Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de thi hoc ki 1 mon vat ly lop 1 de 3 kho tai lieu vat ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.37 KB, 3 trang )

Trường THCS Mỹ An
Lớp:
Tên:
Điểm

Đề thi học kì 1
Môn: Vật lí
Lời phê của giáo viên

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm ). Chọn phương án trả lời đúng cho các câu
sau.
Câu 1. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn nào dưới đây là không đúng ?
A. Xây tường nhà bằng gạch có lỗ để cách âm
B. Khi tham gia giao thông không được bóp còi
C. Làm cửa sổ có hai lớp kính.
D. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nơi sinh sống
Câu 2. Nguyệt thực xảy ra khi
A. Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng
B. Mặt Trăng bị mây đen che
khuất
C. Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất
D. Mặt Trời bị Mặt Trăng che
khuất một phần
Câu 3. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một
chùm sáng phản xạ
A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kỳ
D. Không truyền theo đường
thẳng
Câu 4. Vật nào dưới đây dao động với tần số lớn nhất


A. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
B. Trong 20 giây, dây thun thực hiện được 1200 dao động
C. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động
D. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. v truyền âm trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn
B. v truyền âm trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn
C. v truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn
D. v truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí
Câu 6. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. Lớn hơn vật
B. Bằng nửa vật
C. Nhỏ hơn vật
D. Bằng vật
Câu 7. Các vật nào sau đây là nguồn sáng ?


A. ngọn nến , Mặt Trời .
B. ngọn nến đang cháy,Mặt
trăn C. Mặt trời. ngọn nến đang cháy
D. Mặt trăng, Mặt trời
Câu 8. Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi ?
A. Biên độ và tần số dao động của âm
B. tần số dao động của âm
C. Vận tốc truyền âm
D. Biên độ dao động của âm
Câu 9. Vật phát ra âm khi
A. Nén vật
B. Uốn cong vật
C. Kéo căng vật

D. Làm vật dao
động
Câu 10. Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp
A. Một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau
B. Một gương cầu lõm ở phía trước để quan sát ở phía sau
C. Một gương cầu phẳng ở phía trước để quan sát ở phía sau
D. Một gương cầu lồi ở phía sau để quan sát ở phía trước
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm )
Bài 1: ( 1đ ) Hãy nêu tên và ví dụ tương ứng với hai biện pháp chống ô nhiễm
tiếng ồn thường dùng?
Bài 2 : (1đ ) Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc nhưng ta
thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét. Hãy giải thích.
Bài 3: ( 1đ ) Hãy tính độ sâu của đáy biển biết tàu phát ra siêu âm và thu được
siêu âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây ? Biết vận tốc truyền âm trong
nước là 1500 m/s.
Bài 4 : ( 2đ ) Một điểm sáng S và một điểm M trước một gương phẳng ( H. vẽ )
a.Hãy vẽ và nêu cách vẽ ảnh S’ của S qua gương
.M
b.Vẽ tia tới SI để tia phản xạ đi qua điểm M.
S
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I . Trắc nghiệm : ( 5đ ) Mỗi câu đúng 0,5đ
1B; 2C; 3C; 4C; 5C; 6A; 7C; 8D; 9D; 10A
II. Phần tự luận: ( 5đ )
Bài 1: ( 1đ ) HS nêu đúng mỗi biện pháp và ví dụ đi kèm được 0,5đ
1.Chặn đường truyền của âm ( VD: Xây tường )
2. Cho âm truyền theo hướng khác ( VD: Trồng nhiều cây xanh )
Bài 2 : ( 1đ ) -Vận tốc truyền âm trong không khí ( 340m/s ) rất nhỏ so với vận
tốc ánh sáng trong không khí ( 300 000 Km /s )
( 0,5đ )

- Do đó, ta nhìn thấy chớp gần như ngay tức khắc và một lúc sau mới nghe thấy
tiếng sét
( 0,5đ )
Bài 3 : ( 1đ )Quãng đường siêu âm đi từ tàu đến đáy biển và quay trở lại tàu là:
s = v.t =1,2. 1500 = 1800 ( m )
( 0,5đ )
Quãng đường siêu âm đi bằng hai lần độ sâu đáy biển. Vậy độ sâu đáy biển là :


h = ½ s = 1800 : 2 = 900 ( m )
( 0,5đ )
Bài 4 : ( 2đ ) a– Vẽ đường thẳng qua S và vuông góc với gương tại H
( 0,25đ )
_ Trên đường thẳng vừa vẽ lấy S’ ở khác phía với S so với gương sao cho
S’H= SH ( 0,5đ )
_ S’ là ảnh của S qua gương ( 0,25đ )
b. _ Nối S’ với M cắt gương tại I ( 0,25đ )
. M
_ I là điểm tới của tia tới cần vẽ ( 0,5đ )
_ Nối SI , SI là tia tới cho tia phản xạ tới M ( 0,25đ )



×