Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Trường ĐH
………
Tiểu luận môn học:
Tâm lý học giao tiếp
Tên đề tài:
GVHD:
SVTH:
MSSV:
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01,năm 2010
Trang0
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Mục lục
Mục lục.......................................................................................................................... 1
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2
1.4. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu......................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.................................................................3
1.6. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................3
2. NỘI DUNG............................................................................................................ 3
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................3
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................3
2.1.2. Cơ sở lý luận............................................................................................5
a. Một số khái niệm............................................................................................5
b. Đặc điểm của phong cách giao tiếp và giao tiếp trong quản lý......................6
c. Các nhân tố hình thành phong cách giao tiếp.................................................7
2.2. Phong cách giao tiếp trong công tác quản lý...................................................7
2.2.1. Phong cách giao tiếp dân chủ...................................................................7
2.2.2. Phong cách quản lý độc đoán...................................................................8
2.2.3. Phong cách giao tiếp tự do.......................................................................9
2.2.4. Phong cách giao tiếp theo tình huống......................................................9
2.3. Sự điều chỉnh phong cách giao tiếp: bí quyết xây dựng mối quan hệ có hiệu
quả…………………………………………………………………………………. 10
3. KẾT LUẬN.........................................................................................................12
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................13
Phụ lục: “Tôi”..............................................................................................................14
Trang1
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
“Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con
người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác niệt
giữa tôi và bạn”.
(Phơbach)
1.
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của xã hội, cùng với nền văn minh của nhân loại đang tiến vào
những thập niên đầu tiên của thế kỉ 21. Nền kinh tế thị trường và xu hướng khu vực
hóa, toàn cầu hóa đòi hỏi con người ngày càng cao cả về năng lực lẫn phẩm chất.Vì
thế, con người phải không ngừng học hỏi, bởi thành công là sự kết hợp của nhiều yếu
tố. Trong đó giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng. Khéo léo giao tiếp có thể điều
tiết mối quan hệ giữa con người với con người: tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau, thiết
lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tránh tối đa mâu thuẫn và xung đột không đáng có.
Mặt khác, giao tiếp đã trở thành phương tiện và công cụ đắc lực của hoạt động quản
lý. Phong cách giao tiếp thể hiện tài năng của nhà quản lý. Đó là sự sáng tạo, là nhu
cầu, là cách đối đãi để tạo thêm sức thu hút và thành công trong cuộc đời của mỗi con
người.
Trong thời đại ngày nay, nhịp sống làm việc của con người ngày càng khẩn
trương, và không phải ai cũng có khả năng giao tiếp tốt. Khi con người nhận được sự
tôn trọng, sự tiếp đãi ân cần, sự tán đồng và giúp đỡ sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp
với mọi người; còn ngược lại có thể gây cho người khác sự ác cảm, sự thù địch, cố
chấp… nhìn chung là sẽ tạo ra một tâm lý không được tốt.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề về phong cách giao
tiếp, đặc biệt là phong cách giao tiếp trong quản lý đang nổi lên và là mối quan tâm
của toàn xã hội. Đây cũng là lý do chọn đề tài:
“ Phong cách giao tiếp trong công tác quản lý.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các loại phong cách giao tiếp chủ yếu. Từ đó tìm hiểu được mức
độ ảnh hưởng của từng loại phong cách giao tiếp đến hiệu quả giao tiếp trong quản lý.
Trang2
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài nghiên cứu: là phong cách giao tiếp
- Khách thể của đề tài nghiên cứu: là nhà quản lý.
1.4. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu về “ Phong cách giao tiếp trong công tác quản lý ” phải nghiên cứu
trên nhiều khía cạnh, góc độ. Song, do hạn chế về thời gian và khả năng mà đề tài
nghiên cứu chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích hệ thống hóa cơ sơ lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xác định được các loại phong cách giao tiếp và mức độ ảnh hưởng của từng
loại phong cách giao tiếp đến hiệu quả giao tiếp trong quản lý.
- Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả giao tiếp trong quản lý.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ
yếu các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: bằng con đường suy luận dựa trên các
nguồn tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa lý thuyết tạo thành cơ sở cho đề tài.
1.6. Giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều loại phong cách giao tiếp. Mỗi phong cách giao tiếp có ưu điểm và
nhược điểm riêng.Các phong cách giao tiếp sau có thể là chủ yếu và vai trò của từng
phong cách là:
- Phong cách giao tiếp dân chủ: phát huy được tính độc lập sáng tạo của mổi
người.
- Phong cách giao tiếp độc đoán giúp công việc được hoàn thành dễ dàng.
- Phong cách giao tiếp tự do tạo gần gũi, thân mật, một bầu không khí dễ chịu.
- Phong cách giao tiếp theo tình huống giúp cá nhân ứng xử linh hoạt đạt được
mục đích giao tiếp đề ra.
2.
NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
n:
Trang3
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
- Tác già Chu Sĩ Liên trong “Nghệ thuật giao tiếp” xem phong cách giao tiếp là
hoạt động giao tiếp, giao tế ngôn ngữ được thể hiện trong giao tiếp, là cách thức, điệu
bộ mang tính ổn định trong giao tiếp, nhưng vẫn có nét độc đáo riêng. Ông cho rằng “
Việc trở thành một người hoàn thiện là do quá trình trưởng thành quyết định. Trong đó,
việc sử dụng và nắm bắt ngôn ngữ giữ một vai trò khá quan trọng. Con người không
chỉ nhận biết được tri giác, mà còn nhận biết được quá trình trưởng thành của bản
thân”. Chu Sĩ Chiêu xem xét phong cách giao tiếp dưới các hình thức giao tiếp sau:
+ Phong cách giao tiếp chân thật, cởi mở.
+ Phong cách giao tiếp ngắn gọn, dứt khoát.
+ Phong cách giao tiếp trau chuốt.
+ Phong cách giao tiếp nhẹ nhàng và kín đáo.
+ Phong cách giao tiếp cẩn thận, trang nhã.
+ Phong cách giao tiếp thân mật
+ Phong cách giao tiếp sâu sắc, nghiêm túc.
+ Phong cách giao tiếp hài hước.
Như vậy, Chu Sĩ Chiêu khi nghiên cứu về phong cách giao tiếp chú trọng vào
yếu tố ngôn ngữ và sắc thái biểu đạt ngôn ngữ.
- Viện nghiên cứu và đào tạo về đào tạo và quản lý trong “ Chuẩn mực giao
tiếp thời hội nhập” thì lại nghiên cứu về phong cách giao tiếp theo một hướng khác.
Theo các tác giả thì giao tiếp là hình thức biểu hiện bên ngoài của văn hóa đạo đức xã
hội, phản ánh tố chất công dân của một quốc gia. Còn, phong cách giao tiếp là tài
năng, là sáng tạo, là nhu cầu, là cách đối đãi của mỗi người. Và mỗi chúng ta đều cần
biết phong cách giao tiếp cần thiết để phục vụ cho công việc và giao tiếp với mọi
người.
Viện nghiên cứu và đào tạo về đào tạo và quản lý đã nghiên cứu:
+ Phong cách về dáng vẻ, cử chỉ.
+ Phong cách về cử chỉ ngôn ngữ.
+ Phong cách giao tiếp thường gặp: ở nơi công sở, ở gia đình…
+ Phong cách giao tiếp đối với cấp trên, cấp dưới.
…
Trang4
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Như vậy, viện nghiên cứu và đào tạo về đào tạo và quản lý đã chú trọng vào các
trường hợp, các biểu hiện cụ thể của phong cách giao tiếp.
- Ts.Nguyễn Bá Minh trong “Nhập môn khoa học giao tiếp” thì xem phong cách
giao tiếp là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành
động tương đối bền vững, ổn định của mỗi cá nhân. Chúng quy định sự khác biệt cá
nhân, giúp cá nhân thích ứng với môi trường sống ( đặc biệt là môi trường xã hội).
Ông xem xét phong cách giao tiếp dưới 3 dạng chủ yếu:
+ Phong cách giao tiếp dân chủ
+ Phong cách giao tiếp độc đoán
+ Phong cách giao tiếp tự do.
Như vậy, Nguyễn Bá Minh đã xem xét phong cách giao tiếp dựa trên nền tảng
các quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết.
2.1.1. Cơ sở lý luận
a. Một số khái niệm
- Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người và với
người được quy định bởi các yếu tố văn hóa xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Giao
tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, trao đổi
thông tin, cảm xúc, định hướng và điều chỉnh nhận thức hành vi của bản thân và của
nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau ( Theo
TS Nguyễn Văn Đồng).
Hay nói cách khác: Giao tiếp là sự tương tác tâm lý giữa người với người nhằm trao
đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và trao đổi cảm xúc.
- Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử
sự tạo nên cái riêng biệt của một người hay một loại người nào đó.( Theo Hoàng Lê ).
- Phong cách giao tiếp là toàn bộ hệ thống những phương pháp, những thủ thuật
tiếp nhận, những phản ứng hành động tương đối ổn định và bền vững của chủ thể và
đối tượng giao tiếp trong quá trình giao tiếp với nhau và mới người đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của họ.
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trang5
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
- Giao tiếp trong quản lý là sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý tạo ra sự đồng cảm chung trong việc tiếp nhận, xử lý và truyền đạt
thông tin quản lý khi nhận được các chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung
của quản lý.
b. Đặc điểm của phong cách giao tiếp và giao tiếp trong quản lý.
b.1. Đặc điểm của phong cách giao tiếp
Phong cách giao tiếp có 3 dấu hiệu cơ bản:
- Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ánh hoạt động
tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, giúp con người hành động ứng xử…tương
đối như nhau trong tình huống khác nhau.
- Hệ thống các phương pháp thủ thuật quy định những đặc điểm khác
biệt giữa các cá nhân.
- Hệ thống những phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với
những thay đổi của môi trường.
Như vậy, phong cách giao tiếp có 2 phần rõ rệt:
- Phần tương đối ổn định: Bao gồm những tác phong, những hành vi tương đối
ổn định và bền vững do tính chất của hệ thống thần kinh và giác quan do các phản xạ
có điều kiện đã được củng cố khá bền vững…qui định nên, điều đó có nghĩa là những
tác phong, những hành vi tập nhiễm lâu ngày đã được củng cố trở thành thói quen
hành vi rất khó xóa bỏ. Mặt khác, quan hệ xã hội được củng cố lâu ngày cũng tạo ra
thói quen giao tiếp.
Chẳng hạn như các thầy cô khi giảng bài, có người ưa đi lại trên bục giảng, nói
vung tay, nhưng củng có người chỉ đứng một chỗ thì mới nói được rõ ràng hùng hồn.
- Phần linh hoạt mềm dẻo: Đó là những hành vi, cử chỉ rất linh hoạt và cơ động,
xuất hiện bất thường để giúp con người mau chóng thích ứng với sự biến động của
môi trường sống. Sự thay đổi môi trường sống là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi
phong cách giao tiếp của con người.
Chẳng hạn như, Thành là một nhân viên bình thường được thăng chức làm phó
giám đốc. Khi còn là nhân viên, mối quan hệ của Thành với mọi người chỉ là đồng
nghiệp; còn giờ đã là cấp trên - cấp dưới. Và khi chưa làm nhà quản lý thì Thành rất
“bình dân”; còn giờ thì điều kiện sinh hoạt và làm việc đã thay đổi nhiều.
Trang6
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Tóm lại, phong cách giao tiếp của con người rất đa dạng và phức tạp.
b.2. Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý.
Giao tiếp trong quản lý có các đặc điểm cơ bản sau:
- Giao tiếp trong quản lý là sự tiếp xúc , quan hệ tác động qua lại về mặt
tâm lý giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Đó là quan hệ cấp trên-cấp dưới,
quan hệ ra lệnh - phục tùng và mang tính chất bắt buộc.
- Giao tiếp trong quản lý là dạng giao tiếp nghề nghiệp.
- Nó bị chi phối bởi các quan hệ quản lý, tâm lý nghề nghiệp, thông tin
quản lý…
c. Các nhân tố hình thành phong cách giao tiếp.
c.1. Nhân tố khách quan hình thành phong cách giao tiếp.
1. Yếu tố thời đại.
2. Hoàn cảnh xã hội.
3. Đặc điểm dân tộc.
4. Đối tượng học giao tiếp ( những người mà ta cảm tình, thì ta dễ bị ảnh
hưởng và hình thành phong cách giao tiếp cho bản thân).
c.2. Nhân tố chủ quan hình thành phong cách giao tiếp.
1. Cá tính.
2. Kinh nghiệm sống.
3. Bồi dưỡng văn hóa.
4. Đặc điểm nghề nghiệp.
2.2. Phong cách giao tiếp trong công tác quản lý.
2.2.1. Phong cách giao tiếp dân chủ
Phong cách giao tiếp dân chủ là luôn luôn tôn trọng nhau giữa chủ thể và đối
tượng giao tiếp.
- Biểu hiện của phong cách giao tiếp dân chủ là:
+ Coi trọng các đặc điểm cá biệt, kinh nghiệm cá nhân, nhu cầu, hứng
thú… của đối tượng giao tiếp. Nhờ đó dự đoán được mức độ phản ứng cũng như hành
động của đối tượng giao tiếp trong và sau quá trình giao tiếp.
Trang7
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
+ Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đối tượng giao tiếp, đáp ứng kịp
thời và thích đáng; luôn luôn gần gũi, giải quyết nhanh chóng những vướng mắt trong
mối quan hệ, trong sinh hoạt, trong sinh hoạt và trong công việc, tạo ra sự tin tưởng.
-Ưu điểm: tạo ra bầu không khí thân mật gần gũi, cởi mở và quý trọng nhau,
giải phóng được tư tưởng làm cho con người thoải mái, đồng thời phát huy được tính
độc lập sáng tạo của con người.
-Nhược điểm: thường mất nhiều thời gian để đạt được mục đích giao tiếp.
Do hoạt động quản lý diễn ra trên nền của hoạt động giao tiếp nên phong cách giao
tiếp thường quyết định phong cách quản lý. Người quản lý có phong cách giao tiếp dân
chủ sẽ là trung tâm của tập thể, thường đưa những vấn đề quản lý cho đông đảo mọi
người dưới quyền thảo luận góp ý, để họ thông suốt. Và chỉ ra quyết định khi nhiều
người đồng ý. Nhà quản lý luôn tôn trọng cấp dưới, luôn tạo điều kiện cho họ phát huy
tính độc lập, sáng tạo, luôn khích, động viên kịp thời các nhân viên của mình. Đây là
phong cách quản lý dân chủ. Tuy nhiên, nhả quản lý cũng cần chú ý: dân chủ phải đi
với tập trung, dân chủ không có nghĩa là quá đề cao cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên
trên lợi ích tập thể mà quên đi những yêu cầu những đòi hỏi của nhiệm vụ, mục tiêu
của tổ chức.
2.2.2. Phong cách quản lý độc đoán
Phong cách quản lý độc đoán xuất phát từ nội dung công việc hoặc do hoạt
động xã hội; là phong cách mà thiếu sự tôn trọng lẫn nhau.
- Biểu hiện của phong cách giao tiếp độc đoán là:
+ Chủ thể giao tiếp thường ít tính đến đặc điểm riêng về cá tính, nhận
thức, hứng thú,… của đối tượng.
+ Luôn tạo ra những khoảng cách tâm lý giữa những người cùng tham
gia giao tiếp.
+ Chỉ chú trọng đến công việc mà it quan tâm đến con người.
+ Đánh giá đối tượng giao tiếp một cách chủ quan.
-Ưu điểm: Hoàn thành mục đích giao tiếp một cách nhanh chóng đặc biệt là những
công việc đòi hỏi phài hoàn thành trong thời gian ngắn. Hiệu quả giao tiếp cao khi
giao tiếp với người thuộc kiểu khí chất linh hoạt, nóng nảy thường có thói quen khi
Trang8
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
thực hiện công việc muốn dứt điểm nhanh chóng và muốn nhìn thấy kết quả công việc
ngay.
-Nhược điểm: Dễ gây nên những bức xúc hoặc sự sợ sệt ở đối tượng giao tiếp;
khoảng cách tâm lý giao tiếp tăng; đánh giá đối tượng giao tiếp một cách chủ quan.
Nhà quản lý có phong cách giao tiếp độc đoán đứng bên trên mọi người và ra lệnh cho
họ làm việc, ít đưa các vấn đề quản lý cho mọi người thảo luận. Thường ép buộc mọi
người làm việc dựa theo quy chế là chính. Vì thế, họ thường rất cứng nhắc và máy
móc, không nhân nhượng. Sự sáng tạo, kinh nghiệm của người dưới quyền không
được tận dụng vì“ giao người cho việc chứ không phải giao việc cho người”. Đây là
phong cách quản lý độc đoán.
2.2.3. Phong cách giao tiếp tự do
Phong cách giao tiếp tự do là chủ thể dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung, đối
tượng giao tiếp trong những tình huống thể hiện sự mềm dẻo linh hoạt. Có khi là
trường hợp giao tiếp ngẫu nhiên.
- Biểu hiện của phong cách giao tiếp tự do là:
+ Dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung và đói tượng giao tiếp.
+ Ngẫu hứng, ứng xử theo cảm xúc, khó kiểm soát.
Ưu điểm: tạo bầu không khí gần gũi.
Nhược điểm: phong cách này dễ sinh quá trớn, khó đạt được mục đích giao
tiếp.
Nhà quản lý có phong cách giao tiếp tự do thường đứng bên cạnh tập thể chỉ giao đầu
việc, còn người thừa hành tự do làm việc theo ý của họ. Đây là phong cách quản lý tự
do. Nhà quản lý cần chú ý cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa
hành và can thiệp kịp thời khi họ mắc sai lầm.
2.2.4. Phong cách giao tiếp theo tình huống.
Phong cách giao tiếp theo tình huống là phong cách tùy vào đối tượng giao tiếp
và tình huống cụ thể.
- Biểu hiện của phong cách giao tiếp theo tình huống là:
+ Dễ dàng thay đổi hình thức giao tiếp.
+ Làm chủ cảm xúc và diễn biến tâm lý của bản thân.
Trang9
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Ưu điểm: tạo bầu không khí tâm lý dễ chịu; thay đổi hình thức nhưng vẫn giữ
được mục đích và nội dung giao tiếp.
Nhược điểm: khó vận dụng vì đòi hỏi sự mềm dẻo linh hoạt cao.
Nhà quản lý có phong cách giao tiếp theo tình huống thì vận dụng được nghệ thuật
lãnh đạo: uyển chuyển linh hoạt; phù hợp với tập thể dưới quyền, từng tình huống cụ
thể, và tính cách của nhà quản lý.
2.3. Sự điều chỉnh phong cách giao tiếp: bí quyết xây dựng mối quan hệ có
hiệu quả.
“ Bạn sẽ không bao giờ hiểu được bất cứ điều gì cho tới khi bạn cố gắng trở thành
người dễ gần nhưng bạn phải tiếp xúc với mỗi người theo một cách riêng hợp lý”.
(Henry Ward Beecher).
Không có phong cách giao tiếp nào kém hơn phong cách giao tiếp nào. Mỗi
phong cách giao tiếp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là thu hẹp
khoảng cách khác biệt giữa các loại phong cách giao tiếp. Khi hai con người thuộc hai
phong cách khác nhau, thì điều cần hướng tới là sự hòa hợp của hai tâm hồn. Vấn đề
không nằm ở chỗ bạn có năng lực hay không; mà nằm ở chỗ sự linh hoạt của mỗi
người.
Sự điều chỉnh phong cách giao tiếp là sự điều chỉnh một số thái độ của bạn
nhằm nâng cao tính hiệu quả của các mối quan hệ. Sự điều chỉnh phong cách giao tiếp
khác với sự giả tạo và sự bắt chước.
+ Sự giả tạo là khi đối xử tốt với người khác để lợi dụng lòng tốt của họ.
Nhưng“ cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”. Khi người khác nhận ra sự giả
tạo thì mối quan hệ lại càng tồi tệ hơn “Sự giả tạo không chỉ có hại cho những người
khác mà nó còn có hại cho chính bạn”. Sự thật là khi giả tạo với người khác, là tự biến
mình thành “một vật”, tự lừa dối chính mình và hạn chế năng lực giao tiếp của con
người. Giả tạo là một hành vi vô đạo đức và tự làm hạ thấp chính bản thân mình.
+ Sự bắt chước là từ bỏ quan điểm của bạn. Sự điều chỉnh phong cách
không có nghĩa là từ bỏ mục tiêu hay từ bỏ ý kiến của bạn. Bởi vì như thế sẽ đánh mất
lòng tin ở mọi người và bản thân cảm thấy xấu hổ thiếu lòng tin vào chình mình.
“ Sự im lặng không phải luôn luôn là vàng thau, đôi khi nó chỉ là ánh vàng”
Trang10
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
(Ngạn ngữ).
Sự điều chỉnh phong cách giao tiếp không phải là xu hướng luôn luôn đồng ý
với quan điểm của người khác. Nó là phương pháp giúp chúng ta bày tỏ sự đồng ý
hoặc không đồng ý mà không phải là sự bất đồng.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng chỉ điều chỉnh phong cách ở thời điểm cần thiết.
Biểu tượng con tắc kè là minh họa sinh động cho điều này. Con tắc kè có thể thay đổi
màu sắc cho phù hợp với màu của môi trường. Nhưng dù có thay đổi thế nào thì tắc kè
vẫn là tắc kè. Tôi còn nhớ mẫu quảng cáo kẹo cao su, con tắc kè không thể thay đổi
nhiều màu cùng một lúc nên đã nổ tung. Điều chỉnh phong cách giao tiếp cũng vậy.
Chúng ta phải biết chấp nhận phong cách giao tiếp của người khác. Điều này
mang lại ba kết quả tích cực:
1. Nếu bạn nghĩ làm thế nào để thay đổi người khác thì hãy nghĩ rằng
mình phải thay đổi những gì. “ Người duy nhất bạn có thể thay đổi đó chính là bản
thân bạn”. Mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn; mặc dù bạn không thể điều khiển được
thái độ cùa người khác nhưng bạn có thể thay đổi được thái độ của mình.
2. Khi nỗ lực điều chỉnh phong cách giao tiếp cho phù hợp với người
khác sẽ đảm bảo cho bạn đạt được mục đích giao tiếp của mình.
3. Khi bạn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để duy trì mối quan hệ thì họ
cũng sẽ thay đổi thái độ đối với bạn. Cả hai phía đều đang có ảnh hưởng tích cực lên
mối quan hệ.
Như vậy, sự điều chỉnh phong cách giao tiếp giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt
đẹp với mọi người.
Trang11
Phong cách giao tiếp trong quản lý
3.
Nguyễn Thị A
KẾT LUẬN.
Kết quả nghiên cứu “ Phong cách giao tiếp trong công tác quản lý” cho thấy:
Có bốn loại phong cách giao tiếp cơ bản:
- Phong cách giao tiếp dân chủ: tạo ra ở đối tượng giao tiếp tính tích cực,
sáng tạo và tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái trong quá trình giao tiếp. Nhà quản
lý phải kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ.
- Phong cách giao tiếp độc đoán giúp hoàn thành mục đích giao tiếp một
cách nhanh chóng nhưng dễ gây những bứu xúc hoặc sợ sệt ở đối tượng giao tiếp. Nhà
quản lý cần cân nhắc với phong cách này.
-Phong cách giao tiếp tự do; tạo bầu không khi thân mật gần gũi nhưng
dễ sinh quá trớn. Khi giao việc, nhà quản lý cần tạo điều kiện cho nhân viên và can
thiệp kịp thời khi nhân viên gặp khó khăn hoặc mắc sai lầm.
- Phong cách giao tiếp theo tình huống; thể hiện được nghệ thuật lãnh
đạo của nhà quản lý. Nếu vận dụng hiệu quả thì hiệu quả giao tiếp sẽ rất cao.
Tựu trung lại, mỗi phong cách giao tiếp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Nhà quản lý cần linh hoạt và có sự điều chỉnh phong cách giao tiếp hợp lý. Đó là tài
năng và cũng là nghệ thuật lãnh đạo của mỗi người.
Trang12
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Tài liệu tham khảo
1. Chu Sĩ Chiêu (2007), Nghệ thuật giao tiếp, NXB Hải Phòng.
2. Ts Nguyễn Văn Đông (2009), Tâm lý học giao tiếp, NXB Chính trị - Hành
chính.
3. Robert Bolton and Dorothy Grover Bolton (2006), 4 khuôn mặt nơi công sở,
NXB Tri thức.
4. Trường ĐH sư phạm Hà Nội (2004), Giáo trình tâm lý học giao tiếp, NXB ĐH
sư phạm.
5. Viện nghiện cứu và đào tạo về quản lý (2008), Chuẩn mực giao tiếp thời hội
nhập, NXB Lao động và xã hội.
---oOo---
Trang13
Phong cách giao tiếp trong quản lý
Nguyễn Thị A
Phụ lục: “Tôi”.
“ Phong cách chính là người”.
(Nhà phê bình người Pháp).
Sở dĩ “ Tôi” chỉ có thể là “Tôi” đều là do sự sáng tạo của mỗi
người chúng ta quyết định. Chúng ta đều có cá tính, tính cách,
năng lực… độc đáo riêng. Mỗi việc chúng ta làm đều được giữ
lại trong não. Qua quá trình nhận thức và trải nghiệm, hình thành
nên bản chất riêng của mỗi người. Cuộc sống là quá trình sáng
tạo không ngừng, do đó mỗi người chúng ta phải tự rèn luyện
bản thân bằng chính sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống để
hoàn thiện hơn. Để cho mỗi người chúng ta đều thấy tự hào khi
nói rằng
“Tôi là tôi”.
Trang14