
* Trò chơi “Ai nhanh hơn” (Cô nêu yêu cầu cho trẻ có cùng
đặc điểm về cùng nhóm: Ví dụ: Bạn trai (gái) đứng bên phải
(trái) cô. Bạn thấp đứng trước, cao đứng phía sau.
* Trò chơi “Mừng sinh nhật”
- Cho trẻ về nhóm ngồi (theo tháng sinh của mình: trẻ sinh
tháng 1 về tờ tranh số 1, sinh tháng 2 về tờ tranh số 2, …),
kết hợp hát bài “Chúc mừng sinh nhật”.
Cô và trẻ cùng vận động bài :”Hãy xoay nào”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chơi vận động: Người lạ xấu tính

- Trò chơi: chuông reo ở đâu
- Trò chơi: Chơi tự do
I.Muc Tiêu:
- Cháu biết chơi trò chơi đúng luật.
- Rèn luyện tai nghe, phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo qua trò chơi.


- Cháu ra sân có nề nếp, biết chơi đoàn kết, có kỷ luật
II. Chuẩn bị:
- Các bao đồ chơi, đồ chơi ngoài trời để trẻ chơi tự do
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động1. Cô tập trung trẻ.
- Cô giới thiệu nội dung hoạt động
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi Người lạ xấu tính
Trò chơi vận động: “Người lạ xấu tính”
Cô nêu cách chơi, luật chơi theo sách ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu
đố, truyện theo chủ đề 3-4 tuổi trang 12)
Cho cháu chơi 3-4 lần
Hoạt động 2: Trò chơi : chuông reo ở đâu
Cô nêu cách chơi, luật chơi ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu đố, truyện
theo chủ đề 3-4 tuổi trang 17)
Cho cháu chơi 3-4 lần
Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô bao quát trẻ hoạt động với đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Vệ sinh, điểm danh rồi vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Tạo hình: Vẽ / tô màu bạn trai bạn gái.
- Âm nhạc: hát các bài về chủ đề
- Xây dựng: xây khu vui chơi
- Phân vai: bán hàng

- Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
Hoạt động ăn trưa:
+ Trước khi ăn: Cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Cô chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, nước
uống, bàn ghế cho trẻ. Chia thức ăn ra từng bát.
+ Trong khi ăn : Cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh
dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống.
+ Sau khi ăn : Hướng dẫn trẻ tự thu dọn bàn ghế, xếp bát thìa vào nơi quy định,
uống nước, tự lau miệng, lau tay sau khi ăn.
Hoạt động ngủ trưa
+ Trước khi ngủ: Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối nệm cho trẻ
ngủ theo tổ..
+ Trong khi ngủ: Cô chú ý theo dõi trẻ ngủ, đảm bảo cho trẻ ngủ đúng tư thế.
+ Sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy dần dần. Hướng dần trẻ tự dọn chỗ ngủ vừa sức
với trẻ. nhắc trẻ đi vệ sinh.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
- Làm quen bài thơ “ Đôi mắt của em”
- Cho cháu xúm xích
- Hát bài mừng sinh nhật
- Con vừa hát bài gì?
- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt


- Đọc theo cô bài thơ “ Đôi mắt của em”
- Mời lớp đọc 2, 3 lần
- Mời vài cá nhân đọc.
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ

Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016
 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ

HOẠT ĐỘNG NGÀY


ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: BẢN THÂN
Nhánh 1: BÉ CÓ ĐÁNG YÊU KHÔNG
LĨNH VỰC PTTC
LĂN VÀ BẮT BÓNG VỚI CÔ
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 1
I . MỤC TIÊU:
- Trẻ biết lăn và bắt bóng với cô đúng qui cách.
- Luyện kỹ năng “ lăn và bắt bóng”. Phát triển cơ tay, và sự khéo léo khi bắt
bóng,
- Giáo dục trẻ ham thích vận động để rèn luyện cơ thể. Trẻ mạnh dạn và tự tin
trong vận động.
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II . CHUẨN BỊ:
− Sàn sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ
− Vạch chuẩn và 3 quả bóng cho trẻ đi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
tt Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1 Hoạt động1 - Cho tập hợp thành 3 hàng dọc hát bài: tay hơm tay ngoan
Khởi động
- Cho trẻ di chuyển theo vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn
chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à
chạy chậm, chạy nhanh à 3 hàng ngang để tập BTPTC
* Giáo dục cháu biết tập thể dục ăn nhiều thực phẩm đa dạng để có

sức khỏe tốt, Ăn quà bánh phải bỏ rác vào sọt rác nhé… biết vệ sinh
trước khi ăn và sau khi ăn xong. Và sử dụng nước tiết kiệm khi làm
vệ sinh.
2 Hoạt động2 * Bài tập phát triển chung
Trọng động Nhấn mạnh động tác tay
Động tác hô hấp( thổi nơ )
- Động tác tay( 4 x 2): Đánh xoay tròn hai cánh tay.
+ Nhịp 1, 2: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau.
+ Nhịp 1: Giơ 2 tay lên cao.
+ Nhịp 2: Hạ 2 tay gập lên vai.
+ Lần 2: thực hiện như lần1
- Động tác bụng( 2x2 ): cúi người tay chạm chân.
+Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: cúi gập người 2 tay chạm chân
+ Lần 2: thực hiện như lần1
- Động tác chân 1(2 x 2 ): Khuỵu gối.
+ Nhịp 1: Ngồi khuỵu gối


+ Nhịp 2: Đứng thẳng lên.
+ Lần 2: thực hiện như lần 1.
- Động tác bật 1( 2 x 2 ): Bật tách khép chân.
+ Nhịp 1: bật tách chân, kết hợp đưa 2 tay dang ngang
+ Nhịp 2: Bật khép chân tay dọc thân
+ Lần 2: thực hiện như lần 1.
* Vận động cơ bản: lăn và bắt bóng
- Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện vận động “ Lăn và bắt bóng
với cô” để thực hiện đúng kỹ thuật các con chú ý xem cô và bạn làm
mẫu nhé!
Cô làm mẫu:

Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Cô và 1 bạn đứng chỗ vạch chuẩn. Hai tay cô cầm
bóng đặt dưới sàn nhà trước vạch chuẩn của con đường hẹp
- Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của cô, con bắt đầu lăn bóng
cho bạn bằng 2 tay thẳng hướng về phía bạn. Khi bạn 2 tay
nhận được bóng rồi lăn lại cho cô, chú ý quan sát phía trước
và để 2 bạn khác lên thực hiện
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu
- Cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện lần lượt theo nhóm.
- Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Nhắc trẻ không chạm chân vào vạch hai bên đường
- Cô nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ.
* TCVĐ: Bạn nào nhanh hơn
- Chia lớp thành 2 đội: đội bạn trai và đội bạn gái để bắt đầu chơi:
Hai đội đứng thành hai hàng dọc trước vạch xuất phát.
- Cách chơi: Khi nhạc bài hát mừng sinh nhật vang lên, hai bạn
đứng ở đầu hàng có nhiệm vụ chọn ba lô vận chuyển theo đường
hẹp đến vị trí của đội mình và xếp ngay ngắn, sau đó chạy vòng về
cuối hàng để đứng kế tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Khi tiếng nhạc
dừng thì tất cả các bạn sẽ nghỉ tay.
- Luật chơi: Mỗi lần xếp chỉ xếp 1 chiếc ba lô. Đội nào vận chuyển
nhanh, xếp ngay ngắn không làm rơi ba lô thì đội đó thắng cuộc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô cho trẻ so sánh, nhận xét
- Cô nhận xét quá trình chơi và sản phẩm. GD trẻ biết cất đồ dùng
học tập sau khi sử dụng.
3


Hoạt động 3

- Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.


Hồi tĩnh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về các giác quan
- Trò chơi: Tai ai thính
- Chơi tự do
I/ Mục Tiêu:
- Cháu biết chơi trò chơi, hứng thú trong khi chơi, biết được vai trò của các
giác quan
- Rèn luyện cháu kỹ năng nghe, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Giáo dục cháu chơi đoàn kết với các bạn.
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II/ Chuẩn bị:
- Trẻ ăn mặc gọn gàng
- Sân chơi sạch sẽ. Cái túi có đồ chơi.
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Tập hợp trẻ thành ba hàng dọc.
- Hôm nay, cô sẽ cho các con đi dạo ngoài sân trường. Khi đi thì các con phải đi
đúng hàng và không xô đẩy bạn.
Khi đi cho trẻ đọc các bài : Đôi mắt
Mắt có tác dụng gì?
Con làm gì để bảo vệ mắt?
Trò chuyện về các giác quan
- Cô cho trẻ nhắm mắt và mở lọ nước hoa.

- Đố các con biết cô đang làm gì?
- Vì sao con biết?
- Mũi các con đâu? Mũi để làm gì?
- Các con hãy hít thật sâu, thở thật mạnh xem nào!
- Có khi nào mũi các con bị ngạt không?
- Lúc ốm, sổ mũi, ngạt mũi các con thấy thế nào?
- Để mũi không bị ngạt chúng mình phải làm gì?
- Nhờ giác quan nào mà các con phát hiện được vị mặn? (Lưỡi)
- Lưỡi được gọi là gì? (vị giác)
- Giáo dục trẻ không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng
hàng ngày.
* Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc tỳi kỳ lạ”:
Trẻ dùng tay đoán vật trong túi. Đó là gì? Tại sao con biết?
- Cô chốt lại: Xúc giác có ở dưới da trên cơ thể, giúp mọi người nhận biết độ nhẵn,
sần, nóng lạnh...
- Như vậy bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể của chúng ta?
- Tất cả các giác quan đều rất quan trọng, mỗi giác quan có một chức năng và đặc
điểm riêng nhưng đều giúp chúng ta nhận biết về thế giới xung quanh. Nếu thiếu


một giác quan nào đó, hoặc một giác quan nào đó bị tổn thương con người sẽ rất
khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy các bộ phải thường xuyên giữ gìn vệ
sinh thân thể, bảo vệ các giác quan.
* Hoạt động 2: Trò chơi Tai ai thính
Cô nêu cách chơi, luật chơi ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu đố, truyện
theo chủ đề 3-4 tuổi trang 20)
Cho cháu chơi 3-4 lần
* Hoạt động 3: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Cô cho cháu chơi với các đồ chơi ngoài trời cô bao quát lớp
Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp

HOẠT ĐỘNG GÓC
- Tạo hình: Vẽ / tô màu bạn trai bạn gái.
- Âm nhạc: hát các bài về chủ đề
- Xây dựng: xây khu vui chơi
- Phân vai: bán hàng
- Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
- Ăn
- Ngủ
- Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Chủ đề: BẢN THÂN
Nhánh 1: BÉ CÓ ĐÁNG YÊU KHÔNG
LĨNH VỰC PTNN(VH)


BÀI THƠ: ĐÔI MẮT CỦA EM
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 1
I.Mục tiêu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “đôi mắt của em”, nhớ tên tác giả Lê Thị Mỹ Phương. Hiểu
nội dung bài thơ. Cảm nhận nhịp điệu bài thơ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô, đọc thuộc thơ diễn cảm, thể hiện động tác
minh họa, phát triển ngôn ngữ.
– Trẻ hứng thú đọc thơ. Biết giữ gìn và bảo vệ mắt và các bộ phận trên cơ thể.
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II. Chuẩn bị
– Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ
– Que chỉ, đồ dùng để vẽ mắt

III.Tổ chức hoạt động:
tt
1

2

Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
Hoạt động1 - Cô đọc câu đố:
ổn định - gt
« Cái gì một cặp song sinh
Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh »?
- Đôi mắt có tác dụng gì ?
- Chúng ta phải bảo vệ đôi mắt của mình như thế nào ?
Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh bản thân được sạch sẽ, biết rửa mắt
bằng nước sạch, khi rửa tiết kiệm nước, ăn thức ăn dinh dưỡng và
không ăn thức ăn người lớn khuyên không nên ăn hay ăn ít…Biết
tập thể dục hay vận động để có sức khỏe tốt
- Cô có 1 bài thơ « đôi mắt của em » - Lê Thị Mỹ Phương. Để biết
bài thơ này nói lên điều gì chúng ta lắng nghe cô đọc thơ nhé !
Hoạt động2. *Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
Truyền thụ - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
tác phẩm -Nội dung bài thơ: tả vẽ đẹp của đôi mắt và nhắc nhở các con phải
biết yêu quí và bảo vệ đôi mắt của mình.
- Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa.
* Đàm thọai, trích dẫn.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? của tác giả nào?
Trích:
“ Đôi mắt xinh xinh
.......................



3

4

Mọi vật xung quanh”
(tả đôi mắt tròn giúp em nhìn mọi vật xung quanh)
“ Em yêu em quý
.........................
Ngày càng sáng hơn”
( Đôi mắt giúp nhìn mọi thứ nên chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ đôi
mắt)
*Từ khó:
- Mọi vật: mọi thứ xung quanh mình.
- Xinh xinh: đôi mắt đẹp
- Tròn tròn: Hơi tròn
+ Bài thơ nói về cái gì?
+ Đôi mắt được miêu tả như thế nào?
+ Đôi mắt dùng để làm gì?
+ Các con hãy nhắm mắt lại và nói xem con nhìn thấy gì?
+ Mở mắt ra con nhìn thấy gì?
+ Để giữ cho đôi mắt luôn sáng chúng mình phải làm gì?
GD Con hãy ăn những trái cây nào có chứa nhiều vitamin nhất là
vitamin A rất tốt cho mắt và cơ thể của chúng ta nữa đấy. trẻ biết giữ
gìn vệ sinh đôi mắt cũng như các giác quan trên cơ thể.
Hoạt động 3 - Trẻ đọc bài thơ
Trẻ vui đọc - Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ
thơ
- Hỏi tên, tác giả, nội dung bài thơ

- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, vài cá nhân đọc
- Cô bao quát sửa sai
Hoạt động 4 *Cô ngâm thơ cho trẻ nghe.
Kết thúc
*Bé trổ tài: “vẽ đôi mắt bé”
– Hôm nay cô thấy các con học rât là giỏi, đọc bài thơ rất hay, vậy
bây giờ các con có muốn vẽ lại đôi mắt không?
– Cô phát giấy cho trẻ vẽ, cô nhắc nhở tư thế cầm bút tô màu.
– Cô mở nhạc, trẻ bắt đầu thực hiện.
* Kết thúc: Cô nhận xét, kết thúc tiết học.
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ

Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2016
 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ


HOẠT ĐỘNG NGÀY
ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: BẢN THÂN
Nhánh 1: BÉ CÓ ĐÁNG YÊU KHÔNG
LĨNH VỰC PTNT( TOÁN)
NHẬN BIẾT 1 VÀ NHIỀU
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 1
I/ MỤC TIÊU:
– Trẻ nhận biết được 1 và nhiều. Nhận biết được bạn trai, bạn gái.
– Rèn luyện sự so sánh được nhóm 1 và nhóm nhiều. Nói to, rõ,
trọn câu.
– Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe

mạnh.
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II/ CHUẨN BỊ:
– Chuẩn bị của cô: Nhiều bạn trai và bạn gái bằng xốp.
Mô hình ngôi nhà
– Chuẩn bị của trẻ: Trang phục của trẻ và cô gọn gàng,1 bạn trai,
bạn gái bằng xốp. Tranh vẽ một bạn và nhiều bạn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TT Cấu trúc
Hoạt động của cô
1
Hoạt động - Cô cho trẻ xúm xít quanh cô. Cho trẻ nghe một đoạn nhạc
1
trong bài “ mừng sinh nhật”.
- Trong bài hát nhắc đến điều gì? (mừng sinh nhật)
- Các con có biết ngày sinh nhật là ngày gì không?
- Sinh nhật con ngày tháng năm nào?
- Con là bạn trai hay bạn gái? Vậy con thích quà gì?
- Con thích ăn gì?
* Giáo dục cháu ăn nhiều rau quả, không ăn quà vặt hết hạn sử
dụng. Ăn xong phải đánh răng, vệ sinh sạch sẽ. Tập thể dục
thường xuyên để có sức khỏe tốt. Ăn quà bánh phải bỏ rác vào
sọt rác nhé…
2
Hoạt động
Các con ơi, sắp đến ngày sinh nhật bạn búp bê rồi, bạn búp bê
2:
có hoàn cảnh khó khăn, bạn muốn giúp mẹ để làm tốt công
việc nhà đẻ mẹ bạn ấy có tiền mua bánh kem tổ chức sinh

nhật cho bạn vậy các con cùng cô giúp bạn ấy nhé. Nhà bạn
có trồng mấy cây cam, hôm nay bạn ấy thu hoặc cam nhưng


do không kịp giờ để đến lớp, cô và các con cùng hái cam để
giúp bạn nhe
+ Bây giờ các con hãy đi nhặt quả cam để giúp bạn ấy
nha các con.
- Con thấy có bao nhiêu quả cam xanh?
- Bao nhiêu quả cam vàng?
Con thấy số cam vàng và cam xanh như thế nào với
nhau?
- Bạn ấy nói với cô là các bạn ấy rất là vui và gữi lời cảm
ơn các con vì các con rất giỏi đó.
- Bây giờ mình xem trên cây cam trong vườn kế bên có cần
giúp gì không nhe
- Cho cả lớp cùng đếm xem các bạn ấy có được bao nhiêu
hoa và quả nha trong vườn kế bên
+ Đếm số hoa trước: có 1 bông hoa duy nhất trên cành hoa
này thôi.
+ Đếm số quả trên cây: có 1 với 1 với 1…gộp lại có rất là
nhiều quả phải không nào.
- Vậy bạn nào cho cô biết ai nhiều hơn vậy các con?
- Đúng rồi đó chỉ có một thì ít hơn nhiều nha các con.
“ một với một là hai
hai thêm hai là bốn
bốn với một là năm
năm ngón tay sạch đều”
- Cho trẻ xem tranh và đếm.
 Mở rộng:

+ Hỏi trẻ 1 số câu hỏi như: các con có thích khi được đi đến
lớp không? Vì sao con lại thích? Con hãy kể tên những bạn mà
con thích đi.
Giáo dục cháu biết vâng lời và yêu thương cha mẹ mình và
cô giáo…ông bà, chăm ngoan học giỏi…xứng đáng là con ngoan
3

Hoạt động
3: Luyện
tập

trò giỏi
* Trò chơi: " về đúng nhà bé"
- Cách chơi: mỗi trẻ cầm một thẻ có một hoặc nhiều vừa đi vừa
hát theo nhạc bài " mừng sinh nhật". Khi nào hết nhạc thì chạy
về nhà. Ai có thẻ một cái lược, cái áo.. thì về quê có một chấm
tròn, ai có thẻ nhiều đồ dùng thì về nhà có nhiều chấm tròn. Ai
về nhầm thì sẽ không được khen.
- Luật chơi: Cháu phải về đúng ngôi nhà có số lượng ít hay nhiều
theo yêu cầu cô sau khi tắt nhạc.
Cho cháu chơi vài lần, cô bao quát cháu, nhận xét sau chơi.
*Trò chơi gắn hình:


– Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội chơi ngồi thành
vòng tròn: cô phát cho trẻ thẻ chấm tròn, cô yêu
cầu trẻ gắn tương ứng số lượng với tranh lô tô có số
lượng người tương ứng: 1 hình tròn với 1 đối tượng,
nhiều hình tròn với nhiều đối tượng.
– Luật chơi: Gắn đúng số lượng thẻ chấm tròn với số

lượng đối tượng tranh cô đưa ra.
(Cho trẻ chơi 2-3 lần).
Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Kết thúc hát bài “ Tay thơm tay ngoan”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chơi vận động: chuyền bóng qua đầu qua chân
- Trò chơi: Kéo co
- Trò chơi: Chơi tự do
I.Muc Tiêu:
- Cháu biết chơi trò chơi đúng luật.
- Rèn luyện tai nghe, phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo qua trò chơi.
- Cháu ra sân có nề nếp, biết chơi đoàn kết, có kỷ luật
II.Chuẩn bị:
- Các bao đồ chơi, đồ chơi ngoài trời để trẻ chơi tự do
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động1. Cô tập trung trẻ.
Cô giới thiệu nội dung hoạt động
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi
Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu, qua chân”
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm. Xếp hàng dọc. Trẻ đầu hàng cầm bóng bằng 2
tay, đưa bóng lên đầu ra sau cho trẻ đứng phía sau; trẻ đứng sau đưa 2 tay lên cao
đón bóng và đưa tiếp ra sau (trên cao) cho trẻ đứng phía sau…thực hiện đến trẻ
cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện tiếp
chuyền bóng qua chân như ban đầu. đội nào chuyền bóng về trước thì thắng cuộc
- Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi.
- Luật chơi: Cháu của đội nào chuyền rơi bóng phải chuyền lại từ đầu.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi:
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Kéo co”
Tiếp theo các con sẽ được tham gia một trò chơi rất vui, trò chơi mang tên “kéo

co”. Cách chơi như sau:
Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội, xếp 2 hàng dọc đưng đối diện
nhau, ở giữa cô vẽ vạch chuẩn, 2 bạn đầu hàng sẽ nắm tay nhau, các bạn còn lại
dùng 2 tay ôm hông bạn trong đội của mình. Khi có hiệu lệnh của cô, thì 2 bạn
đầu hàng sẽ kéo mạnh bạn về phía đội mình, đội nào kéo được bạn qua khỏi


vạch chuẩn của cô là đội thắng cuộc.
Cho trẻ chơi vài lần.
Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô bao quát trẻ hoạt động với đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Điểm danh rồi vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Tạo hình: Vẽ / tô màu bạn trai bạn gái.
- Âm nhạc: hát các bài về chủ đề
- Xây dựng: xây khu vui chơi
- Phân vai: bán hàng
- Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
- Ăn
- Ngủ
- Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Rèn kỹ năng tô màu
* Ổn đinh: cho cháu hát “mừng sinh nhật”
- Giáo dục cháu biết giữ gìn bản thân, không chơi với vật sắc nhọn, không chọc
tay vào ổ điện....không nên ăn nhiều quà bánh ngọt, nếu ăn xong phải đánh
răng...
- Cô giới thiệu tranh bánh sinhh nhật
- Hôm nay cô cho các con tô màu bánh sinh nhật nhé
- Con sẽ tô màu gì? Tô như thế nào ?

- Cho trẻ nhắc lại kỹ năng cầm bút ngồi tô.
- Cho trẻ tô
- Nhắc nhỡ trẻ không tô chờm ra ngoài
- Nhận xét sản phẩm
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ


Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
HOẠT ĐỘNG NGÀY
ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát bạn trai bạn gái
- Trò chơi: Tai ai thính
- Chơi tự do
I/ Mục Tiêu:
- Cháu biết chơi trò chơi, hứng thú trong khi chơi, biết được đặc điểm của
bạn trai và bạn gái
- Rèn luyện cháu kỹ năng nghe, nhanh nhẹn, khéo léo qua trò chơi.
- Giáo dục cháu chơi đoàn kết với các bạn.
II/ Chuẩn bị:
- Trẻ ăn mặc gọn gàng
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: quan sát bạn trai bạn gái
Tập hợp trẻ thành ba hàng dọc.
- Hôm nay, cô sẽ cho các con đi dạo ngoài sân trường. Khi đi thì các con phải đi
đúng hàng và không xô đẩy bạn.
- Cho cháu hát “ tìm bạn thân”
- Con vừa hát bài gì?
- Trong lớp mình con chơi thân với ai?

- Bạn đó là bạn trai hay bạn gái?
- Cô mời bạn trai ( bạn gái) lên cho lớp quan sát
- Đây là bạn trai hay bạn gái?
- Vì sao con biết?
- Bạn trai (bạn gái) có đặt điểm gì?
- ( Đầu tóc, trang phục, sở thích vui chơi, thích đồ chơi...)
- Dép của bạn trai ( bạn gái) như thế nào?
* So sánh bạn trai và bạn gái
- Bạn trai và bạn gái có gì giống nhau?
- Bạn gái và bnaj trai khác nhau điểm nào?
- Giáo dục cháu biết chơi hòa đồng và yêu thương bạn bè lẫn nhau
* Hoạt động 2: Trò chơi Tai ai thính
Cô nêu cách chơi, luật chơi ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu đố, truyện
theo chủ đề 3-4 tuổi trang 20)
Cho cháu chơi 3-4 lần
* Hoạt động 3: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Cô cho cháu chơi với các đồ chơi ngoài trời cô bao quát lớp
Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp


Chủ đề: BẢN THÂN
Nhánh 1: BÉ CÓ ĐÁNG YÊU KHÔNG
LĨNH VỰC PTNN
NHẬN BIẾT VÀ PHÁT ÂM CHỮ CÁI E
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 1
I. MỤC TIÊU
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e nhận biết âm trong từ chọn vẹn.
- Rèn luyện phát âm và nhận biết chữ e qua trò chơi.
- Trẻ có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp. Biết bảo vệ bản

than khỏi nguy hiểm…
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận
động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II. CHUẨN BỊ
- Giấy A4, bút long, que chỉ, trống lắc , bút dạ
- Thẻ chữ cái e in thường, e viết thường, e in hoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TT Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động - Cô cho cả lớp hát bài “hãy xoay nào”
1:ổn định, - Các con vừa hát bài gì?
gây hứng
- Trong bài hát nói đến bộ phận nào của chúng ta?
thú
- Giáo dục cháu biết bảo vệ bản thân, biết không chơi nơi nguy
hiểm và biết kêu cứu chạy khỏi nơi nguy hiểm. Có ý thức tham
gia hoạt động của lớp. thường xuyên ăn 4 nhóm thực phẩm: thịt
cá, trứng, sữa.. và vận động cơ thể để có sức khỏe tốt.
- Hôm nay cô dạy các con nhận biết và phát âm chữ cái mới nữa
các con chú ý học xem chữ cái đó là chữ gì nhé!
2
Hoạt động Cô viết bài thơ “ đôi mắt của em ” lên giấy A3, với chữ e cô viết
2: Làm
khác màu.
quen chữ
“Đôi mắt xinh xinh
cái e
Đôi mắt tròn tròn
Giúp em nhìn thấy

Mọi vật xung quanh”
“ Em yêu em quý
Đôi mắt của em
Giữ cho đôi mắt
Ngày càng sáng hơn”
- Cô cho trẻ đọc.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Đôi mắt có tác dụng gì?
- Bạn nào tìm cho cô chữ cái nào có màu sắc không giống


-

-

các chữ cái còn lại?
Trẻ tìm chữ “e” có trong bài thơ.
Có bao nhiêu chữ “e” trong bài thơ?
Cô giới thiệu chữ cái “e” cho trẻ
Cô phát âm mẫu 1 lần
Trẻ phát âm (lớp, nhóm cá nhân phát âm e)
Giới thiệu chữ “e” in thường, “e” viết thường, “e” in hoa.
Dù có 3 cách viết khác nhau nhưng cùng đọc là “e”
Chữ “e” có 2 nét: 1 nét ngang và 1 nét cong trái.

3
Hoạt động * Trò chơi: “Bạn trai nhanh hay bạn gái nhanh hơn”
3 :Kết thúc - Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội chơi đội trai và đội gái, hai
đội xếp hàng dọc, bạn đứng đầu hàng đi theo đường hẹp lên
chọn bộ phận trên cơ thể có chứa chữ cái e rồi đi về cho bạn kế

tiếp lên thự hiện tiếp. Trong thời gian là 1 bài hát đội nào tìm
được nhiều chữ cái e hơn là thắng cuộc.
- Luật chơi: Cháu phải đi trong đường hẹp và mỗi lần lên chỉ
chọn 1 tranh có chữ cái e
- Cô tiến hành cho cháu chơi.
* Trò chơi: "Cánh cửa kỳ diệu"
- Cách chơi: Cô cho cháu ngồi đội hình hàng dọc, 2 bạn đứng
làm cánh cửa, cô đưa cho trẻ 1 thẻ chữ cái bất kỳ đã học, trẻ
đứng đầu hàng đọc được thì cánh cửa mở ra, và trẻ đó được
vào, tiếp tục trẻ kế tiếp đọc. Lần lượt cho đến hêt
- Luật chơi: Cháu phát âm sai bị đứng ở ngoài và nhảy lò cò
quanh lớp.
Cô tiến hành cho cháu chơi vài lần.
Vừa đi vừa hát bài “tay thơm tay ngoan” và về góc chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tạo hình: Vẽ / tô màu bạn trai bạn gái.
Âm nhạc: hát các bài về chủ đề
Xây dựng: xây khu vui chơi
Phân vai: bán hàng
Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tập một số động tác sau khi ngủ dậy


×