Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.65 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI VIỆT HƯNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thái
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Như Hà

HÀ NỘI – 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thái
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Như Hà

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:



Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

HÀ NỘI – 2019


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước và là đầu mối
giao thông của cả nước. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ của
Hà Nội đồng bộ, theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) của Thủ đô đòi hỏi không chỉ ngân sách nhà nước (NSNN) phải đầu tư một khối
lượng vốn lớn, mà còn phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn đầu
tư từ NSNN để được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao chất lượng QLNN đối với vốn
đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên đầu tư phát triển KCHT từ

NSNN, nhất là KCHT giao thông đường bộ. QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT
giao thông đường bộ từ NSNN đã có những tiến bộ. Kế hoạch vốn và phân bổ vốn đầu tư
từ NSNN thành phố nhìn chung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHT giao
thông đường bộ của thành phố; vốn đầu tư từ NSNN được tập trung vào những công trình
giao thông trọng điểm, công trình cấp bách giải quyết những bức xúc về giao thông đường
bộ; công tác giải ngân, cấp phát vốn, thanh quyết toán vốn được thực hiện tích cực, nhìn
chung đúng theo quy định và kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn từ
NSNN được tăng cường, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, chống
lãng phí, thất thoát vốn NSNN đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ.
Tuy vậy, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
của thành phố trong thời gian qua còn những hạn chế, yếu kém. Tính khả thi của kế hoạch
vốn đầu tư từ NSNN chưa cao, đầu tư còn dàn trải; tỷ lệ giải ngân vốn không cao, nên nhiều
công trình giao thông chậm tiến độ, kéo dài; đội vốn, khi thanh quyết toán phải điều chỉnh
tăng tổng dự toán của dự án; nhiều dự án giao thông chất lượng thấp; công tác kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN ở mức độ nhất định vẫn còn mang tính chất hình
thức, việc xử lý các vi phạm gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN chưa nghiêm.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho
phát triển KCHT giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì
thế, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án của
mình. Đề tài này thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với vốn đầu tư
phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung
1


ương trong điều kiện hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện
QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố

Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với vốn
đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN ở một số địa phương để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu, những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát
triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền cấp thành phố
trực thuộc Trung ương đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN của Thủ đô Hà Nội. Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
cấp thành phố ở Hà Nội được đề cập trong luận án bao gồm: Vốn đầu tư cho nâng cấp, cải
tạo, xây dựng mới KCHT giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội.
Địa bàn khảo sát được giới hạn ở thành phố Hà Nội.Thời gian nghiên cứu của luận
án được thực hiện trong giai đoạn 2011-2018, các đề xuất được thực hiện cho giai đoạn
đến năm 2030.
4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu của luận án
Phương pháp tiếp cận: phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp tiếp cận lịch
sử, cụ thể; phương pháp tiếp cận hiệu quả, bền vững.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so
sánh, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan.
Tác giả luận án sử dụng số liệu thống kê, các tài liệu, văn bản về đầu tư XDCB, các
báo cáo, đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, của các sở, ban, ngành, chủ đầu tư và một

số báo cáo, đề án, công trình khoa học của các chuyên gia, các nhà khoa học có nghiên
cứu về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hà Nội.

2


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã phân tích, làm rõ thêm và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về
QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn
một địa phương cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), bao gồm khái niệm, mục tiêu,
vai trò, nguyên tắc của QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN; Xác định 5 nội dung, phân tích 7 nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với vốn đầu tư
phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
- Luận án đã đúc kết 6 bài học kinh nghiệm hữu ích cho thành phố Hà Nội trong việc
quản lý vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thành phố.
- Luận án phân tích, đánh giá sát thực thực trạng QLNN, luận án đã rút ra được 5
thành công và 5 hạn chế cùng những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN đối với
vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội thời gian qua.
- Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển KCHT giao
thông đường bộ của thành phố Hà Nội đến năm 2030; nhu cầu và khả năng cân đối vốn
cho phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Luận án đã chỉ ra 6 phương hướng hoàn thiện QLNN phù hợp với thực tế và 5 giải pháp
thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối với vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN thành phố Hà Nội trong thời gian tới, đó là: Thứ
nhất, hoàn thiện kế hoạch hóa vốn đầu tư; Thứ hai, hoàn thiện công tác thẩm định tính khả
thi của phương án sử dụng vốn; Thứ ba, hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán vốn; Thứ
tư, hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn; Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát và
xử lý vi phạm.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được

kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
Trên cơ sở nghiên cứu những công trình khoa học ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài luận án. Luận án đã rút ra những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đó và
những vấn đề luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Những kết quả đạt được của các công trình có liên quan đến luận án
+ Về đầu tư công và quản lý đầu tư công:
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định vai trò quan trọng
của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội. Phần lớn các công
trình nghiên cứu đều cho rằng đầu vào cơ sở hạ tầng và vào con người có thể tạo điều kiện
có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu cũng cho rằng cần phải duy trì một tỷ lệ
nhất định vốn đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra một sự tăng trưởng nhanh và bền
vững. Đồng thời các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả đầu tư công ở Việt
Nam trong thời gian qua chưa cao.
Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công
là cách tháo gỡ khó khăn: nguồn vốn ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư cho
kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng tăng.
+ Về quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong nước về QLNN đối với đầu tư XDCB từ
vốn NSNN, nói chung, đều nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với đầu tư
XDCB từ vốn NSNN. Các công trình đều cố gắng khái quát nội dung QLNN đối với đầu tư
XDCB từ vốn NSNN theo những cách khác nhau tùy thuộc đối tượng nghiên cứu cụ thể và
phương pháp tiếp cận.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá tình hình thực tế QLNN

đối với đầu tư XDCB, trong đó có đầu tư xây dựng KCHT giao thông từ NSNN ở nước ta
trong thời gian qua, đặc biệt là tìm ra những điểm yếu, bất cập trong quản lý. Đồng thời,
các công trình nghiên cứu đã đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN đối với đầu tư XDCB nói chung và đầu tư xây dựng KCHT giao thông nói riêng từ
vốn NSNN.
Thứ ba, có một số công trình nghiên cứu đã được công bố đi sâu nghiên cứu một
mặt nào đó của QLNN đối với đầu tư XDCB như các công trình nghiên cứu giải pháp huy
động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông ở Việt Nam; nghiên cứu các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN; nghiên cứu các giải pháp
hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Cũng
có những công trình nghiên cứu một khâu nào đó của quá trình QLNN đối với đầu tư
XDCB từ vốn NSNN như công trình nghiên cứu phương pháp kiểm toán báo cáo quyết
toán công trình XDCB hoàn thành. Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu một mặt hoặc
một khâu của quá trình QLNN đối với đầu tư XDCB và đề suất những giải pháp phù hợp
4


nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về những lĩnh vực này.
Thư tư, một số công trình đã nghiên cứu vấn đề QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn
NSNN trên địa bàn một vùng, một địa phương cấp tỉnh, thành phố. Dựa trên cơ sở lý luận
chung về QLNN đối với đầu tư XDCB từ NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực tế
QLNN trong lĩnh vực này ở các địa phương, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề xuất
các giải pháp thích dụng với từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu
tư XDCB từ vốn NSNN ở các địa phương.
Cũng đã có công trình nghiên cứu về lĩnh vực đang xem xét ở Hà Nội nhưng công trình
này nghiên cứu QLNN về vốn nói chung chứ không tập trung nghiên cứu riêng QLNN đối
với vốn đầu tư từ NSNN của Thành phố cho phát triển KCHT giao thông. Công trình này
nghiên cứu phát triển KCHT giao thông nói chung chứ không riêng phát triển KCHT giao
thông đường bộ và chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu phát triển KCHT giao thông ở khu vực
đô thị, chứ không phải trên toàn bộ địa bàn thành phố Hà Nội sau khi đã mở rộng địa giới

hành chính.
Như vậy, vấn đề: QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN của thành phố Hà Nội vẫn còn là một khoảng trống, chưa có một công trình nghiên
cứu riêng biệt, độc lập nào. Do đó, cần được tiếp tục nghiên cứu. Vì thế, luận án của tác giả
tập trung nghiên cứu vấn đề chuyên biệt này.
Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu:
Thứ nhất, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ là gì?
Vốn NSNN đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ có đặc điểm gì và có vai trò như
thế nào, những đặc điểm đó đặt ra những vấn đề gì cho QLNN đối với vốn đầu tư phát
triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN.
Thứ hai, nội dung QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ
từ NSNN bao gồm những thành tố nào hợp thành, để thực hiện từng nội dung QLNN cần
làm những gì, những nhân tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội và ảnh hưởng như thế nào.
Thứ ba, tình hình thực tế QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN ở Hà Nội trong thời gian qua như thế nào xét theo từng nội dung
QLNN; những mặt tích cực, thành công là gì; những hạn chế, yếu kém nổi bật là gì trong
tất cả các khâu của quá trình QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN ở Hà Nội trong thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế,
yếu kém đó là gì.
Thứ tư, phương hướng hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội trong thời gian tới như thế nào và cần nỗ lực thực hiện
các giải pháp thiết thực nào để khắc phục một cách căn bản những hạn chế, yếu kém, bất
cập của QLNN hiện nay.

5


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CẤP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành
phố trực thuộc Trung ương
2.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân
sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ bằng vốn NSNN là quá trình Nhà
nước bỏ vốn từ ngân sách (toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tư) để tiến hành các hoạt
động xây dựng KCHT giao thông đường bộ nhằm tạo điều kiện cần thiết cho phát triển
KT-XH. Căn cứ theo phân cấp quản lý NSNN, vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT
giao thông đường bộ được phân thành: vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và vốn đầu tư
từ ngân sách địa phương. Vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, được đầu tư vào các dự án
đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế, của xã hội, nói chung là phục vụ lợi
ích quốc gia. Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của
ngân sách địa phương, được đầu tư cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương theo phân cấp và phục vụ lợi ích của địa phương.
Có thể hiểu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN là một bộ
phận vốn đầu tư phát triển của NSNN được hình thành từ các nguồn thu của NSNN để đầu
tư phát triển KCTH giao thông đường bộ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất
nước.
2.1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ
ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN các cấp có những đặc
điểm sau đây: khối lượng vốn đầu tư lớn; không có khả năng thu hồi trực tiếp; là nguồn vốn
cấp phát trực tiếp từ NSNN không hoàn lại; kết quả của đầu tư bằng vốn NSNN chủ yếu phục

vụ lợi ích công cộng; vốn đầu tư từ NSNN địa phương luôn gắn liền với việc thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; vốn đầu tư từ NSNN địa phương do địa
phương quản lý, sử dụng; vốn đầu tư từ NSNN được thực hiện thông qua cơ chế ủy nhiệm;
vốn đầu tư từ NSNN có nguy cơ cao bị lãng phí, thất thoát.
2.1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân
sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Góp phần to lớn vào việc phát triển KCHT, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
xã hội; là “vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn khác trong nước và nước ngoài đầu tư phát
6


triển KCHT giao thông đường bộ dưới những hình thức đa dạng; nhờ vốn NSNN đầu tư,
KCHT giao thông đường bộ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế
và xã hội, cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, nhất là vùng sâu, vùng xa, tạo sự liên
kết giữa các vùng; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH,
tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng, các ngành, cũng như của cả nước
để phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2. Khái niệm, mục tiêu, vai trò và nguyên tắc quản lý nhà
nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc
Trung ương
2.1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung
ương
QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN là sự tác
động, điều khiển có mục đích của chủ thể quản lý (Nhà nước) đối với đối tượng quản lý
thông qua luật pháp, chính sách và các quy định của nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất vốn NSNN đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ để đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH.
Chủ thể quản lý ở đây là Nhà nước các cấp gắn với vốn đầu tư phát triển KCHT

giao thông đường bộ từ NSNN do cấp mình quản lý. Đối tượng quản lý là các đơn vị tham
gia vào việc đầu tư các công trình giao thông đường bộ bằng vốn NSNN.
Phạm vi QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN:
Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng thực hiện quản lý toàn bộ các khoản chi của
NSNN cho tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư các dự án phát triển KCHT giao thông
đường bộ, từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự
toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào
khai thác sử dụng.
Mục tiêu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
cấp thành phố trực thuộc Trung ương nhằm:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho phát triển KCHT giao thông
đường bộ mà NSNN cấp thành phố phải đảm nhiệm.
- Thực hiện thành công mục tiêu của chiến lược, quy hoạch xây dựng KCHT giao
thông đường bộ trong từng thời kỳ của thành phố Hà Nội.
- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quản lý chi NSNN cho đầu tư
phát triển KCHT giao thông đường bộ.
- Đảm bảo nguồn vốn NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;
phòng chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
2.1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương.
7


Vai trò này được xem xét theo các phương diện: đối với quản lý vốn NSNN, việc
quản lý tốt vốn ngân sách đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ đảm bảo vốn
ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát,
tham nhũng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ. Điều này
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện NSNN hạn hẹp, mất cân đối giữa thu và
chi ngân sách, nợ công gia tăng của Thành phố hiện nay; Đối với phát triển KCHT giao
thông đường bộ của Thành phố, việc quản lý tốt vốn đầu tư từ NSNN là nhân tố tạo sức

hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hệ thống
giao thông đường bộ, nhờ đó thực hiện mục tiêu phát triển KCHT giao thông đường bộ
của Thành phố; Đối với sự phát triển KT-XH của Thành phố. Hiện nay, KCHT giao
thông đường bộ còn kém phát triển, chưa đồng bộ, là “điểm nghẽn” trong sự phát triển
KT-XH của Thành phố. Việc tăng vốn đầu tư từ NSNN và nâng cao hiệu quả quản lý vốn
ngân sách sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển KCHT giao thông đường bộ, giải quyết
được “điểm nghẽn” này, nhờ đó góp phần thúc đẩy mạnh hơn sự phát triển KT-XH của
Thành phố trong thời gian tới.
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ nhất, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch tổng thể phát triển
KCHT giao thông đường bộ trong từng giai đoạn và tạo điều kiện để thực hiện các mục
tiêu của chiến lược và quy hoạch đó;
Thứ hai, sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ phải
đúng mục đích, đúng kế hoạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải;
Thứ ba, sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ tiết
kiệm, hiệu quả;
Thứ tư, thực hiện giám đốc bằng đồng tiền trong tất cả các giai đoạn của quá trình
đầu tư và xây dựng công trình KCHT giao thông đường bộ;
Thứ năm, nguyên tắc chịu trách nhiệm;
Thứ sáu, nguyên tắc công khai, minh bạch.
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp
thành phố trực thuộc Trung ương
Dựa theo sự vận động của đồng vốn NSNN đầu tư cho phát triển KCHT giao thông

đường bộ, nội dung QLNN đối với nguồn vốn này bao gồm:
Một là, kế hoạch hóa vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
cấp thành phố. Kế hoạch vốn đầu tư là cơ sở để sử dụng nguồn vốn NSNN đúng mục
đích, hiệu quả, tránh hiện tượng chồng chéo, lãng phí vốn ngân sách. Là căn cứ pháp lý
8


để các chủ thể đầu tư chủ động triển khai các công trình, dự án phát triển KCHT giao
thông đường bộ; các cơ quan tài chính, kho bạc chủ động thực hiện, đảm bảo vốn theo kế
hoạch về số lượng và tiến độ.
Hai là, thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHT
giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong
toàn bộ chu trình quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ.
Khâu này sẽ xem xét lại tính đúng đắn của những căn cứ phân bổ vốn, đúng theo quy
định của pháp luật về chi, sử dụng vốn ngân sách chưa; sự phù hợp của phương án phân
bổ, sử dụng vốn NSNN với mục tiêu và kế hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ
của Thành phố trong thời kỳ kế hoạch.
Ba là, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN cấp thành phố. Việc cấp phát vốn từ NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều
kiện đã có trong dự toán ngân sách; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước; có
khối lượng công việc đã hoàn thành; được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc
người được ủy quyền quyết định. Việc thanh toán vốn đầu tư có thể được thanh toán theo
kỳ, theo khối lượng hoàn thành. Kiên quyết không thanh toán những công trình, hạng
mục công trình không có dự toán và không tuân thủ theo những quy định, đình chỉ ngay
những dự án kém hiệu quả để tránh lãng phí hơn nữa nguồn vốn của NSNN.
Bốn là, quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp
thành phố. Quyết toán vốn đầu tư của một dự án thuộc KCHT giao thông đường bộ là
tổng kết, tổng hợp các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tư.
Thực chất của quyết toán vốn đầu tư của một dự án, công trình, hạng mục công trình là
xác định giá trị của dự án, công trình, hạng mục công trình đó, nói cách khác là xác định

vốn đầu tư được quyết toán. Việc quyết toán vốn đầu tư cần phải được công khai rõ ràng.
Năm là, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm liên quan đến vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát
nghiêm túc, chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình đầu tư sẽ đảm bảo nguồn vốn từ
NSNN được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tránh được sự lãng phí, tiêu cực trong đầu tư
xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ vốn NSNN.
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với
vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ
ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ nhất, mức độ hoàn thiện của hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước.
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với
nền kinh tế nói chung và đối với quản lý vốn ngân sách đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ nói riêng.
Thứ hai, tổ chức bộ máy QLNN đối với vốn đầu tư từ ngân sách. Tổ chức bộ máy
quản lý hợp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, bộ
phận trong bộ máy quản lý vốn đầu tư của ngân sách là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý vốn ngân sách đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ.
9


Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư của ngân sách. Suy cho
cùng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cao là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng và
hiệu quả của QLNN về kinh tế nói chung và QLNN đối với vốn của NSNN đầu tư cho
phát triển KCHT giao thông đường bộ nói riêng.
Thứ tư, hiệu quả trong công tác đấu thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu
đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN. Công tác đấu thầu muốn đạt được hiệu quả cần phải đảm bảo
được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Đồng thời cần sự quản lý giám sát của
cơ quan nhà nước bằng việc đưa ra các quy đinh, luật lệ và bằng quyền lực của mình
thông qua việc kiểm tra, giám sát.

Thứ năm, điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật đầy đủ, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý. Việc tích
cực áp dụng các công nghệ tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản lý sẽ
giải quyết công việc một cách nhanh chóng với chất lượng cao hơn.
Thứ sáu, tình hình phát triển KT-XH tại địa phương. Nếu tăng trưởng kinh tế địa
phương ổn định, thì vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ của
địa phương sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ và ngược lại.
Thứ bảy, hội nhập kinh tế quốc tế. Một mặt, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhờ đó tăng nguồn thu NSNN và vì thế, vốn ngân
sách đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ tăng. Mặt khác, hội nhập kinh tế đòi
hỏi phải điều chỉnh hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và
thay đổi cách thức nhà nước quản lý nền kinh tế, trong đó có quản lý vốn đầu tư phát
triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông từ NSNN một số địa phương của Trung Quốc, của một số thành phố các nước
liên minh châu Âu và kinh nghiệm của của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.
Luận án đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, coi trọng công tác lập kế hoạch vốn ngân sách đầu tư XDCB, trong đó
có đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ.
Thứ hai, lợi ích - chi phí được dùng làm tiêu chí lựa chọn và đánh giá hiệu quả các
dự án giao thông.
Thứ ba, vốn đầu tư của NSNN thành phố cần được tập trung chủ yếu vào phát triển
KCHT nhất là KCHT giao thông đường bộ của Thành phố và tránh đầu tư dàn trải.
Thứ tư, tích cực đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng nhất là đầu
tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN
Thứ năm, khống chế chi phí đầu tư không vượt quá dự toán chi ngân sách cho các

công trình, dự án.
10


Thứ sáu, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư
phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN.

11


Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2018

3.1.1. Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ
Trong giai đoạn 2011-2018, tổng thu ngân sách trên dịa bàn Thành phố đạt
1.390.499 tỷ đồng, chi ngân sách địa phương 537.023 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát
triển đạt 233.206 tỷ đồng, bằng 44% tổng chi ngân sách địa phương.
Tổng số vốn chi cho đầu tư phát triển của Thành phố là 233.206 tỷ đồng, gồm:
Vốn phân cấp cho các quận, huyện, thị xã là 58.314 tỷ đồng và vốn đầu tư phát triển do
Thành phố trực tiếp quản lý là 174.892 tỷ đồng, riêng các dự án phát triển KCHT giao
thông đường bộ: 210 dự án với kế hoạch vốn đầu tư XDCB là 61.257 tỷ đồng (chiếm
44,6% số vốn cho các dự án đầu tư công của cấp Thành phố) và vốn sự nghiệp kinh tế
cho duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cải tạo nhỏ là 9.177 tỷ đồng.
Bảng 3.3. Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố

Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
1
2

Nội dung
Tổng cộng
Vốn đầu tư XDCB
Vốn sự nghiệp kinh tế

Tổng
cộng

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm

2016

Năm
2017

Năm
2018

70.434
61.257
9.177

7.018
6.386
632

7.869
7.044
825

9.112
7.763
1.349

6.113
5.214
899

6.680
5.359

1.321

10.094
7.974
2.120

11.736
10.578
1.158

11.812
10.939
873

Nguồn: [60, 61, 63]
3.1.1.1. Vốn đầu tư cho việc nâng cấp và xây mới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Trong giai đoạn 2011-2018, ngân sách Thành phố đã ưu tiên bố trí vốn thực hiện
490 lượt dự án của 210 dự án cho nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới KCHT giao thông
đường bộ, với kinh phí 61.257 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 58.108 tỷ
đồng, vốn ODA là 3.149 tỷ đồng (Chi tiết tại Bảng số 3.4). Trong 36 công trình trọng điểm
(trong tổng số 55 dự án/công trình) của Thành phố giai đoạn 2011-2016 sử dung vốn
NSNN, có 12 công trình và trong 2 năm 2017, 2018 triển khai mới 3 công trình trọng điểm
xây dựng KCHT giao thông đường bộ lớn được ưu tiên bố trí vốn, tập trung chỉ đạo triển
khai thực hiện.
12


Bảng 3.4. Vốn đầu tư cho nâng cấp, mở rộng, xây mới KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm
Năm
Năm
2014
2015
2016
33
56
73

Số lượt dự án bố trí vốn

Tổng
cộng
490

Năm
2011
78

Năm
2012
58

Năm
2013
80

Kinh phí


61.257

6.386

7.044

7.763

5.214

5.359

Trong đó: Vốn NSNN

58.108

6.051

6.714

7.312

4.557

3.149

335

330


451

657

TT

Nội dung

Vốn ODA

Năm
2017
58

Năm
2018
54

7.974

10.578

10.939

4.592

7.695

10.248


10.939

767

279

330

0

Nguồn: [60, 61, 63]
3.1.1.2. Vốn đầu tư cho việc duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Trong những năm qua, công tác quản lý, duy tu, bảo trì hệ thống đường giao thông
được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và song song cùng với thực hiện sửa chữa
theo định kỳ (sửa chữa vừa, sửa chữa lớn) nhằm đảm bảo hệ thống đường bộ được khai
thác an toàn, thông suốt, xử lý kịp thời các hư hỏng phát sinh gây ùn tắc giao thông và mất
an toàn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của Thủ đô Hà Nội.
Bảng 3.6. Tổng hợp kinh phí duy tu, sửa chữa KCHT giao thông đường bộ thuộc
nhiệm vụ chi cấp thành phố giai đoạn 2011-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT

Nội dung
Tổng vốn sự nghiệp
kinh tế

1
2
3
4

5

Duy tu duy trì
Nâng cấp cải tạo
Chương trình mục tiêu
Chương trình ATGT
Khác

Tổng số

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

2018

9.177

632

825

1.349

899

1.321

2.120

1.158

873


5.601
1.822
718
721
315

364
111

533
146
49
74
23

760
279
165
76
69

726
21
69
65
18

873
189
103

112
44

1.245
439
177
183
77

630
360
89
46
33

470
277
66
35
25

131
26

Nguồn: [60, 63]

3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của Thành
phố
Xét theo cấp độ địa phương, thành phố thực thuộc Trung ương, tổ chức bộ máy liên

quan đến quản lý vốn NSNN cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ gồm:
Giám đốc

HĐND Thành phố, UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở
Tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan thanh tra và các chủ đầu tư.
KBNNPhòng
Hà Nội
và các chủ đầu tư
là cơ
quan
vốnKho
đầuquỹ
tư XDCB,
Kế toán
Phòng
Kiểm
soátquản
chi lý trực tiếp
Phòng
trong đó có đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN.

Tiếp nhận và
kiểm soát hồ
sơ ban đầu

Kiểm soát tạm 13
ứng

Kiểm soát
thanh toán theo

khối lượng

Quyết toán
vốn đầu tư


Sơ đồ 3.1. Mô hình kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB tại Kho
bạc Nhà nước Hà Nội
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Kho bạc Nhà nước Hà Nội
3.1.3. Kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
Cùng với việc tập trung triển khai hoàn thiện hệ thống KCHT giao thông khung
trên địa bàn, Thành phố triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông, đảm
bảo an toàn giao thông. Việc đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ được thể hiện
rõ nét bằng chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông tăng trưởng trung bình từ 0,28%
đất đô thị/năm, theo đó năm 2010 (mới chỉ đạt khoảng 7%) đến năm 2017 (đạt khoảng
8,96%); số điểm ùn tắc giao thông năm 2010 (124 điểm) thì đến năm 2018 (37 điểm); số
vụ tai nạn giao thông năm 2013 (2.252 vụ) thì đến năm 2018 (1.448 vụ). Kết quả đạt
được như trên đã góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ đô, từng bước hạn chế ùn
tắc giao thông và tại nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết nối giao thông giữa Thủ
đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH
và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.
Tuy nhiên, hệ thống KCHT giao thông đường bộ phát triển nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị; tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn
biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao; nguồn vốn dành cho đầu tư còn hạn chế,
nhiều công trình có trong kế hoạch không được bố trí vốn nên việc triển khai chậm, mạng
lưới đường giao thông vẫn chưa hoàn thiện, nhiều tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh
và khép kín; Công tác GPMB có nhiều vướng mắc, một số địa phương chưa tập trung,
quyết liệt thực hiện dẫn đến tiến độ công trình bị chậm trễ, hiệu quả đầu tư chưa cao.
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2018

3.2.1. Thực trạng kế hoạch hóa vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố
Luận án đã chỉ ra những căn cứ làm cơ sở để lập kế hoạch vốn cho đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thành phố. Làm rõ tình hình thực hiện các quy
14


định về điều kiện ghi kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN và
thực hiện các yêu cầu về nội dung, chất lượng của kế hoạch vốn. Chất lượng kế hoạch vốn
được nâng cao, việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN nhìn chung phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ của Thủ đô và góp phần quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu phát triển KCHT giao thông đường bộ của Hà Nội trong thời gian qua.
3.2.2. Thực trạng thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng
vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ
ngân sách nhà nước cấp thành phố.
Trong những năm qua, công tác thẩm tra các báo cáo, đề án và tờ trình của UBND
Thành phố về dự toán và phân bổ dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB nói chung và
phương án sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp
thành phố nói riêng được Thường trực HĐND Thành phố giao cho Ban Kinh tế ngân
sách chủ trì. Việc thẩm định được thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc, có chất lượng,
do đó đã tạo cơ sở cho quyết định đúng đắn của HĐND Thành phố về phân bổ vốn ngân
sách cho phát triển KCHT giao thông đường bộ của Thành phố.
3.2.3. Thực trạng cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp
thành phố
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát
triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố giai đoạn

2011-2018
Năm

Tổng cộng
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Kế hoạch vốn

Số giải ngân

Số vốn không giải

Tỷ lệ số giải ngân/Kế

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

ngân được

hoạch (%)

61.257

6.386
7.044
7.763
5.214
5.359
7.974
10.578
10.939

54.152
7.095
88,40%
5.698
688
89,23%
6.429
615
91,27%
6.824
939
87,90%
4.760
454
91,30%
4.866
493
90,80%
7.376
598
92,50%

9.065
1.503
85,70%
9.134
1.805
83,52%
Nguồn: [45, 95]
Số vốn không giải ngân được năm 2011 có 688 tỷ đồng, năm 2013 là 939 tỷ đồng,
năm 2015 là 493 tỷ đồng, năm 2016 là 598 tỷ đồng, năm 2017, 2018 tăng lên là 1.503 và
1.805 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN cấp thành phố mới chỉ đạt trung bình 88% là không cao và số vốn không giải
ngân được còn nhiều trong các năm này cho thấy chất lượng công tác xây dựng kế hoạch
vốn, thẩm định kế hoạch vốn còn bất cập và các khâu trong quá trình sử dụng nguồn vốn
NSNN cấp thành phố chi đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ không cao và khả
15


năng thực hiện đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố
chưa đáp ứng yêu cầu.
3.2.4. Thực trạng quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố
Tình hình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XCDB của Thành phố theo niên độ
ngân sách giai đoạn 2011-2016 cho thấy tỷ lệ vốn được quyết toán hàng năm chỉ đạt 5764% kế hoạch vốn. Số vốn được quyết toán có tăng nhưng không đều, năm 2013 có số vốn
được quyết toán lớn nhất trong giai đoạn này, đạt 4.455 tỷ đồng. Nếu xét tỷ lệ số vốn được
quyết toán trên kế hoạch vốn thì ta thấy có dấu hiệu giảm trong 2 năm 2013, 2014 (chỉ đạt
trên dưới 57-58%) so với 2 năm 2011 và 2012 (đạt gần 62%), năm 2015 đạt gần 64%, năm
2016 đạt hơn 78% nhưng hai năm 2017, 2018 lại đang giảm dần (72,35% và 69,75%). Số
vốn quyết toán theo niên độ ngân sách không cao và còn số chi chuyển nguồn hàng năm,
việc này cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý theo dõi số chi chuyển nguồn
hàng năm ngày càng tăng cũng như trong công tác theo dõi, đôn đốc tiến độ các dự án và

xây dựng kế hoạch vốn thanh toán cho các năm.
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN cấp thành phố giai đoạn 2011-2018
Năm
Tổng cộng
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Kế hoạch vốn
(tỷ đồng)
61.257
6.386
7.044
7.763
5.214
5.359
7.974
10.578
10.939

Số quyết toán

Tỷ lệ QT/


(tỷ đồng)
40.681
3.938
4.312
4.455
3.047
3.415
6.230
7.653
7.630

KHV (%)
66,41%
61,67%
61,22%
57,39%
58,43%
63,73%
78,13%
72,35%
69,75%

Số dư tạm ứng
(tỷ đồng)
8.564
372
1.070
1.167
235
129

1.124
1.505
2.962

Tỷ lệ số dư tạm
ứng/Số QT (%)
21,05%
9,45%
24,81%
26,19%
7,71%
3,78%
18,04%
19,67%
38,82%

Nguồn: [45, 95]
Công tác quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ theo niên độ
ngân sách giai đoạn này ở Thành phố được thực hiện cơ bản đúng theo quy định của Luật
NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong giai đoạn 2011-2018 có 210 dự án đầu tư phát triển KCHT giao thông đường
bộ sử dụng nguồn vốn NSNN cấp Thành phố được bố trí vốn triển khai thực hiện thì có
138 dự án đã hoàn thành được bàn giao đưa vào sử dụng và có 115 dự án (chiếm 83% số
dự án hoàn thành) được thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư với giá trị là 49.632 tỷ
đồng. Qua quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã giảm trừ 128,50 tỷ đồng so với giá
trị chủ đầu tư đề nghị. Qua rà soát đến 31/12/2018 còn 27 dự án đã hoàn thành bàn giao và
kết thúc đầu tư nhưng chủ đầu tư chưa lập hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Tuy nhiên,
bên cạnh những dự án đầu tư hoàn thành còn nhiều dự án đã dừng hoặc hoãn, đình chỉ đầu
16



tư nhưng chậm làm thủ tục quyết toán.
3.2.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm liên quan
đến vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
từ ngân sách nhà nước cấp thành phố.
Việc giám sát đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách Thành phố của HĐND Thành
phố bao gồm: giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật về kế hoạch vốn ngân sách đầu tư
cho các dự án XDCB; giám sát việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo nghị quyết
của HĐND; tiến độ, chất lượng thực hiện kế hoạch; công tác quản lý, thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư XDCB… Hình thức giám sát của HĐND gồm: giám sát tại kỳ họp thông
qua việc xem xét, thảo luận các báo cáo; thông qua hình thức chất vấn; xem xét các văn
bản pháp quy của UBND; thành lập đoàn giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ
chức vụ do HĐND bầu. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường
và đi vào thực chất hơn, nên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

3.3.1. Những mặt thành công
Một là, việc lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN có tiến bộ rõ rệt, chất lượng kế hoạch vốn được nâng cao, nhìn chung phù hợp với
quy hoạch và kế hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ của Hà Nội.
Hai là, công tác thẩm định và quyết định phương án sử dụng vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thành phố được thực hiện nghiêm túc, có chất
lượng.
Ba là, công tác giải ngân, cấp phát vốn, thanh toán vốn đầu tư xây dựng KCHT
giao thông đường bộ từ NSNN được thực hiện tích cực, tương đối kịp thời.
Bốn là, công tác quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN của Thành phố có nhiều nỗ lực, đạt kết quả khả quan.

Năm là, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thành phố được tăng cường và xử lý nghiêm
các vi phạm.
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những mặt hạn chế
Một là, tính khả thi và hiệu quả của công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát
triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Hà Nội giai đoạn 2011-2016 chưa cao.
Hai là, việc thẩm định và quyết định kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN của Thành phố thời gian qua chưa được cụ thể, chi tiết.

17


Ba là, công tác giải ngân, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như tỷ lệ giải
ngân vốn đầu tư không cao, số vốn tạm ứng khá lớn
Bốn là, công tác quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ
NSNN của Thành phố còn hạn chế nhưng giá trị được quyết toán hàng năm thấp, nhiều
chủ đầu tư chưa chấp hành nghiêm quy định về quyết toán vốn đầu tư, nhiều dự án khi
quyết toán phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Năm là, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong sử dụng vốn NSNN
thành phố cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ vẫn còn lỏng lẻo, hình thức,
hiệu quả chưa cao, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư chưa được
tháo gỡ kịp thời.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Luật pháp và những văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến đầu tư và
quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư XDCB, trong đó có đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ hiện đang được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nên một số quy định tuy
không còn phù hợp với thực tế, nhưng vẫn còn hiệu lực thực thi. Mặt khác, một số những
quy định mới được sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới còn chưa được thực thi đầy đủ,

kịp thời. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với
vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ.
- Thể chế pháp luật về quản lý đầu tư công hiện nay (gồm việc quy hoạch, lựa
chọn dự án, thực hiện dự án, quản lý xây dựng, đánh giá, giám sát đầu tư) chưa thực sự
hoàn thiện; Chưa khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo giữa các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan đến đầu tư công. Một số quy định về đầu tư công còn chưa thống
nhất, mâu thuẫn giữa các quy định tại các luật khác, các quy định của Quốc hội, Chính
phủ; Hoặc quy định chưa phù hợp gây khó khăn trong việc thực hiện, làm ảnh hưởng tới
tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án.
- Các quy định của Luật Đấu thầu hiện hành về quản lý chủ đầu tư cũng đã có
nhưng còn chung chung, chưa có biện pháp cụ thể, đủ mạnh khiến các chủ đầu tư e ngại
không dám vi phạm; Việc quy định bước đánh giá về mặt kỹ thuật của gói thầu xây lắp
chưa đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng. Nhà thầu trúng thầu là
nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất nhưng không vượt giá gói thầu được duyệt trong kế
hoạch đấu thầu; Nguyên tắc này chỉ thích hợp với những nước phát triển có trình độ cao.
- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư
từ NSNN cho đầu tư XDCB, trong đó có vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường
bộ đã đạt kết quả tích cực, có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa được thực
hiện một cách quyết liệt, nên thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, gây phiền hà cho chủ
đầu tư và các nhà thầu. Trong cải cách thủ tục hành chính tình trạng “trên nóng dưới
lạnh” vẫn tồn tại, chưa được khắc phục triệt để.
18


- Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với vốn đầu tư từ NSNN tuy đã được nâng lên rõ rệt, song vẫn chưa thực sự có
trách nhiệm cao, tận tâm đối với công việc, việc thực thi một số quy định của Nhà nước
và của Thành phố về lĩnh vực này chưa được nghiêm túc.
- Các cơ chế giám sát đầu tư công hiện nay vừa tồn tại xung đột về lợi ích (chủ đầu
tư vừa lập, trình thẩm định, giám sát và đánh giá kết quả) vừa kém hiệu lực. Hiệu quả,

hiệu lực giám sát của các sở chuyên ngành, của hoạt động giám sát của HĐND Thành
phố còn hạn chế. Điều này xuất phát từ nguyên nhân kỹ thuật (thời gian, ngân sách và
các nguồn lực khác phục vụ cho hoạt động giám sát hết sức hạn chế, đồng thời nguồn
thông tin và dữ liệu không đủ dẫn đến không thể sâu sát) và những nguyên nhân có tính
thể chế (tỷ lệ chuyên trách của đại biểu HĐND thấp). Bên cạnh đó, các cơ chế để những
người dân chịu tác động trực tiếp có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định và giám
sát quá trình đầu tư hiện nay chỉ mang tính hình thức, không phát huy hiệu lực, hiệu quả.
- Sự đôn đốc, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với từng khâu của quản lý nhà
nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ chưa thật
sát sao, quyết liệt.

19


Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI
GIAN TỚI
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Thành phố Hà
Nội đến năm 2030
4.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030
Luận án đã trình bày khái quát mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể của
Thành phố đến năm 2030 trong các lĩnh vực: kinh tế, kết cấu hạ tầng, văn hóa- xã hội, thể
dục - thể thao, khoa học và công nghệ...

4.1.1.2. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà
Nội đến năm 2030
(1) KCHT giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng trong KCHT KT-XH. Vì
vậy, cần được ưu tiên phát triển để tạo tiền đề, làm động lực phát triển KT-XH, phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần bảo
đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Phát triển KCHT giao thông đường bộ hợp lý, đồng bộ trong một quy hoạch
thống nhất, có phân công, phân cấp và hợp tác, liên kết giữa các phương thức vận tải, tạo
thành một mạng lưới giao thông thông suốt và hiệu quả.
(3) Tập trung nguồn lực để nâng cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có; đẩy nhanh
xây dựng các tuyến đường vành đai 1; 2; 2,5; 3; 4 và các trục đường hướng tâm theo quy
hoạch được duyệt, coi trọng công tác quản lý, bảo trì để tận dụng tối đa năng lực KCHT
giao thông đường bộ hiện có.
(4) Hệ thống giao thông đường bộ phải kết nối đồng bộ với đường quốc lộ quốc gia và
các tỉnh trong vùng để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.
(5) Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải xe buýt; phát triển giao thông tĩnh;
kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm
trật tự an toàn giao thông đô thị.
(6) Phát triển đường giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn gắn kết được mạng đường giao thông địa phương với mạng đường giao
thống quốc gia, tạo sự liên hoàn thông suốt.
(7) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào
20


các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ với mục đích hạn
chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng phát triển nguồn nhân lực cho
nhu cầu phát triển ngành.
(8) Thu hút các thành phần kinh tế phát triển KCHT giao thông đường bộ; huy động
tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển kiết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ; người sử dụng (thụ hưởng) có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để
bảo trì và tái đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ.
(9) Dành quỹ đất hợp lý để phát triển KCHT giao thông đường bộ và bảo đảm hành
lang an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các
ngành, toàn xã hội và người dân.
4.1.2. Nhu cầu và khả năng cân đối vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố
Hà Nội đến năm 2030
Với định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển KCHT giao thông vận tải thành
phố Hà Nội đến năm 2030 nêu trên, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển
KCHT giao thông đường bộ giai đoạn 2016-2020 là 270.596 tỷ đồng và cho giai đoạn
2020-2030 là khoảng 246.262 tỷ đồng.
Nhu cầu đầu tư các dự án cấp thiết cần phải bố trí vốn NSNN triển khai trong giai
đoạn 2016-2020 là khoảng 52.000-55.000 tỷ đồng. Khả năng cân đối kế hoạch vốn đầu tư
từ NSNN của Thành phố cho các dự án đầu tư công phát triển KCHT giao thông đường bộ
là 50.542 tỷ đồng.
Bảng 4.1. Dự kiến KH đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội
cho các dự án phát triển KCHT giao thông đường bộ
TT

Nội dung

Số dự án

TỔNG CỘNG
1
2
3

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 sang thực

hiện hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020
Các dự án đã thực hiện khởi công trong các năm 20162018
Các dự án dự kiến khởi công mới trong hai năm 20192020

Dự kiến KH
vốn (tỷ đồng)

195

50.542

62

22.975

48

13.426

85

14.141

Nguồn: [37]
4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội
Một là, đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao
21



thông đường bộ từ NSNN của Thành phố phải hướng tới nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ
NSNN
Hai là, đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN của Hà Nội phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và
phải thực hiện đúng những quy định của pháp luật về lĩnh vực này
Ba là, đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội cần phải được thực hiện toàn diện, đối với tất cả các
khâu của quy trình quản lý vốn đầu tư từ NSNN
Thứ tư, việc xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển
KCHT giao thông đường bộ ở Hà Nội phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu
phát triển hệ thống giao thông đường bộ của Thành phố và phải phù hợp với thực tế giao
thông của Thủ đô.
Thứ năm, việc lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN ở Hà Nội phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm, dứt khoát không đầu tư dàn trải
Thứ sáu, đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư cho phát triển KCHT
giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục
hành chính trong tất cả các khâu QLNN về lĩnh vực này.
4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

4.2.1. Hoàn thiện kế hoạch hóa vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố
Hà Nội
Cần khắc phục tình trạng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được giao chậm; nỗ lực
tự cân đối ngân sách để đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ
của Thành phố; việc lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhất thiết phải phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và thực tế phát triển KCHT giao thông đường bộ

của Thành phố; chấm dứt hoàn toàn tình trạng bố trí kế hoạch và dự toán đầu tư cho các
công trình, dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định; cần thực hiện nghiêm nguyên tắc
đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải và phải tuân thủ theo quy định của
Luật NSNN, Luật Đầu tư công, bám sát Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Kế hoạch tài
chính trung hạn...

22


4.2.2. Hoàn thiện công tác thẩm định tính khả thi của phương
án sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
Dự toán và phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ từ NSNN cấp Thành phố cần có đủ căn cứ vững chắc, phù hợp với quy hoạch
và định hướng phát triển KT-XH, phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH
trong năm, phù hợp với khả năng ngân sách và tuân thủ các quy định pháp luật về quản
lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Tăng cường năng lực thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách và các ban của HĐND
Thành phố bằng việc quan tâm cả về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên trách và số
chuyên viên giúp việc cho các Ban của HĐND Thành phố. Nghiên cứu xây dựng một
quy trình chuẩn về thẩm định đối với nội dung này theo định hướng cơ bản sau đây:
Thẩm định sự đầy đủ của hồ sơ trình; Sự phù hợp về thể thức của các báo cáo, tờ trình;
Sự phù hợp về trình tự thủ tục trình; Thẩm định nội dung hồ sơ trình, gồm: Về tổng dự
toán chi ngân sách; Về phương án kế hoạch vốn cho các giai đoạn đầu tư; Thẩm định
danh mục các dự án đầu tư: Mục tiêu đầu tư từng dự án, đánh giá dự án (từ khâu phê
duyệt chủ trương đầu tư), việc đảm bảo thủ tục đầu tư, việc bố trí vốn để thực hiện hoàn
thành dự án.
4.2.3. Hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà
nước của thành phố Hà Nội

Việc cấp phát và ứng chi từ kho bạc nhà nước phải căn cứ vào khối lượng thực
hiện, những dự án chưa có khối lượng thực hiện thì cần hạn chế cho tạm ứng vốn. Việc
cấp phát, ứng chi tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi thanh toán khối lượng hoàn thành.
Để hạn chế việc nghiệm thu, thanh toán không đúng, tăng giá trị khối lượng so với
khối lượng thực tế, cần phải: có những quy định chặt chẽ gắn với trách nhiệm cá nhân
người giám sát thi công; thời gian nghiệm thu, thanh toán nhất thiết phải được quy định
rõ ràng trong hợp đồng giao nhận thầu thi công. Cuối năm (31/12) các bên ký hợp đồng
(bên A và bên B) bắt buộc phải nghiệm thu xác nhận khối lượng, giá trị thực hiện trong
năm để làm cơ sở cho việc thanh, quyết toán vốn đầu tư thực hiện năm đó.
Có quy định rõ trách nhiệm và chế tài xử phạt của người thanh toán và người đề
nghị thanh toán (nếu thực hiện không đúng quy định).

23


×